Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tân Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Quốc, dự kiến bàn chuyện Biển Đông (VOA, 15/03/2017)

Căng thẳng Bin Đông d kiến s được Ngoi trưởng Mỹ Rex Tillerson và các quan chc Trung Quc tho lun trong các cuc hp tun này Bc Kinh.

tillerson1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson.

Trong cuộc điu trn ti Quc hi M hi tháng Giêng đ được chun thun làm tân Ngoi trưởng, ông Tillerson đã cau mày ch trích vic Trung Quc xây dng đo nhân tạo Bin Đông và gi ý M có th ngăn chn Bc Kinh s dng các cơ s này.

Trung Quốc đã bi đp hơn 1.295 ha đt Bin Đông, xây dng đường băng và trang b cho các đo nhân to vũ khí phòng th, ch yếu trong chui đo Trường Sa, nơi 5 chính ph khác cũng tuyên bố ch quyn bao gm Vit Nam.

Mỹ nhn mnh xây đo nhân to không mang li cho Trung Quc thêm quyn ch quyn lãnh th. Mt tòa án trng tài quc tế The Hague mùa hè năm ngoái ra phán quyết chng li tuyên b ch quyn ca Trung Quc Biển Đông, nhưng Bc Kinh bác b.

Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết Ngoi trưởng Tillerson s ti Bc Kinh vào th by tun này sau chuyến thăm Tokyo và Seoul. Ông d kiến s gp Ch tch Tp Cn Bình, nhà ngoi giao cao cp Dương Khiết Trì , và Ngoi trưởng Vương Nghị.

*******************

Ngoại trưởng Mỹ 'lặng lẽ' thăm Châu Á (BBC, 15/03/2017)

tillerson2

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng là sếp của tập đoàn ExxonMobil

Tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Tokyo hôm 15/3 trong chặng đầu tiên chuyến công du Châu Á, trong lúc gia tăng căng thẳng với Bắc Hàn.

Chuyến đi Châu Á của ông - thăm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc - lặng lẽ hơn so với cách thức của những người tiền nhiệm.

Ngoại trưởng Mỹ không mang theo đoàn nhà báo ngoại giao như lệ thường.

Trái lại, chỉ duy nhất một phóng viên từ một trang web bảo thủ, Independent Journal Review, được mời đi cùng.

Phóng viên này, Erin McPike, gần đây viết một bài về ông Tillerson, cựu lãnh đạo hãng dầu ExxonMobil.

Dẫu vậy, chuyến đi Châu Á của ngoại trưởng Mỹ được xem là quan trọng tại một khu vực đã rúng động vì những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump.

Ông Donald Trump đã đăng trên Twitter là cần "đối đầu" với Trung Quốc, phê phán việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông cũng nói Hàn Quốc "ăn nhờ chúng ta" vì có Mỹ bảo vệ, và cáo buộc Nhật "thao túng tiền tệ".

Tại Nhật Bản, trọng tâm bàn thảo giữa hai bên có lẽ là vấn đề Bắc Hàn.

Quốc gia bí hiểm đã tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp trừng phạt. Hai vụ thử hạt nhân và hơn 20 lần phóng tên lửa trong năm qua đã làm tăng căng thẳng.

Cả Nhật và Hàn Quốc đều nằm trong tầm ngắm tên lửa của Bình Nhưỡng. Hai nước cũng là đồng minh quân sự và có lính Mỹ đồn trú.

Nhưng Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn và có khả năng tạo ra thay đổi.

Ônd Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh bỏ qua tình hình ở Bắc Hàn, làm cho nó tệ đi.

Nhưng những tuần gần đây, Bắc Kinh đã có những bước tương đối mạnh mẽ.

tillerson3

Bắc Hàn vừa phóng tên lửa ngày 7/3

Đầu tháng Ba, Trung Quốc yêu cầu Bắc Hàn ngừng các vụ thử tên lửa, và cấm nhập khẩu than từ đồng minh.

Ông Tillerson chắc sẽ kêu gọi Trung Quốc làm nhiều hơn, nhưng ông cũng phải tìm cách giảm bớt căng thẳng ở một chuyện khác.

Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Hàn Quốc, với tầm ngắm xa tới Trung Quốc.

Biển Đông

tillerson4

Trung Quốc biện hộ cho việc xây đảo ở Biển Đông

Việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo trên Biển Đông gây ra tranh cãi lớn.

Hồi tháng Giêng, nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Tillerson so sánh việc này giống như Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine.

Truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo nếu Mỹ ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông, nó có thể dẫn tới đối đầu hay thậm chí "chiến tranh".

Thương mại

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà lẽ ra sẽ mở rộng thương mại với Nhật, Việt Nam và 10 nước khác.

Đây là tin tốt cho Trung Quốc, vì họ xem TPP là âm mưu kiềm chế Trung Quốc.

Trong lúc tranh cử, ông Trump cũng dọa đánh thuế 45% lên hàng hóa Trung Quốc.

Hồi tháng Giêng, một cố vấn của ông, Anthony Scaramucci, nói với BBC rằng một cuộc chiến thương mại sẽ khiến Trung Quốc trả giá nhiều hơn Mỹ.

Với Hàn Quốc, nước này đang trong khủng hoảng chính trị vì sự phế truất Tổng thống Park Geun-hye.

Bà ủng hộ chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là chủ trương cô lập Bắc Hàn.

Nhưng ứng viên hàng đầu thay bà, Moon Jae-in, nói rằng nên có cách tiếp cận mới với Bắc Hàn, và lo ngại việc Mỹ triển khai tên lửa Thaad ở Hàn Quốc.

Ông Tillerson sẽ phải rất khéo léo, làm sao cân bằng giữa lợi ích của Mỹ và các nước, để duy trì ổn định khu vực.

********************

Hiểm họa Bắc Triều Tiên bao trùm chuyến công du Châu Á của Tillerson (RFI, 15/03/2017)

tillerson5

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay, 15/03/2017, bắt đầu chuyến công du Châu Á đầu tiên của ông vào lúc mà mối hiểm họa hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên ngày càng nghiêm trọng. Ông Tillerson đến Tokyo hôm nay và thứ Sáu, 17/03, sẽ đến Séoul, trước khi ghé Bắc Kinh trong hai ngày 18 và 19/03.

Trước khi trao lại chìa khóa Nhà Trắng cho Donald Trump, Barack Obama đã báo trước rằng chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên sẽ là hồ sơ gay góc nhất mà tân tổng thống Mỹ phải giải quyết.

Cho nên, trách nhiệm được giao trong chuyến công du Châu Á lần này quả là hết sức nặng nề đối với ông Tillerson, nguyên là một lãnh đạo công ty dầu khí, không có chút kinh nghiệm gì về ngoại giao, thậm chí chưa bao giờ là thành viên một nội các.

Ngoại trưởng Tillerson đặt chân đến Châu Á chỉ vài ngày sau khi Bắc Triều Tiên bắn 4 tên lửa về hướng biển Nhật Bản, cho thấy là Bình Nhưỡng nhắm tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, thậm chí nhắm tới bờ biển của Mỹ hướng về Thái Bình Dương. Hôm qua, các tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã cảnh báo là Bắc Triều Tiên có thể có những hành động khiêu khích mới để đáp lại cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn hiện đang diễn ra.

Ngoại trưởng Tillerson đã báo trước là ông sẽ có thái độ cứng rắn với chế độ Kim Jong Un khi hội đàm với các lãnh đạo hai nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như với lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng nếu như ông Tillerson dễ có được sự đồng cảm của thủ tướng Nhật Shinzo Abe và của quyền tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn, thì ông sẽ khó mà thuyết phục được giới lãnh đạo Trung Quốc, trong khi chỉ có Bắc Kinh mới có đủ khả năng tác động lên đồng minh Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm nay đã báo động rằng tình hình ở bán đảo Triều Tiên và ở vùng Đông Bắc Á nói chung đã trở nên căng thẳng và những căng thẳng này có thể dẫn đến xung đột. Mặc dù chia sẻ mối quan ngại của Washington về tham vọng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh lại có phản ứng chừng mực hơn với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Cho tới nay, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chống lại mọi hành động có thể gây mất ổn định chế độ Kim Jong Un và đặc biệt cực lực phản đối việc Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Washington vẫn khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm bảo vệ Hàn Quốc và các căn cứ của Mỹ trước nguy cơ tên lửa Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh sợ rằng hệ thống radar của THAAD sẽ làm suy yếu hệ thống tên lửa của Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên là do lỗi của Bình Nhưỡng lẫn Washington. Ngoại trưởng Vương Nghị cách đây vài ngày đã đề nghị là, đổi lấy việc Bắc Triều Tiên ngưng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ phải ngưng tập trận chung với Hàn Quốc. Nhưng phía Mỹ đã bác ngay đề nghị đó.

Trước viễn cảnh bế tắc giải pháp cho hồ sơ Bắc Triều Tiên, một số nhân vật cứng rắn ở Washington đang thúc đẩy việc ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các công ty Trung Quốc làm ăn với Bình Nhưỡng. Nhưng các quan chức Mỹ khẳng định là trong chuyến công du Châu Á lần này của ông Tillerson, chưa có bất cứ biện pháp nào mới được loan báo. Trước mắt, ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm dò phản ứng của phía Trung Quốc về ý định thi hành các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên nặng nề hơn, nhưng đồng thời phải trấn an Bắc Kinh là sẽ không xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Thanh Phương

Published in Quốc tế