Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến tranh thương mại Mỹ-EU leo thang : Trump dọa áp thuế 20% trên xe hơi (VOA, 23/06/2018)

Tổng thng Trump da áp thuế 20% trên xe hơi lp ráp ti các nước Liên hip Châu Âu (EU) nhp vào M, đ đáp tr nhng loi thuế mà các nước EU áp đt lên các sn phm nhp khu t Hoa Kỳ.

trade1

Bộ trưởng Tài chánh Pháp Bruno Le Maire, trái, đón tiếp Bộ trưởng thương mại M Wilbur Ross trước cuc hi đàm ti B Kinh tế Pháp Paris, ngày 31/5/2018.

Hôm thứ Sáu 22/6, ngày mà các loi thuế quan mi ca Âu Châu bt đu được áp dng, ông Trump ti lên Twitter dòng chia s sau đây :

"… nếu các sc thuế và rào cn đó không được hy b và d xung ngay, chúng tôi s áp thuế 20% trên tt c các loi xe hơi ca h nhp vào Hoa Kỳ. Hãy sn xut xe ti đây !".

Ông Trump tải lên dòng tweet này 1 ngày sau khi Bộ trưởng Thương mi Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết là theo kế hoch, ti tháng 7 hoc tháng 8 năm nay, b ca ông s hoàn tt mt cuc điu tra xem liu các xe hơi và linh kin xe hơi nhp vào nước M có phi là mt mi đe da cho an ninh quốc gia hay không.

Các loại thuế quan mi ca EU được áp dng cho hàng hóa M tr giá hàng t đô la, trong đó có qun jeans, rượu bourbon và xe mô tô.

Hành động này là phn ng mi nht trước quyết đnh ca Tng thng Trump áp thuế lên nhôm và thép ca EU.

Theo kế hoch, Hoa Kỳ s bt đu áp dng thuế quan trên các hàng nhp khu t Trung Quc tr giá hơn 30 t đôla.

Không như EU, Trung Quc tuyên b s tr đũa ngay tc khc, đt hai nn kinh tế ln nht thế gii vào thế đi đu vi nhau.

Phó Chủ tch Phòng Thương mi M, John Murphy, được hãng tin AP dn li nói rng ông ước lượng trước cui tun đu tiên ca tháng By, khong 75 t đôla hàng hóa M có th b các nước đánh thuế quan.

Một người phát ngôn ca Bộ thương mại Trung Quc ch trích rng Hoa Kỳ đang lạm dng các phương pháp áp thuế quan, và khi đng chiến tranh thương mi trên khp thế gii.

Nhà phân tích tài chính Mike van Dulken nhận đnh : "Hin không rõ rt mi chuyn rt cuc s di xa ti đâu gia Hoa Kỳ và Trung Quc, và nhng hu quy chuyền ca nó trên nn thương mi thế gii".

trade2

liu : Qun jeans Levi ca M trên k vào ngày TT Trump áp thuế trên nhôm và thép. EU cnh báo s áp thuế lên các mt hàng tiêu biu nhp t M như qun jeans Levi... nh chp ngày 31/5/2018

Trong chiến dch vn đng tranh cử Tng thng ca ông, ông Trump ha s áp thuế quan trên nhiu mt hàng nhp khu bi vì, theo ông, Hoa Kỳ đã b các nước trên khp thế gii li dng khai thác by lâu nay.

Một cu c vn thương mi Tòa Bch c nói ông Trump đã t ra "hung hăng ti mức các nhà lãnh đo được bu lên mt cách dân ch- và ngay c Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình, không dân ch, vào tình trng bt kh, không th nào ra v quỳ ly hay đu hàng".

Ông Phillip Levy, nhà nghiên cứu lão thành ti Hi đng Chicago v Thế giới s v nhn đnh :

"Tổng thng Trump đã đy mi người vào tình hung khó khăn ti mc các nước khác khó có th nhượng b, và cho ông nhng gì ông mun".

******************

Trung Quốc : Ẩn sau chiến tranh thương mại là cuộc chiến về tiêu chuẩn (RFI, 21/06/2018)

Đội tuyển bóng đá Trung Quốc không được thi đấu tại World Cup 2018, nhưng nhiều thương hiệu Trung Quốc hiện diện trong mùa bóng đá ở Matxcơva. Nhiều sai phạm ở FIFA đã khiến các tập đoàn phương Tây "né" World Cup. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để nhanh chóng trở thành các nhà tài trợ cho Giải vô địch bóng đá thế giới. Hisense, Mengniu và Vivo đã trở thành các đối tác của World Cup 2018 tại Nga, biến giấc mơ của chủ tịch Tập Cận Bình thành sự thật : đưa Trung Quốc thành «một đất nước của trái bóng tròn".

trade3

Tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc. Reuters

Nhưng đó không chỉ là thể thao, mà là một chiến lược của Bắc Kinh. Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sớm phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc ra toàn cầu : đây mới là "trận chiến" quan trọng hơn cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trên đây là nhận định của kinh tế gia Jean-Raphaël Chaponnière, tác giả bài viết "Trung Quốc : trận chiến về tiêu chuẩn đằng sau cuộc chiến tranh thương mại". Bài viết được đăng trên trang mạng Châu Á Asialyst ngày 17/06/2018.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đưa thương hiệu hàng hóa ra thế giới bằng cách nào ?

Trong những năm 1990, một doanh nghiệp lớn của Pháp về quần áo may sẵn phát hiện nhãn hiệu sản phẩm của họ đã được đăng ký tại Indonésia, nơi họ đang định mở trụ sở. Điều đáng nói hơn nữa là công ty đăng ký nhãn hiệu đó tại Indonésia lại là một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Pháp mà họ đã phải thương lượng để đạt một thỏa thuận. Từ đó tới nay, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã vấp phải vấn đề tương tự ở Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc không phải là những nhà sao chép, mà là những nhà sao chép siêu hạng. Tiếp theo Nhật Bản, Hàn Quốc, giờ đây Trung Quốc trở thành các nhà vô địch trong lĩnh vực này ở Châu Á, nơi mà sao chép là một cách học hỏi được ưa chuộng hơn cả sáng tạo.

Song song với sản xuất hàng nhái, hàng giả, Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ các thương hiệu của mình. Từ vài năm nay, chính quyền có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu doanh nghiệp hoặc hàng hóa tại nước ngoài. Từ năm 2004 đến năm 2017, lượng thương hiệu Trung Quốc đăng ký ở Châu Âu đã tăng gấp 5 lần và tăng gấp 8 lần so với số thương hiệu của Mỹ. Cuộc chạy đua rõ rệt nhất là trong lĩnh vực tin học. 8% số ứng dụng mới tại Hoa Kỳ là của Trung Quốc, trên cả Đức, Anh và Canada.

Cuộc chạy đua bằng sáng chế diễn ra thế nào ?

Nghịch lý là trong khi Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới, chỉ có hai thương hiệu Trung Quốc là Hoa Vi và Lenovo là nằm trong sách sách top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong danh sách này có 3 thương hiệu của Hàn Quốc và 6 thương hiệu của Nhật Bản. Sự thua kém này của Trung Quốc phần nào là do việc Trung Quốc tham gia toàn cầu hóa khá muộn. Trong khi hàng hóa của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản xuất ra thị trường thế giới với thương hiệu của riêng họ, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn chỉ là những nước chuyên gia công cho các thương hiệu cao cấp.

Nhưng về sáng chế thì khác, cuộc chạy đua đã bắt đầu từ lâu. Phải nói là tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc thật đáng khâm phục. Theo Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới, trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và xếp hạng thứ 2 (48.882 bằng sáng chế), chỉ đứng sau Mỹ (56.624 bằng sáng chế). Trong số 10 tập đoàn có nhiều sáng chế nhất toàn cầu, có Hoa Vi, ZTE và BOE của Trung Quốc, Mitsubishi và Sony của Nhật, LG và Samsung của Hàn Quốc.

Vào năm 2020, Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới. Nếu chỉ tính riêng tại Mỹ, Trung Quốc là nước ngoài được Văn Phòng Sáng Chế Hoa Kỳ cấp nhiều bằng sáng chế thứ ba. Khoảng cách giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng được thu hẹp.

Chuẩn Trung Quốc được quốc tế hóa thế nào ?

Từ phát minh tới phổ biến các sản phẩm hay công nghệ mới, cần có các chuẩn mực. Tại Châu Âu, Nhà Nước điều phối và tài trợ tiến trình xây dựng tiêu chuẩn. Tại Mỹ, tiến trình này chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp kiểm soát các công nghệ được dùng làm chuẩn mực có ưu thế rất lớn trong cạnh tranh. Đối thủ của các doanh nghiệp này buộc phải mua các trang thiết bị hay giấy phép sử dụng của họ.

Điển hình nhất là trường hợp của Qualcomm với các bằng sáng chế công nghệ LTE, 3G và 4G. Mỗi năm, gã khồng lồ của Mỹ về công nghệ điện thoại di động thu lời vài chục tỉ đô la từ các bằng sáng chế của mình, chỉ riêng Trung Quốc năm 2014 đã mang về cho Qualcomm 8 tỉ đô la. Lợi nhuận đặc biệt cao trong các ngành công nghiệp mà tiêu chuẩn là thành quả của quá trình thương lượng phức tạp giữa các hãng sản xuất lớn và người sử dụng trên toàn thế giới, và lợi nhuận còn khổng lồ hơn khi các tiêu chuẩn chỉ do một bên ấn định.

Từ khi nhà chức trách Trung Quốc thông qua một bộ luật mới về tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn, chuẩn mực không còn do Nhà Nước xây dựng và kiểm soát nhiều nữa mà chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp xây dựng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng tìm cách quốc tế hóa các tiêu chuẩn Trung Quốc. Dự án "Sáng kiến một vành đai, một con đường" là cách để phổ biến các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Khi Bắc Kinh đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở cho nước ngoài, họ không có ý định cải tiến công tác quản lý ở nước đó mà gây sức ép để các quốc gia này phải sử dụng các tiêu chuẩn mà Trung Quốc đề ra trong rất nhiều lĩnh vực : đường bộ, đường sắt, tàu cao tốc và đường dây truyền tải điện.

Phương Tây sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách nào ?

Trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 102 tỉ đô la để xây dựng và phát triển hạ tầng truyền tải điện, 40% mạng lưới điện quốc gia của Philippines và 20% mạng lưới điện quốc gia của Chi lê là có sự tham gia của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã đầu tư khoảng 500 tỉ đô la vào sản xuất điện. Sản lượng điện của Trung Quốc còn có thể tăng thêm, nếu tập đoàn Phân phối và Truyền tải Điện Trung Quốc Sate Grid Corporation of China nắm quyền kiểm soát công ty Năng Lượng Bồ Đào Nha. Sate Grid Corporation of China là tập đoàn quản lý mạng lưới điện, truyền tải và phân phối điện có nhiều nhân viên nhất thế giới. Tập đoàn Trung Quốc đã chi 7 tỉ đô la để mua công ty Năng Lượng Bồ Đào Nha nhưng đã bị khước từ.

Các phi vụ làm ăn kiểu này nằm trong chiến lược Trung Quốc phát triển công nghệ truyền tải điện siêu cao áp từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện tới những nơi tiêu thụ điện vốn nằm rất xa các nhà máy điện. Công nghệ trên sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí truyền tải điện, cho phép tập đoàn điện lực Trung Quốc Sate Grid Corporation of China thay thế các nhà máy điện ở các vùng ven biển bằng các nhà máy điện ở miền tây có năng suất cao hơn và ít ô nhiễm môi trường hơn rất nhiều. Các công nghệ này sẽ mở ra những triển vọng mới : tập đoàn Sate Grid Corporation of China có thể đưa 4000 MW điện tới Pakistan, ngược lại cũng có thể đưa điện về từ những nơi rất xa.

Các tiến bộ công nghệ nói trên của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự thay đổi về hệ thống thương mại. Việc phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc về bản chất là nhằm làm thay đổi phương thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cho tới nay, các doanh nghiệp phương Tây phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc có khả năng cung cấp thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc.

