Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 24 septembre 2017 16:58

Đến lượt Iran lờn mặt Donald Trump

Donald Trump : "Iran thử tên lửa lộ rõ khe hở thỏa thuận 2015" (RFI, 24/09/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/09/2017 đề nghị xem xét lại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, đồng thời cáo buộc Iran câu kết với Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Tehran thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa trong cùng ngày.

iran1

Tên lửa của Iran trong cuộc diễu binh tại Tehran, ngày 22/09/2017 - Reuters

Trên trang mạng Twitter, tổng thống Mỹ viết : "Iran vừa thử nghiệm một tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến lãnh thổ Israel. Chính quyền Iran còn hợp tác với Bắc Triều Tiên. Chúng ta thật sự chưa đạt được một thỏa thuận".

Sáng sớm ngày thứ Bảy 23/09, Tehran thông báo thử nghiệm "thành công" một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn đến 2000km. Như vậy, về lý thuyết, tên lửa này có thể tấn công lãnh thổ Israel, kẻ thù không đội trời chung của Iran, cũng như là các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực.

Vụ bắn thử tên lửa lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Mỹ gia tăng. Donald Trump từ khi bước vào Nhà Trắng không ngừng đe dọa rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mà chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Barack Obama và năm cường quốc khác (Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) đã ký kết với Iran vào năm 2015.

AFP nhắc lại thỏa thuận này không ngăn cấm Iran tiến hành các hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo, nhưng nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc yêu cầu Tehran không tiến hành các chương trình thử nghiệm cho phép phát triển các loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Thỏa thuận này có nghĩa vụ bảo đảm một cách nghiêm ngặt mục đích dân sự và hòa bình của chương trình hạt nhân Iran, nhằm đổi lấy việc dỡ bỏ dần lệnh cấm vận nhắm vào Téhran.

******************

Iran tuyên bố thử thành công hỏa tiễn đạn đạo mới (RFI, 23/09/2017)

Theo AFP, hôm 23/09/2017, Teheran thông báo đã thử thành công một tên lửa có tầm bắn 2.000 km. Đài truyền hình quốc gia nước này đưa lên các hình ảnh về vụ bắn thử Khoramshahr.

iran1

Tên lửa mới Khoramshahr của Iran có tầm bắn 2.000 k (STR / AFP)

Thông báo được đưa ra đúng vào lúc quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đang rất căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký năm 2015, cùng với 5 quốc gia khác.

Thỏa thuận nói trên không cấm Iran phát triển tên lửa đạn đạo, tuy nhiên nghị quyết 2231 của Liên Hiệp Quốc – nghị quyết phê chuẩn thỏa thuận nói trên –yêu cầu Teheran không phát triển các loại hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tư lệnh lực lượng không quân và không gian của Iran, tướng Amir Alir Hadjizadeh, hôm qua, tuyên bố các tên lửa Khoramshahr có thể mang "nhiều đầu đạn quy ước", cùng lúc tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.

Ngày 15/10 tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải thông báo với Quốc Hội Mỹ là, theo quan điểm của ông, Iran có tôn trọng các cam kết trong thỏa thuận nói trên hay không. Nếu nguyên thủ Mỹ nói là không, Quốc Hội Hoa Kỳ có thể sẽ áp dụng trở lại các trừng phạt đối với Iran, được dỡ bỏ sau thỏa thuận nói trên.

Trọng Thành

**************

Iran thử hỏa tiễn nhằm phản đối Trump (BBC, 23/09/2017)

Iran nói nước này đã thử nghiệm một hỏa tiễn tầm trung mới, nhằm phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump.

iran2

Iran tiến hành vụ thử hỏa tiễn tầm trung bất chấp lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vụ phóng hỏa tiễn Khoramshahr, với tầm bay 2.000 km, đã được chiếu trên truyền hình quốc gia, tuy vẫn chưa rõ về thời điểm của vụ thử.

Tại Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, 19/9/2016, ông Trump đã chỉ trích chương trình hỏa tiễn của Iran và thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với nước này.

Hôm thứ sáu, 22/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói Iran sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

Hỏa tiễn Khoramshahr được phóng vào hôm thứ Sáu ở Tehran.

Nó có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, theo truyền hình nhà nước Iran.

Hoa Kỳ đã loan bố các biện pháp cấm vận mới với Iran hồi tháng Bảy nhắm vào chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran và điều mà chính quyền Trump nói là sự trợ giúp của Iran với các tổ chức khủng bố.

Chính quyền Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran sau một cuộc thử hỏa tiễn đạn đạo hồi tháng Một.

Mạt sát lẫn nhau

Mỹ nói rằng các vụ phóng thử đã vi phạm tinh thần của thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc thế giới để hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran nhằm đổi lấy sự giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ nói với Quốc hội vào ngày 15 tháng Mười liệu ông có tin rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạt nhân hay không và liệu ông có cho rằng Hoa Kỳ có thể tiếp tục tuân thủ thỏa thuận này.

Tại Đại hội đồng LHQ tuần này, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Iran đã có những lời lẽ qua lại chỉ trích, mạt sát lẫn nhau.

Tổng thống Trump phát biểu, đưa Iran vào trong một nhóm các chế độ độc tài nhỏ "xấu xa", nói chế độ này sẽ dẫn tới "cái chết và sự hủy diệt" và cho rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran là điều đáng "xấu hổ" với nước Mỹ.

Ông Rouhani đáp lại bằng cách nói ông Trump là một "gã xấu" mới xuất hiện với chính trị quốc tế và nói các phát ngôn của lãnh đạo Mỹ là "ngu dốt, vô lối và thù hận".

Ông Rouhani nói quốc gia của ông sẽ "không làm người đầu tiên" vi phạm thỏa thuận mà ông Trump đã đe dọa rút nước Mỹ ra khỏi, mặc dù các nước kí kết khác và giới quan sát quốc tế nói Iran đã tuân thủ các điều khoản.

Hôm thứ Tư, ông Trump nói ông đã có quyết định của mình nhưng chưa tiết lộ.

Published in Quốc tế

Các báo cáo tình báo của Lầu Năm Góc cho thấy mùa hè năm 2016, Iran đã tiến hành một vụ phóng tên lửa tương tự như tên lửa Musudan của Triều Tiên và tên lửa Taepodong của Triều Tiên  dường như giống hệt với tên lửa Shahab của Iran.

Theo Fox News, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết đã có thêm bằng chứng về ảnh hưởng của Triều Tiên đối với Iran, khi có các báo cáo tình báo nói rằng một tàu ngầm mini sử dụng để phóng tên lửa của Iran ngày 2/5 vừa qua giống với thiết kế tàu ngầm mini của Bình Nhưỡng, con tàu mà Triều Tiên bị cáo buộc sử dụng đánh chìm một tàu chiến Hàn Quốc vào năm 2010.

tietlo1

Tên lửa của Triều Tiên

Các quan chức quốc phòng của Mỹ cho hay, Iran đã cố gắng phóng một tên lửa hành trình Jask-2 dưới nước lần đầu tiên, nhưng vụ phóng đã thất bại. Các chuyên gia không phổ biến vũ khí hạt nhân từ lâu đã hoài nghi rằng Triều Tiên và Iran có chia sẻ kinh nghiệm về các chương trình tên lửa.

Jeffrey Lewis, một chuyên gia về phổ biến tên lửa tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Moterey, nói : "Những tên lửa đầu tiên mà chúng ta thấy ở Iran đơn giản là những bản sao các tên lửa của Triều Tiên… Qua nhiều năm, chúng ta đã thấy những bức ảnh của giới chức Triều Tiên ở Iran và ngược lại, và chúng ta đã thấy tất cả những vũ khí phổ biến".

Khi Iran thử nghiệm một tên lửa đạn đạo hồi cuối tháng 1, Lầu Năm Góc cho biết tên lửa này dựa trên một thiết kế của Triều Tiên. Mùa hè năm ngoái, Iran đã tiến hành một vụ phóng tên lửa tương tự như tên lửa Musudan của Triều Tiên, tên lửa tiên tiến nhất mà Bình Nhưỡng đã thử thành công cho đến nay. Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, tên lửa Taepodong của Triều Tiên dường như giống hệt với tên lửa Shahab của Iran.

"Trong quá khứ, chúng ta thấy những thứ ở Triều Tiên và sẽ xuất hiện ở Iran. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy một số thứ xuất hiện ở Iran trước và sau đó xuất hiện ở Triều Tiên và điều đó đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải quan hệ thương mại – bắt đầu từ phía Triều Tiên sang Iran – đã bắt đầu đảo chiều".

Vụ thử tên lửa hành trình từ tàu ngầm mini ở eo biển Hormuz của Iran được cho là một trong những lần đầu tiên Iran cố gắng tiến hành. Trước đó, năm 2015, Triều Tiên lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa từ tàu ngầm. Lúc ấy, người ta cho rằng không còn xa nữa sẽ đến lượt Iran. Thêm nữa, Triều Tiên và Iran là hai nước duy nhất trên thế giới triển khai tàu ngầm lớp Yono.

Hồi tuần trước, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, cảnh báo rằng Mỹ không có tên lửa tầm ngắn hoặc tầm xa trên đất liền do Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), được ký kết giữa Nga và Mỹ năm 1987. Tuy nhiên, Iran và Triều Tiên không gặp hạn chế này.

Có lẽ điều đáng lo ngại nhất đối với Mỹ là việc Iran phóng tên lửa từ tàu ngầm mini ở eo biển Hormuz hẹp và đông đúc, nơi trung chuyển phần lớn dầu của thế giới mỗi ngày.

Theo các quan chức tình báo, tháng 7/2016, hai ngày trước ngày kỷ niệm thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới, Iran đã phóng một tên lửa đạn đạo sử dụng công nghệ của Triều Tiên. Trước đó, khi Iran thử tên lửa đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng đã cảnh báo Iran đã được đưa vào "tầm ngắm".

Hơn một năm trước, Iran đã phóng một số tên lửa không có đầu đạn gần tàu sân bay USS Harry Truman khi tàu này đi qua eo biển Hormuz cuối tháng 12/2015. Hải quân Mỹ gọi vụ việc là "vô cùng khiêu khích" và cho biết tàu sân bay Mỹ chỉ cách các tên lửa Iran 1,3km.

Theo Baotintuc

Published in Quốc tế