Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 23 octobre 2018 14:23

Nhà hát và nhà giam hài cốt

Việt Nam có lẽ là nơi kỳ lạ nhất trái đất. Một nhà hát giao hưởng hứa hẹn là điểm sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, tinh hoa, sắp và có lẽ là chắc chắn được xây dựng lại rất gần nơi đang giam giữ một loạt hài cốt (của những người dân gắn bó lâu đời với vùng đất Thủ Thiêm). Chưa kể đây là vùng đất thấm đẫm nước mắt, máu vì những quyết định bất công và mờ ám của chính quyền cộng sản Việt Nam trong giai đoạn bế tắc, cùng đường và tha hóa. Đảng cộng sản đã bất chấp những giá trị văn hóa, lịch sử để chỉ trong một ngày phá nát ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, và đang hăm he san bằng luôn một dòng tu có tuổi đời lớn hơn cả Canada.

thuthiem1

Ảnh Bên trong khuôn viên Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. (Hình: Facebook)

Ấy vậy mà những cá nhân tự xem mình là tinh hoa, quí tộc lại như vô học, vô cảm với những mất mát, oan sai của một vùng đất lâu đời bằng việc ủng hộ việc xây lên một công trình có lẽ chỉ để phục vụ cho bọn cường quyền, bọn nịnh thần, và bọn tư bản đỏ (đại diện cướp đất cho đảng cộng sản).

Oái ăm nhất là tên Bí thư Nguyễn Thiện Nhân và tay chân đã tổ chức một trò PR rẻ tiền khi đến thăm một gia đình tái định cư thành công, không biết là chúng hời hợt trong việc điều tra gia cảnh, hay là chúng không thể kiếm ra một trường hợp nào như thế, để phải đến thăm và tay bắt mặt mừng với một người mà hài cốt bố mẹ đang bị giam cầm ở đó không xa.

thuthiem2

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tới thăm gia đình ông Trần Ngọc Minh, người đã gương mẫu di dời sớm khi thành phố có chủ trương xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Mong muốn có một nơi đàng hoàng để thể hiện được sự tự do, sự sáng tạo không chỉ là quyền của những người cho mình là quí tộc, tinh hoa mà nó còn là của cả dân tộc Việt Nam. Và cái giới nghệ sĩ có ảnh hưởng nhiều đến quần chúng nhờ năng khiếu và may mắn có điều kiện tốt hơn đa số còn lại nên thật sự thông thái hơn, thật sự cao thượng hơn, và nếu muốn làm thì nên tự góp tiền mà làm, chứ không phải trông chờ vào việc cướp hàng ngàn tỷ đồng của một thành phố cứ mưa là ngập, là của một vùng đất (Thủ Thiêm) đầy những ngôi nhà tạm bợ, nghèo đói.

Mong muốn của đám tinh hoa này có vẻ giống mong muốn của vị Thủ tướng có khuôn mặt hài hước (như chú Tễu), khi phát động một cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ở một nơi mà người chạy xe ôm (công nghệ) đông hơn người đi đường, và càng đau lòng hơn khi đa số họ là thanh niên ở độ tuổi sung sức nhất (20-30).

Với bản chất ma mãnh của mình, chính quyền cộng sản luôn tìm cách đánh vào điểm yếu hời hợt và hay tò mò của người Việt. Khi bế tắc trong việc đối thoại với người dân Thủ Thiêm (đỉnh điểm là phó Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh bị ném dép suýt vào mặt) thì chúng lại thu hút sự chú ý của dư luận qua một dự án mà chúng biết sẽ bị chửi nhiều hơn khen (xây nhà hát) và chúng lùa đám "tinh hoa" bưng bô ra làm bia đỡ đạn.

Kết quả là chúng đã chuyển được một phần nào đó sức nóng từ những sai lầm không thể tha thứ trong việc cướp đất sang một vấn đề gần như không liên quan và thế là các nhà đấu tranh nhân sĩ (đấu tranh cá nhân) lại hùa theo phản đối làm mất đi sự tập trung vào vấn đề cốt lõi.

Chúng ta nên nhớ rằng, tất cả những thảm cảnh ngày hôm nay đều là do văn hóa hủ bại của người Việt gây ra và Đảng cộng sản chính là phương tiện cụ thể hóa thứ văn hóa bệnh tật đó. Nếu chúng ta không tập trung vào việc cốt lõi là đánh bại cộng sản và tiến tới xây dựng một nền văn hóa dân chủ, tự do thì chắc chắn chúng ta cũng chẳng khác cái nhóm người hàng chục năm chỉ biết kiến nghị, góp ý. Và cái nhà hát tự do sáng tạo thực ra cũng giống như cái nhà giam hài cốt, chỉ khác là nó giam giữ tư tưởng, làm tha hóa đạo đức, văn hóa và nghệ thuật, chúng còn là nơi để bọn cường quyền, cướp đất ngồi tận hưởng những lợi phẩm mà những người dân đen bên ngoài bị tước đoạt trắng trợn, trong cái vỏ bọc tinh hoa, quí tộc cao sang.

Lúc này, chúng ta rất cần phải ném dép vào mặt những kẻ mặt dày, những con rô bốt của chế độ một cách quyết đoán. Chúng dối trá hết lần này đến lần khác, giở mọi thủ đoạn đánh lận con đen để khiến chúng ta rối bời, kiệt sức và triệt tiêu sự chống đối bằng cách xé nhỏ, thủ tiêu bất cứ một sự kết hợp nào, dù đó là dân sự hay chính trị.

Chính vì lẽ đó, chúng ta chỉ còn cách kết hợp lại, tôi xin nhắc lại là chỉ có cách kết hợp lại với nhau mới có thể đập tan những nhà giam giữ người bất đồng chính kiến, nhà giam hài cốt và nhà giam tư tưởng, văn hóa-nghệ thuật.

Việt Nghĩa

(23/10/2018)

Published in Quan điểm

Quần thể Giáo xứ Thủ Thiêm - Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, và nơi từng có chùa Liên Trì đã được quy hoạch dự án Nhà hát Giao hưởng, và dự án Nhà triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh. Xem ra rồi đây dân thương hồ, bán rau, đưa đò giăng câu sẽ gõ mạn thuyền ‘rống’ khúc opera, thay vì khẩy lên tiếng đàn kìm man mác buồn trên sông Sài Gòn.

nhahat0

Quần thể Giáo xứ Thủ Thiêm - Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, và nơi từng có chùa Liên Trì, đã được quy hoạch dự án Nhà hát Giao hưởng

Rất nhanh sau thông tin Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận dự án Nhà hát Giao hưởng, ngay sáng 9/10, một số công ty bất động sản đã lên kế hoạch truyền thông ‘ăn theo’ dự án này.

Nguồn tin từ doanh nghiệp Địa ốc Phương Nam cho biết hiện tại bản vẽ kèm tờ trình dự án Nhà hát, là do Công ty cổ phần PQC Convention thực hiện, với chiều cao gần 10 tầng và 3 tầng hầm. Đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Hữu Phú, địa chỉ 40 Xuân Thủy, quận 2, Sài Gòn. Giám đốc điều hành là ông Bùi Trọng Bình, đăng ký khai thuế ở quận Phú Nhuận.

Theo tài liệu bản vẽ được cho là của PQC Convention, thì dự án Nhà hát và dự án Nhà triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong cụm đất tôn giáo, gồm chùa Liên Trì kéo dài đến khu Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Phần diện tích đó, theo như lời của nguyên chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh, lúc phê duyệt quy hoạch ban đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng như đề án thiết kế quy hoạch Sasaki Associates (Mỹ) đều giữ lại các kiến trúc tôn giáo lâu đời là chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ; vì các giá trị tâm linh này sẽ giúp phát triển hài hòa, bền vững khu đô thị mới. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt trong khai thác lịch sử và di sản ở vùng đất Thủ Thiêm.

nhahat2

Mô hình dự án Nhà hát, do Công ty cổ phần PQC Convention thực hiện, với chiều cao gần 10 tầng và 3 tầng hầm.

Trước đây, Công ty Sasaki Associates đã nghiên cứu hoàn chỉnh 737 ha chứ không nghiên cứu tách ra làm hai phần 657 ha và 80 ha chỉnh trang, như việc tự điều chỉnh của chính quyền thời ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch và bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Thuyết minh cho thiết kế của mình, phía tư vấn Sasaki Associates nhấn mạnh ý tưởng : "Lấy lại danh hiệu là trung tâm của thành phố, nơi gặp gỡ văn hóa, nơi những ý tưởng được trao đổi và là điểm giải trí của cư dân thành phố. Sông Sài Gòn trở thành một điểm đến đô thị năng động.

Việc tái sử dụng những tòa nhà hải quan mang phong cách thuộc địa Pháp, những nhà kho, và hạ tầng cảng chính là cách tôn vinh những giá trị di sản công nghiệp của khu đất trong một hình hài của một khu đô thị mới hỗn hợp ven sông. Bị lãng quên qua nhiều thế hệ, bờ sông đang được kết nối lại với thành phố với mọt công việc công cộng rộng lớn kết hợp các hệ sinh thái bản địa và bảo vệ thành phố khỏi mực nước biển dâng cao". [tư liệu của người viết]

Mặc dù Sasaki Associates đã thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế "Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, bán đảo xanh" vào năm 2003, song việc thực hiện lại không theo những gì có được từ cuộc thi ấy. Thay vào đó là ‘bán đảo bê tông’ với những dự án bất động sản thuần lợi nhuận kinh doanh, sẳn sàng phá vỡ môi trường thiên nhiên cũng như sự bền vững của môi trường sống.

Giả dụ như ngày sắp tới đây chính thức khởi tố hình sự vụ quy hoạch trái pháp luật khu đô thị Thủ Thiêm ; và rồi những diện tích ‘sai quy hoạch’, ‘sai thiết kế’ được một bản án hiệu lực tuyên, thì liệu phải ‘đổ vỏ’ ra sao với những công trình nằm trong phần ‘sai’ ấy của phe nhóm ‘ăn ốc’, song lại ‘lỡ thông qua’ như dự án Nhà hát Giao hưởng Thủ Thiêm, hay đã cưỡng chế đập bỏ như chùa Liên Trì ?

Luật sư Trần Lương Ánh, đồng thời cũng là một trong những dân oan ở vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, nói rằng bà ‘ủng hộ’ dự án Nhà hát bởi các lẽ sau : "Sau khi Nhà hát khánh thành bà con Thủ Thiêm sẽ được "lên đời", cụ thể là : Dì 7 lượm ve chai sẽ có cơ hội lượm lon bia bát ngát luôn. Cô tư đi xin sẽ có cơ hội gặp đại gia đi coi hát cho tiền đếm mệt xỉu luôn. Dì 6 ở cầu thang buồn buồn ra mái hiên nhà hát ngủ mát lồng lộng luôn. Cô 3 bán vé số sẽ bán vài nghìn vé số mỗi tháng kiếm lãi 100 triệu tháng như chơi. Đặc biệt chị Dậu sẽ thả bầy con ra nhà hát ăn xin, khỏi bán chó. Lão Hạc sẽ đi đánh giày cho đại gia đi coi hát - không cần bã chó. Riêng cái thằng Chí Phèo tui sẽ huấn luyện nó tuyệt đối trung thành bảo vệ các vị giơ tay biểu quyết dự án Nhà hát…".

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 12/10/2018

Published in Diễn đàn