Thùy Dương

*******************

Trung Quốc có thể trả đũa thương mại Mỹ đến đâu ? (VOA, 21/06/2018)

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã chìm vào tranh chp thương mi ngày càng sâu sc khiến cho các th trường tài chính chao đo và Tng thng M Donald Trump đe da áp đt thuế lên thêm 200 tỷ đô la giá tr hàng nhp khu ca Trung Quc – hành đng khiến Bc Kinh cáo buc Washington phát pháo mt cuc chiến thương mi.

trade4

Táo Mỹ bày bán Trung Quc

Hôm 18/6, ông Trump nói rằng li đe da ca ông là s tr đũa vi quyết đnh ca Trung Quc tăng thuế quan lên 50 t hàng hóa Trung Quốc trong cui tun qua – mt đng thái mà bn thân nó đã là phn ng ca Trung Quc vi vic áp đt thêm thuế lên hàng hóa ca h mà M loan báo trước đó.

Quy mô đơn thun ca li đe da mi nht ca ông Trump khiến Trung Quc không th đưa ra phn ng đích đáng k t khi giá tr hàng hóa liên quan vượt qua hơn 70 t đô la so vi tng giá tr hàng hóa mà Trung Quc nhp khu ca M hi năm ngoái, theo d liu ca M.

Trung Quốc có th phn ng bng cách khác. Sau đây là mt s kch bn kh dĩ.

Sau khi đe dọa s áp thuế thêm 25% vi 50 t đô la hàng hóa nhp khu t M hôm th Sáu tun trước, Trung Quc có th tăng thuế lên thêm nhiu hàng hóa ca M na, như máy bay chng hn.

Họ cũng có th tăng mc thuế lên các mt hàng mà h đang nhm vào.

Nhưng Trung Quốc cũng ch có th hành đng ti mc đó mà thôi.

Trung Quốc nhp khu 129,89 t đô la hàng hóa M hi năm ngoái, so vi lượng 505,47 t đô la hàng hóa Trung Quc nhp khu vào M hi, theo s liu ca M. Con s này khác vi s liu do hi quan Trung Quốc đưa ra mà theo đó Trung Quc nhp khu 153,9 t hàng hóa M còn M mua 429,8 t đô la hàng hóa Trung Quc.

Cho dù theo số liu nào đi na thì ngay c khi chính quyn Trump vn áp thuế lên 300 hay thm chí 400 t đô la hàng hóa Trung Quc, Bc Kinh có thể áp thuế lên tng cng hơn 100 t đô là hàng hóa M.

Để leo thang cuc chiến thương mi, Bc Kinh có th dùng đến các bin pháp phi thuế quan. H có th to to ra nhng nút tht c chai tn kém cho hàng nhp khu t M.

Hồi tháng Năm, các nhà nhp khẩu Trung Quc cho Reuters đã tăng cường kim tra hàng hóa nhp t M so vi kim tra bt cht trước đây. Nhng sn phm b nh hưởng bao gm t tht ln và xe hơi cho đến táo và cherry.

Các nhà nhập khu cho biết h được nói rng các bin pháp kim tra này chỉ đơn thun là ‘mang tính k thut’ v bn cht. Táo, cherry, xe hơi và tht ln M đã nm trong danh sách b Trung Quc áp thuế.

Trung Quốc cũng có th áp đt nhng quy đnh mi lên hàng hóa và các công ty M đ hoc là hn chế s hin din ca M tại nước h hoc thm chí là cm ca luôn.

Trong nhiều năm, các thương hiu M như Facebook và Google đã b cm cung cp dch v Trung Quc.

Việc xin giy phép hot đng trong mt s lĩnh vc cũng có th s khó khăn hơn.

Ông Jacob Parker, phó chủ tch ph trách các hot đng Trung Quc ca Hi đng Kinh doanh M-Trung, cho biết Trung Quc chc chn s bt đu xem xét các cách thc khác đ thc thi nhng hành đng chng li các công ty M hot đng th trường ca h.

"Một điu mà tôi nghe t các công ty là Chính ph Trung Quc đã có nhng cuc hp vi các doanh nghip tư nhân và các công ty Nhà nước ni đa đ bàn bc v dng mua hàng và dch v M và chuyn hp đng sang cho các công ty Châu Âu, Nht và các công ty ni địa Trung Quc", Parker cho biết.

"Điều này s có tác đng rt ln vì nhiu công ty ca chúng tôi hot đng Trung Quc đã xây dng được th phn ln qua hàng chc năm. Nếu th phn đó b xói mòn thì gn như s không th tr li như cũ", Parker gii thích.

Việc Trung Quc phê chun cho các tha thun kinh doanh vi M cũng s tr nên khó khăn hơn.

Chẳng hn như h vn chưa phê chun thương v thâu tóm hãng bán dn NXP Semiconductors tr giá 44 t đô la mà hãng sn xut chip đin t Qualcomm ca M đưa ra – một tha thun đã nhn được s đng ý ca tám trong s chín nhà qun lý bt buc trên thế gii.

Trung Quốc cũng có th cho phép đng nhân dân t gim giá hơn na so vi đng đô la, khiến cho hàng hóa nhp khu t M tr nên đt đ hơn và hàng xut khu Trung Quốc r hơn. Trên thc tế, đng nhân dân t đã gim giá so vi đng đô la t gia tháng Tư, sau khi tăng giá đu đn k t tháng Giêng năm 2017.

Tuy nhiên một s nhà kinh tế nói rng các nhà hoch đnh chính sách Trung Quc s cnh giác vi vic đ cho đồng nhân dân t trượt giá mnh so vi đng đô la. Hành đng phá giá đng nhân dân t hi năm 2015 đã dn đến vic dòng vn tháo chy ra khi Trung Quc trong nhiu tháng tri mà gii chc Trung Quc phi cht vt đi phó – mt ký c chng my xa.

Trung Quốc cũng có th ct gim lượng tài sn mà h nm gi ca Ngân kh M. Tính đến tháng Ba năm 2018, nước này hin đang nm gi 1.188 t đô la trái phiếu Chính ph M, con s cao nht k t tháng 10 năm 2017.

Tuy nhiên do Trung Quốc nm gi mt lượng ln như vậy tài sn ca M trong tài khon đu tư ca h, mt s nhà kinh tế cho rng Bc Kinh không mun giá tr các khon đu tư ca h st gim mnh.

Chính vì thế mà nhiu kinh tế gia cho rng Trung Quc nhiu kh năng tăng cường sc ép lên các công ty M hơn là gây ra hỗn lon trên th trường mà cui cùng khiến cho Bc Kinh b tn thương.

Hàng hóa Mỹ cũng có th b người tiêu dùng Trung Quc ty chay. Hàng hóa Hàn Quc tng b ty chay khi quan h gia Bc Kinh vi Seoul tr nên lnh giá sau khi Hàn Quc trin khai hệ thng phòng v chng tên la tm cao THAAD bt chp s phn đi ca Trung Quc.

Lượng du khách Trung Quc đến M cũng có th b nh hưởng khi các nhà điu hành tour ct gim các tour đi M. Có khong 3 triu người Trung Quc đến thăm M hàng năm và họ chi tiêu hàng t đô la.

Khi bà Thái Anh Văn đắc c Tng thng Đài Loan hi năm 2016, s lượng du khách Trung Quc đến Đài Loan đã st gim mnh. Mc dù bà Thái nói bà mun hòa bình vi Trung Quc, Bc Kinh nghi ng rng bà mun tuyên b đc lp chính thức.

Du lịch chiếm gn hai phn ba xut khu dch v ca M đến Trung Quc trong năm 2015, theo y Ban Thương mi Quc tế ca M. Du lch cũng là khu vc xut khu dch v ln nht M đến Trung Quc.

Một phn ng cc đoan ca Trung Quc có th làm cm vn giao thương vi mt lot hàng hóa M, nhưng điu này không tương ng vi ging điu và hành đng ca Trung Quc.

Động thái như thế s dn đến quan h song phương xu đi trm trng và gây xáo trn trong h thng thương mi toàn cu.

Hoa Kỳ từng áp đt lnh cấm vn thương mi lên Trung Quc trong khong t năm 1950 cho đến năm 1972.

******************

Mỹ-Trung và đòn áp thuế : Bắc Kinh không sợ leo thang (RFI, 20/06/2018)

Mỹ-Trung tiếp tục leo thang đến đâu trong trò chơi áp thuế ? Sau tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đe dọa đánh thêm 10% trên 200 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngày 19/06 Bắc Kinh cho biết sẽ trả đũa trên hàng hóa Mỹ.

trade5

Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc Cao Phong (Gao Feng) trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 19/06/2018 Reuters/Thomas Peter

Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích :

"Trung Quốc không chùn bước trước những lời hăm dọa của Donald Trump. Sau khi loan báo các biện pháp trả đũa tương xứng với danh sách áp thuế mới của Mỹ công bố ngày thứ sáu tuần trước, Bắc Kinh trả lời ngay những đe dọa mới của Washington. Bộ ngoại thương Trung Quốc lên án hành động "bắt chẹt" của Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa bằng "những biện pháp phẩm lượng phối triển". Nhưng vì sao Trung Quốc nói đến "phẩm chất" ?.

Bởi lẽ nếu chỉ đấu và áp thuế trên số lượng thì Bắc Kinh sẽ thua thiệt. Trong mậu dịch song phương, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bốn lần nhiều hơn số lượng hàng hóa Mỹ xuất qua Trung Quốc.

Ngoài ra,Bắc Kinh còn một số lợi thế khác. Chẳn hạn như gây khó khăn cho các công ty Mỹ có cơ sở tại Hoa lục.

Tuy nhiên, tất cả những đòn đấu đá mới đây chỉ là một cú "thấu cáy" mới trong canh bạc xì phé dối lừa giữa chính quyền Donald Trump và Tập Cận Bình.

Ba tháng đã trôi qua từ khi hai đại cường kinh tế thế giới tung đòn đe dọa trừng phạt.

Trung Quốc đã chấp nhận một số nhượng bộ hồi tháng 05 và cam kết nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ để thu ngắn phần nào thâm thủng cho phía đối tác. Lần này, Donald Trump lại nâng cao giá mặc cả nhưng không ai thực sự muốn thi hành các biện pháp áp thuế mới".

Doanh nghiệp Châu Âu muốn Trung Quốc cải cách thực sự

Thương trường tại Trung Quốc ngày càng "bất lợi" cho các công ty xí nghiệp tây phương, theo một kết quả thăm dò ý kiến vừa được Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh phổ biến hôm nay. Cho dù có đến 61% doanh nhân Châu Âu tuyên bố «lạc quan" so với tỷ lệ 55% trong lần thăm dò năm 2017, gần như một xí nghiệp trên hai đầu tư tại Trung Quốc cho là môi trường làm ăn buôn bán trở nên "phức tạp hơn". Những trở lực cũ, rào cản cũ vẫn tồn tại, luật lệ tiếp tục kềm kẹp kinh tế như thời mới mở cửa…

Tú Anh

**********************

Thương mại : Đòn ngầm mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ (RFI, 20/06/2018)

Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thêm thuế quan trên 200 tỉ đô la sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã lại tuyên bố sẽ trả đũa thích đáng.

trade6

Thịt bò Mỹ bày bán tại Wolfgang's, một cửa hàng chuyên doanh cao cấp ở Bắc Kinh, 06/04/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Vấn đề là do việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ nhiều hơn gấp bội so với hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc, Bắc Kinh không thể áp dụng kiểu đánh trả một đối một bằng thuế quan như từng chủ trương cho đến nay, mà phải viện đến nhiều biện pháp phi thuế quan khác đã từng chứng tỏ hiệu quả khi Trung Quốc muốn bắt chẹt các nước khác. Các biện pháp phi thuế quan này được coi là những đòn ngầm vì không thể hiện qua những số liệu cụ thể.

Theo hãng tin Anh Reuters, một trong những đòn hiểm mà Bắc Kinh rất thiện nghệ là dùng thủ tục hành chánh để gây tắc nghẽn đường vào thị trường Trung Quốc của hàng nhập khẩu từ Mỹ, từ việc tăng cường kiểm tra cho đến việc cấp phép hoạt động.

Ngay từ tháng 5 vừa qua, theo Reuters, Bắc Kinh có dấu hiệu là đã bắt đầu dùng chiêu này đối với các mặt hàng Mỹ nằm trong danh sách sản phẩm sẽ bị trả đũa nếu chiến tranh thương mại nổ ra.

Một số nguồn tin từ giới nhập khẩu và công nghiệp đã xác nhận với hãng tin Anh rằng khối lượng các cuộc kiểm tra hàng hóa đến từ Mỹ đã gia tăng đáng kể so với các kiểm tra ngẫu nhiên trong quá khứ. Các sản phẩm bị bị kiểm tra rất đa dạng, đi từ thịt lợn, táo tươi và trái anh đào, cho đến xe cộ.

Giới nhập khẩu cho biết họ đã được chính quyền thông báo rằng đó chỉ đơn thuần là những cuộc kiểm tra "kỹ thuật", thế nhưng các mặt hàng bị làm khó dễ đều có tên trong danh sách bị áp thuế trả đũa của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có thể bày ra các quy định mới về các sản phẩm Mỹ được bán trên thị trường, cũng như đối với công ty Mỹ để hạn chế sự hiện diện, thậm chí cấm các công ty này tại Trung Quốc. Đây là điều đã từng xẩy ra với Facebook, Google, và có nguy cơ xẩy ra với các tập đoàn khác.

Theo ông Jacob Parker, phó chủ tịch đặc trách các hoạt động tại Trung Quốc của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-Trung đã tin chắc rằng Bắc Kinh đang xem xét thêm các phương thức nhằm cản trở hoạt động của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, thậm chí còn khuyến cáo các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh thôi mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ mà quay sang mua của Châu Âu, Nhật Bản hoặc các công ty Trung Quốc trong nước.

Vũ khí thứ hai mà Trung Quốc có thể tung ra là kích động người tiêu thụ trong nước tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Mỹ.

Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp này đối với Seoul vào năm ngoái sau khi Hàn Quốc cho Hoa Kỳ triển khai hệ thống tên lửa THAAD trên lãnh thổ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc là Lotte là nạn nhân điển hình của biện pháp trả đũa này.

Ngành du lịch Mỹ cũng có thể bị tác hại nếu Bắc Kinh khuyên các công ty lữ hành của họ giảm các tour đi Mỹ. Hiện nay, có khoảng 3 triệu lượt du khách Trung Quốc đi thăm Hoa Kỳ mỗi năm, chi ra hàng chục tỉ đô la. Ngoài ra, dịch vụ lữ hành chiếm gần hai phần ba các dịch vụ mà Mỹ "xuất khẩu" sang Trung Quốc trong năm 2015.

Biện pháp này đã được Trung Quốc áp dụng để tấn công Đài Loan vào năm 2016 khi tổng thống theo xu hướng đòi độc lập Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống.

Ngoài các đòn ngầm kể trên, giới phân tích cũng nhắc đến khả năng Trung Quốc để cho đồng nhân dân tệ hạ giá so với đồng đô la Mỹ để đảy giá hàng Mỹ lên cao. Thế nhưng, một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh sẽ phải rất thận trọng khi dùng đến vũ khí tiền tệ này, rút kinh nghiệm của năm 2015, khi sự mất giá của đồng nhân dân tệ đã tạo nên tình trạng vốn tư bản từ Trung Quốc chảy ngược ra nước ngoài.

Một khả năng khác được nhắc đến là cắt giảm số lượng lớn trái phiếu nhà nước Mỹ mà Trung Quốc nắm trong tay, trị giá tính đến tháng Ba vừa qua đã lên tới 1.188 nghìn tỉ đô la. Có điều, nếu Bắc Kinh làm như vậy, trị giá các trái phiếu sẽ tụt, khối tài sản của Trung Quốc sẽ bị giảm mạnh về giá trị, điều này không có lợi cho Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế