Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 12 février 2021 10:28

Thông Luận số 159-2002

Báo giấy Thông Luận số 159-2002

(tháng 05/2002)

TL159.pdf

tl159

tl159-2

TL159.pdf

 

Thông Luận số 159, tháng 5/2002

Mục lục

1.  Thông Luận là một diễn đàn chính trị sắc bén và khai phá

Nguyễn Văn Huy

2.  Không thể chấp nhận lò điện nguyên tử tại Việt Nam !

Thông Lụân

3.  Vẫn một bài học

Nguyễn Gia Kiểng

6.  30 tháng tư trong suy tưởng

Nhiều tác giả

9.  Lộ trình mới - Rốt-mép của Ê-i-ai

Bùi Tín

10. Câu chuyện bảo vệ tổ quốc

Bùi Tín

14. Moskva : Ba người Việt bị giết ngay trước ngày sinh của Hitler

15. Nước Pháp trước hai thử thách lớn

Võ Xuân Minh

17. Hiện tượng Le Pen

Nguyễn Văn Huy

20. "Chia tay ý thức hệ" để "dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ"

Nguyễn Thanh Giang

26. Từ Chế Lan Viên đến Phạm Hồng Sơn

Tưởng Năng Tiến

28. Thơ : Nước tôi

Sông Lô Lê Nam Sơn

29. Những chuyện bên lề của đất nước

Trần Bình Nam

31. Thời sự

32. Ðừng quên những người trẻ tranh đấu vì dân chủ đang mắc nạn

Thư mời họp

Ðoàn Long Giang

-------------------------


Lá thư chủ nhiệm

Thông Luận là một diễn đàn chính trị sắc bén và khai phá

Quí độc giả kính mến,

Trong thời gian qua quí vị đã hiện diện trong cộng đồng những độc giả của Thông Luận, một thành phần có chọn lọc về sự quan tâm đối với đất nước. Với hy vọng đã đáp ứng phần nào mong đợi của quí vị ở một nguyệt san thông tin và nghị luận đứng đắn, chúng tôi cảm tạ sự chú ý mà quí vị đã dành cho tờ báo chung của chúng ta.

Thông Luận có tham vọng là tờ báo độc đáo, sắc bén, khai phá và nghiêm chỉnh - trong đó không có vấn đề nào cấm bàn đến cũng như không có ý kiến nào cấm nêu ra. Ðó là diễn đàn chính trị của những con người tự do, gắn bó với nhau trong một lý tưởng chung.

Thông Luận cổ võ cho việc xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên cho Việt Nam trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc bằng những phương thức bất bạo động. Ðó cũng là lý tưởng của Tập Hợp Hợp Dân Chủ Ða Nguyên mà Thông Luận là phương tiện chuyên chở muốn chia sẻ cùng quí độc giả trong và ngoài nước.

Thông Luận hoan nghênh mọi góp ý hay tranh cãi về những đề tài liên quan đến hiện tình và tương lai của đất nước. Thông Luận khuyến khích những thảo luận dân chủ, đứng đắn, bộc trực trong tinh thần tương kính và với lời lẽ nhã nhặn và thân thiện. Ðó là một phương châm rất khó giữ đối với một tờ báo có chức năng là tiếng nói của một tổ chức chính trị và cổ võ cho một lập trường chính trị, nhưng Thông Luận đã cố gắng và đã giữ được phương châm đó.

Tuy vậy, như quí độc giả đã có dịp nhận xét, Thông Luận cũng có vài giới hạn của nó. Thứ nhất là thời gian tính, vì là báo in trên giấy và chỉ phát hành mỗi tháng một lần, nhiều biến cố quan trọng vừa xảy ra trong và ngoài nước đã không được phổ biến kịp thời. Thứ hai là khuôn khổ hạn hẹp của tờ báo, nhiều bài viết có giá trị, rất bổ ích cho kiến thức chung, nhưng quá dài, đã không được giới thiệu rộng rãi, đó là một điều đáng tiếc. Thứ ba là cách trình bày, từ khi ra đời cách đây hơn 14 năm, hình thức của tờ báo đã không có nhiều thay đổi, do đó dễ gây ấn tượng khô khan, ít hấp dẫn.

Ðể góp phần phát triển tờ báo chung và rút kinh nghiệm những khuyết điểm trên, ban biên tập tự đặt cho mình hai mục tiêu để hướng tới, đó là nâng cao hơn nữa phẩm chất và sức thu hút của các bài viết ; cải thiện cách trình bày và phát hành đúng hạn kỳ vào mỗi đầu tháng.

Ban biên tập chịu trách nhiệm về nội dung những bài viết ký tên Thông Luận, hay Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên, và phần Thời sự. Những bài viết về chính trị, văn hóa, lịch sử mà nội dung không trái ngược với lập trường chung của tờ báo, trách nhiệm thuộc về các tác giả. Chúng tôi sẽ dành ưu tiên cho những bài viết có tính khai phá và sáng tạo để khuyến khích sự thảo luận. Chúng tôi cũng sẽ dành một mục riêng để giới thiệu những thư độc giả nhằm tăng cường sự gắn bó giữa độc giả và ban biên tập.

Quí độc giả kính mến,

Thông Luận muốn tiếp tục được nhìn nhận là một diễn đàn chính trị sắc bén, sáng tạo và khai phá. Nhưng tờ báo không thể phát triển một mình nếu không được sự hỗ trợ của quí độc giả. Chúng tôi mong đợi sự ủng hộ tài chánh của các ân nhân và độc giả, vì việc in ấn và phân phối tờ báo ngoài nước Pháp, nhất là về trong nước, đòi hỏi một chi phí rất quan trọng. Sự giới thiệu rộng rãi tờ báo đến với mọi người, trong vòng đai thân thuộc cũng là một ủng hộ tích cực. Chúng tôi mong được sự góp ý và phê bình thường xuyên của quí vị để mỗi số Thông Luận xứng đáng với sự kỳ vọng về sự quan tâm đối với đất nước.

Với những lời chân tình nói trên, ban biên tập mong được quí độc giả đón nhận và tiếp sức với tất cả ân tình.

Kính chúc quí độc giả một mùa Xuân hạnh phúc.

Nguyễn Văn Huy

Ghi chúQuí độc giả có thể gởi bài vở hay liên lạc với ban biên tập về địa chỉ : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

********************

Xã luận

Không thể chấp nhận lò điện nguyên tử tại Việt Nam !

Chính quyền Việt Nam trong tháng qua đã chính thức tuyên bố khởi đầu phương án thành lập một nhà máy điện nguyên tử. Ðịa điểm được chọn là Phú Yên. Công tác nghiên cứu khả thi sẽ hoàn tất trong năm 2003 và nếu tất cả diễn ra theo dự liệu thì nhà máy sẽ thành lập xong trong vòng mười lăm năm. Ðây là một quyết định cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn và rất lâu dài đối với tương lai đất nước.

Trên vấn đề năng lượng, trước hết phải tránh mọi thái độ thành kiến và giáo điều. Vấn đề cần được tiếp cận một cách thật khách quan và đúng đắn.

Không ai có thể phủ nhận những ưu điểm của năng lượng nguyên tử. Ðây là cách sản xuất điện rất sạch, không gây ô nhiễm môi trường, trừ khi có tai nạn. Ðiện sản xuất bằng nguyên tử cũng khá rẻ, rẻ hơn khoảng 25% so với điện sản xuất từ các nguồn năng lượng khác. Các nhà máy điện nguyên tử chiếm ít diện tích và có công suất cao, nguồn điện như vậy rất tập trung để cung cấp đủ điện cho các thành phố và các trung tâm kỹ nghệ.

Hai lý do khác biện hộ cho điện nguyên tử là trữ lượng dầu khí rất giới hạn. Nhân loại cần tiết kiệm khối lượng dầu khí và các quốc gia, nhất là những quốc gia lớn, cần bảo đảm một mức độ độc lập tối thiểu về năng lượng để khỏi bị bắt chẹt vì các nước sản xuất dầu chính lại cũng là những nước không ổn định về mặt chính trị.

Tuy nhiên, song song với các ưu điểm này là những nguy cơ cực kỳ lớn. Chỉ nhìn vào hai nguy cơ gần nhất là khả năng xảy ra tai nạn và xử lý không ổn phế liệu nguyên tử cũng đủ để người ta phải kinh hoàng. Tai nạn ở Chernobyl đã làm chết hơn ba mươi ngàn người, gây thương tật cho hai triệu người và vẫn còn tác hại trong nhiều thế hệ. Việc xử lý phế liệu thì quả là một quyết định phiêu lưu. Các nước phát triển phương Tây đã thành lập các nhà máy điện nguyên tử vào lúc chưa tìm ra phương thức xử lý phế liệu một cách ổn thỏa, với hy vọng là trong tương lai sẽ tìm ra. Nhưng hy vọng này cho tới nay vẫn chưa thành sự thực. Số lượng phế liệu phóng xạ tích lũy đang là một ám ảnh đối với cả loài người bởi vì phải chờ đợi một trăm nghìn năm các phế liệu này mới hoàn toàn mất hết ảnh hưởng tác hại ! Ðây là lý do đã khiến các đảng Xanh trỗi lên tại nhiều nước Châu Âu. Một cách ngắn gọn : việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử đã là một quyết định khoa học kỹ thuật quan trọng được thúc đẩy bởi những lo âu chính trị. Những lo âu này (bị các nước Ả Rập bắt chẹt, trữ lượng dầu trên thế giới tiêu hao nhanh chóng) ngày nay đã suy giảm rất nhiều. Các nước phương Tây đã ngưng các chương trình nguyên tử năng.

Trở lại với tình hình Việt Nam. Nguyên nhân chính đưa đến tai nạn là thiếu chuyên viên kỹ thuật, vì thế các nước chưa có trình độ kỹ thuật cao không dám thiết lập các lò điện nguyên tử, cả những nước phát triển hơn hẳn Việt Nam. Trong tình trạng kỹ thuật và tâm lý hiện nay, nguy cơ xảy ra tai nạn rất lớn. Và nếu tai nạn xảy ra thì đó sẽ là một tai họa kinh khủng về nhân mạng vì Việt Nam đất hẹp người đông. Và hậu quả sẽ kéo dài cho nhiều thế hệ. Việt Nam không thể chấp nhận rủi ro này.

Mặt khác, Việt Nam sẽ phải toàn trữ phế liệu nguyên tử của mình. Mà một khi đã thiết lập kho chứa phế liệu thì một nước nghèo như Việt Nam rất dễ bị cám dỗ để nhận toàn trữ thêm phế liệu của những nước khác. Việt Nam không thể tiếp nhận rủi ro trở thành bãi rác nguyên tử của thế giới.

Hiện nay những quốc gia đã có nhà máy điện nguyên tử đều rất bối rối, đa số đã đình chỉ chương trình điện nguyên tử, một số tuyên bố bỏ hẳn điện năng nguyên tử. Không một quốc gia nào dự định thiết lập thêm nhà máy mới mặc dầu họ đều là những quốc gia có trình độ kỹ thuật cao. Những quốc gia chưa có thì hoàn toàn không có ý định sản xuất điện nguyên tử.

Việt Nam sẽ là nước duy nhất hiện nay chưa có mà lại thiết lập lò điện nguyên tử. Ðó sẽ là một ngoại lệ, và là một ngoại lệ đáng sợ vì Việt Nam cũng là quốc gia nghèo, kỹ thuật kém và tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao.

Hơn nữa các nhà máy điện nguyên tử không tạo ra công ăn việc làm (mỗi nhà máy tốn kém ba tỷ USD và chỉ dùng khoảng 400 nhân viên), cũng không phải là cơ hội để tiếp thu những kỹ thuật mới, bởi vì tất cả các trang thiết bị sẽ được chế tạo từ bên ngoài và đem đến Việt Nam để lắp ráp, sau đó việc điều hành sẽ hoàn toàn tự động.

Sau cùng, cũng cần phải đặc biệt lưu ý khả năng rất thấp của chính quyền Việt Nam trong việc quản lý các dự án. Ðường dẫn điện 500 KVA Bắc-Nam đã là một thảm kịch về cả tài chính lẫn nhân mạng. Xa lộ Bắc-Nam khởi công đã ba năm nay nhưng bộ trưởng xây dựng Lê Ngọc Hoàn vừa tuyên bố trước Quốc hội là chưa thể báo cáo vì chưa đủ số dữ kiện. Ðó chỉ là những công trình giản dị về mức độ kỹ thuật. Việt Nam hoàn toàn chưa có khả năng quản lý một công trình phức tạp và nguy hiểm như lò điện nguyên tử.

Việt Nam dứt khoát không thể lao vào cuộc phiêu lưu nguyên tử hiểm nghèo trong lúc này và trong tình trạng hiện nay.

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã lấy rất nhiều, quá nhiều, quyết định vô trách nhiệm, nhưng lần này nếu công trình được tiến hành nó sẽ là một quyết định kinh khủng mà toàn dân Việt Nam phải dứt khoát và đồng loạt phản đối một cách rất mạnh mẽ.

