Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tranh cãi về việc sử dụng xe tăng Đức ở Syria (RFI, 25/01/2018)

Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng Leopard của Đức, trong cuộc can thiệp vào miền bắc Syria chống một nhóm dân quân Kurdistan, đang gây nhiều tranh cãi ở Đức về vấn đề xuất khẩu vũ khí.

syria1

Chiến xa Leopard, do Đức chế tạo, hoạt động tại Afghanistan, năm 2010. Ảnh : AFP / PATRICK BAZ

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault gởi về bài tường trình :

"Phe đối lập xem đây là một vụ tai tiếng, các tổ chức phi chính phủ thì lên án thái độ đạo đức giả của chính phủ Đức. Berlin hiện rất bối rối. Các chiến xa này được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong khuôn khổ chiến dịch can thiệp vào Syria chống lực lượng dân quân người Kurdistan YPG, mà Ankara xem là khủng bố. Nhiều người tại Đức đã lên tiếng chỉ trích việc này.

Trong những thập niên gần đây, Berlin đã xuất khẩu nhiều vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và nhất là xe tăng chiến đấu Leopard. Trong quá khứ, những vụ bán vũ khí này vẫn gây nhiều tranh cãi, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Cách đây 25 năm, các chiến xa của Đức đã từng được sử dụng để chống các lực lượng Kurdistan ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Irak.

Chính phủ của thủ tướng Schroeder vào năm 2005 đã xóa bỏ một điều khoản hạn chế việc sử dụng các xe tăng của Đức, tức là chỉ cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các chiến xa này để phòng thủ khi bị tấn công. Cho nên, Ankara nay không còn bị ràng buộc gì nữa.

Tranh cãi hiện nay nổ ra sau khi có những số liệu cho thấy xuất khẩu vũ khí của Đức đã gia tăng trong nhiệm kỳ Quốc Hội vừa qua, trong khi Berlin thì nói là muốn giảm đi. Vấn đề rất nhạy cảm này sẽ được đưa ra bàn thảo trong các cuộc thương thuyết sắp tới về việc thành lập chính phủ liên minh. Cả phe tả lẫn phe hữu đều muốn hạn chế hơn nữa việc xuất khẩu vũ khí".

Thanh Phương

********************

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm theo đuổi các mục tiêu ở Syria (VOA, 24/01/2018)

Thổ Nhĩ Kỳ mun tránh đng đ vi các lc lượng Hoa Kỳ, Nga và Syria, nhưng s tiến hành bt kỳ bước nào cn thiết vì an ninh ca chính mình, mt b trưởng Th Nhĩ Kỳ phát biu hôm 23/1, cũng là ngày th tư ca cuc tn công không-b ca Th Nhĩ Kỳ đánh vào lc lượng người Kurd tây bc Syria.

tho1

Các chiến binh Quân đi Syria t do được Th Nhĩ Kỳ hu thun tiến v biên gii vi Syria, 21/1/2018

Hoa Kỳ và Nga đều có lc lượng quân đi Syria và đã thúc gic Th Nhĩ Kỳ kim chế trong chiến dch mang tên Nhành Ô liu nhm đè bp lc lượng YPG ca người Kurd được M hu thun khu vc Afrin trên biên gii phía nam ca Th Nhĩ Kỳ.

Chiến dch này đã m ra mt mt trn mi trong cuc ni chiến đa bên Syria và có th đe dọa kế hoch ca M v n đnh và tái thiết mt khu vc rng ln đông bc Syria - ngoài tm kim soát ca Tng thng Bashar al-Assad - đó, Hoa Kỳ đã giúp lc lượng có YPG chiếm đa s đánh bt các chiến binh Nhà nước Hi giáo.

Ngoại trưởng Th Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhc li yêu cu ca Ankara rng Washington phi ngng h tr YPG và Tng thng Tayyip Erdogan s tho lun v vn đ này qua đin thoi hôm 24/1 vi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

Ankara nói chiến dch s din ra nhanh chóng, nhưng người phát ngôn ca ông Erdogan đã t ý rng chiến dch xuyên biên gii này không đt ra ngày kết thúc. Phát ngôn viên này nói rng chiến dch ch kết thúc khi nào khong 3,5 triu người tị nạn Syria hin đang sng Th Nhĩ Kỳ có th tr v nhà an toàn.

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm 23/1 nói cuc tn công ca Th Nhĩ Kỳ đang làm phân tán các n lc đánh bi Nhà nước Hi giáo.

(Reuters)

*******************

Syria : Hội Đồng Bảo An tránh né hồ sơ chiến sự tại Afrin (RFI, 23/01/2018)

Giao tranh giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Kurdistan ở vùng Afrin, miền bắc Syria vẫn tiếp diễn dữ dội sau khi bùng lên hôm 20/01/2018. Cuộc chiến không có dấu hiệu sớm kết thúc. Chiến dịch đã làm nhiều nước lo ngại và Hội Đồng Bảo An đã họp lại vào hôm qua theo yêu cầu của Pháp.

tho2

Chiến sự trong vùng Afrin, Syria. Ảnh ngày 22/01/2018. ReutersKhalil Ashawi

Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau, Hội Đồng Bảo An đã không đưa ra lời lên án nào cuộc tấn công do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành trên lãnh thổ Syria mà chỉ bàn về thảm họa nhân đạo ở vùng bắc Syria này.

"Hội Đồng Bảo An đã không lên án, cũng không ra tuyên bố. Các nhà ngoại giao trong cuộc họp kín đã nêu lên cuộc tấn công ở vùng Afrin, nhưng lại chọn tập trung nói về tình hình nhân đạo thảm hại ở miền bắc Syria, nơi mà không một đoàn tiếp tế nào đã đến được đông Goutha hay thành phố Idlib từ tháng 11/2017.

Đại sứ Pháp François Delattre sau cuộc họp, giải thích là "không nên khỏa lấp trách nhiệm của chế độ Damas và đồng minh của họ".

Riêng về tình hình Afrin, các quốc gia tỏ ra rất dè dặt, cho thấy là họ lúng túng trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh trong cuộc chiến chống thánh chiến.

Paris đã bày tỏ nỗi lo ngại trước chiến dịch đang diễn ra. Theo đại sứ Pháp, nỗi lo ngại này được các nước thành viên Hội Đồng Bảo An chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên về mặt chính thức thì chỉ có một lời kêu gọi tự "kềm chế".

Điều mà các chính quyền lo ngại là cuộc tấn công hiện nay sẽ ảnh hưởng đến cuộc họp giữa các phe Syria sẽ bắt đầu lại vào thứ Năm này tại Vienna. Sự đoàn kết giữa các đồng minh trong cuộc chiến chống Daesh là tối quan trọng, cho nên theo đại sứ Pháp, phải sát cánh bên nhau để tiếp tục cuộc chiến".

Mai Vân

*********************

Lá bài quân sự của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria (RFI, 22/01/2018)

Thực hiện lời đe dọa của tổng thống Recep Erdogan, từ ngày 20/01/2018, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Afrin, do lực lượng Kurdistan-Syria kiểm soát. Hành động quân sự này, được Moskva bật đèn xanh, xác nhận một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Nga-Thổ sau khi Daesh thảm bại. Công luận Thổ Nhĩ Kỳ kẻ theo người chống.

tho3

Tổng thống Recep Erdogan phát biểu trước đám đông ủng hộ tại Usak, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 20/01/2018.Kayhan Ozer/Presidential Palace/REUTERS

Sau một tuần lễ đe dọa, cảnh cáo, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "cành olive" với mục tiêu quân sự là chiếm vùng Afrin, ở tây bắc Syria. Với cao điểm cùng tên và địa thế hiểm trở, Afrin do đảng Liên Hiệp Dân Chủ Kurdistan và lực lượng dân quân kiểm soát từ năm 2012, sau khi quân đội Syria rút lui trước đợt tấn công của Daesh.

Lý do khiến Ankara nổi giận là thông báo của Washington, ngày 14/01/2018 vừa qua, huấn luyện một lực lượng "an ninh biên giới", 30.000 quân, cho người Kurdistan-Syria mà nòng cốt là chiến binh đã có kinh nghiệm chiến trường sau 5 năm chống cự và đánh bại Daesh với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế.

Mục tiêu công khai của tổng thống Erdogan là "tiêu diệt" lực lượng võ trang Kurdistan-Syria bị xem là đồng minh "khủng bố" của đảng PKK tại Thổ Nhĩ Kỳ, kiểm soát một vùng biên giới Syria. Thứ hai là đặt Mỹ vào thế khó xử : ai phê bình chiến dịch "cành olive" sẽ trả giá nặng.

Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã cung cấp cho người Kurdistan-Syria những loại vũ khí tối tân kể cả tên lửa FGM-148 chống xe tăng mà Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, không có. Yenik Satak, một nhật báo thân chính quyền bình luận : "Cung cấp vũ khí cho khủng bố là hành động tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định thành lập một lực lượng Kurdistan ở Syria có nguy cơ làm tổn hại quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ".

Tấn công vào lãnh thổ Syria là một quyết định phức tạp, chắc chắn Ankara đã thuyết phục được Moskva chấp thuận. Bởi vì trên thực tế, tuy Mỹ sát cánh với lực lượng Kurdistan-Syria ở chiến trường đông và đông-nam chống Daesh nhưng Afrin ở tây-bắc là "rừng của cọp Nga". Không phận Afrin do Nga kiểm soát và Nga có một căn cứ quân sự. Không riêng gì Mỹ, Nga cũng có quan hệ tốt và cung cấp nhiều loại vũ khí cho chiến binh Kurdistan-Syria.

Theo nhà phân tích Ilter Turan, đại học Istanbul, chiến dịch quân sự "cành olive" cho thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn. Không có sự đồng ý của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không thể oanh kích, pháo kích vào Afrin trong hai ngày qua.

Một công đôi ba việc : Moskva và Ankara đều có lợi ?

Moskva bật đèn xanh vì ít nhất hai lý do : một là trừng phạt người Kurdistan "chọn đi theo Mỹ" và hai là xoa dịu Ankara đang bất bình chuyện Nga yểm trợ cho quân đội Damas tiến về Idlib "vùng xuống thang căng thẳng", theo một thỏa ước giữa Damas và các tổ chức đối lập trong khuôn khổ các cuộc đàm phán do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.

Còn Ankara thì gửi Washington thông điệp bất bình : quan hệ hai bên xấu đi vì Mỹ chọn người Kurdistan làm đồng minh gây tổn hại cho quyền lợi của Thổ.

Khi cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Afrin, Nga còn có dụng ý gây chia rẽ nội bộ đồng minh của NATO. Theo bình luận của chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ về an ninh Nihat Ali Ozcan trên báo Libération, Moskva muốn chận trước nguy cơ chế độ Bachar al Assad bị đe dọa nếu một ngày kia sắc tộc Kurdistan đủ sức hùng cứ ở phương bắc.

Vấn đề là liệu Thổ Nhĩ Kỳ, với đèn xanh của Nga, có thể thực hiện thành công lá bài vũ lực ? Tổ chức võ trang Kurdistan-Syria một mặt khẳng định không dùng vũ khí Mỹ để tấn công một nước láng giềng, mặt khác cho là tổng thống Erdogan đang "nằm mơ". Cách nay hai năm, chiến dịch "lá chắn Euphrate", sát biên giới Iraq gặp rất nhiều khó khăn. Chiến dịch "cành olive" lần này sẽ ra sao : quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị suy yếu sau đợt thanh trừng hậu đảo chính trong khi đối phương, với 10.000 quân thiện chiến, có lợi thế địa hình ?

Rủi ro

Trên báo mạng T24, nhà trí thức đối lập Hasan Cemal nhận định : trong quá khứ, tổng thống Erdogan luôn sử dụng lá bài quân sự mỗi khi uy tín xuống thấp. Để có thể chiến thắng bầu cử 2019, ông ta đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào một cuộc phiêu lưu quân sự mà điểm đến có thể là hỏa ngục.

Tú Anh

Published in Quốc tế