Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Đức và nguyên cộng tác viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa công bố một 'kiến nghị tâm huyết' trong đó kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng ra quyết định 'khép lại quá khứ', 'huy động toàn đảng' và 'dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước' tiến hành 'một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn'.

keugoi1

Ông Nguyễn Trung có trên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam và có 52 năm tuổi đảng.

Kiến nghị do ông Nguyễn Trung, nguyên tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, cựu trợ lý của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đề ngày 24/9 và công bố trên truyền thông hôm 27/9/2017 đề nghị đảng đang cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay 'lấy lại tên cũ' là đảng Lao động và tuyên bố 'trước quốc dân, đồng bào và quốc tế' quyết định đổi mới thành một 'đảng yêu nước của dân độc và dân chủ'.

Người từng là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng trong văn bản gồm 42 trang với ba phần và bốn phụ lục, cũng đề nghị Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ngay sau khi có các tuyên bố cải tổ 'trả lại tự do' cho tất cả tù chính trị 'bị tù vì bất đồng chính kiến với chế độ chính trị'.

Đồng thời kiến nghị đề nghị Đảng tiến hành cuộc vận động lớn trong cả nước nhằm thực hiện 'hòa giải và đoàn kết dân tộc', tạo ra 'đồng thuận' toàn dân tộc nhằm tiến hành 'thắng lợi cuộc cải cách đổi đời đất nước'.

Theo bản kiến nghị có tựa đề "Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. Một kiến nghị tâm huyết', cuộc cải tổ đảng và cải cách chính trị có ba giai đoạn. Giai đoạn một là đảng tự thay đổi, 'cải cách trước về đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động', mà trong đó đảng chuyển sang hoạt động theo phương thức 'đảng cầm quyền' trong thể chế chính trị 'pháp quyền dân chủ' (coi như không còn 'điều 4' trên thực tế), lấy xã hội dân sự làm 'địa bàn hoạt động chủ yếu' v.v... duy trì cải cách nhưng lưu ý không để tạo ra 'khoảng trống quyền lực'.

Giai đoạn hai theo kiến nghị là lúc 'thực hiện tiếp' những bước cải cách cụ thể 'đã đề ra trên cơ sở 'giữ bộ khung cũ' của toàn hệ thống hành chính sự nghiệp với 'những thay đổi cần thiết' về tổ chức, cơ chế hoạt động, nhân sự' v.v... và đặc biệt là 'ban hành dự thảo Hiến pháp mới' huy động 'toàn dân tham gia xây dựng', ban hành dự thảo và thông qua luật về 'các đảng phải chính trị và các tổ chức đoàn thể xã hội' nhằm xây dựng thành 'bộ luật chính' về sau làm 'cơ sở pháp lý' cho hoạt động của 'mọi đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội'.

Giai đoạn cuối cùng, theo tác giả kiến nghị Nguyễn Trung là 'thông qua Hiến pháp mới', đồng thời thực hiện tiếp 'mọi bước đi của cải cách' xây dựng hay hoàn thiện 'những luật pháp và thể chế kinh tế' theo Hiến pháp và hệ thông pháp luật mới, trong đó nhấn mạnh 'thước đo nội dung và tiến triển' của cải cách ở giai đoạn này là 'thành tựu phát triển kinh tế' và 'sự ra đời của thể chế chính trị'.

Tham khảo mô hình và đội ngũ chuẩn bị

Theo ông Nguyễn Trung, để tiến hành cuộc cải tổ, cải cách chính trị quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam nên tham khảo một số mô hình, tác giả viết :

"Nên tham khảo mô hình thế chế chính trị hay nhà nước và bộ máy hành chính sự nghiệp của Singapore, Nhật và Hàn Quốc để vận dụng vào nước ta theo tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tại. Nét đặc trưng chung của 3 mô hình này (Singapore, Nhật, Hàn Quốc) là tính tập trung để tạo ra khả năng quyết đoán cao, đồng thời bảo đảm được dân chủ, tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.

"Trên cơ sở những bước tiến mới nói trên, tiến hành xây dựng một thể chế chính trị hay nhà nước đa nguyên, hình thành một số đảng chính trị mới theo Hiến pháp mới và Luật về đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự như đã được thông qua ở giai đoạn II.

"Nên xây dựng các lý lẽ thuyết phục, và được bảo đảm bằng bộ luật về các đảng phái chính trị và đoàn thể nói trên được thiết kế phù hợp, để hình thành thêm các đảng chính trị mới có thể tham chính thông qua Luật bầu cử dân chủ tự do và theo quy định của Hiến pháp".

Kiến nghị cho rằng cần 'chuẩn bị sớm' một chiến lược cải cách để được 'thông qua sớm nhất có thể' tại một đại hội đảng 'toàn quốc bất thường' để sau đó 'triển khai thực hiện', tác giả viết :

"Nhưng ngay sau khi Bộ Chính trị đã đi tới được quyết định phải tiến hành cải cách, Bộ Chính trị nên có ngay một tuyên bố trình bày rõ quyết định chiến lược này, kêu gọi cả nước và toàn đảng đoàn kết và phát huy tinh thần yêu nước đem hết tâm huyết tham gia sự nghiệp cách bằng mọi hành động và việc làm thiết thực, dấy lên trong cả nước một hào khí mới, làm cho nhân dân và từng đảng viên ngay từ ngày đầu tiên cảm nhận được sự nghiệp cải cách này là trách nhiệm của chính mình, chủ động làm mọi việc có thể góp phần tham gia của mình".

Về hạt nhân nhóm được gọi là 'adhoc' có nhiệm vụ giúp đảng cộng sản 'xây dựng nội dung chiến lược' cải tổ, cải cách, người từng có trên 40 năm hoạt động trong ngành ngoại giao và có 52 năm tuổi đảng, cho hay và đề nghị :

"Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII tôi đã kiến nghị thành lập nhóm ad hoc gồm các đồng chí Bùi Quang Vinh [cựu Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nguyên Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng], Vũ Đức Đam [Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Phó Thủ tướng Chính phủ] và Phạm Bình Minh [Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao] giúp đảng xây dựng nội dung Đại hội theo hướng xúc tiến cải cách nói trên. Nay tôi xin đề nghị một lần nữa : Bộ Chính trị nên quyết định lập sớm một nhóm như thế giúp đảng bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược cải cách".

Lãnh đạo đổi mới và cải tổ đa đảng

Trong một văn bản được trình bày công phu 'không kém gì' một báo cáo chính trị, bản kiến nghị gồm 42 trang của tác giả Nguyễn Trung đề cập rất nhiều vấn đề, ý tưởng, được xắp sếp khá dày đặc, có luồng lạch, lôgíc, mang tính hệ thống, đặc biệt trong đó, ông dành một thời lượng nhất định đề cập hai nội dung giúp trả lời câu hỏi ai sẽ là hạt nhân, lãnh đạo cuộc đổi mới được gọi là 'cuộc đổi đời của đất nước' và nên cải tổ chính trị, đặc biệt là tái cấu trúc nền chính trị đảng phái mà hiện nay là 'độc đảng, toàn trị' cụ thể như thế nào.

Nhưng trước hết, về 'cái đích phải tới' của cải tổ, cải cách, bản kiến nghị có đoạn viết : "Nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại này của đất nước hôm nay đặt lên vai Đảng cộng sản Việt Nam và đội ngũ lãnh đạo không phải là đập vỡ "bình" hay sửa "bình". Cả hai việc này đều không thể, không cần thiết, và đều không phải là giải pháp, thậm chí có thể nguy hiểm cho đất nước.

"Nhiệm vụ lịch sử không được phép tránh né của đảng hôm nay là phải cất cái "bình" hiện nay vào nơi trang trọng nhất có thể trong bảo tàng - phần lịch sử Việt Nam cận đại, để đánh dấu sự kết thúc con đường đất nước đã đi từ năm 1930 đến hôm nay, để từ đây thông qua cải cách thể chế chính trị mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong thế giới đã sang trang".

Theo kiến nghị, cuộc 'cải cách đổi đời đất nước' mang tầm vóc và nội dung quan trọng, 'bao quát toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước', làm nhiệm vụ 'thay đổi triệt để toàn bộ' hệ thống chính trị - nhà nước của quốc gia hiện có.

Về vai trò của chủ thể hay hạt nhân lãnh đạo cuộc cải tổ, cải cách quan trọng ấy, trong khi và mặc dù viết rằng 'cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân' với một nhấn mạnh 'trước hết là thay đổi chính từng người dân từ đây thành người chủ của đất nước', tác giả bản kiến nghị nêu rõ quan điểm của mình :

"So sánh tương quan các lực lượng chính trị - kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình thế cấp bách hiện nay, một lực lượng chính trị đủ mạnh và có sẵn như thế chỉ có thể là Đảng cộng sản Việt Nam đã chuyển đổi thành đảng của dân tộc. Đây cũng là điều lý tưởng nhất có thể lúc này để tiến hành cải cách trong hòa bình theo tinh thần khép lại quá khứ và không hồi tố, vì thời gian và nguy cơ không chờ đợi !".

Về tái cấu trúc, cải tổ hệ thống chính trị trong đó có hệ thống đảng phái từ độc đảng cầm quyền sang 'đa đảng tham chính', Nguyễn Trung nhấn mạnh và lưu ý : "Ở nước ta, hợp lý nhất có lẽ chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội - song phải là hai đảng có thực quyền và bình đẳng trước pháp luật như mọi đảng khác theo Luật. Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết.

"Hiến pháp và các bộ Luật liên quan cần được thiết kế sao cho bảo đảm nghiêm túc yêu cầu : thực hiện đa nguyên, nhưng bảo đảm không quá ba đảng tham chính trong tranh cử và bầu cử ; thủ lĩnh của đảng có đa số ghế lớn nhất trong Quốc hội sẽ là tổng thống với chức năng là người đại diện quốc gia cao nhất và có quyền lực cao nhất cả nước ; thủ tướng là người trực tiếp điều hành nội các (chính phủ) do tổng thống bổ nhiệm và được quốc hội chấp thuận ; với điều kiện của nước ta, nên thực hiện chế độ một viện duy nhất là quốc hội ; tuy nhiên nên thực hiện chế độ bầu cử từng phần so le để bảo đảm sự hoạt động liên tục của quốc hội (không bị gián đoạn qua mỗi kỳ bầu cử).

"Tiến hành bầu cử thành lập hệ thống nhà nước theo Hiến pháp mới, nên mời sự giám sát quốc tế cuộc bầu cử để nâng cao uy tín của chính thể mới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ hay hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế".

Trân trọng đề nghị Tổng bí thư

Sau khi tóm lược nét chính yếu của cải cách được cho là gồm năm nội dung lớn, gồm thứ nhất là cải cách chính trị sao cho nước Việt Nam là của người Việt Nam, theo đúng tinh thần cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 với các tiêu chí được nhấn mạnh là dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, thứ hai là lấy kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự làm ba trụ cột, thứ ba là xây dựng thể chế chính trị là một nhà nước pháp quyền dân chủ, rạch ròi tam quyền phân định, thứ tư là bảo đảm các quyền công dân, quyền con người phổ quát giúp mang lại 'động lực cải cách' và thứ năm là nhấn mạnh toàn bộ đảng phái chính trị, hiệp hội phải hoạt động trong khuôn khổ xã hội dân sự, hiến pháp và pháp luật, tác giả Nguyễn Trung viết trong phần kết luận kiến nghị :

"Trên đây chỉ là một gợi ý sơ bộ để tham khảo. Tôi tin rằng nếu lãnh đạo đảng huy động trí tuệ cả nước xây dựng chiến lược cải cách đưa đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới, chắc chắn đất nước sẽ có được một chiến lược cải cách của toàn dân và nhất định thành công.

"Tới đây tôi trân trọng đề nghị : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn này. Đảng phải thay đổi thành đảng của dân tộc để có thể dấy lên cuộc cải cách của toàn dân cứu nước và đổi đời đất nước !

keugoi2

Tác giả kiến nghị, ông Nguyễn Trung (thứ hai từ trái sang) đã tham gia nhiều nhóm kiến nghị của nhân sỹ, trí thức cao cấp ở Việt Nam kêu gọi Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cải tổ, thay đổi.

"Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong hay ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi !

"Trước những thách thức nghiêm trọng của quốc gia, tôi cầu mong cả nước - đặc biệt là những đảng viên muốn cứu đảng để cứu nước - hãy lên tiếng về vận mệnh đất nước, cùng nhau làm tất cả mọi việc vì đất nước với sự giác ngộ cao nhất về cuộc cải cách phải tiến hành này !"

Bản kiến nghị của tác giả Nguyễn Trung được công bố chỉ khoảng một tuần trước Hội nghị Trung ương 6 của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII được dự kiến diễn ra trong tháng 10/2017.

Trước đó, cũng có một sự kiện khác đáng lưu ý là việc một Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản và tuyên bố muốn đi tìm một "phương thức đấu tranh mới".

Trong tuyên bố hôm 02/9/2017, Giáo sư Tương Lai viết "Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào" và rằng "vấn đề chỉ còn là thời gian".

Ông Tương Lai không phải là trường hợp đảng viên cao cấp đầu tiên rời bỏ hàng ngũ của đảng Cộng sản, một trong các trường hợp khác là ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tuyên bố ra khỏi đảng ngày 04/12/2013, một thời gian trước khi qua đời.

