Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Xu hướng bảo hộ của Donald Trump có thể khiến G20 dậy sóng (RFI, 07/07/2017)

Một tháng sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicilia đã cho thấy bất đồng lớn giữa Hoa Kỳ và các đồng minh về khí hậu và thương mại, hôm nay 07/07/2017 hội nghị G20 khai mạc tại thành phố cảng Hamburg của Đức, với sự hiện diện của lãnh đạo các quốc gia giàu nhất thế giới. Vấn đề kinh tế vẫn là lãnh vực có thể gây tranh cãi.

g201

Thủ tướng Đức Angela Merkel đón tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hamburg, ngày 06/07/2017, trước hội nghị thường đỉnh G20. Steffen Kugler/Courtesy of Bundesregierung/Handout

Từ Hamburg, đặc phái viên RFI Mounia Daoudi tường trình :

"Hơn tám năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới rõ ràng đã hồi phục. Tăng trưởng đã quay lại dù hãy còn mong manh. Nhiều tiến triển quan trọng đã đạt được trong việc đấu tranh chống trốn thuế, gian lận ; và việc chỉnh đốn các hoạt động của ngân hàng đã giúp giảm mạnh mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

Nhưng sự kiện ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã khiến kinh tế thế giới chìm vào bất định. Trước hết về tài chính, vì chính quyền Mỹ dường như quyết tâm hủy bỏ các quy định được đặt ra dưới thời ông Obama, bất chấp mọi hậu quả.

Kế đến là về thương mại. Nước Mỹ của ông Donald Trump muốn có chính sách bảo hộ, bác bỏ quá trình toàn cầu hóa một cách cân bằng mà các đối tác của ông trong nhóm G20 tìm cách xúc tiến.

Quan điểm này gây lo ngại cho các định chế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Hôm qua các định chế này đã kêu gọi các nước G20 hành động để tăng cường thương mại quốc tế, nhắc nhở rằng cuộc sống của hàng trăm triệu người lệ thuộc vào đó".

Thụy My

***********************

Nhiều vấn đề hóc búa tại Hội nghị G-20 (VOA, 07/07/2017)

Các nguyên thủ quc gia lãnh đo 20 nn kinh tế hàng đu thế gii khai mc hi ngh hai ngày ti thành ph Hamburg, Đức hôm th Sáu 7/7, nhm tìm kiếm nhng tha hip và đáp án cho mt lot vn đ, t quy đnh th trường tài chính, chng khng b, biến đi khí hu, chui cung ng cho ti n lc chng đi dch.

g202

Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Tổng Thống Nga Putin gặp nhau lần đầu tiên tại Hamburg, Đức, 7/7/2017.

Thủ tướng nước ch nhà Angela Merkel hôm 6/7 nói bà hy vng các nhà lãnh đo có th đi đến tha hip và tìm gii pháp cho nhiu vn đ, mc dù trin vng tìm được nhng đim đng thun chung v vn đ biến đi khí hu và thương mi không có gì là chc chn.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump trong thi gian qua đã có nhiu bt đng vi các lãnh đo thế gii khác t khi M rút ra khi hip đnh khí hu Paris năm 2015, mt tha thun có mc đích hn chế lượng khí thi gây hiu ng nhà kính, và t khi Hoa Kỳ theo đuổi chính sách "Nước M Trên hết" v thương mi quc tế.

Ông Trump nói ông có các kế hoch "táo bo" đ áp mc thuế cao hoc hn ngch nhp khu thép, li đe da mi nht và có th nghiêm trng nht, đ bo v ngành công nghip M, gây bt an cho các thành viên của nhóm G-20.

Ngày hôm nay, 7/7, cũng chứng kiến cuc gp trc din đu tiên gia nhà lãnh đo M Donald Trump vi Tng thng Nga Vladimir Putin. Cng đng tình báo M đã kết lun rng ông Putin đã đích thân ch đo mt chiến dch nhm làm mt uy tín cuộc bu c Tng thng M hi năm ngoái, và gây tn hi cho uy tín cho cu Ngoi trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, đi th ca ông Trump.

