Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một trong những điểm tương phản nổi bật giữa chính quyền Trump và chính quyền Biden nằm ở cuộc tranh luận về việc liệu tổng thống có quá nhiều quyền lực hơn so với mức cần thiết để đảm bảo lợi ích công hay không. Nhiệm kỳ của Donald Trump đi kèm với một loạt các bình luận cho rằng vị trí tổng thống đã trở nên quá quyền lực, giúp một kẻ điên hoặc một kẻ chuyên quyền phá hoại quyền tự do của người Mỹ. Những người chỉ trích thúc giục Quốc hội và các tòa án khẳng định lại vai trò của mình trước khi đất nước rơi vào chế độ chuyên chế.

84721828

Tổng thống Barack Obama trong Nhà Trắng - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, kể từ khi Joe Biden nhậm chức, Đảng Dân chủ đã không làm gì để kiềm chế tổng thống – mặc dù họ biết rằng một nhân vật giống Trump, hoặc chính Trump, có thể kế nhiệm Biden. Thay vào đó, họ đã chuyển trọng tâm thể chế sang vấn đề quyền bỏ phiếu.

Tại sao Đảng Dân chủ lại phung phí một cơ hội để cải tổ thể chế tổng thống ? Một cách giải thích là Đảng Dân chủ không muốn mạo hiểm bó buộc vị tổng thống của họ, đặc biệt là vì quyền kiểm soát Quốc hội có thể tuột khỏi tay họ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Nếu Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện, việc thực hiện chương trình nghị sự chính sách của họ sẽ bắt buộc tổng thống phải có quyền lực mạnh mẽ, điều họ đã lên án một năm trước.

Một khả năng khác là các cuộc tấn công của phe tả đối với sự lạm quyền của Trump không bao giờ là chân thành. Những người chỉ trích ông có thể tin rằng những lời lên án "chế độ độc tài" sẽ hiệu quả hơn những lời phàn nàn về việc cắt giảm thuế trong việc kích động tình cảm chống Trump. Hoặc có lẽ các quyền lực hiện tại của tổng thống đã bám rễ quá sâu thông qua luật pháp và các tập quán đến mức bất kỳ nỗ lực nào nhằm cải tổ thể chế này đều nhất định thất bại.

Nhưng ngoài tất cả những điều này, còn có một lý do sâu xa hơn nữa khiến các tổng thống tiếp tục gia tăng quyền lực ngay cả khi xu hướng này là đáng báo động : công chúng – bao gồm cả các nhà quan sát chính trị giàu kinh nghiệm – muốn một tổng thống quyền lực, không phải là vì lý do lý thuyết hay ý thức hệ, mà vì yêu cầu thực tiễn. Bởi chỉ một tổng thống mạnh mới có khả năng giải quyết được nhiều thách thức của đất nước.

Đây là bài học của hai thập niên qua khi Hoa Kỳ hứng chịu ba cuộc khủng hoảng lớn : sự kiện các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09, và bây giờ là đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ kinh tế năm 2020-21.

Khủng hoảng đòi hỏi sự quản trị quyết đoán. Người ta tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể mang lại sự yên tâm và ý chí mạnh mẽ. Ngay cả vào những thời điểm tốt nhất, Quốc hội cũng dễ sa vào tranh cãi và những điều nhỏ mọn, cũng như kiểu mặc cả lý tính nhưng tự gây hại, tạo ra sự trì trệ hơn là hành động.

Các cuộc khủng hoảng như Đại suy thoái và Thế chiến II đã dẫn đến sự trỗi dậy của chế độ tổng thống "hoàng đế" hiện đại. Quốc hội sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho tổng thống thông qua một loạt quy chế trao quyền cho nhánh hành pháp để ứng phó và ngăn chặn bất kỳ cuộc khủng hoảng mới nào. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau đó và sự gia tăng các quy định, các nguồn lực và thẩm quyền đã bao trùm một thể chế mà những người cha lập quốc của nước Mỹ nếu còn sống cũng sẽ không còn nhận ra.

Quy mô của chính phủ liên bang đã tăng lên mà không hề chịu sự gián đoạn nghiêm trọng nào kể từ Thế chiến II, với sự gia tăng về nhân sự, tiền bạc và cơ sở hạ tầng đều tập trung vào nhánh hành pháp. Đảng Dân chủ muốn một tổng thống quyền lực để điều tiết nền kinh tế, trong khi Đảng Cộng hòa muốn một tổng thống quyền lực để bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ nước ngoài, nhập cư bất hợp pháp và tình trạng mất an ninh kinh tế. Tất cả các xung lực chính trị chống lại chính phủ trong những năm 1980 và 1990 đã biến mất sau sự kiện ngày 11/9. Với sự ủng hộ của Quốc hội và tòa án, tổng thống giành được các quyền giám sát và an ninh mới trên danh nghĩa bảo vệ người Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố và các kẻ thù nước ngoài khác.

Cuộc khủng hoảng tài chính bảy năm sau đó đã dẫn đến sự can thiệp lớn nhất từ ​​trước đến nay ca nhà nước vào nn kinh tế M, vi các quan chc hành pháp mt ln na dn đầu phn ng chng li khng hong. Quc hi đã tham gia bng cách b sung cho các ngun lc vn đã vô hn ca nhánh hành pháp thêm vài trăm tỷ đô la, và sau đó là bằng cách mở rộng quyền lực vốn đã khổng lồ của tổng thống nhằm điều tiết hệ thống tài chính sau khi khủng hoảng kết thúc. Cảm giác mất an ninh của các cá nhân lan rộng sau thảm họa kinh tế đã giúp thúc đẩy sự can thiệp sâu rộng của chính phủ vào các thị trường chăm sóc sức khỏe trong những năm của nhiệm kỳ Obama.

Mô hình này đã lặp lại trong năm ngoái. Đại dịch và khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự can thiệp của nhà nước thậm chí còn lớn hơn, đi kèm với đó là sự kiềm chế sâu rộng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đối với các quyền tự do cá nhân (mặc dù điều này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các nhà lãnh đạo địa phương hơn là chính quyền Trump).

Điều khó hiểu duy nhất trong câu chuyện về quyền hành pháp ngày càng mở rộng này là việc Trump từ chối sử dụng nó trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong ba cuộc khủng hoảng này. Các chính trị gia theo chủ nghĩa tự do, những người từ lâu đã nói họ tin rằng Trump đang tìm một lý do để khởi đầu một chế độ độc tài, đã tham gia cùng các đảng viên Cộng hòa trao cho Trump lượng ngân sách khổng lồ để Trump tùy ý chi tiêu. Họ yêu cầu Trump phải áp đặt phong tỏa và viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để huy động các nguồn lực kinh tế tư nhân nhằm ứng phó với đại dịch. Nhưng Trump hầu như chống lại những lời kêu gọi này mặc dù ông đã phê chuẩn việc chi hơn một nghìn tỷ đô la trong các quỹ cứu trợ do Quốc hội thông qua (và đảm bảo tên của ông xuất hiện trên các chi phiếu kích thích).

Trump đã hành động một cách yếu ớt thay vì dứt khoát vì ông sợ rằng một phản ứng mạnh mẽ của liên bang sẽ gây tổn hại thêm cho nền kinh tế và làm suy yếu triển vọng tái đắc cử của ông. Trong khi Trump xứng đáng được ghi nhận vì thực hiện chương trình đặt mua vắc-xin thông qua Chiến dịch Warp Speed, ông đã tạo ấn tượng rằng ông đã đi theo hơn là dẫn dắt Quốc hội – và ông đã phải trả giá cho điều đó tại các phòng bỏ phiếu. Bởi Trump luôn tự thể hiện mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của cánh hữu và bị cánh tả lo sợ trở thành một nhà độc tài, điều này thực sự trớ trêu.

