Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp : Macron tả xung ngăn Áo Vàng, hữu đột chống quan liêu

Những khó khăn mà tổng thống Emmanuel Macron đang gặp phải tại Pháp tiếp tục là chủ đề thu hút các tuần báo Pháp, đặc biệt qua trang bìa hai tạp chí lớn là L’Express Le Point.

debat1

Tổng thống Emmanuel Macron và các thị trưởng Pháp trong dịp khởi động cuộc Thảo luận toàn quốc tại Bourgtheroulde ngày 15/01/2019. Reuters/Philippe Wojazer/Pool

Trong khi L’Express chạy tựa "Vì sao ông ấy – tức là tổng thống Macron - sẽ không thay đổi", Le Point chú ý nhiều hơn đến một mặt trận thứ hai của vị tổng thống trẻ với câu hỏi lớn trang bìa "Macron với giới kỹ trị - tức là giới công chức cao cấp – Ai là sếp lớn ?".

Riêng tuần báo L’Obs thì quan tâm đến lãnh vực xã hội, với trang bìa nêu bật lời tố cáo "Thế kỷ này đạo đức thái quá" của một luật sư Pháp nổi tiếng Eric Dupond-Moretti, nói về tình trạng quyền tự do cá nhân của mỗi người đang bị xâm phạm hàng ngày.

Như thông lệ, Courrier International dành hồ sơ lớn cho thời sự quốc tế, với tựa lớn trang bìa : "Phải chăng nền dân chủ sắp tàn lụi ?", trong lúc tuần báo Anh The Economist không ngần ngại gây sốc với một từ hoàn toàn mới dùng làm tựa "Slowbalisation", kết hợp tính từ ‘slow’, nghĩa là ‘chậm chạp’, với phần đuôi của từ ‘globalisation’, tức là ‘toàn cầu hóa’. Nội dung hồ sơ chính của tuần báo Anh được giải thích ngay bằng chú thích bên dưới : "Tương lai của toàn cầu hóa".

Tổng thống Pháp tự tin là cuộc Đại Thảo Luận sẽ thành công

Như đã nói ở trên, L’Express đã giành hồ sơ chính cho tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cuộc Đại Thảo Luận Toàn Quốc mà ông khởi động với mục tiêu tham khảo ý dân nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Áo Vàng. Trang bìa của tờ báo tuy nhiên đã nêu bật nhận định theo đó ông Macron "sẽ không thay đổi" hướng đi, minh họa bằng một bức hình tổng thống Pháp không mặc veste, tay áo xắn lên cao, vẻ kiên quyết, đứng cầm micro nói chuyện giữa các thị trưởng Pháp.

Trong bài viết mở đầu hồ sơ dài 12 trang "Vì sao ông ấy sẽ không thay đổi", L’Express đã không ngần ngại so sánh đương kim tổng thống Pháp với nữ danh ca Edith Piaf lúc cô hát vang ca khúc nổi tiếng "Không, tôi không tiếc nuối điều gì" :

L’Express ghi nhận hóm hỉnh : "Có một cái gì đấy của Piaf nơi Macron, vẫn tiếp tục ngân nga "Không, không có gì phải luyến tiếc" về thuế ISF cũng như CSG. Có một cái gì đấy của Edith nơi Emmanuel, người "bất cần quá khứ để bắt đầu lại từ số không".

Nhưng nổi bật nhất, theo L’Express, là có tính chất Macron nơi vị tổng thống của nước Pháp, đã đặt tất cả lên bàn thương thảo trở lại, với niềm tin vững chắc là sẽ thuyết phục được mọi người. Ông đã tung ra một cuộc thảo luận lớn cho các công dân, lấy các ý kiến đóng góp.

Đó là một sự kiện tập thể, nhưng ông lại đặt mình vào trung tâm cuộc chơi : "Theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, ông đứng giữa các thị trưởng, mặc áo sơ mi (thoải mái chứ không trịnh trọng trong bộ veste), thu hút mọi mũi dùi công kích, mọi ánh mắt, vẻ đầy cảm hứng, xuất thần".

Đối với L’Express, buổi tiếp xúc và hỏi đáp trực tiếp kéo dài hơn 6 tiếng ngày 15/01 giữa ông Macron với khoảng 600 thị trưởng thành phố và thị xã lớn, nhỏ ở vùng Normandie, miền Tây nước Pháp, là biểu tượng của chiến dịch tranh thủ và thuyết phục người dân mà tổng thống Pháp đã khởi động, với một kết quả được chính ông đánh giá là tích cực.

L’Express tiết lộ : Sau cuộc gặp, ông Macron cho biết là đã xem cuộc thảo luận lớn đó như là một cơ may, một dịp để tìm lại sự yên bình, vì khi mà người ta vẫn đối thoại được với nhau, thì không thể nói đến sự tuyệt giao.

Ông Macron đã yêu cầu ê-kíp của ông theo dõi lượng người theo dõi sự kiện đó trên truyền hình, và kết quả ghi nhận ngày hôm sau là có 1,25 triệu người đã xem chương trình trên kênh BFMTV, không có tình trạng bỏ qua các đài lớn khác để xem chương trình tin tức truyền thống khi đến giờ bản tin.

Một người trong giới thân cận tổng thống xác nhận với L’Express rằng : "Tổng thống rất vui mừng về cuộc thảo luận lớn, ông nhận thấy đây là một phương thức để khôi phục lại tính chính đáng, và lấy lại được những gì ông đã làm năm 2017".

Áo Vàng đòi cải tổ nhanh, nhưng Macron gặp sức ì của hệ thống quan liêu

Cũng về những khó khăn mà tổng thống Macron đang gặp phải ngay tại Pháp, tuần báo Le Point đã dành hồ sơ trang nhất cho quan hệ không mấy suông sẻ giữa người lãnh đạo nước Pháp - muốn công việc được tiến hành nhanh chóng, với guồng máy quan liêu hành chánh Pháp, nổi tiếng là chậm chạp.

Tạp chí Pháp đã dành cho vấn đề này một hồ sơ 5 trang, và nhận thấy là không ưa ông Macron, không chỉ có những người Áo Vàng, mà còn có các nhà kỹ trị, "những công chức cao cấp bị cho là căn nguyên dẫn đến những trục trặc, hay lộn xộn trong việc thực hiện những cải cách, đôi khi tạo ra bế tắc".

Theo L’Express, bà Nathalie Loiseau, bộ trưởng đặc trách Châu Âu, đã nói nhỏ với một vài người rằng "tổng thống Macron rất bực mình với guồng máy hành chính".

Ông Alain Lambert, một cựu bộ trưởng, nay là chủ tịch Hội Đồng Chuẩn Mực Quốc Gia, cũng đồng ý với nhận xét trên. Trong một cuộc phỏng vấn dài dành cho Le Point, ông cho rằng "sức ì của hành chính Pháp là điều không thể lay chuyển được", vì vậy tổng thống Macron đã đụng vào sự cứng ngắc cực kỳ của hệ thống chính quyền trung ương.

Theo Le Point, đây là điều quả là rất đáng lo âu, tuy nhiên tạp chí cũng trấn an, cho rằng "các thị trưởng, xã trưởng là những vũ khí chống kỹ trị". Vấn đề là liệu cuộc Đại Thảo Luận có cho phép tổng thống Macron phát động cái mà ông gọi là "hiệp ước girondin" theo kiểu mà văn hào Lamartine từng khai sáng ra vào thế kỷ 19, phát huy "quyền lực cấp địa phương", tức những "tác nhân tại hiện trường".

Cần phải chống xu thế đạo đức thái quá

Trong lúc hai đồng nghiệp L’Express Le Point khai thác chủ đề chính trị, tuần báo L’Obs đã tập trung cho một đề tài xã hội, với hồ sơ chính lên án trào lưu gọi là "tư duy đúng đắn – bien pensance" hay "đúng đắn chính trị - politiquement correct", thường bị đả kích là đạo đức thái quá !

Trong hồ sơ chính mang tựa đề "Phiên tòa xét xử "tư duy đúng đắn", tuần báo Pháp đã giới thiệu luật sư Pháp nổi tiếng Eric Dupond-Moretti, tác giả của hơn 150 vụ thắng kiện với thân chủ được trắng án, và hiện đang trở thành nhân vật nổi tiếng, với những phát biểu thẳng thắn, bộc trực trên sân khấu, truyền hình, hay phim ảnh.

Trong bài phỏng vấn dành riêng cho L’Obs, vị luật sư này không ngần ngại lên án xu thế gọi là đạo đức thái quá đến mức cực đoan, xâm phạm đời tư và quyền tự do cá nhân chính đáng của con người.

Ông tố cáo : "Chúng ta đã mất đi quyền tự do của mình. Mất không phải ít đâu. Thông qua thẻ tín dụng, điện thoại di động, người ta biết tất cả điều bạn đã làm, đi đâu, sống ở đâu, ăn gì… Những điều đó đủ cho thấy là thời đại này như thế nào".

Ám chỉ đến trang mạng thông tin Mediapart nổi tiếng nhờ tiết lộ những thông tin được giữ kín, luật sư Moretti tự hỏi : "Giờ đây, còn nơi nào mà người ta có thể nói chuyện kín đáo được nữa ? Nguyên tắc giữ bí mật nơi xưng tội không còn nữa. Tôi không phải là cha xứ nên chẳng thấy phiền, nhưng đối với luật sư thì nguyên tắc giữ bí mật là điều thiết yếu. Ngày nay có một sự đòi hỏi minh bạch hóa, đòi được "nhìn xuyên thấu"… với sự đồng lõa của một số nhà báo mà người ta có thể tự hỏi là phải chăng họ đã trở thành công an ?".

Ông Moretti cũng chỉ trích phong trào phụ nữ #MeToo : "Việc tố cáo đàn ông về những hành động không đúng đắn, có thể vi phạm luật hình sự, là điều tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng việc tố cáo phải được đưa ra trước tòa án, chứ không phải trên mạng. Ta phải làm sao khi bị một phụ nữ tố cáo oan ức về một chuyện mà ta không hề làm ?".

Dân chủ lâm nguy ?

Liên quan đến những vấn đề quốc tế, Courrier International tuần này đã dành một hồ sơ dài về những mối đe dọa đang nhắm các thể chế dân chủ trên thế giới, được tóm tắt trong câu hỏi trang bìa "Nền dân chủ phải chăng đang tàn lụi".

Đối với Courrier International, một loạt sự kiện trong thời gian qua đã làm dấy lên quan ngại cho tương lai một số nền dân chủ trên thế giới, đang bị trào lưu dân túy đe dọa. Các ví dụ ngày càng nhiều, từ câu trả lời đồng ý ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit tại Anh, việc Donald Trump lên làm tổng thống Hoa Kỳ, cho đến sự kiện một liên minh "phản hệ thống" lên cầm quyền ở Ý hay sự hình thành một chế độ bóp nghẹt tự do tại Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, và mới đây là những cuộc biểu tình Áo Vàng tại Pháp.

Courrier International đã trích dịch một loạt bài báo ở Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, phân tích sâu về các trào lưu dân túy đang vươn lên ở nhiều nơi, mà một trong những nguyên nhân được cho là hiện tượng giới lãnh đạo ở thượng tầng nhà nước càng lúc càng xa rời quần chúng.

Dân chủ kỹ thuật số : Trợ thủ tốt cho dân chủ truyền thống

Tuy nhiên trong bài xã luận của mình mang tựa "Tôi gõ tên người (trên bàn phím), dân chủ ơi", Courrier International đã lạc quan nêu bật một trong những sáng kiến gần đây cho phép củng cố nền dân chủ : đó là tạo điều kiện cho người dân đề đạt nguyện vọng thông qua Internet.

Tuần báo Pháp trước hết nhắc lại sự kiện nổi bật gần đây là kiến nghị ủng hộ Vụ Kiện Thế Kỷ lưu hành trên mạng đã thu được hai triệu chữ ký. Đây là vụ các tổ chức phi chính phủ kiện nhà nước bất động trước hiện tượng thay đổi khí hậu. Đối với Courrier International, kết quả pháp lý của vụ kiện không quan trọng. Điều quan trọng là sự tham gia đông đảo của công dân mọi nơi đã nêu bật sức mạnh của nền dân chủ kỹ thuật số, tức là thể hiện qua phương tiện mạng Internet.

Tuần báo Pháp rất lý thú khi thấy rằng cho dù các mạng xã hội trên Internet bị vướng không ít tai tiếng, nhưng công cụ Internet cũng có thể phục vụ cho việc hiện đại hóa cơ chế dân chủ (cũ kỹ) của chúng ta.

Như thường khi, tấm gương đến từ vùng Bắc Âu. Latvia đã thử nghiệm từ năm 2010 trang Manabalss (Tiếng nói của tôi), cho phép công dân nêu lên ý kiến, đề đạt nguyện vọng. Đề nghị nào có đủ người theo ủng hộ, sẽ được Quốc hội xem xét sau đó. Và như thế, đã có 25 văn kiện được thông qua (và khoảng 12 đang được thảo luận). Phần Lan cũng có một hệ thống tương tự mang tên Citizens Initiative Act.

Theo Courrier International, những dự án nói trên cho phép hiện thực hóa những ý tưởng đến từ hiện trường, giúp cho các cuộc thảo luận của dân chúng thêm hữu ích.

Vấn đề là phải vượt qua hai trở ngại : Để có thể trở thành đáng tin cậy, trước hết dân chủ qua mạng phải minh bạch, sao cho kiểm tra được tính xác thực của các kiến nghị, và tránh được việc ngụy tạo chữ ký. Kế đến là phải công bằng. Hiện nay, như ở Pháp chẳng hạn, có khoảng nửa triệu hộ gia đình không có Internet.

Courrier International kết luận bằng nhận xét của chuyên gia Elisa Lironi : Nhờ không tốn kém nhiều mà lại hữu hiệu, thu hút được một thành phần dân chúng rộng lớn, dân chủ qua mạng tất yếu sẽ trở thành công cụ của tất các các chính phủ muốn tìm kiếm mối liên hệ thực thụ với người dân.

Tiến trình toàn cầu hóa bị hụt hơi

Cũng cùng quan tâm đến các vấn đề quốc tế, tuần báo Anh The Economist đã nêu bật một xu thế mới trong nền kinh tế : đó là sự kiện tiến trình toàn cầu hóa ngày càng có dấu hiệu bị chậm lại, một hiện tượng được minh họa ngay trang bìa bằng hình vẽ một con ốc sên mang trên lưng một quả địa cầu.

Trong bài xã luận, The Economist cho rằng với việc tiến trình toàn cầu hóa bị hụt hơi, một mô hình mới của thương mại thế giới đang ngày càng rõ nét cùng với những cái giá phải trả.

Theo tạp chí Anh, khi Hoa Kỳ đi theo chế độ bảo hộ mậu dịch cách đây hai năm, điều đó đã làm dấy lên những lời cảnh báo đen tối về tình hình gian khổ tương tự như những năm 1930. Ngày nay những lời tiên đoán không hay này có vẻ sai lệch.

Quả thật là kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng chậm lại. Và cũng quả thật những tập đoàn phương Tây hoạt động ở Trung Quốc, như Apple, có bị tác động. Nhưng tăng trưởng chung năm 2018 đã ở mức chấp nhận được, nạn thất nghiệp giảm bớt, và lợi nhuận gia tăng.

Vào tháng 11/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một thỏa thuận thương mại với Mexico và Canada. Nếu đàm phán vào tháng tới đây dẫn dến một thỏa thuận với chủ tịch Tập Cận Bình, thì thị trường bớt căng thẳng sẽ kết luận là cuộc chiến thương mại chỉ là trò chính trị nhằm đạt được một vài nhượng bộ nơi Trung Quốc, nhưng sẽ không làm nổ tung thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, The Economist cảnh cáo là sẽ sai lầm khi đánh giá dễ dãi như trên. Căng thẳng thương mại hiện nay đã tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và giờ đây đã trỗi dậy. Giữa các nước, đầu tư, thương mại, tín dụng ngân hàng, những dây chuyền cung ứng đều sụt giảm hay dậm chân tại chỗ so với GDP toàn cầu.

Đối với tuần báo Anh, tiến trình toàn cầu hóa đã nhường bước cho một tình trạng uể oải, có thể được gọi là slowbalisation – nghĩa là toàn cầu hóa chậm lại - theo như thuật ngữ đã được một quan sát viên Hà Lan sáng tạo vào năm 2015.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Pháp vẫn thu hút đầu tư bất chấp khủng hoảng Áo Vàng

Pháp trấn an giới đầu tư quốc tế trong bối cảnh khủng hoảng Áo Vàng tiếp diễn. Hy vọng và lo âu xen lẫn, trước triển vọng của cuộc Thảo luận toàn quốc tại Pháp.

phap1

Một cuộc diễu hành của các Ông già tuyết gần tháp Eiffel, ngày 20/12/2018 - Reuters / Charles Platiau - Ảnh minh họa.

Hố giàu nghèo trên thế giới tăng mạnh : tài sản của nhóm 26 tỉ phú giầu nhất hồi năm ngoái tăng thêm 900 tỉ đô la, trong lúc thu nhập của 3,8 tỉ người nghèo nhất giảm 11%. Trên đây là một số chủ đề lớn các báo Pháp hôm nay 21/01/2019.

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài nhận định về sức hút đầu tư của nước Pháp vẫn mạnh, bất chấp phong trào Áo Vàng.

Bài "Sức hút của nước Pháp vẫn còn mạnh" giới thiệu kết quả điều tra vừa công bố của công ty nghiên cứu trị trường Kantar theo yêu cầu của Business France. Nghiên cứu dựa trên việc phỏng vấn 500 nhà đầu tư nước ngoài tại 5 quốc gia Châu Âu (gồm Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển và Ireland). Theo đó, Pháp tiếp tục là quốc gia hấp dẫn thứ hai Châu Âu, sau Đức. Theo tổng giám đốc Business France, hình ảnh của nước Pháp ở nước ngoài "gần như" không bị ảnh hưởng bởi phong trào Áo Vàng, bởi các nhà đầu tư xem trọng "các thế mạnh khách quan" của một quốc gia như Pháp.

Hình ảnh xe hơi bốc cháy ngùn ngụt trên đại lộ Champs-Elysées cách nay ít tuần không khiến giới đầu tư hoảng hốt. Theo ông Marc Lhermitte, một chuyên gia về đầu tư quốc tế (người điều phối từ nhiều năm nay một mạng lưới đo lường sức hấp dẫn đầu tư tại 25 quốc gia), thì khủng hoảng Áo Vàng chủ yếu tác động đến hình ảnh nước Pháp trong dư luận bên ngoài, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư tại Pháp. Không nhà đầu tư nào có ý định ra đi, ngược lại với tình trạng sẵn sàng khăn gói tại Anh trước thời điểm Brexit đến gần.

Vẫn theo chuyên gia Marc Lhermitte, các nhà đầu tư đặc biệt chú ý đến các cải cách sắp diễn ra tại Pháp. Vấn đề chủ yếu đối với họ là nhận diện được chính xác xem cuộc khủng hoảng Áo Vàng hiện nay - gắn liền với những thay đổi lớn tại Pháp – có thể đảo ngược hay không các cải cách của chính phủ Pháp từ 18 tháng nay, nhằm cải thiện "mức linh hoạt và khả năng cạnh tranh" của nền kinh tế.

Theo tổng giám đốc Business France, Christophe Lecourtier, chính sách giảm thuế cho các công ty nước ngoài vẫn được giữ nguyên, trừ một vài tập đoàn lớn. Cũng như thuế ISF đánh vào tài sản của những người giàu.

Hôm nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức cuộc gặp với 120 nhà đầu tư nước ngoài tại lâu đài Versailles, cũng với mục tiêu nhấn mạnh là chính phủ sẽ không thay đổi đường lối trong "Hồi 2" của nhiệm kỳ 5 năm, được đánh dấu bằng sự trỗi dậy của phong trào Áo Vàng.

Bất bình đẳng toàn cầu tăng vọt : Một lựa chọn chính trị

Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế tăng vọt trong năm qua là hồ sơ lớn của nhật báo thiên tả Libération. 26 người giàu nhất thế giới, có tổng tài sản tương đương với một nửa nhân loại - 3,8 tỉ người nghèo nhất thế giới. Một phần trăm dân số thế giới chiếm hữu đến 45,6% thu nhập của nhân loại trong năm vừa qua. Bài xã luận của Libération mang tựa đề "Trơ tráo", nói đến khoảng cách chênh lệch kinh hoàng không bút nào tả nổi, chưa từng có câu chuyện cổ tích nào cho trẻ em nêu lên được điều này. Một thiểu số vô cùng nhỏ của nhân loại nắm quyền sở hữu một khối lượng tài sản khổng lồ, trong lúc hàng tỉ người dân không có điều kiện đi học, tiêm chủng, có được nước sạch, hay sống trong những điều kiện vệ sinh tối thiểu.

Libération có bài phóng sự mô tả Hồng Kông, như là một nơi tập trung mức độ bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới hiện nay, giữa một bên là những tỉ phú đi xe hơi sang, với chó được chăm sóc kỹ lưỡng, và bên kia là bốn, năm người sống chen chúc trong một căn hộ hơn 20 mét vuông, mà đó chưa phải là những người khốn khổ nhất.

Libération có bài phỏng vấn bà Winnie Byanyima, giám đốc Oxfam International. Bài mang tựa đề "Bất bình đẳng là một sự lựa chọn chính trị". Theo nữ giám đốc Oxfam, chính "chủ nghĩa tân tự do là gốc rễ của những khoảng cách kinh hoàng về tài sản giữa một nhúm nhà tỉ phú và hàng tỉ người nghèo".

Vấn đề chủ yếu là tình trạng bất bình đẳng gia tăng mạnh này được chính quyền đa số các nước khuyến khích, với chính sách ưu đãi về thuế má cho các công ty, ngược lại, siết chặt các đầu tư cho "các nhu cầu xã hội căn bản".

"Các bung xung" đánh lạc hướng dư luận

Giám đốc Oxfam khẩn thiết lưu ý đến việc là một số chính trị gia đã sử dụng "một số chiếc bung xung", như "người tị nạn", "Liên Hiệp Châu Âu", hay "Trung Quốc"… để tạo hỏa mù đánh lạc hướng dư luận, khiến xã hội quên đi một "vấn đề thực sự". Đó là "khuyết tật trầm trọng" của hệ thống kinh tế hiện nay.

Giám đốc Oxfam cũng nêu một số trường hợp tích cực mới đây như ở Thái Lan, ở Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế bị đánh thuế cao hơn, và số tiền này được sử dụng cho các dịch vụ công ích cơ bản, như sức khỏe, giáo dục…, vốn là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo bà, đáng tiếc là ít quốc gia đi theo con đường này, mà thậm chí người ta làm ngược lại : tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư và giảm đầu tư cho các dịch vụ công ích cơ bản.

Giải pháp cho vấn đề này thực ra là nằm trong tầm tay chính quyền các nước, với chính sách chống biển thủ tài chính, và chống lậu thuế. Một ví dụ : Chỉ cần tăng thuế 0,5% với tài sản của 1% người giàu nhất, thì có đủ tiền học tập một năm cho 262 triệu trẻ em hiện nay không được đến trường, và cải thiện chăm sóc y tế giúp 3,3 triệu người không chết sớm hàng năm.

Cải thiện tình trạng bất bình đẳng xã hội cũng là một vấn đề trọng tâm của cuộc Thảo luận toàn quốc tại Pháp, diễn ra từ 10 hôm nay.

Thảo luận toàn quốc : Cơ hội thu hẹp khoảng cách giữa giới tinh hoa và dân thường

Về cuộc Thảo luận toàn quốc tại Pháp, báo chí hôm nay dành rất nhiều bài vở cho chủ đề này. Xã luận La Croix mang tựa đề "Tạo ra cái chung" nhấn mạnh đến việc giới chính trị Pháp hiện nay dường như đang tụt hậu trong việc huy động các đóng góp tập thể, của đông đảo dân chúng, trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số đã và đang làm thay đổi triệt để các phương thức tạo ra cái chung (hiểu biết chung, mục tiêu chung, phương pháp chung...). Khi tổ chức cuộc Thảo luận toàn quốc, tổng thống Pháp đã tỏ ra hiểu được "cái hố sâu ngăn cách" giữa giới tinh hoa và những người dân bình thường, điều mà những người Áo Vàng lên tiếng tố cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc Thảo luận toàn quốc do chính quyền tổ chức chỉ thu hút được một phần người Áo Vàng. Rất nhiều người Áo Vàng khác vẫn tiếp tục xuống đường. La Croix nhấn mạnh là cuộc Thảo luận này cũng không phải là "diễn đàn duy nhất", nơi các công dân Pháp bày tỏ ý kiến, mà còn có rất nhiều nơi khác, theo sáng kiến độc lập của các công dân, và nhiều chủ đề vượt khỏi khuôn khổ các đề xuất của tổng thống Pháp.

Khó dự đoán kết quả của đợt thảo luận lớn đang diễn ra, nhưng theo La Croix, điều chủ yếu là sau đây, nước Pháp sẽ bước vào một thời kỳ mà chính quyền sẽ phải điều hành đất nước theo phương thức gần gũi với người dân hơn, "trí tuệ tập thể" được huy động hiệu quả hơn, ý kiến của ngay cả những người "đang trong tình trạng bấp bênh nhất" cũng có mang lại đóng góp.

Về cuộc Thảo luận toàn quốc, Le Figaro có bài "Cánh cửa hẹp" cũng nhấn mạnh đến việc nước Pháp chắc chắn "sẽ không tìm lại được sự an bình trong xã hội, nếu giới tinh hoa chính trị không thực sự xem xét lại mình", bởi một số lớn người Pháp hiện nay không còn khoan dung cho thực trạng bất công hiện nay trong hàng loạt lĩnh vực như thuế khóa, giáo dục, an ninh, di cư, bảo trợ xã hội… và đôi khi là sự thất bại của Nhà nước.

Về đối thoại xã hội, Le Monde có cuộc phỏng vấn với nhà chính trị học Loic Blondinaux. Nhà nghiên cứu Pháp khẳng định cuộc Thảo luận toàn quốc hiện nay là "một phương tiện chiến lược" để thoát khỏi khủng hoảng, nhưng trong tương lai cũng cần phải có các phương thức tham vấn công dân khác, trước các lựa chọn quan trọng.

Đối với Les Echos, thách thức của tổng thống Macron hiện nay là, một khi Thảo luận đã được mở màn, "điều khó nhất" là duy trì được cường độ thảo luận.

Vì sao Kim Jong-un thích tổ chức thượng đỉnh tại Việt Nam ?

Riêng về tình hình Châu Á, Le Figaro quan tâm đến cuộc thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2. Việt Nam có khả năng được chọn là địa điểm cho cuộc gặp. Le Figaro tìm cách giải thích lý do qua bài "Việt Nam, một mô hình phát triển đối với Bình Nhưỡng".

Theo Le Figaro, thượng đỉnh giữa Trump – Kim rất có thể sẽ diễn ra tại Hà Nội hoặc Đà Nẵng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên có vẻ như nghiêng về Việt Nam, hơn là Thái Lan, với lý do đơn giản Việt Nam là một quốc gia cộng sản, đã cất cánh về kinh tế, nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng. Việc Nam cũng được coi là mô hình phù hợp với Bắc Triều Tiên về quy mô, hơn là Trung Quốc. Triều Tiên và Việt Nam cùng chia sẻ một điểm chung là đều từng là quốc gia theo văn hóa Khổng Giáo, nhưng để kháng cự lại Trung Quốc.

Bắc Kinh trấn áp cả người bất đồng chính kiến trên Twitter

Về Trung Quốc, Le Monde giới thiệu với độc giả về cuộc đàn áp khốc liệt của Bắc Kinh nhắm vào những người sử dụng mạng xã hội Twitter. Trong ba tháng qua, đã có nhiều vụ bắt bớ, hàng trăm người bất đồng chính kiến bị đe dọa và bị buộc phải xóa các thông điệp đã đưa lên mạng.

Theo nhận định của HRW hồi tháng 11/2018, việc mạng xã hội này trở thành đối tượng tấn công mới của chính quyền Trung Quốc, trong lúc không hề có một phong trào xã hội nào được truyền bá trên mạng này, cho thấy mức độ đàn áp chống tự do ngôn luận hiện đã "tăng thêm một nấc", trong bối cảnh đàn áp nói chung vốn đã khốc liệt kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Trên thực tế Twitter hay Facebook đều bị cấm tại Trung Quốc. Người sử dụng thường dùng phần mềm VNP, được tải từ một số trang mạng nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2017, Bắc Kinh ra quy định mới trừng phạt những người tải nạp VNP để vượt tường lửa. Quyết định được đưa ra vào lúc ông Tập Cận Bình đang tìm cách khẳng định như lãnh đạo tối cao và mãn đời.

Brexit : Thủ tướng Anh có thể bị "loại"

Về thời sự quốc tế, hai chủ đề lớn khác là tại Hoa Kỳ, viễn cảnh Shutdown (tức chính phủ Liên bang bị tê liệt một phần do không có ngân sách) tiếp tục kéo dài và thủ tướng Anh trình phương án "B" về Brexit.

Về phương án B của Brexit, thủ tướng Anh dự định trình trước Nghị Viện hôm nay, theo Les Echos, nhiều nghị sĩ đảng cầm quyền và đối lập đang một lần nữa mưu toan phủ quyết. Những giờ tới sẽ có tính quyết định đối với số phận của thủ tướng May. Thủ tướng May có nhiều khả năng bị tước quyền xử lý hồ sơ Brexit, và nhiệm vụ này có thể sẽ được giao lại cho Quốc Hội. Les Echos dành một hồ sơ nói về Brexit và 15 nguy cơ lớn với người Pháp.

"Shutdown" Mỹ tiếp diễn : Làn sóng ủng hộ nhân viên bị cắt lương

Theo Les Echos, các chính trị gia đảng Dân chủ không chấp thuận đề nghị của tổng thống Trump đánh đổi việc thông qua ngân sách xây dựng bức tường với Mêhicô, với một số điều kiện thuận lợi hơn cho hàng trăm nghìn người nhập cư không giấy tờ. Cuộc thương lượng giữa tổng thống Mỹ và các lãnh đạo Dân chủ hôm thứ Bảy được truyền hình trực tiếp.

Hàng trăm nghìn con cái người nhập cư, lớn lên tại Mỹ, nhưng không có giấy tờ, đã tránh bị trục xuất nhờ chính sách bảo vệ thời Obama (2012-2017), từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền, một lần nữa họ lại có nguy cơ bị trục xuất.

Do Shutdown, khoảng 800.000 nhân viên Nhà nước không được nhận lương. Theo Les Echos, từ một tháng nay, hơn 1.800 người đã lập ra nhiều diễn đàn trên mạng, để kêu gọi ủng hộ. Tiền, quà tặng, bữa ăn miễn phí… được huy động. Tại Los Angeles, Houston hay Detroit, nhiều hiệu ăn đã phục vụ một bữa ăn miễn phí cho nhân viên Nhà nước và gia đình bị mất thu nhập. Một số dân biểu từ chối nhận lương để tỏ tình đoàn kết, hoặc chuyển tiền cho các gia đình khó khăn. Riêng tại Washington, một hiệp hội từ thiện đã cung cấp 600.000 bữa ăn miễn phí trong tháng 1/2018, nhiều hơn 20% mức bình thường. Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) cũng tổ chức quyên góp tiền cho nhân viên mất thu nhập.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Áo Vàng : Một phong trào phản kháng đã có dấu hiệu biến chất

Hôm Giáng Sinh, hầu hết báo chí Pháp đều nghỉ lễ, ngoại trừ một vài tờ báo địa phương, và nhật báo Le Monde, trong một số kép ngày 25-26/12/2018. Nổi bật trên trang nhất tờ báo là hai vấn đề xã hội chính trị, một cũ, một mới tại Pháp : Các biểu hiện "cực đoan hóa" của phong trào Áo Vàng, và tệ nạn nhà cửa ọp ẹp tồi tàn tại các đô thị lớn.

aovang1

Áo Vàng biểu tình tại thành phố Nantes, hôm 22/12/2018. Reuters/Stephane Mahe

Ngay ở trang nhất, một trong các tựa lớn của Le Monde đã không giấu nỗi lo ngại : "Áo Vàng : Những nguy cơ chệch hướng một cách cực đoan". Đối với tờ báo, cái gọi là "Hồi VI" của phong trào phản kháng Áo Vàng tại Pháp hôm 22/12/2018, với những biểu hiện cực đoan đã trở thành mối ưu tư hàng đầu của dư luận Pháp.

Phong trào Áo Vàng càng hụt hơi, thì lại càng trở nên cực đoan

Theo nhận định chung của tờ báo, vào lúc mà phong trào có dấu hiệu không còn động viên được đông đảo quần chúng nữa, các hành vi bạo động được ghi nhận nhân "Hồi VI", cộng thêm với những vụ xẩy ra những tuần trước đó, đã xác nhận chiều hướng cực đoan hóa, với những hành vi bạo lực càng lúc càng dữ dội hơn.

Nhật báo Pháp đã nhấn mạnh đến những vụ tấn công vào cảnh sát, mà đặc biệt là vụ 3 cảnh sát viên chạy mô tô suýt nữa thì bị đám đông Áo Vàng cuồng nộ tại Paris "hành hình", được tờ báo nêu bật trong bức ảnh ngay trang nhất. Bên cạnh đó là những hành vi bài Do Thái và những vụ đập phá cơ sở, văn phòng của nhiều đại biểu dân cử.

Trong bài xã luận mang tựa đề : "Áo Vàng : Ra khỏi bế tắc", tờ báo uy tín tại Pháp trước hết đưa ra một lời chuẩn đoán về tình hình bắt đầu xấu hẳn đi : "Khi một cuộc nổi dậy mang tính chất công dân… được đa số rộng rãi người dân ủng hộ, bị một thiểu số quá khích, tác giả của những hành vi bạo động, lái chệch hướng, thì cuộc khủng hoảng đã thay đổi bản chất".

Đối với Le Monde, từ đỉnh cao ngày 17/11/2018 với 282.000 người tham gia trên toàn quốc, ngày 22/12/2018 các cuộc biểu tình Áo Vàng chỉ còn thu hút được 38.600 người, một đà sụt giảm cực mạnh.

Thế nhưng, dù người tham gia không đông, nhưng các cuộc biểu tình đã kèm theo một loạt những hành vi bạo đông "không thể chấp nhận được", từ việc tấn công, gần như là để sát hại nhân viên công lực, cho đến các hành vi bài Do Thái.

Bên cạnh đó, Le Monde còn ghi nhận nhiều hành vi hủy hoại, đốt phá các trạm thu phí xa lộ ở miền Nam, một vụ "chém đầu" một hình nộm tổng thống Pháp Macron ở Angoulême, những vụ việc hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự. Đó là chưa kể đến những hành vi tấn công, mắng chửi nhà báo, đe dọa các dân biểu đảng cầm quyền…

Đối với Le Monde, tình hình lúc này rõ ràng là : "Sau năm tuần lễ, phong trào Áo Vàng càng có dấu hiệu hụt hơi, thì lại càng trở nên cực đoan". Những kẻ quá khích, không bị một cơ chế nào ràng buộc, đã cố tình bạo động, qua đó làm cho ý nghĩa ban đầu của phong trào bị biến chất.

Trong bối cảnh nguy hiểm đó, Le Monde cho rằng các định chế trung gian như công đoàn, đảng phái chính trị, hiệp hội, đại diện dân cử địa phương – mà cả chính phủ cũng như phe Áo Vàng đều tìm cách gạt ra bên lề trong thời gian qua – các cơ chế này phải nhập cuộc trở lại để tránh cho bạo lực tràn lan.

Nhà ở rệu rã : Vấn đề nan giải

Về vấn đề gia cư tại Pháp, Le Monde nêu lên thành tựa chính : "Nhà ở ọp ẹp : Nguyên do một tình trạng tồi tệ (dai dẳng) tại Pháp".

Le Monde nêu bật tình trạng số lượng nhà ở tồi tàn không ngừng gia tăng tại một số vùng, với khu vực thủ đô và ngoại thành Paris có đến 157.300 tòa nhà thuộc diện này, trong lúc Marseille, thủ phủ miền Nam cũng có đến 40.000.

Nhật báo Pháp đã cử người xuống tận Marseille để tìm hiểu thêm về nỗi khổ của khoảng 1.600 cư dân hiện đang phải ăn nhờ ở đậu sau khi bị buộc phải rời bỏ 200 tòa nhà bị xếp vào diện tồi tàn, không còn có thể ở được.

Vấn đề nan giải, theo Le Monde, là đà xuống cấp của các tòa nhà nhanh hơn nhiều so với các nỗ lực nâng cấp, như trường hợp ở vùng ngoại ô Paris. Giới chuyên môn ghi nhận rằng bị rơi vào tình trạng "bệ rạc hóa" nhiều nhất là các loại cao ốc xây dựng trong thập niên 1970, nơi các đồng chủ nhân không còn bỏ tiền ra để tu sửa nữa.

Về phần Nhà nước Pháp, mặc dù có những luật lệ cấm chủ nhà cho thuê những căn hộ tồi tàn, thiếu vệ sinh, nhưng các cấp hữu trách gần như là không tài nào buộc được chủ nhân các cao ốc bệ rạc bỏ tiền ra nâng cấp các căn hộ của họ trước khi cho thuê, đặc biệt là tại hai nơi : Paris và tỉnh Seine-Saint-Denis sát cạnh thủ đô.

OFO hay mối đau đầu của Bắc Kinh

Liên quan đến Châu Á, ngoài thảm họa sóng thần vừa đánh vào Indonesia, hay việc Nhật Bản sắp sửa tái lập việc săn cá voi, viện lẽ một truyền thống lâu đời, Le Monde đã chú ý đến một start-up Trung Quốc đang bị lâm vào khó khăn trong bài ở trang kinh tế : OFO hay mối đau đầu của Bắc Kinh

Theo thông tín viên Le Monde, OFO là một nhãn hiệu Trung Quốc đang được cả thế giới biết đến. Công ty khởi nghiệp start-up này đã chinh phục được thế giới trong một thời gian ngắn kỷ lục, với chiếc xe đạp màu vàng "tự do sử dụng".

Thế nhưng lúc này, OFO đang bị vướng vào nhiều tai tiếng, với hàng triệu người sử dụng bất bình, với tiền nợ không trả được, và đang trở thành một vấn đề chính trị đối với chính quyền Trung Quốc.

Thứ Sáu, 21/12/2018, một phát ngôn viên Bộ Giao thông đã thúc giục OFO hoàn tiền cho những khách nào yêu cầu.

Theo Le Monde, nếu OFO bị phá sản, thì không chỉ có phá sản kinh tế mà còn là một sự phá sản về môi trường : Xe đạp của OFO có chất lượng rất tồi, cho nên nhiều nơi ở Trung Quốc sẽ là bãi tha ma xe đạp màu vàng.

2019 : Một năm đầy bất trắc cho kinh tế thế giới

Cũng về kinh tế, Le Monde nhìn ra thế giới, xác định rằng 2019 sẽ là một năm nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu. Lý do là vì bối cảnh kinh tế năm 2018 có nhiều yếu tố đã khiến các nhà quan sát lo âu.

Trước hết là nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh và Washington quả đúng là đã ký kết một cuộc hưu chiến ba tháng trong cuộc đọ sức thương mại giữa hai nước, nhưng nếu trong thời hạn từ nay đến tháng Ba mà hai bên không có được thỏa thuận thực thụ, cuộc chiến có thể lại tái diễn.

Trước mắt, hoạt động kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu khựng lại, và đây là điều đáng lo ngại vì Trung Quốc là một trong những đầu máy thiết yếu của nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, Le Monde cũng thấy là GDP của nước như Đức, Nhật, hay là Ý, Thụy Sĩ cũng đã co thắt lại vào quý ba năm nay. Ngoài ra, vào tháng 12, tăng trưởng của khu vực tư nhân tại các quốc gia sử dụng đồng euro đã bị rơi xuống mức thấp nhất từ 4 năm nay.

Sau cùng, mối đe dọa về một tiến trình Brexit - tức là Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu - trong hỗn loạn, là một nhân tố khiến cho toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2019 trở nên bấp bênh, một nền kinh tế toàn cầu vốn đã tăng trưởng được 3,7% trong năm 2018.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Pháp : "Áo Vàng" khiến chính phủ liên tục trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Sự lúng túng và tự mâu thuẫn của chính phủ Pháp xung quanh các biện pháp đáp ứng đòi hỏi của phong trào Áo Vàng là chủ đề thời sự lớn trong nước của báo chí Pháp hôm nay, 20/12/2018. Chủ đề quốc tế hàng đầu là quyết định bất ngờ của tổng thống Mỹ rút quân sớm khỏi Syria.

aovang1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Edouard Philippe, Paris, ngày 23/03/2018. PHILIPPE WOJAZER / POOL / AFP

Tờ thiên hữa Le Figaro chạy tựa trang nhất : "Chương trình "Áo Vàng" khiến hành pháp chao đảo". Tựa lớn của báo thiên tả Libération là "Những kẻ học nghề", với hình hai lãnh đạo hành pháp, tổng thống Macron và thủ tướng Philippe. Cả hai tờ báo đều nhấn mạnh đến những trục trặc liên tục trong những ngày qua của chính quyền Pháp, với cặp bài trùng Emmanuel Macron và Edouard Philippe vốn lâu nay tỏ ra rất ăn ý.

Xã luận Le Figaro với tựa đề "Giữ lời" ghi nhận : "các tuyên bố của chính phủ để đáp ứng các yêu sách của phong trào Áo Vàng là khá rõ ràng – tăng lương tối thiểu 100 euro, ngân phiếu năng lượng, thỏa luận lớn trên toàn quốc… - nhưng khâu thực thi lại trở nên vô cùng phức tạp, quá tinh xảo – có thể là như vậy - đến mức không còn ai hiểu được nữa".

Theo Le Figaro, đa số cầm quyền đã có những phản ứng khó hiểu, cần phải theo dõi "gần như hàng giờ" thì mới có thể nắm rõ những diễn biến bất ngờ, từ hủy bỏ các biện pháp được đưa ra, đến đình chỉ, rồi lại phục hồi… Tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược rõ ràng đến mức cho thấy có thể giữa hai lãnh đạo hành pháp, tổng thống và thủ tướng, đang có những bất đồng lớn.

Bốn trục trặc

Le Figaro điểm lại bốn trục trặc chính, kể từ khi chính phủ lên tiếng đáp ứng đòi hỏi của phong trào Áo Vàng. Thứ nhất là tuyên bố hoãn tăng thuế xăng dầu trong 6 tháng của thủ tướng, đưa ra hôm 4/12, Quốc hội đang chuẩn bị bỏ phiếu. Đúng vào thời điểm đó, phủ tổng thống ra lệnh hủy bỏ hoàn toàn dự định tăng thuế trong năm 2019. Trả lời phỏng vấn ngày hôm sau, thủ tướng Philippe tuyên bố không hề có bất đồng với tổng thống.

Trục trặc thứ hai là lời hứa tăng lương 100 euro cho tất cả những người có thu nhập tối thiểu (SMIC) của tổng thống ngay từ năm 2019, hôm 10/2019. Nếu như đây được coi là một biện pháp mạnh, gây bất ngờ, của tổng thống, để trấn an công luận, thì ngay sau đó, công luận nhận ra rằng không phải tất cả mọi người có thu nhập tối thiểu đều được hưởng, và trên thực tế, đây không phải là biện pháp mới, mà thực chất chỉ là đẩy nhanh kế hoạch tăng tiền thưởng, dự kiến rải ra trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.

Một trục trặc khác mà Le Figaro nhấn mạnh là chủ đề nhập cư, vốn được tổng thống Pháp tuyên bố như là một trong 5 chủ đề thảo luận quốc gia chính, thậm chí đã được đưa vào văn bản trình bày trước Hội đồng Bộ trưởng hôm 12/12. Nhưng rốt cục "di cư" không còn là một chủ đề chính nữa, mà được nhập vào chủ đề "nền dân chủ - quyền công dân". Bản thân lịch trình thảo luận cũng bị hoãn lại một tháng.

Trục trặc thứ tư vừa xảy ra hôm thứ Ba, 18/12. Phủ thủ tướng thông báo hủy bỏ hủy bỏ một phần các biện pháp hỗ trợ người dân trong vấn đề "thuế carbone vì sinh thái", đã được đưa ra trong tháng 11 (như mở rộng số lượng người được hưởng ngân phiếu năng lượng, hay tăng tiền thưởng cho những ai mua xe hơi chạy điện). Bị phản đối mạnh, ít giờ sau đó, phía thủ tướng tuyên bố lại duy trì các biện pháp vừa bị tuyên bố hủy.

Những người tập tọng nghề cứu hỏa

Báo Libération ngán ngẩm than : "Bất tài, làm việc tài tử, do dự, vô chính phủ, không có nghị lực… cái thế giới mà họ gọi là mới là như vậy đấy. Người ta đã tung hê giai tầng chính trị già nua, để rồi lại cũng làm như vậy, và thậm chí tồi tệ hơn".

Xã luận Libération kết luận mỉa mai : "Sự thật là chính phủ này đang trong tình thế hoảng loạn. Họ đã làm bùng lên một đám cháy và không biết làm thế nào để dập được lửa, họ đã đổ hàng thùng nước lớn để dập lửa, để cuối cùng mới nhận ra là trong nước có cả dầu. Đây chính là số phận của những kẻ tập tọng học nghề cứu hỏa".

Từ một góc nhìn khác, Le Figaro chỉ ra sự phản ứng khác thường của các nghị sĩ thuộc đa số cầm quyền, đảng Nước Cộng Hòa Tiến Bước (LREM). Từ trước đến nay, các dân biểu của đảng này vốn bị chê trách là rất thụ động, chỉ làm theo các quyết định của tổng thống và chính phủ. Nhưng kể từ giờ, nhiều dân biểu của phe tổng thống, rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng Áo Vàng, đã tập hợp lại, để buộc chính phủ phải lắng nghe. Ba ngày sau Hồi 3 của Áo Vàng, chủ tịch nhóm dân biểu đảng LREM đã triệu tập "cuộc họp cố vấn chính trị" đầu tiên, để thảo luận về khủng hoảng.

Libération mô tả kỹ nhiều phản ứng dữ dội từ phía các dân biểu LREM chiều thứ Ba 18/12, khiến chỉ ít giờ sau phủ thủ tướng buộc phải bãi bỏ quyết định hủy bỏ một số biện pháp hỗ trợ người dân trong vấn đề "thuế carbone vì sinh thái".

"Nền quân chủ cộng hòa" : Một nguyên do khiến uy tín tổng thống sụt giảm thê thảm

Cũng về cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Pháp, Le Monde có bài phân tích : "Nền đệ ngũ cộng hòa không có phương tiện để đáp ứng đòi hỏi của công dân", với nhận định : "Các định chế (của đệ ngũ cộng hòa) vốn được sử dụng làm lá chắn để bảo vệ tổng thống, nhưng chính chiếc lá chắn này đã tạo ra khoảng cách giữa tổng thống với các công dân và với những người đại diện của họ".

Phương thức bầu cử và thể chế chính trị hiện tại tại Pháp, mà tác giả bài viết gọi là "nền quân chủ cộng hòa" dành cho tổng thống một uy quyền hết sức đặc biệt, gần như không phải đối mặt với quyền lực đối trọng đáng kể nào. Một khi đã được bầu lên, tổng thống yên tâm "không phải chịu trách nhiệm trước ai, trong suốt một nhiệm kỳ 5 năm". Mức độ tập trung quyền lực lớn đến như vậy đã khiến người dân đặt quá nhiều niềm tin vào nhà lãnh đạo tối cao. Mặt trái của hiện tượng là một khi dân thất vọng, uy tín của tổng thống sẽ ngay lập tức sụt dốc thê thảm. Từ Sarkozy đến Hollande, và giờ đây là Macron, đều nhanh chóng bị người dân quay lưng.

Theo nhà Hiến pháp học Dominique Rousseau, đáng lẽ các định chế phải làm cầu nối giữa người dân, giữa giới chính trị với tổng thống. Nhưng đây thì ngược lại, các định chế là nơi làm tắc nghẽn.

Tắc nghẽn thì cần phải khơi thông. Đây chính là điều mà những người Áo Vàng lớn tiếng đòi hỏi. Để khơi thông tắc nghẽn, phong trào Áo Vàng muốn "trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân" (RIC), nhằm thay thế dân chủ đại diện bằng dân chủ trực tiếp. Trưng cầu không chỉ để xóa bỏ một luật, mà thậm chí còn để bãi miễn một chính trị gia dân cử.

Cải tổ cách thực thi dân chủ và quyền công dân là một trong các nội dung chính của cuộc thảo luận lớn toàn quốc mà tổng thống Pháp hứa hẹn. Le Monde đề nghị hãy theo dõi cụ thể xem chính quyền sẽ tiếp thu từ đây những gì.

Syria : Quyết định rút quân của tổng thống Trump bị lên án

Quyết đinh bất ngờ rút khỏi Syria của tổng thống Mỹ được hầu hết các báo Pháp hôm nay nói đến. Le Figaro ghi nhận quyết định rút quân nhanh chóng của tổng thống Mỹ, và vấn đề người Kurdistan bị bỏ qua.

Theo Le Figaro, quyết định triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria đã được ứng cử viên tổng thống Trump đưa ra trong tranh cử. Giờ đây Donald Trump không còn lắng nghe giới tướng lĩnh thân cận, những người đã từng khuyên ông không nên rút quân chừng nào chưa chiến thắng Daesh hoàn toàn, ông Donald Trump tin tưởng là tổng lĩnh Nhà nước Hồi giáo đã bị tiêu diệt. Le Figaro nhấn mạnh là tổng thống Trump giờ đây chỉ lắng nghe "bản năng của mình", cho dù lực lượng Nhà nước Hồi giáo vẫn còn bám trụ được ở một số vùng đất nhỏ hẹp tại Syria.

Theo Le Figaro hiện chưa ra lý do cụ thể nào đã khiến tổng thống Mỹ bất ngờ quyết định rút 2.000 quân thuộc lực lượng đặc nhiệm, hiện đang hỗ trợ lực lượng Dân Chủ Kurdistan Syria chống Daesh, tại miền đông bắc nước này. Các tướng lĩnh Hoa Kỳ sợ là người Kurdistan bị phản bội, bởi với quyết định rút quân Mỹ, lực lượng Kurdistan sẽ phải đối mặt trực tiếp với đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara coi một số lực lượng Kurdistan tại Syria là khủng bố, và cáo buộc họ hỗ trợ phong trào Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ vừa tỏ ý sẽ mua thêm nhiều tên lửa Patriot của Mỹ với tổng trị giá 3,5 tỉ đô la.

Libération dẫn lời của ông Charles Lister, giám đốc Chương trình chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, của Viện Trung Đông ở Washington, phản ứng ngay sau tuyên bố của tổng thống Mỹ. Theo vị chuyên gia này, thì quyết định rút quân nói trên là "thiển cận và ngây thơ". Đối với các đồng minh của Hoa Kỳ cũng như đối với các đối thủ của Mỹ, quyết định rút quân này hoàn toàn không phải là hệ quả của một chiến thắng trước lực lượng Nhà nước Hồi giáo, mà đơn giản chỉ là một sự triệt thoái quân sự. Và trên bình diện địa chính trị, đây là một kịch bản mơ ước đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Nga cũng như chế độ Assad, tất cả đều được hưởng lợi từ quyết định của Trump.

Về phần mình, báo Les Echos chỉ rõ quyết định rút quân của tổng thống Mỹ là kết quả của một "thỏa thuận" có đi có lại với Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm thứ Sáu tuần trước, tổng thống Mỹ có cuộc điện đàm với nguyên thủ Thổ, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới đây tuyên bố dự định sẽ tiêu diệt toàn bộ lực lượng Kurdistan tại miền bắc Syria, cho dù lực lượng này chống Daesh, với hậu thuẫn của Mỹ.

Liên Âu chuẩn bị đối phó với Brexit không thỏa thuận

Le Figaro cho hay, Ủy Ban Châu Âu hôm qua, 19/12, thông báo đã chuẩn bị 14 biện pháp đối phó với kịch bản Anh Quốc rời Liên Âu không thỏa thuận, trong bối cảnh Quốc hội Anh đang phân hóa cao độ trong vấn đề này. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker dự báo, nếu xảy ra, đây sẽ là một thảm họa. Các biện pháp của Ủy Ban Châu Âu bao gồm hàng loạt lĩnh vực như tài chính, giao thông, thuế quan, chính sách khí hậu và di trú.

Facebook : Một quyết định đe dọa tự do ngôn luận toàn cầu

Trong lĩnh vực xã hội, báo Le Monde có bài "Khi Facebook áp đặt luật pháp của mình lên 2 tỉ dân mạng". Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg hôm 15/12 thông báo sẽ thành lập một lực lượng 30.000 người có trách nhiệm loại trừ khỏi mạng xã hội này các nội dung gây tranh luận mạnh. Chính thông báo này đã gây lo ngại lớn. Le Monde nêu quan điểm của luật sư Benoit Huet, theo đó, loại "tòa án" mà Facebook đang tìm cách lập ra trên mạng xã hội này, để kiểm duyệt nội dung, có thể có một tác động lớn đến quyền tự do ngôn luận trên thế giới mạng nói chung.

Châu Âu lao vào cuộc đua ắc quy xe hơi điện

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Figaro có bài đáng chú ý : "Cuộc chiến xe hơi chạy điện : Châu Âu dấn thân vào cuộc chạy đua marathon toàn cầu về ắc quy".

Maros Sefcovic, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, vừa khởi sự chương trình đầu tư lớn, được mệnh danh là "kế hoạch Airbus về ắc quy xe hơi" (đầu tư có thể lên tới 250 tỉ euro, từ nay đến 2025). Dự án của Châu Âu mang tên chính thức "Liên Minh Ắc Quy Châu Âu", có trụ cột là Đức và Pháp, hai quốc gia chế tạo xe hơi hàng đầu của khối.

Theo Le Figaro, quyết định của Châu Âu tài trợ mạnh cho lĩnh vực chế tạo ắc quy, vừa được đưa ra, có ý nghĩa cực kỳ hệ trọng trong cuộc chiến xe hơi điện, nơi các nhà sản xuất Châu Á đang dẫn đầu. Vì sao Châu Âu lại đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm này ?

Điều cơ bản là vì ắc quy xe hơi điện chiếm đến 40% giá trị của một chiếc xe. Hiện tại, Châu Âu rất mạnh về động cơ và bộ phận kiểm soát tốc độ, nhưng lại yếu về ắc quy. Dự kiến đến năm 2025, bốn quốc gia chính trong lĩnh vực xe hơi điện, rất có thể trong đó sẽ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (các nước đang đứng đầu thị trường hiện nay), sẽ chiếm hơn 71% thị trường xe hơi điện toàn cầu.

Hiện tại có hai hướng đầu tư. Một là nhanh chóng đầu tư xây dựng một nhà máy ắc quy lithium-ion. Nhược điểm của hướng này là thời điểm nhập cuộc hiện nay là quá trễ, Châu Âu sẽ khó mà cạnh tranh lại các tập đoàn Châu Á đi trước. Hướng thứ hai là đầu tư cho nghiên cứu sản xuất "ắc quy rắn". Đây là hướng đi của Saft – chi nhánh của tập đoàn Total – chuyên về ắc quy. Dự tính phải hơn 10 năm sản phẩm này mới có thể ra lò, nhưng ưu thế của ắc quy này là an toàn hơn, hiệu suất hơn, và cần ít kim loại hiếm hơn.

Chạy đua để không bị bỏ rơi trong cuộc chiến xe hơi điện có ý nghĩa quan trọng trước hết, để giúp Châu Âu có thể thực hiện được các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngay tại chính Châu lục. Hiện tại, Bruxelles đang đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về các tiêu chuẩn cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chính vì vậy các nhà sản xuất sẽ buộc phải tăng tốc cuộc đua xe hơi điện.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
vendredi, 14 décembre 2018 18:44

Thì ra Paris xa quá

Lãnh tụ hay nguyên thủ quc gia khi phát ngôn câu gì đều được người dân lắng nghe và chia sẻ. Câu hay được mọi người gật gù, bàn bạc nhựt niềm hạnh phúc được đồng cảm giữa người dân và chính quyền, câu dở bị người ta chê bai, đàm tiếu nhưng đặc biệt nếu câu nói ấy xúc phạm, coi thường quyền lợi hay khinh bị̉t ai đó chắc chắn sẽ trở thành lớn chuyện : nhỏ thì gây sóng gió trên báo chí, mạng xạ̃i, lớn hơn có thể biến thành những cuộc tuần hành chống chính phủ, và nghiêm trọng nhất như trường hợp tại Pháp mấy tuần qua là bạo động, phá hoại và gây thất thoát tài sản quốc gia một cách nghiêm trọng.

paris1

Một "áo vàng" trong biu tình đi l Champs Elysees, Paris, 8 tháng 12, 2018.

Phong trào những người Áo Vàng (Gilets Jaunes) nổi lên chống lại Tổng thống Emmanuel Macron đã từng làm tê liệt Paris và nước Pháp trong thời khắc của bất ổn chưa từng thấy. Hàng trăm ngàn người xuống đường phá hoại hệ thống lưu thông, cướp phá những khu trung tâm thương mại sầm uất nhất nước, đốt cháy những di tích văn hóa nổi tiếng thế giới đã làm nước Pháp bàng hoàng, rúng động.

Tất cả chỉ vì một hai câu nói thiếu kiểm soát của Tổng thống Emmanuel Macron. Trả lời câu hỏi của một người trẻ về băn khoăn của anh trước vấn đề tìm việc ông Macron đã nói : "Việc làm, chỉ việc băng qua đường là có !". Ông Macron không nói lấy được, ý của ông là việc làm của Pháp hàng năm vẫn cần hơn 300 ngàn người tuy nhiên chỉ là công việc nặng nhọc nên ít ai làm. Ẩn ý này bị phản ứng dự̃i vì dân Pháp cho rằng ông đang lên án một thành phần lười biếng, tốn ngân sách quốc gia và đổ̃i cho nhng yêu sách về công ăn vic làm ca qun chúng.

Câu thứ hai ông cho rằng nước Pháp đã bỏ ra hàng đống tiền vô ích vào an sinh xạ̃i mà không làm ai thỏa mãn. Ông ám chỉ những chính phủ trước đã chi cho ngân sách đến 57% dành cho các dịch vụ xã hội trợ cấp đủ loại cho người dân. Đây là số tiền lớn nhất thế giới mà chính phủ Pháp đã bỏ ra nhưng vn không thỏa mãn những nhu cầu của công chúng Pháp.

Câu nói này tuy công bằng nhưng không hợp lúc đã khiến cho sự nghiệp chính trị non trẻ của ông bị thử thách. Khi quần chúng tức giận vì giá xăng leo thang, ông Macron không giải quyết cụ thể và ngược lại dùng biện pháp mạnh coi thường đám đông ở những ngày đầu tiên nên ông bị trả giá. Bài phát biểu dài 13 phút của ông tuy được thông cảm của đám đông nhưng phần còn lại trong những nhóm Gilets Jaunes vẫn chưa hả dạ. Sóng gió tuy đã qua nhưng ông Macron chắc chắn sẽ còn gặp những cơn địa chấn khác nếu những gì ông hứa nhưng không làm tròn.

Cũng là lãnh tụ, nhưng ở Việt Nam thì khác hẳn. Lãnh tụ của đất nước này không gặp bất cứ phản ứng nào của dân chúng khi phát biểu những lời sai trái hay có tính chất mị dân.

Chiều ngày 3 tháng 11, ti Ph Ch tch Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã gp mt Đoàn hc sinh, sinh viên tiêu biu, xut sc năm hc 2017-2018. Nói với sinh viên ông cho rằng"chưa bao gi chúng ta có được s nghip giáo dc như ngày hôm nay". Câu nói như tát vào mặt người dân bởi sự thật thì sự nghiệp của giáo dục Việt Nam hoàn toàn khác hẳn.

Ông Tổng bí thư cố tình bỏ qua những yếu kém về năng lực lãnh đạo của ngành giáo dục vì bao đời Bộ trưởng cũng chị̉t những tuyên bố rng tuếch, không có chính sách cụ thể và đủ thuyết phục làm cho bộ máy vốn trì trệ lại càng ì ạch thêm. Từ chuyện sách giáo khoa, đến học thêm dạy thêm, từ chuyện bạo hành trong trường học giữa cô thầy giáo và học sinh đến chuyện gian lận thi cử. Sinh viên không được huấn luyện tốt trong khuôn viên đại học nên khi ra trường làm đủ thứ nghề để sống sót còn môn học mà họ theo đuổi bao nhiêu năm trở thành vô dụng. Bộ trưởng nào cũng làm cho có lệ trong thời gian tại nhiệm, bỏ đó cho người khác tiếp tục phá hoại ri tự tâng bốc thành tích của mình và sau cùng là v nhà sng cuc đi "t tế".

Ông Trọng trong vai trò là lãnh đạo cao nhất lại không chịu thừa nhn cái mà người dân đang chịu đựng hết ngày này sang ngày khác. Giáo dc là xương sống phát trin ca mt quc gia và nó luôn luôn được mi chính ph trên thế gii quan tâm hàng đu nhưng dưới s lãnh đo ca ông, thế h sinh viên là tương li ca đt nước được h thng đi hc tôi luyn trong nhng chiếc hp vâng li. Thiếu tư duy lành mnh, không được đi lch li bài hc nhi s và triết hc Mác Lê đã thui cht bao tinh hoa đt nước. Nhng quan quyn ngi trong gung máy có bao nhiêu là thanh niên ưu tú ? Hu như tt c đu là con ông cháu cha, tiếp tc tha hưởng nhng gì mà cha anh h kiếm chác trên lưng người dân mt cách bt minh hết đi Bí thư này sang đi Th tướng khác.

Vậy mà ông ngang nhiên vinh danh th giáo dc vô b y ch thông qua tài năng vâng lời ca mt nhóm sinh viên có thành tích trong Đoàn Thanh niên Cng sn. Ông pht l s tht là ngoài kia cha m các em hc sinh phi cn răng đóng biết bao th l phí đ con em mình kiếm chút ch nghĩa làm hành trang vào đi. Biết bao hc sinh vùng sâu vùng xa phải ln li tìm ch trong hoàn cnh đáng thương. Thiếu trường lp, thiếu cái ăn cái mc, các cháu như nhng sinh vt có chung hơi th vi con người nhưng hoàn toàn không ging vi tr em đng loi nhng vùng đt khác cùng mang tên Việt Nam. Không l ông Tng bí thư, Ch tch nước không có phn lãnh đo nhng nơi này ?

Làm lãnh đạo Vit Nam sướng tht. H không h b chi phi khi phát ngôn, không cn phi lo nghĩ khi nói sai nói di vi người dân min sao nói đúng đường li ca Đng. Mà ông Trng đang đi din cho Đng nên mun nói thế nào chng được, không như ông Tng thng Macron ca Pháp ch sơ sy mt chút đã mang vào thân biết bao phin toái có th mt ghế như chơi.

Thì ra dân Việt Nam ít người biết tiếng Pháp quá nên câu chuyện Paris cháy bng không gây được s phn ng nào trong dư lun ca mt dân tc tng b Pháp đô h c trăm năm ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 14/12/2018

Published in Diễn đàn

Pháp : Macron nhượng bộ, báo chí nghi ngờ, Áo Vàng hồi V

Sau 4 hồi biểu dương lực lượng của phe Áo Vàng và một tháng im lặng, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, cuối cùng tối hôm qua đã lên tiếng.

macron1

Trang nhất báo Pháp ngày 11/12/2018 với tựa chính về phát biểu của tổng thống Emmanuel Macron ngày 10/12. Fotomontagem RFI

Lời nhận lỗi và các biện pháp thông báo để "xoa dịu" cơn phẫn nộ của phe Áo Vàng của ông Macron được giới truyền thông Pháp hôm 11/12/2018 tập trung phân tích. Nhìn chung, các nhật báo lớn của Pháp đều nghi ngờ là các nhượng bộ của ông Macron có thể đáp ứng được mong đợi của những người phản đối.

Như đáp lại câu hỏi của nhật báo độc lập Le Monde ra chiều tối hôm trước "Macron : Bước ngoặt nào cho nhiệm kỳ 5 năm ?", nhật báo kinh tế Les Echos trên trang nhất chạy hàng tít đậm "Sức mua : Các biện pháp sốc của Macron".

"Mãi lực, tranh luận quốc gia : Khế ước mới của Macron", tựa của nhật báo thiên hữu Le Figaro. Nhật báo thiên tả Libération thì nhắc lại câu nói của tướng De Gaulle, châm biếm chạy tít "Tôi đã hiểu được quý vị một chút".

Cuối cùng thì tổng thống Pháp cũng đã có "các nhượng bộ" như nhận xét của nhật báo công giáo La Croix. Theo đó, để giúp tăng mãi lực của người dân, một loạt các biện pháp "sốc" đã được đưa ra : Miễn các khoản đóng góp xã hội và thuế thu nhập khoản tiền lương làm thêm giờ ; Hủy tăng mức đóng góp xã hội CSG (Contribution sociale généralisée - Đóng góp cho toàn xã hội) đối với những người về hưu có thu nhập thấp hơn 2000 euro/tháng ; Tăng mức tiền thưởng lao động đối với những người có mức thu nhập thấp, điều này dẫn đến việc tăng lương tối thiểu thêm 100 euro/tháng.

Những tuyên bố này được giới báo chí nghi ngờ tiếp nhận. Một mặt, đa số các bài xã luận đều đánh giá cao thái độ "nhìn nhận sai lầm" của ông Macron và công nhận nguyên thủ Pháp đã có nhiều nhượng bộ quan trọng. Les Echos cho rằng "ông Macron đã không hà tiện dùng các biện pháp để dập tắt đám lửa. Bệnh càng nặng, liều thuốc phải càng cao".

Mặt khác, nhiều nhật báo cũng nghi ngờ đặt câu hỏi : Phát biểu của ông Macron có thuyết phục được lòng dân hay không ? Câu trả lời là "chưa chắc". Le Figaro tự hỏi : "Sau việc từ bỏ tăng thuế cacbon, khế ước mới cho quốc gia theo như ông Macron đề nghị liệu có sẽ thuyết phục được những người nổi dậy xếp Áo Vàng vào hộp hay không ?".

Tờ nhật báo cộng sản L’Humanité có cái nhìn khắt khe hơn cho rằng nguyên thủ Pháp đã thất bại trong cách điều hành : "Tổng thống đã phải nhượng bộ, nhưng còn xã mới đủ (…) Bị chao đảo vì phong trào Áo Vàng, học sinh trung học la ó, người lao động phản đối, tổng thống Pháp bị lôi ra khỏi giấc mộng người đầy quyền lực".

Cuối cùng, Libération cảnh báo ngay cả khi sự ủng hộ của công chúng dành cho phe Áo Vàng nếu có suy giảm như trông đợi của ông Macron, "phong trào phản đối khó có khả năng tắt lịm trong ngày một ngày hai".

Bất chấp nhượng bộ, Áo Vàng vẫn muốn hồi V

Le Figaro cũng quan tâm đến phản ứng của phe Áo Vàng sau bài phát biểu của tổng thống. Tờ báo nhận thấy "đối với người này đó là những biện pháp nhỏ nhặt, với những người khác là ‘bước đầu hiểu nhau’".

Thủ đô Paris cuối tuần này có nguy cơ lại tiếp tục là sàn diễn của phe Áo Vàng. Lời kêu gọi biểu tình ở Paris một lần nữa đã được đưa ra ngay sau bài phát biểu của tổng thống Pháp. Đối với nhiều người, những biện pháp ông Macron đề xuất rất "nhỏ nhặt", nguyên thủ Pháp vẫn không có gì thay đổi, "Macron vẫn là tổng thống của nhà giàu" khi kiên quyết không tái lập thuế về tài sản. Quyết định tăng lương tối thiểu thêm 100 euro là "chưa đủ". Nhiều người Áo Vàng tại nhiều tỉnh nhỏ cho rằng cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý về các đường lối chính sách của ông Macron hay như cần phải phế truất tổng thống…

Nhưng những chỉ trích trên cũng không được nhiều người Áo Vàng đồng tình. Họ nghĩ là tổng thống đã có những nhượng bộ đáng kể, ông "bắt đầu thấu hiểu người dân" và có "thiện chí giải quyết khủng hoảng".

Tuy nhiên, Le Figaro lưu ý để có thể thực hiện các biện pháp "nhỏ nhặt" như cáo buộc của nhiều người Áo Vàng, nhà nước Pháp có thể sẽ phải tiêu tốn đến hơn 10 tỷ euro, với một hệ quả khác đáng lo ngại : Thâm hụt ngân sách năm 2019 có thể sẽ bị tăng lên ở mức là 3,5%, thay vì là 2,9% như dự kiến.

Bắc Kinh – Washington : Trận chiến thế kỷ ?

Căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung những ngày gần đây trở nên nóng bỏng mà trận chiến thương mại chỉ mới là màn mở đầu. Các vấn đề chiến lược mới chính là cốt lõi của mọi sự tranh chấp Mỹ - Trung. Đây chính là nhận xét của nhà báo Michel de Grandi trong bài viết có tựa đề "Cuộc chiến Bắc Kinh – Washington không chỉ có thương mại".

Nước Mỹ như bị Trung Quốc đấm nốc ao. Hoa Kỳ không còn là cường quốc duy nhất trên thế giới. Một vị trí mà Washington thống lĩnh từ bao thập niên nay, kể từ khi Liên Xô tan rã. Nước Mỹ bực bội vì bị Trung Quốc làm cho khốn khổ, lao đao ngay cả trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ không hề ngờ tới.

Trung Quốc gây căng thẳng định chế khi thành lập các cơ chế đa phương riêng của mình. Trung Quốc chống lại các nền dân chủ phương Tây khi tự cho mình là một mô hình quản lý với nhiều nước đang phát triển. Và nhất là địa bàn các vấn đề chiến lược có nguy cơ trở thành sàn đầu giữa hai ông lớn.

Tác giả cho rằng chỉ riêng tại Châu Á, chí ít có 3 điểm Hoa Kỳ và Trung Quốc đối chọi nhau : Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và nhất là Đài Loan, giờ lại trở thành tâm điểm của sự đối đầu. Với hòn đảo này, Washington không ngừng khiêu khích Bắc Kinh với các chiến dịch cho tầu chiến và chiến đấu cơ qua lại vùng eo biển chỉ rộng có 180 km. Một hành động mà Bắc Kinh luôn kịch liệt phản đối cho đấy là xâm phạm chủ quyền.

Hành động này cũng được Hoa Kỳ áp dụng trên Biển Đông với lý do vùng biển này "không thuộc một quốc gia nào" nên "Hoa Kỳ tiếp tục tự do lưu thông ở những nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép". Để ngăn chặn, Bắc Kinh tiến hành các cuộc tham vấn với các nước trong khối ASEAN sao cho có thể đạt được một bộ "quy tắc ứng xử" trên Biển Đông từ đây trong vòng ba năm tới. Hiện tại chưa có gì là bảo đảm đạt được.

Les Echos trích nhận định của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan trường đại học Hồng Kông, cho rằng "Tập Cận Bình làm tất cả mọi thứ để có thể khẳng định vai trò lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sao cho vẫn không vượt qua ngưỡng đối đầu vũ trang, không những với Hoa Kỳ, mà với cả những nước láng giềng trong trước mắt".

Les Echos cũng không quên nhắc lại, năm 2016, ông Steve Bannon, chủ nhân một trang báo cực kỳ bảo thủ Breitbart News đã từng viết : "Chúng ta sẽ tiến hành một cuộc chiến ở Biển Đông trong vòng từ 5-10 năm nữa. Không còn gì để nghi ngờ về điều này".

Để tránh rơi vào chiếc bẫy đối đầu trực diện, vẫn còn một giải pháp thứ ba, nằm giữa thương mại và các vấn đề địa chính trị : Tìm cách ngăn cản kẻ khác bành trướng sức mạnh. Do vậy trước hết Hoa Kỳ phải làm chủ các công nghệ và triển khai các biện pháp hòng ngăn chặn Trung Quốc đạt được các mục tiêu kế hoạch Made in China 2025.

Trong cuộc đua này, Trung Quốc sử dụng mọi chiêu có thể : từ không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đến dọ thám, đi qua cả việc mua lại các hãng công nghệ hàng đầu. Do vậy, vụ bắt giữ con gái chủ tịch Hoa Vi chỉ là chương mới trong cuộc cọ xát mà những màn "giựt gân" còn xa mới kết thúc.

Hiệp ước Di dân : Nạn nhân của "tin giả"

Trong lĩnh vực xã hội liên quan đến vấn đề di dân. Trong hai ngày họp 10-11/12/2018, tại Marrakech, Morocco, 150 quốc gia thông qua dự thảo Hiệp ước Di dân, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên theo Le Monde, hiệp ước này trong những ngày qua trở thành đối tượng công kích của các phong trào cực đoan, dân tộc chủ nghĩa và phi tự do.

Trong bài xã luận có tựa đề "Các chiến dịch bóp méo thông tin xung quanh Hiệp ước Di dân", Le Monde cho biết một chuỗi các thông tin giả, bị bóp méo đã được lan truyền rộng rãi gây hoang mang cho người dân tại một số nước trong Liên Hiệp Châu Âu mà phong trào dân túy, bài di dân đang lên mạnh mẽ như Ý, Áo, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech…

Tại Pháp, Le Monde chỉ trích lãnh đạo đảng cựu hữu Tập hợp Quốc gia bởi vì bà Marine Le Pen đã không ngần ngại liên hệ phong trào Áo Vàng với Hiệp ước Di dân, cáo buộc chính phủ "tổ chức nhập cư" gây thiệt hại cho người lao động và sức mua của họ. Trên mạng xã hội, cư dân mạng sôi sục trước thông tin cho rằng "chính phủ Pháp bị đặt dưới sự giám hộ của Liên Hiệp Quốc" và sẽ có "hàng triệu di dân vào nước Pháp".

Le Monde nêu rõ Hiệp ước Di dân vừa được các nước thông qua không có chữ ký, không có tính chất ràng buộc. Tuy sẽ được bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 19/12/2018 tới đây, hiệp ước không nhằm mục đích áp đặt cách chính sách di dân đối với các bên tham gia. Hiệp ước đặt ra 23 mục tiêu hợp tác, các tham vọng chung và cùng chia sẻ trách nhiệm.

Pháp : Nhà dưỡng lão cho gà đẻ trứng

Gà đẻ trứng phục vụ con người được quyền hưởng một cuộc sống nhàn hạ, ung dung tự tại. Đây chính là mục tiêu mà chuỗi siêu thị Monoprix, thuộc tập đoàn Casino đặt ra cho các nhà cung cấp trứng gà.

Ngày 10/12/2018, Monoprix đã ký kết một thỏa thuận đối tác với công ty khởi nghiệp Poulehouse để kinh doanh các loại trứng của doanh nghiệp này, theo khẩu hiệu "Poulehouse đề nghị loại trứng đầu tiên không giết gà đẻ trứng".

Một cách cụ thể, những con gà đẻ trứng chỉ có sản lượng cao nhất trong vòng từ ba đến 18 tháng, tức là mỗi ngày cho được một quả trứng. Rồi khi sản lượng giảm dần, gà sẽ bị đem giết. Người ta ước tính "mỗi năm Pháp triệt hạ gần 50 triệu con gà đẻ trứng".

Theo mô hình kinh tế mới của Poulehouse, mỗi một quả trứng bán ra phải cho phép tài trợ chế độ hưu cho những con gà cao cấp này cũng như một nương thân ở vùng Limoges. Tại khu trang trại rộng 16ha này, người ta sẽ dựng hai trại, một cho gà đẻ trứng và một cho gà về hưu.

Nhưng mô hình này chỉ có lợi khi người tiêu thụ phải chấp nhận mua trứng với giá mắc hơn gấp đôi so với trung bình, tức là khoảng 1euro/ trứng hay 5,99 euro cho một hộp sáu quả. Đã được bày bán tại nhiều chuỗi siêu thị như Biocoop, Naturalia và Franprix, nhà cung cấp này đã bán được hơn một triệu quả trứng tính từ ngày thành lập năm 2017.

Nhóm khởi nghiệp hy vọng mô hình "không giết gà" có thể chiếm lĩnh từ 2-3% thị trường trước khi trở thành một tiêu chuẩn, như mô hình trứng thu nhặt từ gà thả rong.

Minh Anh

Published in Quốc tế