Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 30 novembre 2022 16:27

Tấn bi kịch của bán đảo Crimea

Giới truyền thông gần đây quan tâm nhiều đến ý định chiếm lại bán đảo Crimea của Ukraine, nhất là kể từ sau thành công giành lại thành phố Kherson. Đây chính là chính sách đã được chính phủ Ukraine tuyên bố kể từ khi mất bán đảo Crimea vào tay Nga năm 2014.

crimea1

Thành phố Sébastopol, bán đảo Crimea. © Etienne Bouche

Tuy nhiên, trên trang mạng Responsible Statecraft, Nicolai Petro, giáo sư chính trị học trường đại học Rhode Island, khi điểm lại lịch sử ngắn gọn về mối quan hệ khó khăn của bán đảo với chính quyền Kiev trước năm 2014, nhận định, ý đồ trên của Ukraine là vô cùng khó. Nicolai Petro còn là tác giả tập sách sắp xuất bản vào tháng 12/2022, có tựa đề : "The Tragedy of Ukraine : What Classical Greek Tragedy Can Teach Us About Conflict Resolution" (tạm dịch là Tấn bi kịch Ukraine : Bi kịch Hy Lạp cổ điển nào có thể dạy chúng ta về cách giải quyết xung đột). RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài viết.

--------------------

Trước tiên, tác giả nhắc lại : Năm 1954, bán đảo Crimea được chuyển giao từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine như là một "món quà" dành cho nhân dân Ukraine nhân kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereyaslavl Rada về việc Ukraine gia nhập Nga. Tuy nhiên, điều ít được biết đến, là vào tháng Giêng năm 1991, khi Liên bang Xô viết tan rã, chính quyền bán đảo Crimea quyết định cho tổ chức trưng cầu dân ý về việc khôi phục quyền tự trị của Crimea.

Sự do dự

Gần 84% người dân đăng ký tham gia cuộc trưng cầu dân ý, và có đến 93% lá phiếu ủng hộ cho quyền chủ quyền của Crimea. Điều này đã mở ra cánh cửa cho khả năng tách Crimea khỏi cả Liên Xô lẫn Cộng hòa Chủ nghĩa Xô viết Ukraine, do đó có khả năng cho phép bán đảo tham gia Hiệp ước Liên minh mới sau này được Mikhail Gorbachev đề nghị với tư cách như là một thành viên độc lập.

Ngày 12/02/1991, Xô viết tối cao của CHxã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine (cơ quan lập pháp chính của nước này) đã công nhận những kết quả đó. Ngày 04/09/1991, Xô viết tối cao của Cộng hòa Crimea Tự trị (ACR) hiện nay tuyên bố quyền chủ quyền của vùng, nhưng nói thêm rằng họ có ý định hình thành một quốc gia dân chủ có chủ quyền bên trong Ukraine. Trong bối cảnh chủ quyền khu vực này, 54% người dân Crimea đã bỏ phiếu vào tháng 12/1991 ủng hộ nền độc lập Ukraine, với tỷ lệ tham gia bỏ phiếu là 65%, mức thấp nhất so với bất kỳ vùng nào khác tại Ukraine.

Tuy nhiên, từ điểm bắt đầu này mà cả hai phía đã có những diễn giải hoàn toàn đối nghịch nhau về ý nghĩa chủ quyền của Crimea là gì – Simferopol, thủ phủ của Crimea muốn có chủ quyền – trong khi thủ đô Kiev của Ukraine thì muốn đấy là một hình thức tự trị yếu ớt trong một quốc gia thống nhất mà ở đó, ngôn ngữ và văn hóa Ukraine phải là một chuẩn mực.

Ngày 05/05/1992, Xô viết Tối cao của ACR tuyên bố hoàn toàn độc lập khỏi Ukraine và thông báo một cuộc trưng cầu dân ý mới sẽ được tổ chức vào tháng 8/1992. Nghị viện Ukraine tuyên bố nền độc lập của Crimea là bất hợp pháp và cho phép tổng thống Kravchuk sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn điều đó. Sau hai tuần bế tắc, nghị viện Crimea từ bỏ tuyên bố độc lập để đổi lấy việc đàm phán chuyển giao một phần quyền lực từ Kiev cho Simferopol. Bán đảo Crimea được thuận có tổng thống và thủ tướng của riêng mình cũng như quyền tổ chức trưng cầu dân ý riêng trong vùng.

Cuộc khủng hoảng đã được đẩy lui nhưng chỉ là tạm thời, vì đã không giải quyết được vấn đề cốt lõi – khát vọng của một bộ phận lớn người dân Crimea muốn là một phần của Nga hơn là Ukraine. Do đó, vấn đề này lại bùng lên vào năm 1994, khi Yuri Meshkov và đảng "Khối Nga" của ông giành được quyền lãnh đạo Crimea trên nền tảng ủng hộ hợp nhất với Nga. Một lần nữa, cuộc khủng hoảng mới chớm bắt đầu đã bị ngăn chặn vào ngày 16-17/03/1995, khi tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, sau khi tham khảo ý kiến tổng thống Nga Boris Yeltsin và nhận được sự ủng hộ của ông, đã cử lực lượng đặc nhiệm Ukraine để bắt giữ chính phủ Crimea. Meshkov bị trục xuất về Nga, và cùng ngày, Rada – Quốc hội Ukraine bãi bỏ Hiến pháp Crimea và bãi chức vụ tổng thống Crimea.

Phải mất hơn ba năm sau một mới có một Hiến pháp mới cho Crimea. Văn bản này tuyên bố Ukraine là ngôn ngữ chính thức tại Crimea và quy định Crimea là một phần lãnh thổ không thể chuyển nhượng của Ukraine. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đáng ngạc nhiên năm 2018, thủ tướng cuối cùng tại Crimea do Ukraine bổ nhiệm, ông Anatoly Mogiloyv giải thích, Crimea luôn là "một vùng thuộc Nga" và nói rằng ông đã nhiều lần cảnh báo Kiev là nếu không trao thêm quyền tự trị cho bán đảo, khu vực này sẽ ngả theo Nga.

Người dân Crimea và khát vọng về với Nga ?

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, tuy đặt ra nghi vấn chính đáng về những điều kiện bất thường trong việc tổ chức bỏ phiếu, nhưng chúng hầu như không gây ngạc nhiên. Anatoly Karlin, dễ dàng tổng hợp một danh sách 30 cuộc thăm dò công luận, được thực hiện trong giai đoạn 1994-2016. Kết quả là 25 cuộc thăm dò cho thấy ý kiến thân Nga chiếm đến hơn 70%, còn tỷ lệ thân Nga ở mức 25-55% là chỉ có trong 5 cuộc thăm dò. Natalia Kiselyova, một trong số các nhà xã hội học hàng đầu của Crimea nói rằng tỉ lệ người dân Crimea "khao khát nước Nga" trong giai đoạn 1991-2014 luôn trên mức 50%, trong khi mức ủng hộ chủ nghĩa khu vực Crimea chưa bao giờ thấp hơn 55-60%.

Từ năm 2014, một số cuộc thăm dò do phương Tây tài trợ cũng cho thấy mức độ ủng hộ hợp nhất với Nga cao. Hơn nữa, cuộc khảo sát do Pew thực hiện vào tháng 4/2014 cho thấy có đến 91% người dân Crimea tin tưởng cuộc trưng cầu dân ý năm 2014 là tự do và công bằng. Tháng 6/2014, thăm dò của viện Gallup ghi nhận gần 83% người dân Crimea (trong đó 94% là từ người Nga và 68% từ người Ukraine) nghĩ rằng trưng cầu dân ý năm 2014 phản ảnh lập trường của người dân. Cuộc khảo sát mùa xuân năm 2017 do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Đông Âu, đóng trụ sở tại Đức, cũng nhận thấy, nếu được yêu cầu bỏ phiếu lại một lần nữa, 79% trong số họ tuyên bố họ vẫn sẽ làm điều tương tự.

Đáng chú ý nhất là sự thay đổi thái độ của tộc người Tatars tại Crimea. Một báo cáo của Foreign Affairs năm 2020 quan sát thấy tỷ lệ người Tatars nghĩ rằng, "là một phần của Nga sẽ giúp họ có cuộc sống tốt hơn" đã tăng vọt từ mức 50% trong năm 2014 lên 81% vào năm 2019.

Nhiều chính khách hàng đầu và gương mặt văn hóa của Ukraine, bao gồm cả nhà văn Vasyl Shklyar, Yuri Andrukhovych, và cựu tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko đã xem Crimea như là một kẻ xa lạ với Ukraine và miêu tả chủ nghĩa đa văn hóa của khu vực như là một mối đe dọa cho chủ nghĩa dân tộc Ukraine mà họ đang nỗ lực tạo dựng. Sau năm 2013, nhiều người đề xuất nên để cho vùng đi theo con đường của riêng mình. Tuy nhiên, theo Boris Babin, đại diện thường trực của tổng thống Poroshenko tại Crimea, nguy cơ của việc làm như thế hiện nay là "nếu chúng ta không giải phóng Crimea và phía Đông về mặt quân sự, thì toàn bộ Ukraine sẽ trở thành miền Đông và Crimea".

Do đó, lịch sử của Crimea từ năm 1991 đưa ra một minh chứng sống động là, chủ nghĩa dân tộc có thể khiến giới tinh hoa quốc gia tự huyễn hoặc mình như thế nào. Biết rõ nguyện vọng tự trị lâu đời của khu vực, giới chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc tại Kiev đã chọn phớt lờ hay trấn áp chúng.

Tuy nhiên, vấn đề tương tự cũng có thể nảy sinh với Nga, cho đến nay, nước này vẫn cố gắng dàn xếp tránh được điều này thông qua việc pha trộn giữa chủ nghĩa thực dụng và đầu tư ồ ạt vào các lĩnh vực mà người dân địa phương quan tâm. Đối với tộc người Tatars ở Crimea, một sắc lệnh ban hành ngày 21/04/2014 cho phép phục hồi những người bị trục xuất khỏi Crimea, tài trợ liên bang bổ sung cho việc mở rộng giáo dục bằng tiếng Tatars, xây dựng hơn 150 nhà thờ Hồi giáo mới và công nhận ngôn ngữ Tatar là chính thức ở Crimea, điều chưa từng có dưới sự cai quản của Ukraine.

Nhưng các nhà phê bình phản bác rằng Nga chỉ vờ giải quyết mối bận tâm của tộc người Tatars ở Crimea. Trên thực tế, theo họ, số lượng người Tatars trong bộ máy chính quyền Crimea đã giảm mạnh đến 10 lần, bởi vì Mejlis, Hội đồng người Tatars tại Crimea đã bị đặt ngoài vòng pháp luật, và người Tatars phải tranh cử trong các đảng khác nhau. Tuy nhiên, việc một số nhà lãnh đạo Tatars sống lưu vong ở Ukraine ủng hộ chính sách của Kiev, bao gồm cả việc trục xuất hàng trăm nghìn cư dân Nga trên bán đảo có lẽ đã không giúp ích được gì cho tiếng tăm của Mejlis tại Crimea.

Rõ ràng, việc để mất Crimea bắt nguồn trực tiếp từ việc sáp nhập bất hợp pháp của Nga, nhưng, như vị tổng thống Ukraine đầu tiên, Leonid Kravchuk thừa nhận năm 2019, chúng được nuôi dưỡng bởi "những cuộc tấn công vô cùng hung hăng" của một khu vực [Garlicia ở Tây Ukraine] trong nhiều năm liền, vốn dĩ thường tin rằng hệ tư tưởng của họ là đúng đắn nhất, cần thiết nhất cho dân tộc Ukraine, và điều đó vấp phải sự phản đối của mọi vùng khác của Ukraine, có một hệ tư tưởng khác, hoặc có thể là những quan điểm khác, chính xác hơn là về tình hình tại Ukraine.

Để lấy lại lòng trung thành của họ, Kiev phải thừa nhận vai trò các chính sách của chính họ, đáng chú ý là Ukraine hóa bằng vũ lực, góp phần làm rạn nứt xã hội, hoặc phải đối mặt với viễn cảnh rằng việc thu hồi các vùng lãnh thổ sẽ dẫn đến một chu kỳ bạo lực mới, tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 30/11/2022

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Diễn đàn

Ukraine : Vụ nổ ở Crimea giáng đòn mạnh vào hải quân Nga

George Wright, BBC, 12/08/2022

Vụ nổ ở một sân bay ở Crimea do Nga vận hành trong tuần này đã "làm suy yếu đáng kể" hạm đội Biển Đen của hải quân nước này, theo thông tin của Bộ Quốc phòng Anh.

Căn cứ Saky ở phía tây bán đảo Crimea do Nga cai trị đã bị rung chuyển bởi một loạt vụ nổ hôm thứ Ba, khiến một người thiệt mạng.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong cập nhật tình báo hàng ngày, các vụ nổ làm phía Nga mất tám máy bay chiến đấu

crimea0

Ukraine chưa nhận trách nhiệm nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy khả năng đây là một cuộc tấn công có chủ đích.

Thông cáo củ Bộ Quốc phòng Anh cho hay, nguyên nhân các vụ nổ vẫn chưa rõ ràng, nhưng ít nhất năm máy bay ném bom và ba máy bay phản lực đa năng đã "gần như chắc chắn bị phá hủy hoặc hư hại trầm trọng".

Chuyện mất tám máy bay chiến đấu sẽ chỉ tạo ra sụt giảm nhỏ cho toàn đội máy bay của Moscow nói chung, nhưng sẽ là bước thụt lùi đáng kể cho hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

"Năng lực hàng không hải quân của hạm đội đã suy giảm đáng kể", Bộ Quốc phòng Anh nói thêm.

Các máy bay đóng ở căn cứ Saky được dùng để giao chiến với máy bay chiến đấu của Ukraine ở miền nam Ukraine và có lẽ dùng để đánh thêm về phía đông.

Một số máy bay ném bom bay từ căn cứ tới Mariupol, thành phố cảng bị pháo kích Nga phá hủy phần lớn, trước khi rơi vào tay Moscow vào tháng Năm.

Nga phủ nhận chuyện máy bay thiệt hại trong vụ nổ, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy ngược lại.

crimea1

Căn cứ Saky ngày 9/8, trước vụ nổ

crimea2

Căn cứ không quân Saky ngày 10/8, sau vụ nổ ; có thể thấy một số máy bay thiệt hại

Đây là đòn giáng mạnh thứ hai với hạm đội Biển Đen của Nga. Trong tháng Tư, tàu tuần dương Moskva mang tên lửa bị chìm sau "hư hại nghiêm trọng".

Ukraine nói họ đánh tàu Moskva bằng tên lửa Neptune, trong khi Moscow nói đạn dược trên tàu phát nổ do cháy không rõ nguyên nhân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu các quan chức ngừng nói chuyện với báo chí về chiến lược quân sự của Ukraine sau các vụ nổ ở Crimea.

Hai tờ New York Times và Washington Post dẫn lời các quan chức giấu tên rằng các lực lượng Ukraine đứng phía sau các vụ nổ, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng nước này nói lỗi có thể do binh sĩ Nga bất cẩn.

"Chiến tranh không phải là lúc tuyên bố viển vông. Mọi người tiết lộ càng ít về kế hoạch phòng thủ của chúng ta, sẽ càng tốt để thực hiện các kế hoạch đó", ông Zelensky nói trong bài phát biểu buổi tối.

Bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine ở Crimea đều sẽ được xem là leo thang chiến tranh. Tháng trước cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa về "Ngày Phán xét" nếu Ukraine nhắm vào Crimea.

crimea3

Sơ đồ cuộc chiến tại Ukraine đầu tháng 8/2022

Ngoài Crimea, ông Zelensky cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để "đuổi" quân đội Nga khỏi nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đang bị chiếm đóng, vốn là nhà máy lớn nhất ở Châu Âu.

"Chỉ khi Nga hoàn toàn rút lui mới bảo đảm an toàn hạt nhân cho toàn bộ Châu Âu", ông nói thêm, lên án Nga "tống tiền hạt nhân".

Các nhân viên ở nhà máy bị chiếm đóng mô tả với BBC quá trình bị giam giữ dưới họng súng khi quân đội Nga biến nó thành căn cứ quân sự.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chuyến tàu chở lúa mì đầu tiên rời Ukraine từ khi Nga xâm lược đã lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong hai con tàu rời cảng Biển Đen của Ukraine hôm thứ Sáu.

Tổng cộng 14 tàu đã đi qua vòng phong tỏa của hải quân Nga, theo thỏa thuận với Moscow do LHQ làm trung gian.

George Wright

Nguồn : BBC, 12/08/2022

************************

nh v tinh cho thy căn c không quân Nga Crimea b thit hi nng

Reuters, VOA, 11/08/2022

Các bc nh v tinh được công b hôm th Năm 11/8 cho thy mt căn c không quân ca Nga Crimea b tàn phá nng n. Căn c này b tn công hôm 9/8, được cho là do Kyiv thc hin và dn đến suy đoán rng phía Ukraine có l hin nay đã đt được kh năng mi v tn công tm xa hơn, có tim năng thay đi cc din cuc chiến.

111111111111111111111

nh v tinh cho thy căn c Saki Crimea b thit hi nng, 10/8/2022. (Planet Labs PBC/Handout via Reuters)

Các bc nh do công ty v tinh đc lp Planet Labs công b cho thy ba h đn n gn như ging ht nhau là kết qu ca nhng đòn tn công chính xác vào các tòa nhà ti căn c không quân Saki ca Nga. Căn c này, nm trên b bin phía tây nam ca Crimea, đã b thit hi do cháy ln, bên cnh đó là xác ca ít nht 8 máy bay chiến đu b phá hy, có th nhìn thy rõ ràng.

Nga ph nhn chuyn có máy bay b hư hi và nói rng các v n được nhìn thy ti căn c hôm 9/8 là do tai nn.

Ukraine không công khai nhn trách nhim v v tn công, cũng không nói c th là nó được thc hin như thế nào.

Các chuyên gia quân s phương Tây nhn đnh rng mc đ thit hi và đ chính xác rõ rt ca cuc tn công cho thy mt năng lc mi, rt mnh m, vi nhng tác đng sâu xa quan trng tim tàng.

Các h đn n gn như ging ht nhau và các v n đng thi xy ra cho thy căn c ca Nga đã b đánh trúng bng mt loi vũ khí tm xa mi, có kh năng né tránh h thng phòng th ca Nga.

Căn c này nm ngoài tm bn ca các loi tên la tiên tiến mà các nước phương Tây tha nhn đã giao cho Ukraine tính đến nay, nhưng nm trong tm bn ca các vũ khí mnh hơn mà Kyiv đang mun có. Ukraine cũng có tên la đt đi hm ca chính h, và v mt lý thuyết loi đó có th được s dng đ tn công các mc tiêu trên đt lin.

Nga sáp nhp Crimea vào năm 2014 và s dng bán đo này làm căn c cho hm đi Bin Đen, đng thi là tuyến đường tiếp liu chính cho các lc lượng xâm lược đang chiếm đóng min nam Ukraine, nơi Kyiv đang lên kế hoch phn công trong nhng tun ti.

Kyiv cho biết h đang chun b cho mt n lc ln đ tái chiếm các khu vc min nam là Kherson và Zaporizhzhia, phn lãnh th chính b Nga chiếm gi k t cuc xâm lược ngày 24/2.

Nga đã tăng vin các khu vc đó, nhưng kh năng phòng th ca h ph thuc vào kh năng kim soát các tuyến đường tiếp liu.

Kyiv hy vng vic nhn được hi tháng trước các h thng tên la ca M có kh năng tn công các mc tiêu ca Nga hu tuyến có th làm nghiêng cán cân sang có li cho Ukraine. Nhưng cho đến nay, phương Tây vn chưa cung cp các tên la tm xa hơn có th tn công sâu vào nước Nga hoc đánh được nhiu căn c ca Moscow Crimea đã b Nga sáp nhp.

Hàng chc nghìn người đã chết, hàng triu người phi t nn và các thành ph b tàn phá k t khi Nga xâm lược vào ngày 24/2.

(Reuters)

*************************

Ukraine : 9 chiến đấu cơ bị phá hủy trong vụ nổ căn cứ không quân Nga ở Crimea

Thùy Dương, RFI, 11/08/2022

Thứ Tư 10/08/2022, Ukraine cho biết, 9 chiến đấu cơ của Nga đã bị phá hủy trong vụ nổ lớn tại một căn cứ không quân của Nga trên bán đảo Crimea của Ukraine mà Moskva đã sáp nhập hồi năm 2014.

22222222222222222222222

Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 10/08/2022 cho thấy cảnh căn cứ không quân Nga Saki tại Crimea bị phá hủy. via Reuters – Planat Labs PBC

Hãng tin Mỹ AP nhắc lại Nga vẫn coi đó là một tai nạn, phủ nhận thiệt hại về phi cơ, không thừa nhận các vụ nổ kho đạn tại Crimea hôm 09/08 là do căn cứ không quân Nga bị tấn công, cho dù các hình ảnh vệ tinh chụp hôm thứ Ba cho thấy rõ ràng là có ít nhất 7 chiến đấu cơ trong căn cứ không quân của Nga tại Crimea đã nổ tung và một số phi cơ khác bị hư hại.

Từ Cophenhagen, nhân chuyến công du Đan Mạch gặp đại diện các nước tài trợ cho Ukraine, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine hôm 10/08 từ chối bình luận về việc liệu có phải quân đội Ukraine có liên quan đến các vụ nổ tại căn cứ quân sự của Nga ở Crimea, nhưng ông Oleksii Reznikov mỉa mai nói "Tôi nghĩ rằng các binh sĩ Nga đã quên mất một quy tắc rất đơn giản : không hút thuốc ở những nơi nguy hiểm. Chỉ có vậy thôi".

Trong khi đó, dù chính quyền Kiev không thừa nhận chính thức trách nhiệm về vụ nổ, nhưng một cố vấn của phủ tổng thống Ukraine, ông Mikailo Podoliak ngay hôm thứ Ba đã khẳng định trên Twitter là mọi chuyện "mới chỉ bắt đầu".

Nhìn sang Anh, khi được hỏi, bộ trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace cũng không bình luận gì về vụ nổ nhưng nhắc lại là Ukraine có quyền bảo lệ lãnh thổ của họ và "nếu đó là một vụ tấn công của Ukraine, thì vụ tấn công này cũng là chính đáng và phù hợp với luật pháp quốc tế".

Thùy Dương

*************************

Vụ nổ tại sân bay Crimea phá hủy loạt phi cơ Nga

Vũ Anh, VnExpress, 11/08/2022

Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều chiến đấu cơ Nga hư hỏng, trong khi kho đạn vẫn nguyên vẹn tại căn cứ Saki ở Crimea sau loạt vụ nổ lớn.

Ảnh vệ tinh thương mại do công ty Planet Labs công bố hôm 10/8 và được trang tin quân sự Mỹ War Zone phân tích cho thấy hậu quả của loạt vụ nổ lớn tại sân bay quân sự Saki, gần Novofyodorovka trên bán đảo Crimea, trước đó một ngày.

Phần lớn thiệt hại tập trung ở khu vực phía tây nam căn cứ, nơi có sân đỗ và các ụ đất bảo vệ máy bay, trong khi cơ sở hạ tầng chủ chốt của sân bay không chịu ảnh hưởng.

crimea1

Khu vực hư hại sau loạt vụ nổ ở sân bay Saki trên bán đảo Crimea trong ảnh vệ tinh hôm 10/8. Ảnh : Planet Labs.

"Khi so sánh với hình ảnh trước vụ nổ, có vẻ ba cường kích Su-24 và một tiêm kích hạng nặng Su-30 đã bị phá hủy ở sân đỗ chính. Hàng loạt công trình lân cận cũng chịu thiệt hại với nhiều mức độ", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick cho hay.

Ảnh vệ tinh cũng cho thấy 4 hố lớn với kích thước tương đồng nhau ở khu đậu máy bay được gia cố. Ít nhất ba tiêm kích Su-30 và 4 cường kích Su-24 bị phá hủy hoàn toàn ở khu vực này, trong khi một chiếc Su-24 nằm gần đó cũng bị hư hại.

Một đám cháy lớn đã thiêu rụi phần lớn bãi cỏ giữa sân bay, trong khi kho đạn chính và các bãi tập kết vũ khí cho máy bay không chịu thiệt hại.

crimea2

Nhiều máy bay bị phá hủy trong các ụ đất gia cố ở sân bay Saki trong ảnh vệ tinh ngày 10/8. Ảnh : Planet Labs.

Nhiều phi cơ dường như đã được Nga sơ tán khỏi bãi đỗ và đưa tới những vị trí riêng rẽ, cách xa nhau ở sân bay. Trong số này có máy bay Tu-134UBL dùng để huấn luyện các kíp lái oanh tạc cơ và vận tải cơ.

"Trung đoàn Tấn công Hàng hải Độc lập số 43 của hải quân Nga dường như đã chịu thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của họ trong chiến sự tại Ukraine", Trevithick nhận định.

Các nhân chứng cho biết đã nghe thấy ít nhất 12 tiếng nổ vào khoảng 15h20 ngày 9/8 từ phía căn cứ không quân Saki, gần Novofyodorovka trên bán đảo Crimea.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định vụ nổ tại sân bay trên bán đảo Crimea là do kho đạn bị cháy, không phải do hỏa lực của Ukraine. Các hãng thông tấn Nga dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết "những vi phạm về nguyên tắc an toàn phòng cháy chữa cháy được xem là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ nổ".

Mykhailo Podolyak, trợ lý Tổng thống Ukraine Volodymyr Zekensky, cho rằng các vụ nổ có thể do sự yếu kém của Nga hoặc do một cuộc tấn công du kích. "Những người sống ở khu vực này đều hiểu rằng tình trạng kiểm soát của Nga sắp kết thúc", ông nói.

Bán đảo Crimea giáp với tỉnh Kherson do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine. Cho đến nay, vùng lãnh thổ này không bị ảnh hưởng bởi những cuộc bắn phá như các khu vực khác ở miền đông và miền nam đất nước.

Vũ Anh (theo Drive)

***********************

Một kho đạn của Nga tại Crimea bị nổ, Moskva bác bỏ khả năng bị phá hoại

Trọng Nghĩa, RFI, 10/08/2022

Vào hôm 09/08/2022, một loạt vụ nổ lớn đã xẩy ra trong một căn cứ không quân Nga tại vùng Crimea của Ukraine đã bị Nga sáp nhập. Moskva khẳng định đó là một kho đạn đã bị nổ do bất cẩn, trong lúc một nguồn tin phía Ukraine gợi lên khả năng kho đạn bị "du kích quân" phá hoại 

uk1

Khoảng một chục vụ nổ xẩy ra ngày 09/08/2022, tại căn cứ Saki, gần Novofedorivka, ngay sát khu nghỉ bên bờ tây bán đảo Crimea.  AP

Theo hãng tin Anh Reuters, nhiều nhân chứng cho biết đã nghe thấy hơn một chục tiếng nổ lớn phát ra từ căn cứ Saki, gần Novofedorivka, trên bờ biển phía tây của bán đảo Crimea, vào khoảng 15g30, giờ địa phương. Cơ quan y tế Crimea cho biết đã có một thường dân thiệt mạng và 8 người khác bị thương. 

Bộ quốc phòng Nga xác nhận, một số kho đạn của lực lượng không quân đã phát nổ, nhưng khẳng định không hề có bất kỳ một vụ pháo kích hay tấn công nào xảy ra. Trích dẫn một nguồn tin cấp bộ, các hãng thông tấn Nhà nước Nga cho biết là vụ nổ bắt nguồn từ việc "vi phạm các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy". 

Trên kênh truyền hình trực tuyến Dojd, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine đã cho biết là Kiev không có bất kỳ trách nhiệm nào trong sự cố ở Crimea, và cho rằng các vụ nổ đó có thể xuất phát từ tình trạng bất tài của Nga hoặc một cuộc tấn công của "dân quân" chống Nga

Nga đổi chiến thuật tại miền đông và nam Ukraine

Tình hình bán đảo Crimea dẫu sao vẫn bình lặng hơn nhiều so với miền đông và miền nam Ukraine, nơi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. Từ nhiều ngày qua, quân đội Ukraine khẳng định đang tiến hành một cuộc phản công tái chiếm khu vực Kherson ở miền nam Ukraine. Tình hình như đã buộc quân đội Nga phải thay đổi chiến lược, rút bớt quân tại miền đông để dồn xuống miền nam.

Theo thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Ukraine, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Kiev có đủ năng lực chiến đấu đồng thời trên hai mặt trận hay không :

"Tình hình chưa phải là lạc quan, nhưng đã có một vài hiện tượng đáng chú ý. Như thế là lực lượng Ukraine đã tái chiếm được một vài vị trí ở khu vực Izium, nằm giữa Sloviansk và Kharkov, một vùng mà lực lượng Nga hầu như không còn tiến được nữa.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, một trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ, vừa tiết lộ rằng Nga dường như đã rút một phần tư các tiểu đoàn chiến thuật của họ ra khỏi vùng Donbass để chuyển qua vùng Kherson và Zaporizhzha, chuẩn bị cho trận đánh lớn sắp tới đây ở miền Nam Ukraine.

Theo giới chuyên gia phân tích quân sự, quân đội Ukraine cần lợi dụng tình hình lực lượng Nga bị phân tán như vậy để lấy lại các vùng lãnh thổ ở Donbass.

Vấn đề là liệu Ukraine có khả năng đồng thời chiến đấu trên hai mặt trận hay không ? Đây là một bài toán còn rất nhiều ẩn số"

Theo hãng tin Pháp AFP, vào khuya hôm qua, quân đội Nga đã dùng pháo kích dữ dội vào thành phố công nghiệp Marganets ở vùng Dnipro, ở bờ bên kia của sông Dnipro, đối diện với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mục tiêu bị bắn phá vào cuối tuần qua.

Theo chính quyền Ukraine tại địa phương, loạt pháo kích đã khiến 13 thường dân Ukraine thiệt mạng và 11 người khác bị thương, trong đó có 5 người rất nặng.

Trọng Nghĩa

**********************

Quân đội Nga tăng tốc tuyển thêm lính để bù đắp tổn thất nặng nề tại Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 10/08/2022

Hôm 08/08/2022, tờ Kommersant, một nhật báo có uy tín tại Nga, đã bất ngờ chính thức hóa những thông tin được lan truyền trước đó trên các kênh độc lập : Nga đang cấp tốc thành lập các đơn vị quân đội mới để tung vào chiến trường Ukraine. Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là việc bổ sung thêm lực lượng này phải chăng là nhằm bù đắp những tổn thất rất nặng nề mà quân đội Nga đã hứng chịu sau gần 6 tháng tham chiến tại Ukraine ?

uk2

Một đoàn chiến xa Nga trên tuyến đường dẫn tới nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia, Ukraine, ngày 01/05/2022. AP

Theo điều tra của tờ Kommersant, được thông tín viên nhật báo Pháp Le Figaro ngày hôm qua ghi nhận, thì đã có hơn 40 đơn vị quân tình nguyện mới vừa được thành lập, mỗi đơn vị có từ 90 đến 500 người, đã ký hợp đồng phục vụ trong vài tháng. Các đơn vị này được thành lập ở khoảng 20 vùng trên toàn lãnh thổ Nga, từ Saint Petersburg, Vladivostok, vùng Ural, cho đến các Cộng hòa Tatarstan và Bashkiria, hay vùng Siberia và Volga.  

Điều được Le Figaro ghi nhận trước tiên là việc tuyển mộ diễn ra một cách hết sức kín đáo, chủ yếu dựa trên các thông điệp được đăng trên mạng xã hội VK rất phổ biến ở Nga, hoặc là trên các kênh Telegram địa phương, các kênh thông tin của các chính quyền địa phương hoặc của giới ủng hộ Điện Kremlin. Ngoài ra, nhiều tấm biển tuyển mộ cũng xuất hiện trên các trục lộ giao thông.

Điều đáng nói là để thu hút tân binh, quân đội Nga chủ yếu dùng đến một loại vũ khí mạnh mẽ : tiền lương cao. Theo Le Figaro, trên một đất nước mà mức lương trung bình hàng tháng chỉ là khoảng 250 đô la, các văn phòng tuyển quân đã đưa ra mức lương dao động từ 2.000 đến 5.000 đô la, một khoản tiền cực lớn có sức hấp dẫn rất lớn đối với các vùng nghèo.

Trên trang mạng thông tin Mediazona (vốn đã bị chính phủ Nga tuyên bố là tác nhân ngoại quốc), nhiều lời chứng khác nhau từ lính tình nguyện cho thấy lý do chính để họ nhập ngũ là có tiền nuôi gia đình. "Sở thích phiêu lưu" hay "sự ủng hộ chiến dịch Ukraine" chỉ là nguyên nhân thứ yếu.

Sở dĩ quân đội Nga phải dùng đến cách tuyển quân kín đáo, dùng tiền để mua chuộc như kể trên, đó là vì tổng thống Vladimir Putin không thể ban hành lệnh tổng động viên, nhất là khi ông vẫn trình bày cuộc chiến tại Ukraine như là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", nên không thể tổng động viên như trong trường hợp xẩy ra chiến tranh.

Câu hỏi đặt ra là tại sao quân đội Nga lại phải cần đến lính mới như vậy. Đối với giới quan sát, đó là vì số lính Nga bị thương vong tại Ukraine đã lên quá cao.

Theo ước tính của Bộ quốc phòng Mỹ vừa được tiết lộ hôm 08/08 vừa qua, trong không đầy 6 tháng, rất có thể là đã có đến 80.000 lính Nga bị chết hay bị thương tại Ukraine, một tổn thất thật nặng nề.

Trước khi cuộc chiến Ukraine khởi sự, tình báo phương Tây từng cho rằng Nga đã dồn khoảng 150.000 quân để tung vào chiến trường Ukraine. Tổn thất 80.000 mà Lầu Nam Góc ước tính như vậy tương đương với một nửa số quân mà Moskva đã huy động vào cuộc chiến.

Bên cạnh đó, với thay đổi chiến lược mà Điện Kremlin đã áp dụng từ cuối tháng Ba nhằm chiếm lĩnh miền đông, và mới đây là áp xuống miền nam, nhu cầu về binh lính sẽ lại càng gia tăng để có thể bảo đảm việc chiếm đóng.

Trong tình hình đó, việc quân đội Nga tăng cường các hình thức tuyển mộ lính mới đã trở thành bắt buộc.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW của Mỹ ngày 13/07, các tiểu đoàn với quy mô lý thuyết là 400 người đang được thành lập ở vùng Moskva, Perm, Nizhny Novgorod, Orenburg, Kursk, Primorsky Krai và ở các nước cộng hòa Bashkortostan, Chuvashia, Chechnya và Tatarstan. Việc huấn luyện các binh sĩ tương lai sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8. Đây là lực lượng có thể lên đến 34.000 quân. Vấn đề là giá trị chiến đấu của những tân binh này ra sao.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author George Wright, Reuters, VOA, Thùy Dương, RFI, Vũ Anh, VnExpress, Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế
samedi, 15 septembre 2018 00:30

Ô nhiễm kỳ lạ trên bán đảo Crimea

Ô nhiễm kỳ lạ trên bán đảo Crimea ; Serbia và Kosovo, tranh cãi dữ dội vì ý tưởng muốn hoạch định lại biên giới chung ; Nước Ý tranh luận vì cà phê Starbucks của Mỹ ; và Thái Lan tìm kiếm anh hùng vì khủng hoảng bản sắc dân tộc. Trên đây là những chủ đề chính mục tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

crimea1

Thành phố Sébastopol, bán đảo Crimea. (Ảnh minh họa). © Etienne Bouche

Từ cuối tháng Tám, bán đảo Crimea phải hứng chịu một thảm họa môi trường có thể rất nguy hiểm đối với cư dân địa phương. Bán đảo này đã bị tách ra khỏi Ukraine và bị sáp nhập vào Nga năm 2014. Hiện nay, chính quyền Nga đang cố làm giảm nhẹ vụ việc nhưng giới chuyên gia và các nhà đấu tranh bảo vệ môi trường lên tiếng báo động.

Thông tín viên Sebastien Gobert tại Ukraine cho biết thông tin :

"Bên phía Nga, tại Armiansk, ngay ở phía nam đường phân định ranh giới với Ukraine, người ta nhìn thấy một trong những nhà máy hóa chất lớn nhất ở Đông Âu, nhà máy "Titan de Crimea". Nhà máy sản xuất dioxyde titane, được sử dụng cho sơn công nghiệp. Hoạt động sản xuất này tiêu thụ rất nhiều nước, nhất là để làm nguội lò. Thế nhưng, vào khoảng ngày 24/08, hồ nước của nhà máy bị khô cạn. Và có điều gì đó đã xẩy ra nhưng người ta không biết một cách chính xác là gì.

Thế nhưng, có một việc đã rõ, đó là cư dân ở vùng xung quanh nhà máy bắt đầu nhìn thấy sương mù có mầu sắc, trên đường phố có một lớp dầu mỏng, lá cây rụng, các cây trồng trên cánh đồng bị chết rụi. Một trong các đồng nghiệp của tôi có mặt ở đó cách nay 10 ngày kể lại rằng tất cả đàn gà tây trong trang trại mà anh ta trú ngụ, trong một đêm đã bị chết sạch. Và từ ngày 24/08 đến nay, có nhiều thông tin, đồn đoán trái ngược khác nhau do không có những câu trả lời rõ ràng".

Vậy chính quyền Crimea giải thích như thế nào ?

"Chính quyền chỉ lên tiếng ba ngày sau khi có những dấu hiệu ô nhiễm đầu tiên, tức là vào ngày 27/08. Ban đầu họ thừa nhận là có vấn đề nhưng đồng thời cố tìm cách giảm thiểu tầm mức nghiêm trọng. Các lễ hội nhân ngày tựu trường, 01/09, vẫn được duy trì, cho dù được tổ chức ngắn gọn. Và cho đến tận ngày 04/09, thì khoảng 4.000 người, chủ yếu là trẻ em, sống trong khu vực xung quanh nhà máy mới được đưa đi sơ tán.

Lực lượng biên phòng Nga cũng đóng cửa hai trạm kiểm soát để bảo vệ sức khỏe của nhân viên. Việc phản ứng dè dặt như vậy gây lo ngại trong một vùng mà chính quyền có thói quen che giấu các thảm họa. Người ta còn nhớ đến những lời nói dối trong vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl, năm 1986.

Về phía nhà máy, cũng không có giải đáp gì. Cần nói rõ là nhà máy này thuộc sở hữu của ông Dmytro Firtash, một nhà tài phiệt Ukraine, thường có những phát biểu ồn ào, có quan hệ với Matxcơva, và có hành tung không rõ ràng. Do vậy, hiện nay, không thể đánh giá được những tác động của tình trạng ô nhiễm đối với sức khỏe người dân ở đây".

Vẫn theo thông tín viên Sébastien Gobert, dường như trong vụ việc này có sự can dự của chính quyền Ukraine.

"Đúng vậy, chính quyền Ukraine cung cấp nước cho toàn bán đảo qua một con kênh lớn. Sau vụ sáp nhập năm 2014, phía Ukraine đã đóng cửa nguồn cung ứng này. Một phần do người Nga không muốn trả tiền nước. Mặt khác, Kiev cũng muốn gây sức ép đối với Crimea.

Từ đó đến nay, bán đảo bị cạn kiệt nước, nông nghiệp gặp khó khăn và nhà máy Tian chỉ có được lượng nước ít hơn 30 lần so với trước. Và tình trạng này không dễ gì sớm thay đổi. Tại thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Porochenko chỉ trích thảm họa môi trường trên bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng và đề xuất là Ukraine sẽ đứng ra chữa trị cho những người Crimea bị ốm đau, bệnh tật do ô nhiễm. Nhưng ông không nói đến việc mở lại nguồn cung ứng nước. Thêm một bằng chứng cho thấy việc sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 gây ra những hậu quả cụ thể và có thể trở thành thảm họa".

Serbia và Kosovo căng thẳng vì muốn hoạch định lại biên giới chung

Còn tại Kosovo và Serbia, từ giữa mùa hè này, người dân tranh luận dữ dội về việc nên chăng vẽ lại đường biên giới giữa hai nước, cho dù cuộc gặp gần đây nhất trong tuần trước, tại Bruxelles, giữa hai Tổng thống Serbia và Kosovo đã thất bại.

Thông tín viên trong khu vực Jean-Arnault cho biết thêm chi tiết :

"Từ đầu tháng Tám đến nay, có tin nói rằng Kosovo và Serbia đạt được thỏa thuận cuối cùng thông qua việc chỉnh sửa đường biên giới giữa hai nước. Thực ra, ý tưởng này đã được Tổng thống Kosovo Hashil Thaçi và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic công khai tuyên bố, nhất là trong cuộc gặp song phương tại Thượng đỉnh Châu Âu ở Alpbach, Áo, ngày 25/08. Thế nhưng, không một ai rõ vấn đề chính là gì.

Theo một giả thuyết được nói đến nhiều nhất, có thể Kosovo nhượng cho Serbia vùng phía bắc, nơi có đa số là người Serbia và đổi lại, Kosovo có được một phần thung lũng Presevo, ở phía nam Serbia, nơi có đa số người Albani. Vừa mới được nêu ra, ý tưởng này được coi như là một sự trao đổi những kẻ khủng bố và đã bị gạt bỏ, do vấp phải các chống đối mạnh mẽ, nhất là tại Kosovo và người ta lại thiên về một ý tưởng khiêm tốn hơn, đó là điều chỉnh đường biên giới".

Nguy cơ mở đường cho những đòi hỏi khác ?

"Chắc chắn là như vậy. Nếu như tiền lệ này được tạo ra tại Kosovo, thì tất cả các đường biên giới trong vùng có thể sẽ bị xem xét lại, người Albani sống tập trung ở vùng phía tây bắc Macédonia có thể sẽ đòi sáp nhập với Kosovo, cũng như cộng đồng người Hungary tại Rumani hay ở phía bắc Serbia có thể sẽ đòi sáp nhập với "mẫu quốc".

Quốc gia bị đe dọa trực tiếp nhất, đương nhiên là Bosnia-Hezégovina, hiện vẫn bị chia cắt thành nhiều thực thể, kể từ thời chiến tranh. Tổng thống của nước Cộng Hòa Srspka, thực thể Serbia, đang đòi quyền tự quyết và đòi hỏi này có thể khuyến khích các vùng có đa số là người Croatia đưa ra yêu sách tương tự.

Trong giả thuyết này, người ta sẽ quay lại các dự án phân chia lãnh thổ chồng chéo lên nhau trong thời kỳ chiến tranh những năm 1990, chỉ để lại cho người Bosnia một dải đất nhỏ hẹp ở miền trung Bosnia, tạo ra một dạng dải Gaza ở giữa lòng Châu Âu".

Chia cắt lãnh thổ : Nỗi sợ của cộng đồng quốc tế ?

"Thực vậy, nhất là ý tưởng có các đường biên giới theo sắc tộc tại vùng Balkan. Điều này có thể khuyến khích các đòi hỏi tương tự trên toàn Châu Âu. Các nước phương Tây luôn luôn khẳng định không muốn có sự thay đổi các đường biên giới, đây là lập trường chính thức của Ủy Ban Châu Âu và của nhiều nước, ví dụ Đức. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt của Kosovo có thể làm thay đổi nội dung cuộc tranh luận, nhằm đạt được một thỏa thuận cho phép bình thường hóa hoàn toàn mối quan hệ giữa Béograd và Pristina.

Hoa Kỳ là nước đầu tiên lên tiếng, chính thức tuyên bố không phản đối khả năng điều chỉnh đuờng biên giới. Tuy nhiên, thất bại của cuộc gặp giữa Thaçi và Vucic, ngày 07/09 tại Bruxelles cho thấy rõ là việc đạt được một thỏa thuận như vậy còn rất xa vời. Các bên liên quan đang lao vào một cuộc chơi đánh lừa ngoại giao phức tạp - với nguy cơ làm tan vỡ sự thống nhất của các nước Châu Âu trước những thách thức mà các nước vùng Balkan đang phải đối mặt, trong lúc tất cả những nước này đều là ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu".

Người Ý bị "sỉ nhục" vì Starbucks

Còn tại Ý, một cuộc tranh cãi dữ dội cũng đang diễn ra trên các trang mạng xã hội. Nguyên nhân là hôm 06/09/2018, một cửa hàng cà phê hiệu Starbucks của Mỹ đầu tiên đã khai trương tại Milano. Những người ủng hộ và chống Starbucks đấu khẩu nhau bằng những dòng tweet hào hứng.

Từ Roma, thông tín viên đài RFI, Anne Treca tường thuật :

"Chủ đề nóng bỏng như là một tách cà phê expresso. Cả một lợi ích quốc gia bị thách thức. Nước Ý, quốc gia của cà phê với các kiểu pha chế ngon nhất, dành cho cà phê tách, cà phê ly, đặc, loãng, pha sữa, pha cacao, nóng hay lạnh.

Thế nhưng, việc khai trương ngay giữa lòng thủ phủ xứ Lombardi một điểm bán rộng đến 2.400m2 dưới thương hiệu của Mỹ các loại cà phê ly giấy, "đấy là một sự sỉ nhục", tờ Corriere Della Sera viết, một vụ "tai tiếng", những người bảo vệ truyền thống la to, hay "ăn cắp", như cáo buộc của hiệp hội những người tiêu thụ, tổ chức đã đệ đơn kiện Starbucks.

Cà phê capuccino của hiệu Mỹ đắt đến 4 euro. Mắc hơn gấp hai lần so với các quán cà phê truyền thống của Ý vốn đậm mùi cà phê hơn. Và chính vì thế mà cả nước tranh luận để biết xem nên hay không nên uống cà phê Mỹ bán với giá cao gấp 3 lần".

Dù sao đi nữa thương hiệu cà phê này vẫn nhận được sự ủng hộ của chính quyền Milano. Bởi vì, doanh nghiệp Mỹ này không chỉ khai trương một quá bar tầm thường mà là cả một xí nghiệp cà phê tại chỗ. Một cỗ máy có thể chế biến đến 3.450 kilo cà phê mỗi ngày. Đủ để sản xuất cà phê cung cấp cho các điểm bán khác tại Châu Âu. Doanh nghiệp này còn mang đến 300 việc làm và cam kết tuyển dụng người trẻ tuổi không có tay nghề và cả di dân. Nhiều người xem đấy như là một cơ hội để phát triển kinh tế.

Vậy những người ủng hộ Starbucks cảm thấy thế nào ? Thông tín viên Anne Treca cho biết tiếp :

"Nếu như những người phản đối Starbucks đang tuôn trào trên các mạng xã hội cho rằng bản sắc Ý đã bị phản bội, thì những người hâm mộ các tách cà phê moccacino to lớn đã có mặt tại chỗ. Họ sẵn sàng xếp hàng từ 3 đến 4 giờ dưới trời mưa để được vào "ngôi đền" cà phê Mỹ ở Milano và chính lúc đó điều ngạc nhiên đã xảy ra : một mùi thơm bánh mì nướng lò tại chỗ.

Không có bánh donut mà cũng không có muffin (một dạng bánh bông lan), giống như ở New York hay Luân Đôn. Thay vào đó là pizza và focacce (một dạng bánh mặn) do một thợ làm bánh mì nổi tiếng chế biến tại chỗ. Tách cà phê làm bằng giấy carton mầu đen có dòng chữ mầu vàng. Trên lầu, người ta còn phục vụ các loại cocktail và nhiều thức uống pha rượu khác.

Về ghế ngồi, chuỗi cửa hàng của Mỹ đã phá cách của mình và đưa ra một kiểu thiết kế mới, theo kiểu Ý. Điều đó dường như rất hợp lòng khách. Cửa hàng không lúc nào ngớt khách".

Thái Lan tìm kiếm người hùng mới giữa chốn sương mù

Từ hơn bốn năm qua, Thái Lan nằm dưới sự điều hành của giới quân nhân kể từ sau cú đảo chính hồi tháng 5/2014. Đây là giai đoạn chế độ quân sự dài nhất tính từ năm 1970. Song song đó, mô hình xã hội được thiết lập từ đầu thế kỷ XX không còn vận hành nữa. Sự ra đi của một vị vua rất được người dân tôn kính cách nay hai năm đã tạo ra một sự bất an ngay trong lòng xã hội Thái Lan. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, người dân Thái đang tự tìm kiếm cho mình những anh hùng để nhóm lên niềm hy vọng.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus giải thích :

"Thái Lan gần như đang rơi vào khủng hoảng bản sắc. Đất nước bì bõm trong vũng lầy do giới quân sự đào ra. Sự ra đi của quốc vương Bhumibol hồi cuối năm 2016 là một cú sốc to lớn, bởi vì ông là yếu tố hợp nhất chính yếu trong một xã hội bị chia rẽ sâu sắc. Người dân Thái đau khổ và thường trong kiểu tình huống này, họ tìm kiếm những nhân vật anh hùng.

Những anh hùng mới đây mà họ khám phá có đến 13 người. Đó là 12 đứa trẻ và vị huấn luyện viên bóng đá, những người bị kẹt trong một hang động ở phía bắc Thái Lan hồi tháng Bảy vừa qua trong vòng hai tuần không có thức ăn.

Cuối cùng, số người này đã có thể được sơ tán an toàn trong một chiến dịch lớn với sự phối hợp giữa các nhân viên cứu hộ Thái Lan và các chuyên gia quốc tế. Thứ Năm, 06/09/2018, quốc vương hiện nay, Vajiralongkorn - con trai vua Bhumibol - đã cho mở đại tiệc trong khu phố lịch sử Bangkok để khen ngợi sức chịu đựng bền bỉ và cảm ơn những ai đã tham gia chiến dịch cứu hộ".

Nhu cầu tìm kiếm một niềm tin

"Vụ hang động Tham Luang, đó là một câu chuyện kết thúc có hậu, nhưng không phải là không có khó khăn. Ban đầu, nhiều người nghĩ rằng bọn trẻ sẽ không sống sót, hầu như tất cả đều nghĩ thế. Đấy quả thật là một cuộc thử thách dài và đau đớn, niềm hy vọng đôi khi tưởng lụi tàn.

Nhưng điều quan trọng, chính là cuối cùng, người dân Thái Lan dựa vào những phẩm chất vốn có (cởi mở với người ngoài, linh hoạt, bền chí và đức tính hy sinh) đã vượt qua được thử thách này. Họ đã đau khổ, nhưng họ đã chiến thắng. Bất chấp các rào cản, thắng lợi này đã biến những đứa trẻ và các nhân viên cứu hộ thành người hùng, một kiểu câu chuyện ngụ ngôn, có thể mang lại hy vọng cho đất nước".

Minh Anh

Published in Quốc tế