Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguyễn Phú Trọng đánh bại Phạm Minh Chính ở nước cờ lớn ?

Nhân sự cho ban bí thư và nhân sự cho chính phủ là cuộc ngã giá giữa hai bên. Trong chính phủ có Bộ Công An và Bộ Quốc phòng xem như chịu ảnh hưởng của Tổng bí thư xưa nay. Nếu tổng bí thư mà cấy được người của mình vào chính phủ thì xem như tổng bí thư sẽ thành công. Trong các người làm chức bộ trưởng, người đáng đề cập hơn hết là Phùng Xuân Nhạ. Càng về sau người ta mới hiểu rằng, sở dĩ Phùng Xuân Nhạ mang rất nhiều tai tiếng, và năng lực rất yếu kém nhưng cuối cùng cũng trụ lại ở chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hết nhiệm kỳ là do có ông tổng bí thư chống lưng.

trongchinh1

Đẩy Phùng Xuân Nhạ sang ban bí thư, ông Phạm Minh Chính thắng Nguyễn Phú Trọng nước cờ nhỏ

Một người mà được ông Tổng bí thư chống lưng thì dù có bị ai đá văng thì ông ta cũng không thất thế. Thực tế vì quá yếu kém mà ông Phùng Xuân Nhạ bị đại hội 12 đá văng ra khỏi trung ương đảng khóa 13 mặc dù ông Nhạ được Trung ương đảng giới thiệu. Tuy nhiên sự thất bại của Phùng Xuân Nhạ chỉ là phương án A, ông Nhạ còn phương án B thậm chí phương án C. Phương án B là vẫn ngồi lại ghế bộ trưởng ngay cả rớt ủy viên trung ương, nhưng rõ ràng ý đồ này của Nguyễn Phú Trọng đã bị Phạm Minh Chính "bắt bài" và loại thẳng tay ông Bộ trưởng đầy tai tiếng này.

Đây được xem là thất bại của Nguyễn Phú Trọng trước Phạm Minh Chính trong ván bài sắp xếp nhân sự. Ông Phạm Minh Chính là con người cẩn thận, ông ta sẽ không dễ dàng dung nạp một con người mà chuyên mang lại phiền phức cho ông ta. Phạm Minh Chính có thể dùng Nguyễn Kim Sơn chứ không thể dùng Phùng Xuân Nhạ. Bởi Phùng Xuân Nhạ đã là một bộ trưởng tệ nhất, nên Nguyễn Kim Sơn chỉ có thể là tốt hơn hoặc tệ lắm là tệ như Phùng Xuân Nhạ. Vả lại một con người yếu kém mà là người của Nguyễn Phú Trọng thì ông Phạm Minh Chính khó mà thay đổi nhân sự ở ghế bộ trưởng bộ giáo dục.

Quốc nội ông Chính hơn, nhưng quốc tế ông Trọng vẫn "cứng cựa" hơn

Cả tháng nay, Bắc Kinh điều tàu ra Bãi Ba Đầu để gây sự, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng một cách bất thường. Phillipnes phản ứng mạnh mẽ, thậm chí Bộ Quốc phòng Phillipines đã điều tiêm kích bám sát mục tiêu. Thậm chí Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng lên tiếng về hành động gây hấn của Tập Cận Bình, ấy vậy mà Nguyễn Phú Trọng lại không có bất kỳ một động thái tích cực nào cả. Đây là bài toán khó mà ông Tập Cận Bình đã đặt ra cho Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính giải quyết. Với kinh nghiệm trên 10 năm đứng đầu đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã xem đây là cơ hội hơn là thách thức. Hiện nay việc dân chỉ trích Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư nhu nhược đã trở nên nhàm chán. Đã 10 năm ông Nguyễn Phú Trọng đã trơ với dư luận và ông có thừa kinh nghiệm để đối phó dư luận trong khi Phạm Minh Chính chưa có kinh nghiệm như vậy. Được biết từ 10 năm nay, bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ phát ra một giọng điệu như nhau, một thứ giọng mà bộ Ngoại Giao đã tính toán sao cho người dân không có cớ chỉ trích đảng nhưng cũng không làm cho Bắc Kinh phật lòng. Câu nói của bà Lê Thị Thu Hằng luôn bảo "các bên cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế" nhưng rõ ràng phía Trung Quốc không hề tôn trọng luật pháp Quốc tế bao giờ.

Tập Cận Bình thừa biết Bộ Quốc phòng là bộ thuộc chính phủ nhưng tổng bí thư là chủ tịch quân ủy trung ương. Chính ông tập Cận Bình cũng nắm chức như vậy bên Trung Quốc. Vì vậy việc cử mỗi bên cử hai bộ trưởng bộ quốc phòng gặp nhau để nói chuyện tình cảm "anh – em" cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã rất cao tay. Ông ta dùng ưu thế của ông để lấy lòng Tập Cận Bình ngay khi Tập Cận Bình gây sự để thử lòng Hà Nội.

Ông Phan Văn Giang là phó bí thư quân ủy trung ương và bên Trung Quốc cũng vậy, ông Ngụy Phượng Hòa cũng là phó bí thư quân ủy trung ương. Hai ông này gặp nhau nói chuyện "Anh – em" xem như là bàn tay phải của ông Trọng đã bắt tay với tay phải của Tập Cận Bình. Trong vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng đã giành phần hơn khi mà ông không cho Phạm Minh Chính có cơ hội thể hiện. Phải nói rằng ở ván cơ lấy lòng Bắc Kinh Nguyễn Phú Trọng đã thắng Phạm Minh Chính.

trongchinh2

Việc lấy lòng Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng vẫn đang trên cơ Phạm Minh Chính

Tập Cận Bình khen Nguyễn Phú Trọng

Ngày 27/4/ 2021, Bắc Kinh đã cho guồng máy tuyên truyền khen ngợi Hà Nội là "không đi theo mấy nước khác chống lại Trung Quốc".

Hôm Thứ Ba, 27 Tháng Tư, tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh có hai bài bình luận khác nhau về các lời cam kết của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam khi tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa một ngày hôm trước, nhân dịp ông ta chính thức thăm Việt Nam.

Cuộc thăm viếng cho thấy thái độ Hà Nội với Bắc Kinh vẫn là mối quan hệ hai nước Cộng Sản anh em "núi liền núi, sông liền sông," chứ không có chuyện "ăn ở hai lòng".

Hai bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một bài của biên tập viên tờ báo, một bài của ông Li Kaisheng (Lý Khải Sinh), phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải.

Cả hai bài đều dùng chính lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, và ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, xác nhận Hà Nội "nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không bao giờ theo chân các nước khác chống lại Trung Quốc".

trongchinh3

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo khen thái độ nhu nhược của Việt Nam

Hôm Thứ Hai, Tân Hoa Xã cũng tường thuật vụ này và cũng chỉ kể lại những lời đó, nay Hoàn Cầu Thời Báo mang ra bình luận để vừa tuyên truyền, vừa "cột" các chóp bu Đảng cộng sản Việt Nam vào những lời đã cam kết. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo luôn luôn được Bắc Kinh sử dụng như một kênh bán chính thức từ đả kích, chửi rủa đến ca ngợi vuốt đuôi trên tất cả mọi đề tài, thay mặt Đảng cộng sản Trung Quốc.

Chính ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập báo này, năm ngoái từng lên mặt cảnh cáo người đứng đầu cộng sản Việt Nam đừng theo Washington mà chống Bắc Kinh, vì làm như vậy sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Hoàn Cầu Thời Báo thuật lại lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói qua bản tin của Tân Hoa Xã là "Việt Nam cương quyết tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc (hiểu ngầm bao gồm Đài Loan) và chống lại bất cứ thế lực nào can thiệp vào nội tình Trung Quốc". Rồi bình luận rằng đó là dấu hiệu cho Mỹ và các nước Tây phương thấy là Hà Nội "sẽ không để cho các thế lực bên ngoài lợi dụng" nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ông Lý Khải Sinh bình luận rằng lời của ông Nguyễn Xuân Phúc "là lời cam kết không những với Trung Quốc mà còn (bắn tiếng) cho Mỹ nữa. Nghĩa là Việt Nam không bao giờ tham gia vào các tranh chấp giữa các đại cường Mỹ và Trung Quốc. Họ cũng chẳng về phe với Mỹ đế chống Trung Quốc".

trongchinh4

Việc cử Phan Văn Giang gặp Ngụy Phượng Hòa được xem là nước cờ "cao tay" của Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng đã thắng Phạm Minh Chính ở nước cờ này

Với lời khen của ông Ông Lý Khải Sinh rằng "Hà Nội cũng hơi ồn ào tuyên bố về những gì đang diễn ra ở đá Ba Đầu và một số lời bình luận trên báo chí quốc tế cho rằng các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo có thể đẩy Hà Nội nghiêng hơn về Washington. Nhưng Việt Nam là một nước Cộng Sản như Trung Quốc, tin vào những giá trị khác, thì "những nỗ lực lôi kéo Hà Nội hoặc kích động mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, thì sẽ không có tác dụng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, ít nhất là trong đoàn kỳ".

Nói theo lời của ông Nguyễn Phú Trọng là "Chúng ta có thế nào thì người ta mới đối xử với mình như thế chứ" là rất đúng trong trường hợp này. Với hành động sai Phan Văn Giang gặp gỡ Ngụy Phượng Hòa để khẳng định phái độ thuần phục của Hà Nội đã là cho phía Trung Quốc an lòng. Bài thử của Bắc Kinh đã thành công, một bài thử đe dọa đến chủ quyền quốc gia, thay vì cảm thấy lo lắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã xem đó là cơ hội để tranh nhau tỏ thái độ thuần phục thì có thể nói, với Đảng cộng sản cầm quyền thì chủ quyền quốc gia luôn trong tinh thế bọ mất mát.

Sân khấu chính trị Việt Nam hiện nay rất bát nháo, họ rất mạnh trướng nhân dân nhưng lại rất yếu với ngoại bang, cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính ắt nhận ra điều đó. Điều đáng buồng trong mối nguy đất nước, người cộng sản lại tìm thấy cơ hội chính trị cho riêng mình. Người dân không có quyền gì thì số phận đất nước như vậy. Thời cộng sản, đất nước này gặp trang sử buồn.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 30/04/2021

*************************

Phùng Xuân Nhạ đã làm Tổng Trọng thua đậm Phạm Minh Chính ?

Nguyễn Phúc, Thoibao.de, 30/04/2021

Một bộ trưởng để tiêu cực nối tiếp tiêu cực bị xã hội lên án mạnh mẽ. Thực tế, trong các bộ trưởng dưới thời Nguyễn Xuân Phúc không ai gây ra nhiều tai tiếng như ông Bộ trưởng Bộ giáo dục – Phùng Xuân Nhạ. Vì tai tiếng ấy mà rất nhiều đại biểu trong kỳ đại hội 13 vừa rồi rất nhiều người đã không bầu cho ông Phùng Xuân Nhạ, mặc dù ông Nhạ là người được trung ương đảng giới thiệu ứng cử nhiệm kỳ 13.

trongchinh5

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phùng Xuân Nhạ

Lý do mà nhiều đại biểu không bỏ phiếu cho Phùng Xuân Nhạ, làm những toan tính của ông Nguyễn Phú Trọng dọn đường cho ông Nhạ bị vỡ vào phút chót là do nhiều người có con em của họ học dưới hệ thống giáo dục thối nát này, họ đã bất bình. Tuy có nhiều người đưa con đi du học nhưng phần lớn là du học ở tuổi phổ thông trung học trở đi, còn độ tuổi non nớt còn đang học tiểu học và phổ thông cơ sở thì xem như bị ảnh hưởng nền giáo dục thối nát của Việt Nam mà người chịu trách nhiệm cao nhất là ông Phùng Xuân Nhạ.

Việc Phùng Xuân Nhạ bị loại xem như ông ta bị đại biểu đại hội 13 xử ép, vì thực tế ai được trung ương đảng giới thiệu thì người đó sẽ trúng cử, tuy nhiên Phùng Xuân Nhạ là một trong những trường hợp hiếm hoi như vậy.

Trước đây tại đại hội 11, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cũng được trung ương đảng đề cử nhưng đại biểu lại đánh rớt bà. Tuy nhiên sau đó bà Tiến vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái cho giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế bất chấp bà rớt khỏi trung ương.

Được biết, tiếng nói của ông Nguyễn Phú Trọng ảnh hưởng rất lớn đến trung ương đảng, tuy nhiên ông cố ép trung ương đưa những con người quá tai tiếng vào danh sách ứng cử thì ngay trong đảng cũng đã có phản ứng và trường hợp bà Tiến trước đây và ông Nhạ hôm nay đã chứng minh điều đó.

Kêu cứu tổng Trọng

Theo tin tức rò rỉ ngay sau đại hội 13 là ông Nguyễn Phú Trọng muốn nhét Phùng Xuân Nhạ vào ghế bộ Bộ Giáo dục bất chấp ông Nhạ rớt ủy viên Trung ương tương tự như ông Trọng đã nhét ông Trương Hòa Bình ở lại ghế phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên phút cuối, sau khi cân nhắc, nếu ông Phùng Xuân Nhạ ngồi ghế bộ trưởng Bộ Giáo dục mà không có ủy viên Trung ương, trước sau gì ông cũng phải nghỉ giữa nhiệm kỳ như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, vì thế ông Nhạ đã xin Nguyễn Phú Trọng bố trí cho ông một ghế ở ban bí thư nơi mà ông Trọng làm vua. Ngồi vào ghế bộ trưởng mà không ăn ý với Phạm Minh Chính thì trước sau gì ông Nhạ cũng sẽ bị loại, đó là viễn cảnh mà ông Nhạ ắt phải nhìn ra.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến ngồi ghế bộ trưởng Bộ Y tế mà không có chức ủy viên trung ương được hơn 3 năm thì phải rời ghế theo chế độ. Tuy Nhiên sau khi rời ghế Bộ trưởng bà Tiến được ông Nguyễn Phú Trọng bố trí cho chiếc ghế Trưởng ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương. Tuy nhiên, ông Phùng Xuân Nhạ đã không chọn ngồi ghế bộ trưởng dưới tay ông Phạm Minh Chính vì ghế Bộ trưởng mà thiếu chức ủy viên Trung ương thì quyền lực giảm đáng kể, e rằng ông Nhạ không chống lại được làn sóng chỉ trích, vì thế mà ông chọn về nấp dưới trướng Nguyễn Phú Trọng càng sớm càng tốt.

Ngày 27 tháng 4, báo chí nhà nước đã đồng loạt đưa tin ông Phùng Xuân Nhạ được thuyên chuyển về làm Phó Ban tuyên giáo TƯ Đảng. Được biết ban tuyên giáo hiện nay là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng đang ưu ái cho những người phe của ông được cơ cấu lên cao. Ở vị trí trưởng ban tuyen giáo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã nắm chắc suất ủy viên Bộ Chính Trị ở giữa nhiệm kỳ. Chức phó ban tuyên giáo thông thường dành cho ủy viên trung ương đảng, điều này cũng có nghĩa là ông Phùng Xuân Nhạ rất có thể sẽ được đưa trở lại ủy viên trung ương theo dạng bổ sung. Điều này chưa có tiền lệ, tuy nhiên lần này ông Nhạ hoàn toàn có khả năng hy vọng.

trongchinh6

Ông Phùng Xuân Nhạ (phải), người đã để lại quá nhiều tai tiếng khi ngồi ở ghế bộ trưởng, gắng huy hiệu cho Nguyễn Phú Trọng

Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng dùng Phùng Xuân Nhạ ?

Ban tuyên giáo là một phân ngành của ban bí thư, mà ban bí thư là do ông Nguyễn Phú Trọng nắm. Việc ban hành quyết định điều ông Phùng Xuân Nhạ làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương Đcộng sản Việt Nam, điều đó cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng không hề công tâm về công tội rõ ràng, ông chuộng những ai giỏi nịnh bợ. Đến một con người đã bị xã hội chỉ trích vì những yếu kém rõ ràng như Phùng Xuân Nhạ mà ông Trọng vẫn dùng thì điều đó cho thấy Ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không trong sạch như người ta tưởng.

Được biết, chức phó ban tuyên giáo phải được sự đồng ý của Bộ Chính Trị, mà hiện nay Bộ Chính Trị bị Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính chi phối gần hết, điều đó cho thấy chức phó ban tuyên giáo của Phùng Xuân Nhạ đã được Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính thương lượng nhau để có kết quả như vậy. Bản thân ông Phạm Minh Chính không muốn một ông Bộ trưởng đầy tai tiếng về việc yếu kém năng lực làm mất uy tín chính phủ của ông, và đồng thời ông Phạm Minh Chính cũng không muốn trong chính phủ của ông có một thuộc hạ của thế lực khác cài vào.

Được biết tại quyết định 70, Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà ông Phùng Xuân Nhạ vừa rời đi là chiếc ghế nóng nhất trong nội các chính phủ Việt Nam, nếu ông Nhạ còn làm bộ trưởng thì ông Phạm Minh Chính vạ lây là điều khó tránh khỏi. Xem ra ở lần ngã giá này, ông Phạm Minh Chính đã thắng ông Nguyễn Phú Trọng một nước cờ.

Ở Việt Nam, không có gia đình Việt Nam nào mà không bị ảnh hưởng hàng ngày của nền giáo dục của Đảng cộng sản. Mà giáo dục đã và đang bị cuốn vào vòng băng hoại đạo đức chính trị – văn hóa xã hội mấy chục năm qua, ngay cả quan chức cộng sản họ cũng phải bất bình với những con người như ông Nhạ vì chẳng ai muốn con cái mình bị nhiễm bẩn bởi nền giáo dục này. Nếu giữ Phùng Xuân Nhạ ở lại, Phạm Minh Chính sẽ làm mất lòng ngay cả những đảng viên cấp cao trong Đảng cộng sản, điều này hoàn toàn không nên.

Nguyễn Phú Trọng một đời khôn khéo phải thua Phạm Minh Chính một nước

Một người với nhiều phát biểu "hớ hênh" mất lòng dân, gây nhiều đàm tiếu trong dân chúng đã không được tín nhiệm trong cuộc bầu vào ghế Uy viên Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội 13 của đảng, nay làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương liệu có làm tốt công việc mới ? Hầu như không thấy ai cho rằng ông Nhạ sẽ làm tốt việc này. Ông Nguyễn Phú Trọng cưu mang Phùng Xuân Nhạ nhơ là ôm quả bom nổ chậm vậy, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải bị vạ lây vì những phát biểu và những quyết định thiếu tính khôn khéo của ông cựu bộ trưởng bộ giáo dục này.

Còn nền giáo dục Việt Nam chưa tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, trong đó có "công sức" không nhỏ của Phùng Xuân Nhạ. Việc đẩy Phùng Xuân Nhạ sang ban bí thư là một nước cờ khôn khéo. Làm thủ tướng mà dùng những con người quá tai tiếng như Phùng Xuân Nhạ là dại dột. Ở khía cạnh này, ông Phạm Minh Chính đã không để chuyện tình cảm xen vào sự nghiệp. Ở điểm này ông Chính khá hơn ông Nguyễn Phú Trọng.

Hôm 27/4, Tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo thuộc Đảng cộng sản Việt Nam dẫn lời Trưởng ban, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, hoan nghênh quyết định của đảng kiện toàn, bổ sung nhân sự ở ban này và cho rằng việc ông Phùng Xuân Nhạ gia nhập ban là một tin vui.

trongchinh7

Phạm Minh Chính đã khôn khéo đẩy Phùng Xuân Nhạ sang Ban Bí thư ?

Thực sự năng lực ông Nguyễn Trọng Nghĩa thế nào không biết, thực lòng mà nói bất kỳ ai tiếp nhận một con người yếu kém như ông Phùng Xuân Nhạ thì không nên vui vẻ làm gì. Những gì ông Phùng Xuân Nhạ đã thể hiện ở cương vị bộ trưởng bộ giáo dục là lá bài ngửa. Đối với ông Nguyễn Trọng Nghĩa có lẽ mới về cương vị mới, ông không có quyền chọn người mà chỉ có tiếp cận những con người do Nguyễn Phú Trọng đưa vào. Việc ông Trọng kéo ông Nghĩa về làm trưởng ban tuyên giáo thì đó là một ân huệ lớn rồi, trước sau gì ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng vào Bộ Chính Trị. Có lẽ vì thế mà ông Nghĩa không có quyền lựa chọn.

Ông Nguyễn Phú Trọng lỡ cưu mang Phùng Xuân Nhạ, điều cần thiết là không để ông Phùng Xuân Nhạ lên sóng phát biểu, nếu không ông Nguyễn Phú Trọng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến uy tín của ông.

Nguyễn Phúc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 30/04/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Duy, Nguyễn Phúc
Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 18 được mô tả là thí điểm mô hình tổ chức bộ máy mới và kiêm nhiệm một số chức danh để "tinh gọn đầu mối".

nhat1

Việt Nam hiện có bốn vị lãnh đạo cao nhất, được gọi là 'tứ trụ'

Việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan sẽ được thí điểm ở cấp tỉnh, cấp huyện theo đó trưởng ban dân vận sẽ đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân. Ở cấp huyện xã, bí thư cấp ủy sẽ kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân những nơi đủ điều kiện.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với BBC hôm 27/10, nhà quan sát chính trị Quang Hữu Minh từ TP Hồ Chí Minh nói rằng nên nhất thể hóa chức danh lên cấp trung ương, kể các các chức danh cao nhất như Chủ tịch nước và Tổng bí thư.

Trước hết, ông nói về những nội dung chính của văn kiện mới được ký này :

Quang Hữu Minh : Có hai nội dung mấu chốt và một phần phụ thêm của Nghị quyết 18 về tinh giản và sắp xếp bộ máy. Một là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, hai là hội nhập quốc tế. Và thứ ba là một phần nhỏ phụ thêm, nhằm tiết giảm chi phí, tiền lương chi trả cho thể chế.

BBC : Theo nội dung của Nghị quyết 18, bước đầu chỉ áp dụng ở cấp phường xã, sau đó là tiến tới các cấp cao hơn, theo ông việc áp dụng từng bước vậy là nên hay không nên ?

nhat2

Ông Nguyễn Phú Trọng ký Nghị quyết 18 về việc thí điểm mô hình tổ chức bộ máy mới và kiêm nhiệm một số chức danh

Quang Hữu Minh : Theo tôi là nên nhất thể hóa lên cấp trung ương kể các các chức danh cao nhất như Chủ tịch nước, Tổng bí thư.

Đó là vì thứ nhất, theo xu thế hội nhập quốc tế thì phải có một người chịu trách nhiệm cho cả quốc gia.

Thứ hai, sắp xếp lên tới cấp trung ương sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí ngân sách. Tôi tới các cơ quan cấp xã, huyện hiện nay thì có ấn tượng là họ phục vụ cũng đã tốt lên, chỉ có ở cấp tỉnh và trung ương thì còn nhiều chồng chéo.

Đó là góc nhìn của tôi, còn vấn đề thực tế thì như ở Quảng Ninh, trước đây Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã nhất thể hóa mô hình chính quyền địa phương ở Quảng Ninh lên tới cấp tỉnh. Và rõ ràng tỉnh Quảng Ninh đã phát triển nhanh hơn các tỉnh khác, cũng như là đạt được nhiều thanh tựu hơn.

Thứ ba, việc nhất thể hóa này đưa tới việc phân cấp phân quyền được cụ thể hơn, dân biết được người nào là người chịu trách nhiệm cao nhất, do vậy nên làm luôn ở tầm quốc gia. Vì Đảng lãnh đạo nên Đảng phải chịu trách nhiệm. Mà Đảng là ai ? Phải có cá nhân trong Đảng chịu trách nhiệm về các vấn đề của Đảng, vì thế nhất thể hóa cả bí thư, tổng bí thư và chủ tịch là cần thiết.

BBC : Ở cấp dưới như huyện, xã thì có cả những cán bộ lãnh đạo không phải là Đảng viên, liệu khi nhất thể hóa có xảy ra việc các Đảng viên sẽ đảm nhận chức vụ của những người không phải đảng viên hoặc ngược lại không ?

Quang Hữu Minh : Tinh thần là sáp nhập chính quyền vào Đảng, chứ không phải Đảng vào chính quyền. Có nghĩa Bí thư kiêm Chủ tịch, chứ không phải Chủ tịch kiêm Bí thư. Phải hiểu rằng trong cuộc sáp nhập này, những người có Đảng tịch sẽ được ưu tiên hơn người ngoài Đảng. Tinh thần là chú trọng "hồng hơn là chuyên".

