Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) truy nã tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh vì cáo buộc người này là chủ mưu vụ rửa tiền Bitcoin trị giá 3 tỉ USD. Cộng đồng mạng đặt nghi vấn đối tượng này rửa tiền cho ai, có liên quan tới các quan chức cộng sản Việt Nam hay không ? Và liệu nhà cầm quyền Việt Nam có che giấu hoặc bao che cho tội phạm này không ?

fbi01

Nguyễn Quốc Minh có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 40 năm tù, cùng các tội danh đánh cắp danh tính và điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép

Những cáo buộc về đối tượng Nguyễn Quốc Minh

Ngày 15/3, FBI thông báo việc truy nã đối tượng Nguyễn Quốc Minh nằm trong một cuộc điều tra rửa tiền liên quan sàn tiền điện tử ChipMixer, sàn này đã xử lý hơn 3 tỷ đô la giao dịch bất hợp pháp. Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức đã tịch thu các máy chủ phụ trợ, đánh sập ChipMixer và tịch thu hơn 46 USD triệu tiền điện tử. 

Giấy chứng minh nhân dân do ông này gửi cho sàn giao dịch tiền điện tử Binance cho thấy Nguyễn Quốc Minh sinh ngày 21/10/1973, nguyên quán ở Dĩnh Kế, Bắc Giang. Đăng ký hộ khẩu thường trú tại A10, lô 9, khu Đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Theo thông tin truy nã, đối tượng này có nơi sinh tại Quảng Bình, là người tạo và vận hành cơ sở hạ tầng trực tuyến được ChipMixer sử dụng, đồng thời quảng cáo dịch vụ này trên internet. Minh được đào tạo cơ bản về kỹ thuật tiền mã hóa, trước đây từng làm việc trong lĩnh vực giải mã thông tin liên lạc và trinh sát mạng. Minh có bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện tử ở Đài Loan.

Từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2023, Nguyễn Quốc Minh tham gia hoạt động trái pháp luật trên ChipMixer. ChipMixer là nền tảng "trộn" giao dịch của nhiều người dùng, từ đó xóa sạch dấu vết giao dịch, che giấu nguồn gốc của tiền mã hóa. Các giao thức này vốn được tạo ra để bảo vệ danh tính và quyền riêng tư cho người sử dụng, song lại bị nhiều nhóm tội phạm lợi dụng cho hoạt động bất hợp pháp.

Theo công ty luật Pennsylvania, Nguyễn Quốc Minh có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 40 năm tù, cùng các tội danh đánh cắp danh tính và điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép. Hoa Kỳ cáo buộc rằng ông ta đã quảng cáo giao thức trực tuyến và tư vấn cho khách hàng về cách vượt qua xác minh danh tính (KYC) và luật chống rửa tiền (AML).

Phó Giám đốc FBI Paul Abbate tuyên bố : "Chúng tôi sẽ không cho phép tội phạm mạng trốn tránh hậu quả do hành động phi pháp mà chúng gây ra. Chống lại tội phạm mạng đòi hỏi mức độ hợp tác cao nhất giữa tất cả các đối tác thực thi pháp luật. FBI sẽ tiếp tục nâng cao các mối quan hệ đối tác đó và tận dụng tất cả các công cụ có sẵn để xác định, bắt giữ và quy trách nhiệm cho những kẻ xấu cũng như chấm dứt hoạt động bất hợp pháp của chúng".

Dư luận Việt Nam về vụ rửa tiền chấn động này

Sau khi thông tin truy nã được đăng tải, người dùng mạng xã hội Việt Nam đã dậy sóng với những hoài nghi về việc đối tượng này có rửa tiền cho quan chức cộng sản Việt Nam hay không. Tuy nhiên Cơ quan Hợp tác thực thi pháp luật – Liên minh Châu Âu (Europol) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chỉ buộc tội ChipMixer rửa tiền cho giới buôn ma túy, tin tặc của quân đội Nga, và tội phạm mạng Triều Tiên.

Một số bình luận cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam sẽ có động thái bảo vệ vả che giấu cho Nguyễn Quốc Minh, giống như những tội phạm người Việt Nam trước đây đã phạm tội tại Hoa Kỳ. Một người dùng facebook so sánh trường hợp này với hacker Hiếu PC hồi năm 2020.

Hacker Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) sau khi thụ án 7 năm tù ở Mỹ, đã về Việt Nam và được cơ quan nhà nước trọng dụng, trở thành chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát và an toàn Không gian mạng quốc gia (NCSC). Việc trả tự do sớm cho Ngô Minh Hiếu được chính quyền Mỹ nhận xét là "một trong những tên trộm khét tiếng nhất từng được ân xá trong nhà tù liên bang". Mặc dù vậy báo chí Việt Nam lại ca ngợi hacker này như là một anh hùng trong lĩnh vực an ninh mạng.

Khi đối chiếu với trường hợp Hiếu PC, dư luận phỏng đoán rằng Nguyễn Quốc Minh rất có thể sẽ được lãnh đạo nhà nước Việt Nam trọng dụng. Với khả năng của mình, Minh hoàn toàn có thể giúp các quan chức tham nhũng của đảng cộng sản thực hiện các phi vụ rửa tiền, hạ cánh an toàn.

