Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thụy Điển : Một nước Châu Âu như bao quốc gia khác

Kết quả bầu cử lập pháp tại Thụy Điển hôm nay 11/09/2018 vẫn được một số báo Pháp quan tâm đến. Le Monde trên trang nhất lo ngại đưa tít lớn "Thụy Điển, mô hình chính trị suy yếu trước sự trỗi dậy của phe cực hữu".

thuydien1

Stefan Löfven, thủ tướng mãn nhiệm tìm kiếm một liên minh cầm quyền sau thắng lợi bầu cử sít sao của đảng Xã hội - Dân chủ ngày 09/09/2018. Claudio BRESCIANI / TT NEWS AGENCY / AFP

Kết quả bầu cử lập pháp hôm Chủ nhật 09/9 không đưa ra được một đa số nào ở Nghị viện để thành lập chính phủ. Phe cực hữu tuy chỉ được 17,6% lá phiếu cử tri, nhưng cho thấy một sự tiến triển mạnh mẽ so với tỷ lệ 12,9% hồi năm 2014. Sự trỗi dậy này đang làm chao đảo thế cân bằng truyền thống. Trong khi đó, khối cánh tả, do phe Xã hội – Dân chủ dẫn đầu, chỉ có được 144 ghế trong tổng số 349, xấp xỉ với con số 143 ghế của phe hữu.

Xã luận của Le Monde nhận định, với kết quả này, các chính đảng lớn đã cứu được "sĩ diện" của mình, nhưng sự việc không che giấu được những gì đang diễn ra tại nhiều nước dân chủ phương Tây : Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy - cực hữu và sự suy yếu của các đảng cầm quyền truyền thống.

Chuyển động này đang làm nổi rõ sự phân chia địa lý đông – tây và năm – bắc, chia rẽ về kinh tế giữa những nước giàu – ít giàu hơn, hay khác biệt về văn hóa đôi khi cũng được đề cập đến chẳng hạn như phân biệt giữa những nước có truyền thống Tin lành với các nước theo Công giáo.

Giờ đây, chính trường Thụy Điển có nguy cơ rơi vào bế tắc. Đảng về đầu Xã hội – Dân chủ chỉ nhỉnh hơn cánh hữu một ghế. Với 62 ghế ở Nghị viện, đảng cực hữu Dân chủ Thụy Điển ở vị thế trọng tài. Thế nhưng, không một chính đảng nào muốn thành lập chính phủ với họ. Người dân Thụy Điển có nguy cơ phải chờ đợi thêm nhiều tuần mới có được một chính phủ.

Vậy chuyện gì đang xảy ra cho Thụy Điển, một đất nước luôn đi đầu về mô hình xã hội dân chủ nổi tiếng là khoan dung ? Đương nhiên, cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015 là yếu tố không thể chối cãi dẫn đến sự trỗi dậy của phe cực hữu.

Nhưng Thụy Điển đâu phải là trường hợp duy nhất. Chẳng phải quốc gia Bắc Âu láng giềng Na Uy, với 15% người nhập cư, họ cũng đã ngăn chặn thành công đà tiến của phe cực hữu đó hay sao ? Do vậy, theo nhật báo, chủ nghĩa lý tưởng của Thụy Điển đã gặp phải cú sốc toàn cầu hóa, mà khi đối mặt, đảng Xã hội – Dân chủ đã tỏ ra hụt hơi, không có khả năng tìm được lời giải về sự bất an và cuộc khủng hoảng bản sắc đang len lỏi trong lòng cử tri.

Tóm lại, theo như nhận định của cựu thủ tướng Carl Bildt trên mạng xã hội Twitter ngày thứ Hai 10/9, "Thụy Điển đã trở thành một nước Châu Âu như bao quốc gia khác". Một quan điểm cũng được tờ Le Figaro, trong một bài phân tích, đồng chia sẻ cho rằng "sự trỗi dậy của phe cực hữu tại Thụy Điển cũng cho thấy là giờ không một nước nào được miễn dịch trước làn sóng chủ nghĩa dân túy".

Nga - Trung phô trương sự đồng thuận

Nhìn sang nước Nga, nhân việc nước này tổ chức một cuộc tập trận trên quy mô lớn nhất trong lịch sử đương đại, với sự tham gia của 3.200 binh sĩ Trung Quốc, báo La Croix có bài : "Nga - Trung phô trương sự đồng thuận".

Tờ báo trích nhận định của chuyên gia Mathieu Duchatel, phụ trách khu vực Châu Á, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược Châu Âu : trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, Nga và Trung Quốc hiện nay đang ở trong thời kỳ trăng mật.

Còn theo bà Isabelle Facon, chuyên gia về Nga tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, thì vào lúc quan hệ Nga-Trung được xây dựng, căng thẳng đang gia tăng giữa Nga và phương Tây. Bắc Kinh và Moskva cho rằng các cường quốc phương Tây làm mọi cách để duy trì sự lãnh đạo của họ. Mặt khác, Nga và Trung Quốc cũng chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược và ý thức hệ trước cái gọi là sự hung hăng của Hoa Kỳ.

Là hai nhà lãnh đạo toàn trị, Vladimir Putin và Tập Cận Bình duy trì mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau và điều này được thể hiện qua các cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An. Trung Quốc có thái độ gọi là trung lập đồng lõa trong hồ sơ Syria và Ukraine – mặc dù Bắc Kinh chưa thừa nhận việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimée. Còn Nga chưa bao giờ lên án lập trường bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mối quan hệ hữu hảo này còn thể hiện ở các cấp đại sứ, quân sự và giữa các trường đại học.

Nga và Trung Quốc cùng thảo luận các vấn đề an ninh, tiến hành tập trận chung trong khuôn khổ Tổ Chức An Ninh Thượng Hải, nhưng không hề có liên minh quân sự song phương. Theo chuyên gia Duchatel, vấn đề liên minh quân sự đã được thảo luận khi Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, nhưng cuối cùng, ý tưởng này đã bị bác bỏ. Trung Quốc có lập trường thực dụng, chỉ muốn phối hợp với Nga trên một số hồ sơ chung.

Kim Jong-un vật vã đối phó với sóng ngầm K-Pop

Bắc Triều Tiên ngày Chủ Nhật 09/09/2018 mừng quốc khánh lần thứ 70. Nhân sự kiện này, báo Pháp có các bài phóng sự về tình hình kinh tế - xã hội đất nước dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un. Le Monde có bài viết đề tựa "Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa cuộc diễu binh".

Lễ duyệt binh mừng 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không còn những hình ảnh hiếu chiến như tên lửa liên lục địa. Mọi tham chiếu về vũ khí hạt nhân cũng biến mất. Theo nhận định của nhà báo Harold Thibault, lễ mừng quốc khánh năm nay, Bắc Triều Tiên đặt ưu tiên phát triển kinh tế.

Báo Le Figaro có bài phóng sự dài của đặc phái viên Sébastien Falletti cho biết "Tại Bình Nhưỡng, cách mạng nhạc ʺpopʺ ngầm phá hoại dấu ấn của Kim".

Bất chấp lệnh cấm nghiêm ngặt, các cuộc truy lùng gắt gao của cảnh sát và các án phạt nghiêm khắc, các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc và Trung Quốc như phim truyện tình cảm nhiều tập, các vũ điệu nóng bỏng hay những đĩa nhạc K-Pop vẫn được lén lút đưa vào bán trái phép ở Bắc Triều Tiên.

Những sản phẩm này len lỏi vào đời sống của một bộ phận lớn người dân đô thị, thậm chí cả những cán bộ đảng Lao động. Đến mức, tác giả bài viết cho rằng một làn sóng nhạc pop ngầm đang sinh sôi nảy nở tại vương quốc Kim Jong-un, và làn sóng này đang âm thầm phá hủy các dấu ấn chuyên chế của triều đại cộng sản duy nhất trên hành tinh này.

Làn sóng "văn hóa ngầm" này đang thách thức thế độc quyền tư tưởng của chế độ xã hội thần quyền, có tham vọng bảo vệ người dân "từ lúc còn nằm nôi cho đến lúc xuống mồ". Thế nhưng, cùng với sự phát triển công nghệ và sự xuất hiện khóa USB từ năm 2010, những sản phẩm văn hóa đó đã lẩn tránh được sự kiểm duyệt và tăng tốc xâm nhập xã hội Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc : Đầu tầu ngành năng lượng hạt nhân thế giới

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Figaro trên trang nhất phụ san kinh tế nhận định "Ngành hạt nhân thụt lùi trên thế giới ngoại trừ Trung Quốc".

Theo World Nuclear Industry Status Report ấn bản năm 2018, từ ba năm nay, nếu như mức sản xuất điện hạt nhân tiếp tục tăng trên thế giới (+1% trong năm 2017), đó là nhờ vào Bắc Kinh. Tại Trung Quốc, mức sản xuất nguồn năng lượng này trong năm qua đã tăng thêm 18%.

Với 41 lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc xếp hàng thứ ba, đứng sau Mỹ và Pháp. Tổng cộng trong năm 2017, thế giới có thêm 4 lò phản ứng hạt nhân, 3 tại Trung Quốc và một tại Pakistan, nhưng do Trung Quốc xây dựng. Và trong năm 2018, trong số 7 trung tâm khai thác điện hạt nhân được đưa vào hoạt động, có 5 trung tâm tại Trung Quốc và hai ở Nga.

Từ những ghi nhận này, "Trung Quốc tiếp tục thống lĩnh ngành năng lượng hạt nhân nhờ vào các quyết định được đưa ra cách nay nhiều năm", theo như ghi nhận của cơ quan cố vấn có uy tín này của Mỹ. Trung Quốc là quốc gia duy nhất đầu tư nhiều vào lĩnh vực này từ 15 năm nay.

Trong khi đó, trên thế giới, lĩnh vực năng lượng hạt nhân đang có xu hướng thụt lùi. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA, từ đây đến năm 2030, số lượng lò phản ứng hạt nhân có thể sụt giảm đến 10%, do nhiều nguyên nhân như lò phản ứng quá cũ phải ngưng hoạt động và sự xuất hiện của nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác như khí tự nhiên, điện gió hay năng lượng mặt trời.

Trang nhất các báo Pháp

Tình hình chính trị - xã hội nước Pháp là chủ đề chính trên một số nhật báo Pháp ngày 11/09/2018. Le Figaro trên trang nhất đề tựa "Elysée, Quốc Hội : Những nhân vật thân cận của Macron trên tuyến đầu".

Libération nặng nề chỉ trích "Macron chống người về hưu". Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến "Cải cách lao động và những thành quả đầu tiên".

Riêng nhật báo công giáo La Croix chú ý đến khu vực Châu Mỹ Latinh. Tờ báo đau đáu nhìn sang đất nước "Nicaragua với một cuộc trấn áp không hồi kết".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Để bảo vệ người dân và đất nước Việt Nam, chúng ta hãy theo đuổi đến cùng việc ngăn chặn thủy điện giết người hàng loạt và tàn hại môi trường.

luquet1

Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi.

Mỗi đập thủy điện đều có thể là một quả bom nước khổng lồ tàn phá mạnh hơn bom nguyên tử. Nguồn bom được tạo ra vô tận nếu nó còn tiếp tục vận hành. Đặc biệt với chất lượng xây dựng và bưng bít thông tin, điều kiện thanh tra và quản lý an toàn đập như ở Việt Nam, không vỡ đập hoặc gây hại mới là chuyện lạ.

Ngày 13/8/2018, Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo về đợt lũ mới từ ngày 16-17/8 trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Đà, sông Thao, sông Bùi có thể lên mức báo động 3. Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên bái, Phú Thọ, Quảng Ninh và Cao Bằng có nguy cơ cao sạt lở đất và lũ quét. Ngập úng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (1).

Lũ quét là gì ?

Đó là tiếng réo rợn người, thường nghe như tiếng bom nổ trên đầu, do thủy điện xả lũ hoặc vỡ đập bất thần gây ra và lập tức quật tan tành từ nhà cửa, cây cối, kể cả nhà bê tông và đồi núi đá lở, sầm sập đổ xuống hạ lưu chỉ trong vài phút, ngập lút nóc nhà, xóa sổ hoặc cô lập cả một vùng. Ngay cả đến đất để canh tác cũng thường bị lũ bùn hoặc sỏi đá chôn sâu. Đương nhiên, thân thể người và gia súc, máu xương tim óc, quá mong manh trước mọi bạo lực, sẽ bị quật nát đầu tiên, khi lũ quét xẩy ra.

Trước đó, ngày 9/8/2018, chỉ trong vài giờ, lũ về huyện Ia H’drai Kontum và quét sạch nhưng gì chúng gặp trên đường đi, làm ngập khoảng 11 thôn làng, cô lập vùng này và đến tận bây giờ vẫn chưa có thông tin đầy đủ về thiệt hại này. Vì sao ?

Lại trước đó, hồi cuối tháng 6, các đợt lũ quét ở vùng miền núi Tây Bắc đã khiến bao nhiêu người thiệt mạng ? Không ai biết đựơc, vì thông tin bị bưng bít và các báo đưa tin rất sơ sài về việc này.

Phần quan trọng nhất là tìm nguyên nhân và trách nhiệm của người quản lý, đồng thời theo đuổi đến cùng việc đó để buộc nhà cầm quyền thay đổi giải pháp, cứu hàng triệu dân Việt Nam đang trên vực thảm họa mỗi ngày, thì các báo và nhà thanh tra không làm hoặc không thể làm. Vì sao ?

Ngày 3/8. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cho biết, tính từ đầu năm đến thời điểm đó đã có gần 200 người chết, mất tích và bị thương, hàng chục ngàn căn nhà bị hư hại, ngập nước và phải di dời khẩn cấp, hơn 180 ngàn heta lúa và hoa màu bị ngập, gần 250 ngàn gia súc, gia cầm bị chết...

Lũ đã tàn phá và còn cảnh báo lũ lên nhanh tại đồng bằng sông Cửu Long. Mưa lớn và lũ quét sẽ tiếp tục dồn về Kon tum và vùng Tây Nguyên (2).

Nhiều đập thủy điện hiện đã được thiết kế và vận hành lâu nay tại Lào, Việt Nam chưa tính hết đến sức công phá của những vụ xả lũ thủy điện từ chi chít những đập từ thượng nguồn của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến các sông chính của Lào và Việt Nam...

Chính phủ Lào, ban đầu bưng bít thông tin thiệt hại do vỡ đập. Do sự phát hiện của dân và các phóng viên quốc tế , trong đó có BBC, đã buộc phải công nhận thêm số người chết và mất tích. Lào cũng cũng đã động chút lương tâm, quyết định dừng, rà soát lại các công trình thủy điện trên toàn quốc và mở cuộc điều tra về vụ này.

Lào vốn đã tệ, nhưng còn có lương tâm hơn nhà cầm quyền Việt Nam trong việc điều tra và ứng xử với thiệt hại của dân từ thủy điện.

Trong tình trạng bưng bít và bóp méo thông tin hiện nay tại Việt Nam, ai có thể tin rằng nhiều đợt vỡ đập thủy điện, vỡ đê gây lụt và lũ quét liên tục xẩy ra ở nhiều vùng không ít dân cư mà số người thiệt mạng lại ít hơn chỉ một thảm họa trong vụ vỡ đập thủy điện ở Lào ngày 23/7/2018 ? Chỉ một trong 5 đập phụ Xepian- Xe Nam Noy tại Lào bị vỡ, lũ quét xuống khoảng 13 thôn bản miền thưa người mà đã có ít nhất 1.245 người chết và mất tích, chưa kể những thiệt hại khác, ảnh hưởng cả đến Campuchia và Việt Nam. Quá trình vỡ đập thủy điện dường như không thể kiểm soát nổi. Giờ trước mới chỉ là vết nứt, phút sau đã vỡ tung thành bom nước. Đập bị vỡ chỉ là một trong 5 đập phụ, chưa phải đập chính mà sức tàn phá còn khủng khiếp đến vậy, khi cả vài đập phụ hoặc đập chính bị vỡ thì sức hủy diệt sẽ còn đến mức nào !

Vẫn thản nhiên "đổi mạng dân lấy tiền"

Mọi sự khẳng định rằng đập nọ hay đập kia tuyệt đối an toàn, có thể chịu được vài quả bom nguyên tử chỉ là những khẳng định mang tính lừa đảo tàn nhẫn để trấn an dư luận, xây bằng được các nhà máy thủy điện nhằm kiếm lợi. Đập thủy điện sẽ vỡ từ bất kỳ vết nứt nào hoặc do động đất bởi chính nó hoặc chấn động địa tầng tạo ra, chưa kể mưa lũ thượng nguồn tăng đột biến hoặc từ những đợt xả lũ bất thần từ các đập trên thượng nguồn sông Hồng, sông Mekong mà Việt Nam không thể kiểm soát nổi.

VN đã nhiều lần vỡ đập thủy điện và xả lũ bất thường gây vô số thảm họa cho dân từ nhiều năm nay. Nhưng nhà quản lý Việt Nam dường như không hề động tâm trước thảm cảnh ngập lụt giết người hàng loạt do thủy điện xả lũ và những vụ vỡ đê đập gây bao cảnh tang thương cho đồng bào, nếu không họ đã không luôn khẳng định và chấp nhận lý lẽ "xả lũ đúng quy trình".

Chính phủ vẫn an nhiên ưu tiên cho việc xây dựng thêm nhà máy thủy điện mới và trong báo cáo đã đưa trên báo chí không thấy nhắc đến những sai phạm và trách nhiệm trong khi vận hành các nhà máy thủy điện, cũng không có kế hoạch tạm dừng và rà soát lại các đập thủy điện đang vận hành đã phát sinh vết nứt hoặc không đảm bảo an toàn về các mặt khác (3).

Theo Bộ Công thương Việt Nam vừa có báo cáo về công tác quy hoạch, xây dựng quản lý và vận hành các công trình thủy điện. Đặc biệt, sự kiện này diễn ra sau khi vỡ đập thủy điện ở Lào và một loạt sự cố do thủy điện gây ra ở Việt Nam.

Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt, phát triển nguồn thủy điện vẫn là mục tiêu được ưu tiên, với mục tiêu công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện đến năm 2030 đạt khoảng 25.400MW (hiện nay là 23.182MW).

Ngoài số lượng các nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành, đang có 143 nhà máy thủy điện đang xây dựng và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án nữa. Có thêm 463 dự án chưa xây dựng, nguyên do trước hết là vì chưa có nhà đầu tư quan tâm hoặc không đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường...

Nhà cầm quyền đương nhiên biết rằng thủy điện không phải là nguồn cung cấp năng lượng xanh, không phát sinh khí thải như quảng cáo ban đầu nữa. Họ biết những đập thủy điện đã gây ra hàng loạt hậu quả như thay dổi cấu trúc địa tầng, động đất, biến đổi hệ sinh thái, tạo khí mê tan, giết rừng, ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi thủy sản, trồng trọt, nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân.

Có nhiều cách làm ra điện, nằm trong tầm tay nhà cầm quyền mà không phải đổi bằng việc giết người hàng loạt và tàn phá môi sinh.

Những người hữu trách đương nhiên phải tìm phương án thay thế phù hợp thời đại, an toàn cho đất nước và phải vô hiệu hóa ngay các nhà máy thủy điện đã gây hại hoặc đang có nguy cơ hiểm họa.

Nhà cầm quyền phải lập tức tìm nguyên nhân, đền bù, bảo vệ cho dân và đưa dân vùng hạ lưu thủy điện đến một nơi sinh sống tốt, lâu dài hơn trước, truy tố trách nhiệm hình sự và tội xâm phạm an ninh quốc gia đối với những kẻ gây hại , trong đó có những người nằm trong hệ thống phê duyệt, quản lý, xây dựng và vận hành dù trực tiếp hay gián tiếp...

Điều gì khiến hệ thống cầm quyền tham nhũng Việt Nam cố bảo vệ các nhà máy thủy điện gây hại bằng mọi giá ? Điều gì khiến sau vô số đợt lũ quét gây giết người hàng loạt và hủy hoại cả từng vùng môi sinh rộng lớn, nhà quản lý vẫn lạnh tanh khẳng định "xả lũ đúng quy trình" ?

Thủy điện làm ra điện. Điện làm ra tiền. Nhưng vấn đề là tiền chảy vào túi ai và kẻ nào đã nhẫn tâm quyết đổi mạng dân lấy tiền từ thủy điện ?

Ở Việt Nam, tài nguyên và công quỹ quốc gia bị lạm dụng. Ai nắm được thủy điện, tiền từ tài nguyên quốc gia tự động chảy đêm ngày bất tận vào túi kẻ đó...

Muốn dòng tiền ấy không ngừng lại, máu của dân Việt Nam phải chảy vào túi những kẻ lạm dụng thủy điện. Năm 2017, mưa lụt nhiều, năm đó các doanh nghiệp thủy điện bội thu tiền bán điện và dân thiệt hại nhiều nhất.

Làm sao đếm nổi thực sự có bao nhiêu xác đồng bào Việt Nam bị vùi lấp dưới những trận xả 5.000 m3/s gây lũ quét bất thường mà thường chỉ báo trước nhiều khi chỉ 5-10 phút. Cả ngôi nhà, quả đồi, thậm chí núi đá còn bị sạt lở, quật tan tành, nói gì đến thân xác đồng bào !

 Điện hay kim cương cũng không thể đặt trên sinh mạng con người, đặc biệt là trên hàng triệu dân và an ninh quốc gia. Không thể vì cần điện mà hy sinh dân Việt Nam. Không có bất kỳ lý do nào để đặt việc làm ra điện cao hơn mạng người, nhất là hàng loạt, hàng triệu người dân.

Tất cả mọi vụ việc "giết người hàng loạt" do xả lũ đều được nhà cầm quyền bảo kê bằng lý lẽ "xả lũ đúng quy trình".

Nếu xả lũ như vậy mà đúng quy trình, thì quy trình ấy đã được thiết kế để thả sức giết dân đổi lấy tiền bạc cho những nhóm lợi ích đứng sau các nhà máy thủy điện ?!

Báo chí và mọi công dân Việt Nam cần kiên trì, mạnh mẽ, theo đuổi đến cùng để đòi công lý cùng sự an toàn cho người Việt Nam. Đó còn là nghĩa đồng bào tối thiểu.

Nếu sự việc xảy ra đúng như cảnh báo, sắp tới, Việt Nam sẽ còn vô số người chết oan ức vì xả lũ thủy điện "đúng quy trình".

Bao nhiều người chết nữa thì ngành thủy điện và nhà cầm quyền mới động tâm ?

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 13/08/2018 (vothihao's blog)

(1) http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/104/51/11463/Default.aspx

(2) http:/vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/lu-cuon-phang-moi-thu-o-yen-bai-dan-roi-ban-vua-di-vua-khoc-464513.html

(3) http://cafef.vn/da-co-hon-800-du-an-thuy-dien-duoc-phe-duyet-tai-viet-nam-20180809141740229.chn

Published in Diễn đàn
mercredi, 18 juillet 2018 07:08

Thủy điện và oan hồn dân Việt

Thủy điện – “đồng tiền vấy máu” nhân danh năng lượng ?

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP. Việt Nam có tới hơn 70% dân số đối mặt với các rủi ro từ nhiều loại hình thiên tai. Trong vòng hai thập kỷ qua, các đợt thiên tai ở Việt Nam đã làm hơn 13.000 người bị thiệt mạngvà các tài sản bị thiệt hại tính ra hơn 6,4 tỉ USD. 

xalu1

Bom nước từ xả lũ thủy điện Lai Châu

Thiêt hại do thiên tai ở Việt Nam chỉ là một, như mưa lớn, thì nhân tai- cụ thể là làm thủy điện tràn lan và xả lũ gây lũ ống lũ quét lại làm tăng thiệt hại liên tiếp những đợt thảm họa hủy diệt cả nhiều vùng. Mỗi khi mùa mưa đến lại là dịp thủy điện tha hồ bấm nút xả lũ giết hàng loạt dân ở vùng hạ lưu mà không phải chịu trách nhiệm gì dưới sự bảo kê của quan chức chính quyền.

Số người chết và thiệt hại đương nhiên vì thế càng tăng. Năm 2017, chỉ tính riêng vụ xả lũ vào dịp 13 tháng 10 /2017 cũng đã khiến hơn 70 người thiệt mạng, hơn 200 ngôi nhà bị sụp đổ, hơn 40 ngàn ngôi nhà bị ngập, hơn 9000 gia súc và hàng trăm ngàn gia cầm chết đuối…

Năm 2018, tai họa đến sớm hơn. Dịp 25/6/2018, “Bom nước” Thủy điện Lai Châu mở cùng lúc khoảng 7 cửa xả lũ với tốc độ nước hơn 8.000m³/s đã góp phần tạo nên đợt lũ quét, lũ ống kinh hoàng khiến cho ít nhất 31 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng, chưa kể những vùng khác.

Một đập thủy điện nhỏ thôi cũng có thể là một quả bom nước cuốn trôi cả một vùng khi người ta bấm nút xả lũ ồ ạt. Và con số thiệt hại là không thể thống kê, không thể tưởng tượng nổi, vì Việt Nam hiện có khoảng 7.500 nhà máy thủy điện, đập dang, hồ chứa, công trình thủy lợi trên 10 hệ thống sống ngòi chính ở Việt Nam.

Chừng ấy chưa thỏa mãn lòng tham của đám lợi ích nhóm hủy diệt môi trường giết dân, ngày 9/10/2017, đại diện Hiệp hội năng lượng Việt Nam công bố rằng Việt Nam nên đầu tư thêm khoảng 400 nhà máy thủy điện nữa.

Việc khai thác tài nguyên nước để bán điện thu tiền đã trở thành một cuộc đua hỗn loạn để lại quá nhiều thi thể của người dân Việt Nam, thi thể của rừng, của môi trường và từng mảnh xác thân đất nước.

Đặc biệt kỳ lạ là sự vô trách nhiệm, sự nhẫn tâm chưa từng có trên thế giới của những người hữu trách trong việc quản lý và kiểm soát “giặc” thủy điện. Mỗi một trận xả lũ gây “đại hồng thủy” của họ, đáng lẽ phải tổ chức một quốc tang cho các nạn nhân và những kẻ giết người hàng loạt phải ra tòa đền mạng, phải đóng cửa những công trình thủy điện không đủ tiêu chuẩn, vận hành không an toàn, tham lam tích nước thật nhiều vượt quá mức an toàn để bán điện thu tối đa lợi nhuận. Vì thế chỉ cần một trận mưa lớn đầu nguồn là hồ đã đầy tràn và chúng bấm nút xả lũ, thường xả bất ngờ hoặc xả trộm vào ban đêm và tạo ra hậu quả giết người hàng loạt.

Nhiều nhà báo, nhà khoa học, luật sư đã vào cuộc. Rất nhiều điều tra nêu ra những chứng cứ không thể chối cãi về tội ác của những kẻ nói trên, nhưng mọi việc vẫn đâu hoàn đó.

xalu2

Tang thương lũ lụt tháng 10/2017

Nhà báo Nguyễn Phan – trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ khu vực Tây nguyên – đã nói : “Không một nhà chuyên môn, cơ quan chức năng nào giúp được chúng tôi trong việc lập sơ đồ vị trí các nhà máy thủy điện ở Tây nguyên. Đơn giản vì nhiều quá ! Nhiều đến độ các nhà chuyên môn bảo rằng chấm đâu trên bản đồ cũng trúng” !

Sự quản lý và lương tâm của đảng, chính phủ để đâu mà để thủy điện ngang nhiên lộng hành giết người như vậy ?

Năm 2013, sau khi thủy điện miền Trung xả lũ làm gần 50 người chết, đã có một số đại biểu Quốc hội chát vấn các bộ Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường Điện lực Việt Nam cùng lãnh đạo các địa phương về việc để xẩy ra tình trạng xả lũ thủy điện và yêu cầu Bộ Công an phải làm đúng trách nhiệm của mình trong việc điều tra nguyên nhân, sai phạm trong việc xả lũ thủy điện đồng thời yêu cầu bổi thường cho dân và truy tố những kẻ vì phạm.

Bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về thủy điện, nhưng khi để xảy ra xả lũ bất ngờ chết người.

Nhưng thay vì xử lý thì Bộ Công thương hết mực bao che và đổ tại thời tiết, xác nhận là “xả lũ đúng quy trình”. Họ cũng không nói gì đến chuyện ai chịu trách nhiệm bổi thường cho dân. Họ hứa sẽ rút giấy phép, tổng kiểm tra rà soát nhưng rồi vẫn không làm và tiếp tục cho các nhà máy thủy điện tiếp tục hoành hành.

Được biết, đến nay, đã nhiều mùa lũ trôi qua, hầu như các chủ dự án chưa hề có động thái giúp người dân khắc phục hậu quả, đền bù”.

xalu3

Trẻ em ở Quảng Bình sống trong mùa lũ

Trong khi đó, năm nào mưa nhiều, thì thủy điện càng lãi to và dân chết càng nhiều. Theo báo cáo tài chính, năm 2017 nhiều doanh nghiệp thủy điện lãi lớn. “Năm 2018, báo lãi quý 1 tăng trưởng so với cùng kỳ trong đó SBA lãi ròng tăng 7,8%, S4A lãi tăng 50%, SCH lãi tăng 28%… Nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng được các doanh nghiệp ngành này đưa ra là do thời tiết thuận lợi giúp sản lượng điện tăng”.

xalu4

Vượt qua sông lớn để đến trường bằng một con thuyền đơn sơ, nguy hiểm có thể ập đến bất kỳ lúc nào.

Dân trộm quả mít bị 12 tháng tù giam, giết người hàng loạt thì được bảo kê :

Không thể không phẫn nộ khi bất công là đặc tính nổi bật nhất của nhà cầm quyền Việt Nam. Gần đây nhất, tháng 2/2018, tòa án đã xử 4 thanh niên nghèo hái trộm 7 trái mít tổng cộng lên tới 36 tháng tù giam, trong khi những vụ án phá rừng, quy hoạch sai, vận hành hồ chứa và xả lũ giết người hàng loạt thì lại không ai hề hấn gì !

Vì sao nhà cầm quyền nơi nơi cho công an đánh đập, khủng bố giam cầm dân xuống đường ôn hòa bày tỏ nguyện vọng bảo vệ đất nước, dân oan bị cướp đất, xử tới hàng chục năm tù những blogger chỉ bày tỏ chính kiến, mà lại một mực dung dưỡng những kẻ tàn hại đất nước trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, trong đó có tội ác trong thủy điện ?!

Nén bạc đâm toạc mạng dân ! Sự bất công và ô nhục trong bộ máy quan chức đã lên đến đỉnh điểm. Mọi người không thể khoan nhượng, cần đấu tranh đến cùng để ngăn chặn tội ác này.

Võ Thị Hảo

Nguồn Thoibao.de, 18/07/2018

Published in Diễn đàn

Thụy Điển : Chiến lược quân sự mới để đối phó với Nga

Trong những ngày này, tại công viên Gardet, ngay tại trung tâm thủ đô Stockholm, Thụy Điển, đang diễn ra nhiều cuộc tập trận : lính bộ binh đáp xuống thảm cỏ từ máy bay trực thăng Black Hawk, xe bọc thép lao hết tốc lực, binh lính nhảy dù, đạn pháo được bắn ra và các dàn pháo phòng không được kích hoạt … Đó là một trận chiến giả định mà quân đội Thụy Điển muốn người dân được chứng kiến.

nga1

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven gặp các binh sĩ tham gia tập trận Aurora 17 ở ngoại ô Stockholm ngà 15/09/2017.TT News Agency/Jessica Gow via Reuters

Trong bài viết "Thụy Điển tập trận để thay đổi chiến lược quân sự", báo Le Figaro trích phát biểu của thiếu tá Andersson theo đó tại Pháp có diễu binh và binh lính cũng thường đi tuần tra trên phố. Ở Thụy Điển thì không như vậy, người dân không quen với sự hiện diện của quân nhân, nhất là khi họ đang triển khai hoạt động. Và đây là lần đầu tiên người dân được trải nghiệm. Tham mưu trưởng Andersson tin rằng việc cho họ thấy khả năng hoạt động của quân đội là rất quan trọng.

Tập trận ngay tại trung tâm thủ đô Stockholm diễn ra trong bối cảnh Thụy Điển vừa kết thúc cuộc tập trận Aurora 2017 quy mô lớn chưa từng có từ 23 năm nay, kéo dài 3 tuần, quy tụ gần một nửa số quân nhân Thụy Điển - hơn 19.000 người và hơn 1.500 binh lính Mỹ, Pháp và các nước láng giềng vùng Scandinave và Baltic.

Kịch bản của chiến dịch Aurora 2017 giả định Thụy Điển bị một "quốc gia từ phía Đông" tấn công. Theo ông Niklas Granholm, giám đốc nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu Thụy Điển về quốc phòng, sự kiện này đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về chiến lược quân sự để đối phó với Nga, bởi vì ai cũng hiểu mối đe dọa từ "quốc gia giả định từ phía Đông" là nhằm ám chỉ mối đe dọa từ nước Nga, nhất là sau vụ Moskva sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và xung đột với chính quyền Kiev.

Theo Le Figaro, Stockholm khẳng định Thụy Điển đã phải gánh chịu hậu quả từ vụ sáp nhập trên. Trong khi tăng cường các hoạt động quân sự tại vùng Baltic, Nga đã nhiều lần xâm phạm không phận và hải phận của Thụy Điển, chẳng hạn vào mùa thu năm 2014, một tàu ngầm mà cho tới nay nguồn gốc vẫn chưa được xác định, đã tiến vào quần đảo Stockholm.

Báo chí Thụy Điển cũng thường xuyên đăng tải các bài viết báo động về việc Nga phát triển kho vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin dọa sẽ không để yên nếu Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Cho dù chính phủ Thụy Điển hiện chưa nghĩ tới kịch bản trên, nhưng họ đang ngày càng xích gần hơn về phía NATO.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, các cuộc tập trận của Thụy Điển còn nhằm thuyết phục dân chúng rằng đã tới lúc đầu tư trở lại vào quân đội, rằng phòng vệ đất nước là "một ưu tiên của toàn xã hội". Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển đã ngưng hoàn toàn việc phát triển quân đội. Năm 2013, tướng Sverker Goranson, khi đó là tham mưu trưởng, khẳng định quân đội Thụy Điển chỉ cầm cự được tối đa 1 tuần trong trường hợp bị tấn công.

Quyết định tăng ngân sách quốc phòng vào năm 2015, lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm qua, đã chấm dứt giai đoạn trên. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự cũng được thiết lập lại sau khi bị tạm ngưng vào năm 2010. Và thông báo hôm 16/08 vừa qua của thủ tướng Stefan Lofven về việc duy trì tăng thêm ngân sách quốc phòng gần 8 tỉ couronne (840 triệu euro) cho giai đoạn 2018-2020 cũng là một "tín hiệu quan trọng gửi tới các nước xung quanh".

Cho dù nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra tại nhiều thành phố để phản đối chiến dịch Aurora 2017, nhắc nhở chính quyền về truyền thống yêu chuộng hòa bình và trung lập của Thụy Điển, quốc gia không hề có xung đột trên lãnh thổ từ suốt 2 thế kỷ nay, nhưng đối với cuộc tập trận trong công viên Gardet ở Stockholm mà Le Figaro gọi là "cuộc trình diễn quân sự cho đông đảo quần chúng", người dân thủ đô lại tỏ ra vô cùng hào hứng. Hơn 80.000 người đã tới xem tập trận. Một phụ nữ đi cùng các con giải thích thế giới nay đã trở nên bất ổn, bà yên tâm hơn khi thấy quân đội có khả năng phòng vệ trong trường hợp bị tấn công.

Mỹ - Trung : Cuộc gặp tay đôi khác thường ở Bắc Kinh

Ngày 23/09/2017, tại Bắc Kinh, ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp gỡ ông Vương Kỳ Sơn, nhân vật số hai của chế độ Trung Quốc và là cánh tay phải của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong bài viết "Cuộc gặp tay đôi khác thường ở Bắc Kinh" trên Le Monde, tác giả Alain Frachon đặt câu hỏi : Tại sao lại có cuộc gặp gỡ như vậy giữa hai đối thủ ?

Mặc dù bị Nhà Trắng sa thải ngày 18/08, nhưng ông Bannon vẫn là nhân vật thân cận nhất với tổng thống Mỹ. Vốn là một nhân vật bài xíchTrung Quốc, khi trở lại điều hành trang mạng cực hữu Breitbart News, ông Bannon lại giương cao ngọn đuốc dân tộc chủ nghĩa kinh tế của Donald Trump, chống Trung Quốc, quốc gia mà tổng thống Donald Trump coi là con buôn hám lợi, cạnh tranh không lành mạnh, thủ phạm "tàn sát xã hội", đẩy một phần tầng lớp công nhân và trung lưu Mỹ vào tình cảnh bấp bênh, rượu chè, nghiện hút.

Trong khi đó, ông Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, một trong bảy ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, là lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng, một chiến dịch nhằm tiêu diệt các nhân vật có thể trở thành đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình.

Theo tác giả Alain Frachon, cuộc đối thoại giữa Steve Bannon và Vương Kỳ Sơn nhằm đề cập tới thái độ bài xích Trung Quốc đang gia tăng ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Nhà Trắng. Bắc Kinh lo ngại Washington bảo hộ mậu dịch để đối phó với nền kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. 20 năm qua, Châu Âu và Hoa Kỳ theo chính sách thân Bắc Kinh : thỏa thuận tự do mậu dịch với Trung Quốc được cho là có lợi cho cả đôi bên. Giờ đây, mọi chuyện không còn tốt đẹp như trước.

Ông Vương Kỳ Sơn biết cần làm gì để thuyết phục ông Steve Bannon, người đã nói rằng Mỹ có thể sẽ tiến hành chiến tranh kinh tế chống Trung Quốc, một quốc gia từ 4000 năm nay "chỉ tìm cách đi chinh phục các nước láng giềng", một quốc gia "chuyên cạnh tranh không lành mạnh" và "đánh cắp sở hữu trí tuệ". Cũng theo ông Steve Bannon, "tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang nổi lên nhờ việc "bóp chết" tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ". Cựu cố vấn Bannon kết luận Washington "phải thay đổi tương quan lực lượng với Bắc Kinh".

Trung Quốc, cũng như các con rồng Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đều theo sách lược theo đó công nghiệp trong nước được Nhà Nước đỡ đầu, hỗ trợ, bảo hộ cho tới khi có thể đương đầu với các đối thủ quốc tế. Không những thế, Tập Cận Bình còn nâng cao vai trò của Nhà Nước đối với nền kinh tế, thậm chí ép buộc các doanh nghiệp "phục vụ đảng".

Còn về phần tổng thống Mỹ, thông tín viên Arnaud Leparmentier của báo Le Monde ở New York nhận xét rằng, cho dù ông Donald Trump ra "những lời tuyên chiến hùng hồn như sấm vang" nhắm vào Trung Quốc, nhưng những gì ông ấy làm lại chẳng nhiều nhặn gì, hiện mới chỉ có một cuộc điều tra về thép Trung Quốc và nạn ăn cắp bản quyền đang được tiến hành.

Monde kết luận Châu Âu và Mỹ đang lo ngại làm thế nào để đối phó với Trung Quốc, cường quốc về công nghệ số, công nghiệp hàng không, trí tuệ nhân tạo và các loại năng lượng trong tương lai. Và đó chính là mục đích cuộc trao đổi giữa chiến lược gia cực hữu của Mỹ với nhân vật quan trọng thứ hai trong chính quyền Trung Quốc.

Pháp : Kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại

Chuyển sang nước Pháp, báo Libération thông báo "kinh tế tăng trưởng trở lại". Theo Viện Thống Kê Pháp Insee, tăng trưởng kinh tế năm 2017 của Pháp sẽ đạt 1,8%, sau nhiều năm chỉ đạt mức 1%. Đây là một tin vui cho chính quyền của tổng thống Macron, cho dù mức tăng trưởng của Pháp vẫn thấp hơn mức trung bình 2,2% của các nước trong khu vực đồng euro.

Sản xuất công nghiệp của Pháp gặp thuận lợi nhờ thương mại thế giới hồi phục. Xuất khẩu tăng mạnh thêm 3,3% so với mức tăng 1,9% vào năm 2016. Xây dựng cũng phát triển nhờ nhu cầu nhà ở của người dân tăng mạnh, trong khi sản xuất công nghiệp cũng hồi phục sau một năm mất mùa do thời tiết xấu. Và cuối cùng, lĩnh vực dịch vụ, nhất là nhà hàng - khách sạn và giao thông tăng trưởng tốt nhờ sự quay trở lại của du khách quốc tế và nhu cầu của người dân trong nước.

Trứng gà nhiễm độc Fipronil : nước Pháp hưởng lợi

Trở lại vụ tai tiếng trứng gà nhiễm độc Fipronil làm rúng động Châu Âu thời gian qua, báo kinh tế Les Echos có bài viết "Trứng nhiễm độc Fipronil : một vụ tai tiếng mang lợi cho nước Pháp".

Việc tiêu hủy hàng loạt gà tại nhiều nước, nhất là Bỉ và Hà Lan, đã khiến ngành công nghiệp sản xuất trứng gà ở Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề. Người dân Châu Âu quay sang tìm mua trứng gà của các cơ sở chăn nuôi tại Pháp vì trứng của Pháp không bị nhiễm độc fipronil. Nông dân Pháp hưởng lợi do nhu cầu mua trứng và giá trứng tăng. Pháp trở thành nước sản xuất trứng đứng đầu Châu Âu (14,3 tỉ quả trứng), trên cả Ý. Tạm thời, giá trứng trong nước vẫn không tăng. Còn về nhu cầu trứng của người dân Pháp, nhu cầu trứng gà bio tăng 13%, trứng gà nuôi thả tăng 6.7% còn trứng gà nuôi nhốt giảm 7,5%.

Venezuela : Công nghiệp dầu lửa bị tàn phá

Nhìn sang Châu Mỹ, trong bài viết "Ở Venezuela, ngành công nghiệp dầu lửa bị tàn phá", Le Monde cho biết cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, nạn tham nhũng, quản lý yếu kém và giá đã khiến sản xuất dầu lửa của Venezuela giảm sút. Không chỉ khan hiếm lương thực, thực phẩm và thuốc men, giờ đây Venezuela còn thiếu thốn cả chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày. Điều oái oăm là cho dù Venezuela sở hữu những mỏ dầu lớn nhất hành tinh, nhưng người dân lại phải kiếm củi về để đun nấu vì họ không có chất đốt.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm tới cuộc khủng hoảng Catalunya qua hàng tít "Giữa Madrid và Barcelona, đối thoại là không thể". Vua Felipe VI của Tây Ban Nha phê phán sự bất trung không thể chấp nhận được của vùng Catalunya. Đáp lại, lãnh đạo Carles Puigdemont cho rằng vua Felipe VI đã khiến người dân vùng Catalunya vô cùng thất vọng.

Quan tâm tới thời sự nước Pháp, báo Le Figaro chạy tít "Người con trai giấu mặt của Sarkozy", ám chỉ tổng thống Pháp đương nhiệm. Le Figaro gọi Emmanuel Macron là "vị tổng thống của người giàu" có khuynh hướng đả kích dữ dội. Le Figaro cho rằng ông Macron khiến người ta nhớ tới tổng thống Nicolas Sarkozy, người đắc cử năm 2007.

6/10 là ngày giải Nobel Hòa Bình được công bố, báo công giáo La Croix quan tâm tới những cuộc chiến không được công chúng biết đến nhiều và kêu gọi "Đừng im lặng trước những vụ xung đột bị lãng quên".

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo về tác hại của thủy điện gây lũ lụt

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 24/07/2017

Published in Video
Trang 2 đến 2