Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

80 tỷ đôla chảy khỏi Nga tuồn qua Anh ? (Đất Việt, 26/03/2017)

Có ít nhất 20 tỷ USD đã được ''tuồn'' ra khỏi Nga trong vòng 4 năm, khoảng từ giữa năm 2010 đến năm 2014.

Quan chức Nga cũng dính líu

Tờ The Guardian của Anh mới đây đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy khoảng 17 ngân hàng ở nước này có liên quan đến việc giúp các tội phạm Nga rửa tiền lên tới hàng tỷ USD.

Hiện các ngân hàng này đang bị chất vấn về việc họ biết gì về âm mưu rửa tiền quốc tế này và vì sao họ không từ chối các hoạt động chuyển tiền đáng ngờ.

Theo các tài liệu mà The Guardian thu thập được, có ít nhất 20 tỷ USD đã được ''tuồn'' ra khỏi Nga trong vòng 4 năm, khoảng từ giữa năm 2010 đến năm 2014. Tuy nhiên, các nhà điều tra tin rằng con số thực sự của chiến dịch rửa tiền mang tên "The Global Laundromat" (Hiệu giặt toàn cầu) có thể lên đến 80 tỷ USD.

Trong số 17 ngân hàng có trụ sở tại Anh đang bị cơ quan chức năng điều tra xuất hiện nhiều cái tên lớn như HSBC, Barclays, Llyoyds, Coutts, NatWest và Hoàng gia Scotland.

Cụ thể, tài liệu cho thấy, HSBC đã xử lý 545,3 triệu USD tiền mặt thông qua các chi nhánh ở Anh và chủ yếu được chuyển qua chi nhánh Hồng Kông (Trung Quốc).

nga1

HSBC đã xử lý 545,3 triệu USD tiền mặt thông qua các chi nhánh ở Anh

Ngân hàng Hoàng gia Scotland, thuộc sở hữu 71% của Chính phủ Anh, đã xử lý 113,1 triệu USD. Ngân hàng Coutts chấp nhận thanh toán 32,8 triệu USD. NatWest cho phép thông qua 1,1 triệu USD. Trong khi đó, các ngân hàng còn lại được ước tính cũng đã xử lý gần 740 triệu USD cho các hoạt động rửa tiền của tội phạm Nga.

Không chỉ các ngân hàng tại Anh, các ngân hàng lớn ở Mỹ cũng có liên quan khi đã xử lý hơn 63,7 triệu USD trong vụ này. Trong đó, Citibank và Bank of America đã lần lượt thông qua 37 triệu USD và 14 triệu USD.

Theo điều tra của tờ Independent, trong suốt thời gian dài, số tiền tới hàng chục tỷ USD đã được chuyển từ Moldova, Nga… cho các công ty Anh mà không bị phát hiện.

Và dĩ nhiên những người có thẩm quyền ở Moldova và Ukraine hay Nga… đã được trả một khoản tiền lớn để bao che cho các giao dịch bất hợp pháp này.

Các nhà điều tra ước tính có khoảng 500 người tham gia vào phi vụ này, bao gồm một số nhân vật chính trị, Ngân hàng Moskva, những người giàu có ở Nga và các nhân vật làm việc hoặc có kết nối với Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).

The Guardian cũng tiết lộ, Ngân hàng Deutsche của Đức là một trong số hàng chục tổ chức tài chính phương Tây đã xử lý số tiền ít nhất 20 tỷ USD này. Đầu năm nay, Ngân hàng Deutsche dính 2 án phạt tiền (tổng cộng 630 triệu USD) ở Mỹ và Anh với cáo buộc để xảy ra các giao dịch rửa tiền lên tới 1 tỷ USD tại chi nhánh ở Nga.

Trước đó, Cơ quan chống tội phạm quốc gia (NCA) lên tiếng cảnh báo, mặc dù Anh là quốc gia đang có các chuẩn mực mang tính quốc tế về phòng chống nạn rửa tiền nhưng nạn rửa tiền khiến cho Anh mất danh tiếng.

Theo Văn phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc, các tổ chức buôn bán ma túy đã ngang nhiên rửa tiền thông qua các ngân hàng Âu - Mỹ.

Tuy nhiên, không một quốc gia nào phát hiện và tố giác, thậm chí còn chào đón bởi ngân hàng đang "đói" tiền mặt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính kéo dài. Vì vậy, nguyên tắc "im lặng là vàng" đã và đang được các ngân hàng Anh lựa chọn.

Mối liên kết

Thông tin về việc 17 ngân hàng ở Anh giúp các tội phạm Nga rửa tiền lên tới hàng tỷ USD khiến người ta nhớ tới vụ rò rỉ 11,5 triệu trang tài liệu của công ty Mossack Fonseca ở Panama (Hồ sơ Panama).

Công ty luật này đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn nộp thuế.

Theo hồ sơ Panama, các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin cũng nằm trong danh sách những đối tượng bị tình nghi có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.

nga2

Hồ sơ Panama. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmity Peskov đã lập tức bác bỏ những cáo buộc rằng các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin nằm trong danh sách những đối tượng bị tình nghi có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.

"Tổng thống Putin, nước Nga và các cuộc bầu cử sắp tới là mục tiêu chính của một âm mưu nhằm gây bất ổn tình hình", ông Peskov nhấn mạnh và cho rằng, những cáo buộc kiểu trên không có gì mới mẻ, thiếu thông tin cụ thể và chỉ dựa trên phỏng đoán.

Ông Peskov cũng từng cảnh báo việc các cơ quan tình báo phương Tây đang đứng đằng sau một cuộc "tấn công thông tin" nhằm bôi nhọ uy tín của Tổng thống Putin cũng như gây bất ổn trong nội bộ nước Nga trước thềm bầu cử.

Liên quan đến vụ việc này, Tổng thống Putin cho rằng, những tài liệu Panama bị rò rỉ là một phần trong nỗ lực nhằm làm cho nước Nga "ngoan ngoãn hơn", tạo nên "sự ngờ vực bên trong xã hội đối với nhà chức trách, những cơ quan hành chính nhà nước, khiến các bên nghi kị lẫn nhau".

''Những thế lực đối lập lo ngại đang tìm cách phá hỏng sự đoàn kết dân tộc Nga. Họ ra sức tìm cách gây bất ổn nội bộ Nga nhằm khiến chúng ta phải khuất phục'', ông Putin nói.

Dẫn một cáo buộc mà người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đưa ra, ông Putin tố cáo chính phủ Mỹ đứng đằng sau vụ Tài liệu Panama : ''Đứng đằng sau... là những quan chức và cơ quan chính thức của Mỹ, WikiLeaks giờ đã cho chúng ta thấy điều đó''.

Nhà lãnh đạo Nga cũng tự hào khi nói rằng cá nhân mình không có tên trong danh sách những cáo buộc tham nhũng và trốn thuế trong hồ sơ Panama.

Triều Dương

********************

OPEC cảnh báo : Nga nên sẵn sàng đối mặt với mức giá dầu 40 USD (Một Thế Giới, 26/03/2017)

Các nhà hoạch định chính sách tại Moscow cho biết họ hy vọng trong năm nay giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50 USD/thùng trở lên, nhưng có vẻ như thực tế sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng vào cuối năm nay, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019.

nga3

OPEC cảnh báo : Nga nên sẵn sàng đối mặt với mức giá dầu 40 USD/thùng

Có lẽ Ngân hàng Trung ương Nga đang biết một điều gì đó mà thế giới không biết.

Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu dầu giữ vai trò đồng minh của nó (trong một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác đang có hiệu lực được ký kết vào cuối năm ngoái tại Vienna) chuẩn bị nhóm họp vào cuối tuần này tại Kuwait để bàn về động thái cắt giảm tiếp theo, thì ngân hàng trung ương của quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới là Nga lại đang phải chịu đựng một tình trạng không mấy dễ chịu : mức giá thấp đã kéo dài trong suốt vài năm qua - dưới 40 USD/thùng.

Một thực tế là hầu hết các biến động của giá dầu thế giới trong thời gian vừa qua sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng chính thức có hiệu lực (tăng lên đáng kể và dao động quanh mức 50 USD/thùng) được xem xét chủ yếu thông qua giá dầu Brent chuẩn tại thị trường London. Theo đó, giá dầu Brent tại thị trường London đã tăng khoảng 16% so với thời điểm cuối năm ngoái, đạt mức trung bình trên 50 USD/thùng, khi OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC gặp nhau tại Vienna. Tuy nhiên, dầu Brent chuẩn lại chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với số dầu xuất khẩu của Nga chủ yếu tại khu vực dãy Urals. Vì thế, việc giá dầu giảm khoảng 10% kể từ đầu tháng 3 đến nay đang khiến thị trường lo lắng ; và Nga vốn giữ vai trò một đối tác quan trọng trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng và cũng sẽ tham gia cuộc đàm phán tại Kuwait vào cuối tuần này, có thể sẽ khiến những lo ngại đó tăng thêm đáng kể.

Piotr Matys, nhà chiến lược về tiền tệ tại Rabobank có trụ sở ở London, cho biết : "Bộ Tài chính, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đang tỏ ra rất thận trọng đối với những kỳ vọng của họ về tăng trưởng, do giá dầu vẫn còn đang ở mức khá tích cực. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hãy tỏ ra thận trọng và vui mừng nếu những biến động tích cực diễn ra thay vì quá lạc quan và rơi vào thất vọng nếu biến động tiêu cực xảy ra".

Các nhà hoạch định chính sách tại Moscow cho biết họ hy vọng giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50 USD/thùng trở lên trong năm nay, nhưng có vẻ như thực tế sẽ chỉ xuống còn khoảng 40 USD/thùng vào cuối năm nay mà thôi, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019. Khi ngân hàng Trung ương Nga hạch toán dự báo của mình, cơ quan này cũng đồng thời tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ, cho thấy sự bất ổn của giá dầu trên thị trường thế giới là một yếu tố đóng vai trò cơ bản cho các chính sách điều hành nền kinh tế của Moscow.

Bộ Tài chính Nga trên thực tế cũng đã lên kế hoạch điều hành tỷ giá tiền tệ tập trung vào kịch bản giá dầu ở mức 40 USD/thùng ngay từ tháng 1/2017, cơ quan này tuyên bố ngân hàng Trung ương Nga sẽ bắt đầu mua vào ngoại tệ nếu dầu vượt mức đó để bảo vệ tỷ giá khỏi sự biến động của mặt hàng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế xứ sở bạch dương. Ngoài ra, mức giá 40 USD/thùng còn được sử dụng để tính toán ngân sách quốc gia của Nga trong giai đoạn 2017-2019.

Theo Viktor Szabo, nhà quản lý quỹ trái phiếu Aberdeen Asset Management Plc, thì ngay cả khi giá dầu hồi phục, xu hướng thận trọng của Nga đối với các chính sách tài chính và tỷ giá vẫn sẽ không thay đổi do Moscow coi trọng việc đề phòng các rủi ro bất ngờ hơn là quá kỳ vọng vào những thay đổi tích cực của giá dầu thế giới.

Trên thực tế, dự báo giá dầu là một vấn đề quá quan trọng với Nga hơn là một trò chơi dự đoán như các quốc gia khác. Mức sụt giảm lên tới 65% của giá dầu trong giai đoạn 2014-2015 đã khiến đồng nội tệ của Nga rơi vào hỗn loạn, buộc phải tăng tỷ lệ khẩn cấp và đẩy kinh tế Nga lâm vào suy thoái. Nó đến từ thực tế doanh thu từ xuất khẩu dầu đóng một vai trò quá quan trọng với nền kinh tế Nga : theo thống kê tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu dầu đạt khoảng 36% thu nhập ngân sách Nga trong năm 2016.

Ngay cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã ngăn cản sự sụp đổ của giá dầu, đẩy giá lên mức 55 USD/thùng và tạo bước phục hồi đáng kể cho nền kinh tế Nga, thì đó vẫn là chưa đủ để ngân hàng trung ương Nga thay đổi thái độ thận trọng của mình.

Tương quan giữa đồng Rup và dầu đã giảm trong năm nay và đạt mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 8/2015. Khi giá dầu trượt xuống mức dưới 50USD/thùng trong tuần này, tỷ giá đồng nội tệ của Nga đã giảm khoảng 1%, tuy nhiên chính sức hấp dẫn của phương thức kinh doanh chênh lệch (carry trade – chiến lược kinh doanh tiền tệ, nhà đầu tư vay một đồng tiền lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản một quốc gia khác có mức lợi suất cao hơn) tại thị trường Nga mới đang đóng vai trò bù đắp những tổn thất do giá dầu thấp gây ra cho nền kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại.

Phải tới tháng 5 tới OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC trong đó có Nga mới quyết định rằng có tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đạt được vào cuối năm ngoái hay không. Cuộc họp vào cuối tuần này tại Kuwait chỉ có vai trò thảo luận về khả năng đó. Dự báo giá dầu thế giới sẽ lập tức giảm xuống mức 40USD/thùng nếu OPEC không kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm cho đến hết năm nay. Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Deutsche Bank AG ở London, cho biết : "Một lần rơi vào suy thoái đã khiến cho Moscow trở nên thận trọng hơn. Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga đang bám sát kịch bản giá dầu chỉ đạt mức 40 USD/thùng vì họ muốn sẵn sàng và tự bảo vệ mình nếu tình huống xấu nhất xảy ra".

Nhàn Đàm

(theo Bloomberg)

*******************

Lãnh đạo đối lập Nga bị bắt (BBC, 26/03/2017)

nga4

Ông Navalny bị cảnh sát đưa đi

Alexei Navalny, lãnh đạo của phe đối lập tại Nga đã bị bắt tại Moscow.

Lãnh đạo của đảng đối lập chính tại Nga, Alexei Navalny, đã bị bắt cùng với hàng chục người tham gia biểu tình phản đối nạn tham nhũng tại thủ đô Moscow, theo nhân chứng nói.

Những người biểu tình đã tìm cách ngăn chặn không cho chiếc xe của cảnh sát đưa ông Nalvalny đi.

Hàng ngàn người đã tham gia cuộc tuần hành trên toàn quốc, kêu gọi Thủ tướng Dmitry Medvedev từ chức do những cáo buộc về tham nhũng.

Cảnh sát được huy động với số lượng lớn để đối phó với cuộc biểu tình ở thủ đô.

nga5

Người biểu tình tại Moscow

Những hình ảnh từ truyền hình cho thấy người biểu tình hô to những khẩu hiệu như 'Đả đảo Putin !', 'Nước Nga không cần Putin !' và 'Putin là kẻ cắp !'.

Ông Navalny đã bị bắt giữ khi đến nơi biểu tình để tham gia vào cuộc tuần hành, theo truyền thông đưa tin.

Viết trên tài khoản Twitter, sau khi bị bắt giữ, ông Navalny kêu gọi những người tham gia cuộc biểu tình tiếp tục với việc tuần hành và bày tỏ thái độ.

"Hỡi các bạn ! Tôi vẫn ổn. Không cần phải đấu tranh để tôi được thả. Hãy tuần hành dọc theo Tverskaya [con đường chính ở Moscow]. Hãy tập trung vào chủ đề đấu tranh chống tham nhũng", ông nói (bằng tiếng Nga).

Alexei Navalny nổi tiếng với cuộc vận động chống tham nhũng, nhắm vào những quan chức cao cấp thân cận Điện Kremlin.

nga6

Người biểu tình chặn chiếc xe có ông Navalny

Nhóm hoạt động nhân quyền OVD Info, nói có ít nhất 130 người đã bị bắt tại Moscow, trong khi cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán đám đông, hãng thông tấn AFP cho biết.

Alexei Navalny kêu gọi biểu tình trên toàn quốc sau khi công bố báo cáo cho rằng ông Medvedev kiểm soát nhiều khu dinh thự, du thuyền và trang trại thông qua một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận có hoạt động mờ ám.

nga7

Nhiều người biểu tình tại Moscow bị bắt

Ông bị cấm tham gia tranh cử Tổng thống vào năm tới, đối chọi với ông Putin sau khi bị kết tội trong một vụ án mà theo ông có ý đồ chính trị hóa.

*****************

Cảnh sát Nga bắt thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny (Tin Tức, 26/03/2017)

Ngày 26/3, cảnh sát Nga đã bắt giữ thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny ở trung tâm thủ đô Moskva trong cuộc biểu tình mà Navalny kêu gọi người dân tham gia để phản đối tham nhũng.

nga8

Ông Alexei Navalny bị áp giải tại Moskva ngày 31/1. Ảnh :EPA/TTXVN

Phóng viên tại hiện trường đã chứng kiến cảnh sát bắt ông Navalny tại đường Tverskaya của thủ đô Moskva và đưa ông lên xe thùng của cảnh sát.

Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập quanh xe cảnh sát và tìm cách ngăn xe này đưa ông Navalny đi.

TTXVN/ Tin Tức

*****************

Hàng ngàn người biểu tình chống tham nhũng ở Nga (VOA, 26/03/2017)

nga9

Biểu tình ở Moscow, Nga, ngày 26/23/2017.

Hàng ngàn người Nga đã xung đường trên khp c nước hôm Ch nht đ phn đi tham nhũng và yêu cu Th tướng Dmitry Medvedev t chc. Các cuc tun hành này do lãnh đo phe đi lp Alexei Navalny kêu gi. Có tin ông Navalny đã b tm gi Moscow khi ông đang trên đường ti mt cuc biu tình.

Các cuộc biu tình này dường như là cuc xung đường có s phi hp ln nht k t nhng cuc biu tình ln hi năm 2011-2012 tiếp sau cuc bu c quc hi b cáo buc có gian ln.

Tính đến bui trưa Moskva, truyn thông nhà nước không đưa tin v các cuc biu tình. Tuy nhiên, các trang tin tc và truyn thông xã hi đã đưa tin v các cuc biu tình các thành ph t Vladivostok phía đông đến Yekaterinburg vùng Urals. Có tin hàng chc người đã b bt gi Vladivostok.

Ông Navalny đã kêu gọi tiến hành các cuc biu tình này sau khi đưa ra mt báo cáo chi tiết hi đu tháng này cáo buc ông Medvedev đã tích lũy nhiu bit th, du thuyn và trang tri nho thông qua mt mng lưới các t chc phi li nhun trá hình.

Báo cáo này đã có 11 triệu lượt xem trên YouTube. Đến nay ông Medvedev vn chưa phn ng gì.

Những người biu tình d đnh s t chc các cuc mít tinh không có giy phép Moscow và St Petersburg trong thi gian còn li trong ngày.

Ông Navalny nói trên trang web chính thức ca mình rng 99 thành ph ca Nga d đnh t chc biu tình, nhưng 72 thành ph trong s đó, các chính quyn đa phương đã không cho phép.

Ông Navalny đã tuyên bố d đnh tranh c tng thng vào năm ti và gn đây đã vận đng người ng h các thành ph ln ca Nga.

Published in Quốc tế