Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 26 décembre 2022 23:54

Có nên dẹp trò "Chống tham nhũng" ?

Chống tham nhũng : Vở diễn cũ

Không phải mới đây, ít nhất là đã hơn 3 chục năm đảng cộng sản hô hào "chống tham nhũng". Khi đó, tham nhũng được đánh giá là một nguy cơ, một hiện tượng có thể len lỏi vào hàng ngũ cán bộ, làm thoái hóa, biến chất cán bộ đảng, nên phải chống tham nhũng.

chongthamnhung0

Chống tham nhũng là trò cười trong Quốc hội - Ảnh minh họa

Và rồi hàng loạt ban chống tham nhũng ra đời. Ở đó, các Giám đốc cơ quan nhà nước, các thủ trưởng cơ quan, đơn vị được cử làm người đứng đầu chống tham nhũng ở trong những đơn vị đó.

Hài hước thay điều này.

Bởi đơn giản, là người tham nhũng nhiều nhất có thể, lại chính là kẻ đang được giao quyền hành để "Chống tham nhũng".

Và người ta đã phản ứng ngay từ khi đó rằng : Trò mèo, có đời nào mà tôi lại tự chống tôi khi tôi tham nhũng ? Bởi tôi là người đứng đầu, quyền lực nhất, có khả năng nhất và sẵn sàng lòng tham nhất để tham nhũng, còn cấp dưới, bọn không chức, không quyền thì có muốn tham nhũng cũng chẳng thể nào tham được.

Nhưng, bỏ ngoài tai tất cả, đảng vẫn cứ trống giong, cờ mở chống tham nhũng cho đến nay.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm với chừng ấy thời gian đảng hô hào chống tham nhũng, thì tham nhũng cũng cứ vậy mà phát triển "Năm sau cao hơn cùng kỳ năm trước". Và đến nay, nó đã lan tràn ra đủ mọi cấp, mọi ngành, mọi lính vực, mọi địa phương và mọi tổ chức.

Không những thế, nếu ngày xưa tham nhũng chỉ là vài ba chục triệu, thì ngày nay, quy mô đã lên đến chục tỷ, trăm và ngàn tỷ cứ "đều như vắt chanh" ở mọi vụ án.

Và tham nhũng đã không còn là "hiện tượng", là "khả năng" là "dấu hiệu" mà đã trở thành "Quốc nạn". Tham nhũng không còn là một cá nhân riêng lẻ, mà là cả cụm, cả khối, cả tổ chức từ bí thư đến chủ tịch cộng thêm các bộ ngành liên quan… đến mức các quan chứ ra tòa vì tham nhũng đã không còn đơn độc trước các vành móng ngựa.

Mấy chục năm đảng chống tham nhũng, điều ai cũng thấy là càng chống, tham nhũng càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc.

Chiến dịch mới ?

Cái gọi là chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam những tháng gần đây có vẻ ngày càng gay gắt và quyết liệt. Hàng loạt vụ án được khởi tố, hàng trăm cán bộ cao cấp đến trung cấp, tướng tá… lần lượt dẫn nhau vào tù.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ, hàng ngũ quan chức cộng sản vào tù từ cấp cao nhất là Ủy viên Bộ chính trị đến các Ủy viên trung ương, các Bộ trưởng, các tướng, tá đủ lực lượng từ Công an, Quân đội, Cảnh sát biển cho đến Biên phòng… đều thi nhau vào chiếm chỗ của đám lục lâm thảo khấu trong các nhà tù nhiều đến thế.

Và như vậy, không chỉ là các "thế lực thù địch" đã bị đảng trả thù bằng cách đưa vào nhà lao, mà cả các "thế lực thân địch" cho đến "thế lực thờ địch" đều cùng vào chung một rọ : Nhà tù của đảng.

Không chỉ thế, gần đây là các đại gia, là các sân sau của các quan chức cộng sản, cũng đã lần lượt vào tù làm chao đảo nền kinh tế xã hội Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến các đại gia thuộc hàng "Vua biết mặt, chúa biết tên" đã từng lên các diễn đàn rao giảng về đạo đức kinh doanh, kinh nghiệm làm giàu, cách làm giàu chân chính… để rồi chợt một ngày đẹp trời nào đó, thiên hạ mới ngã ngửa ra rằng : "À thì ra cũng chỉ thuộc loại bẻm mép, dạng hàng cá hàng tôm ngoài chợ, thuộc diện cha ông đã nói "Trời làm lụt lội chó nhảy lên ban thờ" chứ tài năng, đức độ gì đâu. Chung quy lại, chỉ là con tốt thí, là cái sân sau của đám quan chức cộng sản, chúng dựng lên để cướp tiền dân cho chúng, và đến lúc nào đó, khi hết thỏ, thì người thợ săn lại ăn thịt chó. Vậy thôi".

Có thể kể đến rất nhiều vụ như vậy và những hậu quả của nó để lại cho xã hội là hết sức nặng nề. Chỉ tính gần đây, đã nổi lên những vụ "kinh thiên động địa" trong hàng ngũ bất động sản Việt Nam như sau :

Ngày 29/3/2022, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc "thao túng" và "che giấu thông tin chứng khoán". Kèm theo hai em gái cùng một Phó TGĐ Công ty cũng bị khởi tố bắt giam.

Ngày 25/8/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bổ sung đối với Trịnh Văn Quyết để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội của Quyết được nêu trong các báo chí nhà nước, từ che giấu thông tin và thao túng chứng khoán, cho đến lừa đảo tài sản… Những điều mà nếu chỉ trước đó ít ngày thôi, nếu có ai nói, thì chắc rằng sẽ bị ném đá tả tơi vì làm gì có chuyện một đại gia thuộc diện "nhà nghèo vượt khó" làm giàu và tâm đức như vậy lại có thể phạm tội tày đình bằng việc phù phép nâng khống 1,5 tỷ đồng tiền vốn của FLC Faros lên thành 4.300 tỷ, sau đó bán đi thu về 6.400 tỷ. Làm ăn thế thì không giàu mới lạ.

Vấn đề là vì sao Quyết có thể làm được điều này dễ dàng như thò tay vào túi lấy tiền thì chưa thấy báo chí và cơ quan luật pháp nói đến. Chắc bởi… nhạy cảm ?

Hèn chi mà trước khi ra khỏi chiếc ghế Thủ tướng chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc vẫn kịp thời với tay ký thêm cho FLC của Quyết cái dự án sân Golf và nghỉ dưỡng khổng lồ trên Tây Nguyên.

Chỉ mấy ngày sau, ngày 5/4/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an lại ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ông Dũng cũng bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ông Dũng, cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người khác.

Từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Việc bắt Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tân Hoàng Minh làm dư luận khá choáng, bởi doanh nghiệp này mới làm nổi sóng dư luận xã hội, nhất là giới kinh doanh Bất động sản Sài Gòn và cả nước về vụ đấu thầu khu đất Thủ Thiêm với giá khủng khiếp là 24.500 tỉ đồng, rồi sau đó hy sinh số tiền đặt cọc rất lớn để bỏ của chạy lấy người.

Hẳn nhiên là dư luận đủ cách đồn đoán, trong đó có ý kiến cho rằng đó cũng là một cú affair có tính toán của Tân Hoàng Minh. Bởi sau khi thắng thầu với cái giá "trên trời" kia, thì những khu đất lân cận đã đủ điều kiện để Tân Hoàng Minh chuyển nhượng với giá cũng gần trên trời cho người dân và các nhà đầu tư khác.

Tưởng việc bắt hai đại gia bất động sản đó đã đủ cho thiên hạ biết mà sợ cái uy của đảng, rằng là đến khi đảng cần, đảng đói thì đại gia được nuôi béo, chỉ là nguyên vật liệu.

Nhưng chưa đủ, ngày ngày 7/10/2022, CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan ; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với các bị can liên quan. Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng hàng loạt thân cận bị bắt.

Đến đó thì dư luận chấn động và thị trường bắt đầu biến động, kể cả cái ngân hàng SCB gắn bó mật thiết với tập đoàn này bắt đầu chao đảo.

Hàng loạt sự sụt giảm và dẫn đế lao dốc tận đáy của Thị trường Chứng khoán Việt Nam không có cách nào cứu vãn. Hàng đoàn người dân nối đuôi nhau rút tiền khỏi nhà băng SCB liên quan Vạn Thịnh Phát làm cho cả hệ thống ngân hàng hoảng hốt sợ vạ lây.

Mặc dù Ngân hàng nhà nước và quan chức đã ra sức trấn an người dân, hệ thống báo chí quốc doanh được huy động tối đa bịa đặt rằng ngày 12/10 người dân vẫn gửi vào SCB 6.000 tỷ, rồi chừng như chưa đủ, báo chí lại đưa tin rằng ngày 13/10, dân gửi vào SCB đến 12.000 tỷ. Nhưng, nói dối hay cùng, đến ngày 15/10, ngân hàng nhà nước buộc phải đưa ngân hàng SCB vào diện kiểm soát đặc biệt vì có thể mất khả năng thanh toán.

Và đến đó, thì nhà nước và quan chức nhà nước đua nhau chạy làng. Bộ trưởng Tài Chính mới chưa đầy tháng trước mạnh mồm rằng "Nhà nước sẽ bảo đảm lợi ích cho người đầu tư" nhưng nay thì nói ngược lại : "Nhà đầu tư cổ phiếu phải tự chịu trách nhiệm rủi ro".

Và lại có một tầng lớp mới những người dân oan của ngân hàng đi biểu tình đòi tiền.

Và thị trường chứng khoán chao đảo, rồi kinh tế bấn loạn, quan chức sợ hãi.

Chỉ điểm qua ba vụ và những vụ án gần đây với chuyện khởi tố, bắt bớ, truy nã… đã làm chao đảo cả hệ thống không chỉ ngân hàng, mà cả hệ thống chính trị, các ngành từ Y tế, Giáo dục, Ngoại giao… với hàng trăm quan chức đã tiếp tục "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong việc : Viết Nhật ký trong tù.

Tác dụng của Chống tham nhũng ở đâu ?

Quan sát những vụ án mang danh chống tham nhũng, chúng ta thấy điều gì ?

Trước hết, về con người, những quan chức, các chính trị gia được đưa vào nhà lao thời gian qua đều là sản phẩm có chọn lựa của Tiểu ban Nhân sự ở các kỳ Đại hội đảng do Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban. Do vậy không thể nói gì khác rằng đó hoặc là thất bại của Nguyễn Phú Trọng, hoặc là sự tha hóa đến mức đáng kinh ngạc của quan chức ngày nay sau khi đã có chức, có quyền, có điều kiện để tham nhũng.

Và những quan chức tham nhũng vào tù, ngoài sự hả hê của đối phương, của một bộ phận dân chúng vốn thừa lòng tin vào cuộc chống tham nhũng của đảng thì đó là sự tàn phá về nhân lực và niềm tin trong xã hội. Đó cũng là đỉnh điểm của việc chứng minh câu nói của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu : "Hãy nhìn việc cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói". Bởi ngay trước đó thôi, các quan chức, các chính trị gia này không hề thiếu sự cao ngạo và những lời rao giảng đạo đức cho xã hội, thâm chí viết thành sách.

Ngoài xã hội, sự sụt giảm của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, công nhân mất việc hàng loạt vì không có việc làm - đội ngũ "giai cấp tiên phong của đảng" vừa qua đợt dịch liêu xiêu đi không nổi, nay đối diện với thất nghiệp đã vẽ ra trước mắt họ cái tiền đồ của Chị Dậu.

Trong hệ thống chính trị, quan chức bỏ việc, phần còn ngồi lại thì dừng việc đầu tư công, mua sắm máy móc, thiết bị y tế, giáo dục… dẫn đến bệnh viện thiếu bác sĩ, thiếu vật tư, thiếu thuốc, nhà trường thiếu thầy cô giáo, thiếu đủ thứ cho học sinh.

