Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với NATO về hành động ‘gây hấn" của Nga (VOA, 31/03/2017)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết ông s tho lun v "hành động hung hăng ca Nga Ukraine" khi ông gp các đng minh NATO hôm th Sáu.

nato1

Ngoại trưởng M Rex Tillerson (th hai t bên phi) đang tho lun ti tr s ca khi NATO, Brussels, B, ngày 31/3/2017.

Vừa đt chân đến Brussels, nhà ngoi giao hàng đu ca Hoa Kỳ nói theo ông, có ba lĩnh vc quan trng đ tho lun : các ngun lc cho s mnh ca NATO, cuc chiến chng khng b của NATO, bao gm cuc chiến chng Nhà nước Hi giáo và v thế ca NATO Châu Âu, "đc bit là phn ng ti Đông Âu v hành đng hung hăng ca Nga Ukraine và nhng nơi khác".

Phát biểu ca ông Tillerson liên quan đến Moscow là mt trong nhng phát biu mạnh m nht mà chính quyn Tng thng Trump tng đưa t khi lên nm quyn vào tháng Giêng năm nay.

Ông Tillerson đến thăm Brussels mt ngày sau khi gp g các quan chc hàng đu ca Th Nhĩ Kỳ Ankara, th đô nước này.

Ông ca ngợi Th Nhĩ Kỳ là mt đng minh đáng tin cậy sau cuc hp vi Tng thng Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đo khác hôm th Năm.

Ông Tillerson nhấn mnh tm quan trng ca Th Nhĩ Kỳ trong cuc chiến chng li Nhà nước Hi giáo.

Tuy nhiên, hai đồng minh NATO này vn tranh cãi v s hu thun mà Washington dành cho PYD, nhóm người Kurd Syria đang chiến đu chng li Th Nhĩ Kỳ,và lc lượng dân quân YPG trong cuc chiến chng các phn t ch chiến Nhà nước Hi giáo.

Ankara tố cáo PYD là một t chc khng b liên kết vi Đng Công nhân Kurdistan (gi tt là PKK).

Trong một cuc hp báo chung, Ngoi trưởng Th Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhn mnh lp trường ca Th Nhĩ Kỳ phn đi vic M hu thun nhóm người Kurd PYD, nhưng không trc tiếp ch trích chính quyn ông Trump.

**************************

Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga "xâm lược" Ukraine (RFI, 31/03/2017)

nato2

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại cuộc họp ngoại trưởng NATO tại Bruxelles ngày 01/03/2017. REUTERS/Virginia Mayo/Pool

Ngay khi vừa đặt chân đến Bruxelles để tham gia hội nghị ngoại trưởng NATO đầu tiên của ông từ khi nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 31/03/2017 đã tố cáo hành vi "xâm lược" của Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraine.

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tillerson đã tuyên bố : "Chúng tôi muốn có một cuộc thảo luận về vị trí của NATO ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đông Âu, để đối phó với sự xâm lăng của Nga ở Ukraine và các nơi khác".

Từ thời tổng thống Barack Obama, Washington đã lên án và có các biện pháp trừng phạt Nga kể từ năm 2014 về các hành vi của Moskva tại Ukraine, trong đó có việc xâm chiếm Crimea và ủng hộ phiến quân thân Nga ở phía đông nước láng giềng.

Qua phát biểu của ngoại trưởng Tillerson, lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Nga có vẻ không thay đổi, cho dù quan điểm của tân tổng thống Mỹ Donald Trump là muốn xích lại gần đồng nhiệm Nga Vladimir Poutine.

Một vấn đề quan trọng khác cũng đã được ông Tillerson nhấn mạnh, đó là yêu cầu các nước Châu Âu tôn trọng chỉ tiêu tối thiểu là dành 2% GDP cho quốc phòng, điều mà chỉ mới có 4 nước Châu Âu thực hiện.

Hồ sơ chống khủng bố, cũng đã được ông Tillerson nêu bật. Các ngoại trưởng Châu Âu và Canada đang muốn biết Washington nói chính xác là chờ đợi NATO làm gì trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daesh ở Iraq và Syria.

Trước nhà báo, ngoại trưởng Mỹ giải thích là muốn "thảo luận về sự tham gia vốn đã rất quan trọng của NATO trong cuộc chiến chống Daesh và chống những hành động khủng bố khác mà NATO có thể đóng góp và cuối cùng mang lại ổn định cho Trung Đông".

Theo AP, NATO đã gởi quân tham gia chống quân nổi dậy ở Afghanistan, huấn luyện sĩ quan Iraq để quân đội Iraq chống lại thành phần cực đoan, nhưng không mấy hứng thú trong việc triển khai quân trong chiến dịch chống khủng bố. Các đồng minh trong NATO cho là liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo có vai trò lãnh đạo trong các chiến quân sự, chứ không phải NATO.

Trọng Nghĩa

*******************

Nga muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Bắc Cực (RFI, 30/03/2017)

nato3

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm vùng Alexandra Land ở dẫy đảo Franz Josef Land, vùng Bắc Cực thuộc Nga, ngày 29/03/2017. REUTERS/Sergei Karpukhin

Diễn Đàn Quốc Tế về Bắc Cực lần thứ tư được tổ chức từ ngày 28 đến 30/03/2017, tại Arkhangelsk, Nga, với sự tham dự của tất cả các nước nằm kế cận Bắc Cực (Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Greenland) cũng như các quốc gia quan tâm đến những thách thức thương mại tại đây, như Trung Quốc, Nhật Bản. Bởi vì Bắc Cực có một vị trí chiến lược về mặt quân sự và thương mại. Nhất là khi nhiệt độ trên trái đất tăng, làm tan băng, giúp cho việc khai thác trở nên dễ dàng hơn. Do vậy, từ nhiều năm qua, Nga đã không dấu diếm tham vọng của mình đối với vùng Bắc Cực.

Thông tín viên Muriel Pomponne từ Moskva cho biết thêm thông tin :

Dimitri Rogozine, phó thủ tướng Nga phụ trách tổ hợp công nghiệp quân sự, ngay từ năm 2015, đã giải thích : Bắc Cực, đó là lãnh thổ của chúng ta và chúng ta sẽ bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng ta cũng sẽ làm ăn tại đây.

Để khẳng định sự hiện diện của mình, Nga đã triển khai một hạm đội 40 tàu phá băng tại vùng này, trong đó có một tàu phá băng mới của quân đội. Nga cũng xây dựng tại Bắc Cực một căn cứ và tổ chức các cuộc tập trận trên quy mô lớn.

Thế nhưng, Nga rất muốn chứng minh rằng thềm lục địa của nước này trải dài, vượt ra ngoài giới hạn 200 hải lý hiện nay, để đòi thêm 1,2 triệu cây số vuông.

Bởi vì Bắc Cực chiếm tới 20% trữ lượng dầu lửa của thế giới và khác với Nam Cực, lãnh thổ này không nằm trong phạm vi điều chỉnh của các thỏa thuận quốc tế. Nơi đây thu hút sự quan tâm của các tập đoàn dầu khí lớn. Ví dụ dự án khí đốt rất lớn của hãng Total đang được hoàn tất, ở phía bắc bán đảo Yamal.

Nga không chỉ muốn khai thác vùng này mà còn muốn kiểm soát các hoạt động trung chuyển dầu khí thông qua tuyến đường mới ở phía bắc, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Các nước kề cận như Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch cũng muốn tham gia kiểm soát tuyến đường này mới này.

******************

Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi Châu Âu : Chi nhiều hơn cho quốc phòng (RFI, 31/03/2017)

nato4

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái ) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ( phải ) tại Bruxelles ngày 31/03/2017. EMMANUEL DUNAND / AFP

Tại hội nghị đầu tiên của ông với các đồng nhiệm còn lại trong khối NATO vào hôm nay, 31/03/2017, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã nhấn mạnh đến nhu cầu của Liên Minh là phải có đủ "nguồn lực, tài chánh cũng như những phương tiện khác", để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Dấu nhấn đặt trên từ tài chánh chính là thông điệp quan trọng nhất mà chính quyền Donald Trump gởi đến các đồng minh, chủ yếu là Châu Âu trong NATO : Phải chi phí nhiều hơn cho quốc phòng, và tối thiểu là phThông điệp cứng rắn của Mỹ gởi Châu Âu : Chi nhiều hơn cho quốc phòng và tối thiểu là thực hiện cam kết dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự.

Tại Bruxelles, trước mặt ngoại trưởng của 27 thành viên còn lại trong NATO, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã tuyên bố : "Các đồng minh nào chưa có chương trình cụ thể để dành 2% GDP cho quốc phòng từ nay cho đến năm 2024 phải đưa ra kế hoạch ngay từ bây giờ. Còn những ai đã có chương trình, thì cần phải đẩy mạnh nỗ lực của mình và tạo ra kết quả".

Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, tuyên bố này của ông Tillerson giống như một lời đe dọa, theo đó Hoa Kỳ sẽ chỉ yểm trợ về quân sự cho quốc gia thành viên nào tôn trọng cam kết chung là có một ngân sách quốc phòng tương đương với 2% GDP của họ.

Phải nói là yêu cầu của Mỹ có phần hợp lý, vì lẽ cho đến nay, trong 28 quốc gia khối NATO, Hoa Kỳ là nước phải gánh vác đến 68% tổng chi phí quốc phòng của toàn khối.

Trong nhiều năm qua, và dĩ nhiên là ngay cả trước khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, chính phủ Mỹ vẫn luôn luôn phàn nàn về sự mất cân đối trong việc chi phí cho cơ cấu chung là NATO, với Hoa Kỳ phải gánh vác một phần quá nặng so với các đồng minh Châu Âu. Yêu cầu 2% GDP mà ông Tillerson nêu bật cũng chính là đòi hỏi của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.

Trước sự thúc ép của Mỹ, nhân một hội nghị thượng đỉnh NATO tại xứ Wales (Vương Quốc Anh) vào năm 2014, các nước Châu Âu đã cam kết đạt được mục tiêu này trong thời hạn 10 năm. Thế nhưn,g tính đến năm ngoái 2016, chỉ có 4 quốc gia Châu Âu là đạt yêu cầu : Hy Lạp, 2,38%, Anh Quốc, 2,21%, Estonia, 2,16%, và Ba Lan, 2%.

Trong số các nước còn lại chưa đạt yêu cầu, Pháp đứng đầu danh sách với 1,78%, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 1,56%, kế đến là Na Uy, 1,54%. Nước Đức, cường quốc Châu Âu cũng chỉ dành 1,19% GDP của mình cho quốc phòng.

Việc Châu Âu chi phí ít cho quốc phòng phải chăng đã có một hệ quả trông thấy : NATO hầu như phải dựa hoàn toàn vào Mỹ trong các lãnh vực như phương tiện tình báo, giám sát, do thám, cũng như khi cần chuyển quân nhanh chóng, tiếp liệu trên không. Bên cạnh đó, Châu Âu cũng phải dựa vào Hoa Kỳ trong lãnh vực chống tên lửa đạn đạo hay tiến hành chiến tranh điện tử trên không.

Trước những lời chỉ trích hợp lý của Mỹ, các nước Châu Âu đã cố bổ khuyết. Trong cuộc họp báo ngày 30/03, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ghi nhận rằng riêng trong năm ngoái, ngân sách quốc phòng các nước Châu Âu đã tăng bình quân 3,8%. Ngoài ra, NATO cũng đang nghĩ đến phương án buộc tất cả các nước thành viên thông qua những "kế hoạch quốc gia" mang tính chất ràng buộc để tăng đầu tư quân sự.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế