Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hậu trường chiến dịch không kích "các cơ sở hóa học" Syria (RFI, 16/04/2018)

Chưa đầy một tuần sau khi Syria bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học, đêm 13 rạng sáng 14/04/2018, quân đội ba nước Mỹ-Pháp-Anh mở chiến dịch chớp nhoáng nhắm vào các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ chất độc hóa học của Damascus.

syria6

Một vụ nổ ở ngoại ô Damascus, rạng sáng ngày 14/04/2018. Handout / STR / SYRIAN GOVERNMENT'S CENTRAL MILITARY MEDIA / AFP

Trong bối cảnh kế hoạch của ba nước phương Tây bị Nga - đồng minh của chế độ Assad - đe dọa trả đũa, các không kích diễn ra khá bất ngờ, nhưng đã không gặp phải kháng cự nào từ Nga. Nhiều nhà quan sát ghi nhận chiến dịch Hamilton đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Truyền thông Pháp trở lại với hậu trường của chiến dịch, đặc biệt về phía Pháp.

Phóng viên chuyên về quốc phòng của đài EURpe 1, Didier François, ghi nhận đây là "một chiến dịch cực kỳ phức tạp, được lên kế hoạch trong vòng hơn một tuần", bởi các nhân tố và các ràng buộc cần phải tính đến rất nhiều. Trong khi tấn công các cơ sở vũ khí hóa học, liên quân Mỹ-Pháp-Anh phải tránh đụng vào các lực lượng Nga và Iran. Nếu xảy ra, căng thẳng có nguy cơ bùng phát thành đụng độ trực tiếp. Độ chính xác của các cuộc không kích như vậy phải rất cao.

Theo nhà báo EURpe 1, việc Nga đã "không có phản ứng" gì về mặt quân sự là "một điều tuyệt vời" đối với các quân đội phương Tây. Khâu chuẩn bị ắt hẳn đóng vai trò quyết định để chiến dịch diễn ra suôn sẻ.

Tổng cộng 105 tên lửa đã được bắn vào ba mục tiêu hóa học Syria. Trong đó, 76 tên lửa Hoa Kỳ nhắm vào trung tâm nghiên cứu Barzeh, nơi bị tình nghi là cơ sở nghiên cứu đầu não của binh chủng hóa học Syria, ở phía bắc Damascus. 22 tên lửa của ba nước nhắm vào một trung tâm chỉ huy ở Him Shinshar, vùng Homs, và 7 tên lửa Pháp nhắm vào cơ sở tàng trữ vũ khí hóa học cũng ở Him Shinshar. Chiến dịch Hamilton diễn ra trong vòng 30 phút.

Về phía Pháp, trực tiếp tham gia chiến dịch có 5 chiến đấu cơ Rafale, 4 máy bay tiêm kích Mirage-2000, 2 phi cơ cảnh báo Awacs, tàu chống ngầm Aquitaine, nơi phóng lên ba tên lửa hành trình MdCN, có tầm bắn 1.000 km, không kể nhiều máy bay tiếp liệu và tàu ngầm, tàu chiến hộ tống. Lần đầu tiên quân đội Pháp sử dụng loại tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000 cây số này, với độ chính xác được đánh giá là "bằng mét".

Chiến dịch quân sự đầu tiên của Macron

Đối với nước Pháp, đây là lần đầu tiên Paris tiến hành chiến dịch tại nước ngoài kể từ năm 2011, tức từ khi bùng nổ nội chiến tại Syria. Đây cũng là lần đầu tiên tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 40 tuổi, chỉ huy một chiến dịch quân sự, kể từ khi lên nắm quyền cách nay một năm. Báo Ouest-France thuật lại một vài nét chính của hậu trường chiến dịch Hamilton.

Quyết định tấn công chính thức được đưa ra vào giữa nửa đêm và 2 giờ sáng ngày 14/04, giờ Paris, khép lại 7 ngày thương lượng ngoại giao căng thẳng, và cũng là thời gian Mỹ-Pháp-Anh xem xét các kịch bản quân sự, nhằm trả đũa việc Damascus "vượt lằn ranh đỏ" (Quyết định thực sự được đưa ra khi ba bên tham chiến Mỹ-Pháp-Anh khẳng định có đủ thông tin về việc Damascus sử dụng vũ khí hóa học).

Ngày 7/4, một nhóm chuyên gia của tổng thống Pháp bắt đầu xem xét các hình ảnh và video, cho thấy có thể Damascus đã một lần nữa sử dụng vũ khí hóa học, cho thấy "lằn ranh đỏ" "có thể đã bị vượt qua". Đêm cùng ngày, tổng thống Macron lần đầu tiên điện đàm với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump để trao đổi thông tin. Ngày 09/04, hai nguyên thủ Pháp - Mỹ điện đàm lần thứ hai, trước cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Macron với thủ tướng Anh Theresa May, và một cuộc điện đàm với thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Năm, 12/04.

Kể từ ngày 09/04 đến 13/04, tức hôm trước cuộc tấn công, mỗi ngày phủ tổng thống Pháp tổ chức một cuộc họp đặc biệt về chiến dịch Hamilton, với các đại diện của bộ ngoại giao và bộ quốc phòng, nhằm "phối hợp và tiếp tục đối chiếu, phân tích các thông tin một cách tốt nhất". Cũng trong tuần qua, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly đã có khoảng "bảy đến tám lần" điện đàm với tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Joseph Dunford.

Mục tiêu "không gây tổn thất nhân mạng"

Báo Le Parisien dẫn lời một sĩ quan cao cấp Pháp, theo đó việc lựa chọn thời điểm tấn công "vào lúc 3 giờ sáng" (cùng việc trao đổi thông tin trước cho các bên liên quan), hướng đến một mục tiêu chung là "không gây tổn thất nhân mạng", mà chỉ nhằm "phá hủy các cơ sở hóa học", và gửi đến chính quyền Syria "một cảnh báo".

Về điểm này, tuần báo Le Point, dẫn thông tin báo Mỹ, nhấn mạnh là Hoa Kỳ cho biết phía Nga đã được báo trước về "các hàng lang trên không" sẽ được sử dụng vào cuộc tấn công, nhưng không cho biết cụ thể hơn. Trong một tuyên bố vào 7 giờ sáng ngày thứ Bảy, 14/04, tức vài giờ sau chiến dịch Hamilton, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly cũng khẳng định "phía Nga" đã "được thông báo trước".

Như vậy, về mặt lo-gic, chính quyền Syria hoàn toàn có khả năng sơ tán khỏi các địa điểm bị tấn công trước khi chiến dịch diễn ra, điều khiến cho mục tiêu "không thiệt hại nhân mạng" của liên quân trở thành hiện thực. Nhưng cũng vì thế, rất có thể quân đội Syria đã sử dụng các thông tin được tiết lộ để đánh chặn tên lửa tấn công. Khoảng 70 hỏa tiễn bị bắn hạ (trên tổng số 105), theo chính quyền Damascus. Hiện tại chưa có đủ thông tin xác nhận tuyên bố này.

Cú điện thoại với Putin một ngày trước chiến dịch

Trở lại với chiến dịch rạng sáng thứ Bảy, 14/04, sáng thứ Sáu, 13/04, gần một ngày trước chiến dịch, nguyên thủ Pháp đã diện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo nguồn tin Pháp, hai bên đã trao đổi "rất thẳng thắn", "cả hai tổng thống đều không hề bất ngờ trước những gì sắp diễn ra".

Trong khi đó, các hoạt động chuẩn bị tiếp tục diễn ra trong ngày. "Trước khi xuống trung tâm Jupiter" (tức hầm ngầm chỉ huy nằm dưới phủ tổng thống) để chuẩn bị khởi sự chiến dịch, tổng thống Pháp có hai cuộc trao đổi qua điện thoại cuối cùng với tổng thống Mỹ, và thủ tướng Anh.

Cú điện thoại của nguyên thủ Pháp với tổng thống Nga là một tâm điểm chú ý, bởi phản ứng cuả Nga là quan trọng hàng đầu. Theo Le Parisien, tổng thống Pháp đã không chính thức thông báo về chiến dịch sắp diễn ra, cũng không để lộ ra bất cứ chi tiết nào về cuộc tấn công, nhưng mặt khác đã cố gắng thông tin đủ mức để lãnh đạo Nga "không bị bất ngờ".

AFP dẫn lời một cộng sự của tổng thống Pháp, theo đó Emmanuel Macron đã nói thẳng với tổng thống Putin là "một cuộc tấn công hóa học đã xảy ra", "lằn ranh đỏ đã bị vượt qua". Nguyên thủ Nga đáp lại : "Hãy chờ xem, chúng ta đang có một nhóm điều tra trên thực địa". Và Moskva chấp nhận sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này. Điều quan trọng với Paris là Pháp và Nga tiếp tục các hợp tác nhằm tìm "một giải pháp chính trị" cho cuộc khủng hoảng Syria, sau cuộc không kích chớp nhoáng vào "các cơ sở vũ khí hóa học" chính quyền Damascus, sáng thứ Bảy vừa qua.

Nói một cách khác, khi tham gia vào chiến dịch Hamilton, Paris hy vọng tái khởi động "tiến trình chính trị", nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm.

Trọng Thành

****************

Truyền thông Việt Nam 'bênh' Nga và Syria ? (BBC, 16/04/2018)

Nhiều bài báo trên truyền thông Việt Nam bày tỏ thiện cảm với Nga và Syria sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp hôm thứ Bảy 14/4.

syria1

Trung tâm nghiên cứu Barzeh của Syria bị phá hủy trong cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp hôm 14/4

Bộ Ngoại giao Việt Nam có quan điểm chính thức rằng Việt Nam "phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa cuộc sống của người dân vô tội".

Tờ Soha ngày 15/4 đăng ý kiến của Thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với tiêu đề "Vụ tấn công của Mỹ-Anh-Pháp đã bị bẻ gẫy - Thắng lợi của Nga và Syria".

Tướng Hoàng Kiền lập luận việc Nga và Syria nói bắn rơi 71/103 tên lửa là "có căn cứ, bởi chưa thấy các hình ảnh về sự phá hoại các cơ sở do tên lửa [của Mỹ, Anh, Pháp] gây ra mà chỉ là mấy nhà kho như nhà hoang thôi".

Mỹ, Anh và Pháp bác bỏ tin của Syria và Nga nói nhiều tên lửa bị đánh chặn.

Trung tướng Mỹ Kenneth McKenzie nói phòng không Syria bắn 40 tên lửa nhưng không trúng quả nào.

Ông nói rằng không có dấu hiệu tham chiến của phòng không Nga.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Rudskoi nói với báo chí tại Moscow rằng 71 hỏa tiễn mà Mỹ, Anh và Pháp bắn vào Syria đã bị bắn chặn.

Tướng Hoàng Kiền phân tích rằng "việc vô hiệu hóa 2/3 số tên lửa phóng vào Syria có thể là kết quả kết hợp giữa bắn hạ và làm mất tín hiệu GPS dẫn đường cho tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp như Nga đã tuyên bố trước đó". Ông kết luận "Đây là bằng chứng cho sự thành công của Nga".

"Lực lượng phòng không của Nga rất mạnh, rất tin cậy, cả thế giới đã thấy", ông Kiền nói thêm.

Cuối bài viết, Thiếu tướng Kiền liên hệ tới hoàn cảnh của Việt Nam :

"Việt Nam chúng ta cũng đã có tên lửa S-300 và chúng ta có niềm tin vào chính nghĩa, vào khả năng bảo vệ Tổ quốc của mình, nhưng vẫn phải luôn đề cao cảnh giác, thường xuyên chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh bại bất cứ kẻ nào dám xâm lược nước ta".

syria2

Hình ảnh so sánh trước và sau vụ không kích Trung tâm nghiên cứu và phát triển Barzeh

Đại tá Nguyễn Thụy Anh, chuyên gia nhiều năm công tác tại Cục Khoa học Quân sự (Bộ Tổng tham mưu), lại lo ngại kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng do tấn công Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk đắt tiền.

Trên Soha ngày 14/4, đại tá viết : "Tấn công Syria bằng Tomahawk, Mỹ có thể thất bại nặng nề về kinh tế".

Ông cũng liên hệ tình huống Mỹ tấn công Syria với cuộc chiến chống Mỹ ở miền Bắc Việt Nam năm 1968 : "[Mỹ] gây thiệt hại 600 triệu USD cho Hà Nội nhưng lại mất 6 tỷ USD vì số máy bay rơi, chưa tính đến số phi công thiệt mạng !".

Đồng thời ông đưa ra lời khuyên cho lực lượng phòng không Nga và Syria phải biết học Việt Nam "khéo léo kết hợp cả các loại vũ khí bộ binh cỡ nhỏ" thì mới có thể đối phó được với "con ngáo ộp Tomahawk" của Mỹ.

Tờ Dân Việt ngày 15/4 thì bày tỏ lo ngại về quan hệ Nga - Mỹ qua bài viết "Mỹ tấn công Syria : Cái giá đắt nhất là quan hệ với Nga".

Tờ này nói cuộc tấn công của Mỹ hôm 14/4 là 'một giọt nước tràn ly' : "Bằng việc tấn công bất chấp cảnh báo của Nga - một hành động bị Tổng thống Putin chỉ trích là "có tác động tai hại tới toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế", ông Trump đã chính thức đẩy triển vọng bình thường hóa quan hệ song phương Mỹ-Nga xuống thẳng nấm mồ".

Không khó tìm các tiêu đề bài báo ở Việt Nam bày tỏ thiện cảm với Syria và Nga, như : "Người Syria xuống đường ăn mừng bắn hạ tên lửa Mỹ" (Zing.vn) ; "Danh và thực từ Syria" (Tiền Phong) ; "Sức mạnh đáng gờm của mạng lưới phòng không Syria" ; "Những loại tên lửa chiến lược giúp Syria "bẽ gãy" Tomahawk của Mỹ" (Công An Nhân Dân).

Trang VnExpress thậm chí còn mô tả "Lính phòng không Syria vừa nghe nhạc vừa phóng đạn chặn tên lửa Mỹ".

syria3

Hình ảnh so sánh trước và sau vụ không kích Kho vũ khí hóa học Him Shinshar

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 15/4 nói Việt Nam "quan ngại trước tình hình hiện nay tại Syria và phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa cuộc sống của người dân vô tội cũng như hòa bình, ổn định tại khu vực".

Bà Thu Hằng nói thêm : "Mọi xung đột và bất đồng phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia".

"Công ước của Liên hợp quốc về cấm vũ khí hóa học phải được triệt để tuân thủ".

Lối ca ngợi này nhằm mục đích gì ?

Một số nhà bình luận người Việt dùng Facebook để bày tỏ chính kiến khác với xu hướng chủ đạo của truyền thông nhà nước về vụ không kích ở Syria.

Luật sư Lê Văn Luân đặt câu hỏi trên Facebook cá nhân : "Tôi không hiểu lối ca ngợi này để nhằm mục đích gì và tạo nên giá trị gì ?".

"Báo chí Việt làm khổ người dân Syria, vì nếu có mệnh hệ gì thì họ là người gánh chịu tất cả chứ vui mừng gì mà đổ xuống đường trong khi có chiến tranh với những vũ khí hiện đại có tính hủy diệt rất lớn luôn thường trực nhắm xuống ?".

Từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện đặt câu hỏi báo chí đưa tin "láo khoét" thì có "lợi ích gì cho Việt Nam ?".

*********************

Việt Nam ‘quan ngại’ về tình hình ở Syria (VOA, 16/04/2018)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 15/4 đã chính thc lên tiếng, mt ngày sau khi ba nước phương Tây thc hin các cuc không kích nhm vào chương trình vũ khí hóa hc ca Syria.

syria4

Máy bay ném bom của M tham gia không kích Syria được tiếp nhiên liu trên không hôm 14/4.

Trong tuyên bố ngn không nhc ti M, Pháp và Anh, liên minh phi hp thc hin cuc tn công bng tên la, đăng trên trang web ca B, n phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói rng "Vit Nam quan ngi trước tình hình hin nay ti Syria và phn đi vic s dng vũ lc đe dọa cuc sng ca người dân vô ti cũng như hòa bình, n đnh ti khu vc".

Tổng thng Donald Trump hôm 14/4 nói rng cuộc không kích nhm vào các mc tiêu Syria "được thc hin hoàn ho" và "không th nào đt kết qu tt hơn".

Hiện chưa rõ có thương vong nào trong các cuc tn công có phi hp này hay không.

"Chúng tôi cho rằng mi xung đt và bt đng phi được gii quyết thông qua các bin pháp hòa bình trên cơ s lut pháp quc tế, đc bit là Hiến chương Liên hp quc, trên nguyên tc tôn trng đc lp, ch quyn ca các quc gia. Công ước ca Liên Hp Quc v cm vũ khí hóa hc phi được trit đ tuân th", bà Hng nói tiếp.

Mt ngày trước đó, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh cũng đã lên tiếng "phn đi vic s dng vũ lc trong quan h quc tế" đng thi "kêu gọi tôn trọng ch quyn, đc lp và s toàn vn lãnh th ca các nước khác".

syria5

Một em nh được cho là nn nhân ca v tn công bng vũ khí hóa hc mà M cáo buc quân chính ph Syria thc hin.

Cuộc không kích do M dn đu hai ngày qua đã thu hút s chú ý bàn lun ca người Vit trên mng xã hi cũng như vic đưa tin trên báo chí chính thống.

Trang VTC News dn li mt phóng viên người Vit t Syria nói rng "dân Syria đ ra ph ăn mng bn h tên la M".

Nhiu t báo cũng dn li quan chc Nga đ cp ti chuyn Syria "h" nhiu tên la ca liên quân.

Trong khi đó, truyn thông phương Tây dn li quan chc Lu Năm Góc đã "bác b" tuyên b đó t Nga và Syria.

Trước khi M, Pháp và Anh tiến hành oanh kích, cũng ging như nhiu hãng hàng không khác, Vietnam Airlines đã phi "đi đường bay".

Published in Quốc tế