Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Macron : ‘Pháp là đồng minh, không phải chư hầu của Mỹ’ (VOA, 15/11/2018)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 14/11 nói rằng hai đồng minh lâu đời như Pháp và Mỹ nên đối xử với nhau bằng sư tôn trọng và rằng Pháp ‘là đồng minh chứ không phải chư hầu của Mỹ’ sau khi Tổng thống Mỹ công kích ông trên Twitter.

myphap1

Hai ông Trump và Macron gần đây đã có lời qua tiếng lại

Pháp là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Quan hệ đồng minh giữa hai bên đã có kể từ thời cuộc chiến tranh giành độc lập của người Mỹ trước người Anh.

Trong năm dòng trạng thái trên Twitter sau chuyến công du đến Pháp dự kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến, ông Trump đã công kích Pháp về việc nước này gần như bại trước Đức trong hai cuộc thế chiến, ngành công nghiệp rượu vang và tỷ lệ ủng hộ sụt giảm của ông Macron.

"Tại bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, chúng ta là đồng minh, do đó giữa các đồng minh cần phải có sự tôn trọng", ông Macron nói và dẫn sự giúp đỡ của Pháp cho chiến tranh giành độc lập của Mỹ và sự hỗ trợ của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

"Tôi không nghĩ người Pháp muốn tôi phản hồi các dòng tweet mà là tiếp tục chương lịch sử quan trọng này", ông trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp TF1 trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle.

Ông cũng nói rằng ông Trump ‘đang chơi trò chính trị’ nhắm vào người dân Mỹ.

"Tôi nghĩ rằng ông ấy đang chơi trò chính trị, và tôi sẽ để ông ấy chơi trò chính trị", ông Macron nói.

Khi được hỏi về đề xuất xây dựng quân đội Châu Âu của ông – ý tưởng bị ông Trump chỉ trích hồi tuần trước, ông Macron nói :

"Hoa Kỳ là đồng minh lịch sử của chúng tôi và sẽ tiếp tục là đồng minh. Vì đồng minh với Mỹ chúng tôi đối mặt với tất cả rủi ro và thực hiện những chiến dịch phức tạp nhất. Nhưng là đồng minh không có nghĩa là nước chư hầu", ông Macron nói.

****************

Pháp nói Trump thiếu ‘đứng đắn’ trong ngày kỉ niệm vụ tấn công Paris (VOA, 15/11/2018)

Tổng thng M Donald Trump, người đã công kích tng thng Pháp trong mt lot các dòng tweet hôm th Ba, l ra nên th hin "s đng đn theo l thường" vì Pháp khi đó đang k nim ngày xy ra nhng v tn công chết người Paris, mt phát ngôn viên chính phủ Pháp cho biết.

myphap2

Trump đã tỏ ra thiếu ‘đứng đắn’ trong ngày kỉ niệm vụ tấn công Paris - Ảnh minh họa

Trong năm dòng tweet đăng lên vào cùng ngày Pháp đánh dấu k nim các v tn công hi năm 2015 giết chết 130 người, ông Trump đ kích mt đng minh ch cht ca M v vic Pháp gn như b Đc đánh bi trong hai cuc thế chiến, ngành rượu vang của Pháp và t l ng h dành cho Tng thng Emmanuel Macron.

Khi được hi hôm th Tư v nhng dòng tweet đăng trên Twitter ca nhà lãnh đo M, phát ngôn viên chính ph Pháp Benjamin Griveaux đưa ra li ch trích.

"Hôm qua là ngày 13 tháng 11, chúng tôi kỉ nim v giết hi 130 người dân ca chúng tôi", ông Griveaux nói. "Vì vy, tôi s đáp li bng tiếng Anh : ‘s đng đn theo l thường’ l ra là điu phù hp".

Ông Trump đăng các dòng tweet này sau khi trở v Washington sau my ngày cui tun Paris để k nim 100 năm ngày kết thúc Thế chiến th nht. Ti s kin này mi quan h căng thng gia tng thng M và các đng minh Châu Âu hin rõ mn mt.

Hôm thứ Ba, ông Trump bác b nhng cnh báo ca ông Macron chng li mi đe da ca dân tc ch nghĩa, được đưa ra trong mt bui l gây xúc đng ti th đô ca Pháp vào Ch nht vi s tham gia ca các nhà lãnh đo thế gii.

Ông Trump, người vn hay qung bá chính sách "Nước M Trước tiên", ch ra nhng phát biu gn đây ca ông Macron v nhu cu t v của Châu Âu. Ông tweet : "Kẻ thù là Đc trong Thế chiến th nht và th hai - Pháp lúc đó như thế nào vy ta ? H bt đu hc tiếng Đc Paris trước khi M đến gii cu. Tr tin cho NATO ngay !".

********************

Vì sao Donald Trump đột ngột nổi giận với đồng nhiệm Pháp ? (RFI, 14/11/2018)

Ngay sau chuyến công du Pháp dự đại lễ tưởng niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất trở về, sáng hôm qua, 13/11/2018, tổng thống Donald Trump liên tục tung lên nhiều thông điệp Tweet đả kích dữ dội đồng nhiệm Pháp.

myphap3

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu bên cạnh đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, nhân lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất. Ảnh ngày 11/11/2018. Jacques Demarthon/Pool via Reuters

Vì sao ? Phải chăng tổng thống Mỹ nổi giận trước hết là vì cặp Pháp-Đức đang có nhiều nỗ lực chưa từng có, đặt nền móng cho một lực lượng phòng vệ độc lập cho Châu Âu, với hệ quả là Liên Hiệp Châu Âu sẽ ngày ít phụ thuộc vào vũ khí Hoa Kỳ ?

Kể từ hơn một năm nay, tức từ khi tổng thống Mỹ và phu nhân được đón tiếp trọng thể tại Paris với tư cách khách mời danh dự, nhân lễ Quốc khánh Pháp, có lẽ chưa bao giờ quan hệ giữa Donald Trump và Emmanuel Macron lại căng thẳng đến như vậy.

Trước khi đến Pháp dự lễ, tổng thống Mỹ đã gửi Tweet phê phán tổng thống Pháp về dự án phòng thủ riêng của Châu Âu. Trở về Mỹ, Donald Trump lần lượt tung ra 4 thông điệp đả kích, về hàng loạt chủ đề khác nhau, từ ý tưởng lập "quân đội" riêng của Châu Âu của tổng thống Pháp, đến việc Emmanuel Macron trong buổi lễ vừa qua đã lên án quyết liệt "chủ nghĩa dân tộc", một chỉ trích gần như là trực tiếp nhắm vào cá nhân ông Trump. Tổng thống Mỹ cũng bất bình khi cho rằng Pháp đã bất công với Mỹ khi đánh thuế nhập khẩu rượu cao, trong khi Hoa Kỳ lại rộng rãi mở cửa thị trường cho rượu vang Pháp…

Trong đoạn Tweet cuối cùng gửi tổng thống Pháp, ông Donald Trump nhận xét : "Vấn đề là Emmanuel (tên gọi thân mật của tổng thống Pháp) hiện đang khổ vì tỉ lệ được lòng dân rất thấp tại Pháp : 26%, và một tỉ lệ thất nghiệp gần 10%". Tổng thống Mỹ tung ra lời hiệu triệu : "Hãy làm cho nước Pháp vĩ đại trở lại !" như một sự mỉa mai. Hồi năm ngoái, chính tổng thống Pháp đã từng dùng điệp khúc "Hãy làm cho hành tinh của chúng ta vĩ đại trở lại !", để gián tiếp phê phán quan điểm đặt nước Mỹ trên hết và quyết định rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, của ông Donald Trump.

Giương Đông, kích Tây để chinh phục cử tri Mỹ

Ăn miếng trả miếng. Đối lại những lời lẽ hùng biện lên án "chủ nghĩa dân tộc" mù quáng, được ví như "sự phản lại chính lòng yêu nước" của Emmanuel Macron, tổng thống Mỹ khẳng định là "không có quốc gia nào lại dân tộc chủ nghĩa hơn nước Pháp, đó là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chính xác là như vậy !". Đáp lại các dòng Tweet dữ dội của tổng thống Mỹ, điện Élysée tỏ ra bình thản. Trả lời báo giới, một cố vấn của tổng thống Macron đánh giá là các thông điệp của ông Donald Trump chỉ có mục tiêu duy nhất là nhắm vào các cử tri Mỹ, và đây là công việc nội bộ của nước Mỹ.

Tuy nhiên, đằng sau những lời lẽ cay nghiệt đối với đồng nhiệm Pháp, có lẽ tổng thống Mỹ đang thật sự lo lắng và bất bình về các nỗ lực chưa từng có của cặp bài trùng Pháp-Đức, đang đặt nền móng cho một lực lượng phòng vệ độc lập cho Châu Âu, về quan hệ Pháp – Đức đang ngày càng gắn bó.

Sợ Liên Hiệp Châu Âu tự trị về quốc phòng

Trước mắt Washington đang hiện rõ viễn cảnh một nền công nghiệp Châu Âu lớn mạnh, và trong thời gian không xa, thị trường Châu Âu sẽ đóng cửa với vũ khí Hoa Kỳ. Theo quan điểm của ông Donald Trump, các nước Châu Âu phải chi tối thiểu là 2% GDP cho quốc phòng, và khoản tiền này chủ yếu sẽ được dùng để mua vũ khí và dịch vụ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, tổng thống Pháp đã thẳng thừng bác bỏ điều này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phát trên kênh truyền thông Mỹ CNN, hôm Chủ Nhật vừa qua, 11/11, ngay vào lúc ông Donald Trump còn ở Paris, tổng thống Macron nhấn mạnh là ông "không muốn thấy các nước Châu Âu tăng ngân sách quốc phòng để mua vũ khí Mỹ… Nếu chúng tôi (tức Liên Âu) tăng ngân sách, sẽ là để xây dựng sự độc lập (về quân sự) của chúng tôi".

Từ một năm nay, Pháp và Đức liên tục có các dự án phòng vệ chung trong lĩnh vực quân sự, về máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, hay thiết giáp. Một quỹ phòng vệ chung của Châu Âu đã ra đời với 13 tỉ euro vốn đầu tiên, cho phép khởi sự kể từ năm tới các nghiên cứu chung trong lĩnh vực quân sự. Tháng 6 vừa qua, 9 nước Châu Âu nhất trí thành lập "Sáng kiến can thiệp Châu Âu", nhằm tạo ra một "văn hóa chiến lược chung" trong lĩnh vực quân sự. Đối với những người ủng hộ dự án xây dựng Châu Âu, thì một Liên Hiệp Châu Âu vững mạnh, không thể không độc lập về quân sự.

Sáng kiến một quân đội chung của Châu Âu được tổng thống Pháp đưa ra cách nay ít hôm, bị tổng thống Mỹ chỉ trích dữ dội, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của thủ tướng Đức. Phát biểu về tương lai Châu Âu trước Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg, ngày hôm qua 13/11, bà Angela Merkel khẳng định Liên Âu cần một quân đội chung nhằm tăng cường khả năng tự vệ. Cũng như lãnh đạo Pháp, thủ tướng Đức nhấn mạnh là lực lượng này sẽ phối hợp với Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), sản phẩm của quan hệ đồng minh lâu đời Âu – Mỹ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế