Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp "sửa" video của Nhà Trắng chỉ trích thỏa thuận khí hậu Paris (RFI, 03/06/2017)

Trong đoạn video được đăng trên trang YouTube của Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump giải thích rằng thỏa thuận Paris về khí hậu không có lợi cho Hoa Kỳ và thế giới. Ngày 02/06/2017, Pháp phản đối tuyên bố đó của tổng thống Mỹ.

Trên trang Twitter bằng tiếng Anh, bộ Ngoại Giao Pháp viết : "Chúng tôi đã xem và không đồng ý với đoạn video. Chúng tôi đã đính chính đoạn video đó". Trang Francetinfo của Pháp nhận định, đây là một phản ứng mới của Pháp đối với tổng thống Mỹ, kể từ khi ông Donald Trump đưa ra quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận quốc tế về khí hậu.

khihau1

Tòa đô chính Paris chuyển sang mầu xanh lá cây ngay khi tổng thống Donald Trump thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu. REUTERS/Philippe Wojazer

Đáp trả tuyên bố của tổng thống Donald Trump trong đoạn video : "Hiệp định Paris là một thỏa thuận tồi cho Hoa Kỳ và cho thế giới", bộ Ngoại Giao Pháp viết "Rời hiệp định Paris là điều xấu cho Hoa Kỳ và cho thế giới", đồng thời đưa ra những lý lẽ giải thích.

Tương tự, Nhà Trắng nhận xét : "Thỏa thuận Paris làm xói mòn sức cạnh tranh của Mỹ và đe dọa đến việc làm", còn bộ Ngoại Giao Pháp nêu dẫn chứng : "Rất nhiều tập đoàn Hoa Kỳ như Exxon Mobil hay Microsoft không tán đồng".

Cuối cùng, Nhà Trắng cho rằng "thỏa thuận không được đàm phán chu đáo và áp đặt các mục tiêu phi thực tế cho Hoa Kỳ, trong khi đem lại cho Trung Quốc quyền tự do hành động". Trước phát biểu trên, Paris khẳng định "thỏa thuận được đàm phán cẩn thận, đây là một thỏa thuận uyển chuyển và cân đối".

Thu Hằng

*******************

Mỹ : Hình thành liên minh chống Trump về khí hậu (RFI, 03/06/2017)

Hàng chục nghị sĩ, nhiều chủ doanh nghiệp lớn và nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong giới xã hội dân sự từ ngày 02/06/2017, đã lập một liên minh để chống lại những tác động của việc tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu.

khihau2

Tổng thống Pháp (T), Emmanuel Macron và thị trưởng Paris, Anne Hidalgo (P) tiếp nhà tỷ phú, cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg, tại điện Elysée, ngày 02/06/2017, sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định COP21. REUTERS/Christophe Petit Tesson

Theo hãng tin AFP, cựu thị trưởng New York, nhà tỷ phú Michael Bloomberg hôm 02/6 loan báo là tổ chức của ông, Bloomberg Philanthropies, sẽ cấp 15 triệu đôla cho văn phòng Liên Hiệp Quốc đặc trách về khí hậu. Đây là khoản tiền mà trên nguyên tắc Hoa Kỳ phải đóng góp cho Liên Hiệp Quốc. Ông Bloomberg cũng loan báo là 30 thị trưởng, 3 thống đốc, hơn 80 chủ tịch trường đại học và 100 doanh nghiệp sẵn sàng, giống như một quốc gia ký kết hiệp định Paris, cùng nhau cam kết với Liên Hiệp Quốc là sẽ đạt các mục tiêu của Mỹ về giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Hiện chưa rõ là Liên Hiệp Quốc có sẽ chấp nhận những cam kết của một nhóm không phải là một quốc gia hay không. Nhưng việc loan báo hình hành liên minh nói trên thể hiện quyết tâm của những người tham gia, giống như cuộc đấu tranh đã huy động nhiều nghị sĩ và nhân vật thuộc xã hội dân sự chống sắc lệnh về nhập cư của tổng thống Trump nhắm đến các quốc gia có đa số dân là Hồi Giáo.

Trước khi lên đường đi Trung Quốc, thống đốc của bang California, Jerry Brown (đảng Dân Chủ) đã tuyên bố là bang này quyết tâm thay thế Nhà Trắng trong việc chống biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, là một bang có trọng lượng tương đương với nền kinh tế đứng hàng thứ sáu thế giới và vẫn có những chính sách rất mạnh mẽ về chống biến đổi khí hậu, California hoàn toàn có thể thay thế Hoa Kỳ trên trường quốc tế.

Hãng tin AFP cho hay nhiều hiệp hội sẽ huy động hàng triệu dân Mỹ tin tưởng rằng chống biến đổi khí hậu là cần thiết. Kết quả một cuộc thăm dò do trường đại học Yale thực hiện vào đầu tháng 5, cho thấy có đến 69% cử tri Mỹ muốn Hoa Kỳ ở lại trong hiệp định Paris.

Nhiều công ty đa quốc gia trong đủ mọi ngành, từ xe hơi cho đến dầu khí, hôm qua đều đã bày tỏ sự thất vọng của họ sau khi tổng thống Trump loan báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Paris. Họ khẳng định quyết tâm tiếp tục các nỗ lực để giảm lượng khí phát thải CO2.

Thanh Phương

******************

Công ty Mỹ phản đối Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris (VOA, 03/06/2017)

my1

Tổng Thng Trump hp bàn vi lãnh đo doanh thương trong Phòng Roosevelt, Tòa Bch c ngày 23/1/2017. (nh AP)

Hàng chục công ty M đã lên tiếng phn đi quyết đnh ca Tng thng Trump, rút Hoa Kỳ ra khỏi Hip đnh Khí hu Paris. Gii phân tích cho rng trin vng tt hơn ca các ngun năng lượng tái to giúp ci thin kinh tế, đã tăng mc đ ng h đi vi năng lượng xanh trong gii kinh doanh tng t thái đ hoài nghi. Ch có mt số công ty khai thác than ủng h hành đng ca Tng thng Trump.

Tổng thng M Donald Trump nói Hip đnh Paris phương hi đến đà tăng trưởng kinh tế ca Hoa Kỳ, có hi cho công ăn vic làm M, tác đng ti thu nhp ca người dân, đóng ca các nhà máy và đt các công ty M vào thế bt li.

Tổng thng Trump phát biu :

"Tuân thủ các điu khon trong hip đnh Paris và nhng hn chế gt gao v năng lượng áp đt lên Hoa Kỳ, có th khiến Hoa Kỳ mt ti 2,7 triu vic làm trước năm 2025".

Các công ty sản xut than đng tình ng h quyết đnh ca ông Trump.

Công ty than Peabody nói Hiệp đnh Paris s gây tn hi cho nn kinh tế M bng cách tăng chi phí đin. Công ty năng lượng Murray nói quyết đnh ca ông Trump s cu vãn được nhiu vic làm trong ngành sản xut than và giúp gim giá đin.

Những người ng h Hip đnh Paris thì nói rng s có nhiu công ăn vic làm được kiến to trong ngành sn xut năng lượng xanh hơn, so vi nhng vic làm mt đi trong ngành khai thác nhiên liu hóa thch.

Ông Andrew Light là một nhà nghiên cu lão thành thuc Vin Tài Nguyên Thế gii :

"Nếu nhìn vào nn kinh tế Hoa Kỳ hin nay, có 3 triu người M được tuyn vào làm vic đ ci thin hiu qu năng lượng, hoc là phc v ngành năng lượng tái to, khu vc tăng trưởng nhanh nht trên th trường năng lượng, vượt xa nhng công vic trong lĩnh vc khai thác khí đt thiên nhiên, than, hoc du ha".

Các chuyên gia về năng lượng tái to nói các thiết b đang tr nên hiu qu và ít tn kém hơn.

Ông Amit Rosen thuộc Đại hc George Washington :

"Năng lượng tái to là ngun năng lượng r nht, trước đây người ta không xoay sang năng lượng tái to, bi vì trong nhiu năm, nó được coi là mt s chn la gia kinh tế và môi trường. Bây gi thì đây là mt gii pháp đôi bên đu có li".

Giám đốc General Electric Jeff Immelt và ông Elon Musk, Giám đc công ty sn xut ô-tô Tesla và Space-X, là nhng nhà lãnh đo doanh nghip hàng đu đã lên tiếng ch trích quyết đnh ca ông Trump. Ông Musk va t chc khi mt ban c vn kinh tế ca Tòa Bch c, sau khi ông Trump tuyên b rút ra khi Hip đnh Paris.

Hàng chục công ty M, k c các công ty Mars, Nike, Levi Strauss và Starbucks, đã ký mt thư ng gi đến Tng thng Trump, vi lp lun : không xây dng mt nn kinh tế carbon thp sẽ đt "s thnh vượng ca Hoa Kỳ vào thế nguy".

Nhiều công ty xăng du, như Chevron và đi th ExxonMobil, gn đây lp lun rng hip đnh Paris cho phép công ty ca h có mt tương lai n đnh, có th tiên đoán trước.

Các cổ đông ExxonMobil đã b phiếu yêu cầu tp đoàn du m khng l này phi làm nhiu hơn đ đánh giá nhng ri ro kinh doanh do thay đi khí hu, và chia s thông tin y vi các nhà đu tư.

Donald Trump bỏ thỏa thuận Paris, dân Mỹ biểu tình

Nguồn : RFI, 03/06/2017

******************

Khí hậu : Trung Quốc cam kết chuyển đổi mô hình kinh tế "xanh" (RFI, 03/06/2017)

Sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris, Trung Quốc, cùng với Liên Hiệp Châu Âu coi như trở thành lãnh đạo phe chống biến đổi khí hậu. Nhưng liệu Trung Quốc có khả năng nắm giữ vai trò này hay không ?

khihau3

Các trạm phong điện ở vùng sa mạc Gobi, Trung Quốc. Feng Wei Photography/Getty Images

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Heike Schmidt nhận định :

"Trung Quốc hiện nay phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều gấp hai lần so với Hoa Kỳ, cho nên nước này là quốc gia gây ô nhiễm nhất trên hành tinh.

Các nhà máy tại Trung Quốc phần lớn lệ thuộc nhiều vào nguồn điện được sản xuất từ than, và không một quốc gia nào trên thế giới sản xuất và tiêu thụ năng lượng hóa thạch nhiều như Trung Quốc.

Nhưng việc chuyển tiếp năng lượng đang diễn ra, và việc Hoa Kỳ rút lui rất có thể sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này. Bắc Kinh muốn chứng tỏ mình là một học trò ngoan và tuyên bố sẵn sàng thực hiện các cam kết đưa ra tại Paris. Mục tiêu cho năm 2020 : giảm phát thải khí CO2 ít nhất 40% so với mức thải năm 2005.

Để đạt được điều đó, Bắc Kinh đẩy mạnh tăng trưởng xanh : hiện nay, Trung Quốc sản xuất 20% điện nhờ vào năng lượng tái tạo, trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ có 13%. Trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã bảo đảm được 1/3 tăng trưởng thế giới về nguồn năng lượng gió, và Trung Quốc đã qua mặt Đức để đứng đầu thế giới về năng lượng mặt trời. 

Một dấu hiệu khác thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh : năm nay, họ đã đình chỉ hàng trăm dự án nhà máy nhiệt điện và trong năm thứ ba liên tiếp, mức tiêu thụ than đã giảm".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh lật ngược những chính sách thời Obama nhằm kìềm chế biến đổi khí hậu.

khihau1

Tổng thống Donald Trump nói nước Mỹ không còn ở trong cuộc chiến về than nữa - AFP

Tổng thống nói rằng điều này sẽ chấm dứt "cuộc chiến về than" và "hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".

Sắc lệnh về Độc lập Năng lượng đình chỉ hơn nửa tá chính sách mà người tiền nhiệm của ông ban hành, và thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.

Các nhóm doanh nghiệp khen ngợi động thái này của chính phủ Trump nhưng các nhà hoạt động môi trường lên án nó.

Bên ngoài Nhà Trắng, vài trăm người biểu tình phản đối lệnh này.

Trong khi đó ở bên trong, tổng thống được vây quanh bởi các thợ mỏ khi ông ký lệnh, và tuyên bố : "Chính quyền của tôi đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến về than".

"Với sắc lệnh ngày hôm nay, tôi làm nên những bước tiến lịch sử để giảm bớt những hạn chế về luật liên bang đối với sản xuất than, và hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".

Trong chiến địch vận động bầu cử tháng 12/2015, ông Trump cũng cam kết Mỹ sẽ rút lui ra khỏi Thỏa ước Khí hậu Paris.

Sắc lệnh này thay đổi những gì ?

Tổng thống Trump đã có một bước đi rất khác với ông Obama về vấn đề môi trường. Cựu tổng thống lập luận rằng biến đổi khí hậu là "thật và không thể bị lờ đi".

khihau2

Nguồn năng lượng của Hoa Kỳ năm 2015

Một trong những bước tiến mà giờ đã bị hủy bỏ là Chính sách Năng lượng Sạch, chính sách này yêu cầu các bang phải giảm tải lượng carbon thải ra, để đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ đã cam kết trong Thỏa ước Paris.

Chính sách này không nhận được sự ủng hộ của các bang theo Đảng Cộng Hòa, nơi mà chính sách này đã gặp những thách thức pháp lý, nhất là từ các doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào dầu, than và khí đốt.

Năm ngoái, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tạm dừng chính sách này, khi những thách thức này được tiếp nhận.

Chính phủ Trump nói việc hủy bỏ chính sách này sẽ giúp người dân có việc làm và giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ lên xăng dầu nhập khẩu.

Phía chính phủ cũng nói tổng thống sẽ "xúc tiến với các chính sách sản xuất năng lượng ở Hòa Kỳ".

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), ông Trump ký sắc lệnh Độc Lập Năng lượng, làm cắt các quy định của EPA nhằm phục vụ cho mục đích của tổng thống là giảm chính sách của cơ quan này.

khihau3

Các nhóm hoạt động môi trường lên án gay gắt các chính sách môi trường của Tổng thống Trump

Ông cũng vừa bổ nhiệm Scott Pruitt, một người hoài nghi vấn đề biển đổi khí hậu, làm lãnh đạo của EPA.

Sắc lệnh này ảnh hưởng như thế nào ?

Theo phóng viên môi trường của BBC, Matt McGrath, sắc lệnh này vừa là một nỗ lực mang tính thực hành và vừa mang tính triết lý để thay đổi quan điểm của Mỹ về biến đổi khí hậu.

Phe ủng hộ ông Trump nói rằng nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm trong khi mở cửa cho ngành công nghiệp dầu và khí đốt. Phe phản đối tuy đồng tình là sắc lệnh này sẽ tạo việc làm - nhưng sẽ là việc làm cho luật sư, chứ không phải thợ mỏ.

Đón đầu là Chính sách Năng Lượng Sạch (CPP), ông Obama dự kiến cắt nhiên liệu hóa thạch khỏi nguồn sản xuất năng lượng. Mặc dù chính này gặp rắc rối về tư pháp nhưng chính phủ mới sẽ để nó thối rữa ở đó trong khi họ đề một chính sách thay thế yếu ớt hơn.

Cũng sẽ có những quy định mới kém nghiêm ngặt hơn về lượng methan thải ra từ ngành công nghiệp dầu nhưng thoải mái hơn để bán đất liên bang cho các mỏ than.

Tổng thống Trump dấu hiệu một sự thay đổi mạnh mẽ về triết lý rằng CO2 là kẻ thù, thủ phạm đằng sau biển đổi khí hậu.

44444444444444444

Giảm tải lượng khí thải từ các nhà máy năng lượng than là một yếu tố quan trọng trong cam kết của Hoa Kỳ trong Thỏa ước Paris - AP

Các nhà hoạt động môi trường Hoa Kỳ vô cùng kinh ngạc và tức giận. Họ sẽ nuối đuôi nhau thưa kiện. Nhưng phần lớn mọi chuyện đang nằm trong tay Tổng thống Trump và phe vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thách.

Liệu Hoa Kỳ có giữ những cam kết trong Thỏa ước Paris ?

Thỏa ước yêu cầu các chính phủ phải dịch chuyển nền kinh tế của họ rời khỏi nhiên liệu hóa thạch và giảm tải lượng carbon để kiềm hãm sự nóng lên toàn cầu.

Ông Trump từng nói rằng biến đổi khí hậu "do người Trung Quốc gây ra và chỉ người Trung Quốc bị ảnh hưởng".

Nhưng cuối năm ngoái, ông đã thừa nhận rằng "có vài mối liên quan" giữa hành vi con người và biến đổi khí hậu.

Dù Mỹ có quyết định như thế nào, EU, Ấn Độ và Trung Quốc nói sẽ vẫn cam kết với Thỏa ước Paris.

Published in Quốc tế