Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/01/2018

Công ty thẩm định tài chánh Moody’s vừa cảnh báo Việt Nam

Tổng hợp

Moody's : Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tiền tệ (RFI, 29/01/2018)

Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày hôm qua, 28/01/2018 cho biết : Công ty thẩm định tài chánh Moody’s vừa cảnh báo Việt Nam là không nên nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.

moody1

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội Reuters

Theo Moody’s, một chính sách dễ dãi hơn có nguy cơ tác hại đến ổn định kinh tế vĩ mô, trong lúc tăng trưởng tín dụng nhanh có thể đe dọa các ngân hàng.

Trong một bức thư đề ngày 26/01/2018 trả lời câu hỏi của Bloomberg, bà Anushka Shah, chuyên gia phân tích bộ phận đầu tư Moody's Investors Service tại Singapore ghi nhận : "Khi trọng tâm của chính phủ Việt Nam là tăng trưởng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi lập trường trung lập hoặc thiên về nới lỏng tiền tệ… Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng cũng có thể tác hại đến ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng nhanh chóng".

Đối với chuyên gia của Moody’s : "Đà tăng trưởng nhanh chóng của tín dụng cũng có thể gây ra một số rủi ro cho ngành ngân hàng bằng cách làm suy giảm vốn đệm của các ngân hàng".

Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm 2018 sau khi bất ngờ giảm lãi suất vào năm ngoái, một chủ trương ngược lại với một số nước trong khu vực như Malaysia vào tuần trước, đã có động thái siết chặt tiền tệ.

Bloomberg ghi nhận là chính quyền Việt Nam muốn duy trì mức tăng trưởng kinh tế vốn đã thuộc vào hàng nhanh nhất thế giới, nhưng đồng thời vẫn quan tâm đến rủi ro tài chánh, trong đó có vấn đề nợ xấu.

Khối tín dụng tại Việt Nam đã tăng 18,2% vào năm ngoái 2017, và được dự báo sẽ tăng 17% trong năm nay. Tháng 12 vừa qua, văn phòng Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đã cảnh báo về nguy cơ tín dụng phình lên nhanh chóng.

Theo phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ vào tuần trước, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay có thể vẫn đạt tốc độ 6,8% của năm 2017, cao hơn một chút so với chỉ tiêu 6,7% do chính phủ Việt Nam đề ra.

Một trở ngại muôn thuở đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam là tệ nạn tham nhũng cũng được Moody’s quan tâm. Theo chuyên gia Anushka Shah, Moody’s luôn quan tâm tới vấn đề tham nhũng khi đánh giá về sức mạnh thể chế ở Việt Nam. Dù vẫn xếp sức mạnh thể chế ở Việt Nam ở 4 nấc dưới mức đầu tư, Moody's đã đưa ra triển vọng tích cực đối với Việt Nam.

Đối với bà Shah : "Cải thiện cách quản trị và kềm chế tham nhũng sẽ góp phần duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam trong tư cách một nền kinh tế thị trường, và giúp duy trì sự quan tâm của giới đầu tư ngoại quốc ngay cả khi nhu cầu toàn cầu bị sốc".

Chuyên gia này đánh giá rằng các cải cách mà Việt Nam đang thực hiện nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng tính cạnh tranh sẽ có tác động tích cực đến tín dụng, và cho rằng tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra dần dần do kích thước to lớn của các thực thể đó.

Trọng Nghĩa

**********************

Moody's : Việt Nam nên thận trọng với nới lỏng tiền tệ (VOA, 29/01/2018)

Công ty xếp hng tín dng Moody's nói Vit Nam cn thn trng hơn đi vi vic ni lng tin t bi vì làm như vy có th gây ri ro cho nn kinh tế và ngành ngân hàng.

moody2

Tổ chc Moody's nói Vit Nam cn thn trng vi ni lng tin t

Một chuyên gia phân tích tài chính khu vc công ca Moody's ti Singapore, Anushka Shah, cho biết qua email : "Xét thc tế là chính ph dường như tp trung vào h tr tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam có th tiếp tc theo đui mt lp trường chính sách có mc đ t trung dung cho đến h tr".

Nhà phân tích Shah nói thêm : "Tuy nhiên, chính sách tiền t d dãi hơn có nguy cơ làm suy yếu s n đnh kinh tế vĩ mô, đc bit trong bi cnh tín dng đã tăng trưởng nhanh chóng. Tăng trưởng tín dng tiếp tc tăng tc cũng có th gây ra mt s ri ro cho ngành ngân hàng bng cách làm xói mòn các vùng đệm v vn ca các ngân hàng".

Theo một kho sát ca Bloomberg, ngân hàng trung ương Vit Nam s duy trì lãi sut trong sut năm 2018 sau khi bt ng gim hi năm ngoái. Điu này tương phn vi các nước khác Đông Nam Á, như Malaysia, nơi các nhà hoạch định chính sách tht cht chính sách hi tun trước. Các quan chc tìm cách duy trì tc đ tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam, mt trong nhng nước có tc đ tăng trưởng nhanh nht thế gii, trong khi vn chú ý ti nhng s ri ro, k c các khon vay xu.

Hoạt đng cho vay đã tăng 18,2% trong năm 2017 và ngân hàng trung ương d báo mc tăng ca năm nay là 17%. Ngân hàng Thế gii hi tháng 12 cũng đã cnh báo không nên m rng tín dng nhanh chóng Vit Nam, vì làm như vy có th gây ra nhng ri ro quá cao.

Phó Thống đc ngân hàng trung ương Nguyn Th Hng cho biết ngân hàng này s "qun lý tăng trưởng tín dng mt cách linh hot, thn trng đ giúp các doanh nghip và thúc đy tăng trưởng kinh tế, đng thi vn có th hn chế ri ro trong mt s lĩnh vực kinh doanh".

Trong một cuc phng vn trong tháng này, Phó Th tướng Vương Đình Hu cho biết trong năm nay tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam có th bng mc 6,8% ca năm 2017, cao hơn mt chút so vi mc tiêu 6,7% do chính ph đt ra.

Theo Tổng cc Thng kê ở Hà Ni, lm phát đã tăng 2.65% vào tháng 1 so vi mt năm trước. Chính ph đt mc tiêu kim chế lm phát dưới 4% trong năm nay.

(Bloomberg, VnExpress)

****************

Chỉ số giá tiêu dùng tăng, thâm hụt ngân sách hơn 18 ngàn tỷ đồng (RFA, 29/01/2018)

Tổng Cục Thống Kê Việt Nam vào ngày 29 tháng Một cho công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng đầu năm 2018 áp dụng với các nhóm hàng thiết yếu. Theo đó, CIP trong tháng Một tăng 0,51 so với tháng trước. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 1,83% do việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế.

moody3

Những người bán hàng rau quả trên một góc phố ở Hà Nội hôm 4/1/2018 - AFP

Tiếp đó là nhóm giao thông tăng 1,17% do ảnh hưởng từ đợt tăng giá xăng dầu hồi đầu tháng cộng thêm việc giá vé tàu hoả tăng do sắp đến Tết nguyên đán Mậu Tuất.

Giá điện sinh hoạt tăng 2,64% so với tháng trước trong khi đó các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại như hàng ăn, dịch vụ ăn uống, thiết bị và đồ dùng gia đình, dịch vụ giáo dục… có chỉ số giá tăng từ 0,03% đến 0,56%, thấp hơn so với mức tăng chung.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1 tăng 2,65%, lạm phát tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 6,7% trong khi đó chỉ số giá đô la Mỹ giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2017

Thâm hụt ngân sách gần 18.400 tỷ đồng

Cùng ngày Tổng cục thống kê công bố mức thâm hụt ngân sách 18.400 tỷ đồng tính riêng trong 15 ngày đầu tháng Một năm 2018. Tổng chi ngân sách trong nửa đầu tháng Một ước đạt 38.300 tỷ đồng, bằng 2,5% dự toán trong đó chi đầu tư phát triển đạt 2500 tỷ đồng, chi trả nợ lãi 5000 tỷ đồng và chi thường xuyên 30.800 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách trong cùng thời điểm đạt 19.900 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 13 ngàn tỷ đồng, thu từ dầu thô đạt 1.200 tỷ đồng và thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu đạt 5.700 tỷ đồng.

Mới đây Bộ Tài chính vừa ban hành quyết định công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo đó, tổng thu ngân sách là gần 1triệu 320 ngàn tỷ đồng từ nguồn thu nội địa, dầu thô, xuất nhập khẩu và từ các khoản viện trợ nước ngoài.

Tổng chi ngân sách dự kiến hơn 1triệu 500 ngàn tỷ đồng được chi cho đầu tư phát triển, trả nợ lãi, chi viện trợ, cải cách tiền lương, tinh giản biên chế, chi thường xuyên và dự phòng ngân sách.

Bội chi ngân sách năm 2018 dự kiến là 204 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,7% GDP cả nước.

Quay lại trang chủ
Read 979 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)