Liên quan bản kiến nghị hôm 24/9/2017 của Nguyễn Trung, được biết vài năm trước đây, tác giả kiến nghị cũng đã có tên trong một bức Thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, trong đó những người chấp bút và ký tên đã kêu gọi Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam 'đổi tên đảng và tên nước'.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 01/12/2017

Published in Diễn đàn

Trong một bức thư ngỏ đề ngày 09/12/2015, gửi Bộ Chính trị, cựu Đại sứ Nguyễn Trung và 126 người khác đã yêu cầu đổi tên đảng, tên nước, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để vì tương lai dân tộc.

nt1

Bầu cử ở Việt Nam

Lần này, trước Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Trung lại cho phổ biến kiến nghị tâm huyết kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện cải cách chính trị để thành lập một thể chế mới đa đảng.

Vì suốt đời phục vụ Đảng cộng sản nên cách nhìn của ông Trung về đa đảng chính trị còn rất nhiều giới hạn cần được góp ý.

Về nội dung kiến nghị

Theo ông Nguyễn Trung thì Đảng cộng sản Việt Nam đã sai lầm trong nhận thức giữa hai nhiệm vụ chính trị là cách mạng và phát triển đất nước.

Cho nên 42 năm qua từ một đảng cách mạng, đảng đã biến chất trở thành đảng cai trị gây bao tai ương cho đất nước. Nay đảng phải cải cách, phải trở thành một đảng chính trị với Cương lĩnh và Điều lệ mới, trở thành đảng của dân tộc.

Muốn thế đảng cần thực hiện ba bước :

- Thứ nhất, đảng tự thay đổi, tự cải cách về đường lối, về tổ chức và về phương thức hoạt động, để có khả năng xây dựng và triển khai chiến lược cùng phương thức và kế hoạch thực thi cải cách trong cả nước ;

- Thứ hai, sửa sọan một hiến pháp đa đảng cho Việt Nam ;

- Thứ ba, thông qua hiến pháp và xây dựng một thể chế chính trị mới đa đảng.

Đầu tiên là về hai khái niệm 'đảng' và 'hội'

Khái niệm đảng của dân tộc mang màu sắc đảng của toàn dân, như đảng cộng sản xưa nay vẫn cố tình ngộ nhận, rồi dẫn tới chỗ cho giới bất đồng chính kiến là phản lại đất nước, lại dân tộc.

Thực ra, đảng chính trị chỉ là tập hợp của những người có cùng chung chính kiến, đồng thuận với nhau về chiến lược, đường lối, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

Bởi thế mới có đảng của người cộng sản, người cộng hòa, người xã hội, người công nhân,… đảng chính trị cũng bảo vệ lý tưởng và quyền lợi của những nhóm người mà đảng đó đại diện.

Các đảng chính trị thuyết phục cử tri tin và trao quyền lực cho đảng thực hiện các chính sách quốc gia.

Các đảng chính trị vì dân, sẽ do dân chọn lựa, và như thế họ sẽ là của dân.

Còn hội là tổ chức phi chính trị.

Khái niệm đảng cũng chỉ là "một thứ hội trong xã hội dân sự" mà ông Phạm Khiêm Ích trong Phụ lục IV đưa ra và ông Nguyễn Trung dùng trong kiến nghị cũng là khái niệm của cộng sản.

Hội chỉ là tập hợp của những người có cùng chung mục đích dân sự nhất định, các thành viên trong một hội có thể có nhiều chính kiến khác nhau, thậm chí đối chọi nhau.

Hội phải là tổ chức phi chính trị. Hội không có vai trò cạnh tranh quyền lực chính trị. Vì thế hầu hết các hội đều độc lập và trung lập với các đảng chính trị.

nt2

Câu hỏi về thể chế được đặt ra tại Việt Nam cùng quan hệ giữa xã hội và bộ máy chính trị

Một số hội có ít nhiều liên hệ với các đảng chính trị, như công đoàn thường ủng hộ các đảng chính trị có khuynh hướng bảo vệ cho người công nhân.

Luật hội đoàn khác hẳn với luật đảng chính trị, như ở Úc chỉ cần ba người có thể lập hội, còn đảng chính trị phải có ít nhất 500 đảng viên.

Đa đảng hình thức

Từ sai lầm về khái niệm ông Nguyễn Trung đề nghị : "chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội... Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết."

Đa đảng theo khái niệm ông Nguyễn Trung là đa đảng hình thức.

Còn đa đảng chính trị, các đảng phải thực sự bình đẳng cạnh tranh và cử tri sẽ sử dụng lá phiếu để chọn lựa đảng nào thích hợp nhất với lý tưởng và quyền lợi của mình.

Về Quốc hội lập hiến

Từ những sai lầm bên trên ông Nguyễn Trung quên hẳn vai trò của Quốc Hội Lập Hiến, khi ông giao cho đảng cộng sản sọan một hiến pháp mới cho Việt Nam.

nt3

Quốc kỳ Việt Nam tại Hà Nội

Quốc Hội Lập Hiến là thủ tục rất cần thiết trong quá trình xây dựng nền tảng dân chủ. Tốt nhất Quốc Hội Lập Hiến phải qua một cuộc bầu cử tự do.

Đó là nơi các dân biểu đại diện cho nhiều thành phần khác nhau trong xã hội một cách chính danh ngồi lại để soạn ra một bộ luật mẹ áp dụng cho tương lai Việt Nam.

Để có giá trị thực sự Quốc Hội Lập Hiến cho tương lai Việt Nam cần có tiếng nói đại diện của người Việt khắp năm châu.

Và để tránh việc lạm quyền Quốc Hội này sẽ giải tán ngay sau khi hiến pháp mới đã được thông qua.

Vai trò cải cách của Đảng cộng sản

Mâu thuẫn lớn nhất là kiến nghị ông Nguyễn Trung giao cho đảng cộng sản vai trò chủ động trong việc cải cách, nhưng chính ông đã nhận ra :

"Đảng cộng sản Việt Nam cho đến nay chỉ có thất bại trong mọi nỗ lực cải cách, dù đấy chỉ là những cải cách ở quy mô các vấn đề từng phần hay cục bộ, ví dụ : cải cách giáo dục, cải cách hành chính, tinh giảm biên chế…"

Ông viết rất rõ : "…cho đến nay đảng đã thực hiện nhiều biện pháp chống lại cải cách : Điều 4 Hiến pháp, 19 điều cấm, nghị quyết 244, NQ TƯ 4 (30-10-2016) với 27 "biểu hiện" phải chống (đặc biệt là nhóm ba - biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ)"

Mâu thuẫn cho thấy ông Trung là người hết sức lý tưởng, vẫn tin vào Đảng cộng sản và lạc quan đến phi thực tế.

Sức ép quần chúng

Năm 2006 trước khi Việt Nam gia nhập WTO cựu Đại sứ Nguyễn Trung cũng đã lạc quan xem đó là "cơ hội vàng, vận hội mới cho dân tộc".

Trên thực tế chỉ thiểu số cầm quyền tạo các nhóm lợi ích tước đoạt mọi "cơ hội vàng" mà lẽ ra cần được chia sẻ đồng đều cho người dân.

Khi "cơ hội vàng" đã hết các nhóm lợi ích trong đảng quay ra đánh nhau giành quyền lực và quyền lợi bè nhóm.

Thực tế cho thấy các bè nhóm lợi ích trong Đảng cộng sản sẽ không bao giờ từ bỏ độc quyền chính trị nếu không có một sức ép đủ mạnh từ phía người dân.

Sức ép này sẽ tác động lên thành phần muốn thay đổi bên trong và bên trên của đảng. Đây chính là thành phần mà tuyên giáo lên án là tự diễn biến, tự chuyển hóa, trong diễn biến hòa bình.

Khi sức quần chúng đủ mạnh và xác suất cách mạng thành công cao thì thành phần này sẽ công khai xuất hiện.

Trong hoàn cảnh nhà nước nợ ngập đầu, vay không được, chi nhiều thu ít, tận thu bị dân chúng phản kháng, như vụ chống phí BOT, vụ chống tăng thuế trị giá gia tăng VAT,…cuộc cách mạng Diễn biến hòa bình có thể sẽ xảy ra bất cứ lúc nào...

Nguyễn Quang Duy (Melbourne, Úc)

Nguồn : BBC, 06/10/2017

Published in Diễn đàn

Một cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Đức và nguyên cộng tác viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa công bố một 'kiến nghị tâm huyết' trong đó kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng ra quyết định 'khép lại quá khứ', 'huy động toàn đảng' và 'dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước' tiến hành 'một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn'.

doiten1

Kiến nghị của cựu Đại sứ Nguyễn Trung kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ra quyết định tiến hành một cuộc cải cách chính trị 'không thể trì hoãn'.

