Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

6. Mafia chính trị kết hợp với kinh tế "định hướng xã hội chủ nghĩa"

Để thoát khỏi những nguy cơ đó phần lớn tùy thuộc vào thể chế chính trị ở Việt Nam có thay đổi được gì không theo hướng văn minh tiến bộ. 

dcsvn1

Khối Doanh nghiệp nhà nước là ổ tham nhũng phá hoại đất nước và phản bội sức lao động của dân lớn nhất

Tình trạng mafia chính trị kết hợp với kinh tế "định hướng xã hội chủ nghĩa" làm cho tính chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam bị lung lay và lòng tin của dân chúng dành cho Đảng đã không còn. Kết hợp nầy gây ra một hệ quả kinh tế có xác suất 90% là tăng trưởng âm sau nạn dịch Covid-19, trong khi Trung Quốc cố sức ngăn cản việc đồng vốn FDI di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là nguy nan tăng trưởng âm không có lối thoát.

Tình trạng mafia chính trị kết hợp với kinh tế "định hướng xã hội chủ nghĩa" làm phát sinh ra những việc làm mập mờ, giành giật, tranh chấp, trên bảo dưới không nghe và chứng minh cho thấy tình trạng nguy ngập hầu như vô luật pháp, vô chính phủ giúp sức cho các nhóm lợi ích lũng đoạn biến các cơ quan nhà nước thành các sân sau phục vụ các quyền lợi đen tối của họ :

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 24/9/2019 : "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát". "Lợi ích nhóm", hay "nhóm lợi ích" là những tổ chức cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam đã chia bè, kết phái để tham nhũng và cướp cơm của người dân và để bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng.

Khối Doanh nghiệp nhà nước là ổ tham nhũng phá hoại đất nước và phản bội sức lao động của dân lớn nhất nhưng không bị trừng phạt mà còn được bảo vệ bởi các "Nhóm lợi ích" trong cơ quan đảng và bộ ngành nhà nước. Con số trên 100 cán bộ, đảng viên ở cấp cao đã bị bắt tù, bị truy tố, bắt đền bù tiền thu bất chính kể từ đầu nhiệm kỳ Trung ương đảng Khóa XII (2016) chỉ là một phần nổi của nhiều tảng băng chìm của Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng XIII, dự trù diễn ra đầu năm 2021, một làn sóng "Nhóm lợi ích" của các phe phái trong đảng đang bung ra để "chạy chức", "chạy quyền" và "chạy vào Trung ương". Việc này cho thấy tình trạng "Lợi ích nhóm" vẫn sinh sôi nẩy nở như ong vỡ tổ khắp nơi, khắp chốn và trong mọi lĩnh vực, mọi cửa ngõ ra vào của hệ thống đảng, nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. 

Chi tiết hơn, theo tài liệu của Tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam thì các ngõ ngách ăn bẩn và làm giầu của các "Nhóm lợi ích", hay "Lợi ích nhóm" đã diễn ra như sau :

1) "Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế – xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên ; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng ; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi ; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực".

2) "Thao túng trong công tác cán bộ ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…".

3) "Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc "nhóm lợi ích" thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình ; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…" (theo Tài Liệu "Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống "lợi ích nhóm" ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2015, tr.42.)

Đây chính là nguy cơ lớn nhất thuộc phạm trù ổn định chính trị và kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ba chiến lược đối ngoại hiểm nghèo

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng quốc tế Derek Grossman thuộc RAND Corporation và đại học University of Southern California, thì nguy cơ của Nhà nước cộng sản Việt Nam đến từ 3 chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam :

1) Tự nhận mình là nước hữu nghị và cũng là một đồng minh ý thức hệ với Trung Quốc (Trung Quốc),

2) Giữ chặt quan hệ ngoại giao "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" với Trung Quốc, và

3) Tham gia vào sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, một dự án mà giờ đây đang bị quốc tế tẩy chay và các nước đã tham gia tích cực như Pakistan, Burma, Sri Lanka, Lào và Campuchia đều nghị kỵ và đang tìm cách để thoát khỏi dự án nầy. 

Khả năng và cơ hội xoay sở để thoát nguy của Việt Nam lúc này ngày càng co lại và rất bấp bênh, vì đang rơi vào thế "nước xa lửa gần", do bởi kẻ thù sát nách đang từng bước chiếm các đảo, chiếm tài nguyên trên biển, đánh giết ngư dân và phá hoại các tàu đánh cá của Việt Nam và đang xây dựng các pháo đài trên các đảo đã chiếm để đe dọa trực tiếp an ninh và chủ quyền của Việt Nam. Tuy vậy, ngày 23/08/2020, ngoại trưởng Việt Nam là Phạm Bình Minh và ngoại trưởng Trung Quốc là Vương Nghị họp nhau trên biên giới Việt-Trung đã tái khẳng định : "Việt Nam, Trung Quốc nhấn mạnh việc đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu hơn nữa", cho thấy 3 sách lược nói trên vẫn là chính sách cốt lõi của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhưng ngược lại trong cuộc phỏng vấn của The Epoch Times hôm 18/09/2020, Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz nói rõ : "Đảng cộng sản Trung Quốc là "đế chế tà ác mới", muốn đánh bại Hoa Kỳ để trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới" (nguyên văn "Communist China Is ‘New Evil Empire’ That Seeks to ‘Utterly Defeat’ the US"). Tiếc thay ‘New Evil Empire’ đó lại có quan hệ đối tác chiến lược với cộng sản Việt Nam.

Ba sách lược nói ở đây vốn là nguy nan tự thân của Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vì không chịu tách rời ra khỏi chính sách hiểm độc của bá quyền nước lớn Trung Quốc – một nước cộng sản đang bị quốc tế đánh giá là nguy hiểm cho toàn thế giới.

"Ta lại hại mình"

Một người Pháp đã từng cắm "cờ giải phóng" của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng hòa vào năm 1970, ông André Menras (tức Hồ Cương Quyết) nói với nhà báo Khánh An tại Mỹ hôm 30/04/2020 rằng những năm tháng dài sinh sống và đồng hành cùng người dân Việt Nam đã giúp ông nhìn thấy rõ chế độ cộng sản mà ông từng nhiệt thành ủng hộ nay đã trở thành một hệ thống mafia chính trị kết hợp với kinh tế, đầy tham nhũng và chà đạp quyền con người, "không xứng đáng" và không phù hợp với quan niệm sống của ông "về con người và nhân quyền". 

"Có một đảng là Đảng cộng sản đã không tôn trọng người dân và tham nhũng. Không phải tham nhũng ít mà là tham nhũng khổng lồ, là một hệ thống mafia chính trị cấu kết với kinh doanh, lưu manh, và hơn nữa là tôi thấy họ hèn với Trung Quốc", ông André Menras nói. Sau đó, ông André Menras công bố 1 bộ phim có tên là "Việt Nam : Tiếng gào thét từ bên trong" mà nội dung quy tụ nhiều tiếng nói phản kháng từ những "công thần" của chế độ như cố thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm nguyên Phó Bí thư thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, cựu tù chính trị Lê Công Giàu, nhà văn Nguyên Ngọc, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi… và nhiều trí thức khác như gáo sư tiến sĩ Chu Hảo, nhà giáo Phạm Toàn, giám mục Nguyễn Thái Hợp, luật sư Đặng Đình Mạnh…

(Video của bộ phim "Tiếng gào thét từ bên trong)

Ông André Menras nói bộ phim mà ông đã âm thầm thực hiện một mình suốt hai tháng nhằm để ghi lại "những tiếng gào thét" về sự thật bên trong một xã hội "không thực sự hòa bình" như trên bề mặt của nó.

Giống như trường hợp của André Menras, một người đồng chí quốc tế khác của Đảng cộng sản Việt Nam là chủ tịch Tập Cận Bình cũng gây rất nhiều nguy nan cho Đảng cộng sản Việt Nam.

Thật vậy Orville Schell, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung thuộc Hiệp hội Châu Á tại Mỹ Kỳ đã đăng trên tạp chí Foreign Policy, hôm 03/04/2020 một báo cáo về "Cái kết buồn của cặp Mỹ-Trung" (The Ugly End of Chimerica) đã nêu rõ sự độc hại của người đồng chí lớn nầy như sau : Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 đã thay thế khẩu hiệu "Trỗi dậy hòa bình" của người tiền nhiệm bằng ý tưởng "Giấc mộng Trung Hoa" và "Sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa" mang tính hiếu chiến hơn.

"Giấc mộng Trung Hoa" và chính sách ngoại giao bá quyền sẽ có những tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam. Các tác động này mang lại các nguy cơ mà nguy cơ lớn nhất và đặc biệt nhất là nguy cơ về an ninh chủ quyền quốc gia về biển đảo, thách thức về sự phụ thuộc về kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc về chính trị. Tham vọng của Tập Cận Bình về một Trung Quốc (Trung Quốc) bá quyền nước lớn thể hiện rõ qua việc chiếm đóng và sau đó quân sự hóa Biển Đông ; gây hiềm khích với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ lâu vốn thuộc quyền quản lý của nước này ở biển Hoa Đông ; đe dọa Đài Loan trắng trợn đến mức khiến ngay cả Quốc dân đảng vốn thân Bắc Kinh cũng trở nên xa lánh.

Hậu quả là một lập trường chính thức gay gắt hơn nhiều, với sự quyết liệt của một trong những liên minh bất ngờ nhất trong chính trị Mỹ : Một mặt trận thống nhất gồm các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vốn hiếm khi nhất trí với nhau thì giờ đây đồng lòng chống Trung Quốc.

Những số liệu ban đầu trong giai đoạn tháng 1 và 2/2020 do Trung Quốc công bố cho thấy sự sụt giảm 20,5% về tiêu dùng và 13,5% về hoạt động sản xuất so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay khi Trung Quốc đang vật lộn tìm cách hồi phục kinh tế, thì các thị trường ở những nơi khác trên thế giới, kể cả Việt Nam đang lâm vào vào tình trạng phong tỏa do nạn dịch Covid-19.

Và đó là lúc Trump xuất hiện cùng đội ngũ gồm những nhân vật có thái độ thù địch với Đảng cộng sản Trung Quốc (như Peter Navarro, Steve Bannon, Michael Pillsbury, Michael Pompeo, Chris Wray, Robert O’Brien, William Barr …), những người từ lâu đã cảnh báo rằng một Trung Quốc ngày càng hung hăng, độc đoán và được vũ trang đầy đủ vừa là điều không thể tránh khỏi, vừa là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ, kể cả VN và thế giới văn minh. 

Nguy cơ nầy do bởi tư duy về bạn bè quốc tế của Đảng cộng sản Việt Nam không còn phù hợp với trào lưu văn minh quốc tế của thế kỷ 21 và tư duy "Ta-Bạn-Thù" rất cực đoan của Đảng. 

 

Tóm lại, để thoát khỏi những nguy cơ đó phần lớn tùy thuộc vào thể chế chính trị ở Việt Nam có thay đổi được gì không theo hướng văn minh tiến bộ. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ không dám từ bỏ con đường độc tôn nắm giữ quyền cai trị.

********************

7. Nguy cơ cho Đảng cộng sản Việt Nam do sự kiện tự nhiên đến từ quốc tế

Đối đầu "dữ dội" giữa Mỹ và Đảng cộng sản Trung Quốc, giữa quốc tế và Đảng cộng sản Trung Quốc là một nguy cơ cho Đảng cộng sản Việt Nam vì Đảng cộng sản Việt Nam có cùng ý thức hệ tư tưởng và gắn bó với Đảng cộng sản Trung Quốc.

dcsvn3

Nguy cơ do đối đầu chính trị và ý thức hệ giữa Mỹ & Trung Quốc

Giữa năm 2020, thương chiến Mỹ – Trung đã chuyển sang đối đầu chính trị và ý thức hệ (Tự do đối đầu Cộng sản) để đạt được đích nhắm là vị trí đứng đầu thế giới.

Tờ báo La Croix của Pháp ghi nhận từ khi Mỹ và Liên Xô hòa hoãn với nhau, chưa từng có một cuộc đấu tranh dữ dội nào giữa các cường quốc như cuộc đối đầu Mỹ-Trung lần nầy. Truyền thông quốc tế hừng hực tấn công liên tục vào những điều "dối trá" của Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc).

Tại Liên Hiệp Quốc, nhiều nghị quyết bị bế tắc vì đối đầu ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Trên tờ Foreign Policy, ngày 22/5 có bài viết về hai con đường Trung Quốc đang đi đến tham vọng bá chủ thế giới do hai chuyên gia về quan hệ quốc tế là Hal Brands – Giáo sư nổi tiếng đang làm việc tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins – và ông Jake Sullivan, nghiên cứu sinh cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie. Hai tác giả cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thể hiện rõ ý định bá chủ thế giới từ năm 2017 khi ông tuyên bố Trung Quốc đang bước vào "kỷ nguyên mới" và "cần phải đứng ở trung tâm thế giới".

Hôm 24/06/2020, Cố vấn An ninh Quốc Gia Mỹ Robert O’Brien phát biểu tại Thành phố Phoenix, Arizona, Hòa Kỳ về vấn đề "Ý thức hệ của Đảng cộng sản Trung Quốc và Tham vọng toàn cầu" (The Chinese Communist Party’s Ideology and Global Ambitions) xác định rõ nước Mỹ cuối cùng đã thức tỉnh trước mối đe dọa từ các hành động của Đảng cộng sản Trung Quốc như sau : 

– Xâm nhập vào nền kinh tế Mỹ để ăn cắp công nghệ.

– Tạo ra một "Cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại" (Community of Common Destiny for Mankind), và định hình lại thế giới theo lý tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc. 

– Ăn cắp tài sản trí tuệ, bí mật kinh doanh của các công ty Hoa Kỳ, bí mật quốc phòng của Mỹ, dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu ngừơi Mỹ và công dân các nước giàu mạnh, khống chế cơ quan WHO và Human Rights Council của Liên Hiệp Quốc, v.v. để khai thác cho mục tiêu tuyên truyền giấc mộng bá chủ thế giới, v.v… 

Cuối cùng Ông khẳng định, giờ đây cùng với các đồng minh và đối tác, Hoa Kỳ sẽ chống lại các nỗ lực của Đảng cộng sản Trung Quốc đang thao túng người dân và chính phủ Mỹ, gây thiệt hại cho nền kinh tế của và làm suy yếu chủ quyền của Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ không chống lại nhân dân Trung Quốc vì lý do Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là quốc gia Trung Quốc hay người dân của nó.

Theo Reuters hôm 15/09/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố : "Chúng ta sẽ phải làm gì đó với WTO vì họ đã để Trung Quốc thoát tội.Chúng tôi sẽ xem xét điều đó. Tôi không phải người hâm mộ của WTO, đó là điều tôi có thể nói ngay bây giờ" (nguyên văn "Then we’ll have to do something about the WTO because they’ve let China get away with murder").

Tiếp theo, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết : "WTO hoàn toàn không đủ khả năng để ngăn chặn các hoạt động công nghệ có hại của Trung Quốc".

Ý đồ của Bắc Kinh

Con đường thứ nhất mà Trung Quốc có thể đi để hiện thực hóa tham vọng bá chủ là đi qua khu vực, vốn được Bắc Kinh coi là "sân nhà" của mình, là Tây Thái Bình Dương. Khi đó Trung Quốc phải tập trung vào việc xây dựng Tây Thái Bình Dương trở thành bàn đạp cho sức mạnh toàn cầu bằng cách thiết lập quyền bá chủ trong khu vực này một cách vững chắc. Đây là chiến lược làm gây nguy hại cho Việt Nam.

Con đường thứ hai là đánh thẳng vào hệ thống liên minh của Mỹ cũng như tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong hệ thống đó bằng cách phát triển sức ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu. Ưu tiên trọng tâm trong cách tiếp cận này sẽ là coi sức mạnh kinh tế và kỹ thuật quan trọng hơn sức mạnh quân sự truyền thống trong việc lãnh đạo thế giới.

Với logic đó, Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản giữ cân bằng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương nhưng thống trị toàn cầu trên các quyền lực khác là chính trị, ngoại giao và kinh tế. Hai chuyên gia nói trên đã nhận định rõ chiến lược của Trung Quốc hiện nay là kết hợp cả hai cách tiếp cận nói trên.

Bắc Kinh không ngừng vừa củng cố phương tiện, vừa tìm kiếm những ảnh hưởng địa chính trị để đối đầu với Mỹ trên vùng Tây Thái Bình Dương. Alice Ekman, chuyên gia về Châu Á thuộc Viện nghiên cứu an ninh của Liên Hiệp Châu Âu cho rằng : "Chính quyền Trung Quốc củng cố ảnh hưởng trong các định chế đã tồn tại, nhất là trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, hoặc tạo ra các định chế mới như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Châu Á, tự cho mình vai trò đề xuất những thay đổi luật lệ quốc tế đã có". Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã cho thấy sơ bộ kịch bản đó qua các chiến dịch thôn tính doanh nghiệp Châu Âu và dự án con đường tơ lụa mới. 

Mỹ ra tay về kinh tế

Giờ đây đến khủng hoảng Covid-19, cuộc cạnh tranh chiến lược lại tiếp tục diễn ra dữ dội. Trước tham vọng khổng lồ của Trung Quốc, tất nhiên Mỹ không thế ngồi yên. Vào cuối tháng 05/2020 Mỹ đã đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao do lo ngại bị "ăn cắp ý tưởng". Nghị sĩ Mỹ là ông Cotton cho rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để được hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc của chúng ta, ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ".

Ông Cotton nói vì lý do này, sinh viên Trung Quốc phải bị cấm đến Mỹ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng. Học giả Nghiêm Thuần Câu từ Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhận định rằng Đảng cộng sản Trung Quốc không thể chống đỡ nổi các vũ khí kinh tế, chính trị & ngoại giao đang tấn công vào Trung Quốc.

Học giả này phân tích : "Chiêu này trước tiên là trấn định thế trận các nước đồng minh của Mỹ, giống như biểu thị quyết tâm không chắc chắn với Liên Hiệp Châu Âu, Liên minh Ngũ Nhãn, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trong chiến lược đối kháng Đảng cộng sản Trung Quốc, từ đó không có ai nghi ngờ quyết tâm lớn lao nầy của người Mỹ". Dựa vào điểm này, thì thấy ngay Chính phủ Mỹ đã không tiếc mọi giá, muốn đối phó với Đảng cộng sản Trung Quốc cho đến cuối cùng cuộc chiến.

Trước đó, Chính phủ Mỹ khuyến cáo công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc và cam kết bồi thường tổn thất và hiện tại, do vậy những công ty này không dám lưu luyến Trung Quốc, bởi vì tranh chấp Mỹ – Trung đến cực điểm sẽ có rủi ro chiến tranh : Khi chiến tranh nổ ra, doanh nghiệp của nước địch thủ sẽ không có khả năng sinh tồn. Đòn kinh tế này của Mỹ cũng còn có hiệu quả tấn công vào ý chí chiến đấu của quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc.

