Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thượng nghị sĩ Dân chủ Catherine Cortez Masto được bầu lại ở bang Nevada, theo kết quả được truyền thông Mỹ công bố ngày 12/11/2022. Với đa số ở Thượng Viện, chính quyền Joe Biden sẽ bớt chật vật hơn trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Thượng Viện có thể chặn những dự thảo luật được thông qua ở Hạ Viện, dự kiến sẽ do đảng Cộng hòa chiếm đa số. 

baucumy1

Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ Catherine Cortez Masto trong tối bầu cử 08/11/2022, tại Las Vegas, bang Nevada, Mỹ. AP - Gregory Bull

Tổng thống Joe Biden cũng có thể bổ nhiệm nhiệm và xác nhận các thẩm phán mà không bị cản trở như dưới thời tổng thống Barack Obama khi Thượng Viện nằm trong tay đảng Cộng hòa. 

Thông tín RFI Loubna Anaki tại New York cho biết thêm thông tin : 

"Đây là một chiến thắng sát sao. Bà Catherine Cortez Masto chỉ hơn đối thủ Cộng hòa Adam Laxalt chưa đầy 5.000 phiếu. Nhưng những lá phiếu này giúp cho đảng Dân chủ có thêm được một ghế ở Thượng Viện. Kết quả hiện giờ, 50 ghế thuộc về đảng Dân chủ, 49 ghế cho đảng Cộng hòa. Có nghĩa là trong mọi trường hợp, đảng Dân chủ vẫn giữ đa số ở Thượng Viện, dù cuộc bầu cử vòng hai ở bang Georgia chỉ được ngã ngũ vào tháng 12.

Rõ ràng đây là một tin vui cho đảng Dân chủ và cũng là cú tát cho đảng Cộng hòa của ông Donald Trump : rất nhiều ứng viên đã thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Điểm này cũng được thượng nghị sĩ Chuck Schumer, tiếp tục đứng đầu phe đa số ở Thượng Viện, nói vào tối hôm qua (12/11). Ông cho rằng kết quả là bằng chứng cho thấy "người dân Mỹ bác bỏ những lập trường cực đoan của những người ủng hộ ông Trump trong đảng Cộng hòa".

Đây cũng là nhận định của tổng thống Joe Biden và ông hoan nghênh kết quả tại bang Nevada. Nguyên thủ Mỹ biết rằng với đa số ở Thượng Viện, chính quyền của ông sẽ ở thế thoải mái hơn dự kiến suốt hai năm sắp tới". 

Trump tìm mọi cách để không ra điều trần về vụ 06/01 

Theo nguyên tắc, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump có thời hạn đến ngày 14/11 để hợp tác với Ủy ban Điều tra vụ chiếm đồi Capitol ngày 06/01/2020. Tuy nhiên, hôm 11/11, luật sư của ông đã khởi động thủ tục pháp lý để phản đối trát đòi thân chủ của họ ra làm chứng. Ngoài đặt nghi vấn về tính chính đáng của Ủy ban Điều tra, luật sư còn cho rằng ông Trump được hưởng đặc quyền hành pháp và sự phân lập quyền lực cấm Quốc Hội bắt một tổng thống ra làm chứng. 

Theo thông tín viên RFI tại New York, hàng loạt lập luật được đội luật sư của cựu tổng thống Mỹ đưa ra cho thấy thủ tục sẽ còn kéo dài. Và đây là mục đích của ông Donald Trump, do Ủy ban Điều tra sẽ không bị giải thể do đảng Cộng hòa tạo nên được "làn sóng đỏ".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Năm 2020 đã đi qua. Đây là một năm có nhiều sự kiện lớn. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên xin lựa chọn những sự kiện có tính bước ngoặt, trên tiêu chí chung là những việc xảy ra sẽ ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về sau, trên mọi lĩnh vực.

1. Đại dịch Covid- 19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vào ngày 11/3/2020 là virus corona đã gây ra “Đại dịch toàn cầu”, 4 tháng sau khi các ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc. Virus này còn được biết đến với tên gọi là Covid-19 hay Sars-Cov-2. Tới thời điểm này, trên thế giới đã có khoảng 84 triệu người bị nhiễm và 1,8 triệu người tử vong, virus đã xuất hiện ở 213 nước.

Đại dịch phơi bày vô số vấn đề trên khắp thế giới, từ thể chế tới văn hóa của mỗi quốc gia. Đại dịch bắt buộc thế giới phải định hình lại các lĩnh vực trọng yếu cũng như tiêu chuẩn sống và công ăn việc làm. Một thể chế dân chủ giàu mạnh như Mỹ lại có số ca nhiễm cao nhất khiến chúng ta phải suy tư về mô hình chính trị của Mỹ. Việc bảo vệ, cân bằng giữa các giá trị dân chủ, nhân quyền, văn hóa và kinh tế đối với sức khỏe của người dân sẽ là một ưu tư lớn của các nước dân chủ.

Covid-19 tàn phá các nền kinh tế, đặt lại suy tư về năng lực của hệ thống y tế công cũng như cơ hội và sự bình đẳng về sự rủi ro. Đại dịch cũng cho thấy sự mong manh của con người trước thiên nhiên. Sự liên đới giữa các quốc gia trong đại dịch cho thấy trái đất đang nhỏ lại và các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Thế giới sẽ thay đổi sâu sắc sau đại dịch này. Con người ngày càng phải “xa nhau” hơn, ít nhất là trong vòng 3-4 năm tới. Sự kết nối, thông cảm và chia sẻ giữa con người với con người ngày càng quan trọng và cần thiết để chúng ta cảm thấy bớt cô đơn hơn.

2020-1

Đại dịch Covid-19 làm cho 1,8 triệu người thiệt mạng. Đây là nỗi đau lớn nhất trong thời bình.

2. Biển Đông

Biển Đông là tên gọi mà Việt Nam đặt riêng cho vùng biển có tên gọi quốc tế là biển Nam Trung Hoa. Đây là vùng biển có diện tích khoảng 3.5 triệu km2, mở toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ra với Thái Bình Dương và có giá trị quyết định tới sự sinh tồn của đất nước Việt Nam.

40% hàng hóa của thế giới và 80% của Châu Á đi qua Biển Đông vì vậy sự xung đột tại khu vực này là điều khó tránh khỏi khi Trung Quốc muốn chiếm lấy làm của riêng. Câu hỏi đặt ra là xung đột quân sự sẽ đến mức độ nào? Việt Nam, nước có nhiều quyền lợi nhất trên Biển Đông, dưới chính quyền cộng sản, luôn rụt rè khi nhắc về Trung Quốc và chỉ mới dám gọi thẳng tên hay “phản đối” Trung Quốc tập trận gần đây. Trước kia, phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ gọi Trung Quốc là “Nước lạ” và tàu nước này là “Tàu lạ” khi phát hiện họ xâm phạm lãnh hải.

Năm 2020 chứng kiến đây là điểm nóng của thế giới. Đã có khoảng 100 cuộc tập trận tại vùng biển này, với sự tham gia của các cường quốc như Pháp, Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Anh…Dĩ nhiên là có cả Trung Quốc với “đường lưỡi bò” tự xưng, tương đương gần 90% vùng biển này. Thực tế Trung Quốc chỉ hiện diện tại đây sau khi đánh chiếm một số đảo của Việt Nam năm 1988 với sự “đồng lõa” của chính quyền cộng sản Việt Nam. Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) vào tháng 7/2016 đã phủ nhận toàn bộ đòi hỏi vô lý này của Trung Quốc.

Biển Đông là lối mở duy nhất về đường biển của Trung Quốc ra với thế giới. Không chiếm được Biển Đông thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia lục địa và không thể đạt được giấc mộng bá quyền thế giới. Vì thế, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc sẽ biến vùng biển này thành mối bận tâm toàn cầu.

2020-11

Năm 2020 đã có gần 100 cuộc tập trận lớn nhỏ ở Biển Đông. Đây là điểm nóng của thế giới trong hiện tại lẫn tương lai.

3. Các chế độ dân túy suy thoái

Một vòng quanh các chế độ dân túy nổi cộm trên thế giới: Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) đã mất dần ảnh hưởng khi đảng AKP của ông mất quyền kiểm soát ở thủ đô Ankara và thành phố lớn nhất là Istanbul sau cuộc bầu cử thị trưởng năm 2019. Quyền lực sau 17 năm cầm quyền của Erdogan có thể đang tới hồi kết. Istanbul còn là căn cứ chính trị nhiều năm của Erdogan và chính ông từng nói “ai thắng ở Istanbul, người đó sẽ thắng ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Cuộc thăm dò dư luận về sự tín nhiệm của dân chúng với tổng thống Putin đang giảm thấp nhất trong 6 năm trở lại đây và điện Kremlin phải nhờ các chuyên gia xã hội học tìm hiểu tại sao. Tại Belarus, tổng thống Lukashenko dù được Putin hậu thuẫn nhưng ngày càng bị chống đối từ phía người dân. EU đã đưa ông vào danh sách đen vì đàn áp đối lập. Nhìn sang Brazil, Bolsorano, người từng đi biểu tình phản đối các biện pháp nghiêm ngặt phòng Covid -19 gần như mất hẳn sự ủng hộ của dân chúng. Nhưng thất bại lớn nhất của các chế độ dân túy chính là là việc thất cử của Donald Trump.

Một cách tự nhiên, làn sóng dân chủ lần thứ 4 sẽ vỗ bờ trở lại sau khi trào dâng 10 năm trước với Mùa xuân Ả Rập. Thế giới sẽ phải có bộ luật ứng xử trên mạng xã hội khi nó trở thành công cụ mà các lãnh tụ dân túy lợi dụng để gây chia rẽ, khuyến khích chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chúng ta đã chứng kiến Trump chống lại tự do báo chí dữ dội như thế nào từ khi nhậm chức năm 2017.

2020-2

Putin đang ngày càng bị mất tín nhiệm tại Nga và đó cũng là lý do khiến Duma Nga ra luật không truy tố các cựu tổng thống…

4. Mỹ mất ảnh hưởng tại Trung Đông

Mỹ đã đột ngột rút quân khỏi Syria và cũng kéo quân khỏi Iraq đầu năm nay bỏ mặc đồng minh, các điểm nóng và cả các giếng dầu. Tổ chức kháng chiến của người Kurd và chính quyền Kabul không khác gì thân phận Việt Nam Cộng Hòa năm 1973. Mỹ dưới thời Trump cũng đã tiến hành ám sát thiếu tướng Soleimani tại sân bay Baghdad – Iraq. Mỹ cũng đã hậu thuẫn quá mức Israel và biến nơi đây thành “lò lửa” của Trung Đông sau khi nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chọn ngày 14-5-2018 (ngày kỷ niệm 70 năm tuyên bố thành lập của Israel với cuộc thảm sát Nakba diễn ra hôm sau) để dời Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem.

Điều gì sẽ xảy ra tại Trung Đông, trung tâm dầu mỏ thế giới, trọng tâm trong đối ngoại của Mỹ? Chắc chắn sẽ là một vòng xoáy phức tạp và Mỹ không còn chi phối được nữa. Thời kỳ dầu mỏ không thể chấm dứt vài ngày hay vài năm. Vấn đề lớn hơn nằm ở việc cường quốc nào sẽ thay thế Mỹ tại đây. Nga và Trung Quốc là hai ứng viên tiềm năng nhất nhưng cũng là hai chế độ chuyên chế lớn nhất thế giới đang thay thế Mỹ ở khu vực này. Sự xung đột thường trực trong lòng Trung Đông sẽ kéo theo làn sóng di dân và tị nạn. Đây là một bài toán khó giải cho các quốc gia EU khi sự xung đột giữa văn hóa phương Tây và Hồi giáo vẫn chưa được giải quyết triệt để.

2020-3

4 năm dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, Mỹ đã “bỏ chạy” khắp nơi trên thế giới…

5. Cuộc bầu cử Mỹ 2020

Lẽ thường thì đây chỉ là một sự kiện định kỳ của Mỹ. Nhưng Donald Trump đã biến nó thành một sân khấu ồn ào nhất thế giới. Những dấu ấn vô tiền khoáng hậu được xác lập như số cử tri đi bỏ phiếu (65%) cao nhất trong lịch sử, không có quá trình chuyển giao quyền lực, Trump không thừa nhận thất bại dù kết quả bầu cử đã rõ ràng…

Điều đáng suy tư là cách hành xử thiếu tử tế và lương thiện của Trump khi ông ta không tôn trọng luật chơi dân chủ. Trump là hậu quả quá trình suy thoái của nước Mỹ sau nhiều năm tập trung làm giàu mà bỏ quên liên đới xã hội. Mỹ là một hợp chúng quốc, gồm nhiều tiểu bang và nhiều sắc dân khác nhau. Văn hóa bản địa không phải là nền tảng để chấn hưng và nối kết con người mà chính giá trị tinh thần vĩ đại như tự do, cao thượng được dẫn dắt bởi giới tinh hoa đã tạo thành sợi dây gắn kết. Nay thì thời thế đã khác, giáo dục không được thành phần người Mỹ da trắng ở ngoài thành thị coi trọng. Dân trí tương ứng thấp theo. Thời của mạng xã hội tạo ra một sợi dây kết nối nhưng vị kỉ thay vì vị tha, cảm xúc thay cho sự thật. Donald Trump đã thành công từ những điều đó và rồi biến chính trường thành một rạp xiếc. Sự uy nghiêm và đứng đắn của chính trị bị thay bằng các trò hề rẻ tiền. Chế độ tổng thống có còn phù hợp cho nước Mỹ?

Hậu quả lớn nhất và nghiêm trọng nhất mà Trump để lại cho nước Mỹ đó là làm chia rẽ dân tộc. Nước Mỹ mất đoàn kết trầm trọng và đứng trước tình thế lưỡng nan: Làm thế nào để chống phân biệt chủng tộc, hàn gắn quốc gia và khôi phục vị thế số một. Đây là một gánh nặng cho Biden và những người kế nhiệm ông. Mỹ sẽ mất dần vị thế siêu cường số một thế giới.

daochinh-2

Trump đã biến cuộc bầu cử 2020 thành một trò hề…

6. Các cuộc biểu tình tại Thái Lan

Một sự kiện quan trọng trong khu vực Đông Nam Á là các cuộc biểu tình của tuổi trẻ Thái Lan phản đối hoàng gia Thái và chính quyền quân đội. Cho đến bây giờ đất nước Thái Lan vẫn do các tập đoàn tướng lãnh thay nhau cầm quyền. Đây là các chế độ dân chủ về hình thức nhưng độc tài quân phiệt trong nội dung.

Các cuộc đảo chính diễn ra liên miên nhưng vẫn dựa trên ba cột trụ chính: tính chính đáng của nhà vua, liên minh quyền và tiền giữa các tập đoàn quân phiệt-tài phiệt và sự thụ động của Phật giáo Tiểu thừa. Giờ đây sự chính đáng của đức vua và hoàng gia đã không còn như trước, ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng đã giảm đi đáng kể. Trong ba trụ cột đó đã mất đi hai chỉ còn lại sự cai trị của một liên minh giữa tập đoàn quân sự và giới tài phiệt người Thái gốc Trung Quốc. Thái Lan sẽ thay đổi trong những ngày sắp tới và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam.

thai01

Thái Lan đang thay đổi và sẽ thay đổi…

Quốc Bảo

(4/1/2021)

Published in Quan điểm

Ngày 06/01/2021, hai viện Quốc hội Hoa Kỳ sẽ họp phiên toàn thể để kiểm phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020, theo đó ứng cử viên Joe Biden thuộc đảng Dân chủ đã chiến thắng với 306 phiếu, còn ứng cử viên đảng Cộng hòa, tổng thống đương nhiệm Donald Trump bị thua với 232 phiếu.

quochoi1

Trụ sở Quốc hội Mỹ (Capitol), Washington DC. Ảnh 28/12/2020.  Reuters – Leah Millis

Cuộc kiểm phiếu này của Quốc hội là bước cuối cùng để tái xác nhận chiến thắng của ông Biden, sau khi đại cử tri đoàn, ngày 14/12/2020 đã chính thức bầu ông Joe Biden làm tổng thống Hoa Kỳ.

Lẽ ra, cuộc kiểm phiếu của Quốc hội Mỹ chỉ là một sự kiện bình thường, mang tính chất thủ tục và ít được chú ý. Thế nhưng, do việc ông Trump dứt khoát không chấp nhận thất bại và liên tục có những nỗ lực nhằm đảo ngược kết quả cuộc bỏ phiếu, sự kiện này đã rất được quan tâm, nhất là khi tổng thống Mỹ không che giấu ý định ngăn không cho Quốc hội xác nhận chiến thắng của đối thủ Biden.

Sau hàng loạt thất bại trong việc kiện đối phương gian lận trước tòa nhưng không đưa ra được bằng chứng, cũng như không ép buộc được các bang chiến địa thay đổi kết quả theo hướng có lợi cho mình, tổng thống mãn nhiệm Mỹ đã lại tìm cách vận động các nghị sĩ trong đảng Cộng hòa tại Quốc hội bác bỏ giá trị các phiếu đại cử tri ở một số bang đã bầu cho ông Joe Biden nhân phiên kiểm phiếu ngày 06/01/2021.

Theo hãng tin Mỹ AP, ngày 21/12 vừa qua, khoảng hơn một chục dân biểu đảng Cộng hòa, theo đề xuất của ông Mo Brooks, dân biểu đảng Cộng hòa bang Alabama, đã đến Nhà Trắng để bàn bạc về cách ngăn không cho Quốc hội xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống.

Ý tưởng chính của kế hoạch này là các nghị sĩ Cộng hòa sẽ đặt vấn đề về các phiếu đại cử tri tại một số bang mà ông Biden thắng cử để buộc hai viện Quốc hội xem xét từng trường hợp phản đối, với mục tiêu là vô hiệu hóa các phiếu đó, mở đường cho ông Trump chiến thắng.

Trong một bài phân tích ngày 16/12, hãng AP đã giải thích rõ thủ tục kiểm phiếu đại cử tri tại Quốc hội để đi đến kết luận rằng một lần nữa tổng thống Trump và những người thân cận với ông trong đảng Cộng hòa sẽ khó có thể đảo ngược được tình thế.

Quy trình kiểm phiếu tại Quốc hội lưỡng viện

Theo AP, công việc kiểm và đếm phiếu đại cử tri do Quốc hội thực hiện là giai đoạn tối hậu của tiến trình xác định người sẽ lên làm tổng thống Mỹ, mà bước kế tiếp chỉ là lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống. Đây là một sự kiện đi theo một kịch bản cụ thể.

Vào ngày đó, cuộc họp chung của Thượng Viện và Hạ Viện sẽ mở ra dưới quyền chủ tọa của phó tổng thống Mike Pence trong tư cách là chủ tịch Thượng Viện. Nếu vì một lý do nào đó mà phó tổng thống vắng mặt, người thay thế sẽ là thượng nghị sĩ thâm niên nhất của phe đa số tại Thượng Viện, cụ thể lần này là ông Chuck Grassley, 87 tuổi, thuộc đảng Cộng hòa ở bang Iowa

Theo chương trình, phiên họp kiểm phiếu sẽ khai mạc vào lúc 13 giờ, giờ Washington D.C. Chủ tọa phiên hợp sẽ mở các giấy xác nhận kết quả đã được niêm phong từ các bang gởi lên. Đại diện được chỉ định trước từ cả hai đảng trong cả hai viện sẽ đọc to các kết quả bầu của đại cử tri từ mỗi bang – theo thứ tự chữ cái (alphabet) và chính thức "đếm" số phiếu.

Ứng cử viên có số phiếu đại cử tri cao lớn nhất sẽ trở thành tổng thống Mỹ và chủ tịch Thượng Viện sẽ tuyên bố người chiến thắng.

Một kịch bản trái với thông lệ cũng đã được dự trù : Trong trường hợp hai ứng cử viên có cùng một số phiếu, thì Hạ Viện được giao quyền bỏ phiếu bầu tổng thống, nhưng theo nguyên tắc mỗi đoàn dân biểu đại diện cho từng bang được một phiếu bầu, chứ không phải là mỗi dân biểu một phiếu như thường lệ.

Theo AP, đây là điều chưa từng xảy ra kể từ những năm 1800 và năm nay cũng sẽ như vây vì theo kết quả bầu phiếu của đại cử tri đoàn, Joe Biden đã có chiến thắng quyết định với 306 phiếu so với 232 phiếu của Donald Trump.

Khi có khiếu nại

Điều gì sẽ xẩy ra nếu có dân biểu hay thượng nghị sĩ đứng ra phản đối kết quả bầu phiếu của các đại cử tri, một kịch bản mà tổng thống Trump và những nghị sĩ ủng hộ ông từng khẳng định sẽ thúc đẩy vào ngày 06/01 tới đây.

Theo AP, sau khi kết quả bầu phiếu đại cử tri tại một bang nào đó được đọc lên, bất kỳ thành viên nào cũng có thể đứng lên và phản đối kết quả tại bang đó với bất kỳ lý do nào. Tuy nhiên, để được xem xét, lời khiếu nại phải được ghi lại thành văn bản và có chữ ký của ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ.

Trong trường hợp có khiếu nại hợp lệ, phiên họp chung sẽ tạm ngừng để Hạ Viện và Thượng Viện họp riêng để xem xét, trong thời hạn tối đa là 2 tiếng đồng hồ. Để được chấp nhận, một khiếu nại phải được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện đồng ý trong một cuộc bỏ phiếu với đa số đơn giản. Nếu khiếu nại bị bác bỏ, các phiếu đại cử tri ban đầu được duy trì.

Theo AP, lần sau cùng có khiếu nại hợp lệ là vào năm 2005, khi nữ dân biểu Stephanie Tubbs Jones bang Ohio và nữ thượng nghị sĩ Barbara Boxer bang California, cả hai đều thuộc đảng Dân chủ, phản đối phiếu đại cử tri của bang Ohio với lý do có những điều bất thường không hợp lệ trong cuộc bỏ phiếu. Cả hai viện Quốc hội Mỹ khi ấy đã tranh luận và bác bỏ lời khiếu nại.

Đây là một sự cố rất hiếm, chỉ mới có hai lần trong lịch sử Mỹ. Nhưng năm nay, xác suất xẩy ra rất cao với quyết tâm phản đối qua tuyên bố của các nghi sĩ "chí cốt" với tổng thống Trump, đi đầu là dân biểu Mo Brooks của bang Alabama.Ông đã cho hãng AP biết ý định khiếu nại số phiếu đại cử tri tại các bang Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, Georgia và Nevada đều đã lọt vào tay ông Biden.

Điều đáng nói là ở Thượng Viện, một số thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cũng để ngỏ khả năng ủng hộ nỗ lực của các đồng nghiệp tại Hạ Viện, như thượng nghị sĩ Tommy Tuberville vừa được bầu tại bang Alabama nhờ hậu thuẫn của ông Trump.

Nỗ lực vô ích

Câu hỏi sau cùng là liệu tổng thống Trump và giới nghị sĩ thân cận có sẽ thành công trong việc biến ngày kiểm phiếu tại Quốc hội Mỹ thành ngày "chiến thắng" hay không. Trên vấn đề này, hầu hết các quan sát viên đều trả lời "không". Thậm chí hãng tin Mỹ AP còn gọi đó là một "nỗ lực vô bổ tối hậu".

Trước hết, cho đến lúc này, nếu một số dân biểu đảng Cộng hòa ở Hạ Viện rất hăng hái trong ý định phản đối, thì tại Thượng Viện, vấn đề chưa rõ ràng. Lãnh đạo phe đa số thuộc Đảng Cộng hòa, thượng nghị sĩ Mitch McConnell cùng những phó tướng của ông đã yêu cầu các thượng nghị sĩ trong đảng không ký tên vào bất kỳ lời phản đối nào đến từ Hạ Viện, để khỏi bị "khó ăn khó nói" với ông Trump khi phải bỏ phiếu chống lại các khiếu nại.

Ngoài ra, kể cả khi được hậu thuẫn của một thượng nghị sĩ, những khiếu nại sẽ bị bác bỏ khi hai viện Quốc hội bỏ phiếu về các đề nghị này.

Tại Hạ Viện, nơi mà đảng Dân chủ vẫn nắm đa số, những lời phản đối chắc chắn sẽ không được thông qua. Còn ở Thượng Viện, nơi đảng Cộng hòa chỉ nắm được được đa số sít sao, khả năng khiếu nại được thông qua cũng rất ít, trong bối cảnh nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa đã công nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Bầu cử Mỹ : Khủng hoảng pháp lý sắp chấm dứt, nhưng khủng hoảng chính trị thì chưa

Những hy vọng cuối cùng của Donald Trump lật ngược một cách hợp pháp kết quả bầu cử tổng thống đã biến thành mây khói. Việc Tối Cao Pháp Viện bác đơn kiện của Texas đã đặt dấu chấm hết cho cuộc tấn công pháp lý đáng kinh ngạc của tổng thống mãn nhiễm kéo dài 40 ngày.

hoagiai0

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tập trung bên ngoài Tối Cao Pháp Viện, Washington, Hoa Kỳ, ngày 08/12/2020. Reuters – Erin Scott

Báo thiên hữu Le Figaro nhận định việc Donald Trump từ chối thừa nhận kết quả bầu cử trong suốt "5 tuần điên rồ" là một thử thách cho sự vững chắc của các định chế của Hoa Kỳ.

Cho dù về pháp lý, cuộc khủng hoảng này dự kiến ​​s chm dt vi cuc b phiếu ca c tri đoàn, din ra vào hôm nay. Nhưng theo Le Figaro, v mt chính tr, cuc khủng hoảng còn lâu mới kết thúc. 17 bang, cùng với 126 dân biểu Cộng hòa, kể cả người đứng đầu nhóm thiểu số Hạ Viện Kevin McCarthy, đã ủng hộ yêu cầu của Texas. Donald Trump, người tiếp tục nắm quyền đến ngày 20/01/2021, vẫn nhận được nhiều sự ủng hộ trong đảng Cộng hòa và từ cử tri. Một dấu hiệu khác cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ : 3/4 cử tri phe Cộng hòa vẫn coi là cuộc bầu cử tổng thống vừa qua có gian lận.

Một cuộc khủng hoảng có thể dự báo trước

Đối với Le Figaro, cho dù là khó tin, nhưng cuộc khủng hoảng hậu bầu cử lần này thực ra đã được dự báo. Kể từ khi Donald Trump bắt đầu sự nghiệp chính trị, tất cả những ai không nhìn nhận nghiêm túc về ông đều đã phải trả giá đắt. Vả lại, kịch bản hậu 03/11 cũng đã được chính tổng thống Donald Trump thông báo cách nay vài tháng : khẳng định phe Dân chủ chỉ thắng nếu có gian lận, phản đối phương thức bỏ phiếu qua đường bưu điện, dọa kiện lên Tòa Tối Cao, từ chối từ bỏ quyền lực ôn hòa nếu thất cử. 

Trong khi phe Dân chủ tố cáo một cuộc đảo chính dựa trên luật pháp do Trump cố gắng thực hiện, ở phe Cộng hòa, nhiều người vẫn coi đảng Dân chủ đã đánh cắp chiến thắng của họ. Nhưng trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng có nhiều luồng ý kiến trái ngược về tổng thống Trump, về kết quả bầu cử, sự chia rẽ giữa truyền thông và Trump cũng ngày càng lớn. Tất cả đều bị thuyết phục là đang đối mặt với một kẻ thù đe dọa nền dân chủ Hoa Kỳ. Tường thuật cặn kẽ những chuyện xoay quanh Trump với kết quả bầu cử, báo thiên hữu Le Figaro kết luận, mặc dù tổng thống Donald Trump không thể lật ngược kết quả cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho mình, nhưng ông đã thành công trong việc biến cuộc đấu pháp lý của mình thành một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Hậu quả của 40 ngày sau bầu cử vừa qua vẫn chưa thể dự đoán được hết.

Joe Biden liệu có hòa giải được người Mỹ ?

Cũng nhìn về nước Mỹ, La Croix chạy tựa trang nhất "Hòa giải người Mỹ với nhau" trên nền bức ảnh chụp tổng thống tân cử Joe Biden. La Croix quan tâm đến việc vị tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ liệu có xoa dịu được những căng thẳng giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa, liệu có trở thành người đứng giữa để tập hợp người dân Mỹ ở hai phe lại với nhau không, trong bối cảnh kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đã đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai phần của nước Mỹ.