Kiến nghị do ông Nguyễn Trung, nguyên tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, cựu trợ lý của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đề ngày 24/9 và công bố trên truyền thông hôm 27/9/2017 đề nghị đảng đang cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay 'lấy lại tên cũ' là đảng Lao động và tuyên bố 'trước quốc dân, đồng bào và quốc tế' quyết định đổi mới thành một 'đảng yêu nước của dân độc và dân chủ'.

Người từng là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng trong văn bản gồm 42 trang với ba phần lới và bốn phụ lục, cũng đề nghị Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ngay sau khi có các tuyên bố cải tổ 'trả lại tự do' cho tất cả tù chính trị 'bị tù vì bất đồng chính kiến với chế độ chính trị'.

Đồng thời kiến nghị đề nghị Đảng tiến hành cuộc vận động lớn trong cả nước nhằm thực hiện 'hòa giải và đoàn kết dân tộc', tạo ra 'đồng thuận' toàn dân tộc nhằm tiến hành 'thắng lợi cuộc cải cách đổi đời đất nước'.

Theo bản kiến nghị có tựa đề "Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. Một kiến nghị tâm huyết', cuộc cải tổ đảng và cải cách chính trị có ba giai đoạn. Giai đoạn một là đảng tự thay đổi, 'cải cách trước về đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động', mà trong đó đảng chuyển sang hoạt động theo phương thức 'đảng cầm quyền' trong thể chế chính trị 'pháp quyền dân chủ' (coi như không còn 'điều 4' trên thực tế), lấy xã hội dân sự làm 'địa bàn hoạt động chủ yếu' v.v... duy trì cải cách nhưng lưu ý không để tạo ra 'khoảng trống quyền lực'.

Giai đoạn hai theo kiến nghị là lúc 'thực hiện tiếp' những bước cải cách cụ thể 'đã đề ra trên cơ sở 'giữ bộ khung cũ' của toàn hệ thống hành chính sự nghiệp với 'những thay đổi cần thiết' về tổ chức, cơ chế hoạt động, nhân sự' v.v... và đặc biệt là 'ban hành dự thảo Hiến pháp mới' huy động 'toàn dân tham gia xây dựng', ban hành dự thảo và thông qua luật về 'các đảng phải chính trị và các tổ chức đoàn thể xã hội' nhằm xây dựng thành 'bộ luật chính' về sau làm 'cơ sở pháp lý' cho hoạt động của 'mọi đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội'.

doiten2

Ông Nguyễn Trung có trên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam và có 52 năm tuổi đảng.

Giai đoạn cuối cùng, theo tác giả kiến nghị Nguyễn Trung là 'thông qua Hiến pháp mới', đồng thời thực hiện tiếp 'mọi bước đi của cải cách' xây dựng hay hoàn thiện 'những luật pháp và thể chế kinh tế' theo Hiến pháp và hệ thông pháp luật mới, trong đó nhấn mạnh 'thước đo nội dung và tiến triển' của cải cách ở giai đoạn này là 'thành tựu phát triển kinh tế' và 'sự ra đời của thể chế chính trị'.

Tham khảo mô hình và đội ngũ chuẩn bị

Theo ông Nguyễn Trung, để tiến hành cuộc cải tổ, cải cách chính trị quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam nên tham khảo một số mô hình, tác giả viết :

"Nên tham khảo mô hình thế chế chính trị hay nhà nước và bộ máy hành chính sự nghiệp của Singapore, Nhật và Hàn Quốc để vận dụng vào nước ta theo tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tại. Nét đặc trưng chung của 3 mô hình này (Singapore, Nhật, Hàn Quốc) là tính tập trung để tạo ra khả năng quyết đoán cao, đồng thời bảo đảm được dân chủ, tính công khai minh bách và trách nhiệm giải trình.

"Trên cơ sở những bước tiến mới nói trên, tiến hành xây dựng một thể chế chính trị hay nhà nước đa nguyên, hình thành một số đảng chính trị mới theo Hiến pháp mới và Luật về đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự như đã được thông qua ở giai đoạn II.

"Nên xây dựng các lý lẽ thuyết phục, và được bảo đảm bằng bộ luật về các đảng phái chính trị và đoàn thể nói trên được thiết kế phù hợp, để hình thành thêm các đảng chính trị mới có thể tham chính thông qua Luật bầu cử dân chủ tự do và theo quy định của Hiến pháp".