Thông Luận

*******************

Nhân kỷ niệm ngày 30-4-1975

Vẫn một bài học

Nguyễn Gia Kiểng, tháng 4/2002

Biến cố ngày 30-4-1975 đã là một chấn động cực lớn. Nó đã phá tất cả mọi kỷ lục như là một đề tài thảo luận. Tuy vậy, có một sự hiểu lầm vẫn dai dẳng và hầu như còn nguyên vẹn.

Thắng lợi của phe cộng sản vẫn làm rất nhiều người tức tối vì cảm nhận nó như một sự vô lý. Bộ máy hành chính của Việt Nam Cộng Hòa hơn bộ máy hành chính cộng sản. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng hơn quân đội cộng sản về huấn luyện, tổ chức và trang bị.

Những sự kiện dần dần được phơi bày ngày càng cho thấy đa số nhân dân Việt Nam không ủng hộ đảng cộng sản. Những người chống cộng sản cũng không thiếu. Có lẽ họ còn đông đảo hơn những người cộng sản.

Nhưng thực tế là quân đội cộng sản đã chiến đấu gan dạ hơn và hiệu lực hơn quân đội quốc gia, tổ chức tuyên truyền và địch vận của họ đã hơn hẳn, các cơ sở hậu phương và nằm vùng của họ đã tỏ ra kiên trì và sáng tạo hơn hẳn. Cuối cùng chiến thắng ngày 30-4-1975 đã là một trong những chiến thắng toàn vẹn nhất và vinh quang nhất.

Sau khi họ đã chiến thắng và phơi bày sự tồi dở, một lý thuyết khác được đưa ra như một lời giải thích : ữngười cộng sản giỏi trong chiến tranh nhưng dở trong hòa bình". Cách giải thích này có vẻ làm hài lòng mọi người vì không có giải thích khác, nhưng nó chỉ là một sự hiểu lầm.

Giải thích có thể chỉ giản dị là vì đảng cộng sản đã không có một đối thủ thực sự nào.

Phe quốc gia có một guồng máy hành chính tương đối tốt, một quân đội tương đối mạnh, một guồng máy an ninh trật tự không dở, nhưng thiếu lãnh đạo chính trị nên đã không thể đương đầu với đảng cộng sản, dù thực ra đảng cộng sản không thật sự tài giỏi.

Hành chính, quân đội, cảnh sát, công an chỉ là những bộ phận. Còn cần có một lực lượng chính trị để phối hợp và điều khiển các bộ phận đó. Mà lực lượng này thì phe quốc gia chưa bao giờ có.

Cần chấm dứt một nhận định sai lầm là phe quốc gia có nhiều người giỏi. Thế nào là giỏi ? Ở đây ta đang nói về cuộc đụng độ giữa hai phe xung đột để tranh giành quyền làm chủ một đất nước. Ðiều cần thiết ở đây là sự dấn thân và sự dũng cảm, là khả năng động viên và tổ chức. Bằng cấp không đủ, có khi cũng không cần luôn. Cuộc đấu tranh này đòi hỏi một đội ngũ mạnh trước khi đòi hỏi những cá nhân có kiến thức. Không ý thức được sự thật hiển nhiên này hay có ý thức mà vẫn bất lực thì cũng là kém. Phải nói một cách dứt khoát : nhân sự chính trị của phe quốc gia nói chung rất tồi. Bản lĩnh chính trị của họ thua hẳn các cấp lãnh đạo cộng sản.

Các chính quyền quốc gia được hình thành từ năm 1948 và toàn tại tới 1975. Trong tất cả thời gian 27 năm toàn tại đó phe quốc gia chưa bao giờ có một đội ngũ cầm quyền. Các nhân vật không uy tín, không kinh nghiệm và không đội ngũ được thời cơ đưa đẩy lên "cầm quyền" chỉ dựa vào gia đình và bè bạn chung quanh để thành lập một bộ tham mưu gồm những người tập sự làm chính trị rồi thất bại nhường chỗ cho những người kế tiếp lặp lại một kịch bản tương tự. Trong suốt thời gian toàn tại của nó, các chính quyền quốc gia chưa bao giờ có một tập đoàn lãnh đạo. Các bộ trưởng, thứ trưởng trong một nội các chỉ là những người tình cờ gặp nhau trong một thời gian ngắn. Vả lại, trong suốt 27 năm chỉ có hai vị cầm đầu chính quyền quốc gia tốt nghiệp đại học, thời gian cầm quyền tổng cộng của cả hai vị này chưa tới một năm. Như vậy thì ngay cả về văn hóa, những người kế tiếp nhau cầm đầu phe quốc gia cũng không hơn gì những người lãnh đạo cộng sản. Kiến thức về tổ chức và kinh nghiệm hoạt động chính trị của họ thì rất ít, nếu không muốn nói là không co gìù. Và không ai có một chính đảng nào cả (1). Với một lãnh đạo chính trị như thế thì guồng máy hành chính, quân đội và công an dù có tốt đi nữa cũng không sử dụng được và vẫn thất bại.

Ðảng cộng sản không phải là tài giỏi trong thời kỳ chiến tranh rồi suy thoái và phân hóa sau chiến thắng 30-4-1975. Trái lại, họ chưa bao giờ là một đảng thông minh, và ngày trước họ còn kém hơn cả bây giờ. Những lỗi lầm, kể cả tội ác, nghiêm trọng nhất đã xảy ra khi ông Hồ Chí Minh còn cầm quyền. Họ đã chiến thắng chỉ vì trước mặt họ không có một lực lượng chính trị nào. Phe quốc gia tuy cũng có một số chính đảng, nhưng những chính đảng này đều quá yếu và đã không có vai trò gì trong chính quyền. Ðiều ngạc nhiên là cho tới nay ít ai nhấn mạnh đến nguyên nhân chính yếu này.

Có lẽ phải tìm lời giải thích trong văn hóa và lịch sử của nước ta.

Khổng Tử dạy : "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên haï" (rèn luyện bản thân, ổn định gia đình, ổn định địa phương, sau đó lo cho cả nước). Tiến trình đào tạo kẻ sĩ này cho tới nay vẫn còn được nhiều trí thức cho là đúng, nhưng nó quá lỗi thời.

Trước hết là một ngộ nhận lớn về xã hội : nền tảng của một xã hội văn minh không phải là cá nhân, hay gia đình mà là các kết hợp chính trị, văn hóa, kinh tế trong xã hội dân sự. Ý niệm kết hợp hoàn toàn vắng mặt.

Sau đó là một ngộ nhận lớn khác về tâm lý. Từ cá nhân đến gia đình, rồi xã hội, không phải là một diễn tiến liên tục. Không phải chỉ có sự khác biệt về tầm vóc mà còn có sự khác biệt lớn về bản chất. Khi những con người kết hợp với nhau để tạo ra một tập thể, dù là một gia đình, một nhóm, một hội, một đảng hay một nước, thì tập thể đó là một sinh vật mới, khác với những con người cấu tạo ra nó, với một lô gích riêng, một tâm lý riêng, một trí nhớ riêng, một đời sống riêng, những giá trị riêng và những đòi hỏi riêng. Ðiều này hình như vẫn còn là một bí mật đối với người Việt (2). Cũng nên lưu ý rằng mẫu người của tiến trình tề gia, trị quốc này là để phục vụ cho hệ thống quyền lực có sẵn chứ không phải để thay đổi xã hội.

Chúng ta thường than phiền rằng đã hơn một phần tư thế kỷ dưới một chế độ độc tài tồi dở mà vẫn chưa có được một đối lập dân chủ có tầm vóc. Một cựu nghị sĩ khá nổi tiếng tại hải ngoại có lần viết thư riêng cho tôi : "Ba vấn đề của chúng ta là tổ chức, tổ chức và tổ chức". Vị này đã ra nước ngoài từ ngày 30-4-1975 và hoạt động rất nhiệt tình. Tuy vậy cho đến khi ông qua đời cách đây vài năm ông vẫn chưa có một tổ chức nào cả.

Những cố gắng kết hợp không thiếu. Ðã có những giai đoạn có rất nhiều hội đoàn và cũng đã có nhiều cố gắng để liên kết các hội đoàn, nhưng kết quả vẫn thế. Lý do là vì chúng ta không hiểu bản chất của một tổ chức. Một cách giản dị, chúng ta vẫn chỉ hiểu tổ chức là nhiều người. Khi nói đến tổ chức, chúng ta nghĩ đến cơ chế, đến các ban chấp hành, chủ tịch đoàn, ban giám sát, phân bộ, xứ bộ, v.v. Chúng ta coi những người "giỏi tổ chức" là những người năng động, tháo vát, biết dàn xếp, ưa thực hành hơn là lý thuyết, v.v. Chúng ta không bận tâm tìm hiểu bản chất, sự sống và các nhu cầu của tổ chức như một thực thể riêng. Tất cả những vấn đề của tổ chức được coi là có thể giải quyết được mà không cần một kiến thức đặc biệt nào vì chúng cũng tương tự như những vấn đề đặt ra cho cá nhân và gia đình chỉ khác ở qui mô. Sai lầm lớn ! Một người có thể rất đứng đắn trong đời sống cá nhân và gia đình, rất lương thiện trong những giao dịch bằng hữu nhưng vẫn có thể cư xử một cách rất lưu manh trong xã hội. Một người cũng có thể tốt về mặt cá nhân mà lại cư xử một cách rất vô lý trong một tổ chức. Lý do là vì khi không có sự hiểu biết về tổ chức người ta bối rối trong một môi trường khác lạ, rồi mất phương hướng và không còn phân biệt được cái đúng và cái sai.

Chúng ta là một dân tộc 80 triệu người. Trong và ngoài nước có vài triệu người tốt nghiệp đại học, nhưng cho tới nay tôi chỉ gặp một vài người tốt nghiệp về tâm lý cá nhân và chưa gặp được một người nào tốt nghiệp hoặc đã tự nghiên cứu về môn tâm lý xã hội cả. Chúng ta coi hai môn học này là không cần học cũng biết. Kết quả là những kết hợp của chúng ta đều tan rã hoặc bế tắc vì những trục trặc đã được trình bày rõ rệt trong các tài liệu, chỉ cần biết đến chúng cũng đủ để chúng không xảy ra.

Có lẽ cũng nên dừng lại giây lát để chia sẻ một suy tư hơi có vẻ triết lý. Hiện tượng các cá nhân tự nguyện kết hợp thành đoàn thể mới chỉ có gần đây thôi, khi con người trở thành vừa tự do vừa trừu tượng. Tự do vì có như thế mới có thể kết hợp. Trừu tượng vì những nhu cầu như muốn được kính trọng, muốn giúp đỡ, muốn đóng góp, muốn một số ý kiến được thực hiện... đều không cụ thể. Chính con người trừu tượng ấy, chứ không phải con người cụ thể, gia nhập một đoàn thể. Khi gia nhập một đoàn thể con người tự ý hy sinh một phần tự do và đóng góp một phần cuộc sống của mình để đổi lại với sự thực hiện những ước mong của con người trừu tượng trong mình. Người Việt Nam chúng ta không có phản xạ kết hợp là vì, do di sản lịch sử, chúng ta không phải là một dân tộc tự do và không đủ trừu tượng. Nói chung chúng ta thiếu một văn hóa tổ chức.

Kết hợp không phải là đặc tính của các dân tộc theo văn hóa Khổng Giáo như chúng ta. Vì thế các dân tộc này đều bất lực. Lịch sử và văn hóa của họ đã nhào nặn ra họ để phục tùng những người lãnh đạo, kể cả để bị dẫn vào chỗ chết. Họ không có chọn lựa nào khác. Ðối với một dân tộc như vậy lãnh đạo là tất cả ; một nhóm nhỏ có đội ngũ có thể khống chế được cả một khối người đông đảo, áp đặt những hy sinh thực lớn, tạo ra cảm tưởng một đội ngũ rất đông đảo và quyết tâm. Ðó đã là lý do thành công của Ðảng Công Sản Việt Nam.

Ðể nói một cách công bằng, ông Hồ Chí Minh cũng không phải là một người thực sự xuất chúng, đã vượt lên thời đại của ông và văn hóa của dân tộc ông, đã nhìn thấy được vai trò của một chính đảng và đã thành lập được một đảng. Sự tìm kiếm một sự nghiệp cá nhân đã đưa đẩy ông tới nhiều thử nghiệm và sau cùng tới Ðệ Tam Quốc Tế. Ông đã nhận chỉ thị về Việt Nam thành lập ra một phân bộ của Ðệ Tam Quốc Tế. Ðảng cộng sản của ông đã là chính đảng duy nhất có hậu thuẫn vững chắc từ bên ngoài.

Mặt khác, thanh niên miền Nam đã không chiến đấu hiệu lực vì các chế độ quốc gia, do rập khuôn theo các chế độ dân chủ phương Tây, đã phần nào khiến họ tự do hơn và bớt phục tùng hơn trong một cuộc chiến mà họ không nhìn thấy sự chính đáng. Cần thuyết phục và động viên họ, nhưng điều này các chính quyền quốc gia đã không làm được.