BBC : Hiến pháp của Việt Nam thì ghi là Đảng lãnh đạo, vậy đây có phải là một bước cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Đảng như ghi trong Hiến pháp không ?

Quang Hữu Minh : Tôi nhìn theo một góc độ khác. Trong diễn biến hội quốc tế cũng như xu hướng phát triển dân chủ của Việt Nam, trước đây Đảng lãnh đạo như theo Điều 4 Hiến pháp, nhưng dần dần chính phủ đã có sự độc lập tương đối của họ. Trong Đảng gọi là "chuyển hóa và đổi mới".

Dần dần, các cơ quan Đảng giảm bớt ảnh hướng tới cơ quan Chính phủ. Sự tranh chấp về đường lối giữa khối Đảng và khối Chính phủ, chúng ta đã thấy rất rõ trong hai khóa X và XI vừa qua.

Bây giờ Đảng thực hiện việc sáp nhập chính quyền (có nghĩa là Chính phủ) vào Đảng để giảm bớt xu hướng chính quyền hóa Đảng cộng sản Việt Nam.

nhat3

Trung Quốc có ông Tập Cận Bình vừa là nguyên thủ quốc gia vừa nắm chức cao nhất trong đảng cộng sản

Nhưng theo quy luật vận động khách quan, thì dần dần bộ phận được sáp nhập vào cũng sẽ tuân thủ theo luật chơi của dân chủ và quốc tế, tự họ lại bị phân hóa tư duy. Lúc đó sẽ lại hình thành một bộ phận "Chính phủ-Đảng" ở trong Đảng. Về mặt lý luận thì hơi rắc rối, những việc sáp nhập này không giải quyết được vấn đề đó.

Việc sáp nhập này về mặt chính trị là tốt cho đất nước, nhưng về mặt Đảng thì chưa chắc đã tốt cho Đảng. Chính phủ trước cũng là từ trong Đảng mà ra, thì dù bây giờ Đảng sáp nhập lại chính phủ đó vào Đảng thì rồi cũng sẽ lại có sự phân hoá.

Đây là thách thức về lý luận mà Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương nói có những vấn đề còn phải nghiên cứu, những vấn đề còn chưa rõ thì chưa thực hiện. Những vấn đề chưa rõ đó chính là tôi đã nêu ra ở trên.

BBC : Nếu việc nhất thể hóa diễn ra ở cấp trung ương, khi cả hai bên đều là Đảng viên thì những người giữ chức bí thư có được ưu tiên hơn những người giữ chức ở bên chính quyền, hay có sự khác biệt nào không ?

Quang Hữu Minh : Theo phân cấp quyền lực chính trị thì ở địa phương, bí thư luôn cao hơn chủ tịch. Sáp nhập như vậy thì ông bí thư sẽ kéo ghế chủ tịch lại phía mình, cũng có những trường hợp chủ tịch sẽ ngồi luôn cả ghế bí thư nhưng rất hiếm.

Ở cấp trung ương thì khác, nó là vấn đề đường lối. Trong bối cảnh địa chính trị là Việt Nam đang phải 'đu dây' giữa Mỹ và Trung Quốc, thì sự ảnh hưởng của về đường lối của Mỹ hay Trung Quốc vào Việt Nam sẽ quyết định đến việc nhất thể hóa chức danh tổng bí thư kiêm chủ tịch nước của Việt Nam chứ không như vấn đề địa phương nữa.

Trung Quốc cũng thận trọng vì trong sự ảnh hưởng đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc tới Đảng cộng sản Việt Nam, họ lo ngại rằng nếu Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước của Việt Nam mà ngả theo Mỹ thì đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ có chính sách thân Mỹ. Như vậy sẽ bất lợi cho chính sách của Trung Quốc.

Mỹ cũng mong muốn nhất thể hóa để tập quyền. Đường lối mà Mỹ đang thúc đẩy ở Việt Nam là chuyển hóa Đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy tập quyền sẽ dễ để chuyển hóa hơn so với tản quyền.

Do sự mâu thuẫn đường lối giữa hai đại cường nên Đảng cộng sản Việt Nam phải dò dẫm, thận trọng. Trung Quốc muốn giảm rủi ro trong chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam còn Mỹ thì muốn tăng hiệu quả.

Nói thẳng ra thì Trung Quốc chưa muốn Việt Nam nhất thể hóa như họ, còn Mỹ thì muốn càng nhanh càng tốt.

Nhất thể hóa để có người đối thoại và chịu trách nhiệm. Cách làm việc của Mỹ là phải có người chịu trách nhiệm. Nếu Việt Nam nhất thể hóa được Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì Tổng thống Mỹ biết mình cần nói chuyện với ai, ai là người quyết được.

Vậy ở cấp trung ương nó là vấn đề giằng co đường lối, còn ở địa phương thì nó là hiệu lực và tinh giảm bộ máy, phải nhìn dưới góc độ đó thì mới hiểu được toàn văn của Nghị quyết 18.

BBC : Theo cơ cấu chính trị Việt Nam thì một người không có toàn quyền quyết định các vấn đề vĩ mô của đất nước mà còn phải thông qua Bộ Chính trị. Nếu việc nhất thể hóa ở trung ương xảy ra thì vai trò của Bộ Chính trị có còn lớn như trước ?

Quang Hữu Minh : Nhất thể hóa như vậy thì Bộ Chính trị vẫn có thể quyết được những vấn đề còn hiệu lực ở chính sách vĩ mô, đó là việc bỏ phiếu.

Tôi nghĩ cơ chế Bộ Chính trị vẫn còn hiệu quả trong việc sát nhập mới, tuy nhiên Bộ Chính trị sẽ đóng vai trò là tham mưu và giúp việc cho Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước chứ họ không còn nhiều quyền lực như bây giờ nữa. Nhưng Đảng vấn duy trì cơ chế Bộ Chính trị vì đó là cơ chế dân chủ trong Đảng cần thiết.

Chính các Đảng viên cũng cần cơ chế dân chủ trong Đảng. Thí dụ như cựu giám đốc Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn đã từng có một lá thư phê bình Nghị quyết 244 của Bộ Chính trị về vấn đề mất dân chủ trong Đảng. Hay mới đây nhất là bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai phản biện lại kết luận của Uỷ ban Kiểm tra trung ương.

Đó chính là nhu cầu duy trì dân chỉ trong Đảng. Nội bộ Đảng có khi còn cần dân chủ hơn nhân dân chúng tôi. Thế nên cơ chế Bộ Chính trị vẫn duy trì. Quyền lực tối cao của Bộ Chính trị vẫn có, nhưng quyền lực cá nhân của mỗi Uỷ viên sẽ bị giảm đi.

Còn một việc nữa, đó là việc các đoàn thể phụ thuộc Đảng tới đây sẽ được giải quyết thế nào ? Đưa ra dân thì chưa có luật về hội, mà giữ lại cho Đảng thì không có tiền nuôi. Nhưng nếu không làm thì nhân dân không tin là Đảng muốn thực sự tinh gọn bộ máy để giảm chi phí quốc gia. Đây là điều đang còn vướng mắc.

Nguồn : BBC, 27/10/2017

Ông Quang Hữu Minh, còn được biết tới là blogger Nguyễn An Dân, làm việc trong lĩnh vực tư vấn chính trị ở Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Chuyện hợp nhất các chức danh của đảng cộng sản với các cơ quan chính quyền làm một là việc được bàn đến từ lâu ở Việt Nam, vốn chỉ do duy nhất đảng cộng sản lãnh đạo. Liệu trong hội nghị trung ương đảng lần thứ sáu đang tiến hành tại Hà Nội sẽ bàn đến vấn đề này hay không ? Và nếu có thì có quyết định thực hiện hay không ?

hop1

Các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, và Quốc hội Việt Nam tại Đại hội đảng toàn quốc đầu năm 2016. AFP

Nhất thể hóa là một dự án nghiên cứu từ lâu

Tiêu biểu nhất cho ý tưởng hợp nhất, hay còn gọi là nhất thể hóa này là bài báo của ông Nhị Lê trên Tạp chí cộng sản ra vào tháng Tám, năm 2016. Sang đến tháng Sáu năm nay lại có bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, viết trên tạp chí Tia sáng đưa ra khái niệm Tổng thống lưỡng tính thực chất là gộp hai chức danh Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước như mô hình Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội, thì đảng cộng sản Việt Nam đã đưa chuyện gộp các chức danh đảng với nhà nước làm một vào một đề án nghiên cứu bấy lâu nay.

"Vấn đề nhất thể hóa người ta đã bàn từ lâu rồi. Nội dung của kỳ họp trung ương 6, khóa 12 này có rất nhiều vấn đề, nhưng cái nội dung ấy là cốt lõi. Việc thu gọn hệ thống hành chính, chính trị của Việt Nam là không thể lùi lại được nữa, vì hiện nay nợ công rất lớn, bội chi thì cao, cho nên phải tinh giản mới giảm được chi phí thường xuyên, còn chuyện có quyết định hay không thì phải chờ hội nghị".

Trong cơ cấu tổ chức của nhà nước Việt Nam hiện nay, cứ một bộ phận của chính quyền thì song song đó có một bộ phận của đảng, ví dụ như bên cạnh Ủy ban nhân dân tỉnh, có tỉnh ủy của đảng cộng sản. Đây được xem như là mô hình đảng cộng sản lãnh đạo mọi hoạt động của xã hội.

Tuy nhiên sự trùng lấp như vậy tạo nên một biên chế rất lớn cho lĩnh vực hành chính công tại Việt Nam. Tại hội nghị Trung ương 6, một số thống kê cụ thể được đưa ra là hiện nay có 2,5 triệu biên chế của chừng 58 ngàn đơn vị sự nghiệp công lập, chưa kể tổ chức trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Khi bài báo của tác giả Nhị Lê xuất hiện vào năm 2016, Luật sư Lê Công Định, hiện sống ở Sài Gòn có nói với chúng tôi :

"Lẽ ra họ đã làm cái điều này trong lần cải cách chính trị lần đầu tiên hồi năm 1986. Thời điểm đó là thích hợp để đưa ra cải tổ này, nhưng 30 năm sau mới được đưa ra một cách chính thức. Từ trước đến giờ cứ song song với bộ máy chính quyền thì có bộ máy đảng tồn tại để điều khiển mọi hoạt động. Trên thực tế hai bộ máy này chồng chéo nhau với cùng một nhiệm vụ".

Theo ghi nhận của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, trả lời đài RFA vào tháng Sáu năm 2017, thì việc nghiên cứu hợp nhất hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng đã được đảng cộng sản Việt Nam bàn luận suốt 15 năm qua, nhưng không thực hiện được.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ sáu, Tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng có nói rằng sẽ sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn. Nhưng đồng thời ông cũng nói rằng đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến vai trò lãnh đạo của đảng.

Có khả thi hay không ?

Một nhà quan sát độc lập tại Sài Gòn là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng không tin rằng chuyện hợp nhất bộ máy đảng và chính quyền trong hoàn cảnh hiện nay có thể xảy ra. Một lý do quan trọng được ông đưa ra là khả năng của các viên chức đảng thuần túy, và sự kháng cự của bộ máy chính quyền :

 "Khi mà nhất thể hóa thì nói theo ngôn từ dân gian, chúng tôi thường nói là đảng tràn sang chính quyền, người của đảng vốn dĩ là có nhiều người không có chuyên môn, nhưng nhờ vào sự nhất thể hóa nên tràn sang chiếm những vị trí bên chính quyền, những vị trí được cho là màu mỡ hơn, tiếp xúc với dân, với doanh nghiệp, màu mỡ hơn. Nhưng những cán bộ đảng đó lại không có chuyên môn như những người bên chính phủ và chính quyền, vì thế chắc chắn sẽ bị sự kháng cự lại".

Một lý do nữa được ông Phạm Chí Dũng đưa ra là nếu gộp hai bộ phận làm một thì sẽ dư ra rất nhiều…. vị lãnh đạo mà không biết đưa vào đâu, ngoài ra với các mối quan hệ chằng chịt về gia đình và quyền lợi thì khó có thể loại một cán bộ đảng nào đó.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Ngô Trí Long thì mô hình hợp nhất này đã được thí nghiệm ở Việt Nam :

"Cái này Quảng Ninh người ta đã làm rồi và cảm thấy rất là hiệu quả. Thì đó là mô hình điểm rồi mới đưa ra hội nghị trung ương, không lùi được nữa, phải tiến, nhưng nhanh hay chậm là một vấn đề".

Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện mô hình nhất thể này ở cấp xã, chỉ có một viên chức được chỉ định điều hành mọi công việc cho xã, chứ không phải là hai vị trí Chủ tịch xã và Bí thư xã như trước kia. Theo một số nguồn tin thì chính từ việc thực hiện thành công mô hình này, mà Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính được thăng chức Ủy viên Bộ chính trị trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Một điều đáng chú ý là trong cả hai bộ phận, bộ phận chính quyền như mọi quốc gia khác, và bộ phận đảng, tất cả các viên chức đều là đảng viên, nhưng tại sao lại không thể sắp xếp họ theo mong muốn của đảng ?

Ông Phạm Chí Dũng, một cựu đảng viên cộng sản nói :

"Đảng viên là một khái niệm hết sức trừu tượng, mà vấn đề là lợi ích. Những vị trí như thế gắn liền với quyền lực, và quyền lực với lợi ích. Sự khác biệt giữa các đảng viên là sự khác biệt giữa thực quyền và lợi ích. Nếu không phải vì thực quyền và lợi ích thì sẽ có rất nhiều người sẽ chẳng ham hố gì mà duy trì cái mác đảng viên của họ".

Theo ông Ngô Trí Long, với những bức bách về ngân sách quốc gia thì việc nhất thể hóa đảng và chính quyền chắc chắn phải được thực hiện, nhưng có thể tùy theo một lộ trình nhanh hay chậm là tùy theo tình hình thực tế.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, thì có thể là Hội nghị trung ương 6 sẽ ra nghị quyết về vấn đề nhất thể hóa, nhưng ông vẫn dè dặt :

"Cái này phải chờ quyết định của trung ương thôi, không phải là các dự án trình ra thì trung ương chấp nhận như thế, rất nhiều quyết định của trung ương khác khá nhiều so với sự án".

Đánh giá về khả năng nhất thể hóa đảng và nhà nước, ông Hà Hoàng Hợp nói rằng điều đó tùy thuộc vào nhóm người mong muốn thay đổi đông hay ít, và một trở ngại nữa cho việc nhất thể hóa này theo ông Hợp là đảng cộng sản Việt Nam sợ rằng quyền hành tập trung vào một mối dẫn đến việc không kiểm soát được.

Tuy nhiên từ khi đảng cộng sản bước lên vũ đài chính trị Việt Nam từ 1954 ở miền Bắc, và từ 1975 trên cả nước, quyền lực lãnh đạo đất nước chỉ tập trung duy nhất vào đảng cộng sản Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 05/10/2017

Published in Diễn đàn