Kiến nghị cho rằng cần 'chuẩn bị sớm' một chiến lược cải cách để được 'thông qua sớm nhất có thể' tại một đại hội đảng 'toàn quốc bất thường' để sau đó 'triển khai thực hiện', tác giả viết :

"Nhưng ngay sau khi Bộ Chính trị đã đi tới được quyết định phải tiến hành cải cách, Bộ Chính trị nên có ngay một tuyên bố trình bày rõ quyết định chiến lược này, kêu gọi cả nước và toàn đảng đoàn kết và phát huy tinh thần yêu nước đem hết tâm huyết tham gia sự nghiệp cách bằng mọi hành động và việc làm thiết thực, dấy lên trong cả nước một hào khí mới, làm cho nhân dân và từng đảng viên ngay từ ngày đầu tiên cảm nhận được sự nghiệp cải cách này là trách nhiệm của chính mình, chủ động làm mọi việc có thể góp phần tham gia của mình".

Về hạt nhân nhóm được gọi là 'adhoc' có nhiệm vụ giúp đảng cộng sản 'xây dựng nội dung chiến lược' cải tổ, cải cách, người từng có trên 40 năm hoạt động trong ngành ngoại giao và có 52 năm tuổi đảng, cho hay và đề nghị :

"Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII tôi đã kiến nghị thành lập nhóm ad hoc gồm các đồng chí Bùi Quang Vinh [cựu Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nguyên Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng], Vũ Đức Đam [Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Phó Thủ tướng Chính phủ] và Phạm Bình Minh [Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao] giúp đảng xây dựng nội dung Đại hội theo hướng xúc tiến cải cách nói trên. Nay tôi xin đề nghị một lần nữa : Bộ Chính trị nên quyết định lập sớm một nhóm như thế giúp đảng bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược cải cách".

Lãnh đạo đổi mới và cải tổ đa đảng

Trong một văn bản được trình bày công phu 'không kém gì' một báo cáo chính trị, bản kiến nghị gồm 42 trang của tác giả Nguyễn Trung đề cập rất nhiều vấn đề, ý tưởng, được xắp sếp khá dày đặc, có luồng lạch, lôgíc, mang tính hệ thống, đặc biệt trong đó, ông dành một thời lượng nhất định đề cập hai nội dung giúp trả lời câu hỏi ai sẽ là hạt nhân, lãnh đạo cuộc đổi mới được gọi là 'cuộc đổi đời của đất nước' và nên cải tổ chính trị, đặc biệt là tái cấu trúc nền chính trị đảng phái mà hiện nay là 'độc đảng, toàn trị' cụ thể như thế nào.

Nhưng trước hết, về 'cái đích phải tới' của cải tổ, cải cách, bản kiến nghị có đoạn viết : "Nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại này của đất nước hôm nay đặt lên vai Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ lãnh đạo không phải là đập vỡ "bình" hay sửa "bình". Cả hai việc này đều không thể, không cần thiết, và đều không phải là giải pháp, thậm chí có thể nguy hiểm cho đất nước.

"Nhiệm vụ lịch sử không được phép tránh né của đảng hôm nay là phải cất cái "bình" hiện nay vào nơi trang trọng nhất có thể trong bảo tàng - phần lịch sử Việt Nam cận đại, để đánh dấu sự kết thúc con đường đất nước đã đi từ năm 1930 đến hôm nay, để từ đây thông qua cải cách thể chế chính trị mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong thế giới đã sang trang".

Theo kiến nghị, cuộc 'cải cách đổi đời đất nước' mang tầm vóc và nội dung quan trọng, 'bao quát toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước', làm nhiệm vụ 'thay đổi triệt để toàn bộ' hệ thống chính trị - nhà nước của quốc gia hiện có.

Về vai trò của chủ thể hay hạt nhân lãnh đạo cuộc cải tổ, cải cách quan trọng ấy, trong khi và mặc dù viết rằng 'cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân' với một nhấn mạnh 'trước hết là thay đổi chính từng người dân từ đây thành người chủ của đất nước', tác giả bản kiến nghị nêu rõ quan điểm của mình :

"So sánh tương quan các lực lượng chính trị - kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình thế cấp bách hiện nay, một lực lượng chính trị đủ mạnh và có sẵn như thế chỉ có thể là Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển đổi thành đảng của dân tộc. Đây cũng là điều lý tưởng nhất có thể lúc này để tiến hành cải cách trong hòa bình theo tinh thần khép lại quá khứ và không hồi tố, vì thời gian và nguy cơ không chờ đợi !".

Về tái cấu trúc, cải tổ hệ thống chính trị trong đó có hệ thống đảng phái từ độc đảng cầm quyền sang 'đa đảng tham chính', Nguyễn Trung nhấn mạnh và lưu ý : "Ở nước ta, hợp lý nhất có lẽ chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước Việt NamDCCH - đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội - song phải là hai đảng có thực quyền và bình đẳng trước pháp luật như mọi đảng khác theo Luật. Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết.

"Hiến pháp và các bộ Luật liên quan cần được thiết kế sao cho bảo đảm nghiêm túc yêu cầu : thực hiện đa nguyên, nhưng bảo đảm không quá ba đảng tham chính trong tranh cử và bầu cử ; thủ lĩnh của đảng có đa số ghế lớn nhất trong Quốc hội sẽ là tổng thống với chức năng là người đại diện quốc gia cao nhất và có quyền lực cao nhất cả nước ; thủ tướng là người trực tiếp điều hành nội các (chính phủ) do tổng thống bổ nhiệm và được quốc hội chấp thuận ; với điều kiện của nước ta, nên thực hiện chế độ một viện duy nhất là quốc hội ; tuy nhiên nên thực hiện chế độ bầu cử từng phần so le để bảo đảm sự hoạt động liên tục của quốc hội (không bị gián đoạn qua mỗi kỳ bầu cử).

"Tiến hành bầu cử thành lập hệ thống nhà nước theo Hiến pháp mới, nên mời sự giám sát quốc tế cuộc bầu cử để nâng cao uy tín của chính thể mới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ hay hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế".

Trân trọng đề nghị Tổng bí thư

Sau khi tóm lược nét chính yếu của cải cách được cho là gồm năm nội dung lớn, gồm thứ nhất cải cách chính trị sao cho nước Việt Nam là của người Việt Nam, theo đúng tinh thần cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 với các tiêu chí được nhấn mạnh là dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, thứ hai lấy kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự làm ba trụ cột, thứ ba xây dựng thể chế chính trị là một nhà nước pháp quyền dân chủ, rạch ròi tam quyền phân định, thứ tư là bảo đảm các quyền công dân, quyền con người phổ quát giúp mang lại 'động lực cải cách' và thứ năm là nhấn mạnh toàn bộ đảng phái chính trị, hiệp hội phải hoạt đ trong khuôn khổ xã hội dân sự, hiến pháp và pháp luật, tác giả Nguyễn Trung viết trong phần kết luận kiến nghị :

"Trên đây chỉ là một gợi ý sơ bộ để tham khảo. Tôi tin rằng nếu lãnh đạo đảng huy động trí tuệ cả nước xây dựng chiến lược cải cách đưa đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới, chắc chắn đất nước sẽ có được một chiến lược cải cách của toàn dân và nhất định thành công.

"Tới đây tôi trân trọng đề nghị : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn này. Đảng phải thay đổi thành đảng của dân tộc để có thể dấy lên cuộc cải cách của toàn dân cứu nước và đổi đời đất nước !

doiten3

Tác giả kiến nghị, ông Nguyễn Trung (thứ hai từ trái sang) đã tham gia nhiều nhóm kiến nghị của nhân sỹ, trí thức cao cấpở Việt Nam kêu gọi Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cải tổ, thay đổi.

"Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong hay ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi !

"Trước những thách thức nghiêm trọng của quốc gia, tôi cầu mong cả nước - đặc biệt là những đảng viên muốn cứu đảng để cứu nước - hãy lên tiếng về vận mệnh đất nước, cùng nhau làm tất cả mọi việc vì đất nước với sự giác ngộ cao nhất về cuộc cải cách phải tiến hành này !"

Bản kiến nghị của tác giả Nguyễn Trung được công bố chỉ vài tuần trước Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được dự kiến diễn ra trong tháng 10/2017.

Trước đó, cũng có một sự kiện khác đáng lưu ý là việc một Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản và tuyên bố muốn đi tìm một "phương thức đấu tranh mới".

Trong tuyên bố hôm 02/9/2017, giáo sư Tương Lai viết "Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào" và rằng "vấn đề chỉ còn là thời gian".

Ông Tương Lai không phải là trường hợp đảng viên cao cấp rời bỏ hàng ngũ của đảng Cộng sản, một trong các trường hợp khác là ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tuyên bố ra khỏi đảng ngày 04/12/2013, một thời gian trước khi qua đời.

Liên quan bản kiến nghị hôm 24/9/2017 của Nguyễn Trung, được biết vài năm trước đây, tác giả kiến nghị cũng đã có tên trong một bức Thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, trong đó những người chấp bút và ký tên đã kêu gọi Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam 'đổi tên đảng và tên nước'.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 01/10/2017

Published in Diễn đàn