Người Mỹ đang tự hỏi 4 năm tới sẽ mang lại cho họ những điều gì ? Những người lạc quan đặt cược vào sự gắn kết xã hội mới và ý thức về lợi ích chung. Nhưng nhiều người lại lo sợ là sự chia rẽ sẽ biến thành một kiểu chiến tranh du kích chính trị thường trực.

Một bước tiến lớn của Liên Âu

Về thời sự Châu Âu, phát hành sớm từ chiều thứ Bảy 12/12, Le Monde quan tâm đến vụ Hungary và Ba Lan ngăn chặn kế hoạch tái thiết lịch sử của Liên Âu vào thời điểm châu lục đang chìm vào một cuộc khủng hoảng y tế lớn với những hậu quả kinh tế khôn lường.

Trong bài xã luận, Le Monde khen ngợi "Một bước tiến lớn của Liên Âu". Lý trí và trách nhiệm đã chiếm ưu thế tại hội nghị thượng đỉnh quy tụ 27 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của các nước thành viên Liên Âu tại Bruxelles trong hai ngày 10 và 11/12. Ba Lan và Hungary đã ngưng dùng quyền phủ quyết sau khi đồng ý với một đề xuất của Đức, nước giữ chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu cho đến cuối năm 2020.

Nhờ vậy, kế hoạch tái thiết kinh tế, gắn với ngân sách nhiều năm, có thể được đưa ra từ năm 2021, với tổng số tiền lớn chưa từng có. Đây là một bước tiến vô cùng lớn đối với Châu Âu, cả về quy mô và bản chất, vì lần đầu tiên kế hoạch tái thiết kinh tế tạo ra một khoản nợ chung cho Liên Âu. Các nước thành viên sẽ phải đoàn kết hơn, hội nhập tốt hơn. Việc xây dựng Châu Âu như vậy đã có một bước nhảy vọt đáng kể về chất.

Không chỉ có vậy, trước thềm kỷ niệm 5 năm hiệp định khí hậu Paris, Liên Âu cũng đã cam kết giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức 40% được ấn định trước đây, để đạt mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050. Nhóm 27 nước cũng đã vượt qua sự chia rẽ để đưa ra quyết định trừng phạt "các hành động bất hợp pháp và gây hấn" của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Một lần nữa các nước lại đạt thỏa hiệp, bởi quyết định trừng phạt Ankara dù chỉ ở dưới mức Paris mong muốn, nhưng đã vượt qua được sự phản đối ban đầu của một số nước thành viên, trong đó có cả Đức.

Le Monde nhận định không có quyết định nào trong số các quyết định nói trên được đưa ra dễ dàng. Không có thỏa hiệp nào hoàn toàn thỏa mãn hoặc thể hiện đủ tham vọng của các thành viên. Nhưng đây là cách mà Châu Âu của 27 nước tiến lên, thông qua tranh luận, thương lượng và thỏa hiệp. Và nếu các nhà lãnh đạo Châu Âu thành công trong việc đưa Liên Hiệp tiến bước trong năm đặc biệt này, đó là bởi vì họ đã nhận ra sự cần thiết tuyệt đối của Liên Âu.

Chính sự cần thiết này đã khiến Warsawa và Budapest phải nhượng bộ, khi đối mặt với khả năng bị 25 nước đối tác gạt ra ngoài kế hoạch tái thiết. Cơ chế gắn kết việc phân bổ các quỹ của Châu Âu với việc tôn trọng Nhà nước pháp quyền của các thành viên đã thực sự được thiết lập. Cho dù không hoàn hảo, nhưng cơ chế này là không thể tránh khỏi. Le Monde kết luận lý trí đã thắng thế trong tuần qua và chắc chắn Liên Âu cần áp dụng phương cách tương tự để giải quyết hồ sơ Brexit với Anh Quốc.

Cũng về hồ sơ Liên Âu, La Croix trong bài xã luận "Châu Âu tiến lên" nhấn mạnh thành công vừa rồi là nhờ phần lớn vào nước Đức trên cương vị chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. Hợp tác chặt chẽ với Pháp và tất cả các đối tác và tổ chức chính, thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà ngoại giao Đức đã có thể xây dựng các thỏa hiệp.

Chiến tranh thương mại : Châu Âu phải trang bị vũ khí cho mình

Vẫn liên quan đến Châu Âu, về thương mại, nhất là trong bối cảnh Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) bị tê liệt, sự bành trướng của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng của Mỹ, Le Monde nhấn mạnh Liên Hiệp Châu Âu phải tìm một lối đi mới để bảo vệ nền công nghiệp và tái lập chủ quyền ở một mức nào đó.

Le Monde tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia. Chẳng hạn, ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc OMC, cho rằng vì các quy tắc thương mại quốc tế về trợ cấp không còn đủ để bảo đảm cho Châu Âu có thể cạnh tranh bình đẳng với Trung Quốc, nên Bruxelles có hai lựa chọn : hoặc xem xét lại quy định để khắc phục những điểm còn thiếu sót, hoặc tiếp tục huy động các công cụ phòng vệ thương mại như Liên Âu đã làm trong 4 năm qua.

Trong khi đó, bà Tara Varma, giám đốc cơ quan tư vấn Châu Âu về quan hệ quốc tế ECFR, chi nhánh Paris, khuyến cáo nếu muốn vươn lên dẫn đầu, Bruxelles phải cho thấy rõ hơn các ưu tiên kinh tế và địa chính trị như Trung Quốc và Mỹ luôn làm. Châu Âu cũng phải tạo cho mình khả năng đáp trả cứng rắn nếu bị trừng phạt. Về vấn đề này, Châu Âu đã nhận thức được nhưng còn xa mới thực hiện nổi, vì việc tạo dựng một sự đồng thuận mạnh mẽ giữa 27 thành viên, với những lợi ích đôi khi khác nhau, không phải là điều dễ dàng.

Ngoài ra, theo Le Monde, Châu Âu nên lấy cảm hứng từ mô hình Bắc Âu để phát triển việc đào tạo người lao động, nhằm cho phép họ thay đổi lĩnh vực lao động khi hoạt động trong ngành nghề họ đang làm bị giảm sút, đồng thời phải bảo đảm không có khu vực nào thiếu vắng dịch vụ công và mạng lưới giao thông, đây thường là bước đầu tiên dẫn đến sự suy giảm hoạt động công nghiệp ở các địa phương.

Funk Kirkegaard, kinh tế gia thuộc tổ chức Marshall, nhận định, nếu không muốn bị các đối thủ bỏ lại phía sau, Châu Âu cũng nên đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp của tương lai, như Châu Âu đã làm để phát triển lĩnh vực sản xuất pin điện ở một số nước thành viên. Nhưng chuyên gia này lấy làm tiếc là trong kế hoạch tái thiết 750 tỉ euro, Bruxelles không tăng cường tài trợ cho lĩnh vực sáng chế.

Covid-19 : Nỗi sợ của Châu Âu trước thềm Giáng Sinh

Kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh đã cận kề, Libération quan tâm đến biện pháp phòng dịch ở các nước Châu Âu đang bị dịch nặng. Tình hình chung là các nước Châu Âu, như Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Bỉ, Anh, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha… đều thắt chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch bùng phát vào dịp lễ tết cuối năm. Kể từ thứ Ba, biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, nước Pháp trở lại với lệnh giới nghiêm. Nhưng đây không phải một ngoại lệ ở Châu Âu, nhiều nước láng giềng cũng có biện pháp tương tự.

Nắm giữ kỷ lục đáng buồn về số ca tử vong ở Châu Âu (trên Anh và Pháp), nước Ý xếp các vùng theo màu xanh lá cây, cam và đỏ, tùy theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng với nhà hàng, quán bán đồ giải khát, bảo tàng, cơ sở biểu diễn và phòng thể thao phải đóng cửa. Ở vùng đỏ, tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, ngoại trừ cửa hàng nhu yếu phẩm. Từ ngày 21/12/2020 đến ngày 06/01/2021 tháng Giêng, việc di chuyển các khu vực sẽ bị cấm, bất kể mức độ hạn chế ở địa phương.

Thụy Sĩ cũng ra lệnh đóng cửa quán bán đồ uống và nhà hàng từ lúc 7 giờ tối. Nhưng giám đốc bệnh viện Zurich đang kêu gọi các biện pháp hạn chế mạnh hơn ở cấp độ quốc gia, do virus đang lây lan theo cấp số nhân. Nhìn sang Tây Ban Nha, tùy vùng, giờ bắt đầu đóng cửa nhà hàng dao động trong khoảng 18-22g. Bất cứ ai trên 6 tuổi đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Các cuộc gặp gỡ giữa người thân được giới hạn tối đa là 10 người và chỉ trong các ngày 24-25-31/12 và 01/01.

Tại Bỉ, các cuộc tụ tập tại nhà riêng bị hạn chế, quán cà phê và nhà hàng vẫn đóng cửa. Lệnh giới nghiêm đã được đưa ra, nhưng giờ giới nghiêm thay đổi tùy theo khu vực. Vương quốc Anh cũng áp dụng biện pháp hạn chế theo khu vực, nhưng nới lỏng phần nào quy định từ ngày 23/12 để dân mừng Giáng Sinh.

Sức khỏe tâm thần, một đại dịch khác

Cũng quan tâm đến đại dịch Covid-19, nhưng báo kinh tế Les Echos hôm nay chú ý đến khía cạnh sức khỏe tâm thần. Cuộc khủng hoảng y tế và biện pháp phong tỏa đã làm tăng nguy cơ con người bị trầm cảm.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, 1/5 dân Pháp đã nghiêm túc tính đến chuyện tự vẫn nếu mọi chuyện còn xấu đi. Theo khảo sát CoviPrev vào giữa tháng 11, 21% dân số Pháp bị trầm cảm, chủ yếu do tình hình tài chính khó khăn, lười vận động, có tiền sử rối loạn tâm lý… Điều đáng chú ý là thanh niên bị tác động nhiều nhất, và xu hướng này ngày càng nghiêm trọng. 29% người dưới 24 tuổi hiện bị trầm uất.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Hai tuần sau ngày tổng tuyển cử 3/11, việc đếm phiếu đã gần hoàn tất. Tuy chưa chính thức nhưng cựu Phó Tổng thống Joe Biden coi như thắng cử với 79 triệu phiếu phổ thông và 306 phiếu cử tri đoàn, Tổng thống Donald Trump được 73,3 triệu phiếu và 232 phiếu cử tri đoàn.

baucu1

Đã và đang có khiếu kiện tại một số tiểu bang từ phía thua cuộc về cách cử tri bỏ phiếu, thời hạn nhận phiếu và cách đếm phiếu, nhưng không hy vọng kết quả sẽ đảo ngược.

Tuy Đảng Dân chủ giành được chiến thắng để làm chủ Bạch Ốc trong bốn năm tới và tại Hạ viện vẫn nắm đa số nhưng không còn cao như trước vì mất 5 ghế về tay Cộng hòa. Thượng viên hiện có kết quả 50 Cộng hòa và 48 Dân chủ, hai ghế còn lại từ tiểu bang Georgia sẽ bầu vòng hai vào ngày 5/1.

Tại Hạ viện, kết quả mới nhất là 219 Dân chủ và 204 Cộng hòa. Ba trong 5 ghế được chuyển từ Dân chủ sang Cộng hòa là từ California nơi có đông người Việt sinh sống.

Khi làn sóng xanh quét qua chính trường Mỹ trong bầu cử 2018, Cộng hòa mất đa số tại Hạ viện và Quận Cam, thành trì của Cộng hòa ở California, cũng nhuộm mầu xanh khi các dân biểu cộng hòa đương nhiệm bị đánh bại.

Hôm 3/11 Cộng hòa đã lấy lại được Đơn vị 39 với dân biểu dân chủ đương nhiệm Gil Cisneros thua phiếu ứng viên cộng hòa gốc Hàn quốc là bà Young Kim. Đơn vị 48 với ứng viên cộng hòa Michelle Steel, cũng gốc Hàn quốc, đánh bại dân biểu dân chủ đương nhiệm Hardy Ronda.

Đơn vị 21 ở miền trung California là vùng nông nghiệp, ứng viên Cộng hòa David Valadao đánh bại dân biểu dân chủ đương nhiệm TJ Cox.

Riêng trong cộng đồng người Việt, cử tri gốc Việt tại nhiều tiểu bang cũng rất quan tâm bầu cử năm nay, từ tranh cử đến vận động cho hai liên danh của Donald Trump và Joe Biden.

Quan điểm chính trị của người Mỹ gốc Việt, theo thăm dò do AAPI và AAJC đưa ra vào cuối hè liên quan đến bầu chọn tổng thống thì 48% ủng hộ Trump, 36% Biden.

Trước ngày bầu cử 3/11, khảo sát của America’s Voice cho thấy người Việt có 61% ủng hộ Biden và 36% ủng hộ Trump. Người Việt ủng hộ Trump cao thứ nhì, sau người gốc Philippines với 38%, trong các sắc dân Châu Á. Các sắc dân Hoa, Ấn, Nhật, Hàn ủng hộ Biden ở mức 70% hay cao hơn.

Sau bầu cử, ngày 13/11 Asian American Legal Defense and Education Fund đưa ra kết quả thăm dò những người đã bỏ phiếu thì người Mỹ gốc Việt có 57% chọn Donald Trump và 41% chọn Joe Biden.

Dù các thăm dò đưa ra những kết quả khác nhau, kỳ bầu chọn vừa qua hầu hết ứng viên gốc Việt vào lập pháp tiểu bang tái thắng cử đều là người của Đảng Dân chủ.

Địa hạt 7 Florida, dân biểu quốc hội Mỹ Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung) tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

baucu2-StephanieMurphy

Nữ Dân biểu quốc hội liên bang Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung)

Bee Nguyễn tái tranh cử dân biểu tiểu bang Georgia và không có đối thủ.

bee

Nữ Dân biểu quốc hội tiểu bang Georgia Bee Nguyễn

Massachusetts có Trâm Nguyễn, Washington có Thái Mỹ Linh, Texas có Hubert Võ, Nevada có Rochelle Nguyễn đều tái đắc cử và là người Đảng Dân Chủ

baucu4-TramNguyen

Nữ Dân biểu quốc hội tiểu bang Massachusetts Trâm Nguyễn

baucu5-HubertVo

Nam Dân biểu quốc hội tiểu bang Texas Hubert Võ

baucu6-RochelleNguyen

Nữ Dân biểu quốc hội tiểu bang Nevada Rochelle Nguyễn

Tiểu bang Virginia có Kathy Trần và Washington có Thượng Nghị sĩ Joe Nguyễn là những dân cử đương nhiệm không tranh cử kỳ này cũng thuộc Đảng Dân chủ.

Về phía Cộng hòa, ở Massachusetts có Thượng Nghị sĩ tiểu bang Dean Trần là dân cử cộng hòa gốc Việt trong chính trường từ năm 2017. Ông tái tranh cử và thua trong bầu cử vừa qua.

baucu7-JanetNguyen

Nữ Dân biểu quốc hội tiểu bang South California Janet Nguyễn

Quận Cam, ở miền nam California, Janet Nguyễn của Đảng Cộng hòa thắng Diedre Nguyễn của Đảng Dân chủ để đại diện cho Địa hạt 72 trong Hạ viện Tiểu bang. Janet Nguyễn trước đây từng là thượng nghị sĩ tiểu bang và thất bại trong kỳ tái tranh cử hai năm trước.

Bà sẽ thay Dân biểu Tyer Diệp ở Hạ viện California. Ông Diệp mới vào lập pháp hai năm trước, nhưng thua bà Janet trong bầu cử sơ bộ hôm tháng Ba.

Hai thành phố có đông người Việt ở Quận Cam là Westminster và Garden Grove. Trong số 30 ứng viên gốc Việt trong vùng, có thành công cũng như thất bại.

Kimberly Hồ tái đắc cử nghị viên Westminster Khu vực 3, sau khi thành phố có thay đổi về cách bầu chọn nghị viên.

Khu vực 2 của Westminster có ba người tranh ghế nghị viên, hai người Việt là NamQuan Nguyễn và Trung Tạ và đã thua ứng viên Carlos Manzo.

Tại thành phố này, với 91 nghìn cư dân và mật độ gốc Việt gần 50%, cao nhất tại Hoa Kỳ, 77% cử tri cũng thông qua luật giới hạn nhiệm kỳ của dân cử thành phố, là nghị viên hay thị trưởng, thời gian trong chính trường tổng cộng tối đa chỉ được 3 nhiệm kỳ, tức 12 năm. Westminter tương lai sẽ có nhiều sôi nổi trong mùa bầu cử.

Bên Garden Grove, dân số 171 nghìn với khoảng 40% gốc Việt, Nghị viên Kim Bernice Nguyễn tái tranh chức nghị viên và đắc cử. Trong khi Nghị viên Phát Bùi tranh chức thị trưởng và Julie Diệp tranh chức nghị viên không thành công.

Hiện nay số dân cử gốc Việt các cấp tập trung đông nhất là ở hai thành phố Westminster và Garden Grove.

Thủ phủ của Quận Cam là thành phố Santa Ana lần đầu tiên sẽ có một người Việt trong hội đồng thành phố là cô Phan Việt Thái, một luật sư, thắng cử trong Khu vực 1. Cô Thái, 32 tuổi, được sinh ra trong một trại tị nạn ở Thái Lan.

Tại cấp quận hạt, giám sát viên đương nhiệm Andrew Đỗ tái thắng cử qua một mùa vận động gặp nhiều khó khăn, đạt 51,8% số phiếu so với đối thủ Sergio Contreras 48,2%.

Fountain Valley cũng có người Việt tranh cử vào hội đồng thành phố. Trong 7 ứng cử viên đã có 4 người Việt. Cử tri chọn hai. Kết quả Ted Bùi về nhì và sẽ là nghị viên của thành phố này. Ngạc nhiên nhất là ứng cử viên Mai Khanh Trần, bác sĩ, từng ứng cử dân biểu liên bang năm 2018 nhưng bà chỉ đạt hạng tư trong số 7 ứng cử viên.

Một số ứng cử viên gốc Việt cũng trúng cử vào hội đồng giáo dục hay ủy ban tiện ích công cộng về vệ sinh, thủy cục địa phương.

Trên Thung lũng Hoa Vàng, kết quả bầu cử là tin không vui cho cộng đồng ở San Jose khi Nghị viên Lân Diệp đại diện Khu vực 4 thất cử.

Như thế không còn người gốc Việt trong nghị trường San Jose, nơi từ năm 2005 có cô Madison Nguyễn là dân cử gốc Việt đầu tiên và có lúc đã có hai người gốc Việt trong hội đồng thành phố, tuy dân gốc Việt chỉ chiếm gần 10%.

Thành phố San Jose từng có các nghị viên Madison Nguyễn, Mạnh Nguyễn, Tâm Nguyễn và Lân Diệp.

Với gần một triệu dân, San Jose là thành phố có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Không còn người Việt trong nghị trường, đây là một thất bại chính trị lớn cho cộng đồng người Việt trong khu vực.

Bên cạnh San Jose là thành phố nhỏ Milpitas, dân số 80 nghìn, kết quả bầu cử có những tin vui hơn. Thị trưởng Richard Trần tái tranh cử và thắng vẻ vang. Hội đồng thành phố có nghị viên trẻ Anthony Phan tái đắc cử.

Vài người Việt khác từ vùng San Jose đạt thành công tranh cử vào hội đồng giáo dục địa phương. Bryan Đỗ vào East Side Union High School District, Khoa Nguyễn tái trúng cử vào Berryessa Union School District và Scott Hưng Phạm vào Alum Rock Unified School District.

Bầu cử 3/11 vừa qua là một kỳ bầu cử sôi nổi tuy có nhiều giới hạn vì dịch Covid-19. Con số cử tri tham gia bầu phiếu đạt kỷ lục, tổng cộng 154 triệu, so với năm 2016 là 135 triệu.

Vì Covid-19 nên hầu hết các tiểu bang cho phép cử tri bầu bằng thư nên con số cử tri tham gia bỏ phiếu tăng 19 triệu so với 2016, là điều có lợi cho Đảng Dân chủ. Nhiều ứng viên Dân chủ gốc Việt đã chiến thắng vẻ vang tại nhiều tiểu bang.

Nhưng không phải là một chiến thắng lớn (landslide) cho Đảng Dân chủ. Kết quả 306 phiếu cử tri đoàn cho Biden và 232 cho Trump, cũng giống như Trump đã bất ngờ đạt được số phiếu cử tri đoàn như thế bốn năm trước.

Tới nay Tổng thống Donald Trump và nhiều người ủng hộ Đảng Cộng hòa vẫn không muốn công nhận kết quả bầu cử, chính trị Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sôi nổi từ nghị trường xuống đường phố trong hai năm trước mặt, bốn năm sắp tới.

Bốn năm trước, tháng 11 sau bầu cử cũng sôi động làn sóng chống đối. Tình hình năm nay dường như đang lập lại, nhưng có nguy cơ gây khủng hoảng cao hơn.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2020 Buivanphu, 19/11/2020

Published in Diễn đàn

"Ngay cả khi Donald Trump thua, chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại".

Ý tưởng này đã xuất hiện trong một số bài bình luận hình dung ra chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3/11, theo SCMP.

Với việc Biden được xác nhận làm tổng thống thứ 46 của Mỹ - do đó đưa Trump vào vị trí tổng thống một nhiệm kỳ - ý nghĩa đầy đủ của "Chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại" chỉ mới bắt đầu được cảm nhận.

Biden đã sẵn sàng tiếp quản Nhà Trắng khi giành được nhiều phiếu bầu nhất từng có cho một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ ; nhưng kết quả cũng cho thấy Trump đã mở rộng sự ủng hộ ở các khu vực nông thôn và có khả năng cứu được đa số thượng viện của đảng ông trong quá trình này.

Chủ nghĩa Trump, một học thuyết bao gồm sự pha trộn mạnh mẽ của sự thô lỗ, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa chuyên chế - và theo nhiều nhà phê bình, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và ve vãn chủ nghĩa độc tài - tiếp tục được nhiều người ngưỡng mộ, theo bài báo của SCMP.

baucu2

Joe Biden : 'Không có bang đỏ bang xanh, chỉ có nước Mỹ'

Kết quả mới nhất cho thấy Trump giành được hơn 70 triệu phiếu, tương đương 48% tổng số phiếu bầu - bất chấp một số dự đoán có "làn sóng xanh" do cách xử lý tồi tệ của chính quyền Trump đối với đại dịch Covid-19.

Như nhà bình luận chính trị Edward Luce của Financial Times viết trong một bài báo trước cuộc bầu cử, các thành phần dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Trump ở Hoa Kỳ sẽ không sớm biến mất : tính đảng phái cuồng nhiệt trong nước, sự tuyệt vọng của tầng lớp lao động, sự trỗi dậy của Trung Quốc ("mối đe dọa Trung Quốc"), và sự bất an của tầng lớp trung lưu.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Trump có nhiều khả năng sẽ hiện ra trong hành động của các cuộc họp kín tại quốc hội và thượng viện do đảng Cộng hòa nắm giữ.

Daniel Sneider, một học giả về chính sách đối ngoại của Mỹ ở Châu Á tại Đại học Stanford, nói : "sức mạnh hiện nay của phong trào Chủ nghĩa Trump chủ yếu sẽ được cảm nhận trong chính Đảng Cộng hòa, nơi các nhà lập pháp sẽ miễn cưỡng phản đối Trump vì khả năng thống trị được khối cử tri ủng hộ then chốt của ông.''

Các nhà phân tích trên khắp thế giới cũng hoàn toàn nhận thức được thực tế chính trị này.

Thitinan Pongsudhirak, một học giả về khoa học chính trị từ Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nói rằng nếu Biden tha thiết muốn hàn gắn những rạn nứt giữa hai đảng phái với mục tiêu thúc đẩy cơ hội cho đảng của mình trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, "ông sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ lại một số sáng kiến và chương trình của Trump ".

baucu3

Nước Mỹ chia rẽ mà ông Biden phải đối mặt

TPP ? Hãy cứ mơ tiếp đi

Vậy ảnh hưởng kéo dài của chủ nghĩa Trump sẽ có tác động gì đối với Châu Á trong kỷ nguyên của một tổng thống Biden ?

Các cuộc phỏng vấn với giới phân tích chính trị Hoa Kỳ, học giả và nhà ngoại giao về Châu Á cho thấy dấu hiệu rõ ràng nhất về ảnh hưởng Trump sau ngày 20/1 (ngày nhiệm kỳ của Trump kết thúc) sẽ được nhìn thấy trong chính sách thương mại.

Các nền kinh tế thương mại của Châu Á như Nhật Bản và Singapore - và những người ủng hộ thương mại tự do của Mỹ - nuôi hy vọng rằng nếu Biden chiến thắng, ông sẽ nhanh chóng đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán để hồi sinh hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Trump đã bãi bỏ trong vòng vài tuần sau khi nhậm chức.

Frank Lavin, đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore từ năm 2001 đến năm 2005, nói với This Week in Asia trong đêm bầu cử rằng "dấu hỏi lớn nhất và duy nhất" đối với chính sách thương mại của Biden là lập trường của ông về TPP, đứa con tinh thần của cựu tổng thống Barack Obama - ông sếp cũ của Biden.

Deborah Elms, giám đốc điều hành công ty tư vấn Asian Trade Centre, đưa ra ba lý do tại sao các lực lượng 'Trump học' sẽ ngăn cản Biden thậm chí khỏi tơ tưởng đến tham gia vào hiệp ước đa phương.

Elms nói rằng ngay từ đầu, Biden sẽ gặp khó khăn để thượng viện phê chuẩn các quan chức bộ thương mại, và có khả năng bị đồng minh của Trump là Mitch McConnell kiểm soát.

Ông cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn với Thẩm quyền Quảng bá Thương mại (TPA) - một cơ chế cho phép chính quyền đương nhiệm gửi các thỏa thuận thương mại tới Quốc hội để lấy phiếu trực tiếp mà không cần sửa đổi - sẽ cần gia hạn vào cuối tháng 6.

Nếu Biden muốn có một thỏa thuận thương mại đa phương trong chương trình nghị sự của mình, ông ấy phải trình bày với Quốc hội sớm nhất là vào quý 2 năm 2021.

Thượng viện do McConnell lãnh đạo có khả năng không chấp thuận điều này cho Biden. Thật vậy, thượng viện có thể sẽ trao cho chính quyền mới rất ít không gian lập pháp.

Elms dự đoán sẽ thượng viện sẽ thông qua tất cả trừ TPP và TPA vào năm 2021 trước khi trở nên ngày càng 'khó khăn hơn'.

"Không gian cho Biden xoay sở sau Trump sẽ luôn bị hạn chế", chuyên gia thương mại kỳ cựu này nhận định.

baucu4

Kamala Harris, nữ phó tổng thống Mỹ đắc cử là ai ?

''Thêm vào đó những trở ngại mà nhóm sắp mãn nhiệm của Trump đưa ra, cộng với những hỗn loạn về thương mại cho cả hai bên, thời hạn hành động gấp gáp, các chính sách kế thừa khó thoái lui, bạn sẽ có công thức của một chính phủ Mỹ có khả năng tập trung vào nhiều thứ, nhưng có lẽ không nhiều về thương mại.''

Chính sách đối ngoại 'Trump học'

Di sản của Trump có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến Biden trong các khía cạnh khác của chính sách đối ngoại, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc.

Trung Quốc là một tâm điểm trong các cuộc tranh luận tổng thống trước cuộc bầu cử, với việc Trump cáo buộc rằng Biden sẽ giảm bớt áp lực lên Bắc Kinh về thương mại và an ninh.

Vài ngày trước cuộc bầu cử 3/11, các cố vấn của Biden nói với Reuters rằng về cuộc chiến thương mại - do Trump khởi xướng - đảng Dân chủ "sẽ không đưa ra quan điểm sớm nào trước khi thấy chính xác những gì chúng ta đang thừa hưởng", nhưng sẽ tham khảo ý kiến các đồng minh.

Michael Vatikiotis, giám đốc khu vực Châu Á của Trung tâm Đối thoại Chủ nghĩa Nhân đạo, nói : "Điều sẽ thay đổi là cách tiếp cận của Washington, sẽ mang tính ngoại giao hơn và ít khó đoán hơn. Một mức độ nhất quán và tập trung thực sự có thể làm cho các chính sách này hiệu quả và có tác động hơn, điều mà nhiều nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh".

Nhiều người cho rằng Biden sẽ giữ được sự cứng rắn của Trump với Bắc Kinh nhưng tránh cách tiếp cận hiếu chiến.

Tuy nhiên, Sneider cảnh báo các phe cánh của đảng Cộng hòa ủng hộ Trump có khả năng tấn công "bất kỳ bằng chứng nào họ thấy hoặc tạo ra, về việc Biden mềm mỏng với Trung Quốc", do đó có thể buộc tổng thống mới phải thận trọng về việc thay đổi đường lối.

"Tôi vẫn nghĩ rằng ông ấy sẽ muốn thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh, mặc dù không rút lại một số chính sách như xử lý Huawei và cạnh tranh công nghệ", Sneider nói. "Tất nhiên, nếu lãnh đạo Trung Quốc quyết định thách thức chính quyền Biden về Đài Loan, Biển Đông hoặc ở các khu vực khác, thì điều đó sẽ buộc Mỹ phải có một phản ứng cứng rắn".

Tuy nhiên, nhìn chung, ngay khi có một thượng viện do Đảng Cộng hòa nắm giữ, chính sách của Biden ở Châu Á vẫn có thể "mạch lạc và nhất quán", Lee Morgenbesser, một học giả về quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith của Úc, nói.

Một số học giả khác cho rằng chống lại Chủ nghĩa Trump yêu cầu cần phải có cái nhìn vượt xa ra khỏi cá nhân Trump.

"Mối nguy thực sự đối với nền dân chủ ở Hoa Kỳ là một ứng cử viên dân túy có sự hấp dẫn của Trump, nhưng không có tất cả các góc cạnh thô ráp của ông ấy. Một nhà lãnh đạo như vậy được dự đoán là sẽ xuất hiện từ [Đảng Cộng hòa]", Morgenbesser nói.

Nguồn : BBC, 11/11/2020

Published in Diễn đàn

Tổng thống tân cử Biden khởi động tiến trình chuyển tiếp

Thu Hằng, RFI, 09/11/2022

Không chờ tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump chấp nhận thất cử theo thông lệ ở Mỹ, ngày 08/11/2020, êkíp của tổng thống tân cử Joe Biden đã thông báo tiến trình chuyển tiếp quyền lực. Tuy nhiên, công việc bước đầu sẽ gặp khó khăn nếu không được ông Donald Trump bật đèn xanh.

vaocuoc1

Tổng thống tân cử Joe Biden tại Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ, ngày 07/11/2020.  Reuters - Kevin Lamarque

Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :

"Trên tài khoản Twitter của Donald Trump trong những giờ vừa qua vẫn là hàng loạt tin nhắn lên án gian lận. Tổng thống sắp mãn nhiệm viết : "Điều quan trọng là họ đã đánh cắp những gì họ cần đánh cắp", "Từ khi nào mà những cơ quan mạo danh truyền thông quyết định ai là tổng thống !". Đây là những dấu hiệu cho thấy ông Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận thất cử, dường như bỏ ngoài tai lời khuyên của nhiều người thân cận với ông ở Nhà Trắng.

Trong khi đó, ông Joe Biden quyết định bỏ qua những tuyên bố của đối thủ để bắt tay vào việc. Hôm qua (08/11), êkíp của ông đã lập một trang web mới, nêu chi tiết chương trình của tổng thống tân cử trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021. Trong đó có 4 ưu tiên chính : chống đại dịch Covid-19, giải quyết khủng hoảng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và chủng tộc và chống biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, hôm nay 09/11, ông Joe Biden còn lập một đơn vị xử lý khủng hoảng mới, được ông thông báo trong bài diễn văn chiến thắng hôm 07/11. Nhóm chuyên gia này phụ trách lập một kế hoạch xử lý đại dịch, sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 20/01/2021.

Theo truyền thông Hoa Kỳ, tổng thống tân cử có lẽ sẽ còn đảo ngược nhiều quyết định được tổng thống Donald Trump đưa ra. Việc này có lẽ được bắt đầu ngày từ ngày đầu tiên ông Joe Biden nhậm chức, trong đó có ý định ký các sắc lệnh để đưa Hoa Kỳ trở lại Thỏa thuận Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới".

Tuy nhiên, theo trang France 24, phạm vi hoạt động cho đến ngày 20/01/2021 của tổng thống tân cử Joe Biden sẽ phụ thuộc vào thái độ của tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong những ngày tới. Giai đoạn này được cho là đầy trắc trở, vì tổng thống Donald Trump không công nhận thất bại và khởi động cuộc chiến pháp lý từ ngày 09/11. Như vậy, đội ngũ của ông Joe Biden khó có thể có được tham khảo những hồ sơ quan trọng hoặc được tóm lược về các vấn đề an ninh quốc phòng.

Thu Hằng

*****************

Phục hồi kinh tế, khôi phục uy tín của Mỹ : Hai ưu tiên của ông Biden

Thanh Hà, RFI, 09/11/2020

Từ thành phố Wilmington, bang Delaware, tối 07/11/2020, trong bài phát biểu đầu tiên ở cương vị tổng thống tân cử, ông Joe Biden gửi đến công luận Mỹ và quốc tế hai thông điệp mạnh. Về đối nội, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế là hai ưu tiên trong những ngày đầu của nhiệm kỳ. Với toàn thế giới, Mỹ khẳng định tái lập niềm tin với các đồng minh và bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc trước những tham vọng bá quyền của các nước lớn.

vaocuoc2

Ứng cử viên Dân chủ Joe Biden phát biểu sau khi báo chí thông báo ông đã đắc cử tổng thống Mỹ. Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ, ngày 07/11/2020. Reuters – Jim Bourg

Trả lời RFI tiếng Việt, trước hết nhà báo Phạm Trần từ thủ đô Washington nhấn mạnh đến 3 điểm then chốt tổng thống đắc cử Joe Biden gửi đến toàn thể dân Mỹ :

"Thứ nhất ông kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết để cùng nhau hợp tác và hàn gắn những đổ vỡ trong xã hội, để tiến tới việc xây dựng một nước Mỹ phồn thịnh (…) Thứ nhì là ông Biden kêu gọi cử tri đã bỏ phiếu cho Donald Trump cần cho nhau một cơ hội : chúng ta không phải là kẻ thù, mà tất cả đều là người Mỹ (…) Điều thứ ba là Hoa Kỳ phải trở thành một cường quốc được kính trọng trên thế giới (…).

Về những công việc mà êkíp của tổng thống tân cử Biden phải bắt tay ngay vào việc, ngay từ ngày Thứ Hai 09/11/2020 ông sẽ thành lập một ủy ban chống dịch Covid-19, gồm các nhà khoa học và chuyên gia, để đưa ra một kế hoạch đối phó với đại dịch (…). Phục hồi kinh tế là điều đầu tiên cần làm, nhưng để đạt được mục tiêu đó thì phải làm chủ được tình hình dịch bệnh (…)

Nhìn đến chính sách đối ngoại, chính quyền Biden sắp tới đây mong muốn củng cố lại quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ (…) chính quyền Biden cũng sẽ chú trọng đến các vấn đề nhân quyền, điều mà trong bốn năm qua chính quyền Trump đã sao nhãng (…).

Riêng đối với Trung Quốc và Nga, cương lĩnh hành động của ứng cử viên Joe Biden có nói rõ :

Đối với Trung Quốc, sẽ có những quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh như trước đây, đồng thời gắn liền vấn đề nhân quyền với kinh tế giữa hai quốc gia. Ông Biden biết là Trung Quốc đã có kế hoạch và muốn tạo ảnh hưởng đối với toàn cầu cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, để có thể kiểm soát thế giới. Nhưng Hoa Kỳ không để những chuyện đó xảy ra, như chính ông Biden đã nhấn mạnh (…).

Đối với Nga, phát biểu của ông Biden về chính sách ngoại giao không thấy nhắc đến riêng nước Nga. Nhưng ứng viên Biden khi đó đã lưu ý : Nước Mỹ tương lai sẽ không để cho những quốc gia muốn đô hộ nước khác có tham vọng chính trị và vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, vi phạm nền độc lập, quyền tự chủ của các quốc gia trên thế giới"

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 09/11/2020

**********************

Giới ủng hộ Trump dự trù chiến dịch nhắn tin về cáo buộc bầu cử gian lận

Trọng Nghĩa, RFI, 09/11/2020

Ban vận động tranh cử của tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch về một chiến dịch "thần tốc" tung tin nhắn để bảo vệ các cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu tổng thống vừa qua. Thông tin này đã được ba nguồn biết rõ vấn đề tiết lộ với kênh truyền hình Mỹ CNN hôm qua, 08/11/2020.

vaocuoc3

Người ủng hộ tổng thống Mỹ Donald Trump giơ cao tấm biển "Chỉ phiếu hợp lệ mà thôi" tại Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 08/11/2020.  Reuters – Mark Makela

Theo ghi nhận của CNN, giới thân cận của tổng thống Trump khẳng định rằng chiến thắng của ứng viên của họ đã bị phe Dân chủ "đánh cắp" bằng cách kiểm phiếu gian trá tại những bang then chốt, nhưng cho đến nay không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Theo hai nguồn tin, một trong những cách mà ban vận động tranh cử của ông Trump dự trù thực hiện là công bố cáo phó của những người mà họ khẳng định là đã có bỏ phiếu trong cuộc bầu cử.

Song song với việc công bố cáo phó là kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình rộng lớn, như đã làm trong thời gian vận động tranh cử vừa qua, để khuếch đại các cáo buộc gian lận.

Mục tiêu của chiến dịch tung tin nhắn chớp nhoáng là làm dấy lên mối nghi ngờ về kết quả bầu cử để gây sức ép, buộc chính quyền các bang có liên quan mở các cuộc điều tra hoặc tự mình kêu gọi kiểm phiếu lại. Hệ quả sẽ là kéo dài tiến trình kiểm phiếu, để ban vận động tranh cử của ông Trump có thêm thời gian để thúc đẩy các vụ kiện trước tòa.

Cho đến nay, các vụ kiện mà phía tổng thống Trump đưa ra vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc gian lận trên diện rộng. Và các lập luận mà ban vận động bầu cử của ông Trump đưa ra vẫn không làm thay đổi kết quả ở bất kỳ bang nào.

Cho đến giờ này, tổng thống Trump vẫn kiên quyết không chịu công nhận chiến thắng của đối thủ Joe Biden. Theo đài CNN, hai nguồn thạo tin đã tiết lộ rằng một số thân nhân của ông Trump, trong đó có con rể Jared Kushner và đệ nhất phu nhân Melania Trump đã thảo luận về khả năng ông Trump công nhận thất cử.

Tuy nhiên, sau đó lại có tin là ông Jared Kushner, luật sư Rudy Giuliani của tổng thống Trump và cố vấn chiến dịch tranh cử Jason Miller là những người đã thúc giục tổ chức các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ để đòi kiểm phiếu lại.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Bầu cử Mỹ : Giấc mơ chiếm Quốc hội của Dân chủ đã tan

Bầu cử tổng thống Mỹ và Hồi giáo cực đoan chọn Pháp làm mục tiêu tấn công là hai chủ đề chính của các tuần báo Pháp kỳ này. Trang bìa Courier International đăng hình một người thợ chụp ảnh đầu trùm kín trong lá cờ Mỹ, ống kính hướng vào một chiếc ghế bỏ trống, chạy tựa "Tổng thống bí ẩn".

giacmo

Người ủng hộ tổng thống Donald Trump phản đối kết quả sơ khởi được thông báo ngày 05/11/2020 tại

"Nước Pháp đối mặt với Quốc tế Hồi giáo", Le Point báo động, với ảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên trang nhất. L’Obs đăng ảnh một cô gái mang khẩu trang với hàng chữ "Khủng bố", "Phong tỏa" và chạy tựa "Nước Pháp trước thử thách". L’Express dùng nền đen làm bìa báo, với bản đồ nước Pháp màu đỏ trong tầm ngắm của họng súng và hàng tựa lớn "Tại sao phe Hồi giáo cực đoan căm ghét nước Pháp".

Gian lận bầu cử đã có từ thế kỷ 19 ở Mỹ

"And the winner is…" (Người chiến thắng là…) Cho đến khi các tuần báo lên khuôn, vẫn là một tổng thống bí ẩn, cho dù cử tri Mỹ đã đi bầu đông đảo. Có đến 100 triệu người Mỹ bỏ phiếu trước ngày 03/11, một điều chưa từng xảy ra kể từ một thế kỷ. Cứ ngỡ rằng ông Joe Biden sẽ hưởng lợi, nào ngờ kết quả sát nút chưa từng thấy. Courrier International cho biết vẫn quyết định dành số báo kỳ này cho cuộc bầu cử mang tính lịch sử.

Tuần báo Pháp trích dịch những bài viết hầu hết nhằm phê phán ông Trump, như Los Angeles Times đánh giá Donald Trump là "tổng thống tệ hại nhất trong lịch sử Mỹ", "phản khoa học" theo tờ Science và Nature. BBC Mundo đặt câu hỏi bức tường của ông Trump tới đâu rồi, The Sunday Times cho rằng kinh tế Mỹ dưới chính quyền Trump tăng tiến nhưng chỉ là lửa rơm. Washington Post thì chê cả "gu" của ông Trump, và đặc biệt chỉ trích việc doanh nhân Donald Trump, mới 34 tuổi hồi năm 1990, đã mua lại thương xá sang trọng Bonwit Teller ở Manhattan rồi phá hủy công trình kiến trúc Art Deco này để xây lên tòa tháp Trump Tower đầu tiên.

Về việc Donald Trump từ trước bầu cử đã nói bóng gió về nạn gian lận, The Spectator điều này không tốt cho truyền thống dân chủ. Tuy nhiên tờ báo cũng nhận định từ thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, gian lận bầu cử vẫn thường xuyên diễn ra ở Mỹ. Chẳng hạn cuộc bầu cử năm 1876, ứng cử viên Cộng hòa Rutherford Hayes, người hùng trong cuộc nội chiến đối mặt với Samuel Tilden của đảng Dân chủ. Do kết quả bị tranh cãi, một ủy ban trọng tài được thành lập gồm các thành viên Quốc hội và các thẩm phán Tối cao Pháp viện. Phe Cộng hòa có hơn một đại diện, và ông Hayes được lên làm tổng thống với 185/184 phiếu. Kết quả chung cuộc được loan báo bốn tháng sau ngày bầu cử.

Tuy nhiên trong hậu trường, hai bên đã thương lượng với nhau : để đổi lấy chức tổng thống, Cộng hòa hứa sẽ cho rút đi quân đội liên bang vẫn đang chiếm đóng miền Nam sau chiến tranh. Phe Dân chủ da trắng, người miền Nam và chủ trương duy trì chế độ nô lệ, từ chối Nhà Trắng nhưng giữ được thành trì của mình, tái lập những ưu đãi cũ so với người da đen.

Tiến gần Nhà Trắng, nhưng giấc mơ chiếm Quốc hội bất thành

The Economist trong số tuần trước đã công khai cổ vũ bầu cho Joe Biden, tuần này lấy làm tiếc là tuy ông Biden đang tiến gần đến ngưỡng cửa Nhà Trắng, nhưng "Giấc mơ chiếm được Quốc hội của đảng Dân chủ đã tan biến". Đa số hiện nay của Dân chủ ở Hạ Viện bị giảm xuống, và Cộng hòa vẫn chiếm ưu thế ở Thượng Viện.

Có ít nhất 100 triệu đô la đã được đóng góp cho ứng cử viên Dân chủ để lật đổ Lindsey Graham, nhưng thượng nghị sĩ Cộng hòa của Nam Carolina lại dẫn trước 14 điểm. Đến 88 triệu đô la được dồn vào Kentucky nhằm chiếm cho được chiếc ghế của Mitch McConnell, nhưng người đứng đầu phe đa số của đảng Cộng hòa lại chiến thắng với 21 điểm cách biệt !

Tờ báo thử lý giải vì sao tuy tất cả đều dự báo Donald Trump sẽ thua, nhưng thực tế đang so kè sát nút với Joe Biden. Sự ủng hộ bền bỉ dành cho ông Trump cho thấy tâm lý chống di dân, giới tinh hoa thành thị và toàn cầu hóa vốn đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, sẽ còn tiếp tục.

Đảng Dân chủ tỏ ra bất lực trong việc thu hút cử tri da trắng vùng nông thôn. Nhiều cử tri da đen và Mỹ la-tinh, nữ giới vẫn bỏ phiếu cho Donald Trump, cho thấy Cộng hòa vẫn được cảm tình của các nhóm thiểu số, và các nhóm này không đồng nhất. Người Mỹ gốc Cuba luôn thù địch với chủ nghĩa xã hội, người gốc Mêhicô không quan tâm nhiều đến chính sách chống nhập cư của ông Trump như người ta tưởng.

Trung Quốc, Trung Đông và chính sách "ngoại giao dùi cui"

Tuần báo cánh tả L’Obs cho rằng chưa bao giờ nước Mỹ chia rẽ đến thế, nền kinh tế không tăng tiến và quan hệ quốc tế đáng lo ngại. Hồ sơ của tờ báo mở đầu bằng bài phỏng vấn ông Paul Auster, theo nhà văn Mỹ thì Donald Trump là "thuốc độc" cho Hoa Kỳ.

Về mặt đối ngoại, L’Obs chỉ trích chính sách "ngoại giao dùi cui" mà theo tờ báo, ông Trump đã thành công trong việc gieo rắc hỗn loạn. Vừa lên nắm quyền, tổng thống Mỹ đã chỉ trích NATO quá tốn kém, tỏ ra hứng thú trước Brexit. Lần đầu tiên kể từ Đệ nhị Thế chiến, châu Âu bị mất đi người bảo trợ, trở thành đơn độc trước tham vọng của Trung Quốc và Nga, hơn nữa còn bị Washington đe dọa về thuế quan. Nghịch lý là tuy muốn làm tan rã Liên Hiệp Châu Âu, ông Trump lại vô hình chung giúp các nước châu Âu đoàn kết với nhau hơn.

L’Obs công nhận thành quả ngoạn mục của chính quyền Trump khi chỉ trong vài tháng đã giúp bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước Ả Rập Sunni, tuy nhiên lại không quan tâm đến Palestine.

Đối với Trung Quốc, tờ báo cho rằng mãi đến giữa tháng Ba, khi làn sóng dịch bệnh bắt đầu tràn ngập nước Mỹ, làm phương hại đến thỏa thuận thương mại và cơ hội tái đắc cử, Donald Trump mới cho phép những con diều hâu trong ê-kíp thẳng thừng đối đầu với Bắc Kinh. Một sự leo thang chưa từng thấy trên khắp các mặt trận : đẩy nhanh việc chia cắt giữa hai nền kinh tế, cấm buôn bán với khoảng mấy chục công ty Trung Quốc vi phạm nhân quyền, trừng phạt các quan chức phụ trách việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và người dân Hồng Kông, cấm đoán nhiều ứng dụng Trung Quốc.

Bên cạnh đó Nhà Trắng cho đóng cửa một số lãnh sự quán, gởi các hàng không mẫu hạm đến Biển Đông, bán vũ khí tối tân cho Đài Loan, thậm chí viên chức cao cấp Mỹ còn đến thăm Đài Bắc…Washington tỏ ra hoàn toàn thù địch với chế độ Bắc Kinh, được gọi là "kẻ thừa kế của Stalin quyết tâm áp đặt bá quyền lên thế giới". Loạt đại pháo cấp tập này lần đầu tiên đã giúp đưa ra ánh sáng mối đe dọa từ Trung Quốc đối với các nền dân chủ, nhưng tờ báo không tin rằng Mỹ có thể làm cho "tân hoàng đế đỏ" bị chao đảo.

Donald Trump có ra đi, chủ nghĩa Trump vẫn sẽ tồn tại 

"Chủ nghĩa Trump vẫn sẽ tồn tại" - ông Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Washington nhận định. Theo tác giả bài viết trên Le Point, trong bốn năm qua, vị tổng thống độc đáo này đã làm một cuộc cách mạng về cung cách làm chính trị, sẽ có ảnh hưởng lâu dài về sau.

Ngay sau khi có kết quả bầu cử hôm 08/11/2016, vị đại sứ nhận thấy tất cả các đối tác dù Cộng hòa hay Dân chủ đều sững sờ. Washington không thể hiểu được, cũng không chấp nhận chiến thắng của nhà tỉ phú. Bốn năm của nhiệm kỳ ông Trump là khoảng thời gian đáng nhớ trong đời sống chính trị nước Mỹ, với cuộc nội chiến truyền thông dữ dội. Tuy nhiên phía sau những tranh cãi liên miên, Donald Trump có chính sách rõ ràng. Ông được bầu lên để "lật đổ", thế nên Trump không tôn trọng những quy chuẩn cổ điển kể cả của những người tiền nhiệm Cộng hòa.

Giới tinh hoa hy vọng trong vài tháng nữa hoặc tệ hơn là đến năm 2024, một tổng thống mới sẽ đặt lại mọi thứ trên đường ray, tất cả sẽ trở về như cũ. Nhưng theo cựu đại sứ Pháp, phương thức điều hành của Donald Trump đã gây ấn tượng mạnh và còn tồn tại mãi.

Về phía châu Âu tất nhiên là mong Joe Biden đắc cử, vì Hoa Kỳ sẽ lại tham gia Hiệp định khí hậu Paris cũng như hiệp ước nguyên tử Iran, sẽ mở đối thoại với các đồng minh, tôn trọng vai trò của các tổ chức quốc tế, có chính sách dễ hòa hợp và dễ đoán định hơn. Tuy nhiên dù là Trump hay Biden, Hoa Kỳ vẫn bước vào giai đoạn co cụm. Tập trung vào việc bảo vệ lợi ích trước mắt của mình và ít can dự vào những vấn đề quốc tế, Mỹ sẽ trở thành một người cạnh tranh khó tính hơn với châu Âu, là một đồng minh ít tin cậy hơn.

Tác giả kết luận : "Sau khi phàn nàn về người đàn anh phách lối, chúng ta có thể tiếc nuối sự vắng mặt của người ấy trong khu rừng rậm, mà những con thú dữ chưa chi đã mừng rỡ trước sự ra đi này".

Pháp : Mục tiêu hàng đầu của khủng bố Hồi giáo

Về chủ đề lớn thứ hai là nạn khủng bố Hồi giáo, hồ sơ của L’Express lý giải vì sao nước Pháp là mục tiêu hàng đầu, trong đó các nhà thờ Công giáo thường là nạn nhân. Tờ báo cũng đề cập đến mạng lưới gây ảnh hưởng của Erdogan tại Pháp, và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách trở thành lãnh tụ tinh thần của thế giới Hồi giáo như thế nào.

Courier International dịch bài viết của tờ báo Ý La Republica khẳng định "Pháp là mục tiêu chiến lược của bọn khủng bố", chứ không phải chỉ là hành động của những con sói đơn độc. Hồ sơ 28 trang của Le Point nhận định, Pháp ngày càng cô độc giữa những lời kêu gọi tẩy chay từ các nước đạo Hồi, còn phương Tây chỉ ủng hộ nửa vời.

L’Obs cũng dành đến 16 trang báo để nói về nhiều khía cạnh, trong đó có tâm trạng khủng hoảng của người dân trong bối cảnh phong tỏa vì đại dịch corona và một loạt các vụ khủng bố. Trong bài xã luận trên L’Obs, tác giả Sara Daniel khẳng định "Chúng ta phải chiến đấu với bọn Hồi giáo phát-xít này".

Công khai cổ vũ giết người

Trục xuất con chó Pháp", "Chặt đầu kẻ báng bổ"…Từ Tunisia đến Pakistan, hàng trăm ngàn tín đồ đạo Hồi hung hăng đả kích tổng thống Pháp. Ở Bangladesh, người biểu tình đốt hình ông Emmanuel Macron và quốc kỳ Pháp. Tại dải Gaza, người Palestine tham gia các cuộc xuống đường chống Pháp. Bảo vệ một lãnh sự quán Pháp ở Saudi Arabia bị tấn công bằng dao, tại Iran, chân dung ông Macron được vẽ thành quỷ sứ với đôi tai và răng nanh nhọn.

Không chỉ trên đường phố : một giáo sĩ ở Ai Cập kêu gọi đưa ra trước tòa án. Một cựu thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohamad cho rằng "người Hồi giáo có quyền giận dữ và giết chết hàng triệu người Pháp". Một tổng thống đương nhiệm, Recep Tayyip Erdogan, cáo buộc tổng thống Pháp là "có vấn đề về tâm thần".

Điều gì đã gây ra làn sóng kêu gọi giết người này ? Đó là do Paris tái khẳng định ủng hộ tự do ngôn luận và quyền thế tục, sau khi thầy giáo Samuel Paty bị chặt đầu vô cùng dã man, chỉ vì giải thích cho học sinh về truyền thống biếm họa của Pháp. Và tổng thống Macron rốt cuộc cũng đã nói về "cuộc khủng hoảng Hồi giáo" và "chủ nghĩa ly khai của Hồi giáo cực đoan".

Không thể coi nhẹ tầm quan trọng của sự thù địch này, khi "chiến lược thánh chiến toàn cầu" ngày càng rõ nét, bọn khủng bố trên đất Pháp được vũ trang. Theo IFOP, có ít nhất 750.000 người tại Pháp có cảm tình với Hồi giáo cực đoan ! Thế nhưng máu của các nạn nhân bị sát hại thô bạo tại nhà thờ ở Nice chưa kịp khô, lại có những lời kêu gọi nên thỏa hiệp với đạo Hồi.

Đành rằng đã có những trí thức Hồi giáo lên tiếng, nhưng vấn đề là họ không hành động, những người Hồi giáo ôn hòa ngày nay chỉ dám thầm thì với nhau. Tác giả cho rằng có thể hình dung kinh Coran không phải do thiên thần Gabriel đọc cho Mahomet, có thể phân tích văn bản này đồng thời đặt lại trong bối cảnh mới, và bây giờ vẫn còn kịp.

Hồi giáo cực đoan đã được quốc tế hóa

Le Point cũng tỏ ra bực tức trước sự việc mà tuần báo gọi là một trò hề rẻ tiền cay độc : Trong lúc Trung Quốc giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, thì nước Pháp lại bị quy chụp là đối xử tệ hại với người theo đạo Hồi !

Không chỉ có thủ tướng Canada Justine Trudeau, mà cả những tờ báo lớn của Mỹ như New York Times, Washington Post, New Yorker cũng buông lời chỉ trích. Quốc tế Hồi giáo đã có trước Erdogan, nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy lên cao với phương tiện của một Nhà nước mạnh mẽ. Le Point cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo là chủ nghĩa đế quốc. Trước khi sát hại những người vô tội ở Toulouse, Paris, Nice, Hồi giáo cực đoan cũng đã giết người ở Alger, Karachi, Kabul, Bagdad…

Tuy vậy nước Pháp có lịch sử lâu đời, chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số thế giới vẫn phải là vùng đất hứa cho những quyền tự do bị ruồng bỏ, cho hàng triệu nạn nhân của chủ nghĩa toàn trị đã không có cơ hội được sinh ra trong một quốc gia tự do.

Bắc Kinh muốn xóa đi lịch sử Mông Cổ

Trên lãnh vực văn hóa, Le Monde Magazine đề cập đến "Pháp-Trung, nghệ thuật nhượng bộ", cụ thể là hậu trường của việc hủy bỏ cuộc triển lãm về Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) đáng lẽ diễn ra ở Nantes vào ngày 12/10. Mong muốn vẫn là đối tác ưu tiên của Trung Quốc, các viện bảo tàng Pháp đành phải chấp nhận kiểm duyệt – một sự dễ dãi đáng lo ngại đối với một chế độ ngày càng độc tài hơn.

Ba năm trời chuẩn bị của viện bảo tàng Nantes đành đổ sông đổ biển : Trung Quốc đòi hỏi ba từ khóa sau đây phải được gỡ bỏ không chỉ trên hiện vật mà trong toàn bộ thông tin : "Thành Cát Tư Hãn", "đế quốc" và "Mông Cổ". Ông Bertrand Guillet, giám đốc bảo tàng phẫn nộ : "Họ muốn viết một cuốn tiểu thuyết khác về Trung Quốc, xóa sạch lịch sử Mông Cổ !"

Là đối tác hàng đầu của Trung Quốc về mặt văn hóa, Pháp có thái độ mềm mỏng để tiếp tục hiện diện tại Hoa lục, nhất là người Trung Quốc vốn ưa thích hàng xa xỉ, rượu và nghệ thuật Pháp. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc khiến khó ai có thể quay lưng, và giám đốc bảo tàng Rodin còn nói thẳng là hợp đồng với một địa phương Trung Quốc mang lại rất nhiều tiền trong khi cơ sở của bà không hề nhận được trợ cấp nhà nước.

Tuy nhiên từ năm 2000 xuất khẩu văn hóa sang Trung Quốc không mang lại mấy lợi lộc : trung tâm Pompidou chỉ thu được 2,75 triệu euro một năm. Để so sánh, việc mở chi nhánh bảo tàng Louvre ở Abou Dhabi được thương lượng với giá 1 tỉ euro. Và tiền bạc không phải là tất cả.

Vương Khắc Bình (Wang Keping), điêu khắc gia Trung Quốc sống tại Pháp cho rằng Paris nhượng bộ Bắc Kinh quá nhiều. "Các bảo tàng phương Tây không biết rằng, Trung Quốc chấp nhận các tác phẩm của họ như các đại đế Trung Hoa ngày xưa phô bày những vật phẩm triều cống, để chứng tỏ quyền năng của mình".

Thụy My

Published in Quốc tế

Chiến dịch tranh cử của Joe Biden sử dụng một slogan rất kêu : "Cuộc chiến giành lại Linh hồn của Tổ quốc" (Battle for the Soul of the Nation). Tuy nhiên, nếu theo đúng ý của câu này, thì Biden nên nhường ghế tổng thống cho Trump, vì Trump mới là người xứng đáng để đại diện cho linh hồn Mỹ.

linhhon1

Sâu hơn tất cả mọi thứ, cốt lõi của linh hồn Mỹ là tinh thần phản kháng, lật đổ, nổi loạn. Tổ tiên người Mỹ đã làm điều này với các cấu trúc quyền lực ở Châu Âu thế kỷ 16, và hôm nay Trump đang làm chính xác việc đó với hệ thống quyền lực ở Washington D.C. Dù trận này Trump có thể sẽ thua, nhưng những gì ông đã làm ở ghế tổng thống – và toàn bộ cuộc đời ông – chính là biểu hiện mạnh mẽ nhất của cái gọi là linh hồn Mỹ.

Mặt khác, việc đa số người Việt ủng hộ Trump (dù Việt Nam hay ở Mỹ) lại phô bày cho ta thấy vẻ đẹp của linh hồn Việt. Có thể dễ dàng thấy rằng bất kỳ bài viết tiếng Việt ủng hộ Trump nào của bất kỳ ai – từ dân ngu cu đen cho tới giáo sư tiến sĩ – hễ phân tích lý luận về việc tại sao nên ủng hộ Trump đều nghe rất phi lý. Phi lý vì về bản chất, việc ủng hộ Trump của họ không hề dựa vào logic hay thực tế, mà hoàn toàn thuộc về trực giác và cảm tính. Đó cũng chính là lý do những bài hát như "Ngày 3 tháng 11 hãy đi bầu cho Tổng Thống Trump" của Hợp ca Hồn Việt lại cực kỳ dễ thương. Nó chẳng cần một tí lý luận nào. Nó nông cạn, háo hức, và nhà quê. Nó đầy ắp niềm tin yêu hy vọng. Và đó mới chính là linh hồn Việt Nam chân chính.

Đây là chỗ mà các bạn Việt Nam Âu hóa và các thế hệ Việt Kiều Mỹ thứ 2, thứ 3 không thể hiểu được. Không hiểu được vì họ đang cố gắng dùng logic và facts, dùng hệ giá trị "tiến bộ", "dân chủ" hay "nhân văn" để phân tích, để diễn giải. Họ cố gắng dùng não, trong khi để hiểu được ông cha họ, họ phải dùng tới gan ruột, tới bộ đồ lòng, và phải nhìn ra cho được cái di sản không chỉ của một hai thế hệ, mà từ hàng trăm, hàng nghìn năm.

Vậy linh hồn Việt Nam là gì ? Đó là linh hồn của một kẻ muôn đời bị bắt nạt luôn ấm ức khát khao có đứa mạnh hơn đến trấn áp giúp gã du côn to xác hay bắt nạt mình. Là tâm hồn thổn thức của một thiếu nữ nhà quê say mê hình ảnh vị soái ca giàu có và mạnh mẽ, dù soái ca có rất nhiều dấu chấm hỏi về đạo đức (điều này tương đồng với, dù ở mức độ thấp hơn nhiều, trường hợp Khá Bảnh hay Huấn Hoa Hồng). Là lòng căm phẫn của một kẻ suốt đời sống trong đói nghèo và sợ hãi, suốt đời bị thiên hạ đè đầu cưỡi cổ, chỉ mong một ngày được (và vì thế thần tượng ai) vỗ ngực sống ngang tàng, coi trời bằng vung (nên mới chế ra chuyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn). Là nỗi lòng một kẻ suốt đời ít học, ít chữ, văn hóa mỏng, hiểu biết nông, cạn nghĩ, ít trí tưởng tượng, chỉ muốn một ngày (và vì thế tôn vinh ai) dùng sự giàu có và quyền lực cá nhân của mình để phỉ nhổ vào mọi quy tắc lề thói, mọi hệ thống tri thức và khoa học, để sống một cách tùy tiện, bản năng, thích gì làm nấy. Là một linh hồn non nớt luôn bị buộc phải sống vì cái chung, chưa từng được trải nghiệm sự trưởng thành của cái Tôi cá nhân – và khao khát biết bao được công nhận, được kính nể, được sống tự do như một cá thể độc lập. Là sự háo hức của một kẻ tuyệt đối ham vui, thích hít drama, thích nhìn thế giới hỗn loạn tung tóe – chỉ cần vui là được. Thử hỏi một linh hồn như thế nếu không hết lòng hết dạ yêu Trump thì còn yêu ai vô đây nữa ?

Nhưng tất cả những điều đó không hề mang nghĩa rằng linh hồn Việt Nam xấu xí hay yếu ớt. Ngược lại là đằng khác. Nó đẹp một cách độc đáo và mạnh mẽ theo kiểu riêng của nó. Phải mạnh thế nào nó mới chịu đựng được chừng đó ấm ức và vẫn còn đang tiếp tục chịu đựng. Phải mạnh tới thế nào nó mới sinh sôi ra hơn trăm triệu con cháu trên khắp địa cầu và được liệt vào hàng những dân tộc hạnh phúc nhứt thế giới. Sức mạnh đó của sự nhẫn nại, gan lỳ, linh hoạt và chill trong mọi hoàn cảnh, những kẻ hung hăng và thô lỗ như linh hồn Mỹ không bao giờ có thể hiểu được.

Tại nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn nông cạn của mình, Việt Nam ôm ấp một tấm lòng thơ trẻ, háo hức, nồng nhiệt, say mê, đầy sáng tạo. Mà sáng tạo chính là hủy diệt. Linh hồn Việt Nam thích chọn sự hủy diệt, nhưng tất nhiên là ở càng xa càng tốt, phía bên kia địa cầu thì càng hay. Còn ở trên dải đất hình chữ S, sự hủy diệt đã được chọn xong lâu rồi, đất đã bán và rừng đã trọc, giờ chúng ta chỉ cần được yên ổn để uống nốt cốc cà phê và chém gió nốt status này, trước khi tất cả cùng bị cuốn trôi ra biển…

Tiếu sĩ Ngu Ngu

Nguồn : fb.osinhuyduc, 05/11/2020

Published in Diễn đàn

C tri gc Vit vi Covid-19 : tht bi ca Trump hay trò chính tr ca phe Dân ch ?

Trong lch s bu c M, hiếm khi mt vn đ phi truyn thng như dch bnh li có sc chi phi lá phiếu ca c tri M cũng như đnh hình c cuc bu c như dch Covid-19.

cutri1

Ông Trump ném khu trang v phía đám đông trong cuc vn đng tranh c đu tiên sau khi ông hết Covid Sanford, bang FloridaPhoto : Reuters

Bt đu t mùa xuân năm 2020 mà chưa có du hiu lng du, virus corona đã làm đo ln cuc sng ca người dân M, làm thay đi chương trình ngh s ca Nhà Trng và nht là có tác đng ln đến lá phiếu ca c tri.

Mt cuc kho sát ca Cheddar/Survey USA gia tháng 10 cho thy dch bnh là mi quan tâm hàng đu ca các c tri M. Trong khi đó, kinh tế, lĩnh vc mà đương kim Tng thng Donald Trump có thế mnh, b đy xung hàng th hai. Trên thc tế, Covid-19 là mt ch đ chi phi các cuc tranh lun tng thng.

Hôm 30/10, tc 4 ngày trước bu c, M đã ghi nhn con s nhim mi mc k lc là hơn 100.000 ca trong mt ngày, nâng tng s ca nhim vượt mc 9 triu trong khi s người chết cũng lên đến 230.000 người tính đến cui tháng 10. M vn đng đu thế gii v c s ca nhim ln s ca t vong.

Trong khi Tng thng Trump cho rng nước M đã vượt qua khúc quanh (turn the corner) v dch bnh và cn hc cách chung sng vi Covid-19, chiến dch ca ông Biden cho rng thành tích chng dch ca chính quyn Trump là tht bi thm hi nht trong các đi tng thng M.

‘B chính tr hóa

Có mt ti Little Saigon nhng ngày này, chúng tôi nhn thy cuc sng đây dường như đã tr li bình thường như trước khi có dch. Du hiu cho thy dch bnh vn còn hin hu là nhiu người đã đeo khu trang nơi công cng và nhiu ca tim, hàng quán bt buc khách phi mang khu trang mi cho vào.

Đa s các nhà hàng vùng Little Saigon đã m ca cho khách vào ăn bên trong. Ti mt quán ăn khuya có tên là c&Lu, khách hàng ken đc không còn mt ch trng mc dù các bàn được ngăn cách vi nhau bng tm màn nha và trên mi bàn đu có đt dung dch sát khun.

Ti mt cuc tun hành ng h Tng thng Donald Trump trước Thương xá Phước Lc Th, mt s người vn không đeo khu trang mc dù khi tun hành h gi khong cách vi nhau.

Anh Ryan Tăng, mt nhân viên chính ph tham gia tun hành, nói vi chúng tôi anh phi ra xem tình hình trước coi có an toàn không ri mi cho v con tham gia và bn thân gia đình anh ch đng ngoài rìa cuc tun hành.

Cũng có mt trong bui tp hp đó, ông Bùi Mnh Cường, nhà môi gii bt đng sn và là tiếng nói bình lun thi s-chính tr trên các kênh truyn thông đa phương, gii thích vi chúng tôi rng ông lúc nào cũng th sn khu trang nhưng không đeo mà ch khi nào b bt buc mi đeo.

"Tôi thy vn đ đeo khu trang hay Covid đã b chính tr hóa", ông Cường phân bua khi tiếp chúng tôi văn phòng làm vic ca ông. Trong văn phòng có hơn mt chc nhân viên và tt c đu không đeo khu trang. "H như vy c my tháng nay ri mà có cái gì đâu ?" ông nói.

"Covid-19 có hin hu nhưng không quá trm trng như người ta nói. Ngoài ra nhng trường hp không phi Covid mà chết vì bnh này bnh kia nhưng các cơ quan y tế li dng cơ hi đ làm tin chính ph", ông nói thêm.

Ông nói vic các bác sĩ M, lâu nay có tiếng là có lương tâm và trung thc, có hành đng như vy là ông nghe li t nhng người quen biết làm trong nhà thương hay con cái làm bác s.

Ông Cường, hin đã ngoài 70 tui, cho biết ông đã đi ra ngoài tiếp xúc khách hàng, đến nơi đông người, đi du lch đến tiu bang khác, t tp bn bè ăn ung nhà vi hàng chc người cũng gn c tháng nay ri.

‘S hết sau bu c

"Nếu không có cuc bu c này thì vn đ Covid nó không có ln như vy", ông nhn đnh và tiên đoán ‘Covid s xp dn sau ngày bu c.

Khi được hi v cnh báo ca các nhà khoa hc M rng nước M s thy dch bnh tăng cao tr li trong thi gian ti, ông cho rng các nhà khoa hc có trách nhim nên thường phi nói nhiu hơn thc tế.

"Các v y ngi bàn giy nói v các con s thng kê nhưng Tng thng Trump đã nói là tin gi rt nhiu vì lý do tin bc, quyn li ca các cơ s đó", ông gii thích.

Mt dn chng ông đưa ra đ chng minh Covid không nghiêm trng là bn thân Tng thng Trump b nhim bnh ch có 2-3 ngày thôi đã ra vin,

"Nếu cha tr tt và đúng lúc thì không có vn đ gì", nhà môi gii nhà đt này nói và dn chng thêm trong nhóm bn bè ca ông đi cm tri chung cách nay mt tháng có vài người b dương tính nhưng sau vài ba ngày đu khi hết.

cutri2

Cnh báo bng tiếng Vit v các triu chng Covid trước mt bnh vin trong vùng Little Saigon

Ông Cường cho biết ông lo v thit hi kinh tế ca vic đóng ca chng dch. "Các cơ s kinh doanh xung quanh vùng Little Saigon đã mt khong 60-70% thu nhp", ông nói.

Mc dù nhìn nhn vi tư cách là tng thng, ông Trump phi có trách nhim v vic kim soát dch bnh M nhưng ông Cường lp lun : "Trách nhim đó có phi là li ca ông y hay li ca người khác ?"

"Tng thng Trump ngoài trách nhim v Covid còn có trách nhim m ca nn kinh tế, có như vy thì người dân mi không ph thuc vào tr cp ca chính ph", ông phân tích và cho rng sc khe người dân và nn kinh tế nên được ưu tiên ngang nhau.

Ông bin h cho kết qu chng dch ca ông Trump so vi nhng nước sát Trung Quc như Nht Bn, Hàn Quc hay Vit Nam là nhng nước đó nói gì thì người dân phi nghe, ch M bo người ta đeo khu trang người ta không đeo anh làm gì được ?.

V vic ông Trump b cáo buc là đã che giu mc đ nghiêm trng ca dch bnh vi người dân M, ông Cường nói ai trong cương v ông Trump cũng phi làm thế nào đ trn an người dân nhưng cho rng không nên che giu như Tp Cn Bình mà phi nói ra mt phn nào đó’.

Ông Cường nói da vào nhng gì ông theo dõi ông Joe Biden nhiu năm qua, ông không tin vào kế hoch chng dch ca ông Biden. Thay vào đó, ông nói nếu có vaccine vào đu năm sau thì dch s kim soát được.

Mc dù ông Biden có ha là nếu đc c, ông s yêu cu người dân đeo khu trang nơi công cng, ông Cường cho rng ông Biden không th bt buc vn đ này.

"Đeo khu trang có hi cho sc khe, nhng người ln tui như tôi khó th", ông phân trn. "Khu trang không phi là cách thc tế chng dch mà phi là vaccine".

‘Sng không bng chết

Chúng tôi đã tìm đến ông Ngô Bá Đnh, mt bác sĩ chuyên Ni khoa ti Orange Coast Medical Center, đ tìm hiu v dch bnh có tht s nghiêm trng hay không. Bác sĩ Đnh là người trc tiếp cha tr các bnh nhân Covid-19 và bn thân ông cũng b nhim virus corona nhưng sau khi được cha tr đã bình phc.

Bác sĩ Đnh cho biết k t khi bang California m ca nn kinh tế, s bnh nhân gc Vit trong vùng nhp vin vì Covid-19 tăng nhanh so vi người gc Mexico.

Ngay trước bnh vin Orange Coast, nơi ông Đnh làm vic, là mt tm bng bng c ba th tiếng Anh, Vit và Tây Ban Nha cnh báo nhng triu chng nhim Covid-19.

"Vi tư cách là mt bác sĩ và là mt bnh nhân đã nhim Covid-19, tôi không cho là nó đã bt nguy him", ông nói và dn ra s liu trong ngày hôm đó nước M đã có 70-80 ngàn người nhim vi hơn 1.000 ca t vong.

Ông d báo vi s người nhim tăng vt như vy thì trong 4-6 tun na s ca t vong s tăng lên. Do đó, ông cho rng tuyên b ca Tng thng Trump rng nước M đã vượt qua khúc quanh v dch bnh là hoàn toàn sai trên c s liu và khoa hc.

V bác sĩ này đã k li cho chúng tôi nhng câu chuyn mà ông cam đoan là "mt thy tai nghe" đ chng minh là Covid-19 là có tht và nghiêm trng. "Người sp tt th vì Covid nhìn khó mà quên được. Có mt bác gái tôi đưa cho đin thoi đ nói chuyn qua FaceTime vi chng con mà nói cũng không được ch th mà thôi", ông cho biết.

Bác sĩ Đnh cũng k li cm giác khi ông đang nm điu tr vì Covid-19 : "Tôi nghĩ đến s người chết, lúc đó ch có my chc ngàn người. Tôi biết s có 200, 300, 400 người s chết. Lúc đó tôi đã khóc".

Ông nói lúc đó ông ch có ly ngón tay nhn đin thoi đ nhn tin mà cũng không ni. Ông mun nói chuyn vi v con qua FaceTime mà cũng mt vô cùng. Ông không còn thiết ăn thiết ung, ngi dy cũng mt, ch mun nm và ‘đu tranh đ th, ông k.

"Lúc đó tôi mi biết cm giác sng không bng chết", ông nói và cho biết khi cha tr cho bnh nhân ông đã mc ba lp đ bo h mà vn b lây nhim virus.

Bác sĩ Đnh cho biết "có nhiu bác đến hi các bác sĩ chúng tôi cái này không có tht phi không bác s, ch vì chính tr mà h làm ln chuyn lên thôi phi không ?’". "Chúng tôi nghe mà mun điên lên được", ông bc xúc.

"Chúng ta đang gia đi dch còn kinh khng hơn Chiến tranh thế gii th Ba. Chiến tranh còn có bom đn, máu đ đu rơi ch đi dch giết người mt cách thm lng, chết trong cô đơn bun ti không được nm tay người thân giã t ln cui", ông Đnh cnh tnh.

‘S chết nhiu hơn thc tế

Ông Đnh nói ông thông cm vi mt s người Vit coi trng vic đi làm kiếm tin nhưng ông cho rng tính mng, sc khe phi cn được ưu tiên trước hết ri mi đến kinh tế và rng dù có phi phong ta đ chng dch đi na thì nước M không ai chết đói.

V bác sĩ này phn bác cáo buc bác sĩ M thi phng s bnh nhân Covid đ trc li. Theo li ông thì đ chng nhn mt bnh nhân chết vì Covid-19 phi qua nhiu tng là bác sĩ điu tr, nhà thương (nếu gian di có th b pht c chc triu đô la), quan chc y tế công cng (phi điu tra h sơ ri mi xut giy chng t) và Trung tâm Ngăn nga kim soát Dch bnh (CDC). "Phi có xét nghim dương tính, phi lên máy th và được cha tr bng thuc remdisivir thì mi được chng nhn là chết vì Covid", ông cho biết.

Covid không trc tiếp gây ra cái chết nhng người thường đã có bnh nn mà khiến bnh ca h thêm trm trng dn đến t vong, ông gii thích. Thm chí, ông còn dn thng kê ca CDC, các Đi hc Yale và John Hopkins cho rng con s t vong ca M là thp hơn thc tế.

"Trong 9 tháng đu năm s người chết nhiu hơn năm ngoái là 300 ngàn người, nếu tr s người chết vì Covid thì còn 60 ngàn người na chết vì đâu trong khi đâu có đng đt hay chiến tranh gì đâu", ông nghi vn. "Có nhng người chết mà chưa được xét nghim, hoc chưa kp đến nhà thương".

Do đó, ông kêu gi cng đng gc Vit Little Saigon tuân th giãn cách xã hi và đeo khu trang, nghe theo khoa hc, tôn trng các nhân viên y tế tuyến đu chng dch ch không phi lên án, chi bi, công kích h.

Ông khuyên mi người lúc nào cũng nghĩ rng mình có th phát tán virus cho người thân nên phi tuân th khuyến cáo càng nhiu càng tt. Ông lp lun rng không th cho rng các bin pháp phòng nga đó là ly đi t do cá nhân và so sánh vic đeo khu trang như lái xe phi bt buc tht dây an toàn.

‘Không th trong nhà’

Tuy nhiên, cô Kim Trương, ch tim làm tóc Bolsa Salon thành ph Westminster, không cho rng đeo khu trang s có tác dng chng dch.

"Nếu khu trang có hiu qu thì ti sao phi giãn cách, nếu giãn cách có hiu qu thì ti sao cn phong ta ?" cô lp lun vi chúng tôi khi đang ht tóc cho khách ngay ti tim ca cô. C cô và khách hàng đu không đeo khu trang.

cutri3

Cô Kim Trương nói cô không bao gi tin vào khu trang

Theo li cô thì có đến 99% khách ca cô là khách hàng quen nên không thc mc vic cô không đeo khu trang khi làm vic. "Nếu khách nào mun đeo và mun mình đeo thì mình vn đeo thôi", cô nói.

Khi được hi có lo ngi s lây bnh cho nhng người xung quanh hay không nếu nhim bnh mà không có triu chng, cô Kim nói : "Mi bui sáng tôi test bng cách nín th 10 giây nếu thy không b khc ra mt cái là OK. Ti vì nếu mình b nhim thì s có cái gì đó mình phi biết".

C
ô k li bui đón tiếp Tng thng Trump đến California mà cô có mt là ‘ông Trump không đeo khu trang, c đám đông cũng không ai đeo khu trang vì chúng tôi không tin tưởng cái đó’. "Không có lut nào bt chúng tôi phi đeo khu trang hết", cô nhn mnh.

Theo li cô thì nhng người xung quanh cô không nghe nói có ai nhim bnh gì hết.

"Dch bnh gn 6 tháng ri, tháng đu mi người cũng s nên trong nhà, nhng tháng sau mi người đã ùa ra đường bình thường ri. Bây gi ch có người già là còn trong nhà mà thôi", cô cho biết. Ging ông Cường, cô Kim cho rng dch bnh b làm ln chuyn vì mc đích chính tr trong năm bu c.

Cô không cho rng Tng thng Trump đã xem nh dch bnh vì theo cô, bnh này rt nh và ‘đến gi tôi vn thy như là cúm mùa thôi mà’. "Tháng nào năm nào cũng có người b cúm mà", cô phân trn.

Chính quyn tiu bang California ca Đng Dân ch đã hai ln đóng ca tiu bang đ chng dch. Cô Kim phn đi quyết lit vic này và cho rng đó là trò chính tr ca Đng Dân ch làm kinh tế đi xung đ đ li cho ông Trump. Cô nói rng nếu tiu bang phong tỏa ln na thì cô s bt tuân vì không có lut nào cm người ta m ca làm ăn hết.

Cũng ging như nhiu người Vit khác, cô Kim có tin dành dm nên vn có th sng được trong my tháng phong ta, cô cho biết. Lý do cô phn đi phong ta là vì mun ra ngoài đ tr li cuc sng bình thường, cô nói.

" trong nhà như tù. Ngày nào cũng nhà 24 tiếng sao tôi chu ni", cô bc xúc. "Tôi không được đi gym, không t tp vi bn bè, không đi hát karaoke được".

Theo lp lun ca cô Kim thì vic phong ta không hiu qu, vì nếu hiu qu thì đã hết bnh ri. Cô nói cô cn m ca đ có tin tr tin thuê mt bng, vn đã được cho hoãn my tháng nay.

"Kh nht là nhng người tiu thương như chúng tôi, tôi đã mt đi 50-70% thu nhp", cô nói thêm và cho biết cô đang trông ch gói cu tr tiu thương th hai ca chính quyn.

Là mt ng h viên nhit thành ca ông Trump, cô Kim đánh giá cao cách chng dch ca ông. Cô dn chng là vic ông Trump ngày nào cũng hp báo, nói khô nước miếng đ thông báo tình hình cho người dân.

"Nếu ông y giu dch, không lo cho dân thì ti sao ra đường tôi thy ai cũng tung hô Trump hết vy ?"

Ngoài vic làm tóc, trong mùa bu c, cô Kim còn bán mũ nón, c, biu ng ng h ông Trump. Cô khoe vi chúng tôi chiếc áo dài ng h Trump mà cô đt may Vit Nam. Cô bày t tin tưởng dch bnh s qua mt khi vaccine có sm vào cui năm nay.

"C thế gii b dch ch không riêng gì nước M thì làm sao có th đ li cho ông Trump được", người ch tim tóc này lp lun và cho rng dưới ông Trump còn có c mt ban b chng dch nên đâu phi mt mình tng thng quyết đnh hết được.

Cô bày t nghi ng các bác sĩ M khai khng các bnh khác là chết vì Covid trong khi Vit Nam có chết vì Covid thì h cũng giu ch đâu có khai đ. "Ti sao M xa vy mà b nng còn các nước gn Trung Quc li b nh ? Tht vô lý", cô bc xúc.

Cô Kim nói cô dùng trái tim đánh giá nên ‘cm được Tng thng Trump là người có tâm, có đc, thương dân, yêu nước M nên cô hết lòng ng h.

"Tôi đã đây hai mươi my năm chưa bao gi đi bu hết. Năm này tôi đi bu và t chc tun hành cho ông Trump. Tôi mun ông y thêm bn năm na vì ông y đã đi vào gung ri", cô bày t.

‘Vô trách nhim

cutri4

Bác sĩ Ngô Bá Đnh (phi) tng thoát chết t Covid-19

Trái vi cô Kim Trương, bác sĩ Ngô Bá Đnh ch trích mnh m cách chính quyn Trump đi phó dch bnh mà ông gi là vô trách nhim.

"Con s người chết không th nói di được. M ch chiếm 4,25% dân s thế gii nhưng chiếm đến 22-23% t l t vong", ông ch ra và nói thêm rng nếu tính theo t l người chết thì M có 700 trên 1 triu người so vi ch 11 người ca Nht Bn.

Ông lên án ông Trump đã biết mc đ nguy him ca dch bnh t sm nhưng c tình giu nhm vì lý do kinh tế, vì th trường chng khoán ri vn đ bu c sp ti.

Bác sĩ Đnh ch ra vic ông Trump dù đã tng nhim virus corona nhưng vn nhiu ln đi vn đng tranh c vi đông đo c tri và ‘đng sát bên nhau mà không đeo khu trang.

"Mt người lãnh đo mà dân mình chết my trăm ngàn người mà nói rng it is what it is (chuyn thế là phi thế thôi) thì đâu có được", ông bc xúc.

Theo lp lun ca ông thì trách nhim ca tng thng M là lo cho dân, không đ dân chết nhiu ch không phi đ tha cho Trung Quc là th phm mà mình không lo cho được.

Ông Đnh than phin Tng thng Trump đã không tin dùng mà còn công kích bác sĩ Anthony Fauci, Giám đc Vin D ng và Các bnh Truyn nhim, người có 35 năm kinh nghim đánh đi dch.

"Tng thng Trump đã không bo v được bn thân mình trước Covid thì liu ông có th bo v cho người dân Hoa K trước Covid được không", ông Đnh nói, ý nhc đến vic ông Trump và phu nhân ca ông đu b nhim loi virus này.

Mt hành đng khác ca ông Trump là ông Đnh bc xúc là sau khi khi bnh, trong cuc hp báo Nhà Trng, ông Trump còn kéo khu trang xung đ kêu gi mi người đng có s.

"Đáng l ông y phi hc được bài hc là phi tiếp tc giãn cách xã hi, phi đeo khu trang ch", ông Đnh. "L ra ông y phi làm tm gương cho người dân".

Ông Đnh cũng không đng ý vic ông Trump kêu gi sng chung vi đi dch. i dch là k sát nhân không th nào sng chung được mà phi chiến đu vi nó, tiêu dit nó. Sng vi nó là min dch by đàn, tc là phi có 60-70% dân có kháng th. Được như vy là phi chết mười my triu người".

V bác sĩ này cũng cho rng ông Trump không hc được t kinh nghim chng dch cúm ln

H1N1 ca chính quyn Barack Obama hi năm 2009. "Tng thng Obama có thành lp ban đc nhim phòng chng đi dch nhưng sau khi lên ông Trump li dp b", ông ch ra.

V vic nghiên cu và chế to vaccine, ông nói rng không phi tuân theo ý mun chính tr ca tng thng Trump được. "Chín hãng dược đã đoàn kết li đ không b chính quyn áp lc mà chính tr hóa vic sn xut vaccine", ông cho biết.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 02/11/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2