Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mẫu người lý tưởng của xã hội Việt Nam, hiểu theo tinh thần Nho Giáo, là "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tu thân được hiểu là nhai đi nhai lại mấy quyển sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, làm thơ phú... Những việc hoàn toàn không hề có liên hệ gì đến đời sống thực tại ở xã hội.

nghilai1

Đất nước, xã hội cho gì thì mình nhận chứ mình không có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì với xã hội cả.

Trị Gia tức là Gia Trưởng. Trong Nho Giáo, vốn đề cao quân vương, quyền lực thống trị vào tay một cá nhân nên nó loại bỏ đi mọi kết hợp. Nó đồng hóa gia đình - vốn là sự kết hợp căn bản nhất và quan trọng nhất trong xã hội xưa, với hình ảnh của cá nhân, của con trưởng, gọi là Gia Trưởng. Việc nêu cao cái quyền của Gia Trưởng cũng cốt để hợp thức hóa cái quyền lực cá nhân của Quân Vương lên dân chúng.

Còn Trị Quốc thì hiển nhiên phải được hiểu là cái vinh của kẻ sĩ là học hành, thi cử, đ đạt làm quan đ ra giúp vua "trị" đám dân, chứ không hề có ưu tư nào về việc đóng góp vào việc cải thiện cho xã hội cả. Đất nước là của vua, quyền lực thuộc về vua, hình mẫu lý tưởng của kẻ sĩ là giúp vua duy trì và củng cố quyền lực đó. Dân chỉ là thần dân, thứ dân, nói chung là đám "ngu dốt", "tôi tớ"...

Có lẽ chính vì cái gánh nặng lịch sử quá lớn hơn 2000 năm trong khuôn khổ Nho Giáo đè lên dân tộc mình như vậy mà người Việt Nam vốn không ưa nhau, chỉ mãi quẩn quanh trong những ý niệm gia đình, họ hàng, làng xóm, con trâu đi trước, cái cày theo sau... Mà ngay cả ý niệm về gia đình, họ hàng đây cũng phải được hiểu là một chiều, là tư duy cá nhân của mình, của gia trưởng áp đặt lên tất cả chứ không lấy gì làm trong sáng lắm. Ít người có quan tâm lên xã hội, đất nước.

Hơn 80 năm Pháp thuộc, cuộc nội chiến Bắc Nam cho đến sự thống nhất quyền lực của Đảng cộng sản lên toàn xã hội chỉ càng làm cho tinh thần đoàn kết của người Việt thêm đ vỡ. Đất nước, xã hội cho gì thì mình nhận chứ mình không có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì với xã hội cả. Lo thân mình, lo miếng ăn, lo cơm ăn, áo mặc, lo gia đình... được phát ngôn ra bởi nhiều bạn bè của tôi, người thân của tôi và ẩn trong họ là niềm tự hào. Tất cả những người đó, đều có một cuộc sống tương đối khá và hiển nhiên không ai bị thiếu đói nhưng những động từ "ăn, mặc" vẫn được sử dụng như một quán lực văn hóa.

Đôi lúc tôi tự hỏi có phải vì mãi chạy theo những phản xạ, quán lực văn hóa như vậy nên họ không dừng chân nghĩ lại, không tiên liệu được họ muốn gì, cần gì và nên sống như thế nào chăng ? Với họ, đất nước ở đây nhưng cũng xa xôi ngàn dặm. Xã hội họ đang sống hay những vấn đề đặt ra trong xã hội cũng xa xăm và xa lạ như cuộc bạo loạn đang xảy ra tại Syria ở bên Trung Đông vậy.

Phải hiểu về tổ tiên mình như thế nào ?

Nếu như trước đây cuộc sống của tổ tiên mình, ông bà mình chỉ là thuần túy nông nghiệp, là bờ xôi, ruộng mật hay hình ảnh con trâu, lũy tre làng thân thiện... Những sinh hoạt quẩn quanh trong không gian hàng xóm, láng giềng và những giới hạn về đi lại cho người ta cái cảm tưởng quê hương, đất nước cũng hiển hiện ngay trước mắt mình, cụ thể là những vấn đề của gia đình, của xóm làng. Vậy là đủ rồi. Vậy mà ông bà mình còn có câu "Hàng xóm làng ging, tối lửa tắt đèn có nhau" để thể hiện cái nghĩa tương thân, cái tình đùm bọc lẫn nhau khi duy trì hay gìn giữ nền nếp , việc chung.

Giềng mối xã hội bây giờ

Còn bây giờ, xã hội Việt Nam đã thay đổi sau những năm cởi mở hơn về kinh tế, về tư duy chính trị nhưng lại thụt lùi rất nhiều về giềng mối xã hội. Mỗi người luồn lách để tìm một giải pháp cá nhân cho đời mình chứ không bao nhiêu người quan tâm đến một giải pháp chung cho đất nước, cho xã hội. Người lớn thấy thanh niên, con trẻ của họ đặt ra những câu hỏi, những vấn đề liên quan đến xã hội, đất nước thì gạt ngay đi. "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng", "Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", "Cầm đèn chạy trước ô tô", "Ăn cơm nước mắm nói chuyện quốc tế"… Tôi đã nghe đủ các kiểu biện luận của những con người này.

nghilai2

Những gì chúng ta đang được hưởng hôm nay là những thứ chúng ta đang vay mượn lại của thế hệ sau. Không những phải gìn giữ mà còn phải xây dựng nó để trao lại cho con, cháu chúng ta xứng đáng.

Nói một cách văn vẻ có, nói sỗ sàng với khuôn mặt đỏ bừng cũng có nhưng tôi đi đến một kết luận rằng họ đều có điểm giống nhau là họ tin suy nghĩ của họ khôn ngoan, đúng đắn. Việc nước, việc chung theo họ là việc quốc tế. Vậy những đồng bào của mình ở Phan Rí, ở Hà Tĩnh đang đói khổ, lầm lũi là những người Việt khác với họ.

Dừng chân nghĩ lại mà buồn

Tôi đã đọc trong một nghiên cứu của giáo sư Nguyên Văn Huy có viết rằng có lẽ không nước nào trên thế giới có từ ồng bào" đ chỉ người trong một nước. Bởi vì nó gắn liền với sự ra đời của giống người Việt. Lạc Long Quân lấy mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Ý niệm tình đồng bào phải được hiểu đầy tình cảm và mạnh mẽ như những người anh em ruột thịt với nhau. Nhưng nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn dạy con cái họ lảng tránh những quan tâm đối với xã hội. Gia đình là tất cả.

Có thật như vậy không ?

Một cá nhân bây giờ khi được sinh ra cất tiếng khóc chào đời bệnh viện, bên cạnh bố mẹ nó là những y tá, bác sĩ túc trực xung quanh. Lớn lên một chút nó phải đi đến trường mẫu giáo để được thầy, cô chỉ dạy và bắt đầy chập chững học cách sinh hoạt trong cộng đồng. Lớn lên chút nữa, nó sẽ đi học trường cấp một, cấp hai, cấp ba, đi giao thiệp bên ngoài rồi học đại học, ra ngoài xã hội, tham gia vào công ty, vào công đoàn... Nó sẽ có những tương tác với xã hội bên ngoài. Vậy cái tư duy "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng" hay "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" thật lỗi thời và ích kỉ. Con người là một thành tố của xã hội, cá nhân đó có nổi bật hay không cũng do những đóng góp của anh ta vào những tập thể, tổ chức mà anh ta tham gia như gia đình, nhà trường, xí nghiệp, tổ chức xã hội dân sự...

nghilai3

Những đứa bé, hay gọi chung là thế hệ con cháu của chúng ta, chúng nó cần nhiều hơn là cơm ăn, áo mặc. Chúng nó cần tình thương, cần sự hướng dẫn

Chính tôi, dù là đứa con sinh ra quanh làng xóm, ruộng đồng, lớn lên trong sự khó khăn nhưng cố gắng của cả gia đình cũng không cho mình cái quyền được cảm thông hơn đ khước từ vai trò đối với xã hội. Nếu không có những người thầy, người cô, người bạn hay những người anh, em... mà dù ít hay nhiều, nhờ tiếp xúc và được học hỏi từ chính họ, mình đã trưởng thành và chín chắn hơn trong suy nghĩ từng ngày. Có ai dám tự tin nói rằng tất cả những gì họ học được, có được là chỉ do cá nhân họ hoặc bố mẹ họ giúp đỡ, dìu dắt không ?

Có lẽ người Việt không yêu nước hoặc chối bỏ tình yêu với đất nước. Cả hai đều như nhau.

Có thể chính vì không yêu nước nên họ hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề nào xảy ra với đất nước. Họ bị ám ảnh bởi cơm, áo, gạo, tiền hay "cơm ăn, áo mặc" hay "kiếm ăn"... chứ không quan tâm đến những giá trị đạo đức, giềng mối trong xã hội đang bị suy thoái nghiêm trọng. Họ cho rằng có một ngôi nhà đẹp, thậm chí phải biệt lập, có bảo vệ riêng, có camera theo dõi, nuôi được con cái bằng cách cho chúng ăn, uống thật nhiều là hết trách nhiệm.

Thậm chí trách nhiệm đó phải được so sánh với núi Thái Sơn, với biển Thái Bình. Đó chỉ là một ngộ nhận đáng tiếc hoặc một sự ước lệ chưa đủ mà thôi. Những đứa bé, hay gọi chung là thế hệ con cháu của chúng ta, chúng nó cần nhiều hơn là cơm ăn, áo mặc. Chúng nó cần tình thương, cần sự hướng dẫn từ cha mẹ. Và xa hơn nữa là sự hướng dẫn của thầy, cô, bè bạn trong tình yêu thương, sự đùm bọc, tương thân, tương ái, quí trọng nhau. Chúng nó cần những sân chơi cộng đồng, những ngày nô nức đi thả diều cùng chúng bạn, hay những buổi tập xe đạp cùng nhau, những kỉ niệm về buổi picnic, dã ngoại với gia đình ở công viên công cộng... Những cái đó có thể chỉ giải quyết bằng việc chối bỏ sự quan tâm đối với xã hội không ? Hay việc bạo lực học đường, xâm phạm tình dục con trẻ, giáo dục xuống cấp... có thể giải quyết được bằng sự ích kỉ của mỗi người không ?

Cũng vì không yêu nước nên nhiều người tôi tiếp xúc đều có cái nhìn ngô nghê về đất nước. Yêu nước thì phải thương nòi, thương đồng bào mình. Nhiều người cho rằng những thành công cá nhân của họ là vì sự cố gắng còn những người nghèo khổ, bần hàn hay bế tắc trong xã hội là do sự lười biếng.

Có thật không ?

Đất nước có hơn 95 triệu dân, 3/4 diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 diện tích đất là đồng bằng, có thể được, canh tác được. Cả nước chỉ có hơn 6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Một diện tích chỉ đủ cung cấp lương thực cho 10-15 triệu người nhưng vẫn đang phải gồng gánh cho hơn 75% dân số.

Trừ vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đất đai còn tương đối trù phú nhưng cũng đang bị tác động nằng nề bởi sự chủ quan của con người. Thì cuộc sống nông dân ở những vùng Bắc Trung Bộ không gì khác hơn ngoài sự đọa đày và tuyệt vọng. Tôi có dịp đi ra ngoài vài tỉnh miền Bắc, nói chuyện với nhiều người cũng hiểu ngay rằng với cái diện tích canh tác mà mỗi nhà sở hữu như thế, thì không ai dám mơ có thể đủ ăn nếu không tìm thêm việc gì khác chứ chưa nói đến chuyện làm giàu. Chưa hết, những vùng như Bình Thuận, Hà Tĩnh thì cuộc sống của người dân càng bế tắc vì sự ô nhiễm cùng cực của nhà máy nhiệt điện quanh đó thải ra.

nghilai4

Thế hệ chúng ta đang sống đang nợ thế hệ con, cháu sau này rất nhiều.

Tôi nghĩ nhiều người Việt nên ăn năn đ khẩn cấp học cách làm người. Vì cái ăn, cái mặc mới chỉ là quyền của con vật mà thôi. Để học làm người, chúng ta phải giữ được phẩm giá của mình. Phải sống lương thiện, chân thành, bao dung và thể hiện trách nhiệm với xã hội. Một xã hội mà có nhiều người suy nghĩ như vậy thì chắc chắn phúc lợi sẽ được trả ngược lại cho từng cá nhân.

Chỉ khi ăn năn, thành thật với chính bản thân mình ta mới hiểu rõ mình cần phải làm gì, thái độ như thế nào trước hiện tình đất nước bây giờ. Chỉ khi ăn năn người ta mới hiểu rằng yêu nước, lòng yêu nước thật sự, đôi lúc phải đi kèm với sự phản kháng trước những bất công đang xảy ra trong xã hội, mà nguyên nhân là do Đảng cộng sản độc tài lãnh đạo. Chỉ khi ăn năn với chính mình ta mới nhận ra những người biểu tình, dù giàu sang hay nghèo, hay thất nghiệp… họ mới chính là những con người đáng được trân trọng, đáng được biểu dương lòng yêu nước vì đã bất chấp mọi rủi ro để giữ gìn phẩm giá của mình, để đòi lại quyền lợi, cảnh tỉnh cái họa lệ thuộc… cho chính thế hệ mình và con cháu mình. Chỉ khi ăn năn với chính mình ta mới nhận ra đâu là đồng bào, đâu là anh em, đâu là địch thù, đâu là kẻ bán nước…

Tôi viết bài này để ăn năn với thế hệ con cháu mình. Thế hệ chúng ta đang sống đang nợ thế hệ con, cháu sau này rất nhiều. Không thể nào đòi chúng nó phải kính trọng mình, phải yêu thương mình tuyệt đối nếu chúng ta cứ tự hào với lối sống ích kỉ này mãi. Vì nói cho cùng, cuộc đời một cá nhân là quá ngắn so với chiều dài lịch sử của đất nước. Những gì chúng ta đang được hưởng hôm nay là những thứ chúng ta đang vay mượn lại của thế hệ sau. Không những phải gìn giữ mà còn phải xây dựng nó để trao lại cho con, cháu chúng ta xứng đáng.

Việt Dân

(18/06/2018)

Published in Quan điểm