Link thông báo của FBI : Wanted by the FBI : Minh Quoc Nguyen

Theo thông lệ, bất cứ người nào trình báo thông tin về đối tượng bị truy nã cho FBI sẽ được trọng thưởng.

Trần Quí Thường

Nguồn : VNTB, 17/03/2023

Published in Diễn đàn
jeudi, 19 septembre 2019 10:02

Rửa tiền và sửa thống kê

Theo Tổ chức Liêm chính Toàn cầu, Việt Nam nhận được dòng tiền phi pháp lớn nhất trên thế giới vào năm 2015, với con số bất ngờ là 22 tỷ 456 triệu đô la Mỹ. Năm 2015 cũng là khi Thủ tướng Hà Nội có quyết định rà soát lại số thống kê khiến đầu tháng Chín, Tổng cục Thống kê đã nâng Tổng sản lượng GDP thêm hơn 25%. Vấn đề không chỉ có vậy vì theo báo cáo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng dưới mức trung bình toàn cầu về tự do kinh tế và tự do cá nhân nhưng có hạng mục cao về tham nhũng. Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu mấy chuyện này…

ruatien1

Ảnh bìa của Global Finacial Integrity - Ảnh chụp qua màn hình

Tổ chức Liêm chính Toàn cầu

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, Hoa Kỳ có một tổ chức bất vụ lợi tên là Global Financial Integrity mà ta có thể dịch là "Tổ chức Liêm chính Toàn cầu", từ năm 2008 đã khảo sát dòng tiền ra vào các nước đang phát triển để phát giác nghiệp vụ chuyển tiền phi pháp. Sau khi khảo sát tình hình của 148 nước đang phát triển trong giai đoạn 10 năm, từ 2006 tới 2015, họ ngạc nhiên về trường hợp Việt Nam, là nước đứng đầu thế giới về dòng tiền phi pháp vào năm 2015 với ngạch số là gần 22 tỷ rưỡi, tính bằng đô la. Ông nghĩ sao về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin phép nhìn rộng ra ngoài trước khi nói chuyện đó. Quốc tế có nhiều tổ chức vẫn khảo sát tình hình kinh tế xã hội của các nước, như mức độ tự do kinh tế, dân chủ chính trị và sự thanh liêm của các nước, v.v… Sở dĩ như vậy vì người ta thấy ra mối quan hệ giữa mức sống của người dân với các quyền tự do kinh tế, dân chủ chính trị hay sự liêm chính, ít bị tham nhũng của bộ máy nhà nước. Tôi lấy thí dụ là Viện Cato, Sáng viện The Heritage Foundation và tờ Wall Street Journal tại Hoa Kỳ hay Transparency International tại Đức mà ta có thể dịch là Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Ở đây, tôi nghiệm thấy ba chuyện. Thứ nhất, các tổ chức ấy xuất hiện từ khá lâu tại các nước công nghiệp hóa, nhưng lại nhắm vào mục đích thăng tiến về kinh tế và pháp chế cho người dân tại các nước đang phát triển nên họ áp dụng và cải tiến kỹ thuật thăm dò để phản ảnh thực tế cho chính xác với nội dung cảnh báo.

- Thứ hai, các nước độc tài thì chẳng thể nào có được loại tổ chức thiện chí như vậy và rất phản cảm với các công trình khảo sát ấy. Thứ ba, sau khi đổi mới kinh tế và giao tiếp với bên ngoài, Việt Nam cũng đã được khảo sát, nhưng vẫn ở mức quá thấp về tự do kinh tế, tự do chính trị mà lại quá cao về tham nhũng, như ở hạng 117 trong 180 nước được Tổ chức Minh bạch Quốc tế khảo sát năm 2018.

Nguyên Lam : Theo như ông nghĩ, vì sao các nước giàu lại lập ra những tổ chức như vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước khi trở thành giàu có, các quốc gia đó cũng là loại chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói và gặp nạn bất công xã hội, thậm chí cách mạng và tàn sát. Nhưng sau nhiều thế kỷ canh tân, họ dần dần tìm ra chìa khóa của phát triển để thành quốc gia tiên tiến. Rồi họ nghĩ rộng ra ngoài và chia sẻ kinh nghiệm với các nước nghèo khả dĩ thế giới hợp tác với nhau trong điều kiện tôi xin gọi là "tối hảo" là tốt đẹp cho mọi người. Các nước đi sau đã tiến khá nhanh về kinh tế nhờ kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến. Nhưng đấy mới chỉ là lượng, chưa có phẩm, nếu thiếu cơ chế luật lệ nhằm phát huy quyền tự do kinh tế, chính trị, sự công bằng trong một xã hội không bị tham nhũng hay ô nhiễm môi sinh đục khoét. Cũng theo chiều hướng này, Liên Hiệp Quốc đã lập ra "Chỉ số Phát triển Nhân loại" hay Phát triển Con người là Human Development Index để bao gồm các yếu tố ngoài lợi tức, như tỷ lệ biết chữ hay tuổi thọ, v.v…

Trong các nước đã phát triển, loại tổ chức vô vụ lợi như chúng ta vừa nói được lập ra và hoạt động nhờ đóng góp tài chính tự nguyện của người khác nên có thể tuyển mộ chuyên viên có khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu và khảo sát. Các tổ chức ấy không kiếm lời nhờ hoạt động thiện nguyện. Cái lời nếu có là về uy tín nhờ giá trị chuyên môn của việc nghiên cứu và về lý tưởng tự do, công bằng mà họ ấp ủ và muốn chia sẻ cho người khác.

Vì sao Việt Nam vẫn nghèo ?

Nguyên Lam : Theo như Nguyên Lam hiểu thì mức thành công về kinh tế của các nước tùy thuộc vào quyền tự do chọn lựa và giao dịch của người dân trong một khuôn khổ công khai, minh bạch và bình đẳng. Phải chăng đấy là ý nghĩa của tiêu chuẩn "tự do kinh tế" và thưa ông, Việt Nam đứng hạng quá thấp về tiêu chuẩn này nên vẫn là một nước nghèo ?

ruatien2

Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh (phải) sống trong cảnh xa hoa khi đã về hưu. File Photo

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chỉ số này do The Heritage Foundation lập ra từ 25 năm qua gồm 12 tiêu chuẩn như quyền tư hữu, khả năng của hệ thống tư pháp, sự liêm khiết của bộ máy công quyền, gánh nặng thuế khóa và quyền tự do lao động, v.v… Từng nước có thay đổi theo thời gian và Việt Nam đã khá hơn so với 20 năm trước. Nhưng theo không gian thì Việt Nam dưới mức trung bình toàn cầu, thậm chí còn dưới Trung Quốc và điều ấy cũng phần nào giải thích vì sao dân Việt vẫn còn nghèo nếu so sánh với các nước nghèo đã trở thành tiên tiến như Nam Hàn hay Đài Loan.

Tôi nghĩ lãnh đạo Hà Nội đừng nên mặc cảm và nói phét với dân về chủ nghĩa Mác-Lênin vớ vẩn mà kiểm lại 12 tiêu chuẩn này để tiến hành cải cách thì khỏi tụt hậu so với các nước láng giềng.

Nguyên Lam : Trở lại báo cáo của tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu, theo đó Việt Nam đã có dòng tài chính phi pháp lên tới hơn 22 tỷ đô la khi sản lượng kinh tế vào thời đó mới chỉ ở khoảng hơn 200 tỳ, ông có những nhận xét gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tai hại vô cùng vì cho thấy bộ máy hành chính công quyền bất lực và có quá nhiều viên chức bất lương nên mới để xảy ra chuyện đó.

Kẻ gian trục lợi bất chính có nhiều lý do, kể cả rửa tiền và nhất là rửa tiền của Trung Quốc chảy vào Việt Nam. Nhưng hiện tượng ấy đã có từ lâu, nay sẽ gia tăng vì trận thương chiến giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ngoài ra, kẻ gian còn có thể chuyển tiền từ Việt Nam ra ngoài rồi sau khi rửa sạch thì đầu tư ngược vào trong nước để nhà nước có những thống kê khoe khoang.

Hậu quả chung là những con số không đáng tin về Tổng sản lượng GDP, là nạn bất công xã hội vì nhà nước bị thất thâu về thuế nên mắc nợ, thiếu ngân sách cho các mục chi xã hội như giáo dục và y tế, hoặc các dự án xây dựng hạ tầng trong khi các đại gia tỷ phú ở trong và ngoài đảng mặc sức phe phẩy tung hoành. Giữa các chỉ số tồi tệ về kinh tế và xã hội Việt Nam, việc Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu GFI công bố kết quả khảo sát vào đầu năm nay phải làm Hoa Kỳ chú ý và nên làm các viên chức của Hà Nội tỉnh giấc mộng du về chủ nghĩa Mác-Lênin.

Thống kê Việt Nam : một chút lạc quan !

Nguyên Lam : Trong nhiều chương trình trước đây, ông đã nói về hiện tượng thiếu khả tín, không đáng tin, của thống kê Trung Quốc. Theo như ông nghĩ, liệu rằng Việt Nam có thoát khỏi tình trạng đó hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Lần đầu tiên tôi hơi lạc quan một chút về Việt Nam !

Thống kê của Trung Quốc không đáng tin vì bị bảy bệnh ung thư.

Thứ nhất, quốc tế thiếu am hiểu địa dư hình thể xứ này nên không thấy họ có ba nền kinh tế khác biệt trên một lãnh thổ rộng lớn bằng lãnh thổ Hoa Kỳ, chứ không chỉ có vùng duyên hải là nơi các doanh nghiệp quốc tế đầu tư để kiếm tiền. Quốc tế không nhìn ra thực tế nghèo nàn lạc hậu của một khu vực bát ngát bên trong.

-Thứ hai, quốc tế đánh giá sai mâu thuẫn rất lớn và thật ra rất cổ điển giữa trung ương và địa phương tại Trung Quốc nên không thấy rằng vì lý do chính trị cải cách là điều khó. Quốc tế cho rằng chế độ độc đảng toàn trị có ưu điểm là muốn làm gì cũng được là điều ông Tập Cận Bình đang thấy là sai vì có nhiều điều mốn làm mà chưa được !

