Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trump đổi ý, rút Mỹ khỏi tuyên bố chung G7 (RFI, 10/06/2018)

Thượng đỉnh nhóm G7 tại Canada phải chăng thất bại vì một thông điệp trên Twitter của Donald Trump ? Ngày 10/06/2018, tổng thống Mỹ dọa đánh thuế nhập khẩu nặng hơn với các đối tác thương mại. Sau khi chấm điểm "10 trên 10" cho quan hệ với các đối tác trong G7, Donald Trump đã đổi ý. Tố cáo thủ tướng Trudeau "gian trá và nhu nhược", tổng thống Mỹ quyết định rút Hoa Kỳ khỏi tuyên bố chung.

trump1

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel đối thoại với tổng thống Mỹ Donald Trump (P) trong ngày thứ hai hội nghị G7 ở La Malbaie, ngày 9/6/2018. Ảnh : Bundesregierung/Jesco Denzel/Handout via Reuters

Đặc phái viên đài RFI Mounia Daoudi, từ La Malbaie – Charlevoix, Quebec, Canada giải thích thêm :

"Chắc chắn là từ đầu đến cuối thượng đỉnh G7 lần này, Donald Trump đã áp đặt nhịp độ của ông. Tổng thống Hoa Kỳ đã đến họp trễ. Trong chương trình nghị sự, ông chủ trương mời Nga trở lại câu lạc bộ các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, tổng thống Mỹ đồng ý về nguyên tắc một bản tuyên bố chung, trước khi cũng chính Donald Trump rút lời.

Trước khi rời thượng đỉnh G7, nguyên thủ Hoa Kỳ đã đánh giá đối thoại với 6 đối tác còn lại trong khối này là mang tính 'xây dựng'. Về quan hệ với các lãnh đạo đối tác, từ Emmanuel Macron đến Angela Merkel và kể cả với thủ tướng Canada Justin Trudeau, đều được ông Trump chấm điểm '10 trên 10'.

Nhưng giờ đây, cũng chính Donald Trump tố cáo thủ tướng Trudeau là đã nói dối. Tổng thống Mỹ rời La Malbaie trước khi thượng đỉnh kết thúc và ông đợi các đối tác lên tiếng tỏ vẻ hài lòng về thượng đỉnh G7 lần này, để rồi, dẹp bỏ nỗ lực của tất cả bằng một tin nhắn trên Twitter.

Trước mắt, khó có thể biết được việc Mỹ không ký vào bản tuyên bố chung kết thúc G7 sẽ dẫn tới những hậu quả ra sao. Một điều chắc chắn là niềm tintrong khối đã đổ vỡ, trong khi từ nhiều thập niên qua, câu lạc bộ khép kín của 7 nước công nghiệp giàu có nhất thế giới vẫn luôn đồng lòng".

Canada đối đầu với Mỹ ?

Vậy do đâu tổng thống Donald Trump đã thay đổi ý kiến vào giờ chót ? Theo Pascale Guéricolas, phóng viên thường trú của đài RFI tại Canada, nguyên thủ Mỹ phẫn nộ vì thủ tướng Justin Trudeau trong cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh G7 hôm 09/06/2018, một lần nữa chỉ trích thuế nhôm thép của Mỹ là "bất hợp pháp và bất công" :

"Bề ngoài, trao đổi giữa thủ tướng Justin Trudeau với tổng thống Donald Trump tại thượng đỉnh G7 - Quebec có vẻ êm thấm. Lãnh đạo Hoa Kỳ thậm chí còn cho rằng quan hệ giữa ông với thủ tướng Canada có lẽ chưa bao giờ tốt đẹp như thế. Nhưng đó là trước cuộc họp báo của thủ tướng Trudeau.

Lãnh đạo Canada giải thích Ottawa 'không muốn gây thiệt hại cho người lao động Mỹ, nhưng quan tâm chính của ông là bảo vệ người lao động và quyền lợi của Canada. Thuế nhập khẩu mà tổng thống Trump đánh vào nhôm và thép Canada là bất công và không thể chấp nhận được. Canada sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ và rõ ràng'. Thủ tướng Trudeau đã trực tiếp nói ra điều này với tổng thống Trump và sẽ áp dụng ngay các biện pháp đáp trả đó kể từ ngày 01/07/2018.

Đối với ông Trump, tuyên bố này chứng tỏ Justin Trudeau là người 'gian trá và nhu nhược'. Trước mắt, văn phòng thủ tướng Canada cho biết ông Trudeau không thay đổi quan điểm về thuế nhập khẩu nhôm thép. Lãnh đạo Canada hiện thời đang tập trung vào những thành quả của G7".

G7 lần tới : Macron để ngỏ khả năng mời Nga

G7 lần tới sẽ tổ chức tại thành phố biển Biarritz miền tây nam nước Pháp. Tổng thống Macron trong cuộc họp báo hôm qua để ngỏ cánh cửa mời Nga trở lại câu lạc bộ G7 như đề nghị của nguyên thủ Mỹ, với điều kiện là Nga "tôn trọng thỏa thuận Minsk về Ukraine".

Theo ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trước mắt Moskva không có nhu cầu tham gia khối các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Thanh Hà

************************

Trump dọa ngừng giao thương với các đồng minh khi rời hội nghị G7 (VOA, 10/06/2018)

Tổng thng M Donald Trump hôm th By cáo buc các nước khác "cướp bóc" M v vn đ thương mi và đe da đình ch giao thương với họ hoàn toàn trong khi ông thúc đy ch trương "Nước M Trước Tiên" ca mình ti hi ngh thượng đnh ca nhóm by cường quc kinh tế thế gii (G7).

trump2

Tổng thng Donald Trump phát biu trong mt cuc hp báo ti hi ngh thượng đnh G7 summit La Malbaie, Québec, Canada, ngày 9 tháng 6, 2018.

Ông Trump, người đã khiến các đng minh hàng đu ca Washington gin d vào tun trước khi ông áp thuế quan lên thép và nhôm nhập khu t Canada, Liên Hiệp Châu Âu và Mexico, đ kích thương mi toàn cu vi nhng li l ch trích nhm vào G7 và n Đ.

"Chúng tôi giống như con heo đt mà mi người c cướp bóc", ông nói ti mt cuc hp báo trước khi ri đi sm khỏi hi ngh thượng đnh hai ngày La Malbaie, tnh Québec, nơi ông gp g các nhà lãnh đo Canada, Anh, Pháp, Ý, Đc và Nht Bn.

"Không chỉ có G7. Ý tôi là có n Đ na, nơi mà mt s mc thuế quan là 100 phn trăm ... Và chúng tôi chng đánh thuếcả", ông nói. "Và chuyn này s chm dt. Hoc là chúng tôi s ngng giao thương vi h".

Ông Trump nhắc li rng các mc thuế quan ca ông có mc đích bo v ngành công nghip và người lao đng M khi s cnh tranh không lành mnh ca quc tế. Ông nói ông đã đề ngh vi các nhà lãnh đo khác ca G7 là bãi b tt c các rào cn thương mi, bao gm thuế quan và các khon tr giá.

Ông cũng phủ nhn hi ngh thượng đnh din ra vi nhiu tranh cãi, mt phát biu mâu thun vi điu mà mt quan chc G7 mô t một cuc trao đi "hết sc bt thường" hôm th Sáu, trong đó ông Trump li lit kê mt lot nhng than phin v thương mi, ch yếu liên quan đến EU và Canada, Reuters cho hay.

Nhà Trắng không hi đáp ngay lp tc yêu cu ca Reuters bình lun v nhng phát biểu ca quan chc này v ông Trump.

Những người đng cp ca ông Trump ti G7 vn đang hi h c gng tìm mt s điu mà có th được xem là s đng thun vi Washington v thương mi và các vn đ chính yếu khác vn đã hình thành nên cơ s ca t chc 42 năm này.

Thủ tướng Đc Angela Merkel nói có s đng thun rng rãi gia các nhà lãnh đo G7 rng thuế quan và các rào cn thương mi khác nên được gim bt, dù bà tha nhn vn còn nhng khác bit vi M.

"Đây là những nguyên tc mà các bên cùng chia sẻ, dù những khó khăn vn nm chi tiết", bà nói trong mt cuc hp báo, và nói thêm rng bà d kiến mt tuyên b chung v thương mi s được công b vào cui hi ngh.

Tổng thng Pháp Emmanuel Macron cho biết tha thun này s là mt bước kh quan đu tiên và thể hin mong mun ca các quc gia G7 trong vic bình n tình hình.

"Tuy nhiên, tôi không xem mọi chuyn đã đt được vi mt tuyên b và rõ ràng là chúng tôi s tiếp tc n lc trong nhng tun ti, nhng tháng ti", ông Macron nói vi các phóng viên.

Canada và EU đã lên án các mức thuế quan ca M là bt hp pháp và phi lý và Ottawa đã đ xut các mc thuế áp lên mt lot mt hàng ca M vào tháng sau trong khi EU tuyên b s có nhng bin pháp tr đũa ca riêng mình.

Tổng thng M ri đi trước khi hội nghị thượng đnh kết thúc và s bay đến Singapore đ gp g lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un. Ông mô t chuyến đi này là mt "s mnh hòa bình".

Ngoài thương mi, cũng có bt đng ti hi ngh thượng đnh v lp trường ca G7 v biến đi khí hu và gi ý ca ông Trump cho Nga được gia nhp li nhóm này.

Nga đã bị gt ra vào năm 2014 vì sáp nhp bán đo Crimea ca Ukraine. Bà Merkel hôm th By nói trước hết phi có tiến b v kế hoch hòa bình Ukraine trước khi có bt kỳ cuc tho lun nào v vic tái tiếp nhận Moscow.

********************

G7 : Trump bị cô lập vì vấn đề thuế thương mại và Nga (BBC, 09/06/2018)

Chia rẽ giữa Donald Trump và lãnh đạo các quốc gia G7 được phô bày vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh tại Quebec.

trump3

Ông Trump cùng lãnh đạo các nước G7 ở Ý năm 2017

Ông Trump đã có cuộc điện thoại bất ngờ để Nga được tái nhập nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu sau khi nước này bị loại khỏi G7 do Moscow dành quyền kiểm soát bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.

Căng thẳng vẫn còn, một phần liên quan đến việc Nga bị cáo buộc đầu độc một điệp viên tại Anh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các thành viên EU tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Canada phản đối ý tưởng này.

Bà Angela Merkel nói Nga không thể được thừa nhận trừ khi có "tiến bộ" về vấn đề Ukraine. Canada cũng cho hay tiếp tục phản đối Nga.

Những hạn chế về chính sách thuế quan thương mại được chính quyền Trump áp dụng gần đây tiếp tục được thảo luận trong phiên họp thứ Sáu 8/6.

Image captionÔng Putin đang ở Trung Quốc gặp Tập Cận Bình

Việc ông Trump áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm khiến EU tức giận, đồng thời làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại.

Thủ tướng Anh Theresa May nói bà muốn EU hành động với sự kiềm chế và phù hợp trong việc trả đũa thuế quan của Mỹ.

Canada gọi chính sách thuế quan thương mại của ông Trump là 'bất hợp pháp' và 'bất công' trong khi Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cảnh báo rằng quan điểm của ông Trump về thương mại, biến đổi khí hậu và Iran tạo thành một mối nguy hiểm thực sự.

Ông Trump gần đây bỏ qua thỏa thuận năm 2015 với Tehran nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Điều này làm những người từng ký tên ủng hộ thỏa thuận tức giận.

Ông Trump sẽ rời hội nghị G7 kéo dài hai ngày ở Quebec để đến Singapore tham dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đang ở Bắc Kinh, nơi ông được Tập Cận Bình trao tặng huy chương hữu nghị.

G7 là gì ?

Đây là hội nghị thượng đỉnh hàng năm tập hợp Canada, Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản và Đức, với GDP của các nước này chiếm hơn 60% tổng GDP toàn cầu.

Các nội dung về kinh tế được ưu tiền bàn thảo trong chương trình nghị sự, mặc dù hội nghị có bàn về các vấn đề toàn cầu.

G7 lần này diễn ra tại La Malbaie ở Quebec, Canada.

Ông Trump cho biết hôm thứ Sáu 8/6 rằng Hoa Kỳ và Canada đang làm việc về cắt giảm thuế quan để đạt được "công bằng cho cả hai nước".

Sau khi gặp gỡ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Trump nói rằng có chút thử thách trong vấn đề thương mại, nhưng nói thêm là hai bên đang hợp tác giải quyết vấn đề này.

Về phần mình, ông Macron cho biết ông tin rằng tất cả các bên sẵn sàng tìm kiếm một thỏa thuận.

Hãng tin Reuters trích lời một trợ lý của Tổng thống Pháp nói rằng Hoa Kỳ đã đồng ý một cuộc đối thoại thương mại với EU ở cấp độ kỹ thuật trong hai tuần tới.

Năm chủ đề của G7 năm nay :

  • Tăng trưởng kinh tế hội nhập
  • Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
  • Hòa bình và an ninh thế giới
  • Việc làm của tương lai
  • Biến đổi khí hậu và đại dương

Theo chương trình dự kiến, ông Trump sẽ bỏ lỡ các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, môi trường và bình đẳng giới vào thứ Bảy.

Tại G7 ở Ý năm ngoái, ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Các cuộc họp G7 trước đây chứng kiến những cuộc biểu tình rầm rộ. Năm nay, khoảng 8.000 binh sĩ và cảnh sát dự kiến được triển khai trong sự kiện tại Quebec.

**********************

Thượng đỉnh G7 : Trao đổi gay gắt về thương mại quốc tế (RFI, 09/06/2018)

Ngày 09/06/2018, cuộc họp thượng đỉnh nhóm G7 ở La Malbaie, Quebec, Canada, bước sang ngày thứ hai, nhưng không có mặt tổng thống Mỹ Donald Trump, vì ông dự trù rời Canada vào lúc 10 giờ sáng nay để bay sang Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/06.

trump4

Thượng đỉnh G7- Canada ngày 08/06/2018.Reuters

Hôm qua, tuy bề ngoài tỏ ra vui vẻ, thân mật, các lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới đã trao đổi rất gay gắt về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác khác trong nhóm, quan hệ hiện đang căng thẳng do việc Washington áp thuế mới lên thép nhôm nhập vào thị trường Mỹ.

Lãnh đạo sáu nước kia thì muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại và cố thuyết phục tổng thống Trump là việc áp các thuế mới sẽ tác hại cho chính nền kinh tế Mỹ và cho tăng trưởng thế giới. Nhưng ông Trump thì dứt khoát muốn ép buộc các nước đối tác nhập hàng của Mỹ nhiều hơn. Bất đồng về thương mại cũng như về khí hậu và hạt nhân Iran có thể khiến thượng đỉnh G7 không ra được tuyên bố chung.

Từ La Malbaie, Québec, đặc phái viên RFI Mounia Daoudi gởi về bài tường trình :

"Hiện còn quá sớm để khẳng định là sẽ có tuyên bố chung kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại La Malbaie. Một điều chắc chắn là tổng thống Donald Trump đã đến thượng đỉnh với thái độ rất gay gắt đối với các đối tác trong nhóm G7, vì theo ông những nước này đã khiến cho thâm thủng mậu dịch của Mỹ tăng cao như thế.

Trong buổi làm việc về vấn đề thương mại quốc tế, ông Trump đã có những lời lẽ rất nặng nề và cay nghiệt. Trong một bài phát biểu dài, ông nhắc lại từng lời trách cứ đối với các thành viên khác trong nhóm G7. Đây là một hành động rất khác thường trong một cuộc họp thượng đỉnh mà các lãnh đạo vốn vẫn tỏ ra khá lịch sự với nhau.

Nhưng làm như thế hóa ra lại hay, bởi vì các đối tác của Mỹ đến lượt mình cũng đã có thể bày tỏ những trách cứ của họ một cách thẳng thắn và kiên quyết. Nhờ nói thẳng ra như vậy mà nhóm G7 đã giải tỏa được một số điều hiểu lầm và nhất là thúc đẩy một số điểm.

Các bên đã đồng ý trên nguyên tắc về một phương thức đối thoại, sẽ được xác lập trong hai tuần tới, về mặt kỹ thuật, cũng như về mặt chính trị. Mục tiêu là điểm lại tình hình quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các đối tác, nhất là đối tác Châu Âu, trước khi giải quyết các vấn đề.

Đó là những bước tiến, nhưng không bảo đảm là thượng đỉnh G7 sẽ ra được một tuyên bố chung".

Thanh Phương

***********************

Châu Âu bác đề nghị đưa Nga trở lại G7 của Tổng thống Trump (RFI, 09/06/2018)

Trước khi tới dự thượng đỉnh khối G7 tại Canada, sáng ngày 08/06/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đề nghị mở cửa cho Nga trở lại với G7. Bốn nước Châu Âu cùng với Canada thẳng thừng bác bỏ sáng kiến của Nhà Trắng.

trump5

Tổng thống Nga Putin (trái) và đồng nhiệm Mỹ, Trump tại thượng đỉnh G20- Hamburg tháng 7/2017 Reuters/Carlos Barria/File Photo

Theo AFP, các nước Châu Âu, bao gồm cả Ý với tân thủ tướng Giussepp Conte, vốn có quan điểm ủng hộ Nga, đã nhanh chóng tìm được đồng thuận trong việc bác bỏ khả năng Moskva trở lại với G7 trong tình trạng hiện nay, nhưng để ngỏ khả năng "đối thoại" với tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh trên Twitter : "Tất cả chúng tôi đều có chung quan điểm".

Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định việc Nga trở lại với G7 hiện tại là chưa thể được, chừng nào mà "chưa có các tiến bộ thực sự trong vấn đề Ukraine". Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker giải thích : Nước Nga đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi sát nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào miền đông Ukraine.

Kể từ năm 2014, quan hệ giữa Nga và Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung lâm vào khủng hoảng, đặc biệt sau vụ Nga sát nhập bán đảo Crimea, chưa kể đến nghi án Moskva can thiệp vào bầu cử Mỹ. Nga bị loại khỏi khối G7 từ đó.

Tổng thống Nga ca ngợi Donald Trump là người "biết lắng nghe"

Trong một phát biểu trên truyền hình, dự kiến được phát đi hôm nay, 09/06, theo báo chí Nga, tổng thống Nga Putin đã ca ngợi đồng nhiệm Mỹ là người "chín chắn", "biết lắng nghe" và đối thoại. Phát biểu không rõ được đưa ra trước hay sau tuyên bố của tổng thống Mỹ.

Donald Trump liên tục tìm cách cải thiện riêng quan hệ với tổng thống Nga Putin. Đầu tháng 4/2018, cố vấn của phủ tổng thống Nga, ông Ouchakov cho biết là trong một cuộc điện đàm, tổng thống Donald Trump đã đề nghị gặp tổng thống Nga. Vẫn theo điện Kremlin, vụ cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc – mà phương Tây cáo buộc Moskva đứng đằng sau - đã không cho phép kế hoạch này trở thành hiện thực.

Việc chính quyền Trump quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, mà Nga cũng là một bên ký kết, khiến quan hệ giữa Washington và Moskva càng thêm phức tạp.

Trọng Thành

******************

Thượng đỉnh G7 : Trump muốn "lấy thịt đè người" (RFI, 08/06/2018)

Cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm G7 khai mạc hôm nay, 08/06/2018, tại Quebec, Canada, trong bối cảnh rất căng thẳng do việc chính quyền Donald Trump đánh thuế trên thép nhôm nhập từ các nước đồng minh, bất chấp phản đối của những nước này.

trump6

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) tại Nhà Trắng, Washington, ngày 11/10/2017 - Reuters

Cuộc họp thượng đỉnh G7 năm nay bỗng giống như là một trận đấu giữa một mình tổng thống Donald Trump chống lại 6 lãnh đạo khác trong nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, việc đánh thuế mang tính bảo hộ mậu dịch là một bước mới của Hoa Kỳ đánh vào chính nền tảng của nhóm G7, vốn được coi là một định chế bảo đảm cho trật tự thế giới.

Để chuẩn bị cho cuộc đấu này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đến Canada từ hôm thứ Tư, đã cùng với thủ tướng của nước chủ nhà Justin Trudeau ra một tuyên bố chung cổ vũ cho "một chủ nghĩa đa phương mạnh, có trách nhiệm và minh bạch", một công thức mà chắc là tổng thống Trump khó mà "nuốt trôi".

Theo nhận định của hãng tin AFP, tranh chấp thương mại do vụ đánh thuế thép nhôm có thể khiến cho thượng đỉnh G7 lần này không thể đưa ra một tuyên bố chung. Riêng nước Pháp thì có lập trường rất rõ ràng qua tuyên bố của điện Elysée : "Nếu sự kháng cự của phía Mỹ đi quá xa, không nên hy sinh những nguyên tắc, những lợi ích của chúng ta chỉ vì muốn thể hiện một sự đoàn kết nhất trí bề ngoài". Đối với Pháp, tuyên bố chung bắt buộc phải nhắc đến hiệp định khí hậu Paris và dứt khoát không có chuyện lên án Iran không tuân thủ các cam kết về hạt nhân. Nếu không thì không nên ra tuyên bố chung. Về thương mại, Paris chủ trương là "thương mại phải mang tính cởi mở, tự do và bình đẳng giữa các nước G7".

Để thể hiện thái độ bất bình chung đối với tổng thống Trump, lãnh đạo của Pháp, Đức, Canada và Ý sẽ họp với nhau trước khi khai mạc thượng đỉnh G7.

Thế nhưng, cho tới nay, tổng thống Trump vẫn không tỏ dấu hiệu gì cho thấy ông sẽ thay đổi, thậm chí còn muốn đẩy mạnh hơn nữa chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu mới của ông. Chủ nhân Nhà Trắng tin rằng, với tư cách cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, ông có quyền "lấy thịt đè người", buộc các đối tác làm theo lệnh của ông và nhập hàng của Mỹ nhiều hơn. Tổng thống Trump vẫn giữ thái độ đó cho dù Canada và Liên Hiệp Châu Âu đã đáp trả quyết liệt bằng cách áp thuế tương tự lên hàng hóa nhập từ Hoa Kỳ.

Chuyên gia Laurence Nardon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, dự đoán : "Trump sẽ giật đủ mọi dây để làm rạn nứt sáu nước kia, đến mức những nước này chịu thua và làm theo yêu cầu của Trump, đó là thương lượng song phương. Cho tới nay, sáu nước kia vẫn đứng vững, nhưng Trump chưa dừng ở đó". Chuyên gia William Alan Reinsch, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, Washington, nhắc lại : "Xu hướng của tổng thống Trump là mỗi khi bị chỉ trích, ông phản công ngay".

Bằng chứng là hôm qua, trên mạng Twitter, ông Trump viết : "Làm ơn nói dùm với thủ tướng Trudeau và tổng thống Macron là họ đang áp những thuế rất nặng và những hàng rào phi thuế quan đối với Hoa Kỳ. Tôi rất nóng lòng gặp họ ngày mai".

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã tóm lược tình hình hiện nay khi gọi thượng đỉnh Quebec cuộc họp "6+1". Hóa ra thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un tại Singapore ngày 12/06 tới đây lại còn nồng ấm hơn cả thượng đỉnh giữa Mỹ với các nước đồng minh thân cận.

Thanh Phương

Published in Quốc tế