Sáng hôm 7/7, trước hi ngh thượng đnh G-20, ông Trump ti trên Twitter dòng tin nhn sau đây :

"Tôi sẽ là mt đi din tt cho đt nước chúng ta và s tranh đu cho li ích quc gia ! Truyn thông tin gi không bao gi tường trình chính xác v tôi, nhưng ai quan tâm ? Chúng ta s ‘MAGA’"

MAGA LÀ chữ viết tt ca khu hiu ‘Make America Great Again’ có nghĩa là ‘Làm nước M vĩ đi tr li’, khu hiu ca chiến dch vn đng tranh c ca ông Trump.

Trong bài diễn văn hôm th Năm 6/7 ti th đô Warsaw, Ba Lan, ông Trump t cáo Nga là có "hành vi gây bt n" xen ln vào các vn đ thế gii, mt cáo buc mà Moscow bác b.

Tại Hi ngh thượng đnh G-20, ông Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình s gp nhau vào thi đim Washington đang tăng áp lc lên Bc Kinh đ kim chế Bc Triu Tiên sau v phóng th mt phi đn đn đo liên lc đa. Hoa Kỳ còn da s áp dng các bin pháp chế tài thương mi đi vi Trung Quc.

Trong khi đó, cảnh sát đã s dng vòi rng đ gii tán hàng chc người biu tình chng ch nghĩa tư bn, phong ta các ng đường thành ph Hamburg. Ước lượng s có hơn 100.000 người biu tình có mt ti Hamburg đ phản đi hi ngh, trong s đó khong 8.000 người được coi là thuc cánh t ca Châu Âu có ch trương bo đng.

Phố cng Hamburg phía Bc nước Đc phi tăng cường thêm cnh sát đến t khp nước. Được biết có ti 20.000 nhân viên cnh sát tun tra trên các đường ph, không phn và trên các tuyến đường thy.

*******************

5 điều cần biết về hội nghị G20 ở Hamburg (BBC, 07/07/2017)

Các lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác sắp tới Hamburg dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 bắt đầu thứ Sáu tuần này trong hai ngày.

BBC Tiếng Việt giới thiệu 5 chủ đề chính liên quan đến G20 năm nay :

1. G20 đủ 20 nước và còn ai khác ?

Ra đời năm 1999, G20 tụ họp 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, với trên 80% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.

Ngoài Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, G20 còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Cộng hòa Nam Phi, Ả Rập Saudi, Argentina và Nga.

Con số này mới chỉ là 19 nên G20 còn một thành viên nữa là Liên Hiệp Châu Âu, vốn bao gồm một loạt nước nêu trên.

Sau khi bị "trục xuất" khỏi G8 vì vấn đề Ukraine, G20 là diễn đàn lớn quan trọng còn lại để Nga tham gia.

G20 cũng là hội nghị toàn cầu cao cấp duy nhất có một quốc gia Asean, và một quốc gia trong Thế giới Ả Rập tham gia.

Nhưng với sự mở rộng ra các khu vực kinh tế khác, G20 không còn là "20 nền kinh tế lớn nhất thế giới nữa".

Kinh tế Hà Lan (không trong G20) hiện đã nhỉnh hơn Thổ Nhĩ Kỳ và to gấp mấy lần nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được mời dự G20 vì Việt Nam tuy không nằm trong G20 nhưng sẽ đăng cai hội nghị APEC cuối năm nay tại Đà Nẵng.

2. Biểu tình và các yêu sách

Dự kiến 100 nghìn người cũng sẽ biểu tình tại thành phố cảng của Đức để chống biến đổi khí hậu, lên án một số quyết định của Tổng thống Donald Trump, và nêu nhiều vấn đề khác.

Theo cảnh sát Đức, có ít nhất 8000 trong số người dự kiến biểu tình "chuẩn bị gây ra bạo động" và họ đã tịch thu nhiều dao, gậy tại các nơi ở Hamburg.

Đức cho biết sẽ đưa 20 nghìn nhân viên cảnh sát ra phố ở Hamburg trong hai ngày hội nghị.

Nghị trình chính của G20 là "tăng trưởng bền vững cho Châu Phi, quyền lực kinh tế của phụ nữ" và tạo việc làm cho thanh niên.

Thất nghiệp trong giới trẻ đang là vấn nạn tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật số cũng là các chủ đề được bàn tới.

Chủ đề di dân và người tỵ nạn cũng sẽ được các nước Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ bàn đến.

Tuần qua, có những hôm hàng nghìn người từ Trung Đông và Bắc Phi ào vào Ý bằng thuyền, khiến EU phải lên tiếng yêu cầu mọi nước thành viên hỗ trợ cho Rome.

3. Lỗ hổng trong đầu tư giáo dục

Một trong số các nghị trình giới vận động nêu ra là làm sao để giáo dục được đầu tư nhiều hơn.

Họ đề nghị tăng đầu tư vào công việc học và giảng dạy cho toàn bộ trẻ em trên thế giới chứ không phải cho một nhóm thiểu số được ưu đãi.

Nhà kinh tế Pháp, Thomas Picketty gần đây nói rằng tại một quốc gia phát triển như Ý, số tiền đầu tư vào giáo dục chỉ có 1% GDP, ít hơn sáu lần cho với tiền chính phủ Ý bỏ ra để trả lãi suất cho các món nợ công.

Điều này làm tiêu tan hy vọng tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức toàn cầu và có việc làm.

4. Trump và các vấn đề chính trị

Trước khi sang Đức dự G20, ông Donald Trump sẽ thăm Ba Lan để được đón mừng.

Kevin Ponniah của BBC News viết Tổng thống Trump chọn thăm Ba Lan vì nước này luôn đánh giá cao đồng minh Hoa Kỳ.

Đến Warsaw hôm thứ Năm 06/07, ông Trump sẽ được đám đông do đảng cầm quyền thiên hữu (PiS) ở Ba Lan chở bằng xe bus đến đón mừng, khác với cảnh tại Hamburg vào thứ Sáu, khi ông sẽ bị biểu tình phản đối.

Ông Trump và lãnh đạo "không ngai" của Ba Lan, Jaroslaw Kaczynski cũng muốn ngăn "làn sóng" của phe thiên tả, tự do chủ nghĩa, theo Kevin Poniah.

Nhưng nhìn chung, tổng thống Mỹ nào cũng được hoan nghênh chào đón ở Ba Lan.

"Trừ khi họ làm điều gì đó quá tệ, còn thì mọi tổng thống Hoa Kỳ đều được người Ba Lan mến mộ và chào đón", theo giáo sư Aleks Szczerbiak, chuyên gia về chính trị Ba Lan tại Đại học Sussex, Anh Quốc.

Nhưng trước khi sang Ba Lan, ông Trump đã "tranh thủ" nhắn tin trên Twitter phê phán Trung Quốc về Bắc Hàn.

Điều này có nguy cơ làm cuộc gặp mặt với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hamburg không suôn sẻ.

Trước khi sang Đức, vào hôm thứ Ba, ông Tập đã gặp lãnh đạo Nga, Vladimir Putin ở Moscow để đồng ý về quan điểm với Bắc Hàn, nước vừa thử thành công tên lửa đạn đạo.

5. Tại sao chỉ chống Donald Trump ?

Thủ tướng nước chủ nhà, bà Angela Merkel muốn thúc đẩy hai nghị trình chính là Biến đổi Khí hậu và Tự do Thương mại.

Tuần này, ngay trước G20, EU tiến lại gần việc thông qua hiệp định tự do thương mại với Nhật Bản và Nghị viện EU đồng ý về một thỏa thuận nâng tầm hợp tác với Cuba và tạm không nhắc đến nhân quyền ở nước này.

Hôm thứ Tư 05/07, hai ngày trước lễ khai mạc G20, bà Merkel đã phát biểu về hai chủ đề này và bóng gió phê phán cách nhìn của Tổng thống Donald Trump.

Bà nói thế giới cần hợp tác chứ không phải là sân chơi theo kiểu "được ăn cả, ngã về không".

Nhưng cũng có ý kiến khác.

g203

Ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viện đã đáp xuống Berlin hôm 04/07 để chuẩn bị tới Hamburg dự hội nghị G20

Bà Natalie Nougayrede, cây bút Pháp, nguyên biên tập viên điều hành tờ Le Monde viết trên báo The Guardian ở Anh (01/07/2017) rằng nhiều người chuẩn bị đến Hamburg biểu tình chống ông Donald Trump.

Nhưng các giới tại EU lại như quên hay không dám biểu tình phản đối ông Tập Cận Bình cũng sẽ có mặt ở thành phố cảng của Đức, bà Nougayrede viết.

Bà Nougayrede nói nếu họ quan tâm thật sự về nhân quyền thì nên đòi để Trung Quốc cho tù nhân Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài chữa ung thư, điều Trung Quốc bác bỏ.

Bà nói nhiều người không thích ông Trump nhưng nền dân chủ Mỹ đủ khoẻ để giải quyết vấn đề Trump còn Trung Quốc vẫn là nước không tôn trọng các giá trị nhân đạo của Châu Âu.

Mà giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba lại được Châu Âu trao tặng, bà Nougayrede viết.

*********************

G20 và những cái bắt tay  (BBC, 07/07/2017)

Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg được chú ý đến nhiều không phải vì nghị trình chính của cuộc họp mà vì biểu tình phản đối 'đầy sáng tạo' bên ngoài hội trường và các cuộc gặp song phương.

Cựu Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, ông Christopher Meyer viết trên tờ Telegraph hôm 06/07 rằng tham vọng dùng G20 để thay đổi thế giới là chuyện không thể xảy ra.

Và Tuyên bố Hamburg cũng chỉ là "văn kiện dài lê thê, trang trọng" do Đức dàn xếp, theo nhà ngoại giao Anh.

Ai cũng có thể ký vào Tuyên bố Hamburg và đi về mà không cần thực hiện, ông Meyer viết.

"Họ sẽ đề cao cảm hứng về những thứ phù phiếm như thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu. Các trưởng đoàn chỉ việc đặt bút ký vào và đây là thứ ngoại giao rẻ rúng nhất, khoả lấp mọi quyền lợi trái ngược nhau của các nước tham gia".

Bắt tay hay không bắt tay ?

Cũng vì nghị trình chung quá rộng, báo chí chú ý hơn đến các cuộc gặp, những cái bắt tay.

Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất.

Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.

g204

Ông Putin rụt rè hay sợ bị ông Trump siết tay ?

Bị nghi là được Kremlin hỗ trợ trong bầu cử, ông Trump cũng khó có thể tỏ ra quá thân thiện với ông Putin.

Hy vọng của Moscow là để Washington bỏ cấm vận kinh tế cũng khó đạt được ở một diễn đàn quá đông người tham dự.

g205

Nữ Thủ tướng Đức, lần này mặc áo đỏ, bắt tay Thủ tướng Việt Nam tại phòng hội nghị G20 hôm 07/07

Cuộc gặp tưởng như có thể diễn ra giữa lãnh đạo hai nước Châu Á đông dân nhất nhì thế giới thì sẽ không xảy ra.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình không gặp Thủ tướng Narendra Modi vì "không khí chưa phù hợp".

Rõ ràng là không khí vùng núi Bhutan và Sikkim đang khiến hai nước chung rặng Himalayas xung khắc.

Nhưng ông Modi cũng có một lịch trình dày đặc gặp riêng bảy lãnh đạo các quốc gia khác nhau, gồm cả Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trước khi ông Phúc sang Đức dự G20 có những đồn đại trên một số trang mạng tiếng Việt nói bà Angela Merkel "không đón ông" vì lý do nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam.

Nhưng trên thực tế, bà Thủ tướng Đức không chỉ đón ông Phúc một lần mà hai lần, trong hai ngày liên tiếp.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có mấy ngày làm việc bận rộng với nhiều cuộc gặp song phương.

Đón Thủ tướng Lý Hiển Long hôm 07, ông Tập trấn an Singapore bằng lời hứa "quan hệ hai bên sẽ chỉ tốt lên", sau một thời gian Singapore cảm thấy bị Trung Quốc cô lập vì nghiêng về phía Hoa Kỳ và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Dù không tham gia G20, Singapore lại tổ chức chuyến công tác sang Đức của Thủ tướng Lý Hiển Long kéo dài gần một tuần vào đúng thời gian diễn ra G20.

Ông Lý Hiển Long dự kiến sẽ gặp Tổng thống Donald Trump ngay ở Hamburg.

Trong ngày thứ Sáu, ông Tập Cận Bình có lịch nói chuyện với Thủ tướng Theresa May của Anh Quốc.

Dự án điện nguyên tử Hinkley Point C ở Anh, ký kết khi ông Tập sang thăm cuối 2015, nay bị ngưng trệ vì đội vốn.

Đó không phải là mở đầu tốt cho cuộc gặp khi mà bà May đã ở vị thế yếu đi sau bầu cử lại rất muốn có các hợp đồng lớn với Châu Á để bù lại khoản bất định ở Châu Âu do Brexit.

Các nhóm thiên tả chống Trump biểu tình từ trước và va chạm với cảnh sát.

Họ tổ chức cả biểu tình đóng giảm xác chết biết đi 'Zombie' để nói lên vấn đề con người.

Điều làm hai ông Trump và Putin có thể cùng vui là cả hai bị các nhóm biểu tình lên án.

Nhưng phiền toái duy nhất từ biểu tình, được cho phép diễn ra ở khu xa hội nghị là trong chiều thứ Sáu là một số người đã chặn được lối ra vào khách sạn khiến đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump không đi đâu được.

*********************

G20 : Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập (BBC, 07/07/2017)

Hội nghị G20 tại Hamburg là dịp để các lãnh đạo quốc tế gặp nhau trực tiếp nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không nói chuyện vì căng thẳng biên giới.

g206

Thủ tướng Narendra Modi đã đến Hamburg chuẩn bị dự G20 và các cuộc họp song phương

Báo Times of of India trích lời quan chức phái đoàn của Thủ tướng Narendra Modi nói ông "không có lịch gặp ông Tập Cận Bình".

Trong ngày 07/07, trước khi G20 khai mạc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay "không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Gopal Baglay, cùng trong phái đoàn của ông Modi sang thăm Israel trước khi đến Đức dự G20, cũng nói :

"Thủ tướng sẽ thăm Hamburg từ 06 đến 08 tháng Bảy để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và bên lề cuộc họp ông sẽ gặp Tổng thống Argentina Mauricio Macri, các thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Anh Quốc Theresa May và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc".

Trong lịch làm việc của ông Modi không có họp với lãnh đạo Trung Quốc.

Căng thẳng trên bộ và trên biển

Căng thẳng biên giới được cho là lý do khiến quan hệ Trung - Ấn xuống dốc.

Vùng Doka La có tên Ấn Độ mà Bhutan gọi là Doklam nhưng Trung Quốc nói là của họ và đặt tên cho vùng đất là Donglang.

Bhutan và Trung Quốc đã thảo luận tìm cách giải quyết nhưng Bhutan vốn không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao.

Theo các báo Ấn Độ, một bài báo gần đây trên trang Hoàn cầu Thời giáo của Trung Quốc đe dọa "nghĩ lại chính sách với Sikkim và Bhutan" chính là một lời đe dọa "thổi lên tâm lý bài Ấn" ở Sikkim (một bang của Ấn Độ) và Bhutan.

Trước cuộc gặp của hai thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam tại Hamburg, các báo Ấn Độ đăng lại bản tin của Reuters cho hay Việt Nam gia hạn hai năm khai thác lô 128 cho công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ.

Một phần của lô dầu này nằm trong "đường chín đoạn" mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.

Báo Ấn Độ, tờ Deccan Herald trên trang web hôm 06/07 nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli trong bối cảnh "Trung Quốc hung hăng trong vùng Châu Á".

Bài báo viết "Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình", đồng thời tăng cường quan hệ song phương".

Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ ký với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.

Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.

Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

Quan hệ giữa Dehli và Hà Nội có truyền thống lâu dài, từ thời Jawahalal Nehru và Hồ Chí Minh.

Nhưng gần đây, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á.

Published in Quốc tế