Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ : Từ khủng hoảng ngoại giao đến chiến tranh thương mại

Trừng phạt, trả đũa kinh tế, đe dọa, thách thức nhau, chưa bao giờ quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, hai nước đồng minh trong Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương - NATO, lại xấu trầm trọng như hiện nay.

mytho1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, nhân thượng đỉnh NATO, Bruxelles, Bỉ, ngày 11/07/2018 Reuters

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nhiều bất đồng ngoại giao kéo dài vài tháng nay, đặc biệt là số phận của mục sư người Mỹ Andrew Brunson, hiện bị cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ biến thành chiến tranh thương mại như thế nào ? RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin từ các trang LCI (kênh thông tin truyền hình kỹ thuật số của Pháp), Les Echos, Le Temps (Thụy Sĩ) và Sputnik (Nga).

Đổi mục sư lấy giáo sĩ ?

Trên Twitter, tối 17/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump viết : "Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm. Họ đang giam giữ vị mục sư Cơ đốc giáo tuyệt vời của chúng ta... Chúng ta sẽ không trả gì hết để đánh đổi tự do của một người vô tội". Washington yêu cầu Ankara "trả tự do ngay lập tức" cho mục sư Andrew Brunson, 50 tuổi, người Mỹ gốc Bắc Carolina, nhưng sống tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1993. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt.

Mục sư Andrew Brunson sống và giảng đạo tại Izmir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ cùng với vợ và ba con từ năm 2000. Ông nằm trong số hàng nghìn người bị bắt giam, trong đó có 20 người Mỹ, sau vụ đảo chính hụt tháng 07/2016 mà tổng thống Erdogan quy tội chủ mưu cho giáo chủ Fethullah Gulen, hiện sống tị nạn tại Mỹ. Mục sư Andrew Brunson bị cáo buộc làm gián điệp, hoạt động "khủng bố" và có liên hệ với đảng Lao Động Kurdistan (PKK) bị Ankara liệt trong danh sách tổ chức khủng bố. Bản cáo trạng dày 62 trang chỉ dựa trên lời khai của các nhân chứng vô danh. Sau một năm rưỡi sống trong tù, mục sư người Mỹ bị quản thúc tại gia từ tháng Bẩy cho đến phiên xử tới, diễn ra ngày 12/10 và có nguy cơ lĩnh án 35 tù.

Bên phía Hoa Kỳ, chính quyền Donald Trump tìm cách giải quyết hồ sơ này. Ngày 04/08, ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu : "Đã đến lúc mục sư Brunson phải được tự do, được phép trở về Mỹ", cũng như nhiều công dân Mỹ khác hoặc nhân viên địa phương của các cơ quan ngoại giao Mỹ đang bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cầm tù. Sau gần hai tuần chờ đợi, ngày 16/08, đến lượt bộ trưởng Ngân Khố Mỹ cảnh báo rằng Mỹ dự tính "làm nhiều hơn nữa nếu họ không nhanh chóng được trả tự do".

Mọi khả năng nhân nhượng với Thổ Nhĩ Kỳ để mục sư Andrew Brunson được trả tự do cũng bị tổng thống Mỹ gạt bỏ khi trả lời phỏng vấn Reuters ngày 20/08. Ông Trump nhấn mạnh : "Tôi cho rằng việc mà Thổ Nhĩ Kỳ đang làm thật đáng buồn. Tôi nghĩ là họ đã phạm một sai lầm kinh khủng. Sẽ không có nhân nhượng".

Thế nhưng, nếu chính quyền Mỹ đòi trả tự do cho mục sư Brunson, thì từ nhiều năm nay, tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Washington cho dẫn độ "kẻ thù" của ông là giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc đứng đầu vụ đảo chính hụt, và sống tị nạn ở Mỹ từ năm 1999.

Theo nhật báo Les Echos (16/07/2016), dù sống ẩn ở Poconos, một vùng rừng núi ở bang Pennsylvania, phía đông bắc Mỹ, giáo sĩ tỉ phú Gulen đứng đầu một phong trào có thế lực ở Thổ Nhĩ Kỳ, gồm một mạng lưới lớn các trường học (ở Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nơi trên thế giới), một tổ chức phi chính phủ, nhiều doanh nghiệp mang tên Hizmet và ông có sức ảnh hưởng lớn trong giới truyền thông, cảnh sát và giới quan tòa tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều trớ trêu là hai ông Erdogan và Gulen lại từng là đồng minh của nhau. Ông Erdogan đã tận dụng được mạng lưới của Fethullah Gulen để đạt đến đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, vị giáo sĩ có sức ảnh hưởng lớn này lại trở thành "kẻ thù số 1" của tổng thống Erdogan sau tai tiếng tham nhũng vào cuối năm 2013 và đánh vào nhiều nhân vật thân tín của tổng thống. Từ đó, ông Erdogan cáo buộc vị giáo sĩ lưu vong lập một "Nhà nước song song" nhằm lật đổ ông, điều mà phía những người theo giáo sĩ Gulen luôn bác bỏ.

Những bất đồng âm ỉ

Tổng thống Mỹ đã biến những lời đe dọa thành hiện thực bằng cách khuấy động tài chính, sau đó là nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nhờ "trợ giúp" từ phản ứng của thị trường chứng khoán. Chủ nhân Nhà Trắng dường như cũng muốn bắn một mũi tên trúng hai đích khi nhắm đến vị trí địa chính trị và những tính toán hiện nay của Ankara.

Trong khu vực Trung Đông, lực lượng người Kurdistan là một trở ngại chính trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara liệt người Kurdistan là thành phần khủng bố, từng dồn quân sang Afrin bên phía Syria để đẩy xa lực lượng này khỏi biên giới hai nước. Ngược lại, với Mỹ, đây lại là một trong những lực lượng chủ đạo để đẩy lùi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và bảo vệ các khu khai thác dầu mỏ rộng lớn trong vùng. Quân đội Mỹ thường xuyên cung cấp vũ khí, huấn luyện lực lượng này.

Sự phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về giải pháp hòa bình cho Syria, cạnh tranh trực tiếp với tiến trình đàm phán do Liên Hiệp Quốc chủ trì, đe dọa đến lợi ích của Mỹ tại Syria, cũng như trong khu vực. Tổng thống Erdogan không giấu tham vọng tăng cường quyền lực trong thế giới Hồi Giáo theo hệ phái Sunni, nên sẵn sàng đối đầu với Saudi Arabia và Israel, hai đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông.

Ankara kết bạn với nhiều đối thủ khác của Mỹ. Tại Trung Đông, bất chấp loạt trừng phạt mới được Washington công bố nhắm vào Tehran, tổng thống Erdogan tuyên bố tại diễn đàn BRICS ở Johannesburg, trong tư cách khách mời danh dự, rằng ông sẽ không chịu khuất phục trước các nhà độc tài Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trao đổi thương mại với Iran. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela thiết lập quan hệ vững mạnh từ gần một năm nay. Trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại Venezuela, tổng thống Maduro tìm được một đồng minh nặng ký. Tin tưởng đồng minh Trung Đông, ngày 18/07/2018, Venezuela tuyên bố chọn các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ để gửi vàng, thay vì gửi vào các ngân hàng Thụy Sĩ.

Tổng thống Mỹ không muốn bị xỏ mũi

Một yếu tố chính trị khác giải thích sự cứng rắn của chính quyền Mỹ đối với Ankara là kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng bán chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào nước này không chấm dứt hợp đồng quân sự với Nga. Nếu được triển khai, hệ thống phòng thủ của Nga được cho là không phù hợp với chính sách phòng thủ của khối NATO.

Ngày 21/08, như thể "đổ thêm dầu vào lửa", Moskva thông báo sẽ giao hệ thống lá chắn tên lửa S-400 đầu tiên cho Ankara kể từ năm 2019. Theo hãng tin RIA, được Reuters trích dẫn, hợp đồng được thanh toán bằng đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải bằng đô la Mỹ.

Tức giận vì bị Mỹ liên tục gây sức ép, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có tính đến việc rút khỏi NATO hay không ? Theo Sputnik, giả thuyết này hiện không khả thi vì Ankara và Washington đều cần đến nhau : hai nước có một thỏa thuận phòng thủ tương hỗ, thêm vào đó Mỹ có gần 100 đầu đạn hạt nhân trữ tại căn cứ không quân Incirlik (phía nam Thổ Nhĩ Kỳ).

Khi trả lời Reuters, tổng thống Mỹ khẳng định "yêu đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và rất yêu dân tộc Thổ, có mối quan hệ bằng hữu tốt đẹp với tổng thống Erdogan. Nhưng có vẻ như đây là tình cảm đơn phương. Mỹ không muốn "yêu" đơn phương nữa". Vì vậy, theo dự kiến, trong tuần này, Washington sẽ đưa ra loạt trừng phạt thứ hai nhắm vào Ankara nếu như mục sư Andrew Brunson không được trả tự do.

Loạt trừng phạt thứ nhất của Mỹ, tăng gấp đôi mức thuế về thép và nhôm nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến đồng lira mất giá nghiêm trọng so với đồng đô la. Không chỉ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lao đao mà các nước trong khu vực và các nước đang phát triển cũng có nguy cơ bị tác động liên đới.

RFI tiếng Việt

******************

Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Erdogan thách Mỹ làm sụp đổ kinh tế (RFI, 19/08/2018)

Recep Erdogan được đảng Hồi giáo bảo thủ AKP tái tín nhiệm vào chiếc ghế chủ tịch trong ngày đại hội hôm thứ bảy 18/08/2018 tại Ankara. Tiếp tục đọ sức với Washington, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố "không bao giờ đầu hàng" trước áp lực kinh tế của Mỹ biến "đồng minh chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ thành mục tiêu chiến lược" phải triệt hạ.

tho1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan được đảng Hồi giáo bảo thủ AKP tái tín nhiệm vào chức chủ tịch ngày 18/08/2018 tại Ankara. Reuters/Umit Bektas

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette tường thuật :

Kết quả như dự báo, Recep Erdogan được toàn thể 1.380 đại biểu họp tại Ankara bầu lại vào ghế lãnh đạo đảng AKP Ban lãnh đạo đảng cũng đã được đổi mới nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dành phần lớn bài diễn văn để tập trung vào cuộc khủng hoảng ngoại giao và tiền tệ với Washington. Thông điệp với nội dung lên án Mỹ âm mưu chống đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ.

"Họ muốn làm chúng ta sụp đổ bằng vũ khí kinh tế, bằng lãi suất ngân hàng, bằng lạm phát và tỷ giá hối đoái, nhưng chúng ta đã phát hiện âm mưu của họ", tổng thống Erdogan xác quyết như thế.

Thay vì tìm cách xoa dịu tình hình, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chọn thái độ tiếp tục lên gân với Mỹ theo cá tính khiêu khích của ông, từ khi giá trị đồng tiền quốc gia bị rơi tự do cách nay một tuần.

Bất chấp tiền tệ bị mất giá đến 40% kể từ đầu năm nay, tổng thống Erdogan khẳng định : Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đương đầu với điều mà ông gọi là "chiến tranh kinh tế".

Tú Anh

***************

Cuộc đọ sức Trump - Erdogan đi về đâu ? (RFI, 17/08/2018)

Với hai đấu thủ đều háo thắng, tổng thống Donald Trump nóng nảy như núi lửa và tổng thống Erdogan nhà độc tài tự ái, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh trong NATO, liệu sẽ kết thúc ra sao ? Giới phân tích không dám phiêu lưu tiên đoán ai sẽ nhượng ai trước, nhưng cho rằng chính quyền Ankara sẽ bị thiệt hại nặng hơn Mỹ nếu hai bên đi đến cùng.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại thượng đỉnh Nato, Bruxelles ngày 11/07/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Vào lúc tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ lung lay, Washington, qua tuyên bố của bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đe dọa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt mới, nếu Ankara không trả tự do cho Andrew Brunson, mục sư người Mỹ bị giam cầm từ 18 tháng nay nay với tội danh "khủng bố".

Khủng hoảng giữa hai nước thành viên NATO đã khơi nguồn từ nhiều năm nay. Lúc đầu Ankara đòi Mỹ cho dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen với tội danh cầm đầu đảo chính hụt vào tháng 7/2016. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một đồng minh chính trị của tổng thống Erdogan trước khi phải chạy sang Mỹ lưu vong vào năm 1999. Thật ra, Hoa Kỳ không từ chối trục xuất giáo sĩ Fethullah Gulen, nhưng đòi Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp chứng cớ buộc tội.

Nhốt mục sư Tin lành được lợi gì ?

Đến tháng 10/2016, ba tháng sau vụ đảo chính hụt, chính quyền Ankara bắt mục sư Mỹ Andrew Brunson và quy cho nhà truyền giáo Tin lành tham gia vào cuộc binh biến mà cũng không đưa ra chứng cớ.

Theo AFP, số phận của mục sư Mỹ đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Cho dù đích thân Phó tổng thống Mike Pence, một tín đồ Tin lành phúc âm, đòi hỏi, một toà án Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không bỏ lệnh quản thúc. Trái lại, theo luật sư của bị cáo, một toà khác có thẩm quyền cao hơn sẽ quyết định trong tuần này.

Chỉ trong vòng vài hôm, hai đồng minh biến thành hai kẻ đối đầu. Tổng thống Donald Trump tăng giá biểu áp thuế lên thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ. Lệnh trừng phạt cảnh cáo này đủ làm cho đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ, đã suy yếu từ gần một năm nay, lao dốc, đe dọa nền kinh tế mong manh vì lạm phát và nợ công. Lập tức, tổng thống Erdogan lên án Mỹ phát động "âm mưu chính trị" kêu gọi dân chúng kháng cự.

Nếu biết rằng Washington và Ankara là hai đồng minh lâu đời, có quyền lợi quân sự tương đồng, có hiệp ước an ninh chung từ thời chiến tranh lạnh, chia sẻ nhau từ ô dù hạt nhân đến căn cứ quân sự, thì cuộc đấu khẩu hiện nay là chuyện hi hữu.

Trong bài "cuộc đọ sức hai bên đều thua thiệt", Le Monde ngày 17/08/2018 nêu lên ba mối nguy hại.

Về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nạn nhân đầu tiên, nhưng các ngân hàng quốc tế, chủ nợ của Ankara sẽ bị tác động.

Hệ quả về ngoại giao cũng không kém nghiêm trọng. Tổng thống Erdogan dọa là sẽ tìm "đồng minh mới". Trong bối cảnh căng thẳng với Washington, nhà lãnh đạo mang ước mơ làm đại đế thời hoàng kim Ottoman hòa giải với Châu Âu, thả hai quân nhân Hy Lạp giam cầm từ 5 tháng nay và người điều hành tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại Thổ Nhĩ Kỳ Taner Kilic. Dụng ý của ông Erdogan là tìm hậu thuẩn của Châu Âu và sử dụng lá bài di dân để gây áp lực. Tuy nhiên, trước thái độ dè dặt của Pháp và Đức, từ chối lời mời tham gia hội nghị "bốn bên" với Nga,Thổ về tình hình Syria, Matxcơva đã lao vào chổ trống ngoại giao, ngay tức khắc gửi Serguei Lavrov sang Ankara.

Trump-Erdogan dọn cỗ cho Putin ?

Trong nhất thời, tổng thống Nga Putin ghi nhiều bàn thắng, nhất là để làm suy yếu NATO, mục tiêu chiến lược của chủ nhân điện Kremlin.

Câu hỏi quan trọng là liệu Donald Trump và Recep Erdogan, trước khi thật sự lên võ đài có suy tính kỹ hậu quả hay chưa ? Có muốn cả hai cùng thua hay không ?

Mỹ sẽ thua vì mất đồng minh nặng ký trong khu vực Trung Cận Đông bất ổn. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thua đậm vì lọt vào miệng cọp Nga, theo nhận định của Le Monde.

Đã vậy, khi mất thị trường Mỹ, tiền tệ và kinh tế rối loạn, sự nghiệp chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đầy bất trắc, dân chúng có để yên cho ông hay không ? Khi sửa đổi Hiến pháp, thâu tóm quyền lực đến trọn đời, tổng thống Erdogan đã lý giải với dân : tổng thống là người có trách nhiệm tất cả.

Hạ nhiệt ?

Có lẽ vì thế mà cho dù lớn tiếng đe dọa Mỹ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng không để tình hình suy thoái thêm. Thứ hai vừa qua, đại sứ Mỹ tại Washington Serdar Kilic đã đến gặp cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, diều hâu John Bolton.

Tú Anh

**********************

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ : Căng thẳng kinh tế tác hại đến hợp tác quốc phòng (RFI, 17/08/2018)

Quan hệ Mỹ -Thổ Nhĩ Kỳ ngày xấu đi rõ rệt, xuống đến mức thấp nhất từ mấy chục năm qua. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu bị điêu đứng, nhưng điều đáng ngại hơn, theo phân tích của hãng tin Pháp AFP ngày 14/08/2018, là nguy cơ quan hệ quân sự xấu đi giữa hai thành viên quan trọng trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

trump2

Ảnh minh họa : Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ Incirlik , Adana, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh 10/08/2015. Reuters/Murad Sezer

Khi loan báo tăng gấp đôi mức thuế đánh trên nhôm thép nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định "quan hệ với Ankara hiện không tốt". Bốn hôm sau, ngày 14/08, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã "ăn miếng trả miếng", kêu gọi tẩy chay hàng điện tử Mỹ, và ban hành quyết định áp thuế quan cực nặng trên hàng loạt sản phẩm nhập từ Mỹ, với 140% trên rượu, 120% trên xe du lịch hay 60% đối với lá thuốc lá ; gạo, than đá cũng bị tăng thuế mạnh.

Trước mắt, trừng phạt kinh tế của Mỹ đã làm đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá đáng kể, tác động nặng nề đến kinh tế và đời sống người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quan hệ xấu đi này sẽ không chỉ tác hại đến kinh tế, thương mại, mà giới quan sát còn lo ngại về các ảnh hưởng tiêu cực trên quan hệ quân sự, quốc phòng giữa hai đồng minh NATO, với những hậu quả địa lý chính trị khó lường.

Ngay hôm 10/08, trên tờ báo Mỹ The New York Times, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cảnh báo là nếu Washington không từ bỏ các hành vi đơn phương và thái độ thiếu tôn trọng thì Ankara bị buộc phải tìm kiếm "bạn bè và đồng minh mới".

Theo AFP, lời cảnh báo trên được đưa ra sau một cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông Erdogan và tổng thống Nga Vladimir Putin về kinh tế và thương mại cũng như về tình hình Syria.

Các yếu tố bất đồng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ càng lúc càng nhiều

Quan hệ quân sự song phương Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây đã gặp nhiều khúc mắc trên một loạt hồ sơ.

Trước hết là trong hồ sơ Syria. Washington đã hỗ trợ cho lực lượng Kurdistan YPG ở Syria chống lại lực lượng thánh chiến thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Thế nhưng, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là tay chân của đảng Kurdistan PKK, bị Ankara liệt vào diện lực lượng khủng bố cần tiêu diệt.

Căng thẳng Ankara-Washington lại càng lên cao sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, lại ký thỏa thuận sơ bộ để mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, một đối thủ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Ngoài yếu tố kỹ thuật - hệ thống phòng không S-400 hoàn toàn không thích ứng với hệ thống phòng thủ của NATO - thương vụ này lại là một sự vi phạm trừng phạt của Mỹ đối với Nga.

Một nhân tố khác phản ánh đà xấu thêm trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ là sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm 13/08, đã ký ban hành luật mới về ngân sách quốc phòng Mỹ, trong đó có điều khoản cấm cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara tiếp tục bàn thảo việc mua S-400 của Nga.

Quan hệ ngày càng tốt đẹp lên giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gây lo ngại cho cả Mỹ lẫn Châu Âu. Việc Thổ Nhĩ Kỳ đối thoại với Nga đã khiến một số người hoài nghi về tính đáng tin cậy của Ankara trong tư cách một thành viên NATO, và nêu lên câu hỏi là có nên để Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ở trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hay không.

Nhưng chuyên gia Joshua Landis, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Đông, trả lời AFP, đã đánh giá là việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO sẽ là một thảm họa, vì điều đó chỉ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tay của Nga mà thôi.

Riêng đô đốc hồi hưu James Stavridis, cựu tư lệnh lực lượng NATO, thì đã thúc giục Washington và Ankara là phải làm tất cả những gì có thể làm để cải thiện quan hệ.

Trả lời hãng truyền thông Mỹ MSNBC hôm 13/08, ông nói : "Để mất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một sai lầm khủng khiếp về địa chính trị, và may mắn thay là chúng ta có thể hy vọng đẩy lùi việc này, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ phải đi bước đầu tiên".

Tuyên bố của đô đốc Stavridis được đưa ra đúng vào hôm ông John Bolton, cố vấn an ninh của ông Trump, gặp đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về vấn đề Ankara bắt giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson - ngòi nổ làm dấy lên cuộc khủng hoảng hiện nay - và tình hình quan hệ song phương.

Vấn đề căn cứ quân sự Incirlik

Các chuyên gia cũng nhìn một cách lo ngại về số phận của Incirlik, căn cứ quân sự Mỹ nằm vùng phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới với Syria khoảng 70 cây số. Đây cũng là một đầu mối gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy thập niên qua.

Incirlik là một căn cứ mà Mỹ đã xây dựng vào năm 1951 ở vùng Cận Đông, biến nó thành một cơ sở chiến lược đối với quân đội Mỹ và NATO, và cho đến nay, các máy bay tham gia chiến dịch tấn công lực lượng thánh chiến ở Irak và Syria đều xuất phát từ căn cứ này.

Đây cũng là nơi Mỹ tồn trữ 50 quả bom nguyên tử.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ này cũng quan trọng khi mà họ được quân đội Mỹ cung cấp thông tin tình báo và drone quan sát ở vùng biên giới, giúp Ankara theo dõi động tĩnh của đảng Kurdistan PKK.

Tuy nhiên căn cứ Incirlik thường xuyên bị Ankara dọa đóng cửa. Vào năm ngoái, Muharrem Ince, đại diện phe đối lập tranh cử tổng thống, đã dọa đóng cửa căn cứ nếu Washington không cho dẫn độ giáo sĩ Fethulla Gulen bị nghi là xúi giục đảo chính năm 2016.

Ông Ince đã thất cử. Nhưng Incirlik tiếp tục nằm trong vòng xoáy. Sau vụ đảo chính hụt, viên chỉ huy người Thổ Nhĩ Kỳ của căn cứ Incirlik đã bị bắt vì bị tình nghi có dính đến vụ đảo chính.

Theo báo Thổ Nhĩ Kỳ Cumhuriyet, một số luật sư thân cận với tổng thống Erdogan đã đâm đơn kiện yêu cầu bắt giữ lính Mỹ ở căn cứ này vì họ cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ đảo chính.

Ai sẽ thắng trong cuộc đọ sức Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ

Theo giới chuyên gia, trong cuộc đọ sức này đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ bị thua thiệt lớn, vì là một nước nhỏ. Chuyên gia Mỹ Joshua Landis ví von : "Thổ Nhĩ Kỳ yếu thế hơn trong khi Hoa Kỳ là một con voi to lớn".

Trước mắt, căng thẳng ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ tác động đến thỏa thuận mà Ankara đã ký với Pakistan, trị giá khoảng 1,5 tỷ đô la để bán súng trang bị cho trực thăng mà Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Nhưng thiết bị của Thổ Nhĩ Kỳ lại có sử dụng những linh kiện của Mỹ, do đó cần phải có sự đồng ý của Mỹ để xuất khẩu. Việc mua bán được dự báo là sẽ rất gay go trong bối cảnh hiện nay.

Dù biết mình yếu thế trong cuộc đọ sức, nhưng có những điểm mà Ankara khó thể chấp nhận, và vẫn sẽ là những cái gai trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ.

Hồ sơ lớn đối với Ankara liên quan đến giáo sĩ Gulen, hiện lưu vong ở Mỹ. Ankara liên tục đòi Washington đòi cho dẫn độ, nhưng cho đến nay đòi hỏi này không được Mỹ đáp ứng.

Ankara cũng vẫn tức giận trước sự kiện là vào tháng 5/2018, ông Hakan Atilia, cựu phó tổng giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước Thổ Nhĩ Kỳ Halkbank, đã bị một tòa án Mỹ kết án 32 tháng tù về tội gian lận ngân hàng trong một vụ liên quan đến hàng tỷ đô la. Ông Hakan Atilia đã kháng cáo, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cực lực phản đối bản án. Khả năng ngân hàng Halkbank có thể bị phạt một khoản tiền lớn gây lo ngại cho Ankara.

Về phía Mỹ thì Washington không thể chấp nhận việc công dân của mình bị bắt giam, như trường hợp mục sư Andrew Brunson, bị bắt giam một năm rưỡi và tiếp theo là quản thúc tại gia, khiến tổng thống Trump tức giận và trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Mai Vân

***************

Đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá hơn 6% vì Mỹ đe dọa trừng phạt thêm (VOA, 17/08/2018)

Đồng lira ca Th Nhĩ Kỳ mt giá hơn 6% so vi đng đôla hôm 17/8, sau khi M cnh báo Ankara hãy ch thêm nhiu trng pht kinh tế na, tr phi trao tr mc sư truyn giáo người M Andrew Brunson đang b Th Nhĩ Kỳ cm tù, theo Reuters.

trump3

Một đim đi ngoi t Istanbul, Th Nhĩ Kỳ, vào ngày 10/8/2018.

Đồng tin ca Th Nhĩ Kỳ đã mt gn 40% giá tr so vi đng đôla trong năm nay, do b tác đng t c rn nt ngoi giao ln báo đng ca các nhà đu tư v các chính sách tin t ca Tng thống Tayyip Erdogan s nh hưởng lên nn kinh tế. Ông Erdogan, người t xưng là "k thù ca lãi sut", mun gim lãi sut cho vay bt chp tình trng lm phát cao.

Cuộc khng hong tin t dn đến lo ngi v nhng nh hưởng sâu rng hơn đi vi nn kinh tế, cụ th là vic Th Nhĩ Kỳ s ph thuc vào năng lượng nhp khu, và liu các mc n ngoi t có gây ri ro cho ngành ngân hàng hay không.

Trong cuộc hp ni các ngày 16/8, B trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói vi Tng thng Donald Trump rng lnh trừng pht đã sn sàng, nếu ông Brunson, người đang b xét x Th Nhĩ Kỳ v ti khng b, không được phóng thích.

Ông Trump sau đó cho biết trong mt dòng tweet rng Hoa Kỳ "s không tr gì" cho vic phóng thích ông Brunson, "nhưng chúng tôi đang ct bt đi đi vi Th Nhĩ Kỳ !". Tng thng Hoa Kỳ gi ông Brunson "mt con tin yêu nước tuyt vi". Còn các quan chc Th Nhĩ Kỳ nói trường hp này là vn đ ca tòa án.

quan qun lý ngân hàng Th Nhĩ Kỳ đã thc hin các bước nhm n đnh tin t, hn chế giao dịch tương lai và giao dch hoán đi ngoi hi. Nhưng mt s nhà kinh tế nói cn phi có thêm nhng bin pháp kiên quyết hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ và các công ty ca nước này sp đến kỳ tr gn 3,8 t đôla trái phiếu ngoi t trong tháng 10, theo tính toán ca công ty tài chính Societe General.

Standard & Poor's (S&P) dự kiến s công b đánh giá xếp hng tín dng ca Th Nhĩ Kỳ sau khi th trường đóng ca vào ngày th Sáu.

Thị trường Th Nhĩ Kỳ s đóng ca t trưa ngày th Hai cho đến cui tun trong dp ngh l Eid al-Adha của Hi giáo.

Published in Quốc tế