Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một cách đương nhiên, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch "công đoàn độc lập cuội"... 

quantam1

Ngay cả Tô Lâm - 'Bộ đàn áp nhân quyền' (biệt danh được dân đặt cho Bộ Công an) cũng đi thăm công nhân dịp tết nguyên đán 2019.

Từ cuối năm 2018 đến nay, một "biến cố" đã xảy đến với chính quyền Việt Nam : để được tham gia vào CPTPP (Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương), đã lần đầu tiên phải chấp nhận định chế Công Đoàn Độc Lập như một trong những điều kiện then chốt của CPTPP. Sự biến này đang và sẽ áp đặt một trong những "cánh tay nối dài của đảng" là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vào cái thế lần đầu tiên trong lịch sử phải từ bỏ vai trò độc quyền "quản lý người lao động" để phải tìm cách cạnh tranh một cách minh bạch và sòng phẳng với các nghiệp đoàn lao động độc lập do công nhân lập ra.

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Và cũng từ cuối năm 2018 đến nay, một hiện tượng lạ lùng dần hiện hình trên hình diện chính trị - xã hội ở Việt Nam : liên tiếp các ủy viên bộ chính trị, bắt đầu bằng Nguyễn Phú Trọng cho đến Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Võ Văn Thưởng và thậm chí cả Tô Lâm - bộ trưởng công an - đã ‘đi thăm công nhân’.

Trước đây vào thời mà CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, thay thế cho Hiệp định TPP không có Mỹ) còn đang đàm phán mà chưa thành hình, chẳng thấy bóng dáng ủy viên bộ chính trị nào bén mảng đến các nhà trọ nghèo khó của công nhân, mà chỉ có những cuộc tuyên dương và biểu dương nặng về thành tích và hình thức.

Nhưng trong thời gian chờ đợi từ 3-5 năm để luật hóa và thực hiện các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), chưa có gì đáng gọi là "thành tâm" từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.

Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch "công đoàn độc lập cuội".

Một cách đương nhiên, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch "công đoàn độc lập cuội". Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực "tổ chức chính trị xã hội" của mình trong thời buổi chế độ độc trị phải "dân chủ hóa".

Nhưng một thực tế không thể phủ nhận được : chính quyền và công an đã chưa từng thành công trong việc "quốc doanh hóa xã hội dân sự" kể từ khi phong trào các tổ chức xã hội dân sự ào ạt ra đời từ năm 2013 đến nay. Thậm chí trên phương diện "nghiệp vụ an ninh", công an cũng chưa từng có thành công đáng kể nào trong việc "cài" người hay xâm nhập vào các tổ chức xã hội dân sự, mà bằng chứng rõ nhất là cho đến nay hầu hết các tổ chức này vẫn duy trì được tôn chỉ và hành động ban đầu của mình mà không bị "tự diễn biến" hay "tự suy thoái" – theo cách nói kinh viện ưa thích của đảng cầm quyền.

Hàng loạt cuộc đình công từ lớn đến khổng lồ của công nhân được tổ chức thành công trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, đã cho thấy các tổ chức công nhân được nâng cấp hơn hẳn về nghiệp vụ tổ chức – ngày càng chặt chẽ về nhân sự, chiến thuật và công tác bảo mật. Chính những yếu tố này sẽ khiến cho hoạt động "cài người" của công an và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam bị hạn chế đáng kể, công đoàn độc lập không dễ bị nhập nhoạng hoặc bị thao túng bởi các tổ chức "công đoàn độc lập cuội" do chính quyền và công an dàn dựng.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 10/05/2019

Published in Diễn đàn

Cựu giám đốc công an tỉnh Nghệ An Phan Đình Trạc từng tốt nghiệp trường đại học an ninh. Năm 2013 Trạc được đích thân Nguyễn Phú Trọng gọi từ Nghệ An ra Hà Nội nhận chức phó ban nội chính trung ương, phụ tá cho Nguyễn Bá Thanh.

congan0

Cựu giám đốc công an tỉnh Nghệ An Phan Đình Trạc

Không mấy ai nghĩ rằng, đang đương chức bí thư một tỉnh lớn về làm phó ban như vậy, Trạc còn có tương lai đi tiếp. Nhưng dường như Nguyễn Phú Trọng đã cân nhắc con đường xây dựng quyền lực của Trọng trong những năm sau dó, không thể không có những tay chân xuất thân từ công an, an ninh.

Vì thế sau đại hội đảng khóa 12, Trọng cất nhắc Trạc lên làm trưởng ban nội chính trung ương, để rồi chỉ năm sau đó nữa, chính Trọng lại đưa Phan Đình Trạc vào ban bí thư.

Trọng không chỉ đưa Trạc vào làm thành viên của Ban Bí Thư để tăng cường thêm tay chân của mình trong Ban quyền lực nhất đảng này, mục đích của Trọng còn sâu xa hơn là tạo bước đệm cho Trạc vào bộ chính trị, nơi vừa khuyết mất một ví trí do Đinh La Thăng bỏ lại và một ví trí nữa sắp trống do Đinh Thế Huynh để lại.

Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh bỗng nhiên bị mắc một căn bệnh kỳ lạ trước thềm trung ương 5, một trung ương quan trọng sẽ phế truất người đồng hương thân thiết của ông là Đinh La Thăng. Cũng kỳ lạ hơn nữa là chưa biết bệnh tình ông Huynh sẽ ra sao, Nguyễn Phú Trọng như biết trước đã đẩy gấp đàn em Trần Quốc Vượng của mình vào thế chỗ dưới sự đồng lõa của Phạm Minh Chính, trưởng ban tổ chức trung ương và cũng từng là một tướng công an.

Vì sao Chính nhanh chóng đồng lõa với Trọng để cho Vượng lên thay Đinh Thế Huynh ?

Tất cả là vì lợi ích. Đó là sân bay Long Thành, một món hời lớn mà Chính đang trông đợi.

Những gì béo bở ở dự án siêu khủng này sẽ vào tay Vũ Văn Tiền, tức Tiền Còi, người đồng hương của Trần Quốc Vượng. Nếu Vượng làm thường trực ban bí thư, dự án này sẽ được ủng hộ lớn và nhanh chóng được quốc hội thông qua.

Sự thật diễn ra đúng như vậy, tại buổi họp quốc hội, Phạm Minh Chính lớn tiếng đòi phải dành lực để xây sân bay Long Thành kể cả phải tiết kiệm ngân sách, Trần Quốc Vượng phát biểu tán đồng. Dự án được thông qua nhanh chóng.

Ai cũng biết Tiền Còi sẽ đưa nhà thầu Trung Quốc vào dự án trong điểm về chính trị, an ninh này của Việt Nam. Chuyện này Tiền Còi công khai trên báo chí trước đó rằng y sẽ mời nhà thầu Trung Quốc hợp tác xây dựng sân bay Long Thành, lúc đó dư luận báo chí phản đối, nhưng khi Phạm Minh Chính và Trần Quốc Vượng công khai ra mặt ủng hộ, không còn báo chí nào dám khơi lại chuyện Tiền Còi bắt tay với nhà thầu Trung Quốc nữa.

Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc với Tập Cận Bình đã đưa cặp đôi Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng ra mắt ông chủ thực sự của Việt Nam họ Tập.

Tiền, dự án, đỡ đầu chính trị là tất cả những gì đang diễn ra trong giới lãnh đạp chóp bu của cộng sản Việt Nam ngày nay. Cũng có những tài phiệt đứng đằng sau như Vũ Văn Tiền, có ngoại bang như Tập Cận Bình và có bè lũ thao túng chính trường vì những mục đích trên.

Nguyễn Phú Trọng được lợi gì ở vụ này, y đưa được tay chân của y là Trần Quốc Vượng nắm ban bí thư, Phạm Minh Chính được Tiền Còi cắt phần từ dự án Long Thành và sự nhìn nhận của ông chủ Tập, có thêm đồng minh Trần Quốc Vượng. Còn Vượng được lên chức dễ như xơi trà, lại thêm phần đồng hương Tiền Còi sẽ chia từ dự án Long Thành.

Nhưng Trọng còn có lợi là đưa thêm được tay chân nữa của mình là Phan Đình Trạc vào ban bí thư, làm bàn đạp để nhăm nhe xếp tiếp cho Trạc chức chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương, lúc đó đương nhiên Trạc sẽ thành ủy viên bộ chính trị.

Trong ván bài nhân sự này, Trọng chỉ cần đưa người của mình vào nắm các vị trí quan trọng trong đảng để củng cố vị trí của mình, thoả mãn sự háo danh muốn làm một lãnh tụ cao cả ngời sáng của đảng như Hồ Chí Minh. Y không cần tiền, bởi như Trịnh Xuân Thanh từng nói, nếu mỗi năm một lần, một ủy viên trung ương gặp Nguyễn Phú Trọng với phong bì nhẹ nhất như Hậu Giang là 10 ngàn usd thì với 200 ủy viên trung ương, chỉ cần nửa con số đấy thôi là Trọng đã có mỗi năm 1 triệu USD tiền biếu vặt mà không cần phải dính dáng đến dự án khủng nào.

Thâm hiểm nhất là để cho việc sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí then chốt êm ấm, Trọng không ngừng việc liên tục đẩy những người khác vào thế khó, như bị thanh tra, kiểm tra, khiến họ phải bận tâm lo cho bản thân mà không dám đụng đến chuyện Trọng sắp đặt nhân sự. Trong những ngày quý 4 năm 2017 Nguyễn Phú Trọng đã sai ban bí thư thành lập đoàn thanh tra để buộc Nguyễn Xuân Phúc phải đã nhiều việc lại phải chuốc thêm lo lắng đối phó.

Sa thải được Huynh, hạ bệ được Thăng, khuất phục được Quang… giờ Trọng chỉ còn dìm đầu Nguyễn Xuân Phúc xuống vị trí nô tì mà trước đây Phúc hầu Trọng như vậy.

Cuối cùng của năm 2017, khi tung đoàn kiểm tra của Ban bí thư nhằm vào Nguyễn Xuân Phúc, khiến cho Phúc khốn đốn đối phó. Bộ ba Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính sắp xếp cho Phan Đình Trạc sang Trung Quốc ra mắt các ông chủ chính của Việt Nam nhân dịp Trung Quốc tổ chức họp mặt các đảng độc tài các nước. Trong chuyến đi sang Trung Quốc này, đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam, Trạc đã đi sớm để có thời gian được các ông chủ Trung Quốc dạy bảo và phổ biến những việc phải làm khi thành chủ nhiệm kiểm tra trung ương. Trạc gặp gỡ với phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng cộng sản Trung Quốc Dương Hiếu Độ và các ban ngành về kiểm tra, chống tham nhũng.

congan2

Phan Đình Trạc sang Trung Quốc ra mắt các ông chủ chính của Việt Nam nhân dịp Trung Quốc tổ chức họp mặt các đảng độc tài các nước ngày 29/11/2017. Ảnh : Trung Kiên 

Chắc hẳn Phan Đình Trạc sau chuyến đi Trung Quốc này học hỏi kinh nghiệm, như được sự chấp thuận của Trung Quốc. Đến năm 2018 vào hội nghị trung ương nào đó, Trạc sẽ được giới thiệu vào chức chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương và vào bộ chính trị, Trần Quốc Vượng sẽ chính thức giữ chức thường trực ban bí thư thay cho Đinh Thế Huynh từ giã chính trường.

Sự lớn mạnh của Trần Quốc Vượng , Phạm Minh Chính dưới sự bảo trợ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến cho những sân sau của Nguyễn Xuân Phúc phải dè chừng hoạt động kín đáo hơn, chẳng hạn như Đặng Văn Thành, Trần Công Tấn, Vũ Chí Hùng, Thân Đức Nam...

Liệu với bản chất thủ đoạn, lúc có thể nhún nhường quỵ luỵ, lúc khác có thể mạnh mẽ đứng tuyên bố cần thanh tra, kỷ luật cấp trên mình và một đội ngũ hùng hậu các đại gia đứng đằng sau và sự ủng hộ của nhiều tỉnh thành, Nguyễn Xuân Phúc có chịu để cho phe Nguyễn Phú Trọng tước dần quyền lực và thành một thủ tướng bù nhìn, diễn vai hề cho thiên hạ hay không ?

Chúng ta phải chờ thêm thời gian nữa, khi Phan Đình Trạc một tay từng là đại tá công an, được Trọng tăng cường vào Bộ Chính Trị.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 04/12/2017

Published in Diễn đàn