Rõ ràng, Biden đã quyết tâm không mắc phải sai lầm tương tự. Tính toán rằng việc gia tăng quyền lực tổng thống sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình, Biden đã đưa ra một chương trình chính trị tham vọng nhất trong nhiều thập niên : không chỉ một loạt các hành động hành pháp và các đề xuất lập pháp sâu rộng, mà thậm chí còn tính đến việc cải cách Tòa án Tối cao, thành trì cuối cùng của Đảng Cộng hòa trong chính quyền liên bang. Sự vắng bóng các cuộc tranh luận về quyền lực tổng thống – chỉ vài tháng sau khi một đám đông tấn công Điện Capitol theo sự kích động của một tổng thống bị cáo buộc có tham vọng độc tài – cho thấy rằng tình trạng tổng thống "hoàng đế" sẽ vẫn còn kéo dài.

Eric Posner

Nguyên tác : "Long Live the Imperial Presidency ?", Project Syndicate, 12/05/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 19/05/2021

Eric Posner, giáo sư tại Trường Luật Đại học Chicago, là tác giả của cuốn The Demagogue’s Playbook : The Battle for American Democracy : The Battle for American Democracy from the Founders to Trump.

Additional Info

  • Author Eric Posner, Trần Hùng
Published in Diễn đàn
dimanche, 17 février 2019 14:01

Quyền lực của tổng thống Mỹ

Ngày 15/02/2018, cùng lúc với việc ký thỏa thuận mở cửa chính phủ trở lại giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, ông Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp của đất nước (National Emergency). Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chiều thứ sáu 15/02/2018, Trump cùng với vợ bay đi Florida nghỉ cuối tuần, đánh golf ở Mar-a-Lago.

urgence0

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây tường, ông Trump châm ngòi cuộc chiến pháp lý mới

Rõ ràng khi ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước, gọi đoàn di dân từ Honduras là sự tấn công của các băng đảng tội phạm, khủng bố, buôn bán bạch phiền... Donald Trump chỉ nhằm mục đích moi được tiền từ ngân quỹ quốc gia để xây bức tường ở biên giới phía Nam giữa Mỹ-Mễ bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng về tình trạng nhập cư bất hợp pháp của người Mễ, Honduras, Guatemala, El Salvador... vào nước Mỹ.

Việc ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước một cách tự hào "A great thing to do", trong khi tình hình thực tế trái ngược hoàn toàn, chứng minh một điều rất rõ ràng:- Donald Trump đã lạm dụng quyền lực của tổng thống để đạt mục đích khác.

Câu hỏi được đặt ra là : Ai có thể ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của Donald Trump trong trường hợp này ?

Hiện tại đã có nhiều tiểu bang như California, New York, Nevada..., các tổ chức dân sự như ACLU, Citizens for Responsibility and Ethics in Washington... đã kiện Trump ra tòa về quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp.

Khi ban hành tình trạng khẩn cấp , Trump chỉ có mục đích huy động các nguồn tài chánh khác   trong ngân sách quốc gia cho việc xây tường như cắtbớt ngân sách cho quân đội, tiền tịch thu được từ việc tịch thu tài sản của các tổ chức, băng đảng buôn bán bạch phiến, tiền dùng xây dựng các công trình dân sự, sửa chữa hệ thống hạ tầng cơ sở...

Theo Mick Mulvaney, tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc, số tiền điều động từ các nguồn khác khi ban hành tình trạng khẩn cấp có thể lên tới 8 tỉ USD. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Brian Schatz, một người được dự kiến sẽ lãnh đạo khối thiểu số của đảng Dân Chủ ở TV - nói rằng sử dụng số tiền này cho việc xây tường không đơn giản, dễ dàng như Trump và đảng Cộng hòa suy nghĩ.

Schatz phổ biến trên mạng Twitter như sau : "Quá trình duyệt xét chi tiêu cho quân đội rất nghiêm ngặt, bất kể là xây dựng đường băng cho phi cơ, các bến cảng, bệnh viện hay chỉ là những móc treo quần áo... không có chuyện cắt bớt 3,5 tỉ USD ngân khoản của quân đội mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trump cũng biết rõ hành động của mình sẽ phải đối diện với pháp luật , tuy nhiên tin tưởng vào đa số chánh án (5/9) của đảng Cộng Hòa nằm trong tối cao pháp viện, Trump nghĩ mình sẽ đạt được thắng lợi. Do đó, Trump xác nhận rằng nước Mỹ không hề có tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn tuyên bố như thế để cho việc xây tường được xúc tiến nhanh chóng hơn.

Ann Coulter, một người khá trung thành với Donald Trump của đài Fox News, truyền thông chính của đảng Cộng Hòa phát biểu rằng : "Tình trạng khẩn cấp duy nhất chính là vị tổng thống đần độn của chúng ta"

Ban hành tình trạng khẩn cấp để rút tiền từ ngân sách ở các khoản chi tiêu khác đem ra xây dựng bức tường của Donald Trump là một hành động tự bắn vào chân mình, bởi thực tế nước Mỹ không hề bị đe dọa hay có nguy cơ tiềm ẩn nào gây ra bởi các thế lực bên ngoài hay trong nước. Đoàn người di dân từ Honduras không phải là một nguy cơ khủng bố hay tội phạm hình sự như Trump và những người ủng hộ Trump rêu rao, phóng đại.

Hơn thế nữa, đạo luật cho phép tổng thống sử dụng quyền hạn đặc biệt được ban hành ngày 14.09.1976 dưới thời ông Gerald Ford cũng có những giới hạn và có thể bị phủ quyết bởi quốc hội.

Đóng cửa chính phủ 35 ngày, dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, gây khốn đốn cho hơn 800.000 nhân viên liên bang vào lúc cuối năm rồi tuyên bố tình trạng khẩn cấp của đất nước chỉ vì khăng khăng muốn có tiền xây dựng bức tường, Donald Trump đã lạm dụng địa vị, quyền hạn của minh một cách thô bạo để thỏa mãn tự ái cá nhân.

Sử dụng việc ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước để tấn công vào hiến pháp, tước quyền quyết định ngân sách của quốc hội, Donald Trump từng bước lộ hẳn mặt của một tên độc tài. Đó cũng là lý do tại sao Trump luôn ca ngợi những kẻ như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un...

Có một sự lo ngại rằng việc lạm dụng quyền lực này, nếu không bị ngăn chận sẽ trở thành tiền lệ trong tương lai, sử dụng tuyên bố tình trạng khẩn cấp của đất nước một cách tùy tiện, dẫn đến việc phá hủy nền tảng dân chủ của nước Mỹ và dần dần sẽ hình thành một thể chế độc tài như đã diễn ra với Hitler và nước Đức trước thế chiến thứ hai.

Paul Schiff Berman, giáo sư luật tại Đại học George Washington, nhận định rằng: "Nếu việc cần tiền xây tường được coi là một trường hợp khẩn cấp của quốc gia, nó sẽ mở ra cơ hội cho tất cả mọi thứ được coi là khẩn cấp quốc gia, vì chỉ cần đưa ra các ưu tiên chính sách của một tổng thống".

"Bất cứ tổng thống nào, sau này đều có thể nói sự hâm nóng toàn cầu, sự thiếu chăm sóc sức khỏe, tình trạng vô gia cư... là một trường hợp khẩn cấp của đất nước, tất cả đều có lý do vững chắc, ít nhất nó cũng vững chắc hơn là việc cần thiết xây bức tường vì lý do an ninh."

Một cuộc thăm dò ý kiến của trường đại học Quinnipiac cho thấy 2/3 dân chúng Mỹ phản đối việc ban bố tình trạng khẩn trương của đất nước.

Tuy nhiên hành động của Trump không phải không có người ủng hộ, nhất là những người theo đảng Cộng Hòa. Mark Meadows, chủ tịch khối bảo thủ của đảng Cộng hòa đã gửi Tweet trong cuộc họp của Trump: - Quốc hội có thể bỏ phiếu bác bỏ quyết định của Trump nhưng chưa chắc đã có đủ phiếu.

Thạch Đạt Lang

(17/02/2019)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm