Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Hy vọng chặn dịch gia tăng với một loại vac-xin dễ dùng mà hiệu nghiệm

Trong số các tờ báo lớn tại Pháp ra ngày hôm nay, 12/03/2021, duy nhất Le Monde tiếp tục chú ý đến đại dịch Covid-19, dành tựa lớn trang nhất cho sự kiện Châu Âu bật đèn xanh cho sử dụng loại vac-xin thứ tư có đặc điểm dễ dùng, mà hiệu quả lại không kém ba loại thuốc chủng trước đó. Bốn nhật báo còn lại chủ yếu tập trung trên các vấn đề kinh tế và xã hội Pháp.

vaccine1

Vac-xin chống Covid-19 thứ tư được Liên Hiệp Châu Âu cấp phép ngày 11/03/2021 : Janssen của viện bào chế Mỹ Johnson & Johnson. AFP – Scott Olson

Trong hàng tựa lớn trên 5 cột báo ngay trang nhất, Le Monde nêu bật : "Covid : Những hứa hẹn về vac-xin đơn liều đầu tiên", với một lời chú thích kèm theo : Cơ quan Dược phẩm Châu Âu vào hôm 11/03/2021 đã cho phép sử dụng loại vac-xin Janssen, sản phẩm của tập đoàn dược phẩm khổng lồ Mỹ Johnson & Johnson.

Vac-xin giá hạ, dễ bảo quản, chỉ cần 1 liều, mà hiệu quả cao ?

Với đặc điểm chỉ cần tiêm một liều duy nhất, và chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh, những người sáng chế ra loại thuốc chủng này xem đây là sản phẩm lý tưởng.

Le Monde trước hết ghi nhận là cha đẻ của vac-xin Janssen, giáo sư Dan Barouch đã bắt đầu nghiên cứu về con virus SARS-Cov-2 ngay từ ngày 10/01/2020, khi số ca tử vong được ghi nhận chính thức mới chỉ là một người tại Trung Quốc, với hơn 40 người nhiễm bệnh. Cùng với các nhà nghiên cứu khác, ông đã kiên trì nghiên cứu hoàn thiện một loại thuốc chủng theo công nghệ truyền thống.

Đối với nhật báo Pháp, hiệu quả của vac-xin Janssen khá cao so với các thuốc chủng "truyền thống" khác như AstraZeneca vừa được cấp phép gần đây, hay Novavax, đang chờ phê duyệt. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả tổng quát của vac-xin Janssen thay đổi từ 72% xuống 56%, với mức trung bình là 66%, trong khi AstraZeneca, lại giảm từ 70% xuống 22% và Novavax từ từ 92% xuống 48%. Điểm quan trọng, theo Le Monde, là vac-xin của Johnson & Johnson nó vẫn giữ được hiệu quả 84% đối với các dạng Covid nặng, bất kể biến thể.

Ban giám đốc của Johnson & Johnson đã cam kết cung ứng một tỷ liều thuốc vào năm 2021, và đã ký hợp đồng với các nhà thầu phụ, thậm chí cả với các đối thủ cạnh tranh không may, chẳng hạn như tập đoàn Merck ở Mỹ và Sanofi ở Pháp.

Tại Hoa Kỳ, quốc gia đã đặt mua trước 100 triệu liều với giá 10 đô la cho mỗi liều), 4 triệu liều đã được cung cấp, và 20 triệu liều khác được hứa hẹn giao hàng vào cuối tháng 3.

Riêng Châu Âu đã đặt mua 200 triệu liều, với đơn giá 6,98 euro mỗi liều. Những đợt giao hàng đầu tiên dự kiến ​​vào gia tháng Tư.

Hiệu quả kém các loại đi trước nhưng đủ để bảo vệ người dùng

Cũng về vac-xin Janssen, nhật báo Les Echos cho rằng loại vac-xin thứ tư này có hiệu quả kém hơn một chút so với các loại ra trước, nhưng vẫn hiệu nghiệm, bảo đảm được tỷ lệ bảo vệ được quy định cho mọi loại thuốc chủng.

Ưu điểm của Janssen lại rất nhiều : Hiệu quả đồng đều cho mọi nhóm sử dụng, kể cả những người dễ nhiễm bệnh nhất là người già, bị các bệnh nền nguy hiểm, lại dễ sử dụng vì chỉ cần 1 liều, và có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường từ 2 đến 8 độ C.

Đối với Les Echos, các đặc điểm trên là thế mạnh to lớn, giúp cho loại vac-xin Janssen trở thành ứng viên nặng ký trong những chiến dịch tiêm chủng hàng loạt.

La Croix cũng nêu bật ưu điểm "đơn liều" của điều được tờ báo gọi là "một loại vac-xin thứ tư ở Châu Âu".

Làm sao huy động tiền tỷ tiết kiệm của người Pháp

Cũng liên quan đến dịch Covid-19, tờ La Croix đã tìm hiểu cách huy động món tiền tiết kiệm khổng lồ của dân Pháp vào việc chấn hưng kinh tế sau đại dịch. Hàng tựa lớn trang nhất của tờ báo Công Giáo Pháp nêu bật : "Tiền tiết kiệm, chìa khóa để phục hồi kinh tế".

Theo La Croix, các nhà kinh tế và chính phủ Pháp đang phải đối mặt với một câu hỏi nan giải trong việc vực dậy các hoạt động, bị dịch Covid-19 làm ngưng trệ. Đó là làm thế nào để khuyến khích người Pháp "trút bỏ tất len" của họ - nói theo tiếng Việt là "mở rộng hầu bao" - ​​b ra khong 100 t euro đã tích lũy thêm k t khi bt đầu khng hong để tái đầu tư vào nn kinh tế, qua đó góp phn vào s phc hi hot động kinh tế ca mt quc gia vn đã n nn rt nhiu,

La Croix đã lược qua một số hướng khả thi nhất trong bài "Bốn đòn bẩy để huy động số tiền ‘tiết kiệm bắt buộc" của người Pháp". Đó là tiêu dùng, đầu tư, truyền lại gia sản, đánh thuế... Theo tờ báo, vào lúc các chuyên gia kinh tế đang gia tăng số lượng đề xuất nhằm khuyến khích các hộ gia đình Pháp bơm tiền tiết kiệm tích lũy được vào nền kinh tế, chính phủ đã loại trừ hướng đánh thuế.

Tờ báo đã nêu bật trong bài : "Tiết kiệm không đồng đều", thực tế là những hộ gia đình khá giả nhất lại là những hộ gia đình tiết kiệm được nhiều nhất do việc không còn có thể tiêu xài cho những thứ không thiết yếu.

"Tôi chưa bao giờ có nhiều tiền như vậy trong tài khoản ngân hàng của mình". Bình thường thì phung phí hơn là tiết kiệm, Yvan không thể tin được rằng mình đã tiết kiệm được như thế. Ở tuổi 54, vị công chức định cư tại Normandie này đã chứng kiến ​​chi phí ca mình gim mnh trong mt năm : Nhng chuyến đi chơi, ăn ung nhà hàng ch còn là mt k nim xa vi, k ngh nước ngoài vào mùa hè năm ngoái đã b hy b.

Cũng giống như Yvan, nhiều người Pháp đã làm cho "tất len" ​​ca h phng lên. T 50 t euro sau ln phong ta đầu tiên, s tin tiết kim thêm ca các h gia đình đã đạt mc 110 t euro vào cui năm 2020, và thm chí có th tăng lên 200 t euro vào cui năm nay, theo ước tính ca Ngân hàng Trung ương Pháp (Banque de France).

Hàng tỷ euro tiết kiệm của dân Pháp hiện nằm ở đâu ?

Theo bản ghi nhớ mới nhất từ ​​trung tâm tham vn Câu lạc bộ Tiết kim - Cercle de l’épargne - phn ln s tin chưa tiêu trong cuc khng hong vn nm trong tài khon vãng lai của các hộ gia đình, trong các loại sổ tiết kiệm, thậm chí bằng tiền mặt.

"Tiền ký gửi không kỳ hạn" trên tài khoản vãng lai đã tăng 62 tỷ euro vào năm 2020, gấp đôi so với năm trước, lên 400 tỷ euro. Sổ tiết kiệm cũng tăng 26 tỷ euro, lên thành 189 tỷ euro.

Còn sổ tiết kiệm Livret A và "đứa em" LDDS, cũng đã đạt kỷ lục thu về gần 35 tỷ euro vào năm 2020, lên tới 448 tỷ euro.

Mặt khác, các khoản bảo hiểm nhân thọ, đã bị mất 6,5 tỷ euro vào năm 2020, sau khi tăng hơn 20 tỷ euro vào năm 2019. Tuy nhiên, số tiền chưa thanh toán của nó vẫn rất lớn, ở mức gần 1,8 nghìn tỷ euro.

Người Pháp dường như cũng để dành tiền mặt. Họ nắm giữ 231 tỷ euro vào tháng 9 năm 2020, nhiều hơn 25 tỷ so với đầu năm.

Chứng khoán Pháp đã hồi phục, còn kinh tế thì chưa

Cũng về kinh tế, Les Echos tập trung nói về đà phục hồi nhanh chóng của thị trường chứng khoán Paris sau khi bị Covid-19 lây nhiễm. Nhật báo kinh tế chạy ngay trang nhất hàng tựa lớn : "Sàn giao dịch chứng khoán Paris đang xóa bỏ khủng hoảng".

The Les Echos, chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Paris là một trong những chỉ số chứng khoán lớn cuối cùng của Thế giới được phục hồi sau khủng hoảng vì Covid-19.

Đây cũng là một đà vươn dậy thần tốc vì so với nhiều năm tháng sau cuộc khủng hoảng năm 2008 trước đây, chỉ số CAC-40 của Paris lần này chỉ mất một năm để lấy lại mức trước khủng hoảng và hiện đứng đầu các chỉ số thế giới. Đà vươn lên này đã có được nhờ chỉ số các ngân hàng vận hành rất tốt.

Tuy nhiên, tờ báo kinh tế vẫn nhắc nhở rằng dù thần tốc so với cuộc khủng hoảng năm 2008, nhưng Paris vẫn chậm hơn so với các chỉ số quốc tế khác. Từ Wall Street ở Mỹ, cho đến Thượng Hải ở Trung Quốc, các thị trường chứng khoán thế giới đang đi từ kỷ lục này sang kỷ lục khác.

Đối với chứng khoán thì triển vọng rất tươi sáng, nhưng về kinh tế nói chung, thì nước Pháp chưa được tai qua nạn khỏi. Theo Viện Thống Kê Insee, sự phục hồi thực sự của kinh tế Pháp sẽ chưa diễn ra trong nửa đầu năm nay.

GDP dự kiến ​​s duy trì dưới mc bình thường 4 đim trong quý đầu tiên và tăng nhẹ trong quý hai. Vào cuối tháng 6 tới đây, tăng trưởng Pháp vẫn sẽ thấp hơn khoảng 3 điểm so với mức trước khủng hoảng.

Nỗi lo vì dân Pháp đẻ ít đi

Như nói ở trên, Le Figaro cũng chú ý đến thời sự nước Pháp, nhưng trong lĩnh vực xã hội. Tờ báo cánh hữu nhấn mạnh trong hàng tít lớn trang nhất "Nỗi lo âu trước tình trạng sinh sản giảm sụt tại Pháp".

Theo Le Figaro, số lượng những ca sinh nở đã giảm thật đáng kể từ mấy tháng nay. Dịch Covid, khủng hoảng kinh tế, sự lùi bước của chính sách gia đình giải thích hiện tượng đang tăng tốc. 

Vào cuối tháng Hai, viện thống kê INSEE thông báo chỉ có 53.900 trẻ sơ sinh ra đời ra trong tháng Giêng 2021, giảm 13% so với tháng Giêng năm 2020. Hiện tượng sụt giảm ngoạn mục đã ngay lập tức được mô tả như là một "vụ sụp đổ em bé" (baby-krach).

Đối với tờ báo, đó cũng là một thực tế phủ nhận một cách rõ ràng những dự đoán của mùa xuân năm ngoái về khả năng bùng nổ sinh sản vì các cặp đôi bị buộc phải gần gũi nhau nhân lần phong tỏa đầu tiên.

Tình hình sinh ít tại Pháp nói chung đáng lo ngại. Vào tháng 12, mức giảm đầu tiên đã được ghi nhận với số ca sinh ít hơn 7%. Vào năm 2020, ngay cả trước khi có ảnh hưởng của đại dịch, tỷ lệ sinh đạt mức thấp nhất kể từ năm 1945. Trên đất Pháp, số trẻ em được sinh ra hiện nay ít hơn đến 100.000 trẻ so với 10 năm trước đây.

Le Figaro đã trích dẫn nhà nhân khẩu học Gérard-François Dumont, cho rằng nhiệm kỳ 5 năm của tổng thống cánh tả François Hollande, với việc giảm mạnh các chính sách khuyến khích gia đình, đã mang tính quyết định trong việc đẩy nhanh hiện tượng này.

Hiện tượng băng nhóm thiếu niên thanh toán nhau

Cùng thể hiện thái độ lo ngại trước các vấn đề đang nổi cộm trong xã hội Pháp, nhật báo cánh tả Libération đã không ngần ngại chỉ trích chính phủ trong việc thiếu quan tâm đến sự gia tăng của nạn băng đảng thiếu niên thanh toán nhau. Trang nhất tờ báo nêu bật : "Bạo lực giữa các băng nhóm : Làm sao thoát khỏi vòng xoáy".

Theo Libération, các vụ ấu đả giữa thanh thiếu niên từ các khu phố đối địch nhau ở nhiều thành phố Pháp đã cướp đi sinh mạng của một số nạn nhân trong những tháng gần đây. Đây là một hiện tượng đã có từ nhiều năm, đã được vùng Val de Marne ở ngoại ô Paris loại bỏ, nhưng đang nổi côm trở lại, nêu bật khiếm khuyết trong cách đối phó thuần an ninh của chính phủ.

Trong bài "Bạo lực giữa các băng đảng, Beauvau chạy theo các con số" - Beauvau là một cách gọi Bộ Nội vụ Pháp - tờ báo cánh tả cho rằng các vụ đánh nhau giữa các băng đảng thanh thiếu niên rộ lên trong hai tháng nay đã buộc người ta phải suy nghĩ. Bà Renée Zauberman, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Nghiên cứu xã hội học về luật lệ và các định chế hình sự công nhận : "Bạo lực gây tử vong là một sự kiện khá hiếm ở Pháp".

Libération ghi nhận là về phía bộ Nội vụ, cách giải thích xuyên suốt từ trước tới nay vẫn là điều đó nằm trong xu hướng chung của sự gia tăng của các hiện tượng bạo lực trong những năm gần đây. Bộ Nội vụ cũng cảnh báo về độ tuổi của những người tham gia vào các cuộc ẩu đả này, càng lúc càng trẻ hơn, và dùng bạo lực dũ dội hơn.

Về phần mình, sở cảnh sát Paris, nơi có một đơn vị chuyên theo dõi các hiện tượng này, đã đưa ra độ tuổi trung bình của những kẻ tham gia các vụ ấu đả này là 17 tuổi 2 tháng.

Thiếu quan tâm đến vấn đề ?

Có điều, theo Libération, đằng sau các lập luận mang tính chất giao tế đó, có một vấn đề, không nhỏ. Một người am hiểu chủ đề này giải thích : "Toàn bộ khó khăn là không thể thực sự khách quan hóa vấn đề này. Người ta chỉ đánh giá dựa trên ấn tượng, cảm xúc".

Một thiếu sót đầu tiên : Chưa có một định nghĩa rõ ràng về "băng đảng" thanh thiếu niên. Đối với bộ Nội vụ, đó là một lõi cứng được tạo thành bằng ít nhất ba người. Nhưng theo nhà nghiên cứu nói trên thì "Chưa hề có bất kỳ công trình cụ thể nào về chủ đề này".

Thiếu sót thứ hai : làm thế nào để biết chắc chắn về sự gia tăng của hiện tượng ? Bà Renée Zauberman cho rằng : "Người ta có lẽ không có thống kê theo dõi những vụ như thế này, vốn đã nổi cộm lên vào một thời điểm như một vấn đề xã hội".

Nhà nghiên cứu giải thích thêm là không có gì trong số liệu thống kê tội phạm chính thức cho thấy là đã có sự theo dõi kéo dài của các nhà chức trách trong những năm gần đây.

Mai Vân

Published in Quốc tế