Bởi đơn giản, là việc tham nhũng, bớt xén đã thành máu, thành thịt của hệ thống này. Do vậy nay nếu làm, mà bị phe lò dòm ngó thì mọi cán bộ ưu tú của đảng sẽ trở thành những bó củi rất tiềm năng.

Mà ở cái lò quái gở này, thì không chỉ củi khô, mà củi tươi cũng đốt, miễn là không thuộc phe lò và ra tiền.

Và đảng lại tiếp tục cuộc khủng hoảng không lối thoát về nhân sự. Bởi chẳng có nhân sự nào mà không vấy bùn khi đứng trong hệ thống này của đảng, khi có điều kiện mà lại không tham nhũng.

Điều quan trọng hơn nữa, là mấy chục năm chống tham nhũng đã qua, tiền của của dân vẫn cứ đội nón ra đi lũ lượt, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt 4-6% số tiền đã bị tham nhũng. Tỷ lệ này chắc không đủ để chi cho cả bộ máy đi "chống tham nhũng".

Và như vậy, việc chống tham nhũng, lại trở thành hành vị tham nhũng tinh vi nhất mà ít người nhìn thấy.

Mới đây, tác giả Francesco Guarascio trên Reuters hôm 28/11đã nhận xét rất hữu lý rằng : Cái gọi là Chống tham nhũng của Đcộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu.

Và nhìn lại tổng thể cuộc chống tham nhũng của Đcộng sản Việt Nam từ xưa đến nay với những kết quả đạt được, người ta đó là công việc của con dã tràng xe cát Biển Đông.

Vậy thì chống tham nhũng để làm gì ?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 26/12/2022

Published in Diễn đàn

Một năm có 365 ngày, nhưng ngày nào Đảng cộng sản Việt Nam cũng phải đối phó với các chứng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và tham nhũng, tiêu cực. Những vi trùng này không chỉ có trong nội bộ đảng mà đã lan qua "lực lượng võ trang nhân dân", đặc biệt là Quân đội và Công an, và trong toàn xã hội.

tham1

Những bí mật về "chuyến bay giải cứu" được phơi bày, nhiều người đã bị bắt - Ảnh minh họa 

Trong số này, Đảng nhìn nhận, "suy thoái tư tưởng chính trị" là nghiêm trọng nhất vì nó đe dọa sự sống còn của chế độ. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị bài bác và phủ nhận sâu rộng trong giới trẻ, sinh viên và học sinh như hiện nay.

Ban Tuyên giáo Trung ương, có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng đảng viên và trong nhân dân đã vất vả trăm chiều trong công tác chống đỡ tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong đảng , hai nguyên nhân đã làm tan rã liên bang Xô viết năm 1991.

Nhớ lại một năm sau ngày Nga tan rã (1991), ông Nguyễn Phú Trọng, khi ấy là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đầu của Trung ương, đã viết một bài trong số tháng 4/1992 giải thích "Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã ?", theo đó ông đã chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu :

"Không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng ; Phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ; Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ ; Xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ ; Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi" (Quân đội nhân dân, ngày 29/10/2021).

Vì vậy, từ đó về sau, trong tất cả bài nói và viết, ông Trọng đều không quên nhắc nhở đảng viên hãy lấy những bài học xương máu xẩy ra cho nước Nga để làm gương.

Những bài học này được kết lại thành Nghị quyết "xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị" với mục tiêu : "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII).

Việc làm đầu tiên là phải : "Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp thực tiễn Việt Nam".

Thứ hai, "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí và nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".

Thứ ba, "Nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, quản lý chặt chẽ các trang tin điện tử, nhất là mạng xã hội ; tăng cường định hướng thông tin, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc sự thật, kích động, gây rối, chia rẽ đoàn kết nội bộ".

Thứ tư, "Quản lý và đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc lập và sử dụng mạng xã hội trên Internet".

Về công tác "xây dựng Đảng về đạo đức", Trung ương kết luận cần : "Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trước Đảng và nhân dân. Kiên quyết chống biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm". 

Những con số suy thoái

Tuy nhiên tại "Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII ngày 9/12/2021", ông Nguyễn Phú Trọng đã than phiền : "Dù nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều năm qua, "hầu như không có Đại hội nào và không mấy Hội nghị Trung ương không đề cập đến công tác xây dựng Đảng", nhưng : "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước" (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, ngày 11/12/2021).

Đi vào chi tiết, Tổng bí thư Trọng kể rằng : "Nguy cơ từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với các biểu hiện như : phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin ; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng ; sa sút về ý chí chiến đấu, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực ; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết ; quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân".

VOV cũng cho hay : "Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương tại hội nghị này cho biết, nhiệm kỳ khóa XII, từ năm 2016-2020, có hơn 25.000 đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (chiếm 0,5% tổng số đảng viên) bị xử lý kỷ luật. 

"Trong số gần 8.300 đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị bị xử lý kỷ luật, nhiều nhất là không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác ; né tránh trách nhiệm, nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; nói không đi đôi với làm, hứa nhiều, làm ít ; nói một đằng, làm một nẻo ; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác ; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu...

Trong số hơn 15.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật vì suy thoái đạo đức, lối sống thì nhiều nhất là "đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín, dị đoan", ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc..".

tham2

Vụ hối lộ AIC : 37 người bị truy tố, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC) và bảy người khác đang bỏ trốn

Tham nhũng muôn năm

Trong lĩnh vực chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết sau 10 năm dưới quyền chỉ đạo của ông, từ 2021-2022, Đảng "đã kỷ luật : 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng ; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương ; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang" (Công an nhân dân, ngày 30/6/2022).

Tuy vậy, người cầm đầu đảng nhìn nhận : "Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng : Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại như trong Báo cáo đã nêu. Đó là : Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế ; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp ; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta".

Lý do tham nhũng tồn tại mãi đã khiến ông Trọng ngạc nhiên. Trong buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 20/01/2022, ông thắc mắc : "Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không ?" (Thanh Tra, ngày (20/01/2022).

Quân đội và Công an

Từ ba căn bệnh "tiêu cực" sang "suy thoái tư tưởng" và "tham nhũng", Đảng phải dựa lưng vào Quân đội và Công an để bảo vệ chế độ không tan. Vì vậy, sau 30 năm nước Nga tan hàng rã đám (1991-2021) báo Quân đội nhân dân đã không ngừng cảnh giác về bài học sụp đổ của Liên Xô.

Báo này viết : "Bài học xương máu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cho thấy, khi đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo, sự biến chất của nhà nước là không tránh khỏi và hậu quả tất yếu của nó là làm cho quân đội mất phương hướng chính trị. Mặc dù năm 1991, Hồng quân Liên Xô có quân số hơn 3 triệu người nhưng đã không bảo vệ được chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Đó là bi kịch lớn của lịch sử !" (Quân đội nhân dân, ngày 19/12/2022).

Do đó, trong nhiều lần nói chuyện với Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an, ông Trọng đã tái khẳng định "Quân đội và Công an phải là hai lực lượng nòng cốt, thực sự là "Thanh kiếm" và "Lá chắn", là hai cánh của một con chim, bảo vệ, giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển đất nước" (Diễn văn ngày 17/06/2022).

Về tình hình Biển Đông, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận vẫn "còn tiềm ẩn nhiều bất trắc" (Diễn văn, ngày 20/12/2022), nhưng không nói vào chi tiết.

Sự thật thì Trung Quốc vẫn tiếp tục đánh chiếm các vị trí chiến lược ở Biển Đông. Bằng chứng này đã được báo tài chính Bloomberg tiết lộ hôm 20/12/2022, theo đó quân Trung Quốc đã chiếm thêm các Đá Ba Đầu, An Nhơn, Tri Lễ và Đá Én Đất nằm trong vùng của nhóm Sinh Tồn Đông, nơi có quân đội Việt Nam trú đóng.

Báo chí Việt Nam không đăng tin về hoạt động của Trung Quốc khiến người ta lầm tưởng tình hình ổn định.

Như vậy, khi nhìn lại Việt Nam năm 2022, ngoài ổn định về kinh tế, Việt Nam sẽ khó được bình yên trong năm 2023 với những căn bệnh tiềm ẩn chưa có dấu hiệu suy giảm : tham nhũng và mất biển.

Phạm Trần

(26/12/2022)

Published in Diễn đàn

Phải có thiết chế (chống tham nhũng) mới. Nhưng thiết chế mới như nào thì nghiên cứu hai năm chưa ra. Khó lắm ! (…) Nếu như muốn làm được như Trung Quốc thì cần phải thay đổi lại thể chế, thiết chế bộ máy (ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban nội chính Trung ương phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ngày 5/12).

trac0

Ông T’rạc đi đến cửa sổ, mở ra nhìn ra bên ngoài… Tối quá ! Ôi đêm đông lạnh giá và cô đơn !

***

Hà Nội, một đêm đông cuối năm lạnh giá. Ông T’rạc cô đơn ngồi dưới ánh vàng của ngọn đèn cao áp. Tại sao xài đèn cao áp trong nhà ? Vì ông muốn nó tăng huyết áp ông lên, máu chảy rần rật đặng đủ may mắn làm cho xong cái nhiệm vụ này. Lư trầm hương bên cạnh bay lên những sợi khói trầm. Hàng chuẩn, khói rất nặng nên chỉ khẽ lan ra trong không trung. Bộ loa mở đi mở lại thể loại nhạc sóng Alpha kích thích não.

Đã hai năm rồi.

Hai năm, ông T’rạc đêm đêm ngồi bóp trán. Ngày ngày, ông cũng bóp trán, nhưng trong nhiều tư thế, cả lúc đi, lúc ngồi, lúc đứng, lúc nằm.

Sư huynh giao nhiệm vụ này khó quá, khó đến không tưởng.

Đấy là ra một cái luật khiến cho anh em quan chức không thể tham nhũng nữa. Cụ thể thì có ba nhiệm vụ nhỏ : Thứ nhất, làm cho anh em không muốn tham nhũng. Thứ hai, làm cho anh em không dám tham nhũng. Thứ ba, làm cho anh em không thể tham nhũng.

Thứ nhất

Ông T’rạc vừa bóp trán vừa chạy loang loáng trong đầu những cái tên nắm giữ chức vụ cao to đồ sộ vừa bị đút lò mấy năm qua. Dân sự có hơn 170 cán bộ cấp cao do Trung ương quản lý, nghĩa là từ lãnh đạo tỉnh, thành, thứ trưởng… trở lên. Quân sự có hơn 50 tướng.

Tại sao những người anh em này muốn tham nhũng ? Họ muốn có tiền cho con đi học nước ngoài hay sắm tư gia bên trời tây, đợi về hưu sang Mỹ làm người tử tế ư ? Hay… họ nuôi bồ nhí ?

Không-ông biết, trước khi họ bị chốt hạ thì con cái họ đã cắm rễ bên hải ngoại hết rồi. Villa, biệt thự ở tây lẫn ta xòe tay ra đếm cũng không hết được. Vụ bồ nhí thì ông không biết, thú thực thế. Nhưng tuyền tóc bạc trắng cả đầu rồi, sức đâu nữa bồ bịch (tuy nhiên ông cũng đoán thế thôi chứ ai dám chắc). Mấu chốt là : đã giàu mà vẫn tham nhũng thì nào có phải vì tiền ?

Nhưng khoan… họ giàu từ lúc nào ? Hình như… có nhẽ… chắc rồi !

Từ khi được tổ chức tin tưởng phân công trọng trách, họ cứ năm sau giàu hơn năm trước.

Lần ngược lại hàng chục vụ án trọng điểm đang điều tra, than ôi, tất cả những người anh em-cứ có chức là bắt đầu tham nhũng. Khi là cán bộ nhỏ mới vào làm việc ở phường, ở phòng, ở quận… họ chưa tham nhũng. Nhớn dần lên, rồi thành bộ, thành tỉnh thì anh nào cũng không nhường anh nào, thiếu điều nhà cửa chưa dám dát vàng lên thôi.

Thế thì logic thực tế có phải là càng có chức thì càng muốn tham nhũng, càng tham nhũng thì lại thêm ham muốn tham nhũng hay không ?

Suy ra, làm cho quan chức không muốn tham nhũng nữa thì chỉ cần không cho họ chức vụ, có đúng không ?

Thứ hai, không dám tham nhũng

Ông T’rạc ngồi phịch xuống ghế. Đời ông gần 70 tuổi, chưa bao giờ chứng kiến người ta không dám tham nhũng cả. Báo cáo 10 năm chống tham nhũng hôm cuối tháng 6/2022 của Hội nghị trung ương cho biết chỉ 10 năm, gần 7.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên/nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Thói đời Việt Nam một người làm quan cả họ được nhờ, có một ông cán bộ cấp cao hay cấp tướng trong nhà thì cả tỉnh nhận họ hàng, đến đâu cũng được quỵ lụy nể vì. Nếu họ sụp thì không chỉ là bao nhiêu năm tài sản cắc củm (ăn của người ta) bị tịch biên sạch sẽ, con cái bị đóng sập toàn bộ cánh cửa làm ăn hay thăng tiến, chỉ có nước tìm cách ra nước ngoài, che giấu lai lịch, kiếm đường sinh sống, mà toàn bộ cha mẹ, anh em, họ hàng… những người được chia cho nắm các "sân sau" cũng đều tan tác chim muông.

Cái giá lớn đến thế, tại sao họ vẫn dám đánh đổi ?

Thì, là vì tuy cái giá lớn thật, nhưng trước khi lò cụ Tổng khai mở thì đã có mấy ai phải trả giá cho trọn vẹn đâu ! Vẫn hạ cánh an toàn ầm ầm đấy thây ! Vơ vét một nhiệm kỳ năm năm đủ giàu có nhiều đời, thì dại gì không tham nhũng ?

Mà đau ở trong tim này lắm cơ, mấy người không được tham nhũng nào ai có hiểu cho ! Có từ chối tham nhũng cũng không được. Vì qua nhiều năm, các đường dây tư bản thân hữu đã hình thành một bộ máy ngầm : ai có vị trí, việc làm và "thù lao" của người ấy, từ đó tạo ra lợi nhuận cho tất cả những người tham gia. Một con ốc đột nhiên không chịu xoắn theo vòng sẽ gây ra trục trặc cho toàn bộ máy, thế tất nó phải bị loại trừ.
Có cán bộ nào đầu óc sắc sảo hơn người một tí, có tham vọng một tí, vừa đặt chân vào bộ máy quyền lực mà muốn bị loại trừ khỏi nó không ?

Để cho an tâm hơn, người tham nhũng không bao giờ đơn độc cả. Dưới anh, có các nhân viên hoặc cấp dưới tham nhũng. Cạnh anh có các đồng cấp, đồng sự tham nhũng. Trên anh có cấp trên tham nhũng. Tham nhũng là một mạng lưới hình cầu, trong đó các vị trí đan chặt nhau xoắn xuýt chặt không đứt, bứt không rời. Trong bối cảnh đó, "Trạng chết Chúa cũng băng hà", những cái ô muốn không bị cái cán chọc thủng thì phải xòe cánh ra mà đỡ khi đàn em bị pháp luật phà hơi vào gáy. Thế thì yên tâm quá, đứa nào không dám tham nhũng là đứa ấy dại.

Thứ ba, không thể tham nhũng

Ông T’rạc đứng lên tắt chiếc máy vẫn đang phát ra những tần số nhạc sóng Alpha kích thích não. Não ông bị kích thích hai năm nay rồi, kết quả cho bài toán sư huynh bắt giải vẫn hoàn bằng 0.

Đến Ủy viên Trung ương Đảng, tướng lãnh trong quân đội mà còn tham nhũng, tham nhũng tích cực, thì có quyền lực nào khiến cho họ không thể tham nhũng cơ chứ ?

Không thể tham nhũng tức là có thể muốn tham nhũng, có thể dám tham nhũng nhưng không cách nào thực hiện được hành vi tham nhũng.

Trên thế giới có nhiều nơi người ta làm (gần như) được điều này. Nôm na, một thằng định ăn trộm nhưng vừa định tiến vào nhà thì trông thấy cảnh sát vây quanh, camera lăm lăm khắp nơi, chủ nhà cầm súng nạp đạn đứng sẵn. Liệu nó còn dám ăn trộm nữa không ?

Ở ta thì : một anh bảo vệ được giao bảo vệ ngôi nhà. Đến nơi, anh thấy nhà mở cửa tênh hênh, tiền vàng kim cương đóng hộp bày sẵn ngoài sân. Chủ nhà xếp hàng, thấy anh thì quỳ xuống van xin : "Bác ơi cháu trông những thứ này ngứa mắt quá, bác cầm đi hộ là làm phúc cho cả họ nhà cháu. Xin bác nhón tay !"

Chó thì bị nhốt, đồn cảnh sát bắc loa nói chúng tôi đang tự bế quan tỏa cảng, trong ba tháng nữa nhất quyết không cảnh sát nào được ra đường. Vợ điện thoại khóc nức nở nói anh ơi con đang khóc mà em hết tiền mua sữa. Vừa tắt điện thoại vợ thì chị gái gọi nói mẹ vừa phát hiện bệnh nan y. Nhìn quanh, hóa ra không phải chỉ ngôi nhà anh được giao bảo vệ xảy ra chuyện kỳ lạ này mà tất cả đều thế. Các anh chị bảo vệ khác còn đang vừa cười đùa vừa gọi xe tải đến chở hàng. Có người còn quát mắng chủ nhà, đòi nộp thêm sổ đỏ.

Vì chỉ có một đảng lãnh đạo toàn diện nên bản chất nền chính trị Việt Nam là nghệ thuật sử dụng tay trái chỉnh lý tay phải. Trong bối cảnh đó, yêu cầu "không thể tham nhũng" là không thể thực hiện được.

Trong tính hai mặt của nó, tham nhũng vừa là chất dầu bôi trơn một bộ máy đã hỏng hóc toàn bộ khiến nó thỉnh thoảng lại rồ lên chạy, vừa là chất a xít phá hủy toàn bộ các chi tiết của cỗ máy đó, tiến tới hủy diệt luôn nó.

Nghị quyết 27/NQ-TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây được xem là nghị quyết quan trọng hạng nhất của Đảng, trong đó "lần đầu tiên Trung ương Đảng đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực Nhà nước" (trích dẫn). Riêng việc này cũng đã lạ, vì ngót gần trăm năm Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước mà đến tận bây giờ mới thấy phải có giải pháp kiểm soát quyền lực Nhà nước, vắn tắt là cắt vòi tham nhũng, thì có phải hơi muộn không ?

"Nhưng thôi, sư huynh dù sao cũng đã đốt lò"- ông T’rạc thầm nhủ. Nhắc đến cái lò, ông với tay bỏ thêm trầm vào lư. Hơi khói nóng xông lên khiến lưng ông đỡ lạnh. Ông đọc tiếp : "Nghị quyết… thống nhất nhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật".

Đầu ông T’rạc ong ong. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tức nhân dân là chủ nhân cao nhất của Nhà nước, nghĩa là của cả đất nước. Nhưng Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Nghĩa là trên chủ nhân có một vị lãnh đạo nữa. Rồi tất cả đều phải tuân theo pháp luật. Nhưng pháp luật là một chức năng của Nhà nước. Mà Nhà nước lại do Đảng lãnh đạo…

***

Ông T’rạc lại bóp trán, bóp đến nỗi trán suýt vỡ. Rồi ông đi đến cửa sổ, mở ra nhìn ra bên ngoài…

Tối quá !

Ôi đêm đông lạnh giá và cô đơn !

Vương Trùng Dương

Nguồn : RFA, 11/12/2022

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/ong-phan-dinh-trac-nhung-nguoi-tham-nhung-vua-roi-la-nhung-nguoi-giau-20221205102901646.htm

https://vnexpress.net/ong-phan-dinh-trac-moi-quyen-luc-phai-rang-buoc-bang-trach-nhiem-4544278.html

https://dangcongsan.vn/tieu-diem/10-nam-phong-chong-tham-nhung-quyet-liet-dot-pha-dat-nhieu-ket-qua-toan-dien-614124.html

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-27-nq-tw-tiep-tuc-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-119221126114455251.htm

Published in Diễn đàn

Ăn gần 4 triệu đô được hưởng án treo

Nguyễn Lan, Thoibao.de, 26/11/2022

Tội dày án mỏng cho quan và bản chất chế độ

Có thể nói những ngày qua cộng đồng mạng vừa bất bình vừa bất lực với một bản án rất nhẹ dành cho một cựu quan chức cấp bộ. Cụ thể là vào chiều ngày 21/11, tại phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Tòa sơ thẩm tuyên cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang từ 30 – 36 tháng tù, hưởng án treo. 7 bị cáo còn lại trong vụ án được đề nghị từ 18 tháng tù treo đến 10 năm tù giam.

xuan1

Ông Cao Minh Quang được đề nghị hưởng án treo

Được biết, vụ án xảy ra tại Bộ Y tế và Tổng Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long gây thiệt hại 3,8 triệu USD cho tài sản Nhà nước. Điều đáng nói là, người có chức vụ cao nhất trong các bị cáo đứng trước tòa lại nhận mức án thấp nhất. Đã có quyền lớn thì phải gắn với trách nhiệm lớn, có trách nhiệm lớn mà để xảy ra sai phạm thì tất nhiên phải nhận mức hình phạt nặng nhất. Tuy nhiên, người được giao quyền lớn để xảy ra sai phạm lớn mà lại chịu hình phạt nhẹ nhất thì chẳng khác nào khuyến khích quan chức cấp cao phạm tội. Đây là tính đặc thù của chế độ này.

Để thấy sự tương phản trong vấn đề dùng cán cân công lí lệch lạc của chế độ này. Chúng tôi xin dẫn lại một vụ án cũ. Đấy là vào ngày 16/02/2017, Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã tuyên xử anh Nguyễn Văn Khang sinh năm 1997, trú ấp Phước Chung, xã Mong Thọ 7 năm tù về hành vi "cướp tài sản". Điều đáng nói là thanh niên này chỉ bắt một con vịt về nhậu. Trị giá tài sản bị Khang và Kiệt chiếm đoạt là 1 con vịt khoảng 3kg theo định giá là 174 ngàn đồng. Do Lê Tuấn Kiệt chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên chỉ xử lý hành chính.

xuan2

Nguyễn Văn Khang bắt một con vịt về nhậu bị tuyên 7 năm tù. Ông Cao Minh Quang đã làm Nhà nước mất 3,8 triệu đô la tương đương với 61 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua 35.075 con vịt, tương đương với 245.525 năm tù. Ảnh minh họa

Ông Cao Minh Quang đã làm Nhà nước mất 3,8 triệu đô la tương đương với 61 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua 35.075 ngàn con vịt. Tuy nhiên, ông cự Thứ trưởng được hưởng án treo, còn người thanh niên ăn cắp vịt nhận 7 năm tù giam. Ở đây không phải là số tiền lấy được bao nhiêu mà là hai người khác nhau về địa vị. Ông quan chức kia là Thứ trưởng còn cậu thanh niên kia là thường dân, nên dẫn tới 2 kết quả khác nhau trời vực như thế.

Kiên Giang là lãnh địa của ông Nguyễn Tấn Dũng. Chính ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm Thủ tướng đã phá nát nền kinh tế đất nước bằng những cú đấm thép. Cú đấm thép là các tổng công ty và tập đoàn nhà nước do chính ông lập ra để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước, dựa trên trụ cột là doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, kết quả rất thảm bại. Hàng tỷ đô la thiệt hại nhưng người chủ trương chính sách ấy không hề bị một năm tù nào. Vậy rõ ràng, người có chức càng cao thì càng an toàn, dù cho họ có gây thiệt hại đến tài sản quốc gia như thế nào đi chăng nữa. Đấy là bản chất của chế độ này.

xuan3

Cơ quan công tố được lập ra để gỡ tội cho quan chức. Một hành động ngược đời so với nhiệm vụ của họ là buộc tội

Cộng đồng mạng tỏ ra bất bình với bản án, tuy nhiên tất cả mọi lời phê phán của xã hội đều chỉ là lời nói bay vào hư không, chứ chẳng thể làm được gì để ngành tư pháp chế độ này thay đổi. Trong tuyên truyền, Đảng cộng sản luôn giương khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". "Của dân" thì không thể vì muốn làm quan phải là đảng viên Đảng cộng sản, phải nhiều năm tuổi Đảng, phải cao cấp lý luận chính trị, phải có lý lịch tốt… Và tất nhiên Nhà nước này cũng không do dân bầu lên, mà do Đảng cử lên. Bởi trong Quốc hội cũng 96% là đảng viên Đảng cộng sản và hầu hết là kiêm nhiệm các chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Vì Nhà nước như thế nên kết quả là họ không "vì dân" mà chỉ vì đảng viên. Đảng viên càng cao cấp thì sẽ được xử nhẹ tội nếu có xảy ra sai phạm.

Nhà nước này hô hào "cải cách tư pháp" bao năm nay nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Tư pháp thiên vị vẫn ngày một nghiêm trọng mà chẳng thấy sự cải tiến nào. Dân ức lắm nhưng bất lực.

Nguyễn Lan (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/11/2022

**************************

Bác Trọng nói rồi...

Đồng Phụng Việt, RFA, 24/11/2022

Nhiều "đứa" lại càm ràm, lần này là vì ông Cao Minh Quang, cựu Thứ trưởng Y tế "thiếu trách nhiệm" làm thất thoát 3,8 triệu đô mà chỉ bị phạt có 30 tháng tù lại còn được hưởng án treo (1). Đúng là "đám" này "có tai như điếc, có mắt như mù", không đáng làm công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam !

quang1

Cựu thứ trưởng Cao Minh Quang (trái) và luật sư đi đến tòa, sáng 21/11. Ảnh : Phạm Dự

Tại sao không "đứa" nào nhớ bác Trọng từng nói đi, nói lại là bác và đảng ta "không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình", việc phải xử lý "đồng chí, đồng đội" bằng biện pháp hành chính hay hình sự thì đều bởi đó chỉ là chuyện" buộc phải làm" vì "sự tiến bộ chung, giáo dục người khác đừng đi vào vết xe đổ" thôi (2) ?

Đúng là trong ba năm làm Cục trưởng Quản lý Dược (2004 – 2007) rồi năm năm làm Thứ trưởng Y tế (2007 – 2012) ông Quang dính vào đủ loại tai tiếng (mạo nhận là Tiến sĩ, bắt chẹt các doanh nghiệp dược phẩm, vay tiền giống như tống tiền doanh nghiệp, hỗ trợ nhập khẩu và tuồn tiền chất ma túy ra ngoài… (3) nhưng khi mà các bác như bác Trọng đã cho rằng ông Quang "sạch như lau, như ly" thì công dân có nghĩa vụ phải chấp nhận. Nếu không phải vì có nhiều "đứa" nhiễu sự thì cách nay mười năm, các bác như bác Trọng đâu phải chọn giải pháp không tiếp tục bổ nhiệm ông Quang làm Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyển ông sang làm chuyên viên rồi về hưu để hưởng trọn phúc lợi hưu trí ? Nghiêm minh đến thế còn gì ! Không "nghiêm minh", làm gì có chuyện "nâng lên, đặt xuống" vụ thất thoát 3,8 triệu đô suốt 15 năm. Trong vụ này, ông Quang chỉ "thiếu trách nhiệm" chứ chẳng có gì, các bác như bác Trọng, công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cùng tin như thế, sao lại có những "đứa" không chịu tin như thế nhỉ ?

Tuy Tòa đã phán ông Quang có tội nhưng nhiều "đứa" vẫn nên học ông Quang, ít nhất là học cách ông tin và làm theo bác Trọng. Đã là công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất nhiên là phải tin và làm theo "bác Hồ" nhưng chừng đó chưa đủ, phải học và làm theo bác Trọng nữa !

Bác Trọng "khuyến khích cán bộ có sai phạm thì tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng" để được "miễn giảm, xử nhẹ hơn" là ông Quang thực hiện y xì. Chỉ "thiếu trách nhiệm" chứ chẳng có gì nhưng ông Quang vẫn tự nguyện nộp lại 1,5 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Thấy ông Quang "ngoan", đáng học chưa ?

Không biết hồi nhỏ ông Quang có phấn đấu làm "cháu ngoan bác Hồ" không nhưng giờ, tuy đã 69 tuổi, rõ ràng ông Quang có cố gắng làm "cháu ngoan bác Trọng". Đừng cho chuyện ông Quang chỉ thua bác Trọng mươi tuổi nhưng cố gắng làm "cháu ngoan bác Trọng" là chướng nghe ! Sau khi cách mạng thành công (1945), "Hồ Chủ tịch" chỉ hơn 50 mà vẫn được tôn xưng là "bác" của toàn dân, kể cả những công dân có thể sinh ra thế hệ cha mẹ "Hồ Chủ tịch" mà có sao đâu ? Chính vì rất tin bác Trọng cho nên dù dính líu tới việc thất thoát 3,8 triệu đô nhưng khi nghe tin Viện Kiểm sát đề nghị phạt mình 30 tháng đến 36 tháng tù và cho hưởng án treo, từ bệnh viện, ông Quang vẫn gọi điện thoại đề nghị Tòa xử nhẹ hơn nữa (4). Phải có niềm tin mãnh liệt vào bác Trọng mới dám chơi ngon như vậy, đúng không ? Phán quyết mà Hội đồng xét xử ông Quang vừa tuyên, chứng minh, ông Quang đúng khi lựa chọn lối chơi này. Bác Trọng nói rồi, cứ tin và làm theo là nhân dân được thưởng thức "nghiêm minh", còn mình thì êm !

Sau khi ông Quang bị phạt 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo vì ông thỏ thẻ là ông "sợ khi về thế giới bên kia rồi vẫn còn mang tội", có "đứa" dám so ông Quang với ông Phan Văn Thu ? Biết ông Thu không ? Không biết thì đọc tiếp để có cơ sở so sánh nè. Ông Thu (hay Trần Công), 74 tuổi cùng với 24 người khác góp công, góp của xây dựng Khu Du lịch sinh thái Đá Bia ở Phú Yên theo hướng "tiền sinh thái, hậu tổ đình" để tu tập theo Ân Đàn Đại Đạo – tôn giáo do ông Thu sáng lập. Năm 2012, công an Phú Yên bắt hết 25 người, cáo buộc họ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" và "tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép chất nổ". Tuy công an không chứng minh được 25 người đều đã tuổi cao, sức yếu "hoạt động" kiểu nào và khả năng "lật đổ chính quyền" ra sao nhưng tất cả đều bị phạt tù. Ông Thu bị phạt tù chung thân, 24 người còn lại bị phạt từ ba năm tù đến 17 năm tù. Khu Du lịch sinh thái Đá Bia bị sung công. Ông Thu là người thứ hai trong nhóm Ân Đàn Đại Đạo chết trong tù vì bệnh tật (người đầu tiên chết trong tù là ông Đoàn Đình Nam).

Trước khi ông Nam và ông Thu chết, trại giam đã xác nhận cả hai ông đều mắc trọng bệnh (ông Nam bị suy thận, ông Thu bị suy tim, tiểu đường, thấp khớp). Gia đình của hai ông đều đã từng xin cho họ được tạm hoãn thi hành án để đưa ra ngoài điều trị nhưng không nơi nào chấp nhận. Tuy nhiên không thể đem ông Thu, ông Nam so với ông Quang. Bác Trọng nói rồi, "miễn giảm, xử nhẹ", bảo đảm "nhân ái, nhân đạo, nhân tình" là hình thức xử lý "rất mới, rất nhân văn" chỉ dành cho "đồng chí, đồng đội". Ông Thu và ông Nam không thuộc diện này. Xin lỗi anh linh của ông Thu và ông Nam khi buộc phải nói thế này, ông Quang có thể được hưởng án treo vì "sợ khi về thế giới bên kia rồi vẫn còn mang tội" nhưng hai ông không thể về nhà chữa bệnh dù trại giam biết chắc hai ông sẽ chết trong tù bởi bác Trọng chưa có kế hoạch phân phát "nhân ái, nhân đạo, nhân tình" cho những đối tượng ngoài đảng. Bác Trọng chưa nói thì "đồng chí, đồng đội" chẳng ai bận tâm !

Mong hai ông bớt buồn còn vì thân phận của những lương dân khác cũng thế, cũng y hệt số phận của hai ông. Ngay vào thời điểm này, tại Bệnh viện K Trung ương đang có hàng ngàn người bị ung thư khắc khoải chờ đợi được điều trị vì bệnh viện không đủ thiết bị y tế. Hàng ngàn gia đình tuyệt vọng vì việc chậm điều trị có thể khiến thân nhân rơi vào tình trạng vô phương cứu chữa. Hàng ngàn nhân viên y tế ở Bệnh viện K Trung ương làm việc cật lực bất kể ngày đêm nhưng không xuể và ngoài việc kiệt sức còn cảm thấy như bị "tra tấn tinh thần" khi có thể cứu người nhưng không đủ phương tiện (6). Tại sao lại thế ? Có phải do thiếu tiền không ? Chắc chắn là không ! Nếu thiếu tiền thì chẳng có những đại án trăm tỉ, ngàn tỉ trong đủ mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực y tế. Tới giờ, bác Trọng chỉ mới bảo đảm "nhân ái, nhân đạo, nhân tình" cho "đồng chí, đồng đội" có "sai phạm đến mức phải xử lý" thôi. Bác Trọng chưa nói gì đến kế hoạch "rất mới, rất nhân văn" cho đồng bào ! Thôi thì ráng chờ ! Đời ông bà, cha mẹ, đời mình chưa có thì cứ nuôi hi vọng đời đời !

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 24/11/2022

Tham khảo

(1) https://tuoitre.vn/cuu-thu-truong-cao-minh-quang-lanh-30-thang-tu-huong-an-treo-20221124072750816.htm

(2) https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-tiep-xuc-cu-tri-ha-noi-truoc-ky-hop-thu-tu-qh-khoa-xv/823858.vnp

(3) https://www.voatiengviet.com/a/ong-caominh-quang-roi-chug-thu-truong/1570471.html

(4) https://vietnamnet.vn/cuu-thu-truong-cao-minh-quang-so-ve-the-gioi-ben-kia-roi-van-con-mang-toi-2083494.html

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/phan-van-thu-died-in-prison-11212022074529.html

(6) https://laodong.vn/y-te/hang-nghin-benh-nhan-ung-thu-bi-anh-huong-suc-khoe-nghiem-trong-vi-benh-vien-thieu-thiet-bi-1119152.ldo

Published in Diễn đàn
vendredi, 21 octobre 2022 18:41

Qui hoạch củi…

Gần nửa thế kỉ thống nhất hai miền đất nước, thu về một mối, gần nửa thế kỉ đất nước nhuộm đỏ màu cộng sản, gần nửa thế kỉ người dân nếm đủ mùi cay đắng và cũng có lúc ngọt bùi của thời cuộc. Nhưng có vẻ như, chưa đầy nửa thế kỉ cho thấy một vấn đề hết sức nhức nhối : Đất nước chưa bao giờ bình yên ! Hay nói khác đi, mối nguy của đất nước luôn rình rập và ngày càng nặng nề. Vì đâu ? Và căn cứ vào đâu để nói rằng đất nước lâm nguy ?

cui1

Nhìn lại quá trình đấu đá giữa phe miền Nam và miền Bắc dưới thời Nguyễn Phú Trọng, dường như phe miền Nam chưa bao giờ ê chề và thúc thủ trước phe miền Bắc như thời Nguyễn Phú Trọng.

Liên tục ba năm trở lại đây, đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, gây chết người nặng nề ở Sài Gòn và các thành phố lớn, lò của Tổng bí thư Trọng tưởng như nguội bớt nhiệt sau khi đốt một số cây củi gộc bỗng dưng bùng cháy dữ dội, đặc biệt, C03 của Bộ Công an vào cuộc, lần này, những cây củi lớn cấp Bộ trưởng bắt đầu được đưa vào lò. Bên cạnh đó, những cây củi cỡ Đô trưởng và rất nhiều cây củi cựu Bí thư thành ủy và đương chức bị đưa vào lò.

Điều này khiến dư luận bạt ra hai hướng, một hướng cho rằng ông Trọng đã làm hết mình, đã quyết tâm chống tham nhũng và quyết không bỏ sót bất kì cây củi nào. Hướng khác lại cho rằng đây là cuộc thanh trừng nhằm làm giảm sức mạnh của cộng sản miền Nam và nhằm củng cố sức mạnh cộng sản miền Bắc.

Thử phân tích hướng thứ nhất, ông Trọng làm hết mình ? Dựa trên toàn bộ các hành tung chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như sức chịu đựng về bệnh tật và sức khỏe, có vẻ như đây là nhận xét không sai. Bởi cho đến giờ phút này, Nguyễn Phú Trọng hoặc là bệnh hoạn, quá tham quyền cố vị mới chọn tiếp tục ngồi ghế Tổng bí thư hoặc vì một thứ lý tưởng nào đó nhằm duy trì chế độ cộng sản, thậm chí biến nó thành điểm sáng khu vực chẳng hạn, thì mới ngồi lại mà tranh quyền đoạt ghế với đàn em. Trong khi tay chân đi lại đã quýnh quáng và nói cho cùng thì sức khỏe đã rất tệ. Nhưng, nếu như vì tham quyền cố vị lúc này, liệu ông Trọng có đủ uy lực để đấu đá ? Hay vì một thứ khác, chẳng hạn như thiên triều chiếu cố hoặc giả uy tín đủ mạnh trong nội bộ đảng khiến cho uy lực tăng tỉ lệ và trụ lại được trước sóng gió ? Nói cho cùng, lý tưởng tiêu diệt tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng là có thể thật.

Rất khó để đưa ra nhận định về việc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế Tổng bí thư. Và, giả sử như hướng thứ hai là đúng, tức là khuynh hướng tiêu diệt cộng sản miền Nam, hạ bệ những tay cộm cán để làm giảm sức mạnh của cộng sản miền Nam, lấy lại uy thế của miền Bắc, liệu điều này có thật ? Có thể xảy ra chuyện này, bởi Nguyễn Phú Trọng là người đặt nặng vấn đề "người miền Bắc có lý luận" và cũng là khắc tinh của phe nhóm miền Nam, nhìn lại quá trình đấu đá giữa phe miền Nam và miền Bắc dưới thời Nguyễn Phú Trọng, dường như phe miền Nam chưa bao giờ ê chề và thúc thủ trước phe miền Bắc như thời Nguyễn Phú Trọng. Những "yếu nhân" miền Nam dần được cho về vườn ngồi chơi xơi nước, được "nghỉ hưu" với lý do tuổi cao, thế nhưng Trọng dù tuổi rất cao và chân tay lẩy bẩy do bệnh tật thì vẫn ngồi lại tiếp tục giữ ghế.

Đó là chưa muốn nói đến các phe cánh miền Nam ngày càng bị triệt tiêu không thương tiếc trong lò của ông Trọng. Đương nhiên, nhìn từ bên ngoài, có vẻ như chẳng có phân biệt Nam - Bắc trong vấn đề chặt củi cho vào lò, thế nhưng nếu nhìn kĩ, những tay người miền Bắc bị cho vào lò lại có mối quan hệ khá gần gũi với phe miền Nam, nếu không muốn nói bọn họ từng là trợ thủ đắc lực của phe miền Nam. Và lần này, rõ ràng phe miền Nam bị thúc thủ trước miền Bắc. Nhưng làm vậy thì được gì ?

Kỳ thực, trong đại cuộc, khi mà nhân dân đâm chán nản trước thực tế phũ phàng của chế độ với một lực lượng sâu bọ chính trị hùng hậu đang đeo bám làm chết héo cái cây sinh lực Việt Nam, thì phe nào khuynh loát cũng vậy. Nhưng tranh thủ triệt tiêu phe miền Nam với chiêu bài chống tham nhũng là một mũi tên bắn được hai con chim, vừa giảm được những kẻ tham nhũng, lại vừa lấy lại uy tín, thiện cảm của nhân dân. Nhưng, đây cũng là con dao hai lưỡi. Một khi miền Nam bị miền Bắc nướng sống như vậy, nội bộ cộng sản sẽ lộn xộn và nguy cơ nội loạn rất cao, hơn nữa uy tín trước nhân dân không những không được níu kéo, phục hồi mà có nguy cơ xuống sâu hơn, bởi nhân dân nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, chỉ có kẻ bị bắt rồi và kẻ chưa bị bắt mà thôi, đó là thực tế. Thậm chí, có mấy người dân tin rằng ông Trọng thanh liêm, và giả sử ông thanh liêm thì con cháu của ông chắc gì thanh liêm ? Mà giả sử gia tộc của ông Trọng thanh liêm thì hệ thống đảng cộng sản có mấy người thanh liêm ? Vậy tiêu diệt, chặt củi phỏng ích gì cho nhân dân ?

Và, một vấn dề khác có tính cốt tủy được đặt ra : Hơn nửa thế kỉ, đảng cộng sản đã trồng được một rừng củi vậy thôi sao ? Bởi suy cho cùng, qui hoạch cán bộ, hay qui hoạch, đào tạo nhân tố cho chế độ, cho hệ thống vốn dĩ cũng giống như trồng rừng, nếu trồng mãi mà chỉ ra một rừng củi thì đó là lựa chọn thất bại. Trồng rừng, nghĩa là trồng những loại cây lâm nghiệp có giá trị, những loại cây quí, những loại cây mà chỉ cần vài cây đại diện cũng có thể mang lại giá trị cho cánh rừng, cho quốc gia, chứ không phải những loại cây càng chặt bao nhiêu thì thành củi bấy nhiêu, nếu chỉ trồng rừng làm củi thì coi như đừng trồng lại hay hơn !

Nó cũng giống như giáo dục và đào tạo xã hội chủ nghĩa sau gần nửa thế kỉ ở miền Nam và non thế kỉ ở miền Bắc, quá trình dài dậm dặc ấy cho ra những gì ? Đó là quá trình trồng rừng chỉ cho ra toàn củi và củi, giá trị, chất lượng gỗ hoàn toàn không có. Một quá trình dài đào tạo các loại con ông cháu cha, ô dù, phe nhóm, lợi ích, bất chấp… Nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên mà càng về sau, mức độ tham lam, trơ tráo của họ càng cao, mức độ bất chấp và coi thường pháp luật, thậm chí coi thường điều lệ Đảng càng ghê gớm hơn trước, năng lực thì chẳng có gì để bàn.

Và, giả sử bây giờ làm một cuộc đốt lò đúng mức độ, bản chất, thì có vẻ như chẳng còn bất kì cán bộ nào không thành củi. Bởi nói cho cùng thì cán bộ nào mà chả tham nhũng, chỉ cần làm một phép toán đơn giản nhất là cộng toàn bộ tiền lương của gia đình cán bộ đó để so sánh với bất kì chiếc xe hay tài sản nào đó thì sẽ thấy ngay có khi cả trăm năm sau gia đình cán bộ đó cũng chẳng thể sờ đến tài sản ấy được. Thế nhưng, nói tới tài sản của cán bộ, phải dùng "khối" để chỉ.

Và, còn cách nào ngoài việc qui hoạch củi, tức là xếp loại củi trong hệ thống đảng viên, cán bộ, để rồi đến một lúc nào đó, lại cho vào lò ? Có nghĩa rằng cán bộ đã vào lò, tức củi đã vào lò, cán bộ còn ngồi ghế nhà nước, tức củi chờ vào lò, không hơn không kém, bởi chính cái cơ chế thực dụng, vô thần và giả dối mang tên cộng sản xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra loại cán bộ như vậy, giờ có đốt cả dãy Trường Sơn thì cũng không thể hết củi được !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 21/10/2022

Published in Diễn đàn

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ

RFA, 20/10/2022

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Phùng Xuân Nhạ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì những sai phạm trong giai đoạn 2016 -2021.

lenthot1

Ông Phùng Xuân Nhạ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Báo Pháp Luật

Đề nghị được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 18 đến 19/10 vừa qua.

Tại cuộc họp này, Ủy ban đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với một loạt các quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm : ông Mai Văn Trinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 và năm 2021 ; Nguyễn Huy Bằng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ, nguyên Chánh Thanh tra Bộ ; Trần Thanh Khiết, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Giám đốc Ban Quản lý các dự án ; Trần Tú Khánh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, Ủy ban cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 9 vừa qua, cơ quan này cũng đã có đề nghị kỷ luật đối với ông Phùng Xuân Nhạ vì xác định Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) nhiệm kỳ 2016-2021 cùng Bộ trưởng, Thứ trưởng của nhiệm kỳ trên có sai phạm đến mức phải kỷ luật. 

Theo thông cáo của Ủy ban Kiểm tra được truyền thông Nhà nước đăng tải vào tháng 9, Ủy ban Kiểm tra cho rằng Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ và một số tập thể, cá nhân vi phạm qui định của Đảng, pháp luật nhà nước trong công tác cán bộ. Nhiều cán bộ đảng viên trong ngành bị xử lý hình sự liên quan đến các dự án đầu tư công, biên soạn, phát hành sách giáo khoa… 

*************************

Kỷ luật Đảng Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

RFA, 20/10/2022

Ông Nguyễn Quang Thuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo vì những sai phạm từ thời ông còn là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (từ năm 2016 - 2019).

lenthot2

Ông Nguyễn Quang Thuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - Báo Đồng Tháp

Quyết định kỷ luật được đưa ra tại kỳ họp thứ 21 từ ngày 18 đến 19/10 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ngoài ông Thuấn, một số cán bộ Đảng cấp cao của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng bị kỷ luật Đảng gồm : ông Phùng Ngọc Tấn - nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên quyền trưởng ban Tổ chức - bị khai trừ Đảng ; ba người bị khiển trách gồm các ông Phạm Văn Đức - nguyên Phó bí thư Đảng uỷ, nguyên Phó chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Võ Quang Trọng - nguyên Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trần Minh Tuấn - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, nguyên Trưởng ban Tổ chức cán bộ, nguyên Phó giám đốc Học viện Khoa học xã hội.

Vào ngày 30/9 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Bùi Nhật Quang - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về những vi phạm, khuyết điểm dược Đảng xác định là gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong cuộc họp hồi tháng 9 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo ; thiếu kiểm tra, giám sát ; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên. Hậu quả để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công ; quản lý nghiên cứu khoa học ; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và ông Đặng Xuân Thanh (Phó bí thư, Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy, Phó chủ tịch Viện).

Ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã bị Bộ Chính trị cảnh cáo. Ngày 3/10, Trung ương thống nhất để ông Quang thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.

*************************

Xử nghiêm vụ Việt Á, chuyến bay giải cứu, thao túng thị trường chứng khoán

RFA, 20/10/2022

Đảng và Nhà nước cần xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm trong các vụ án gần đây như vụ nâng khống kit xét nghiệm Việt Á, "đưa và nhận hối lộ" tại Cục lãnh sự, thao túng thị trưởng chứng khoán và phát hành trái phiếu trái pháp luật, v.v.

lenthot3

Chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến

Đó là nhiều trong số những kiến nghị của cử tri và nhân dân được Chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tổng hợp, gửi đến kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 20/10.

Ông Chiến đồng thời cho biết, người dân nêu rất cụ thể từng cá nhân, sự việc vi phạm trong thời gian gần đây và đề nghị lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhà nước tiếp tục chỉ đạo việc điều tra, truy tố, xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn, cả trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân ; xử lý nghiêm khắc cán bộ sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao trong các vụ án nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á ; vụ án "đưa và nhận hối lộ" khi tổ chức các chuyến bay đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước trong đại dịch Covid-19 ; vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu trái pháp luật" ở một số tập đoàn như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ; vụ việc trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác…

Người dân, qua đó, cũng đưa ra đề nghị, Nhà nước phải thông tin công khai kết quả xét xử cho người dân biết, theo dõi, giám sát.

Ngoài những tổng hợp của ông Chiến, cũng tại cuộc họp, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết người dân còn lo ngại khi mưa lũ thời gian qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại một số địa phương ; bệnh đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng cao, lây lan trong cộng đồng. 

Qua đó, theo ông Bình, người dân mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, có giải pháp ổn định đời sống, sản xuất cho người dân vùng bị thiên tai ; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và các ổ dịch do virus Adeno, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Published in Việt Nam
lundi, 19 septembre 2022 19:13

Chống đâu xiêu đó

Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao ?

xieu1

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì điểm cầu tỉnh Hà Tĩnh tại Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh. Ảnh minh họa

Thắc mắc này không phải đến thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư (28/6/1991 – 26/12/1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị.

Căn cứ vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho biết : "tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp, với tính chất mức độ đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở một số lĩnh vực như : y tế, đất đai, chứng khoán, đấu thầu, đấu giá" (Ủy ban Tư pháp Quốc hội, ngày 15/09/2022).

Ông Cường nói : "Công tác phòng chống tham nhũng năm 2022 vẫn còn những hạn chế ; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nơi, có lúc còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu ; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ nét ; việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Tình hình tham nhũng còn có những diễn biến phức tạp, với tính chất mức độ đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở một số ngành, lĩnh vực như : y tế, đất đai, chứng khoán, đấu thầu, đấu giá…, ở cả trong khu vực công và khu vực tư, gây bức xúc trong xã hội".

Nguyên nhân được coi như cơ bản vì, theo Báo cáo của Chính phủ : "Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực còn có mặt hạn chế, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu tự giác chấp hành pháp luật, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực còn chưa được phát huy đúng mức ; còn có trường hợp phóng viên, nhà báo thoái hóa, biến chất "tống tiền", cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp, cán bộ nhà nước…".

Như vậy là "xôi hỏng bỏng không" rồi còn gì ? Luật phòng, chống Tham nhũng đã có hiệu lực từ ngày 20/11/2018 mà 4 năm sau, Luật này vẫn chưa được thi hành nghiêm chỉnh bởi các cấp chính quyền thì tham nhũng vẫn trơ ra là điều tất nhiên.

Thậm chí có cả phóng viên báo chí, được vinh dự là "tai mắt của nhân dân" mà cũng tham ô trong khi nhiều cán bộ ngành thanh tra từ trung ương xuống địa phương cũng vướng vào tham nhũng thì những kẻ tham nhũng vẫn sống nhăn là việc phải xẩy ra.

Ai có trách nhiệm ?

Báo cáo của Chính phủ trình ra Quốc hội còn nhìn nhận : "Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý ; một số quy định còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực : Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản ; đấu thầu ; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công ; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp…".

Nhưng ai trong ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những bất cập này ? Từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đền Chủ tich nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính có ai chịu trách nhiệm trước nhân dân không ? Nếu không biết ai là người phải bị khiển trách hay kỷ luật thì nhà nước đâu còn tôn ti trật tự, hay "pháp quyền" gì nữa ?

Sự thật là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không còn xứng đáng được mệnh danh là "nhà nước pháp quyền", nếu chỉ căn cứ vào thất bại của công tác chống tham nhũng từ năm 2018.

Bằng chứng này đã do Chính phủ thừa nhận trong Báo cáo gửi Quốc hội : "Tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động và trách nhiệm giải trình ; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng yêu cầu ; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức, viên chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm ; việc phát hiện các trường hợp vi phạm thực hiện quy tắc ứng xử gia tăng đáng kể ; tình trạng lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, vị trí công tác để nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực ; hiện tượng người dân phải "lót tay" trong giải quyết công việc… là thực trạng xảy ra đã nhiều năm nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời…  Vẫn còn trường hợp các cơ quan thanh tra tại địa phương sau khi tiến hành thanh tra không phát hiện được vi phạm hoặc không chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, chỉ đến khi Thanh tra Chính phủ hoặc cơ quan Ủy ban Kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra lại thì các vi phạm này mới được phát hiện để chuyển cho cơ quan điều tra" (Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 3/8/2022).

Có mấy loại tham nhũng ?

Nên biết Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng đã bắt đầu từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền khóa Đảng XI năm 2011, đến năm 2022 đã được 11 năm. Vậy mà Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu : "Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi ; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ" (Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 11/08/2022).

Báo đảng nêu bằng chứng : "Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có "lót tay", "bôi trơn" thì mọi việc mới nhanh chóng".

Vậy có mấy loại tham nhũng đang hành dân trong guồng máy cai trị ở Việt Nam ?

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng thì "Tham nhũng về kinh tế" đứng đầu. Báo này viết : "Đây là dạng tham nhũng rất phổ biến diễn ra mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, từ quan chức cấp cao đến cấp thấp. Nhưng dễ nhận biết, họ dùng chức vụ và quyền hạn được giao, hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn để thu về tiền bạc, vật chất… Dạng này thể hiện từ tham nhũng vặt, nhận phong bì, đến tham nhũng lớn, nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng, biệt thự, đất đai, ô tô…".

Thứ đến là "tham nhũng quyền lực", một dạng tham nhũng mà người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị thế để đưa những người thân tín, họ hàng, cánh hẩu và người đút lót hối lộ vào giữ những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm vụ lợi. Đây là dạng tham nhũng rất nguy hiểm và khó phát hiện. Khi họ sắp xếp người không có đạo đức, năng lực chuyên môn vào những vị trí quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà cả lâu dài, ảnh hưởng cả thế hệ mà khó khắc phục hậu quả.

Thứ ba, "tham nhũng chính trị" : Là dạng tham nhũng của người có quyền lực tác động vào các quyết định về cơ chế, chính sách, những quyết định lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu lợi cho bản thân, gia đình, hoặc một nhóm người. Họ có thể cấu kết với người cùng có quyền lực để thay đổi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm mưu cầu lợi ích cho ngành, địa phương, đơn vị mình hoặc nhóm người có cùng lợi ích. Như việc ra các quy định về chính sách thuế, tiền lương, tiêu chuẩn bổ nhiệm, hưu trí, hoặc ra các quyết định đầu tư dự án lớn: xây dựng sân bay, cảng biển, khu đô thị…".

Như thế là cán bộ, đảng viên đã tham nhũng toàn diện và tại mọi cơ quan trong và ngoài nhà nước. Hèn chi nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11/09/2013 :

"Tiền của các cháu dân tộc thiểu số còn bị biển thủ đến gần 3 tỷ đồng, liều vacxin tiêm cho một cháu, lại san ra tiêm cho hai cháu… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì" (Tuổi Trẻ online, 11/09/2013).

Thách thức trước mắt

Trong một biến chuyển khác, Ban Nội chính Trung ương đã công khai "Những thách thức đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực" ở Việt Nam trong bài viết ngày 06/02/2022,như sau :

- Một là, "thách thức đến từ sự tinh vi, phức tạp của hành vi tham nhũng, tiêu cực. Hành vi tham nhũng, tiêu cực rất đa dạng, phức tạp và biến tướng ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Nếu như trước đây, tham nhũng chỉ đơn giản là hành vi "ăn cắp vặt", nhận "phong bì", lợi ích vật chất nhỏ, tính chất riêng lẻ, đơn giản, manh mún, thì nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tham nhũng đã "biến hình", khoản tiền tham nhũng ngày càng lớn hơn, hành vi có tính cấu kết, nhiều vụ có tổ chức, có biểu hiện "nhóm lợi ích", "lợi ích nhóm" ngày càng chặt chẽ, khép kín, có sức mạnh "lũng đoạn" các quyết sách của cả tập thể, tổ chức. Lợi ích mà tham nhũng hướng đến không chỉ dừng lại ở vật chất nữa, mà còn phi vật chất, không chỉ diễn ra trong khu vực công, mà còn trong khu vực tư, có sự móc nối, câu kết chặt chẽ giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước với doanh nghiệp... Không chỉ tham nhũng, hành vi tiêu cực còn đa dạng, tinh vi, phức tạp hơn, biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực công tác, đời sống chính trị của cán bộ, công chức, viên chức...

- Hai là, "thách thức từ chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định "tham nhũng" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" (Khoản 1, Điều 3). Như vậy, chủ thể của hành vi tham nhũng rất đặc biệt, phải là những người có chức vụ, quyền hạn. Khoản 2, Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 2, Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng giải thích : "Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó". Luật phòng chống tham nhũng cũng chia thành 5 nhóm chủ thể có chức vụ, quyền hạn, trong đó điển hình nhất là nhóm cán bộ, công chức, viên chức. Xuất phát từ chức vụ, quyền hạn của mình, chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng thường có nhiều quyền lực, quan hệ, kinh nghiệm, hiểu biết và họ có thể sử dụng quyền lực, quan hệ, hiểu biết, kinh nghiệm, tiền bạc để "ẩn mình", "bọc lót", che chắn cho việc vi phạm rất chắc chắn, kỹ lưỡng, thậm chí tác động ngược trở lại các công cụ chống tham nhũng để làm giảm hoặc vô hiệu hóa khả năng chống tham nhũng của các công cụ này. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn, thách thức lớn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng, tiêu cực".

- Ba là, thách thức từ sự suy thoái, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là trong cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên là vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến khi người bàn về đạo đức cách mạng. Người luôn coi chủ nghĩa cá nhân, chứng bệnh tiêu cực là một loại giặc "nội xâm", thứ bệnh nguy hiểm ẩn nấp trong lòng mỗi con người, nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, vì nó phá ta "từ trong phá ra". Thứ bệnh này cũng được Đảng ta nhận diện, chỉ ra từ Đại hội VI, nhưng đặc biệt được quan tâm và đề cập rõ nét về tính chất diễn biến phức tạp, nhất là những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong Đại hội XII, XIII. Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng diễn ra ngày 9/12/2021, tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận : "Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong muốn; không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vẫn thiếu tu dưỡng và rèn luyện, vẫn sa vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý hình sự".

Vậy nguyên nhân từ đâu, ông Trọng nói : "Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu, chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình… không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương mẫu, thẳng thắn phê bình, tự phê bình, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí còn mắc vào chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất; thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân".

Tham nhũng ngay từ các cơ quan phòng chống tham nhũng

Điều đáng nói hơn cả, theo Ban Nội chính là : "Hiện nay, sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một số cán bộ, đảng viên trong các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng gia tăng. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, có không ít các vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng".

Bằng chứng được Ban Nội chính công bố : "Đơn cử, trong ngành Thanh tra, trong giai đoạn 2013-2020, trong các cơ quan thanh tra nhà nước đã xảy ra 71 vụ việc tham nhũng, tiêu cực, trong đó 3 vụ việc xảy ra tại thanh tra cấp bộ, 16 vụ việc xảy ra tại thanh tra cấp tỉnh, 42 vụ tại Thanh tra cấp huyện và 9 vụ tại Thanh tra sở. Số cán bộ, công chức, viên chức thanh tra có hành vi tham nhũng, tiêu cực là 105 người. Dân gian có câu "làm nghề nào ăn nghề ấy" để nói về nghề nghiệp của mỗi người, ai làm nghề nào thì sống bằng nghề đó, nhưng dân gian cũng có câu "làm nghề nào, xào nghề đó" để chỉ những người tham ô, tham nhũng, kiếm chác, lợi dụng vị trí công tác, nghề nghiệp của mình để trục lợi. Và điều này cũng không loại trừ tình trạng tham nhũng trong chính những cơ quan có chức năng chống tham nhũng".

Vì vậy, theo Ban Nội chính, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh : "Phải chống tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng". Nhưng đảng cũng thú nhận : "Đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có biện pháp kiên quyết, toàn diện và triệt để trong phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực, nhất là phải kiểm soát cho được quyền lực của những người có quyền lực, có trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, không để sự tha hóa, biến chất, sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" lợi dụng, lạm dụng quyền lực để trục lợi". 

Như vậy là "cái kim trong bọc" đã lòi ra rồi. Tham nhũng đã đẻ ra từ công bộc của đảng, và là chuyện riêng của đảng vì chỉ có đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền mới có thể tham nhũng. Tham nhũng bắt nguồn từ hệ thống cầm quyền của đảng, không có bất cứ "thế lực thù địch" nào đã xen vào bôi xấu chế độ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Quốc nạn tham nhũng là của riêng Chế độ này mà thôi, vì ở Việt Nam không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng này không chấp nhận đa đảng và đã một mình độc quyền cai trị và kiểm soát quyền lực từ trung ương xuống địa phương.

Vì vậy đảng và ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải trả lời trước nhân dân tại sao đảng không diệt nổi tham nhũng và nuôi dưỡng tham nhũng để làm gì ?

Phạm Trần

(19/09/2022)

Published in Diễn đàn

"Củi lò" chống tham nhũng, thật ra chủ yếu là để an dân…

Trong bài phỏng vấn trên báo Dân Việt (*), Trưởng Văn phòng đại diện tạp chí Việt – Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình luận chính trị Lê Kiên Thành chia sẻ câu chuyện như sau, quanh đồn đoán sắp tới đây Việt Nam khả năng sẽ có tân Tổng bí thư.

cui2

Chẳng có ai đi chặt cây làm "củi tươi" cả

"Nhiều người hỏi tôi, công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực của ta hiện có hiệu quả không ? Về việc này, tôi đã phát biểu nhiều lần, chuyện "củi lò" hiện nay phần lớn là để an dân. Bởi vì, mình chỉ nói về một "cái lò" chứ không nói đến chuyện làm sao để "củi" không bị mục, "cây" không bị mục, "cây" không thành "củi".

Mình không có động tác, cây này hay bị khô thì trồng cây khác, quy trình khác, bón phân khác, tạo ra môi trường sống khác. Nếu chọn những cây như cây Tùng, cây Bách thì củi chỉ là cái gì đó rất nhỏ, còn bóng mát của nó, thân cây của nó đứng sừng sững giữa trời, giữa muôn ngàn bão tố.

Còn ở đây, mình đôi khi chặt cả "củi tươi". Hiểu thế nào là "củi tươi", đấy không phải là "củi". Muôn đời nay, người ta hiểu củi là cây mục nát, đã rơi xuống đất không còn sử dụng được nữa, chẳng có ai đi chặt cây làm củi cả.

Tại sao rất nhiều người vừa mới vào ủy viên trung ương là dính ngay ?

Bây giờ, quy trình kết nạp vào Đảng thôi đã cảm thấy rất khó chứ chưa nói gì đến vượt qua bao nhiêu cấp để được vào trung ương, rồi vượt qua bao nhiêu thứ để vào các vị trí cao, thậm chí có trường hợp vào Bộ Chính trị, xong cuối cùng lại thành "củi".

Thế những ai đã giới thiệu những con người đó, bộ máy chọn lọc lỗi ở chỗ nào, chưa ai chỉ ra hết ?

Ta phải có một bộ máy nhìn trước được phẩm chất, năng lực của con người đó, họ vào để cống hiến hay để trục lợi, hay điều gì khác nữa… ? Lại thêm, rất nhiều những khuyết điểm của họ lại xảy ra trước khi họ vào trung ương. Lúc phải xử lý, thì không chỉ cá nhân người vi phạm mà cả những người đề bạt, giới thiệu, tiến cử và bỏ phiếu. Những người đó có chịu trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, trước Tổ quốc hay không ?

Nếu chỉ có cá biệt một vài trường hợp thì có thể nói do sơ xuất, nhưng quá nhiều trường hợp bị xử lý, thì phải nói có rất nhiều vấn đề, có những nguyên do nằm sâu trong đó. Vậy động cơ là gì, là có đối tượng bè phái, hời hợt trong xem xét hay cài cắm nhân sự… ? Đến bây giờ, mọi người không nói ra thôi nhưng ai cũng hiểu rằng tất cả các sự vụ đi bên cạnh đều có những nguyên do của nó.

Ví dụ, vừa rồi, chúng ta đã mất rất nhiều y bác sĩ giỏi chỉ vì họ đã phải ngồi vào những chỗ mà mọi thứ quá cám dỗ.

Lòng người mong manh lắm, khi một hai ba trăm nghìn đô thì dễ nhưng lên đến vài triệu đô hay vài chục triệu đô thì khó nói lắm ! Như đợt Covid-19, que thử giá chỉ vài chục nghìn họ bán lên thành mấy trăm nghìn. Tại sao mà nỡ lòng nào trong khi tất cả mọi người đang quằn quại, nhiều người không có cái gì để ăn. Thế mà, những đồng tiền lại từ ngóc ngách của bi kịch mà ra. Nó ghê gớm lắm ! Nó gieo vào lòng mọi người một câu hỏi rất lớn.

Các giải pháp khác, cùng với việc chúng ta đang làm là đương nhiên, kể cả nếu làm những biện pháp nghiệt ngã như đạo Hồi, ăn cắp chặt tay. Ví dụ như, trong gia đình mà có người tham nhũng thì con cái, anh em của họ không được làm trong bộ máy nữa.

Nó không phải là cái lâu dài, nhưng phải là cái trước mắt, tương đối cực đoan một tý. Cứ bố mà tham nhũng thì con không được giữ các chức vụ trong Đảng, hoặc 15 năm không được tham gia vào hệ thống, anh chị em ruột cũng không được vô luôn. Một người làm sai là cả họ bị ảnh hưởng, có khi phải cực đoan như thế nhưng hoàn toàn có thể làm được"….

Trước thắc mắc của đồng nghiệp về chuyện làm cách nào để giải quyết những vấn đề mà ông Lê Kiên Thành nêu ra, khá bất ngờ khi câu trả lời ở đây gọn lỏn và đầy hoài nghi : "Nhìn vào cái người ta đang làm bây giờ thì tôi hiểu rằng, không biết bắt đầu từ đâu ?".

"Người ta" ở đây, có lẽ là muốn nói đến Tổng bí thư đương nhiệm. Và ở Việt Nam, thì nếu luận bàn tiếp chuyện này sẽ vi phạm vào những cấm kỵ bất thành văn…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 09/09/2022

(*) Nhà báo Lê Kiên Thành : Tôi là người hạnh phúc – https://danviet.vn/nha-bao-le-kien-thanh-toi-la-nguoi-hanh-phuc-20220901234635843.htm ?

Published in Diễn đàn

Thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phan Thảo, SGGP 

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

thidiem1

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh : TTXVN

Trong đó, Thủ tướng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung triển khai các khâu đột phá chiến lược về hạ tầng, thể chế, nhân lực và 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết của Chính phủ ; tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, lưu ý không để xảy ra "dịch chồng dịch" ; tập trung đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho các đối tượng theo quy định…

Cùng với đó, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 ; tập trung, đẩy nhanh hơn nữa để hoàn thành việc lập quy hoạch thành phố trước ngày 31/12/2022. Đặc biệt, Thủ tướng cho phép thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh để đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các vấn đề vướng mắc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phan Thảo

Sài Gòn Giải Phóng, 18/08/2022

***********************

Một quan chức Miền Nam bị "kéo cổ" ra Bắc xử, cánh Miền Bắc có ngụ ý gì ?

Đại hội 13 vừa qua cho kết quả rõ rệt, cánh Miền Nam đã thất thế rất rõ ràng. Cánh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và một số địa phương phía bắc đã chiếm đầy trong Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Nghĩa là nhóm lợi ích Miền Nam thiếu đi những người đồng hương đại đại diện họ ở Hà Nội để che chở. Tình hình thất thế này xem ra khó lật ngược trong khoảng 3 năm nữa.

thidiem2

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam được dẫn giải tới Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (15/08/2022)

Sáng ngày 15/8, tại Hà Nội, ông cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam và 27 thuộc cấp và đồng phạm được xác định để tư nhân thâu tóm hai khu đất Nhà nước, gây thiệt hại hơn 5.700 tỷ đồng. Ông Trần Văn Nam và 21 bị cáo khác bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Điều đáng nói là nơi ông Trần Văn Năm phạm tội là tỉnh Bình Dương nhưng ông này lại được bắt và đưa ra Hà Nội xử. Chính tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án này. Rất nhiều người ngỡ ngàng không hiểu Đảng cộng sản chơi trò gì mà sao tột tòa án tỉnh phía Bắc xét xử một quan chức ở phía Nam, phạm tội cũng tại phía Nam ?

Ngày 7/4, ông cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và 6 thuộc cấp cũng đưa ra xét xử nhưng nhóm này được xét xử tại địa phương. Ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và các đồng phạm bị phạm tội khi còn đang đương chức, tương tự như ông Trần Văn Năm.

Hay như vụ án xử Lê Tấn Hùng em trai ông Lê Thanh Hải cũng thế, tuy bộ công an bắt giữ nhưng Tòa án Nhân dân Thành Phố HCM xét xử. Ngay cả ông Tất Thành Cang cũng thế, ông Cang được xử tại địa phương mà ông phạm tội chứ không như trường hợp ông Trần Văn Nam.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc "lôi cổ" ông Trần Văn Năm từ Bình Dương ra Hà Nội xử là dấu hiệu bất thường, nguyên nhân có thể là do ông Nguyễn Phú Trọng không tin tưởng tòa án địa phương, ông e rằng tòa án Nhân dân Tỉnh Bình Dương sẽ bao che cho ông này. Đây cũng là một ý kiến không phải là không có lý. Tuy nhiên, còn có ý kiến khác cho rằng, cánh Miền Bắc muốn giằng mặt cánh Miền Nam khi dám vào Nam "gắp mồi" ra Bắc "xơi" như thế.

Sự bất thường này cho thấy sự đấu đá chính trị hơn là vụ án bình thường. Nói về tội thì phía cơ quan điều tra không hề chụp mũ mà tội của ông Trần Văn Năm là quá rõ. Vấn đề là thủ tục tố tụng nó không được bình thường mà thôi.

Từ sau năm 1975, quân Miền Bắc vào tiếp quản họ thường độc chiếm những nơi béo bở, nhiều tiền hoặc nhiều quyền. Sân bay Tân Sơn Nhất từ nhiều năm nay là do cánh Miền Bắc quản lý và hiện giờ sân bay này bát nháo không khác gì cái chợ.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh là mục tiêu cánh Miền Bắc đưa người vào chiếm quyền quản lý. Chỉ khi nào cánh Miền Nam mạnh mới giành lại quyền quản lý thành phố này. Những năm gần đây, tỉnh Bị Dương nổi lên như một địa phương giàu có. Việc đưa người Miền Bắc hay ít nhất người thân với thế lực Miền Bắc lên nắm quyền là mục đích của những thế lực Trung ương. Một Ủy viên Trung ương Đảng mà về quản lý tỉnh này được xem là đặc ân lớn.

Có lẽ hệ thống tòa án của Tỉnh Bình Dương không nghe lời thế lực ngoài Bắc nên mới có trường hợp thế lực ngoài Bắc vào Nam bắt người rồi đưa ra Hà Nội xử như thế.

Từ thời ông Nguyễn Minh Triết, được về Trung ương và leo lên đến chức Chủ tịch nước, những lãnh đạo tỉnh đời sau của Bình Dương dường như không ai có thể leo cao được như ông cựu chủ tịch nước mặc dù tỉnh này liên tục đạt được những thành tích mà nhiều tỉnh khác đáng mơ ước. Lấy ví dụ như tỉnh nghèo như Nghệ An và Hà Tĩnh mà có đến hàng chục Ủy viên Trung ương Đảng và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị là câu hỏi to tướng về sự công bằng trong Đảng cộng sản. Hình ảnh tương phản đấy cho thấy, lợi ích nhóm chính trị trong Đảng cộng sản nghiêm trọng đến mức như thế nào?

Lưu Ly

Nguồn : Thoibao.de, 17/08/2022

*************************

Sài Gòn sắp có biến ? Bị ông Tổng thúc, Nguyễn Văn Nên lập một nhóm để "chiến" ?

Ở Hà Nội, ông Trọng đã hạ được rất nhiều nhân vật một cách nhanh gọn. Trong đó phải kể là ông Chu Ngoc Anh. Tuy nhiên, với Thành phố Hồ Chí Minh không dễ như vậy. Với Tất Thành Cang, ông Trọng mất đến hơn hai năm mới đưa được ông này vào tù. Tuy ông Trọng đã hạ ông Đinh La Thăng một cách dễ dàng nhưng ông Thăng không phải là dân gốc Miền Nam. Quan hệ của ông Thăng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa được vững thì ông đã bị đốn hạ, còn với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua vốn đã "mọc rễ" lâu năm thì ông Trọng đang bất lực.

thidiem3

Ông Tất Thành Cang vào tù, một thành quả của ông Nguyễn Văn Nên

Điều kiện của ông Tổng đặt ra với Nguyễn Văn Nên là vào Thành phố Hồ Chí Minh thay thế Nguyễn Thiện Nhân thì phải làm được việc, đó là xử lý trường hợp Tất Thành Cang. Và ông Nên đã làm được và phần thưởng cho ông Nên là Ủy viên Bộ Chính trị sau đó 3 tháng. Điều đặc biệt là cơ quan bắt ông Tất Thành Can không phải là Bộ Công An mà là Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau vụ việc này, ông Nên được ông Tổng Trọng đánh giá cao, tuy nhiên từ sau thành tích tóm Tất Thành Cang cho tới nay, ông Nên không tiến thêm bước nào nữa. Ông Nguyễn Văn Nên đã gặp phải một nhóm đối tượng thực sự cứng cựa không dễ lật được.

Nguyễn Thành Phong sau khi thất hứa với ông Tổng về vấn đề đưa nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua vào tù thì ông này đã bị ông Tổng trút giận. Việc từ chối lời van xin của Nguyễn Thành Phong được xem như là cách mà ông Tổng cảnh cáo ông Nguyễn Văn Nên là chớ bất lực, chớ thất hứa với ông.

Phải nói rằng, ông Nguyễn Văn Nên đã có chút thành tích đáng kể ky nắm thành phố lớn nhất nước, thành tích vượt trội hơn so với Nguyễn Thiện Nhân, tuy nhiên việc ông Nên không làm được gì sau vụ bắt giữ Tất Thành Cang đã làm cho ông Trọng cạn dần sự kiên trì. Sức khỏe ông Trọng thì có hạn, không biết ngã bệnh nay mai mà việc triệt hạ nhóm lợi ích Sài Gòn vẫn chưa tới đâu làn ông Trọng rất nóng lòng.

Dưới áp lực của ông Tổng, ngày 12/8, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh với chính ông làm trưởng ban.

thidiem4

Ông Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy làm trưởng ban

Ban này có 15 thành viên gồm : Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy làm trưởng ban ; Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban ; Lê Thanh Liêm – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban Thường trực ; Dương Ngọc Hải – Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban ; Nguyễn Phước Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban ; Lê Hồng Nam – Ủy viên Ban Thường vụ, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban ; Phan Nguyễn Như Khuê – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Nguyễn Văn Nam – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Trần Kim Yến – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Nguyễn Mạnh Cường – Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Lê Thanh Phong – Thành ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Đặng Minh Đạt – Thành ủy viên, Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Đỗ Mạnh Bổng – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Huỳnh Văn Hạnh – Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên ; Võ Văn Quận – Phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm ủy viên.

Ban này lập ra là quyết tâm hạ nhóm ăn đất Sài Gòn, tuy nhiên, theo một số chuyên gia đánh giá là khó hạ được Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua. Người mà ông Nguyễn Văn Nên có thể hạ được là ông Võ Văn Hoan phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Không biết nhóm này sẽ làm được gì, đợi một thời gian sẽ rõ.

Ngọc Bảo

Nguồn : Thoibao.de, 15/08/2022

***********************

Ông Nguyễn Văn Nên làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Khánh, VOV.vn, 12/08/2022

Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 15 thành viên do Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên làm Trưởng Ban.

thidiem5

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh : NN)

Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng Ban chỉ đạo là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. 

Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 15 thành viên. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm 6 thành viên là Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên - Trưởng ban ; Phó Trưởng ban Thường trực là ông Lê Thanh Liêm, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy và các Phó Ban khác là bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ; ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy ; ông Nguyễn Phước Lộc, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy ; ông Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Nội chính Thành uỷ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

9 thành viên còn lại của Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án, Thanh tra, Viện Kiểm sát, Sở Tư pháp…

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng, phạm vi chỉ đạo, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác theo Quy định số 67-QĐ/TW ngày 02/6/2022 của Ban Bí thư.

Hà Khánh

Published in Diễn đàn

Chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đưa nhiều quan tham nhũng vào tù, hoặc phải mất chức.

Có lẽ việc "đốt lò’ này làm cho xếp hạng về nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong năm 2021 tăng 17 bậc so với năm trước đó.

dotlo1

Việt Nam tăng 17 bậc về nhận thức tham nhũng

Thế nhưng, dù được báo chí ca ngợi, ta cần thấy hiện tượng Việt Nam đưa hàng loạt quan chức tham nhũng vào tù hiện nay là sự thành công trên nền tảng thể chế, luật pháp, hay ý chí cá nhân ?

Đầu tiên cần nhìn vào pháp luật

Luật Phòng, Chống Tham nhũng của Việt Nam đang áp dụng được kỳ họp thứ 6 của quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2018. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày, 01/07/2019. Trước đó, luật chống tham nhũng và được bổ sung, sửa đổi nhiều lần.

Thế nhưng phải nói rằng luật pháp Việt Nam trong suốt thời gian qua không thành công trong việc chống tham nhũng là do rào cản thể chế. Bởi thể chế đang tạo ra và dung dưỡng cho nạn tham nhũng sống tốt.

Tham nhũng là vấn nạn của đất nước. Cả quan chức, lẫn người dân không ngại ví von, tham nhũng như giặc nội xâm. Nhưng thực tế như tôi quan sát thấy, khá đông người Việt Nam chấp nhận sống chung với tham nhũng.

Để tham nhũng được điều kiện tiên quyết phải có chức, quyền trong bộ máy nhà nước. Mà để có được điều trên yếu tố đầu tiên cần có là đảng viên, phải học về chính trị của Đảng cộng sản.

Có thể nói đa số, nếu không nói là tất cả người Việt vào Đảng kể cả còn có lý tưởng thì cũng có lý do thiết thực hơn là để thăng chức, kiếm tiền. Bảo toàn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng sẽ là bảo vệ cơ hội kiếm tiền của một nhóm người có quyền lực và mạng lưới thân hữu.

Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, là lực lượng duy nhất dẫn dắt cả Việt Nam gần nửa thế kỷ qua. Đảng cầm quyền tuyệt đối mà không hề có đối lập.

Đảng tiếp tục bỏ tù, triệt tiêu những tiếng nói không đồng điệu. Chuyện nhỏ như chỉ cần là công dân phản biện các chính sách của chính quyền nguy cơ bị gây khó trong đời sống ở cấp phường xã, bị hỏi thăm là rất cao. Thêm chút, nếu công dân nhiệt tình chống tham nhũng sẽ dễ nhận một cái tội nào đó để vào tù.

Đảng phân công, bổ nhiệm cán bộ ở mọi cấp. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi ta thấy bộ máy Đảng tạo ra dung dưỡng cho giặc nội xâm. Dù trong suốt nhiềm năm qua đảng thành lập ban này ban kia, chiến dịch này nọ, học tập gương này, đạo đức kia thì tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại.

Ngay cả người dân, đối tượng bị hại của nạn tham nhũng, cũng đang tiếp tay cho tham nhũng. Bởi họ không đút lót, chạy vạy, kẹp tiền… sẽ không xong việc, bị hoạch hẹo, gây khó. Việc này như một thói quen, thỏa thuận ngầm trong việc phải có con dấu, chữ ký của cơ quan công quyền, trong cơ chế xin – cho.

Bởi có luật pháp nhiều khi bị bỏ qua và vận dụng không đồng nhất. Tại mỗi cơ quan công quyền, người phụ trách sẽ có "lệ làng" khác. Và Kiểu, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" được thực dụng méo mó.

Đại gia, doanh nghiệp dùng tiền để có dự án, chi phối chính sách một cách lộ liễu qua việc bắt tay với quan chức. Điều này gây thiệt hại cho cả nhà nước lẫn người dân. Tạo ra sự bất công trong xã hội. Dân oan đa phần xuất hiện từ những cái bắt tay đầy mùi tiền này.

Trị tham nhũng để giữ độc quyền gây ra tham nhũng ?

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua ồn ào với chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một người với lý tưởng cộng sản và có tư duy bảo thủ như ông Trọng để thực hiện được việc "đốt lò" của mình cũng phải loại bỏ đối thủ Nguyễn Tấn Dũng bằng những nghị quyết mới làm được, như loạt bài đã đăng trên BBC ghi nhận.

Nếu hai ông Trọng và Dũng dìng chuyện tranh giành quyền lực, đấu đá trong hậu trường để lôi ra ánh sáng người của phe kia tham nhũng thì biết đâu sẽ còn có nhiều đoạn hay.

Chỉ đến khi loại trừ được ông Dũng, ông Trọng mới tiến dành việc ‘đốt lò’ của mình.

Do đó người ta nghi ngờ chiến dịch đốt lò của ông Trọng chỉ là đấu đá trong nội bộ. Cho dù nó được gia cường bằng sự cương quyết "không có vùng cấm".

Nhưng liệu việc ‘đốt lò’ này tham nhũng tại Việt Nam bị tận diệt không ?

Những gì cho thấy đến lúc này câu trả lời là không. Tuy nhiên, với việc ‘đốt lò’ của cụ tổng khiến những ai có ý định bất chính với tiền của nhờ quyền lực đang nắm giữ cũng kiêng dè hơn xưa và tỏ ra công chính.

Dù vậy, đến lúc này, chưa có tín hiệu nào cho thấy đảng tạo ra thay đổi từ thể chế, hay nền móng cho công cuộc tiêu diệt giặc nội xâm mang lại hiệu quả trong tương lai.

Tôi tin rằng, để chống được tham nhũng phải có lực lượng đối lập thực sự. Đối lập để xây dựng quốc gia, chứ không phải đối lập hình thức. Người dân phải có quyền hành thực sự, chứ không phải sự tráng men dân chủ.

Báo chí phải có tự do thực sự, phải là kênh phản ảnh nguyện vọng, ý chí của người dân, không có vùng cấm, chứ không phải bẻ lái theo những gì đảng muốn. Việc ‘đốt lò’ của cụ tổng trong suốt thời gian qua cho thấy báo chí chỉ theo đuôi chứ không còn giữ vai trò ‘ngòi nổ’ qua việc điều tra, hoặc thông tin được tuồn ra ngoài từ bên trong.

Đốt lò, hay đả hổ diệt ruồi cũng chỉ là khẩu hiệu để che lấp đấu đá phe phái, hoặc "rung cây dọa khỉ" để tìm kiếm sự trung thành.

Chống tham nhũng kiểu đó chỉ tăng thêm độc quyền của Đảng cộng sản và đốt lò’ thực chất giống việc thi hành kỷ luật đảng hơn chống tham nhũng trong một nhà nước pháp quyền.

Nhìn ở góc độ này, công cuộc "đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hóa ra chưa hẳn là thành công cho người dân, vì cái gốc của tham nhũng – sự độc quyền – vẫn còn nguyên.

Võ Ngọc Ánh

Nguồn : BBC, 28/07/2022

Tác giả Võ Ngọc Ánh hiện đang sinh sống tại Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.

Published in Diễn đàn