Những người chấp chính hiện nay tại Trung Quốc thực sự muốn đối kháng tiếp tục với Mỹ, bởi vì họ không thể lùi, lùi lại sẽ dẫn đến bản thân rớt đài, còn trong quan trường họ đã đắc tội với quá nhiều người, bản thân rớt đài xong chắc chắn bị thanh toán, không còn đường sống, cho nên nhất định phải chống đỡ đến cùng. Tuy nhiên, những người các phe phái khác tại Trung Quốc cũng không nhất thiết phải sinh tồn cùng Đảng cộng sản Trung Quốc, ngược lại đều muốn nhanh chóng tự bảo vệ bản thân, cho nên nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc đang rung rinh là một lợi thế cho họ.

Đến bước này, việc Mỹ đối phó với Trung Quốc sẽ không phải là vấn đề thương mại, không phải là vấn đề khoa học kỹ thuật, cũng không phải là vấn đề kinh tế tài chính, mà là vấn đề chiến lược quân sự. Trước đó Mỹ đã lựa chọn một số đối sách lớn về khoa học kỹ thuật, một là yêu cầu công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) chuyển nhà máy đến Mỹ để cắt đứt chuỗi cung ứng chip cho công ty quốc doanh Huawei (Hoa Vi) của Trung Quốc ; hai là ngoại trưởng Mỹ ông Michael Pompeo đã đích thân đến Israel cắt đứt giao lưu khoa học kỹ thuật giữa Israel và Đảng cộng sản Trung Quốc. Hai chiêu thức tấn công này đã cắt đứt đường đi của Đảng cộng sản Trung Quốc trong khoa học công nghệ cao, Đảng cộng sản Trung Quốc từ đó đã bị tách khỏi trào lưu khoa học công nghệ thế giới, ngọai trừ còn gắn bó với Nga & Iran.

Hành động quân sự của Mỹ

Mỹ gần đây lại có một số hành động quân sự lớn, một là để Israel phái chiến đấu cơ F35 đi thẳng vào Syria, phá hủy chiến đấu cơ Syria do Nga chế tạo, như đi vào nơi không có người ; hai là thử thành công súng laser và tiêu diệt máy bay không người lái ngay tại chỗ ; ba là cả ba đội hình hàng không mẫu hạm hiện đang vào Tây Thái Bình Dương, trên mẫu hạm USS Ronald Reagan có rất nhiều máy bay chiến đấu.

Những động tác quân sự này có ý cảnh cáo Đảng cộng sản Trung Quốc rằng nếu so cao thấp trên chiến trường, thì Mỹ đã có sự chuẩn bị đầy đủ. Tuy chiến tranh Trung-Mỹ chưa xảy ra, nhưng Hoa Kỳ đã giăng thiên la địa võng về quân sự để bao vây Trung Quốc, bủa kín các phía, từ trên trời, dưới đất & dưới nước đều không có lối thoát. 

Một vành đai từ căn cứ hỏa tiễn chiến lược ở Alaska xuống đến Hạm đội 3, Hạm đội 7, Nhật Bản, Hàn Quốc, căn cứ Mỹ ở Okinawa, Hawaii đến Úc Châu, Singapore và lực lượng quân sự Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Trên trời thì có tàu không gian con thoi không người lái X-37B, vận hành bằng năng lượng mặt trời qua hai tấm pin, với thời gian bay kỷ lục là 677 ngày, tốc độ 28.044 km/giờ. X-37B đã được hỏa tiễn Atlas-5 đưa vào quỹ đạo cách mặt đất 300Km và đáp xuống như máy bay bình thường trên đường băng.

Những khả năng đặc biệt của X-37B là có thể thay đổi quỹ đạo bay để tránh hỏa tiễn dưới đất bắn lên, bắt cóc vệ tinh của đối phương, và đặc biệt là có khả năng phóng hỏa tiễn đánh vào các mục tiêu trên mặt đất. Hiện tại, X-37B đang làm chủ không gian và không có đối thủ.

Ngoài ra còn có vũ khí gây kinh hoàng cho tàu sân bay Trung Quốc, đó là vũ khí X-47B tức máy bay tàng hình công nghệ cao, không người lái, tiếp nhiên liệu trên không, với tầm hoạt động 4000 km. Máy bay này chứa 2000kg bom và hỏa tiễn. Công nghệ tàng hình tối cao cho phép máy bay nầy xâm nhập vào lãnh thỗ đối phương. Máy bay X-47B được chế tạo cho tàu sân bay nên có thế cất cánh và đáp xuống trên sàn tàu sân bay.

X-47B là sát thủ vô hình gây kinh hoàng cho tàu sân bay Trung Quốc. Ở đáy biển, "vạn lý trường thành dưới nước" của Trung Quốc là hệ thống tàu ngầm và những thiết bị bảo vệ con đường dưới nước từ căn cứ tàu ngầm Du Lâm ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, để tàu ngầm Trung Quốc ra biển lớn, nhưng Vạn Lý Trường Thành nầy bị phá vỡ bởi các loại tàu ngầm không người lái hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Đó là tàu ngầm không người lái và tàu nổi không người lái săn tàu ngầm có tên là Sea Hunter.

Tàu ngầm không người lái (UUV=Unmanned Undersea Vehicle) thế hệ mới, kích cỡ nhỏ, từ 3m đến 15m. Điểm thuận lợi và nổi bật nhất của Sea Hunter là hoạt động ở vùng nước cạn rộng lớn ở Biển Đông, chỉ sâu có 100m nên các loại tàu ngầm thông thường không hoạt động được.

Ngoài việc tìm diệt tàu ngầm của Trung Quốc, tàu ngầm nhỏ bé Sea Hunter nầy còn có khả năng rà phá mìn, thu thập tin tức tình báo. Tham dự việc tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Quốc còn có tàu nổi không người lái diệt tàu ngầm loại Sea Hunter mới, có khả năng diệt tàu ngầm, trinh sát, quét thủy lôi và giải mã những thông điệp được mã hóa của đối phương. Hiện không phải là lúc người Hồng Kông đấu đến cùng với Đảng cộng sản Trung Quốc, mà là Trung-Mỹ đấu đến cùng, là toàn thế giới đấu đến cùng với Đảng cộng sản Trung Quốc. 

Sáng thứ hai, 24/08/2020 Viện Athenai Institute, trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, trách nhiệm soạn thảo mô hình dự luật "Hành động chống sự bành trướng ảnh hưởng của chủ nghĩa độc tài ("The Action to Halt the Expansion of Neo-Authoritarian Influence Act" (ATHENAI) ra thông cáo báo chí cho biết sau nhiều nỗ lực vận động và soạn thảo, mô hình dự luật Athenai Act đã hoàn tất, giúp Hoa Kỳ tiến gần thêm 1 bước nữa trong việc đóng cửa 75 Viện Khổng Học (Confucius Institutes) do Đảng cộng sản Trung Quốc tài trợ hoạt động trên 44 tiểu bang của Hoa Kỳ.

dcsvn4

Mục tiêu của Dự Luật A.T.H.E.N.A.I là triệt tiêu "Tiền Đồn" của cộng sản Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Chút "credit" (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín) của Đại sứ văn hóa Khổng Phu Tử, cùng toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh của Nho Giáo, không sao che lấp được những hành vi vô văn hóa mà hàng triệu người Tàu đi du lịch vẫn phô diễn hàng ngày ở khắp mọi nơi hiện nay. Trung Quốc không phải là Trung Hoa. Cố đánh tráo Văn minh Trung Hoa bằng Văn minh Trung Quốc là một cố gắng vô vọng. Ép Khổng Tử phải làm cán bộ tuyên truyền cho cái thứ "văn hóa cộng sản" thì rõ ràng là đã biến ông thành một kẻ lố bịch và rất đáng thương. Hôm Chủ Nhật 23/08/2020, TT Mỹ Donald Trump tuyên bố thêm trên đài Fox News :

"Không có quốc gia nào gây hại đối với chúng ta hơn Trung Quốc. Chúng ta đã mất hàng tỷ, hàng trăm tỷ USD cho họ. Chúng ta không nhận được gì từ Trung Quốc. Tất cả những gì chúng ta làm là mất tiền. Khi tôi áp mức thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc, chúng ta đã có được rất nhiều doanh nghiệp hồi sinh". 

Đối đầu "dữ dội" giữa Mỹ và Đảng cộng sản Trung Quốc, giữa quốc tế và Đảng cộng sản Trung Quốc là một nguy cơ cho Đảng cộng sản Việt Nam vì Đảng cộng sản Việt Nam có cùng ý thức hệ tư tưởng và gắn bó với Đảng cộng sản Trung Quốc.

**************************

8 : Nguy cơ do sự kiện tự nhiên đến từ quốc tế

Đứng trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc là một nguy cơ quốc tế khá lớn cho Đảng và nhà nước Việt Nam

dcsvn5

Thế giới biến đổi lớn lao sau nạn dịch Covid-19

Ngày 11/04/2020, Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier, người giữ chức vụ cao nhất Cộng hòa liên bang Đức, phát biểu trước toàn quốc về sự phát triển của xã hội Đức sau cuộc khủng hoảng Corona : "Thế giới sau sự kiện Covid-19 này sẽ khác đi nhiều. Nó sẽ như thế nào, điều đó do chúng ta quyết định !".

Trước đó toàn cầu hóa và chủ nghĩa phóng khoáng bùng lên sau khi Liên Xô sụp đổ, đã đặt quyền lợi kinh tế lên trên tất cả khiến Mỹ và thế giới đã bỏ hết trứng vào cái giỏ Trung Quốc. Covid-19 làm cho thế giới chao đảo và trả giá đắt vì sự lệ thuộc đó. Do đó, việc phong tỏa và cô lập Trung Quốc kể từ nay là một quyết tâm cao, có sự chuẩn bị chu đáo và phối hợp đồng bộ giữa các nước đang có nền kinh tế thị trường.

Quá trình xét lại toàn cầu hóa không thể đảo ngược mà chỉ có thể điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhiều ngành nghề như sản xuất và gia công cần nhiều lao động đã chuyển dịch hoàn toàn sang các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa bằng cách bỏ hết trứng vào giỏ Trung Quốc sẽ kết thúc sau đại dịch Covid-19 và chuyển sang hình thái "khu vực hóa", tức là chia nhỏ các nhà máy và chia đều ra năm châu. Châu Á sẽ phục vụ cho thị trường Châu Á, Châu Âu sẽ phục vụ cho thị trường Châu Âu.

Kế hoạch rời Trung Quốc đang được các cường quốc kinh tế G7 và G19 bắt đầu thực hiện ngay năm 2020 nầy. Nhật Bản đã chi 2,2 tỉ USD để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy từ Trung Quốc về trong nước hoặc chuyển sang Đông Nam Á. Gần đây nhất, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 17/7/20 đã tiết lộ 87 công ty Nhật Bản đầu tiên được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc về Nhật Bản.

Tuần báo Politico ngày 21/04/2020 đưa tin, Cao ủy Thương mại Liên Hiệp Châu Âu Phil Hogan cho biết khối này sẽ tìm cách "giảm sự lệ thuộc thương mại" vào Trung Quốc sau đại dịch. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam không dám thay đổi cơ bản và từ bỏ "định hướng xã hội chủ nghĩa" để có được một nền kinh tế thị trường toàn vẹn thì nhiều công xưởng sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của các nước Anh, Pháp, Đức, Canada, Mỹ và Úc từ Trung Quốc sẽ không được di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, vì 2 nước nầy đều cùng nhau "định hướng xã hội chủ nghĩa".

Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow nói Hoa Kỳ nên trả chi phí để các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về lại Hoa Kỳ. Vì vậy, Trung Quốc sẽ là một trong những nước khốn đốn nhất về kinh tế hiện nay và sau đại dịch Covid-19 này. Nếu Hoa Kỳ và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới lần lượt rời khỏi Trung Quốc, thì điều này sẽ có tác động rất lớn đến nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của những chế độ xã hội chủ nghĩa tương tự như Trung Quốc.

Nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu rơi vào khủng hoảng khiến chủ tịch Tập Cận Bình bắt buộc phải rút lui và co cụm lại và Covid-19 sẽ làm cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn. Trật tự thế giới sẽ thay đổi sau Covid-19. Trung Quốc sẽ rút lui và co cụm lại trước khi tan vỡ làm cho tất cả các chuyên gia về Trung Quốc đều sững sờ, kinh ngạc. Cả thế giới cũng vậy, từ giới tinh hoa cho đến dư luận quần chúng. Họ bất ngờ khám phá bộ mặt thật của một siêu cường đầy đe dọa, thủ đoạn, ngạo mạn, khác hẳn với hình ảnh một đất nước cần cù, ít phô trương. Con virus corona đã làm người ta mở mắt và xóa đi mọi ảo tưởng.

Theo Asian Nikkei Review, hôm 02/09/2020, CHLB Đức vừa thông qua chính sách mới về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giảm nhẹ liên hệ với Trung Quốc, tăng cường hợp tác với các nước Nhật, Hàn, Ấn và ASEAN. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết chính sách nầy gồm : "Chúng tôi muốn giúp định hình trật tự toàn cầu trong tương lai dựa trên các quy tắc và hợp tác quốc tế, không dựa trên luật lệ của kẻ mạnh. Đó là lý do tại sao chúng tôi tăng cường hợp tác với những nước có chung các giá trị dân chủ và tự do".

Các công ty Đức hoạt động ở Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Các công ty Đức cũng lo ngại về việc kinh doanh và bảo vệ tài sản trí tuệ của họ ở Trung Quốc, đặc biệt sau khi nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc là Midea Group mua nhà sản xuất robot Kuka của Đức vào cuối năm 2016.

Giáo sư Patrick Koellner thuộc Viện Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức cho biết Châu Âu nói chung đang đánh giá lại mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Ông nói, sự chuyển hướng sang một chiến lược tỉnh táo hơn đối với Bắc Kinh đã diễn ra. Có thể nói, Châu Âu đang học theo quan điểm và chính sách của chính phủ Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Giáo sư Francis Fukuyama từng tuyên bố về "Sự cáo chung của lịch sử", cho rằng, theo cách tư duy của Hegel, chế độ dân chủ sẽ là "cuối cùng" của lịch sử tiến hóa văn minh nhân loại. Trong những công trình gần đây, ông đã giải thích cho nhận định của mình bằng hiện tượng "tính chính danh" của các quốc gia và các chế độ trong một thế giới đầy những biến động phức tạp. Chính sách "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" của Tổng thổng đời thứ 45 nước Mỹ Donald Trump báo hiệu "trật tự thế giới" bắt đầu thay đổi mạnh.

Quan hệ quốc tế đa phương hóa đang được xem xét lại và thay thế bởi chính sách song phương theo dân chủ và kinh tế thị trường. Nhiều nhà phân tích chiến lược chính trị, kinh tế trên thế giới có nhận định chính xác rằng sau đại dịch Covid-19 này thế giới sẽ không thể quay về với "trật tự cũ". Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thế giới nên phải biết và hiểu rõ tình hình thế giới mới để có những hoạch định đúng về các chính sách. Việt Nam không thể một mình một con đường riêng kiểu "định hướng xã hội chủ nghĩa" mà phải hòa mình vào dòng chảy chung của thế giới và của thời đại. Hơn nữa, Làn sóng dân chủ thứ tư đã bắt đầu từ năm 2010 nhằm vào các nước độc tài đang mở cửa về mặt kinh tế. Bản chất của các chế độ này đơn thuần là cướp bóc chứ không hề có tư tưởng hay một dự án chính trị nào. Chúng tồn tại dựa trên sự đàn áp vì thế không thể tiếp tục.

Đây là một nguy nan lớn của Đảng cộng sản Việt Nam do bối cảnh mới trên toàn cầu kể từ năm 2020. 

Nguy cơ từ "Liên minh vòng cung Biển Đông"

Từ năm 2015, một liên minh quân sự và chính trị âm thầm do Mỹ, Nhật và Ấn Độ chủ xướng đã hình thành, lớn mạnh và không chính thức nêu tên cho đến nay (có thể tạm gọi là "liên minh vòng cung Biển Đông") nhằm bao vây Trung Quốc từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương để bảo vệ Biển Đông).

dcsvn6

"Liên minh" nầy đã có sự tham gia tích cực của Úc, Pháp, Anh, Singapore, Malaysia và Indonesia mà người ta có thể nhận ra qua các hành động hải quân của các nước nầy trên Biển Đông từ 2016 cho đến nay. Úc và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận về việc cùng sử dụng chung căn cứ quân sự của hai nước vào ngày 04/06/2020 cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau.

Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng. Thông cáo công bố sau khi ký kết nêu rõ : "Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ".

Theo South China Morning Post  BBC Services thì một liên minh lập pháp (quốc hội) của 9 quốc gia và quốc hội Châu Âu hôm 05/06/2020 đã công bố việc thành lập Liên Minh Nghị Viện Đa Quốc (IPAC) để "có lập trường cứng rắn hơn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thông qua các chiến lược tập thể" và để đối đầu với sức mạnh bành trướng địa lý chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Liên Minh lập pháp nầy gồm Quốc hội các nước Úc, Canada, Quốc hội Châu Âu (EP/EPP), Cộng hòa liên bang Đức, Nhật, Na-Uy, Thuỵ Sĩ, Anh Quốc, Mỹ và Lithuania.

Trước đó thì toàn văn bài phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 29/05/2020 đã nêu rõ nguyên nhân chiến pháp của Mỹ đối với Trung Quốc : "Mô hình hoạt động sai trái của Trung Quốc vốn đã nhiều tai tiếng. Trong nhiều thập niên qua, họ đã xé toang Hoa Kỳ, điều mà chưa có quốc gia nào đã từng làm trước đây. Trung Quốc cũng đã tuyên bố quyền lãnh hải một cách bất hợp pháp tại Thái Bình Dương, đe dọa tự do hàng hải và thương mại quốc tế.

Thế giới hiện đang bị tổn thương do sự bất minh của chính phủ Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng sẽ thực hiện các bước cần thiết để xử phạt Cộng hòa nhân dân Trung Quốc (PRC). Hành động của chúng ta sẽ mạnh mẽ, hành động của chúng ta sẽ mang lại nhiều ý nghĩa".

Đầu năm 2020, thế giới biết được rằng một nhóm kinh tế khá mạnh, gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ dưới tên "Bộ Tứ Kim Cương" (Nhóm QUAD) đã hình thành từ 2007 và hiện nay đang lôi kéo thêm Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam để thay đổi danh xưng chính thức thành "Mạng Lưới Kinh Tế Thịnh Vượng".

Bộ Ngoại giao các nước Anh, Pháp, Đức (còn gọi là nhóm E3) hôm 16/09/2020 đã chính thức gửi công hàm lên Liên HiệpQuốc (UN), phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này.

Đây là công hàm mới nhất gửi lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia, tính từ lúc công hàm của Malaysia gửi UN hồi tháng 12 năm 2019 để đăng ký phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc Biển Đông. Trong công hàm mới, nhóm E3 khẳng định việc các quốc gia tuân thủ Công ước về luật biển của UN (UNCLOS), bác bỏ yêu sách đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Nhóm E3 cũng nhấn mạnh "các đòi hỏi (về chủ quyền) liên quan đến quyền lịch sử ở Biển Đông là không đúng với luật quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", đồng thời khẳng định điều này trong phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.

Biến cố nầy gia tăng sức mạnh cho "Liên Minh vòng cung Biển Đông" nhắm bao vây Trung Quốc, một đối tác chiến lược toàn diện của cộng sản Việt Nam. Ngày 15/09/2020, các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ đã hội nghị trực tuyến với 86 tổ chức từ khắp nơi trên thế giới để bàn về kết quả cuộc trưng cầu ý kiến của người dân Việt Nam về hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông. Hơn 1,1 triệu người Việt đã tham gia, với 95% ủng hộ việc khởi kiện Trung Quốc tại các tòa án quốc tế.

Hoan nghênh nỗ lực của tất cả các tổ chức liên quan, Dân biểu Alan Lowenthal tuyên bố tại hội nghị : "Chúng ta phải quy trách nhiệm cho Trung Quốc và buộc họ phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế. Tôi sẽ cùng các bạn đứng lên chống lại sự xâm lăng của Trung cộng trên Biển Đông". Nữ Dân Biểu Stephanie Murphy phát biểu trước hội nghị về sự cần thiết phải đứng lên vì lợi ích của Mỹ trước sự xâm lược từ Trung Quốc. Dân biểu Ted Yoho bày tỏ quan ngại về cái gọi là "đường chín đoạn" và nhắc nhở cử tọa rằng "Hoa Kỳ luôn sát cánh cùng các bạn và ủng hộ một khu vực hàng hải tự do và rộng mở ở Biển Đông Nam Á và Biển Đông".

Trong diễn văn của mình, Thượng Nghị Sĩ John Cornyn nhấn mạnh : "Giờ đây, điều quan trọng hơn bao giờ hết là người dân phải đứng lên chống lại Trung Quốc xâm lăng Biển Đông". Ông hứa sẽ "tiếp tục tranh đấu chống lại toan tính của Trung Quốc áp đặt yêu sách phi pháp ở Biển Đông. Điều tối quan trọng cho nền an ninh và sự thịnh vượng của cộng đồng quốc tế là Biển Đông không bị Trung Quốc cưỡng chiếm". Thượng Nghị Sĩ Mark Warner lưu ý : "Đảng cộng sản Trung Quốc đang có khuynh hướng bành trướng khổng lồ. Đây phải là mối quan tâm cho tất cả mọi người ở Đông Nam Á".

Hội Nghị cũng có sự tham gia của các văn phòng đại biểu khác, đặc biệt là của Dân biểu Ron Wright, Dân biểu Ro Khanna và bốn văn phòng khác. Theo ban tổ chức, hội nghị nầy "không ảo tưởng rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ lưu tâm đến nguyện vọng của người dân và kiện Trung Quốc.

Trên thực tế, chúng ta đã chứng tỏ với thế giới điều ngược lại là 95% người Việt muốn chủ quyền lãnh hải và hành hoạt trong một khuôn khổ luật pháp quốc tế". Từ chối viễn ảnh về một tương lai do Đảng cộng sản Trung Quốc thống lãnh qua những hình ảnh đen tối của Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông và Biển Đông, Hội nghị chức kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các chính phủ trên thế giới tuyên bố Đảng cộng sản Trung Quốc là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.

Ngày 01/06/2020, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là Kelly Craft đã chuyển một công hàm ngoại giao của Mỹ cho Tồng thư ký Liên Hiệp Quốc Antónios Guterres để khẳn quyết : "Mỹ bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông" và yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thông báo khẳn quyết nầy đến tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Sau đó, vào ngày 13/07/2020, Washington đã chính thức tuyên bố một sự thay đổi lớn về lập trường của mình đối với tình trạng pháp lý của yêu sách đường dài chín đoạn của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Tuyên bố nầy của Mỹ đã chính thức bác bỏ giá trị pháp lý quốc tế của tất cả các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông. Nước Úc, mười ngày sau đó, đã theo gương bằng một tuyên bố chính thức gởi cho Liên Hiệp Quốc. Sau cuộc hội đàm cấp cao ở thủ đô Washington hôm 28/07/2020, Mỹ-Úc đã đi đến thống nhất trong một tuyên bố chung rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác quân sự để chống lại các mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.

Nhiều nước như Anh, Úc dường như đã thấy Bắc Kinh không phải là một thực thể "vừa hợp tác vừa cạnh tranh" mà thực sự là một hiểm họa đối với nhân loại. Bên cạnh các ‘cú ra đòn’ liên tiếp, không khoan nhượng của Hoa Kỳ vào tham vọng đen tối của chính quyền Trung Quốc, các xã hội dân chủ khác cũng liên tục có động thái nhằm ngăn chặn lực lượng này gây thêm tai họa đối với thế giới.

Những sự kiện nầy đánh dấu nấc thang tột đỉnh của của cuộc đối đầu Mỹ-Trung trên Biển Đông đã tiến gần đến rủi ro chiến tranh. Theo giáo sư Minxin Pei (a Chinese-American political scientist and expert on governance in the People’s Republic of China, U.S.-Asia relations, and democratization in developing nations), cách tư duy của lãnh đạo Trung Quốc làm cho họ mắc phải một loạt "sai lầm chiến lược tai hại".

Không có lãnh đạo Trung Quốc nào dự đoán được Mỹ "sẵn sàng hy sinh thị trường Trung Quốc để theo đuổi các mục tiêu địa chiến lược rộng lớn hơn. Vì vậy, chiến lược "tách đôi" (decoupling) đã làm cho họ "hoàn toàn bị bất ngờ".

Ngày 01/08/2020, EU kêu gọi đoàn kết chống lại Trung Quốc ‘hung hăng’ qua lời tuyên bố của Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell về đề nghị một cách tiếp cận thống nhất hơn từ 27 quốc gia thành viên EU đối với chính quyền Trung Quốc độc đoán và hung hang : "Trung Quốc đang ngày càng cương quyết trên trường quốc tế… đại dịch virus corona đã làm nổi bật điều này. Trung Quốc đã cản trở nên cương quyết hơn, thậm chí là hung hăng hơn trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông và tại biên giới giáp ranh Ấn Độ. Ngoài ra, giới lãnh đạo Bắc Kinh không ngần ngại phớt lờ các cam kết quốc tế khi áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Tư (16/09/2020) vừa công bố kế hoạch bổ sung lực lượng Hải quân Mỹ bằng một loạt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tự hành và không người lái để đối đầu thách thức hàng hải ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, theo SCMP. Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm ngày 11/09/2020 thường niên lần thứ 19 tại Ngủ Giác Đài, ông Esper nhắt lại rằng Trung Quốc là mối đe dọa an ninh hàng đầu của Mỹ, và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là "khu vực trọng tâm" của quân đội Mỹ.

Ông nói : "Khu vực này không chỉ quan trọng vì là trung tâm giao thương và thương mại toàn cầu, mà còn là tâm điểm của cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc". Theo tin Reuters, Hoa Kỳ đang hợp tác với 6 nước Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên, trong đó có chính sách tái cấu trúc chuỗi cung ứng để không bị lệ thuộc vào nguồn cung ứng của Trung Quốc giống như hiện nay.

Bảy quốc gia này sẽ hợp thành một "mạng lưới thịnh vượng kinh tế" và một trong những chuyện họ sẽ làm là đưa các công ty của Mỹ đang có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc hoặc trở về Mỹ hoặc chạy sang các nước trong mạng lưới, bởi vì các nước này là những "đối tác đáng tin cậy" của Mỹ. Nguy cơ của đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam là cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" ngăn cản hoàn toàn việc tham gia vào "mạng lưới thịnh vượng kinh tế" nầy, dù họ đã cho phép cộng sản Việt Nam gia nhập mạng lưới. 

Nguy cơ nầy do bởi "định hướng xã hội chủ nghĩa" vốn rất lạc hậu từ 30 năm qua nên đã không giúp gì cho cộng sản Việt Nam hội nhập để có được vai trò tích cực trong mạng lưới thịnh vượng và liên minh quốc tế bảo vệ Biển Đông nói trên trong một thế giới "toàn cầu hóa mới" sau nạn dịch Covid-19.

Nguy cơ do cuộc đối đầu Mỹ-Trung tiến gần đến rủi ro chiến tranh

Rõ ràng, xét trên mọi phương diện, nước Trung Quốc dưới thời Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo yếu thế hơn nhiều so với Hoa Kỳ, quốc gia được xem là ‘thủ lĩnh’ của thế giới tự do. Điều này càng được phản ánh rõ hơn khi Hoa Kỳ, dưới thời Trump, đã nhận thức đầy đủ hơn về mối nguy hại Bắc Kinh và không ngừng gia tăng các hành động nhằm đẩy lùi tham vọng của lực lượng đang nắm quyền cai trị Trung Quốc.

Những diễn biến nầy cho thấy Hoa Kỳ đang tiếp tục ở thế thượng phong trong cuộc "chiến tranh đa diện mới" với Trung Quốc. Tiếp tục các động thái "vạch mặt" Bắc Kinh, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Cotton, hôm 28/07/2020, đã khuyến cáo rằng không nên tin bất kỳ điều gì từ chính quyền Trung Quốc, và nói rằng Washington cuối cùng đã đứng lên chống lại hành vi hung hăng lâu dài chống Mỹ của Đảng cộng sản Trung Quốc. The Guardian, hôm thứ Tư (29/7/2020), đưa tin,

Liên minh tình báo "Ngũ nhãn" (gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand) có thể sẽ kết nạp thêm thành viên Nhật Bản và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược để đẩy lùi các hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc. Theo bản tin hôm thứ Năm (30/07/2020) của SCMP, bà Lisa Curtis, giám đốc cấp cao phụ trách khu vực Nam và Trung Á của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, Tổng thống Trump "sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn nữa" trong mối quan hệ với Bắc Kinh để chống lại các tham vọng bành trướng của chính quyền Trung Quốc. 

Vì thế những liên minh chống Trung Quốc đang được hình thành để đẩy lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc vào nơi mà nó không thể làm hại nhân loại. "Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới thì Trung Quốc phải có tự do" chính là tóm tắt chiến lược "tấn công Đảng cộng sản Trung Quốc" được giải thích qua 4 bài phát biểu, từ 24/06/2020 đến 23/07/2020, của 4 vị lãnh đạo chính trị Mỹ là Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien nói về chống ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, Giám đốc FBI Chris Wray nói về chống gián điệp Trung Quốc, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói về chống kinh tế xã hội chủ nghĩa và Ngoại trưởng Michael Pompeo nói về chiến lược chống Trung Quốc của Thế giới Tự do.

Thêm nữa, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/09/2020 đã phát biểu trực tuyến hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trích nguyên văn các đoạn ngắn lên án Trung Quốc mạnh mẽ nhất như sau : "…Chúng ta đã phát động một cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù vô hình – virus Trung Quốc – thứ đã cướp đi sinh mạng của vô số sinh mạng ở 188 quốc gia… Chúng tôi sẽ phân phối vắc-xin, chúng tôi sẽ đánh bại virus, chấm dứt đại dịch, và bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng, hợp tác và hòa bình chưa từng có.

Khi chúng ta theo đuổi tương lai tươi sáng này, chúng ta phải buộc quốc gia phát tán dịch bệnh cho thế giới chịu trách nhiệm : Trung Quốc… Liên Hợp Quốc phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ… Chúng tôi đã chống lại hai thập kỷ Trung Quốc lạm dụng thương mại… Chúng tôi đang sát cánh cùng người dân Cuba, Nicaragua và Venezuela trong cuộc đấu tranh chính nghĩa vì tự do của họ… Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bác bỏ những cách tiếp cận thất bại trong quá khứ và tôi tự hào đặt nước Mỹ lên trên hết, và các vị cũng nên làm điều tương tự với đất nước của mình. Đó là điều các vị nên làm… (Remarks by President Trump to the 75th Session of the United Nations General Assembly – Foreign Policy , Issued on : September 22, 2020).

Đứng trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc là một nguy cơ quốc tế khá lớn cho Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, vì Đcộng sản Việt Nam và Trung Quốc gắn bó với nhau bằng "4 Tốt và 16 Chữ Vàng trong tình đồng chí xã hội chủ nghĩa anh em" thì khó có quốc gia nào khác tin rằng VN sẽ thiên về phía Mỹ trong cuộc đấu tranh Trung-Mỹ triệt để nầy. 

Đan Tâm

Nguồn : VNTB, 20/10/2020

Published in Tư liệu