Bệnh ung thư thứ ba, nhiều doanh nghiệp đầu tư che giấu sự thất bại của họ mà cố quảng cáo về triển vọng Trung Quốc với các thân chủ ủy thác tiền đầu tư vào xứ này. Loại gian ý như vậy không phải là hiếm nếu chúng ta nhớ lại vụ khủng hoảng tài chánh sau khi thị trường gia cư Hoa Kỳ bị bể bóng cách nay 12 năm.

Thứ tư, nhiều trung tâm nghiên cứu hay think tanks không dám nói thẳng về sự thật vì sợ phản ứng của lãnh đạo Bắc Kinh khiến họ khó ra vào Trung Quốc để trở thành "chuyên gia về Trung Quốc" về nhà lỏe bịp người khác.

Thứ năm, trong số này, không thiếu gì người thực tin vào lý luận tuyên truyền của Bắc Kinh, vì vậy, số liệu giả tạo của Trung Quốc cứ được họ loan truyền mà khỏi kiểm chứng. Và truyền thông nông cạn lại tin vào "sự khách quan" của họ.

Thứ sáu, khá chuyên môn, giới học giả Hoa Kỳ và Âu Châu thiếu kiến thức về kinh doanh và kế toán nên chẳng thấy nạn sản xuất dư thừa không là tăng sản lượng mà chỉ là chất lên tồn kho ế ẩm được tài trợ bằng một núi nợ. Họ không tin Trung Quốc mắc nợ nhiều như vậy khi vẫn sản xuất từng núi hàng vô dụng, có các trung tâm thương mại vắng khách, nhiều khu vực gia cư sụt giá từ mấy năm nay.

Bệnh ung thư sau cùng là nhiều trí thức thiên tả Tây phương luôn luôn tin vào vai trò của nhà nước. Họ tưởng là vì nhà nước Bắc Kinh có toàn quyền nên có khả năng quản trị cao hơn nhà nước Tây phương. Những vụ khủng hoảng tài chánh tại Âu Châu hay tranh luận chính trị tại Hoa Kỳ ngày nay càng củng cố lập luận sai lầm ấy của giới trí thức khuynh tả. Đa số truyền thông cũng thiên tả nên có sự đánh giá thiên lệch mà không biết !

So với nước láng giềng hung hiểm tại phương Bắc thì bệnh thống kê sai lạc của Việt Nam vẫn chưa đến nỗi nào và còn có thể sửa được, nếu lãnh đạo Hà Nội muốn sửa. Việc cần sửa đầu tiên là nên học cách nói thật, cho chính mình biết được tật bệnh ở đâu !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích của tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 18/09/2019

Published in Diễn đàn

Kinh tế tư nhân : Chính phủ nói hỗ trợ nhưng doanh nghiệp than phiền cơ chế (RFA, 12/04/2019)

Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục than phiền về thủ tục hành chính vẫn gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi chủ trương của Chính phủ kinh tế tư nhân là động lực để phát triển kinh tế quốc gia.

vn1

Ảnh minh họa : Doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thoibaonganhang.vn

Hơn 50% bị nhũng nhiễu

Mới đây, bà Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai kể về một trường hợp điển hình khi công ty của bà mất 3 năm để xin thủ tục cho một dự án và nhấn mạnh rằng vì quá mệt mỏi và bức xúc trong việc đầu tư kinh doanh mà bản thân bà muốn tự tử với tâm thư để Nhà nước làm cách nào tháo gỡ thủ tục.

Lời chia sẻ của Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan tại buổi gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp bất động sản với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 10 tháng 4 được giới doanh nghiệp tại Việt Nam cho là tiếng nói chung của họ đối với thực trạng liên quan thủ tục hành chính đầy nhiêu khê và phức tạp.

Truyền thông trong nước cũng tường thuật lại tại buổi gặp gỡ vừa nêu, nhiều doanh nghiệp bày tỏ bức xúc về các điều khoản của một số luật chồng chéo, thủ tục rườm rà và các cơ quan công quyền giải quyết thủ tục hành chính vẫn trên cơ sở "hành là chính" dù Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thục tục hành chính hồi tháng 4 năm 2018. Một số doanh nghiệp còn cho rằng đây là nguyên nhân khiến cho không ít hộ kinh doanh không muốn phát triển thành doanh nghiệp, và doanh nghiệp nhỏ không muốn tăng trưởng lớn mạnh vì càng lớn thì càng bị "hành".

Trước đó vào cuối tháng 3 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, ghi nhận phản ánh từ 12 ngàn doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thấy có đến 58% bị nhũng nhiễu và 54% phải trả chi phí bôi trơn cho cơ quan công quyền các cấp.

Bà Nguyễn Thị Bích, nhân viên quản lý dự án của một công ty tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, lên tiếng xác nhận với RFA rằng có thể nói tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam đều phải "chung-chi" cho vấn đề thủ tục hành chính :

"Nếu như nói ‘một cửa-một dấu’ nhưng tôi là người dân trực tiếp đi làm thủ tục giấy tờ thì một chữ, một dấu phết… cũng bị bắt lỗi và bị bắt quay về làm hồ sơ lại. Nhưng nếu một người cò ôm vào 100 cái hồ sơ thì dù có sai, cán bộ tự sửa, in lại và thông qua luôn. Đó là một hình thức của cơ chế. Chủ trương Nhà nước không sai, nhưng người thực thi ở mỗi địa phương vì đời sống của nhân sự trong bộ máy của các ban, ngành có thể gây ra nhũng nhiễu cho người dân".

Báo Điện tử Tổ Quốc, vào ngày 11 tháng 4 dẫn lời nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam rằng theo chỉ đạo của Chính phủ thì các bộ, ngành có cắt giảm thủ tục hành chính và thái độ phục vụ cũng thay đổi, tuy nhiên các khâu then chốt nhất về cơ bản vẫn không có thay đổi nào. Luật sư Trương Thanh Đức còn khẳng định là doanh nghiệp chỉ kêu ca một phần vì sợ chính quyền trong khi thực tế còn khủng khiếp và tinh vi hơn với minh chứng có rất nhiều cán bộ lương thấp nhưng ngày càng giàu.

vn2

Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai tại buổi gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp bất động sản với lãnh đạo các sở, ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/04/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình toquoc.vn

Lỗ hổng cơ chế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2, tổ được chức hồi cuối tháng 7 năm 2017, đã phát biểu trước khoảng 1000 doanh nghiệp tư nhân tham dự rằng Chính phủ tập trung đưa kinh tế tư nhân thành ngành mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế, phấn đấu nâng tỉ trọng đóng góp lên từ 50 đến 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cho biết đại diện chính quyền của các bộ, ngành và địa phương luôn lắng nghe ý kiến của khối doanh nghiệp tư nhân đễ hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này ; trong đó đã thành lập Hội đồng tư vấn cải cách hành chính để giải quyết kịp thời những vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp.

Bà Thanh Nguyễn, chủ một doanh nghiệp về xử lý rác thải nói với RFA rằng bà ghi nhận rõ ràng chính sách Nhà nước đang làm tốt hơn so với những năm trước :

"Bản thân là doanh nghiệp thì tôi thấy thủ tục, giấy tờ hành chính, kể cả bên thuế, tất cả mọi thứ đều nhẹ nhàng hơn trước đây, chớ không phải khó khăn như hồi xưa. Ví dụ những năm trước, doanh nghiệp gặp Hải quan thì không dám nói tiếng nào hoặc phải thuận theo những chủ trương chứ không thể cãi. Nhưng bây giờ, doanh nghiệp cũng khác rồi, doanh nghiệp có tiếng nói của họ để buộc cơ quan nhà nước cũng phải điều chỉnh theo kiến nghị của doanh nghiệp, không như hồi xưa một chiều là doanh nghiệp răm rắp làm theo".

Mặc dù vậy bà Thanh Nguyễn cho là những quy định, luật lệ vẫn còn thiết sót, bất cập và thiếu thực tế :

"Như bản thân tôi làm trong lãnh vực môi trường mà có nhiều quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường rất buồn cười và trớt quớt. Ví dụ như công ty của tôi lắp đặt một cái lò đốt rác lớn nhất thế giới, đem về lắp đặt ở Đồng Nai. Cái lò đốt rác của chúng tôi hai năm trời không được nghiệm thu là vì tiêu chuẩn của Việt Nam tréo ngoe cẳng ngỗng, không áp dụng được. Có nhiều quy định thiếu thực tế, đâm ra doanh nghiệp ở giữa chịu kẹt cứng luôn".

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp ghi nhận sự thay đổi liên tục của các định chế, luật lệ ban hành cũng tạo ra áp lực cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Bích than phiền :

"Các quy định đưa ra hỗ trợ cho doanh nghiệp là tích cực, nhưng cũng có mặt tiêu cực khi thay đổi luật định liên tục thì doanh nghiệp theo rất vất vả".

Một số các doanh nghiệp mà Đài RFA tiếp xúc cho biết họ mong muốn Nhà nước có những hướng dẫn cụ thể và ràng về mặt pháp lý để cho doanh nghiệp làm đúng, chứ đừng như hiện tại để cho doanh nghiệp làm một cách tự phát đến khi xong rồi thì bảo rằng sai và phạt.

Báo giới quốc nội trích lời của Trưởng Ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn rằng với quy trình xây dựng văn bản pháp luật và kiểm soát việc xây dựng văn bản pháp luật như hiện nay thì tình trạng sẽ còn tiếp diễn và không thể chỉnh đốn, thay đổi trong thời gian ngắn được.

Trong khi đó giới chuyên gia cho rằng còn có một lý do chính yếu là Nhà nước đang bỏ tống lỗ hổng trách nhiệm kỷ luật vì chưa có bất kỳ một nghị định nào quy định hành vi vi phạm của cán bộ bị hình thức xử lý ra sao.

Khối kinh tế tư nhân được Chính phủ Việt Nam đặt để là ngành mũi nhọn, nhưng trên thực tế sự sống còn của các doanh nghiệp trong khối kinh tế tư nhân bị lệ thuộc rất nhiều bởi hệ thống cơ chế hiện hành và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khi hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước được đánh giá không có hiệu quả.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê đưa ra vào tháng 10 năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng và phải giải thể nhiều bất thường, lên đến hơn 24.000 doanh nghiệp, tức là tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017.

Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi :

"Tỷ lệ doanh nghiệp ‘bị chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy thì làm sao có thể nói nền kinh tế tăng trưởng mạnh ?"

Hòa Ái

***************

8 người chết trong vụ cháy lớn ở Hà Nội (rrfa, 12/04/2019)

Đã có 8 người chết, trong một vụ hỏa hoạn ở một xưởng sản xuất ở ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 12 tháng 4. Thông tin được truyền thông trong nước trích nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết như vậy vào cùng ngày.

vn3

Lính cứu hỏa phun nước dập đám cháy ở Hà Nội hôm 12/4/2019 - AFP

Trong số những nạn nhân có 4 người trong một gia đình, trong đó có hai em nhỏ 1 tuổi và 5 tuổi.

Theo truyền thông trong nước, vụ hỏa hoạn xay ra tại xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác của Công ty Môi trường 79 ở quận Nam Từ Liêm. Vụ cháy bắt đầu từ ngọn lửa xuất phát từ một nhà xưởng và sau đó lan nhanh sang nhiều xưởng khác.

Truyền thôn trong nước trích thông tin từ cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết nguyên nhân của vụ cháy được xác định là chập điện từ nhà xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác.

Ngày 12/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo điều 313 Bộ Luật hình sự 2015 để điều tra vụ cháy.

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã điều động hàng chục xe chữa cháy chuyên dụng đến hiện trường nhưng phải mất 4 giờ sau hỏa hoạn mới được dập tắt hoàn toàn.

Việc tìm kiếm xác nạn nhân đã được bắt đầu ngay sau đó.

Theo Tuổi Trẻ, đến 3 giờ 15 chiều, cả 8 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy.

********************

Việt Nam chỉ tuyên án tử đối với các tội phạm ‘đặc biệt nghiêm trọng’ (RFA, 12/04/2019)

Việc bãi bỏ án tử hình không phải là một phần của các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

vn4

Bà Nguyễn Thị Loan (bên trá) kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải - Ảnh chụp màn hình (SBS video)

Đây là trả lời của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng vào ngày 11/4 trước thông tin Việt Nam nằm trong 5 nước thi hành nhiều án tử hình nhất thế giới trong năm 2018 của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International.

Trước đó, vào thứ Tư 10/4, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo về án tử hình vào năm 2018, cho biết Việt Nam đã xử tử ít nhất 85 người và nằm trong danh sách 5 nước thi hành nhiều án tử nhất thế giới năm ngoái.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm hình phạt tử hình chỉ được áp dụng cho các tội phạm ‘đặc biệt nghiêm trọng’ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Bà Hằng khẳng định các tội phạm vẫn được xử lý theo luật pháp Việt Nam, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và các quyền của người dân.

Vẫn theo Phát ngôn nhân Việt Nam, chính phủ Hà Nội đã nhiều lần giảm số lượng tội phạm có thể bị tuyên án tử hình.

Bộ luật hình sự mới nhất năm 2015 của Việt Nam, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018, đã loại bỏ 8 hành vi vi phạm pháp luật khỏi danh sách bị tuyên án tử. Đồng thời, những người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ chăm sóc con dưới 3 tuổi và những người từ 75 tuổi trở lên sẽ không bị kết án tử hình cho những sai phạm mà họ gây ra.

Việt Nam tuyên phạt tử hình đối với 15 loại tội phạm, bao gồm hãm hiếp, giết người, tham nhũng và các tội liên quan đến ma túy và an ninh quốc gia. Chính phủ Hà Nội đã chuyển hình thức thực hiện từ bắn súng sang tiêm thuốc độc vào năm 2013.

********************

Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate (RFA, 12/04/2019)

Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Sonny Perdue hôm 11/4 chỉ trích Việt Nam ra lệnh cấm nhập khẩu thuốc diệt cỏ chứa glyphosate, và cho rằng quyết định này sẽ có có tác động tiêu cực lên sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Reuters loan tin vừa nói vào cùng ngày.

vn5

Glyphosate là hóa chất có trong thuốc diệt cỏ Roundup bán chạy nhất của Bayer AG, ảnh chụp ở Hoa Kỳ. AFP

Ông Perdue cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã chia sẻ các nghiên cứu khoa học với Việt Nam, bao gồm kết luận rằng glyphosate không có khả năng gây ung thư cho con người.

Theo ông Perue, nếu cần nuôi 10 tỷ người vào năm 2050, nông dân trên toàn thế giới cần tất cả các công cụ và công nghệ có thể giúp đạt được điều này.

Trước đó, vào hôm 10/4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quyết định cấm không cho sử dụng chất diệt cỏ glyphosate trong thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vì có nguy cơ gây các bệnh ung thư. Theo báo chí Việt Nam, lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng 6 năm 2019.

Glyphosate là hóa chất có trong thuốc diệt cỏ Roundup bán chạy nhất của Bayer AG, công ty đã mua lại sản phẩm này từ Monsato, công ty đã từng bán chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Chất Glyphosate cũng là mục tiêu của hàng ngàn vụ kiện ở Hoa Kỳ với cáo buộc tiếp xúc với chất này gây ung thư.

Roundup - loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới - là loại đầu tiên có chứa glyphosate. Nhưng nó không còn được bảo vệ bởi bằng sáng chế độc quyền.

Khi trả lời Reuters, đại diện hãng Bayer cho biết lệnh cấm của Việt Nam sẽ không giúp nước này cải thiện sự an toàn cũng như an ninh lương thực. Hãng này cũng không biết liệu Việt Nam có thực hiện bất kỳ đánh giá khoa học nào trước khi ban hành lệnh cấm hay không ?

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cho biết quyết định loại bỏ thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate khỏi danh sách các hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là phù hợp với luật pháp hiện hành, luật pháp quốc tế, và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

Trên thế giới hiện có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ nghiêm cấm đối với chất glyphosate này.

*******************

Hoa Kỳ bỏ thuế chống bán phá giá lên tôm Việt Nam (RFA, 11/04/2019)

Truyền thông trong nước hôm 10/4 trích thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Bộ Thương mại Mỹ đã đồng ý bỏ thuế chống bán phá giá lên tôm đông lạnh nhập từ 32 công ty xuất khẩu của Việt Nam sau lần xem xét hành chính lần thứ 13.

vn6

Hình minh họa. Tôm trong băng chuyền xử lý tại Công ty Hải sản Khánh Sùng, huyện Mỹ Xuyên. AFP

Như vậy, mức thuế bị phía Mỹ áp lên tôm đông lạnh từ Việt Nam trước đó là 4,85% sẽ về 0%.

VNexpress trích lời ông Trường Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết với quyết định này, các công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường vào Mỹ.

Theo VASEP, Mỹ hiện là một trong những thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Năm ngoái, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 637 triệu đô la.

*******************

Bộ Ngoại giao Mỹ lo ngại nạn rửa tiền gia tăng ở Việt Nam (RFA, 11/04/2019)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới đây bày tỏ lo ngại về nguy cơ nạn rửa tiền sẽ gia tăng ở Việt Nam với việc Việt Nam cho phép người dân được vào đánh bạc tại các sòng bạc.

vn7

Hình minh họa. Hình chụp hôm 14/2/2011 - sòng bạc Crown Casino ở Đà Nẵng - AFP

Báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề này nhận định "trong năm 2018, Việt Nam đã cấp phép thí điểm những sòng bạc địa phương, làm gia tăng nguy cơ rửa tiền nếu các giới chức Việt Nam không đảm bảo được việc thực thi hiệu quả những biện pháp chống rửa tiền".

Trước đó, Việt Nam chỉ cho phép người nước ngoài vào đánh bạc tại các sòng bạc.

Theo nghị định mới ban hành vào năm 2017, công dân Việt Nam đóng phí 1 triệu đồng tiền vào cửa và chứng minh thu nhập hàng tháng ít nhất là 10 triệu đồng có thể vào các sòng bạc.

Trong báo cáo mới, Bộ Ngoại giao mỹ nhận định, với tốc độ phát triển kinh tế, gia tăng thương mại quốc tế, cùng với đường biên giới trên đất liền dài, nhiều lỗ hổng, cùng với dân số trẻ hiểu về công nghệ, kết hợp với các sòng bài mới được cấp phép, Việt Nam rất có nguy cơ đối mặt với tình trạng rửa tiền.

Published in Việt Nam

Ngày 20/03/2017, nhiều hãng truyền thông đồng loạt tiết lộ cách hoạt động của một hệ thống rửa tiền quy mô lớn chưa từng có, gần như mang tính công nghiệp, giúp giới chính trị gia Nga giầu có, nhiều lãnh đạo ngân hàng hay những người giầu khác rửa hơn 20 tỉ đô la có nguồn gốc từ Nga, thông qua nhiều ngân hàng Châu Âu khác nhau.

ruatien0

Ảnh minh họa.© iStock

Số tiền khổng lồ này được cất giữ tại nhiều ngân hàng nổi tiếng hàng đầu thế giới như HSBC, Bank of China hay Royal Bank of Scotland (RBS). Nhờ đó, người thụ hưởng tiếp tục cuộc sống đế vương trên khắp thế giới.

Theo kênh truyền hình France24 (21/03), tai tiếng rửa tiền hàng loạt này được tiết lộ ngày 20/03 nhờ một tổ hợp phóng viên điều tra về tội phạm có tổ chức và tình trạng tham nhũng ở Đông Âu (Organized Crime and Corruption Reportin Project - OCCRP) cùng phối hợp với nhật báo Anh The Guardian và tờ Suddeutsche Zeitung của Đức. Cuốn vào hoạt động gian lận này có nhiều chính trị gia thân cận với chính quyền Nga, nhiều ngân hàng của một số nước Đông Âu, nhân viên tình báo FSB (trước là KGB), cũng như các vị thẩm phán "dễ dãi".

Tiết lộ của nhóm phóng viên điều tra cũng đặt ra nhiều câu hỏi về thủ tục giám sát trong nội bộ các ngân hàng lớn của thế giới mà mục đích là tránh tạo điều kiện giao dịch các khoản tiền có nguồn gốc đáng ngờ.

Đầu não của cỗ máy nằm ở Moldova

Trả lời nhật báo The Guardian, một nhà điều tra Anh cho biết từ năm 2010 đến 2014, một nhóm khoảng 500 người đã chuyển ra khỏi lãnh thổ Nga khối lượng tiền rất lớn "rõ ràng là ăn cắp hay có nguồn gốc tội phạm". Ít nhất 20,7 tỉ đô la đã được rửa, nhưng số tiền thật của cỗ máy tội phạm rộng lớn này có thể lên đến gần 80 tỉ đô la, theo nhật báo Anh.

Đây là trường hợp chưa từng có, được thực hiện nhờ một hệ thống vô cùng tinh vi để cất tiền vào nơi an toàn. "Cỗ máy rửa tiền Nga" (tên do các nhà điều tra đặt) hoạt động từ năm 2014 và tiến hành theo nhiều giai đoạn. Trước hết, hai công ty bình phong được thành lập ở một nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, mà Anh Quốc là ưu tiên số một. Công ty thứ nhất cho công ty thứ hai vay một khoản tiền "khống" (chỉ tồn tại trên giấy tờ). Khoản tín dụng này được một hoặc nhiều doanh nghiệp Nga bảo lãnh và luôn có một công ty Moldova đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ bảo lãnh này. Sau đó, công ty thứ hai tuyên bố không có khả năng thanh toán khoản nợ "ảo". Như vậy, công ty cho vay tín dụng sẽ quay sang các nhà bảo lãnh. Vì một trong số đó mang quốc tịch Moldova, vụ việc sẽ được đưa ra tòa án của nước này, nơi các thẩm phán "dễ dãi" xác nhận thực tế của khoản nợ.

Vậy là các nhà bảo lãnh Nga có thể chuyển tiền một cách hợp pháp, điều mà họ tìm kiếm ngay từ đầu : Tiền được chuyển từ Nga vào một tài khoản trong một ngân hàng Moldova (Moldindconbank). Tiếp theo, số tiền trên lại được chuyển sang một ngân hàng Latvia… có nghĩa là nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Từ đó, tiền có thể giao dịch tự do hơn trong phần còn lại của khối và trên khắp thế giới.

Hàng trăm nghìn euro được trả vào khách sạn và đồ hiệu tại Pháp

Các ngân hàng Anh, như HSBC, RBS, Barclays…, đã nhận được 740 triệu đô la từ các công ty bình phong đăng ký tại Anh Quốc phục vụ cho tỉ phú Nga. Được phóng viên của The Guardian liên lạc để tìm hiểu tại sao nguồn gốc của những khoản tiền này lại chưa bao giờ được xác minh, các ngân hàng liên quan đều tránh trả lời, từ chối "bình luận trường hợp cá nhân".

Thế là tiền được rửa và thỏa mãn thói quen xa xỉ của giới nhà giầu Nga ở hơn 90 quốc gia khắp thế giới. Tại Pháp, nhóm điều tra OCCRP đã tìm được dấu vết của 125.583 euro được thanh toán cho một khách sạn hạng sang ở Courchevel, trên dãy núi Alpes. Hơn 42.000 euro được chi trong các cửa hàng thương hiệu lớn của Pháp hay khoảng 366.780 euro được thanh toán cho các tiệm kim hoàn. Tổng cộng, 52 triệu euro từ số tiền bẩn này đã được tiêu ở Pháp từ năm 2011 đến 2014. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa thấm vào đâu so với 1,2 tỉ euro được những người thụ hưởng từ "cỗ máy rửa tiền Nga""rải" ở Estonia.

Nếu như đường dây rửa tiền và các kiểu chi tiêu được tìm hiểu rõ, hiện vẫn còn nhiều thắc mắc về những người thụ hưởng thật sự từ hệ thống này. Nhóm điều tra OCCRP khẳng định tìm ra được danh tính của ba người : Alexei Krapivin, con trai của một cựu cố vấn của tổng thống Vladimir Putin và là người đứng đầu ngành đường sắt Nga ; Georgy Gens, một doanh nhân Moskva đứng đầu một tập đoàn tin học chuyên phân phối các sản phẩm của Apple, Samsung và nhiều tập đoàn công nghệ khác ở Nga và Sergei Girdin, lãnh sự danh dự của Guinea-Conakry ở Saint-Peterburg và là chủ một doanh nghiệp tin học. Còn tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung nói rõ là các nhà điều tra vẫn đang tìm tung tích những người chủ chốt trong vụ này.

Đây cũng là việc mà chính quyền Moldova cố gắng thực hiện kể từ khi nhóm phóng viên điều tra OCCRP nêu vụ tai tiếng này lần đầu tiên vào năm 2014. Năm 2016, họ đã bắt giam Vyacheslav Platon, một doanh nhân người Moldova, bị tình nghi tổ chức "cỗ máy rửa tiền Nga" có quy mô lớn trên. Nhiều thẩm phán cũng bị bắt và nhiều ngân hàng đã bị đóng cửa vì rửa tiền.

Nhưng cuộc điều tra trở nên phức tạp hơn ngay khi bắt đầu vươn sang biên giới Nga. Từ tháng 03/2017, Moldova phàn nàn về việc các nhà ngoại giao nước này bị tình báo Nga "quấy rối có hệ thống" ngay khi đặt chân vào lãnh thổ Nga. Đối với một quốc gia nhỏ bé như Moldova nằm sát Ukraina, đó là câu trả lời của Moskva vì đã quan tâm đến vụ tai tiếng.

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế