Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Trump : 'Chiến tranh thương mại là tốt, và dễ thắng' (VOA, 02/03/2018)

Một ngày sau khi công b mc thuế cao đi vi thép và nhôm nhp khu, Tng thng M Donald Trump hôm 2/3 viết trên Twitter rng "các cuc chiến thương mi là tt, và d thng".

thep1

Tổng thng Trump phát biu khi gp lãnh đo các hãng thép và nhôm, 1/3/2018

"Khi một nước (M) thua thit hàng t đôla trong quan h thương mi vi hu như mọi nước khác mà nó có quan h làm ăn, các cuc chiến thương mi là tt, và d thng", ông Trump viết trên Twitter. "Ví d, khi chúng ta st gim 100 t đôla vi mt quc gia nào đó và h hưởng li, đng làm ăn na - chúng ta thng ln. D thôi !".

Lo sợ về chiến tranh thương mi leo thang đã gây ra đt bán tháo trên Ph Wall, cũng như Châu Á và Châu Âu, tác đng nhiu nht đến giá c phiếu ca các nhà sn xut thép cung cp cho th trường M.

Ông Trump tin rằng thuế quan s bo v vic làm ca người M, nng nhiu nhà kinh tế cho rng tác đng ca vic tăng giá đi vi nhng người s dng thép và nhôm, như ngành công nghip ô tô và du khí, s gây hi đến công ăn vic làm nhiu hơn tác dng hn chế nhp khu.

Hôm 2/3, bộ trưởng thương mi Australia nói các biện pháp này có nguy cơ gây ra hành đng tr đũa t các nn kinh tế khác và có th gây hi ti công ăn vic làm, cùng lúc, Trung Quc d đoán có nhng tác hi đến thương mi nếu các nước khác theo chân Hoa Kỳ.

Tại Brussels, y ban Châu Âu gi bước đi này là một s can thip trng trn cu thành ch nghĩa bo h. Tuy nhiên, y ban không đ cp đến vic tr đũa, mà thay vào đó h nói v các bin pháp đi trng tuân theo vi các quy đnh ca T chc Thương mi Thế gii (WTO).

******************

Tổng thống Mỹ loan báo tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm (RFI, 02/03/2018)

Hôm 01/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với 2 mặt hàng chiến lược : tăng 25% đối với thép và tăng 10% đối với nhôm. Liên Hiệp Châu Âu, Canada và Trung Quốc đã phản đối quyết định này của ông Trump.

thep2

Thép xuất xưởng từ nhà máy ở Đại Liên, Trung Quốc -Reuters

Từ Washigton, thông tín viên Grégoire Pourtier gởi về bài tường trình :

Ông Donald Trump vẫn thích ve vãn cử tọa trước mặt ông và trong việc điều hành đất nước, ông nhắm trước hết vào việc thỏa mãn cử tri của ông.

Cho nên, ông Trump đã nhân một cuộc họp với các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ để thông báo quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với hai mặt hàng này.

Quyết định nói trên dĩ nhiên làm hài lòng các doanh nhân có mặt tại cuộc họp, cũng như những người ủng hộ chủ trương "nước Mỹ trước hết", bởi vì biện pháp này được cho là nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Hoa Kỳ.

Vấn đề là trong hồ sơ này, tổng thống Trump có vẻ như bị cô lập trong chính quyền của ông. Cho dù tổng thống Hoa Kỳ chưa nói rõ chi tiết của kế hoạch nói trên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng việc tăng thuế sẽ gây mất ổn định, thay vì kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ. Các cố vấn kinh tế và ngoại giao thì sợ nhất là biện pháp này sẽ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại.

Trung Quốc, cho dù bán rất ít thép và nhôm cho Mỹ, cũng như Liên Hiệp Châu Âu và Canada có thể sẽ ban hành các biện pháp trả đũa tương ứng. Trước mắt thị trường Wall Street đã có phản ứng : Dow Jones và các chỉ số chứng khoán khác đều đã sụt giảm.

Vậy thì liệu Donald Trump có rút lại quyết định hay không ? Chắc là không, vì ông không có thói quen nói đi nói lại và đã hứa ban hành các văn bản cần thiết vào tuần tới.

Phản ứng của các nước

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết "hết sức lấy làm tiếc" về quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump, mà theo ông, "chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề". Ông Juncker cảnh báo : "Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn kỹ nghệ của Châu Âu bị tấn công bởi các biện pháp bất công".

Tại Canada, nước láng giềng là nhà cung cấp nhôm và thép hàng đầu cho Hoa Kỳ, bộ trưởng Thương mại Quốc tế François-Philippe Champagne tuyên bố : "Tất cả mức thuế hay quota áp đặt lên các nhà sản xuất Canada là không thể chấp nhận được".

Ở Châu Á, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đòi hỏi "Hoa Kỳ ngưng lại các biện pháp bảo hộ, và tôn trọng các quy tắc thương mại đa phương". Hàn Quốc, nhà xuất khẩu thép vào Hoa Kỳ đứng thứ ba chỉ sau Canada và Brazil, loan báo sẽ tiếp tục đối thoại với Mỹ về thuế quan. Tập đoàn xe hơi Toyota của Nhật hôm nay cho biết giá xe sẽ tăng vọt, và nhấn mạnh "trên 90% thép và nhôm mà Toyota mua để sử dụng cho thị trường Mỹ cũng đều có xuất xứ từ Mỹ".

Thị trường chứng khoán Wall Street ở Hoa Kỳ và các thị trường chứng khoán Hồng Kông, Trung Quốc đều sụt giá ; đồng đô la giảm giá so với đồng euro và đồng yen.

Trước phản ứng giận dữ và quan ngại của các đối tác, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 02/03/2018 lại lạc quan khẳng định, khi một đất nước (như Hoa Kỳ) bị thiệt nhiều tỉ đô la trong giao thương, thì "các cuộc chiến tranh thương mại là rất tốt, và dễ giành được chiến thắng".

Thanh Phương, Thụy My

************************

Trump áp thuế nhập thép, đối tác muốn trả đũa (BBC, 02/03/2018)

Các đối tác thương mại chính của Mỹ đã phản ứng giận dữ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu thép và nhôm.

thep3

Nhà máy sản xuất thép này ở Đức có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng từ mức thuế nhập khẩu của Mỹ

Canada và EU, cả hai đồng minh quan trọng của Mỹ, nói họ sẽ đưa ra các biện pháp đối phó.

Mexico, Trung Quốc và Brazil cũng cho biết họ đang cân nhắc các bước trả đũa.

Ông Trump đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ đã bị "thiệt hại bởi các phi vụ thương mại không công bằng và các chính sách tồi tệ".

Ông cho biết nhập khẩu thép sẽ phải đối mặt với thuế 25%, và nhôm 10%.

Tuy nhiên, các nhà phê bình lập luận rằng thuế quan sẽ không bảo vệ được việc làm của Mỹ và mà chỉ tăng giá lên người tiêu dùng.

Tuyên bố của ông Trump ảnh hưởng mạnh đến thị trường Mỹ, với chỉ số Dow Jones giảm 1.7%.

Các nước phản ứng ra sao ?

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, mức thuế của Mỹ sẽ làm cho hàng ngàn việc làm ở Châu Âu gặp rủi ro.

Ông nói : "Chúng tôi sẽ không ngồi yên trong khi ngành công nghiệp của chúng tôi bị đối đãi bởi những chính sách không công bằng. EU sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ và thích đáng để bảo vệ lợi ích của chúng tôi".

Tại Canada, nguồn cung cấp thép và nhôm lớn nhất cho Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Francois-Philippe Champagne cho biết bất kỳ mức thuế nào cũng "không thể chấp nhận được".

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chrystia Freeland cho biết Canada sẽ có "biện pháp đáp trả" nếu những áp chế này được áp đặt nhưng không cho biết rõ chi tiết.

Brazil, cũng là nước xuất khẩu thép lớn sang Mỹ, đã đe dọa sẽ có hành động "đa phương hoặc song phương" để bảo vệ lợi ích của nước này.

Hiệp hội thép của Đức, WV Stahl, cho biết các biện pháp của Hoa Kỳ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường thép của Đức.

thep4

Hoa Kỳ phụ thuộc vào lượng nhập khẩu thép từ hơn 100 quốc gia

Phản ứng của Trung Quốc

Nước sản xuất hơn một nửa lượng thép trên thế giới chưa có phản ứng chính thức nào nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy nó đang xem xét một số biện pháp trả đũa.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép của Mỹ nói rằng thép Trung Quốc vẫn được vận chuyển sang Mỹ thông qua các nước thứ ba như Việt Nam.

Trước đó vào tháng 12, 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế trừng phạt lên một số sản phẩm thép từ Việt Nam bị cho là có xuất xứ Trung Quốc.

Hoa Kỳ cho rằng 90% giá trị sản phẩm thép nhập từ Việt Nam vào Hoa Kỳ bắt nguồn từ Trung Quốc.

Thép cuộn cán nguội Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá của Mỹ là 531%, trong khi thép chống ăn mòn sẽ đối mặt với mức thuế 238%.

Năm 2016, Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ áp lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ, với mức thuế 266% với sản phẩm thép.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết, cố vấn kinh tế của ông Tập Cận Bình, ông Lưu Hạc, đã gặp chính phủ của Trump hôm thứ Năm để thảo luận "thẳng thắn và xây dựng".

Trump đã nói gì ?

Ông Trump cam kết sẽ xây dựng lại ngành sản xuất thép và nhôm ở Hoa Kỳ mà ông cho là phải chịu sự đối xử "đáng xấu hổ" từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, trong nhiều thập kỷ.

"Khi đất nước chúng ta không thể sản xuất nhôm và thép... chúng ta hầu như không còn có đất nước nữa", ông nói.

thep5

"Chúng ta cần các nhà sản xuất thép tuyệt vời, các nhà sản xuất nhôm tuyệt vời cho quốc phòng".

Tuyên bố của ông Trump đã bị trì hoãn một lúc vì có sự bất đồng giữa các cố vấn của ông về vấn đề này.

Hơn một chục giám đốc điều hành của ngành công nghiệp thép, bao gồm đại diện từ US Steel Corp và Arcelor Mittal, đã đứng bên cạnh vị tổng thống khi ông tuyên bố.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, ông Trump nói rằng các nước khác đang "đổ một lượng lớn thép vào nước Mỹ, làm giết chết các nhà sản xuất thép và các công ty thép [Hoa Kỳ]".

Kể từ khi nhậm chức, ông cho biết thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đang làm tổn hại đến sự tồn tại của ngành công nghiệp thép ở Mỹ.

Hiện trạng ngành công nghiệp thép ở Mỹ

Mỹ nhập khẩu thép gấp bốn lần xuất khẩu và phụ thuộc vào thép từ hơn 100 quốc gia.

Bộ Năng lượng Mỹ cho hay ngành thép đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nhưng nó là một ngành công nghiệp yếu khi bước vào đầu thiên niên kỷ này. Năm 2000, Mỹ sản xuất 112 triệu tấn thép - con số này đã giảm xuống còn 86,5 triệu tấn vào năm 2016.

Năm 2000, có 135.000 người lao động trong ngành công nghiệp - một con số giảm xuống còn 83.600 vào năm 2016.

******************

Quốc hội Trung Quốc có trên 100 tỉ phú đô la (RFI, 02/03/2018)

Các hãng tin AFP và Reuters hôm nay 02/03/2018 trích dẫn danh sách của tạp chí Hồ Nhuận (Hurun) cho biết, trong số các đại biểu Quốc hội Trung Quốc hiện có trên 100 tỉ phú đô la. Tuy số lượng không tăng, nhưng tổng tài sản những người siêu giàu tại đất nước cộng sản này lại nhiều hơn năm ngoái.

thep6

Các đại biểu Trung Quốc rời Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 02/03/2018 Reuters

Trong số 5.100 đại biểu Quốc hội (gồm hai cơ quan là NPC và CPPCC), có 102 tỉ phú đô la, theo bảng xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc của Hurun. Đứng đầu là Mã Hóa Đằng (Ma Huateng), chủ tịch tập đoàn Tencent Holdings với 295 tỉ nhân dân tệ (trên 46 tỉ đô la).

Tại Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (NPC), cơ quan lập pháp nhưng thực chất do đảng Cộng Sản điều khiển, sẽ họp từ thứ Hai 05/03, có thể kể thêm các ông Lôi Quân (Lei Jun), chủ công ty sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi ; ông Lý Thư Phúc (Li Shufu), chủ tập đoàn xe hơi Geely (Cát Lợi).

Tại Hiệp Chính Hội (CPPCC), cơ quan tham vấn gồm các đại biểu của 8 "đảng dân chủ" và Mặt Trận Tổ Quốc sẽ họp phiên thường niên từ ngày mai, có ông chủ tập đoàn địa ốc Evergrande là Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin) ; ông Lý Ngạn Hoành (Robin Li), chủ tập đoàn internet nổi tiếng Baidu (Bách Độ), Lưu Cường Đông (Liu Qiangdong), sở hữu tập đoàn thương mại điện tử JD.com.

Theo tính toán của Reuters, nhìn chung tài sản của trên 100 tỉ phú đô la kiêm đại biểu Quốc hội này đã tăng lên một phần ba trong 12 tháng qua.

Bên cạnh đó, có 153 đại biểu sở hữu tài sản trên 2 tỉ nhân dân tệ (trên 310.000 đô la). Tổng tài sản của những người này là 650 tỉ đô la, gấp đôi tổng sản phẩm nội địa của Ailen. Năm ngoái số đại biểu đạt ngưỡng này có đến 209 người, nhưng tổng tài sản chỉ có 507 tỉ đô la.

Sự hiện diện của các doanh nhân trong Quốc hội được hoan nghênh, vào lúc Bắc Kinh muốn chuyển đổi nền kinh tế sang khu vực dịch vụ và công nghệ mới. Nhưng từ vài tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã siết chặt gọng kềm đối với một số tập đoàn tư nhân như HNA, Wanda, Anbang, do vấn đề nợ nần và mua lại các công ty của nước ngoài.

Thụy My

Published in Quốc tế