Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh lật ngược những chính sách thời Obama nhằm kìềm chế biến đổi khí hậu.
Tổng thống Donald Trump nói nước Mỹ không còn ở trong cuộc chiến về than nữa - AFP
Tổng thống nói rằng điều này sẽ chấm dứt "cuộc chiến về than" và "hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".
Sắc lệnh về Độc lập Năng lượng đình chỉ hơn nửa tá chính sách mà người tiền nhiệm của ông ban hành, và thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.
Các nhóm doanh nghiệp khen ngợi động thái này của chính phủ Trump nhưng các nhà hoạt động môi trường lên án nó.
Bên ngoài Nhà Trắng, vài trăm người biểu tình phản đối lệnh này.
Trong khi đó ở bên trong, tổng thống được vây quanh bởi các thợ mỏ khi ông ký lệnh, và tuyên bố : "Chính quyền của tôi đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến về than".
"Với sắc lệnh ngày hôm nay, tôi làm nên những bước tiến lịch sử để giảm bớt những hạn chế về luật liên bang đối với sản xuất than, và hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".
Trong chiến địch vận động bầu cử tháng 12/2015, ông Trump cũng cam kết Mỹ sẽ rút lui ra khỏi Thỏa ước Khí hậu Paris.
Sắc lệnh này thay đổi những gì ?
Tổng thống Trump đã có một bước đi rất khác với ông Obama về vấn đề môi trường. Cựu tổng thống lập luận rằng biến đổi khí hậu là "thật và không thể bị lờ đi".
Nguồn năng lượng của Hoa Kỳ năm 2015
Một trong những bước tiến mà giờ đã bị hủy bỏ là Chính sách Năng lượng Sạch, chính sách này yêu cầu các bang phải giảm tải lượng carbon thải ra, để đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ đã cam kết trong Thỏa ước Paris.
Chính sách này không nhận được sự ủng hộ của các bang theo Đảng Cộng Hòa, nơi mà chính sách này đã gặp những thách thức pháp lý, nhất là từ các doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào dầu, than và khí đốt.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tạm dừng chính sách này, khi những thách thức này được tiếp nhận.
Chính phủ Trump nói việc hủy bỏ chính sách này sẽ giúp người dân có việc làm và giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ lên xăng dầu nhập khẩu.
Phía chính phủ cũng nói tổng thống sẽ "xúc tiến với các chính sách sản xuất năng lượng ở Hòa Kỳ".
Trong chuyến thăm đầu tiên tới Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), ông Trump ký sắc lệnh Độc Lập Năng lượng, làm cắt các quy định của EPA nhằm phục vụ cho mục đích của tổng thống là giảm ⅓ chính sách của cơ quan này.
Các nhóm hoạt động môi trường lên án gay gắt các chính sách môi trường của Tổng thống Trump
Ông cũng vừa bổ nhiệm Scott Pruitt, một người hoài nghi vấn đề biển đổi khí hậu, làm lãnh đạo của EPA.
Sắc lệnh này ảnh hưởng như thế nào ?
Theo phóng viên môi trường của BBC, Matt McGrath, sắc lệnh này vừa là một nỗ lực mang tính thực hành và vừa mang tính triết lý để thay đổi quan điểm của Mỹ về biến đổi khí hậu.
Phe ủng hộ ông Trump nói rằng nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm trong khi mở cửa cho ngành công nghiệp dầu và khí đốt. Phe phản đối tuy đồng tình là sắc lệnh này sẽ tạo việc làm - nhưng sẽ là việc làm cho luật sư, chứ không phải thợ mỏ.
Đón đầu là Chính sách Năng Lượng Sạch (CPP), ông Obama dự kiến cắt nhiên liệu hóa thạch khỏi nguồn sản xuất năng lượng. Mặc dù chính này gặp rắc rối về tư pháp nhưng chính phủ mới sẽ để nó thối rữa ở đó trong khi họ đề một chính sách thay thế yếu ớt hơn.
Cũng sẽ có những quy định mới kém nghiêm ngặt hơn về lượng methan thải ra từ ngành công nghiệp dầu nhưng thoải mái hơn để bán đất liên bang cho các mỏ than.
Tổng thống Trump dấu hiệu một sự thay đổi mạnh mẽ về triết lý rằng CO2 là kẻ thù, thủ phạm đằng sau biển đổi khí hậu.
44444444444444444
Giảm tải lượng khí thải từ các nhà máy năng lượng than là một yếu tố quan trọng trong cam kết của Hoa Kỳ trong Thỏa ước Paris - AP
Các nhà hoạt động môi trường Hoa Kỳ vô cùng kinh ngạc và tức giận. Họ sẽ nuối đuôi nhau thưa kiện. Nhưng phần lớn mọi chuyện đang nằm trong tay Tổng thống Trump và phe vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thách.
Liệu Hoa Kỳ có giữ những cam kết trong Thỏa ước Paris ?
Thỏa ước yêu cầu các chính phủ phải dịch chuyển nền kinh tế của họ rời khỏi nhiên liệu hóa thạch và giảm tải lượng carbon để kiềm hãm sự nóng lên toàn cầu.
Ông Trump từng nói rằng biến đổi khí hậu "do người Trung Quốc gây ra và chỉ người Trung Quốc bị ảnh hưởng".
Nhưng cuối năm ngoái, ông đã thừa nhận rằng "có vài mối liên quan" giữa hành vi con người và biến đổi khí hậu.
Dù Mỹ có quyết định như thế nào, EU, Ấn Độ và Trung Quốc nói sẽ vẫn cam kết với Thỏa ước Paris.