Di sản của văn hóa và tập quán còn thể hiện rõ rệt trong cách ứng xử của chúng ta.

Trước hết là từ chối tham gia các tổ chức vì không thấy cần thiết. Vấn đề như thế này : có thể có một triệu lý do chính đáng để không gia nhập một tổ chức tranh đấu chính trị nào, nhưng có một lý do để tham gia đó là nếu không có tổ chức chúng ta sẽ không thay đổi được chế độ độc tài này, lý do này phải đủ để một người thực sự muốn dân chủ hóa đất nước lấy quyết định.

Sau đó là không thấy rằng một tổ chức phải được chuẩn bị rất kỹ và rất lâu trước khi có thể hành động. Ðiệp khúc : "Bây giờ tôi có gia nhập tổ chức các ông, tôi cũng chẳng giúp được gì, nhưng các ông cứ biết là tôi ủng hộ các ông, các ông cần tôi làm gì cứ nói, nhưng việc gia nhập thì chưa cần, khi nào cần sẽ có tôi" đã nhiều người nghe, nhưng nếu ai cũng lý luận như thế thì cái "khi nào cần" chắc sẽ không bao giờ đến cả, mà nếu vạn nhất nó có đến thì cũng không có thể nhờ được vì sẽ phải mất hết thì giờ để giải thích công việc và bối cảnh, mà cũng không thể nào giải thích hết được.

Tôi đã gặp khá nhiều trí thức quốc gia là đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh trước khi chống cộng. Lý do thường vẫn là tiếng nói của mình chẳng có tác dụng gì, vẫn các đảng viên nắm hết và quyết định hết. Sau 1975 tôi cũng gặp khá đông trí thức đã từng ủng hộ cộng sản trong thời chiến, có người đã vào bưng và được đưa lên những địa vị rất cao, ít nhất là bề ngoài. Lý do bất mãn cũng vẫn thế : không được nghe, không được trọng dụng, phải chịu sự lãnh đạo của những đảng viên giáo điều, thiển cận, v.v. Họ không hiểu và trách không đúng. Ðảng cộng sản là một đảng, phải thảo luận trong đảng và phải tin tưởng trước hết vào các đảng viên kỳ cựu, không thể khác. Trong đảng cũng có những vấn đề nội bộ mà, vì không phải là đảng viên kỳ cựu, họ không biết.

Có một "bài học 1945" mà ít người để ý mặc dầu giai đoạn này đã được khảo sát khá nhiều. Thế chiến II chấm dứt mở ra một vận hội mới cho đất nước, nhân dân Việt Nam nô nức tham gia đấu tranh giành độc lập. Các lực lượng không cộng sản rất đông đảo nhưng phân tán trong nhiều tổ chức non trẻ mới thành lập được vài năm, chưa đủ thì giờ để chuẩn bị đường lối, chiến lược, chiến thuật và đội ngũ. Việt Nam Quốc Dân Ðảng tuy đã thành lập từ lâu và đã có thành tích hy sinh oanh liệt được cả nước kính phục nhưng đã tê liệt và chỉ mới hồi sinh. Họ cũng muốn liên kết với nhau nhưng không được. Không ai hiểu ai, không ai phục ai, không ai có lỗi hay tất cả đều có lỗi. Ðảng cộng sản chỉ có một đội ngũ tương đối nhỏ nhưng là một đội ngũ đã sẵn sàng, do đó đã nắm được thời cơ, đã giành được và tổ chức được sự hưởng ứng của quần chúng, đã tiêu diệt được các đảng phái quốc gia và đã thắng lợi vì trước mắt họ không có đối thủ nào đáng kể. Không thể khác.

Năm 1975, đảng cộng sản cũng đã thắng lợi sau một cuộc đấu tranh cam go bởi vì miền Nam tuy có một quân đội, một bộ máy hành chính và sự trợ giúp mạnh mẽ của Hoa Kỳ nhưng cũng vẫn không có một lực lượng chính trị cầm quyền. Tháng 8-1945 và tháng 4-1975, và cả bây giờ, cũng vẫn một bài học : đấu tranh chính trị bắt buộc phải có tổ chức và tổ chức đòi hỏi một chuẩn bị rất công phu trong rất nhiều năm.

Cho tới nay, 27 năm sau 1975, tâm lý người Việt, kể cả những người có nhiệt huyết, vẫn chưa thay đổi bao nhiêu. Vẫn dị ứng với tổ chức, vẫn hoạt động cá nhân hoặc hài lòng với một nhóm nhỏ mà hình như không cần biết hoạt động như thế có thể thành công hay không. Thiếu quyết tâm hay thiếu một văn hóa tổ chức ?

Nhiều người vẫn hy vọng thời cơ để dân chủ hóa đất nước sẽ đến. Nhưng dù thời cơ có đến chăng nữa mà không có một đối lập dân chủ mạnh thì cũng sẽ không có gì thay đổi. Thực ra "thời cơ" đã từng đến nhiều lần, cuối thập niên 1970 khi chế độ cộng sản Việt Nam bị cả thế giới lên án, cuối thập niên 1980 khi phong trào cộng sản thế giới sụp đổ, và cũng đang đến trong lúc này với sự nổ bùng của các phương tiện truyền thông trong khi Việt Nam đang mở ra với thế giới và Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang phân hóa nội bộ.

Một đứa bé sinh ra ngày 30-4-1975 giờ này đã có thể là sĩ quan, một kỹ sư, bác sĩ hay chủ tịch công ty. Một thế hệ đã thực sự đi qua. Chúng ta đã mất rất nhiều thời giờ, đã phải chịu đựng nhiều khổ và nhục, sự chậm trễ đáng xấu hổ của chúng ta đối với thế giới không giảm đi mà còn tăng thêm. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa nhìn thấy một giải pháp cho đất nước vì giải pháp này phải có tên gọi, trong khi chúng ta vẫn chưa có một kết hợp dân chủ mạnh để đặt tên cho nó.

Một ngàn người nhiệt thành, quyết tâm và đồng thuận trên một dự án dân chủ đứng đắn, trong đó có một trăm người có bản lĩnh, có kiến thức, có khả năng động viên và phối hợp là một kếp hợp đủ để làm tụ điểm cho những ước vọng dân chủ hóa và làm khởi điểm cho cuộc đấu tranh thắng lợi giành dân chủ. Nó sẽ rút ngắn thời gian chuyển tiếp về dân chủ, và cũng có khả năng tiết kiệm luôn cuộc đụng độ với đảng cộng sản bởi vì sự thành hình của nó có thể là một chất xúc tác đưa những người tiến bộ ngày càng đông đảo trong đảng cộng sản lên nắm quyền lãnh đạo, sau đó tất cả đều trở thành dễ dàng.

Kết hợp này hoàn toàn ở trong tầm tay, nhất là chúng ta không khởi hành từ số không. Nhưng vẫn đòi hỏi một thay đổi tư duy. Cấp bách.

Nguyễn Gia Kiểng

Chú thích :

(1) Ðảng Cần Lao của ông Ngô Ðình Diệm chỉ là một huyền thoại. Nó đã chỉ được ông Ngô Ðình Nhu giàn dựng ra một cách vội vã sau khi ông Diệm được thời cơ đưa đẩy lên nắm chính quyền. Nó chẳng có một thực chất nào cả. Ông Ngô Ðình Luyện kể rằng khi ông Ngô Ðình Diệm được bổ nhiệm làm thủ tướng (sắc lệnh được ông Bảo Ðại ký và trao cho ông Luyện trong sòng bạc Palm Beach), ông Luyện phải đi tìm người làm bộ trưởng trong giới sinh viên công giáo mà ông giao du tại Paris và ngay cả trong giới bè bạn thường gặp nhau uống cà phê. Ông Trần Văn Lắm kể rằng nhóm chính trị đầu tiên do ông Nhu thành lập, trong đó có ông Lắm, chỉ có năm người lâu lâu mới họp lại để nghe ông Nhu giảng về những kiến thức chính trị rất thông thường. Dầu vậy, cho đến nay ông Ngô Ðình Diệm vẫn được coi là người duy nhất cầm quyền với một đảng làm hậu thuẫn.

(2) Chính vì không ý thức được sự khác biệt về bản chất này mà xã hội Khổng Giáo đề cao vai trò của người cha để đồng hóa gia đình với người gia trưởng và độc tôn quân quyền để đồng hóa xã hội với vua. Bạo quyền cá nhân là hậu quả tự nhiên và hữu cơ của sự thiếu vắng ý thức về sự khác biệt này.

 

**********************

30 tháng tư trong suy tưởng

30thang4

Một ngày cần quên đi

Nguyễn Văn Huy, tháng 4/2002

30 tháng 4, đối với một số người, là một ngày đẹp giữa mùa Xuân, ngày hoa lá cống hiến tinh hoa của mình làm đẹp thiên nhiên và làm đẹp cuộc đời. Ðối với người Việt Nam, những người trong thế hệ của tôi, nghĩa là ở lứa tuổi 50, đó là một ngày cần quên đi.

Quên đi không phải là để phủ nhận một sự kiện lịch sử, đau buồn cho phía bên này hay vui sướng cho phía bên kia. Khác với ngày quốc khánh, ngày 30 tháng 4 không phản ánh một giai đoạn mở đầu hay một giai đoạn chấm dứt của một quốc gia, vì quốc gia Việt Nam vẫn liên tục. Nó chỉ là ngày chấm dứt một cuộc nội chiến đẫm máu : hơn 4 triệu người Việt Nam đã thiệt mạng, trong đó có những người thân thuộc của mỗi chúng ta.

Chúng ta là nạn nhân của giới truyền thông quốc tế, họ thường lấy một cái mốc thời gian để nói về một sự kiện. 30 tháng 4 là ngày Hoa Kỳ thất bại trên chiến trường Việt Nam, thế thôi. Số phận của dân tộc Việt Nam, phe thắng trận hay phe bại trận, chỉ là phụ thuộc. Người Việt Nam, phía bên này hay phía bên kia, sẽ rất lầm nếu còn nhắc tới ngày 30-4-1975, nó chỉ gợi lại một vết thương chưa lành đối với những người đã trưởng thành trong giai đoạn đó, trong đó có tôi. Con cháu chúng ta đã không còn nhớ tới ngày đó.

Người Việt Nam nên hướng về tương lai. Ðất nước của chúng ta đang rơi dần vào nguy cơ thua kém, lỗi này thuộc về những người cộng sản đương quyền nhưng trách nhiệm của mỗi chúng ta cũng rất nặng nề nếu không tập trung cố gắng thay đổi chế độ độc tài hiện nay bằng một chế độ dân chủ, bao dung và giàu mạnh, một chế độ mà những con người ngày hôm nay có thể chấp nhận và các thế hệ mai sau có thể tự hào.

Nguyễn Văn Huy

(Paris, Pháp)

******************

Không có nhiều thời gian

Nguyễn Tu Phong, tháng 4/2002

Nghó gì về ngày 30 tháng Tư ? Nào tôi có nghĩ gì !

30 tháng tư 75, tôi thằng nhỏ 14 tuổi, chứng kiến cảnh kinh hoàng của gia đình và làng xóm, không còn đầu óc nào mà nghĩ ngợi. Mãi đến bây giờ hình ảnh và kỷ niệm về ngày ấy vẫn lấn át ngộp tâm trí. Chỉ thấy toàn cảm xúc. Chỉ có tình mà không có . Không, không có nghĩ ngợi gì.

Như một kẻ không tin rằng người thân yêu nhất của hắn vừa tắt thở, tôi vẫn không tin rằng ngày 30 tháng tư chấm dứt tuổi thơ của thế hệ chúng tôi.

Giá câu hỏi đặt ra là ữnghĩ gì về ngày 29, ngày 28… tháng tư hay ngày 1, ngày 2 tháng năm 75 ?", hoặc - sao lại không được - ữnghĩ gì về ngày hôm nay ?" thì có lẽ sẽ dễ hơn cho tôi.

Cái gì phải đến đã đến. Mà đến hay đi, nghĩ lại cũng toàn là những diễn dịch (chủ quan) của tâm : tủi nhục, tang tóc hay tung hô, reo hò thì đâu đó hoa tháng tư vẫn nở, và trăng vẫn lên. Tại sao lại có sự chú ý, lưu tâm về cái ngày đó ! Ðể một bên thì toe toét tự mãn, một bên thì trợn mắt nghiến răng ; rồi cả hai bên cùng long trọng đồng tình là ngày đó đi vào lịch sử. Hẳn nhiên là cái ngày đó phải "đi vào lịch sử". Bởi vì nếu không thì Lịch Sử chẳng còn có công việc để mà… mần nữa !

Còn chúng ta, bao nhiêu là công việc để làm và phải làm. Chúng ta không có nhiều thời gian - vì chúng ta đã đánh mất quá nhiều thời gian, 27 năm đã trôi qua ! (Riêng bản thân tôi, tôi cũng không biết mình nghĩ gì ! Tệ ơi là tệ !).

Xem kìa, ngay cả để mơ mộng cũng cần phải có thời gian.

Cho nhẹ lòng nhớ thương

Em mơ cùng ta nhé

Bóng ngày mai quê hương

Ðường xưa khô ráo lệ…

(Ðôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng)

Nguyễn Thu Phong

(Massy, Pháp)

**********************

Không thấy một tương lai tốt đẹp nào

Võ Lanh, tháng 4/2002

30-4-1975 ngày thống nhất đất nước dưới sự cai trị của chính quyền cộng sản Việt Nam. 27 năm đã trôi qua, những ước mơ hay tuyên truyền về một xã hội ưu việt, tự do, ấm no, hạnh phúc tan vỡ trong lòng người dân Việt.

Ðúng ra, khoảng thời gian đó đã quá đủ để đem lại cho nhân dân một cuộc sống ổn định, cho đất nước một nền kinh tế phồn vinh và phát triển, nhưng Việt Nam đã không được như vậy. Dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục sống dưới ách độc tài đảng trị, con đường tiến lên của đất nước lâm vào bế tắc. Tôi không thấy một tương lai tốt đẹp nào để viết sau ngày đó.

Thay vì cố gắng đoàn kết dân tộc để xây dựng lại quê hương thì, trái lại, chính quyền cộng sản thi hành chính sách phân biệt đối xử, họ đã bắt hàng trăm ngàn người : quân nhân, công chức, trí thức, thường dân đưa vào các trại tù cải tạo và áp dụng chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô. Hậu quả của chính sách này là Việt Nam ngày nay là một trong những quốc gia nghèo đói nhứt thế giới và bị khủng hoảng toàn diện, tại khắp nơi dân chúng nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền cộng sản.

Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi và đã tạo thành một cộng đồng người Việt hải ngoại, vững vàng về kinh tế và có trình độ tri thức, tay nghề cao ; đó cũng là một tiềm năng lớn để hỗ trợ phong trào đấu tranh của những người dân chủ trong nước muốn xây dựng một chế độ dân chủ đa nguyên cho Việt Nam.

Những cố gắng đổi mới để toàn tại của chính quyền cộng sản Việt Nam, với cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chỉ là một cách để kéo dài một chế độ đang bị nhân dân oán ghét.

Võ Lanh

(Muenchen, Ðức)

*********************

Giành lại quyền sống không còn là một viễn tượng nữa

 Nguyễn Tiến Ích, tháng 4/2002

Cảm tưởng của tôi về ngày 30 tháng 4, sau 27 năm vẫn là Ðảng Cộng sản Việt Nam là đứa con hư của tổ quốc.

Nhân danh một lý thuyết chính trị ngoại lai ngớ ngẩn mà cố tổng thống de Gaulle đã cho rằng "à vous faire dormir debout", nó đã phung phí bao nhiêu mồ hôi và xương máu của nhân dân và cho mãi đến 20 năm sau ngày im tiếng súng nó mới ý thức là nếu nó không thay đổi thì nó sẽ chết. Và nó chỉ thay đổi để khỏi bị lật đổ vì nếu không, trước sự phá sản của nền kinh tế quốc dân, người dân sẽ nổi loạn để lật đổ chúng nó, họ quá tuyệt vọng và chẳng còn có gì để mất. Cho đến nay, bước vào thời đại kỹ thuật điện tử, kinh tế toàn cầu hóa, điều đó vẫn là cơ bản cho những thay đổi, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, của cộng sản Việt Nam.

Cho nên mọi biện pháp đều là miễn cưỡng và nửa vời vì bị chia xé bởi áp lực phải thích nghi để sống và viễn tượng phải phân chia quyền lực vì những đa dạng của kinh tế, tài chánh, thị trường đã khiến cho đảng không còn có khả năng bao biện cho mọi lãnh vực sinh hoạt của xã hội được nữa. Cứ như thế, giằng co, hơn năm chục năm lỡ cơ hội, chậm nước cờ, mọi sự không thấy gì khả quan. Có lẽ đất nước ta chưa bao giờ hèn yếu như ngày nay.

Nhưng kỹ thuật thông tin toàn cầu và những yêu cầu phổ cập về sự tôn trọng con người đã khiến cho trí thức Việt Nam nhìn thấy vấn đề và đã mạnh dạn đứng lên, có lẽ bắt đầu từ tập tài liệu của Hà Sĩ Phu được phổ biến vào đầu thập niên 90. Từ đó đến nay, 12 năm đã trôi qua, đợt sóng ngầm ngày một tăng cường độ với sự liên kết trong ngoài khiến cho viễn tượng quê hương giành lại quyền sống cho mình thực sự không còn là một viễn tượng nữa mà là một kết luận tất yếu cho một tương lai gần kề.

Nguyễn Tiến Ích

(Anaheim, Hoa Kỳ)

*********************

Vẫn còn làm nhức nhối

Nghiêm Văn Thạch, tháng 4/2002

30-4-1975. Ðó là một ngày tôi chưa quên được, tuy niềm đau cho thân phận chung, chỉ là quân chốt dễ thí bỏ trong chiến tranh cục bộ giữa hai khối, đã dần dần nguôi ngoai. Thời điểm hàng năm vẫn còn làm nhức nhối trở lại sự thương tiếc những sinh mạng tài sản, những tài năng nghị lực, những thời gian quí báu đã bị tiêu tan trong hoang tưởng xã hội chủ nghĩa, nay còn tiếp tục bị lãng phí oan uổng bởi một thiểu số cầm quyền ngoan cố, đã chẳng từ thủ đoạn nào để bám chặt vào địa vị mà họ hoàn toàn không có tư cách và khả năng đảm nhiệm !

Nhưng thời điểm 30-4 đồng thời là cột mốc điểm những bước tiến của trào lưu dân chủ, nhân bản và khai phóng ở quốc nội, bất chấp sự khủng bố đàn áp, khiến cho tôi tin tưởng thêm ở tương lai chung đang được xây dựng bởi thế hệ trẻ đầu thiên niên kỷ, hàng tiền phong có Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, v.v. Tôi mong mỏi mỗi người chúng ta ở hải ngoại cống hiến sự hưởng ứng và hậu thuẫn tương xứng với tinh thần can đảm và hy sinh của họ.

Nghiêm Văn Thạch

(Lognes, Pháp)

**********************

"Cậu ơi, làm sao cho con hết ấm ức"

Đoàn Long Giang, tháng 4/2002

1975. Tôi năm tuổi. Còn nhớ lờ lợ vài hình ảnh khi gia đình tôi còn ở Hà Nội. Bố mẹ tôi được gửi ra Bắc học năm 1954 (lúc đó bố tôi mười bốn, mẹ tôi tám tuổi) theo diện con gia đình cách mạng miền Nam. Bố mẹ lớn lên tại miền Bắc, thương nhau trong chiến tranh và sinh ra tôi.

30-04-1975. Ngày đó bố tôi về nhà, mặt bố vui vẻ và hớn hở lắm. Hàng xóm (khu tập thể bệnh viện E) thì ai cũng hân hoan, có cả vài tràng súng chào mừng chiến thắng. Tôi còn nhớ cảnh đẹp và âm thanh trong đêm bắn pháo bông tại Hồ Gươm hôm sau đó. Vài tháng sau gia đình tôi vào Sài Gòn. Tôi còn nhớ ngày lên đường, mẹ tôi bảo tôi tặng món đồ chơi duy nhất của mình (một khẩu súng nho nhỏ khi bắn nó chớp lửa như là thật) cho cu Huy, thằng bạn ong xóm, mẹ bảo : "Bây giờ hòa bình rồi, không chơi súng nữa, vất đi thì tiếc, thôi con cho cu Huy đi, mai mốt má mua đồ chơi khác cho con". Tôi không nhớ rõ lúc chia tay và trao khẩu súng cho cu Huy tôi có ôm hôn nó hay không.

Tôi trở về thăm quê hương sau 14 năm sinh sống tại Paris. Vượt biên năm 17 tuổi, suýt chết trên biển Mã Lai vì tàu hỏng máy, may nhờ có một tàu đánh cá Mã Lai kéo tàu chúng tôi tới thẳng đảo Paulo Bidong.

Hè 2001. Bến Tre. Quê hương đồng khởi. Cháu tôi, Hoa 18 tuổi, tâm sự : "Cháu không biết làm gì bây giờ, cháu muốn đi qua Hàn Quốc làm việc. Việc gì cháu cũng làm".

Sài Gòn. Em họ bạn gái tôi, Nga 26 tuổi, mong muốn qua Pháp học DESS Economie (cao học kinh tế). Nga đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học kinh tế năm thứ tư, tôi nhìn vào sách vở của Nga thì chỉ thấy toàn những định nghĩa kinh tế theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Bờ biển Nha Trang. Tôn 30 tuổi, một người bạn mới quen, cho tôi biết môn triết học Mác-Lênin là cơ sở tư tưởng và suy nghĩ duy nhất của hệ thống giáo dục.

Sài Gòn. Chị Lệ, chủ tiệm vàng nơi tôi đổi đôla, nhỏ giọng : "Chủ nghĩa bác Hồ ? Câu ở đâu dậy ? Ở Pháp dề, hèn chi. Bây giờ là chủ nghĩa bác Washington tờ màu xanh ! Bác Washington tờ màu xanh dẫn dắt toàn dân lên chủ nghĩ xã hội".

Bình Dương. Nghóa trang liệt sĩ. Cậu Hai tôi khấn vái trước mồ của cậu Năm tôi : "Giang con Út về thăm em nè, em linh thiêng phù hộ cho gia đình Út an khang thịnh vượng…". Tôi tự nhủ với mình : "Cậu ơi, làm sao cho con hết ấm ức !"

Quận Phú Nhuận, đường trở lại phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi nhìn chằm chập lần cuối một tấm bảng to tướng trên lề đường : "Dân là chủ đất nước. Ðảng là công cụ của dân. Dân tin tưởng đảng. Ðảng dẫn dắt dân. Cả hai cùng tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội".

30-04-2002. 27 năm. Hơn một thế hệ. Cứ mỗi năm, cái ngày mà người cộng sản gọi là đại thắng mùa xuân làm cho ong tôi ong chua ong. Ðại thắng của sự độc tài trên tự do, của sự u tối trên trí tuệ, của sự tàn phá giá trị con người trên xây dựng một nền tảng mới cho đất nước, của giả dối trên lương tri. Ngày hôm nay, người Việt Nam không có quyền cơ bản nhất của một người công dân là quyền bầu cử tự do cho một đảng chính trị mà chính họ chọn lựa. Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay mơ ước được sinh sống và làm việc ở nước ngoài, dù chỉ làm lao công phục dịch cho những nước châu Á láng giềng. Cấp lãnh đạo đảng cắt đất dâng biển cho Trung Quốc một cách miễn phí và khuất phục trước chủ nghĩa nước lớn của người anh cộng sản này. Cầm tù những người dám ong cảm nói lên tiếng nói của lương tri : cha Lý, Lê Chí Quang, v.v. Thế hệ trẻ Việt Nam bị đần độn hóa với những môn học như kinh tế Mác-Lênin, triết học Mác-Lênin, với những hội đoàn duy nhất có quyền hiện diện : Ðội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Tất cả mọi người, bất kể ai, đều có thể bị giam cầm và hành hạ không bằng cớ với nghị định 31/CP. Mọi giáo dục đều nhằm biến mọi cá nhân thành một mẫu người mới theo định nghĩa mới của Mao : máy móc, hoàn toàn mất sức đề kháng của trí tuệ sáng tạo, phục tùng và hoan hô mọi quyết định của đảng, mất phản kháng trước mọi bất công xã hội.

Ðáng lẽ ngày 30-04-1975 phải là ngày đánh dấu cho sự hòa giải và hòa hợp dân tộc một cách thật sự. Ðã gần 30 năm trôi qua. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã phí phạm thời gian một cách vô trách nhiệm và tội lỗi. Vụ bắt giam Lê Chí Quang cũng như các chiến dịch đàn áp làn ong dân chủ, tôn giáo và các sắc tộc thiểu số gần đây nhằm dập tắt mọi phản kháng và để củng cố cái chế độ độc tài u tối này không còn làm ai tin tưởng vào những hứa hẹn nào là đổi mới, nào là ấm no.

Tương lai dân chủ của đất nước nằm trong tay chúng ta, những con người còn trăn trở trước vận mệnh tối đen của dân tộc. Trăn trở và ấm ức không đủ, phê bình và đấu tranh riêng lẻ chưa dủ, sức mạnh duy nhất của chúng ta, những con người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam bằng ong tin và không bằng thuốc súng, là đoàn kết và làm việc có tổ chức với nhau. Sức mạnh của chúng ta là ong chính nghĩa, không vụ lợi, nỗi khát vọng mãnh liệt cho một nước Việt Nam giàu mạnh, hiên ngang và đầy sáng tạo, đầy tình thương giữa người và người. Nếu không làm được điều này, mỗi năm cứ đến ngày 30-04 chúng ta lại cùng nhau ấm ức và tôi chắc chắn trong đội ngũ cán bộ của đảng cộng sản, những người bất mãn này hiện nay vô số.

1987. Ngày nào đó trong tháng tư. Vài tháng trước khi tôi lội bùn Cà Mau đi vượt biên. Lớp 11A15 trường Hùng Vương, Sài Gòn. Giờ Chính trị. Thắng, thằng bạn to mồm của lớp, hạnh kiểm hạng xấu, đứng lên hỏi cô giáo : "Cô nói Giải Phóng mang đến hạnh phúc ấm no sao em thấy thực tế khác quá thưa cô". Cả lớp không ai dám hó hé, câu hỏi thật là bất ngờ. Cô trừng mắt nhưng tự chủ được ngay và trả lời khoan thai dõng dạc : "Mười hai năm, đối với đời người dài lắm, nhưng đối với lịch sử đất nước có là bao ? Ðối với thời gian, đòi hỏi để xây dựng tiền xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, rồi hậu xã hội chủ nghĩa thì còn ít hơn nữa…". Cô cho đại khái vài con số về thời gian, không biết sao tôi không nhớ rõ vì lúc đó cái mà tôi chú ý nhất, vì nó làm cho tôi chú ý, là nỗi buồn sâu thẳm trong đôi mắt cô.

Ðoàn Long Giang

(Paris, Pháp)

*******************

Ðến bao giờ thì nhà nước công sản mới biết sám hối ?

Vũ Huy Lâm, tháng 4/2002

Biến cố tháng 4 năm 1975 xảy ra khi tôi đang là một sinh viên du học Tây Ðức. Vì thế đến ngày 30 tháng 4, đầu tiên tôi nhớ đến những người bạn du học cùng thời. Hồ Hữu V., sinh viên ngành y khoa, người gốc Hậu Giang, tin tưởng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là có thật, để rồi chỉ vài tháng sau ngày đất nước thống nhất anh ngoài khóc tức tưởi như một đức trẻ bị người lớn đánh lừa. Tôi nhớ đến Lê Văn T., sinh viên ngành cơ khí, người gốc Bùi Chu chân chất, tin rằng khi nước nhà hết chiến tranh anh sẽ có cơ hội để về Việt Nam để kiến thiết đất nước. Tôi nhớ đến hình ảnh anh ngoài loay hoay vẽ kiểu xe hơi. Giấc mơ lớn của anh là chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên cho nước nhà. Không biết bây giờ anh có còn giữ được giấc mơ đó nữa hay không ?

Tôi cũng nhớ đến thằng bạn nối khố Nguyễn Văn K., người gốc Thanh Hóa, di cư vào Nam năm 54 có một mình khi còn là một đứa bé vì bố mẹ bị đấu tố chết trước đó rồi. K. học văn khoa ở Sài Gòn trước khi bị động viên đi Thủ Ðức năm 1970, đến năm 1975 làm trung úy, với nhiều vết thương trên người. Có lẽ những vết thương này lại là lý do chính để hắn phải đi học tập cải tạo 13 năm tại miền cực bắc của đất nước. Cuối thập niên 1980, ra khỏi tù đầu đã bạc trắng. Không gia đình, nhà cửa, vợ con. 

Kể từ tháng 4 năm 1975, mỗi người thanh niên Việt đã phí phạm bao nhiêu bao nhiêu năm mà không làm được gì cho đất nước ? Tính tổng cộng lại, nhà nước công sản Việt Nam đã để phí phạm bao nhiêu triệu năm của các lớp thanh niên ? Ngược lại, nếu bao nhiêu triệu năm đó đã sử dụng đúng lẽ thì đất nước chúng ta bây giờ đã tươi đẹp chừng nào ?

Với tất cả nhưng hoang phí đó nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhằm mục đích gì và đã đạt được gì ? Ðến bao giờ thì nhà nước công sản mới biết xám hối để trả lại đất nước cho dân hay vẫn cứ tiếp tục hủy hoại tiềm năng của cả dân tộc cho đến khi không còn gì ?

Vũ Huy Lâm

(Jindalee, Úc)

------------------------------

Thắt chặt quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

Lộ trình mới - Rốt mép của ê-i-ai

(The roadmap of AEI)

Bùi Tín, tháng 4/2002

 Ê-i-ai (AEI) là tên gọi theo ba chữ viết tắt của American Enterprise Institute (Viện Nghiên Cứu Kinh Doanh Hoa Kỳ). Chữ kinh doanh chưa chứa đủ ý, cần thêm ý : lập sự nghiệp, đầu tư mọi mặt cho một mưu đồ lớn, khai thông và khai phá. AEI được xã hội Mỹ nể trọng, đánh giá cao, coi như là một "think tank" (bộ óc của sức suy nghĩ, nghiên cứu lớn, kho chứa tư tưởng) của nền dân chủ Hoa Kỳ. 

Tôi đã để cả tháng trời để nghiên cứu về AEI, khi bắt đầu thỏa thuận tham gia công việc của nó.

Tổng thống Ronald Reagan đã nói về AEI như sau : "Nước ta rất cần những trung tâm nghiên cứu, trong đó các nhà học giả chung sức sáng tạo nên những chính kiến xứng đáng là bộ óc của đất nước. American Enterprise Institute là một bộ óc có tác dụng hàng đầu ấy".

AEI được thành lập từ năm 1943, với tôn chỉ quảng bá tự do, thị trường tự do, chính trị và văn hóa cởi mở, một nền ngoại giao và nền quốc phòng vững mạnh cho nước Mỹ và thế giới. Nó là tổ chức do nhiều hiệp hội và cá nhân lập nên, không thuộc đảng phái nào. Ðiều hành nó là một tập thể khoảng 60 giáo sư đại học, các viện sĩ các viện nghiên cứu, các nhà tư tưởng, các nhà báo, nhà ngoại giao, bộ trưởng, tướng lĩnh về hưu có trình độ nghiên cứu cao sâu...

AEI hàng năm tổ chức chừng 200 cuộc họp lớn nhỏ, trên nước Mỹ và khắp thế giới, với sự cộng tác của nhiều tổ chức, trường đại học, hội đoàn... thuộc mọi khu vực.

AEI có một nguyệt san dày mang tên American Enterprise, một nhà xuất bản lớn AE Press, một thư viện đồ sộ, một trụ sở với nhiều phòng họp lớn nhỏ, tại ba tầng lầu 10, 11 và 12 của tòa nhà số 1150 ở đại lộ 17, trung tâm thủ đô Washington.

Theo tập quán chính trị của nền dân chủ Hoa Kỳ, mọi đường lối, chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, tài chánh, khoa học, kỹ thuật... của chính phủ Mỹ đều bắt nguồn từ các tổ chức thinh tank như AEI. Cả nước Mỹ chỉ có vài thinh tank lớn cỡ AEI.

Từ đây thai nghén ra các học thuyết, đường lối, chính sách, kế hoạch, phương án, do các bộ óc đặc sắc nhất của Hoa Kỳ đề xuất trao đổi, tranh luận, bổ sung, kiện toàn, với rất nhiều phương án khả dĩ để hình thành dần những lựa chọn tối ưu.

Nó khác hẳn với các chế độ độc đoán, toàn trị, độc đảng, mọi sự do một lãnh tụ hay một nhóm lãnh tụ tự cho là thông minh nhất, sáng suốt nhất tùy hứng đề xuất - những đỉnh cao trí tuệ thấp lè tè - mà đến nay hàng tỷ con người vẫn còn phai gánh chịu hậu quả thảm khốc.

Ngày 20-3-2002 và ngày 10-4-2002 tại trụ sở AEI đã có hai cuộc họp bàn về quan hệ Mỹ-Việt. Một nhóm nhà nghiên cứu Việt Nam và một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ được AEI mời tham gia nghiên cứu về vấn đề này. Sau cùng cả hai nhóm đã họp lại, đề xuất ra một văn bản gọi là : "Lộ trình mới cho việc thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt theo hướng dân chủ hóa và thế địa lý chính trị tự chủ".

Các học giả Mỹ ghi nhận hơn 15 năm qua Việt Nam đã có một số thay đổi khá sâu sắc so với trước. Kinh tế phát triển với tốc độ khá cao ; xuất khẩu gạo, cà phê, hải sản tăng khá ; khai thác dầu thô tăng ; khu vực tư nhân mở dần. Quan hệ Mỹ-Việt được cải thiện rõ, đã bình thường hóa, ký kết hiệo định thương mại, tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam...

Thế nhưng các vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam còn toàn tại : đà phát triển chưa cao, chưa vững ; khoảng cách lạc hậu so với các nước láng giềng vẫn mở rộng, chưa có khả năng thu hẹp ; bất công xã hội còn nhiều ; khoảng cách giàu nghèo tăng rõ ; thiếu vốn lớn, thiếu kỹ thuật hiện đại để đổi mới hạ tầng cơ sở cũ kỹ ; giáo dục, y tế quá thấp kém ; các văn kiện đại hội 9, các kế hoạch kinh tế, xã hội viết hay, đọc kêu nhưng không có yếu tố hiện thực, bất khả thi.

Trong điều kiện ấy, hai nhóm nghiên cứu kiến nghị rằng tình hữu nghị Mỹ-Việt, mối quan hệ thân hữu Mỹ-Việt sẽ có thể là một yếu tố cơ bản để thực hiện thuận lợi những mục tiêu tốt đẹp của xã hội Việt Nam, của nhân dân Việt Nam mà chính những người lãnh đạo cộng sản đã ghi trong nghị quyết của họ, như "một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh" ; "xóa đói giảm nghèo, xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh" ; "làm bạn với tất cả các nước, hòa nhập với thế giới" ; "thu hẹp khoảng cách với các nước láng giềng"... mà trong điều kiện hiện nay họ không có khả năng thực hiện.

Sự hợp tác Mỹ-Việt trên lãnh vực an ninh, quốc phòng cũng là một khả năng hiện thực, rất có lợi cho nhân dân hai nước, khi mưu đồ bất bình đẳng đã bộc lộ qua các hiệp định Việt-Trung.

Xây dựng tình bạn Việt-Mỹ gắn bó xã hội hai nước, nhân dân hai nước, Việt Nam sẽ có một thế mới, một lực mới khác hẳn hiện nay.

Lộ trình mới

Có bốn bước, tùy theo bước đi của phía Việt Nam mà phía Mỹ bước tiếp.

Bước một :

- Việt Nam để cho các công dân ngoài đảng ứng cử vào quốc hội theo đúng luật bầu cử họ ban hành. Các nhà kinh doanh tư nhân được vay vốn của ngân hàng, không bị phân biệt đối xử so với các cơ sở quốc doanh. Ðảng cộng sản công khai hóa trước công luận tài chính và đầu tư kinh doanh của đảng.

- Phía Hoa Kỳ cung cấp phụ tùng và sửa chữa các trang bị quân sự Hoa Kỳ mà quân đội nhân dân VViệt Nam thu được năm 1975. Hoa Kỳ cử chuyên viên, kỹ thuật viên giúp Việt Nam về kỹ thuật, về kế toán và tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong buôn bán và nhận đầu tư quốc tế.

Bước hai :

- Các tôn giáo Phật Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo được tự do chọn người đứng đầu các tổ chức tôn giáo của mình để chỉ đạo các hoạt động tôn giáo mà không hoạt động chính trị. Ðảng cộng sản không xét duyệt việc cử các hàng giáo phẩm Công Giáo nữa. Ðảng cộng sản bỏ chức chính ủy, chính trị viên trong quân đội. Các viên chức xử án và luật sư không đảng phái. Trả tự do cho tù chính trị. Không đàn áp người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Cho phép một số nhật báo và tuần báo có tự do chính kiến, được in những bài bình luận không bị kiểm duyệt, trừ trường hợp phạm luật do vu khống và chụp mũ. Việt Nam tôn trọng quyền sở hữu tinh thần để khuyến khích đầu tư.

- Phía Hoa Kỳ viện trợ 500 triệu USD. Chính phủ Mỹ thực hiện các chương trình để người Mỹ gốc Việt đóng góp cho việc phát triển văn hóa và kinh tế đất nước Việt Nam. Hoa Kỳ giúp các ngân hàng Việt Nam để tiếp nhận vốn đầu tư của Việt kiều. Các chương trình trao đổi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được thực hiện thuận lợi. Một hãng tư nhân Mỹ sẽ xây dựng một cơ sở công nghiệp và sửa chữa ở Cam Ranh. Hoa Kỳ giúp Việt Nam những trang thiết bị hậu cần giao thông vận tải và huấn luyện quân sự.

Bước ba :

- Ở Việt Nam, các nhóm hay đảng chính trị được nói lên chính kiến của mình, phê bình chính phủ và cử người ra ứng cử, dù cho điều 4 của hiến pháp hiện hành có thay đổi hay không. Các cơ sở quốc doanh được bán cho tư nhân.

- Phía Hoa Kỳ tăng viện trợ chính thức. Ngân hàng Mỹ được khuyến khích đầu tư và cho vay vào các vùng nông thôn. Hoa Kỳ tổ chức tập trận phối hợp giữa quân đội Việt Nam, Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc và Philípin. Hoa Kỳ cung cấpvũ khí hiện đại cho Việt Nam.

Bước bốn :

Việt Nam giảm số nhân viên công an và an ninh và tách ra khỏi đảng. Nhân viên công an và an ninh là không đảng phái. Họ được tăng lương và cùng gia đình được có nhà ở. Việt Nam để cho lực lượng quân sự Mỹ sử dựng các cơ sở ở Cam Ranh.

- Phía Hoa Kỳ thay viện trợ chính thức bằng các nguồn đầu tư của tư nhân vào Việt Nam. Các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở các cơ sở ở Việt Nam. Hoa Kỳ bắt đầu các khóa huấn luyện hàng năm cho các binh chủng quân đội Việt Nam.

Một số kết luận của cuộc họp

Trên đây là lộ trình mới bốn bước, nội dung chỉ là sự góp ý ban đầu, có thể bổ sung, thay đổi, cụ thể hóa hoặc giản lược hóa.

Lộ trình này không nhằm chống một nước thứ ba nào. Nó chỉ đóng góp vào ổn định, an ninh, nền độc lập và chủ quyền của mỗi nước thêm vững chắc.

Lộ trình này cũng không nhằm lật đổ đảng cộng sản mà chỉ làm cho đảng có thể thực hiện một số điều kiện tốt đẹp chính họ đề ra. Ðảng cộng sản có mất chăng thì là chỉ mất một số nội dung chưa thành sự thật (như chủ nghĩa xà hội, chủ nghĩa cộng sản), mất độc quyền cai trị đã trở thành lạc lõng ngược đời giữa thế giới ngày nay.

Việt Nam nhích dần lại cho gần với các chế độ chính trị của các nước Asean khác hiện đã là bạn của Việt Nam.

Phía Việt Nam đang tìm kiến chừng 20 đến 25 tỷ USD đầu tư cho 10 năm tới. Kết bạn thân thiết với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể tiếp nhận đến 50 tỷ USD đầu tư không mấy khó khăn, chưa nói đến hàng chục tỷ USD có thể có từ cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới, khi nền cai trị độc quyền của một đảng chấm dứt, khi đảng cộng sản vẫn có thể toàn tại trong nền dân chủ đa nguyên.

Bản lộ trình mới này mong mỏi được là một khởi điểm để suy nghĩ, trao đổi, tranh luận, một nguồn kích thích suy tư của mọi người Việt Nam quan tâm đến đất nước, của giáo sư, sinh viên các trường đại học ở Hoa Kỳ, ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng, Cần Thơ..., của giới kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam, của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước ở Việt Nam, của Học viện chính trị quốc gia ở Hà Nội, của các thành viên trong ban nghiên cứu chính sách của Ðảng cộng sản Việt Nam, của báo chí và đài truyền hình và phát thanh trong và ngoài nước.

Chính trị là học thuyết của những khả năng, do đó chính trị cần đến những bộ óc thực tế và sáng tạo, vừa hiểu hiện thực vừa giàu tưởng tượng.

Hãy tin ở con người, hãy tin ở những điều tốt đẹp.

Mười hai năm trước có ai tin rằng chế độ độc đảng tệ hại ở Liên Xô chấm dứt trước khi thế kỷ 20 kết thúc ?

Mười hai năm trước có ai tin bức tường Berlin sụp đổ chỉ trong một đêm ?

Mười năm trước có ai đoán người tù lâu năm Nelson Mandela sắp lên làm tổng thống nước cộng hòa Nam Phi và kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc ?

Và năm năm trước có ai tin tổng thống người hùng Suharto ở Nam Dương sắp thất thế ? Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan vững mạnh là thế bị mất quyền và chức vụ tổng thống lại vào tay lãnh tụ đối lập Trần Thủy Biển ? Lúc ấy cũng có ai ngờ chiến sĩ dân chủ suýt bị tử hình Kim Ðại Trọng lên nắm chức tổng thống ở Nam Hàn ?

Cuộc họp này của AEI đang được dư luận Hoa Kỳ quan tâm. Các quan chức của bộ ngoại giao Mỹ đã đến dự và phát biểu. Khi chúng tôi phát biểu có một thứ trưởng quốc phòng Mỹ hiện tại chức đến nghe chăm chú.

Bản lộ trình mới được đề ra chính là một xúc tác kích thích tư duy toàn xã hội Việt Nam và Hoa Kỳ để biến thành hiện thực một giấc mơ đẹp, để đi đến hai bàn tay bè bạn giăng qua Thái Bình Dương xiết chặt, làm nên lịch sử, vượt qua quá khứ nặng nề, đau thương, kết nên tình bạn vững bền, mãi mãi nở hoa kết trái cho bây giờ và các thế hệ mai sau.

Bùi Tín

*******************

Câu chuyện bảo vệ Tổ Quốc

 Bùi Tín, tháng 4/2002

Dưới đây, chúng tôi trích đăng một số đoạn trong ba bài nói chuyện liên tiếp của nhà báo Bùi Tín - nguyên phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên đại tá Quân đội nhân dân, hiện sống tại Pháp - với sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân ở trong nước qua đài RFA (Châu Á Tự Do) vào dịp 30-4-2002 vừa qua. Tít nhỏ là do tòa soạn đặt.

------------------------

Họ vẫn cấm khẩu

Mấy tháng nay, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về câu chuyện hai hiệp định Việt Trung về biên giới trên bộ và biên giới trong vịnh Bắc bộ, được ký cuối năm 1999 và năm 2000.

Đến nay hai hiệp định ấy vẫn được giữ kín, kín đến mức ở trong nước các vị ủy viên trung ương đảng và nhiều vị đại biểu quốc hội cũng mù tịt. Hai hiệp định ấy có bao nhiêu điều khoản ? Dài ngắn ra sao ? Có bao nhiêu phụ lục và bản đồ đi kèm ? Tất cả đều còn là ẩn số.

 Ở trong nước, một số cán bộ kỳ cựu của đảng đã về hưu, một số cựu chiến binh cấp cao, nắm bắt được những thông tin từ nội bộ của đảng và nhà nước, khẳng định là hai hiệp định này đều bất lợi cho nước ta, đều đã nhượng bộ quá nhiều cho Trung Quốc ; rằng các nhà lãnh đạo cầm quyền Việt Nam đã "chịu sức ép lớn" của Trung Quốc, bị họ "lừa", bị họ "ép", bị họ "mua chuộc" nữa ! Dư luận rộng rãi trong nước đòi hỏi đảng và nhà nước phải công khai hóa các hiệp định đã ký, theo đúng phương châm đảng đề ra : dân biết, dân bàn, dân kiểm tra...

 Các sĩ quan và binh sĩ Quân đội nhân dân biểu lộ mạnh mẽ yêu cầu ấy vì Quân đội nhân dân luôn ở tuyến đầu bảo vệ tổ quốc ! Biết bao chiến sĩ Quân đội nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ từng tất đất của tổ quốc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ ; họ có quyền được biết rõ về hai hiệp định ấy.

Vậy mà cho đến nay, các vị cầm quyền ở Hà Nội vẫn im như thóc ! Cuối tháng ba vừa qua, nhân tổng bí thư Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam và nhân quốc hội khóa hiện tại có cuộc họp cuối cùng, nhiều tướng lĩnh, sĩ quan Quân đội nhân dân lại yêu cầu công khai hóa hai hiệp định, theo tinh thần nói lên sự thật, tôn trọng công luận, thực hiện trong sáng trong quan hệ xã hội, nhưng yêu cầu này vẫn bị bỏ qua ! Đầu tháng tư, tại hội trường Ba Đình, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên chỉ báo cáo với Quốc hội rằng hiệp định Việt Trung về biên giới trên bộ có hiệu lực từ ngày 6-7-2002, việc cắm mốc dọc biên giới khởi đầu ngày 27-12-2001 đang được tiếp tục... Chấm hết !

Đây là một thái độ coi thường nhân dân, coi thường Quân đội nhân dân, coi thường dư luận. Đồng thời, theo tôi, đây cũng là thái độ của những người có mặc cảm về sai lầm, tội lỗi của chính mình, sợ sự thật đến với nhân dân, đến với Quân đội nhân dân, sợ bị vạch mặt chỉ tên là đã phạm tội liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

Sự chống đỡ vụng về

Trước đây, bộ máy tuyên truyền của Hà Nội đã "tổ chức" một cuộc trả lời phỏng vấn ông Lê Công Phụng, thứ trưởng ngoại giao, trực tiếp tham gia đàm phán với phía Trung Quốc. Sự chống đỡ của ông Phụng vụng về đến mức nó chỉ làm tăng thêm hoài nghi về sự nhân nhượng quá đáng của phía Việt Nam trên bàn đàm phán.

Ông Phụng tiết lộ rằng đã có 164 điểm tranh chấp trên quãng biên giới dài 400 km, trên tổng số 1.300 km dọc biên giới. Rằng bản đồ của hai bên đưa ra chênh lệch nhau trên một diện tích rộng có 227 km vuông mà thôi ! Rằng sau khi chia lại diện tích tranh chấp ấy, phía Việt Nam được khoảng 113 km vuông, phía Trung Quốc được khoảng 114 km vuông, thế là huề. Ông Phụng cho rằng việc chia lại như vậy là công bằng và thỏa đáng.

Thật ra, theo các sĩ quan làm nhiệm vụ ở biên phòng thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thì các phần ông anh Trung Quốc giành được hầu hết là "béo bở", có "giá trị cao", vì đông dân, đất trồng trọt tốt, lúa sản lượng cao ; còn phần ông em Việt Nam nhận về lại toàn là "xương xẩu" khó nhá, đất hoang cằn cỗi, hầu như không người ở !

Vậy mà đầu tháng tư vừa qua, không có một đại biểu quốc hội nào trong số hơn 400 vị đứng lên chất vấn về dư luận trong nhân dân nói trên, để yêu cầu Quốc hội cử một đoàn lên Cao Bằng và Lạng Sơn tìm hiểu tại chỗ tình hình thực hư ra sao. Đây là việc làm thông thường ở bất cứ một nước dân chủ nào. Thật ra tội nghiệp cho các vị đại biểu quốc hội Việt Nam, do "đảng cử, dân bầu", nên luôn có ý thức biết ơn đảng, phục tùng đảng, bảo vệ đảng để cùng đảng ngồi trên đầu nhân dân thấp cổ, bé họng, không có chút quyền tự do nào !

Cột mốc biết đi ư ?

Nhiều sĩ quan và cựu chiến binh trong nước đã lật tẩy những lời chống đỡ vụng về của thứ trưởng Lê Công Phụng về cổng Nam Quan, còn gọi là ải Nam Quan, hay mục Nam Quan, hoặc Hữu Nghị Quan ; cũng như về thắng cảnh Bản Giốc. Thời thuộc Pháp, cây số không là đầu mút đường thuộc địa số 1 (route coloniale numéro 1) được trồng sát mép cổng Nam quan với hàng chữ Pháp : Porte de Chine (cổng Trung Hoa). Vậy mà nay, cây số không ấy đã bò khỏi vị trí cũ đến ít nhất là 400 m - có người nói gần 2 km - về phía Đồng Đăng ! Cộc mốc quan trọng ấy tự nó di chuyển, hay "ta cùng bạn" đặt lại khi làm đường xe lửa rộng 1m20 lấn sang phía Việt Nam khoảng 2 km ? (Với suy luận đẹp đẽ : khi hai nước vừa là đồng chí, vừa là anh em, thì cột mốc ở bên nào cũng vậy, có xá chi việc xê dịch vài km !). Về thác Bản Giốc cũng vậy. Từ thời thuộc Pháp đến trước cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, các sách giáo khoa địa lý, du lịch... đều nêu rõ đó là thắng cảnh nổi bật của tỉnh Cao Bằng, với những bức ảnh màu phóng lớn, thác rộng, có nhà nghỉ... Phía Trung Quốc không hề đính chính, phản đối ! Bỗng nhiên từ sau tháng 3-1979 nảy ra chuyện chia đôi, nửa rộng, nửa hẹp, và xuất hiện một cột mốc ở giữa dòng dưới chân thác ! Cái tham vọng Bản Giốc đi cùng với tham vọng Hoàng Sa, rồi Trường Sa ở Biển Đông, gắn chặt với chiến dịch tuyên truyền kể công về viện trợ 20 tỷ đôla của thiên triều trong cuộc kháng chiến 30 năm...

Từng mảnh đất còn có văn tự, họa đồ, huống chi cương vực quốc gia

Thứ trưởng Lê Công Phụng còn vụng về đến ngớ ngẩn khi nói rằng các nhà đàm phán đã phải hỏi ý kiến của nhân dân bản địa, của các cụ già gần 100 tuổi về vị trí các cột mốc và ranh giới ! Ai cũng biết vấn đề xác định biên giới là vấn đề cực kỳ hệ trọng của quốc gia, là vấn đề pháp lý quốc tế, là vấn đề thuộc pháp luật quốc gia. Làm sao có thể dựa vào tình cảm cá nhân, vào trí nhớ của một vài người già được ! Nhà nước có Tổng Cục địa Dư, Tổng Cuộc Ruộng đất, có Ban biên giới của chính phủ ; bộ quốc phòng, bộ công an, các quân khu, các trung đoàn biên phòng, các bộ chỉ huy quân sự tỉnh đều có bản đồ 1/100.000, 1/25.000 xác định rõ rệt đường biên giới, các cột mốc biên giới cực kỳ cụ thể và chính xác. Cho đến cấp huyện, cấp xã... đều có sổ điền bạ, thổ bạ, xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng của từng ngôi nhà, thửa vườn, mảnh ruộng ; về ruộng đất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của từng hộ gia đình cũng được ghi rõ ở sổ địa bạ của từng xã, với sơ đồ cụ thể ghi rõ diện tích, các giới hạn, các vật chuẩn theo các hướng đông Tây Nam Bắc... như gò, đống, mương máng, mỏm đòi, ngọn núi, vạt rừng... ; và mỗi khi có đổi thay về địa dạng như đào mương mới, cháy rừng, suối đổi dòng, cây cổ thụ đổ, phá nhà cũ... đều được kịp thời bổ xung vào sổ sách, bản đồ, sơ đồ, chứng từ, giao kèo, văn tự...

Nhà cửa, ruộng vườn của cá nhân còn có sổ sách tỷ mỷ, hợp pháp, công khai đến như vậy, huống chi là đất đai, cương vực của tổ quốc, của quốc gia, sao lại có thể lèm nhèm, sơ khống, ấm ớ, vớ vẩn đến như kiểu cách ông Lê Công Phụng kể lể.

Thật ra ông Lê Công Phụng chỉ là kẻ thừa hành của bộ chính trị, cơ quan chỉ đạo cuộc đàm phán Việt Trung, những người chịu trách nhiệm để cho Đảng cộng sản Trung Quốc chèn ép, lấn lướt, dẫn đến sự nhượng bộ tội lỗi hiện nay.

Bộ chính trị hiện nay tưởng rằng những điều tội lỗi họ làm có thể che giấu được nhân dân, như trong quá khứ họ đã đàn áp các cán bộ, đảng viên trong vụ án "nhân văn giai phẩm", hay vụ án gọi là "xét lại, chống đảng". Họ đã lầm. Tình hình nay đã khác nhiều. Từ trong đảng, đã vang lên nhiều tiếng nói của lẽ phải, của sự thật, của lương tri. Quân đội nhân dân cũng đã khác trước. Trung tướng Trần Độ, trung tướng Phạm Hồng Sơn, đại tá Phạm Quế Dương, dũng sĩ Trần Dũng Tiến, cựu chiến binh Trần Bá... đã cất tiếng nói trung thực của mình. Thúng không úp nổi voi.

Các sĩ quan và chiến sĩ đã cầm súng bảo vệ tổ quốc có đầy đủ trách nhiệm và có quyền chính đáng đòi hỏi Bộ chính trị phải trình bày công khai đầy đủ hai bản hiệp định Việt Trung cho toàn dân và toàn quân biết rõ. Tổ quốc Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam là của thiêng liêng cho các thế hệ kế tiếp, chứ không phải là của riêng của một nhóm người nào !

Cùng có lợi, hay Việt Nam thiệt đơn, thiệt kép ?

Những cái loa của Hà Nội như ông Nguyễn Di Niên, ông Lê Công Phụng, bà Phan Thúy Thanh lải nhải rằng việc ký hiệp định là hai bên cùng có lợi ! Ta hãy xem việc xác định đường biên giới mới trên biển trong vịnh Bắc Bộ so với hiệp ước cũ Pháp-Trung thời Mãn Thanh ra sao. Cái tỷ lệ 62/38 đã hạ xuống thành 53/47, cụ thể hơn là 52,23/46,77, tức là phía Việt Nam đã mất đi gần 9%, cụ thể là 8,77% diện tích toàn vịnh Bắc Bộ rộng 126.250 km vuông, đại thể là mất hơn 10.000 km vuông. Ai thiệt, ai lợi, ai nấy đều rõ ! Ông Phụng kể rằng khi vào cuộc đàm phán, phía Việt Nam đề ra tỷ lệ 61/39, nghĩa là lùi, nhượng cho Trung Quốc 1% diện tích, phía Trung Quốc lấn tới, đòi thêm, để cuối cùng là phải nhượng cho họ gần 9% diện tích. Ông Phụng còn trần tình rằng lúc đầu phía Trung Quốc đòi chia đôi 50/50, cuối cùng đạt 53/47 là có lợi cho Việt Nam rồi ! Lại một sự chống đỡ nghe không lọt tai, có thể nói là láo xược và ngạo mạn với nhân dân và quân đội, sau khi để mất hơn 10.000 km vuông. Nhưng còn có vấn đề nghiêm trọng hơn nữa, đó là cái chất lượng của diện tích bị mất. đường biên mới trên biển khác với đường biên cũ là Trung Quốc nhả cho phía Việt Nam một diện tích nhỏ xíu ở ngoài khơi phía bắc vịnh Bắc Bộ, phía đông của kinh tuyến 108 độ 3 phút 13 giây từ cửa biển Bắc Luân nhìn ra, để ngoạm một miếng to gấp 4 lần, lại rất béo bở ở hướng Nam, phía Tây của đường kinh tuyến nói trên, nằm ngay trung tâm của vịnh Bắc Bộ, từ ngoài khơi của cửa sông Hồng đến ngoài khơi thị xã Đồng Hới ở Quảng bình.

Để hiểu rõ vấn đề này, cần tìm hiểu một cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các vụ tranh chấp trên biển là Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, được thông qua ngày 10-12-1982, có hiệu lực từ ngày 16-11-1994. Công ước này dày hơn 100 trang, gần 320 điều khoản, có 17 phần, giải quyết đầy đủ các vấn đề cơ bản về chủ quyền, quyền lợi liên quan đến biển, hải đảo, về biên giới trên biển, đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải cũng như tranh chấp chủ quyền và quyền lợi trên biển, trong biển, dưới đáy biển, việc thành lập Tòa án quốc tế về luật biển đã được quy định. Nếu như đoàn đàm phán của Việt Nam nghiên cứu kỹ, nắm chắc cơ sở pháp lý của công ước này (gọi tắt là UNCLOS - United Nations Convention on the Law of Sea) và có thái độ đàng hoàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ quốc, của dân tộc thì kết quả sẽ khác hẳn.

Việt Nam có thế áp đảo trên mọi tiêu chuẩn

Vịnh Bắc Bộ là một vịnh, nghĩa là một "vùng biển nửa kín" liên quan đến hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cửa vịnh là đường vạch trên bản đồ từ Cửa Tùng (Quảng Trị), qua Cồn Cỏ đến mũi Oanh Ca, điểm Tây Nam của đảo Hải Nam. Vùng biển rộng hơn 12 vạn km vuông ấy chia cho mỗi bên bao nhiêu là hợp lý ?

Thông thường, đã có chuẩn mực, tập quán, kinh nghiệm chia thành các tiêu chuẩn : đường cơ sở được đo khi nước thủy triều xuống của mỗi bên là bao nhiêu ? Số dân sống ven vịnh (trong vòng 60 hải lý) nhờ vào tài nguyên của vịnh là bao nhiêu ? Số đảo mỗi bên với dân số trên đảo ấy ? Số sông của mỗi bên đổ vào vịnh ? Lưu lượng của số sông ấy đóng góp vào việc hình thành vịnh ?...

Nhìn trên bản đồ, ta có thể thấy ngay phía Việt Nam có lợi thế áp đảo trên mọi tiêu chuẩn : đường cơ sở dài gấp đôi ; số dân sống quanh bờ vịnh của phía Việt Nam là khoảng 20 triệu so với số dân chỉ khoảng 8 triệu ở bán đảo Lôi Châu và phía tây đảo Hải Nam ; số đảo phía Việt Nam là 1.300, còn số đảo phía Trung Quốc chỉ vẻn vẹn có 6 ; số sông phía Việt Nam đổ vào vịnh có hàng chục sông lớn (sông Hồng, sông Lục Nam, sông Lơ, sông Đà, sông Mã, sông Chu, sông Gianh...) so với 4 con sông nhỏ ở đảo Hải Nam : lưu lượng tải phù sa đổ vào vịnh của phía Việt Nam gấp mấy chục lần phía Trung Quốc !

Rõ ràng vịnh Bắc Bộ có tác dụng đối với cuộc sống của đông đảo dân Việt Nam gấp nhiều lần phía Trung Quốc. Có thể nói nếu công bằng khách quan, phía Việt Nam phải được từ 2/3 đến 3/4 diện tích vịnh. Cái tỷ lệ 53/47 là cực kỳ vô lý, bất công, không thể chấp nhận được !

Có lẽ chính vì sự nhượng bộ quá đáng của phía Việt Nam là hiển nhiên nên những người lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã cố tình giấu giếm cả quá trình đàm phán lẫn kết quả đàm phán, không công bố các hiệp định đã ký kết.

Đến nay họ đang bị kẹt cứng. Họ có dám đưa hiệp định này ra trình bày trước Quốc hội mới sẽ được bầu vào ngày 19-05-2002 hay không ? Các đại biểu quốc hội mới có vẫn cứ là những ông nghị gật, làm trò cười cho nhân dân và thế giới về một nền dân chủ lộn tùng phèo, một nền dân chủ bị thiến hay không ? Mà cứ giấu giếm thì sẽ giấu đến bao giờ ? Tính chính đáng của sự cầm quyền của họ đã bị lung lay, đang bị sói mòn từng ngày một.

Lẽ ra từ gần 10 năm trước khi cuộc đàm phán khởi đầu, hiểu rõ lợi thế của phía mình, phía Việt Nam đưa ra công khai các nội dung đàm phán, bàn luận trên báo chí trong và ngoài nước về lập trường đàm phán của mình, cả về biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ, thì phía Trung Quốc sẽ không thể lấn lướt và có thái độ kẻ cả hiếp đáp quá đáng đến vậy ! Chính thái độ đi đêm với nước lớn đầy tham vọng tự nó đã tố cáo tội lỗi nặng nề và hiển nhiên của những người lãnh đạo đảng cộng sản ở Hà Nội.

Quốc hội khóa mới sẽ được họp vào tháng 7 tới. Chúng ta sẽ chăm chú theo dõi phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới, xem có đại biểu nào dám chất vấn đảng cộng sản và nhà nước về hai hiệp định Việt Trung đã ký và Quốc hội có dám đề ra việc thành lập một ủy ban đặc nhiệm để nghiên cứu về vấn đề này hay không ? Nó là một dấu hiệu, một thước đo về bản chất của Quốc hội mới, nó có còn là công cụ đơn thuần của đảng cầm quyền hay đã có chút ý thức về trách nhiệm với nhân dân, với cử tri ? Khóa quốc hội vừa chấm dứt đã có một vài dấu hiệu nhỏ nhoi mang tính chất "tập sự về nền dân chủ", như hoãn lại công trình thủy điện ở Sơn La, chất vấn về chủ trương và sự chậm trễ trong việc xây dựng hệ thống công nghiệp lọc dầu ở Dung Quất (Quảng ngãi).

Hợp tác hay là chiếm đoạt ?

Hiệp định hợp tác nghề đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, được ký kết cùng một lúc với hiệp định phân định biên giới trong vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000 tại Bắc Kinh ; hai bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Đường Gia Triền đã ký kết hiệp định này, với sự chứng kiến của hai ông Giang Trạch Dân và Trần Đức Lương.

 Đến nay, hiệp định đánh cá chung cũng như hiệp định phân chia biên giới trong vịnh Bắc Bộ vẫn chưa được Quốc hội hai nước phê chuẩn. Phía Trung Quốc rất sốt ruột ; tháng 3-2002 vừa qua, Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam cũng có ý thôi thúc Việt Nam sớm phê chuẩn hai hiệp ước này. Những người lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đang cực kỳ lo lắng vì dư luận trong và ngoài nước đang ngày càng lên án sự nhượng bộ của họ cho thiên triều Bắc Kinh. Họ định che giấu sự "mua bán bỉ ổi" này, chuyện đi đêm với "người anh lớn xấu bụng" nhưng làm sao họ có thể lấy thúng úp nổi voi ! Họ đang ở thế kẹt. Không đưa ra công khai nội dung các hiệp định thì bị lên án là do phạm tội nên mới che giấu, mà đưa ra công khai nội dung ký kết thì lại càng nguy !

Các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước đang bình tĩnh, kiên trì tìm hiểu sự thật để trình bày với đồng bào và dư luận quốc tế.

Theo những điều đã được tiết lộ thì phía Trung Quốc đã có dã tâm xấu, một mặt tìm cách tách vấn đề phân định biên giới trên biển ra khỏi vấn đề lớn hơn là chủ quyền trên biển nói chung, để nghiễm nhiên không bàn đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ; một mặt khác họ gắn vấn đề phân định biên giới trong vịnh Bắc Bộ với việc ký kết hiệp định về hợp tác đánh cá giữa hai nước.

Trong hiệp định về hợp tác nghề đánh cá, phía Việt Nam cũng bị lép vế và thiệt thòi rất lớn. Đáng chú ý là việc thành lập một vùng đánh cá chung ở trung tâm vịnh. Vùng này rộng 33.500 km vuông, chiếm gần 30% diện tích của vịnh, ở sát vĩ tuyến 20 xuống phía nam, cho đến đường đóng cửa vịnh ; đường này được vạch từ Cửa Tùng (Vĩnh Linh) qua Cồn Cỏ, đến mũi Oanh Ca ở mỏm Tây Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc) ; vùng đánh cá chung cách bờ biển của mỗi bên trung bình là 30 hải lý. Nếu so sánh trên bản đồ các đường biên trong vịnh theo hiệp ước Pháp Trung năm 1887 (được gọi là đường Brévié) và theo bản hiệp định về vịnh Bắc Bộ vừa ký giữa Việt Nam và Trung Quốc thì tuy nói là Trung Quốc đã góp vào vùng đánh cá chung một nửa phần của mình một cách công bằng thì thật ra cái đóng góp này chủ yếu là nằm trong cái diện tích vừa được phía Việt Nam nhường cho họ. Các vị trong đoàn Việt Nam tham gia đàm phán với Trung Quốc và những người lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam chỉ đạo cuộc đàm phán chắc chắn sẽ phải giật mình hoãng sợ về sự khám phá này. Họ sẽ chống đỡ ra sao trước búa rìu dư luận của nhân dân, của các sĩ quan và binh sĩ Quân đội nhân dân ? Họ có còn chút liêm sỉ để nhận ra tội lỗi nặng nề này ? Những người đàm phán của Đảng cộng sản Trung Quốc thật là cao tay, ép thẳng cánh những người "vừa là đồng chí vừa là anh em". Càng thân quen, càng lèn cho đau mà ! Họ đã chiếm đoạt nghiễm nhiên khu vực trung tâm của vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều thủy sản nhất, nơi hứa hẹn có nhiều hơi đốt và quặng quý dưới biển nhất, cũng là địa bàn lợi hại nhất để khống chế toàn bộ vịnh và Biển Đông về mặt an ninh, quốc phòng và giao thông vận tải. Tôi xin cất tiếng báo động một nguy cơ lớn thật sự cho đồng bào ta ở trong và ngoài nước, cho các sĩ quan và binh sĩ Quân đội nhân dân đang có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc ! Xin các bạn hình dung một kẻ cao lớn tham lam hẹn chia đôi một chiếc bánh thơm ngon với một cậu bé ngây ngơ yếu ớt, thì cái phần của cậu bé liệu còn được bao nhiêu ? 

Môn võ tàu "xiết chặt cổ" ở đảo Bạch Long Vĩ

Một điều hệ trọng khác trong dã tâm xâm lấn của các nhà đàm phán Trung Quốc là nhòm ngó đến đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển bao quanh. Đây là đảo lớn có đông dân, ngang với một huyện, ở cách bờ biển Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km, ở phía bắc vĩ tuyến 20. Đảo Bạch Long Vĩ có ý nghĩa chiến lược cực kỳ lợi hại vì nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, có hàng vạn dân, có nhiều thủy sản quý về các loài cá, mực, tôm, bào ngư..., là tiền đồn của các lực lượng phòng không, cao xạ, hải quân và dân quân... Các nhà sử học viết về đảo Bạch Long Vĩ đã nhận xét rằng ông cha ta đã đưa dân ra dựng đảo làm thành thế "ỷ dốc" cho nước Đại Việt. Thời thuộc Pháp, thực dân đã xây dựng bến hải quân cho tàu thuyền quân sự ở đây. Theo hiệp định mới ký, đường biên trên biển chỉ cách đảo Bạch Long Vĩ có 15 hải lý, có nghĩa nằm trong một nửa của tầm hải pháo thông thường ! Thật không ngoa khi có nhà bình luận cho rằng Trung Quốc qua hiệp định mới đã vô hiệu hóa hoàn toàn vị trí chiến lược của đảo Bạch Long Vĩ và đã ở thế "xiết chặt cổ Việt Nam" bất cứ lúc nào họ muốn.

Vẫn chưa hết. Do đảo Bạch Long Vĩ nằm ngoài vùng đánh cá chung nên Trung Quốc còn nài ép Việt Nam phải lập thêm cái gọi là "vùng quá độ" ở phía bắc đảo trong thời gian 4 năm, nhằm để cho họ tha hồ tham gia khai thác, tận lực khai thác 4 năm liền ! Về vấn đề này, phía Việt Nam cũng xin... lùi ! Đó, cái công bằng, thỏa đáng mà những cái loa phát ngôn sống như Phan Thúy Thanh, Lê Công Phụng, và cả Nguyễn Dy Niên... lải nhải là như vậy đó !

Đến đây tôi xin gửi lời hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện vẫn còn tỉnh táo trong độ tuổi 91 của ông, hỏi trung tướng bộ trưởng quốc phòng đương chức Phạm Văn Trà, các tướng lĩnh ở bộ tổng tham mưu, các đô đốc hải quân ở Hải Phòng... có biết các sự kiện trên hay không và ý kiến của các vị ra sao ? Khi nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc đã bị đem ra để mua bán, đổi chác, hiến tặng một cách phũ phàng đến vậy ? Các vị vẫn giả tảng không biết gì ư ?

Các vị có biết rằng nhà luật học trẻ Lê Chí Quang, nhà kinh doanh trẻ Phạm Hồng Sơn, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà nghiên cứu Trần Khuê... đang bị mất tự do chỉ vì dám cất tiếng nói ngay thẳng của mình về những hiệp định bất bình đẳng Việt Trung ? Nhân đây tôi xin cải chính tin của ai đó đăng trên báo Diễn Đàn (Forum) ở Paris về thái độ tán thành những lời chống đỡ với dư luận của thứ trưởng Lê Công Phụng, được gán cho trung tướng Trần Độ. Tôi xin bảo đảm rằng tướng Trần Độ không hề ba phải, ỡm ờ mà dứt khoát, mạnh mẽ, kiên định lên án thái độ khúm núm, phụ thuộc, nhượng bộ của những người lãnh đạo ở Hà Nội đối với đàn anh Trung Quốc của họ trong quá trình đàm phán vừa qua. Chúng tôi sẽ nghe rõ chính kiến của ông tướng sáng suốt và khảng khái này trong những ngày gần đây. Xin đừng ai vô tình hay cố ý chống đỡ cho những kẻ tội phạm ! Ê lắm !

Tất cả những lực lượng yêu nước thật lòng, ở trong nước và ở nước ngoài, hãy tỏ rõ thái độ rõ ràng của mình để ngăn chặn ngay sự thông qua các hiệp định đã ký bởi Quốc hội sắp được bầu lại. Chúng ta buộc những người lãnh đạo phải công bố công khai những hiệp định đã ký để cho toàn dân đều rõ. Thái độ im lặng của họ chứng tỏ họ không ngay thật, sợ ánh sáng quang minh chính đại của lẽ phải. Những sự chống đỡ quanh co, úp mở của những kẻ thừa hành chỉ nuôi dưỡng thêm hoài nghi và sự lên án các thế lực lãnh đạo.

Quân đội nhân dân, từng hy sinh biết bao sinh mạng để bảo vệ tổ quốc, có trách nhiệm và có quyền cất tiếng nói ngay thẳng mạnh mẽ của mình để tìm hiểu ra sự thật đầy đủ và lên án thẳng thắn mọi sự mua bán bỉ ổi liên quan đến lãnh thổ, vùng biển và tài nguyên của đất nước, một sự lên án rõ ràng, dứt khoát, có chứng cớ hẳn hoi, theo hiến pháp, luật pháp hiện hành cũng như theo pháp luật quốc tế.

Bùi Tín

*********************

Moskva : Ba người Việt và hai người Trung Quốc bị giết ngay trước ngày sinh của Hitler

Moskva hiện đang lo đối phó với ngày 20-4-2002, vì đó là ngày sinh của Hitler. Cũng như năm ngoái, các nhóm dân tộc cực đoan, phát xít mới và "trọc đầu" lưu manh ở Nga, đặc biệt là ở Moskva, đã có chương trình chuẩn bị hành động tội ác, mà chúng gọi là để "kỷ niệm" ngày 20-4.

Từ vài tuần qua, các sứ quán ngoại quốc, nhất là Mỹ, Nhật, Ðức, Anh, Pháp... đã thông báo cho công dân của họ ở Moskva phải đề phòng, tránh đến những nơi tập trung đông người. Còn công an Nga, theo lời của viên tướng công an Moskva Kulikov, đã tăng cường lực lượng trong dịp này và sẵn sàng đối phó không nhân nhượng trước những hành vi hung bạo của các nhóm dân tộc cực đoan, phát xít mới và bọn "trọc đầu". Công an Moskva khuyên dân Việt Nam cùng các cư dân ngoại quốc khác đóng cửa các ốp (trung tâm thương mại) và nghỉ chợ trong ngày 20-4.

Mặc dầu vậy, ngày 18-4 vừa qua, trên đường chuyển tàu điện ngầm ở ga metro Petrovsko-Razumovskaya (đường này dân nước ngoài thường đi họp chợ gần đấy), một nhóm "trọc đầu" đã tràn vào nhà ga dùng dao đâm chết hai người đàn ông Việt Nam, hai người Trung Quốc và đánh trọng thương một người Pakistan. Tại ốp Thủy Lợi, cũng trong ngày hôm đó, một phụ nữ Việt Nam, tên Thủy, đã bị một nhóm "trọc đầu" lưu manh nhào vô đánh chết.

Ðó là chưa nói đến ngày 17-4, ba người Việt Nam ở ốp Togi (của người Việt) đã bị các nhóm dân tộc cực đoan nhào vô đánh đập tàn nhẫn, nhưng không ai bị thiệt mạng.

Hiện nay bà con Việt Nam ở Moskva hết sức lo sợ. Dù được báo trước phải đề phòng cẩn thận, nhưng vì cuộc sống bà con không có cách nào tránh được việc ra chợ và đến ốp. Không thể nào lường trước được những tai họa mà bà con người Việt tại Nga sẽ phải gánh chịu và cũng không ai ngờ năm nay các nhóm dân tộc cực đoan hành động sớm hơn năm ngoái. Theo lời nhiều người thì dù bà con ta có ở nhà, bọn "trọc đầu" lưu manh vẫn có thể xông vào tấn công tại nhà được.

***********************

Phân tích thời sư chính trị tại Pháp :

Nước Pháp trước hai thử thách lớn

Võ Xuân Minh, tháng 4/2002

"Trận động đất", "một thảm kịch cho nước Pháp", "một sự sỉ nhục đối với dân chủ và phẩm giá của người Pháp", "xấu hổ cho người Pháp"...

(Le séisme, une tragédie pour la France, une insulte à la démocratie et à la dignité des Français, honte aux Français...).

Ðó là những tít lớn, xuất hiện ở trang đầu, của những tờ báo lớn tại Pháp và nhiều quốc gia khác trên thế giới ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng đầu, ngày 21-4-2002. Ba ngày sau, trong bài xã luận của tờ báo Le Monde, với tựa : "Sự nhục nhã" (L’humiliation), cho rằng "ít khi hình ảnh của nước Pháp đối với nước ngoài lại tàn tạ như vậy" (Rarement l’image de la France à l’étranger aura été aussi flétrie).

Trước hết, phải nói đây là một cuộc bầu cử rất dân chủ, ứng cử viên thuộc đủ mọi thành phần, đảng phái, từ cực hữu đến cực tả hay không thuộc một đảng phái nào ; từ ông già trên 70 tuổi đến thanh niên dưới 30 tuổi ; từ những đảng phái có khả năng tài chánh, phương tiện lớn đến những tổ chức, cá nhân có tài chánh, phương tiện khiêm tốn. Người dân hoàn toàn tự do chọn lựa hay có quyền không chọn lựa ai cả, không đi bầu. Kết quả : số ứng cử viên chiếm kỷ lục (16 người, gấp đôi lần trước, năm 1995), số ứng cử viên lần đầu chiếm kỷ lục (11 người), số người không đi bầu chiếm kỷ lục (28,4%), số phiếu trắng, không hợp lệ chiếm kỷ lục (2,4%) và nhất là số phiếu bầu cho ông Le Pen, 74 tuổi, ứng cử viên của đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National) chiếm kỷ lục (16,86%). Ông Le Pen đã về hạng nhì, hạ ông Jospin (16,18%), và vào vòng hai với ông Chirac (19,88%).

Ông Le Pen, chủ tịch đảng Mặt Trận Quốc Gia, một đảng cực hữu, có khuynh hướng phát xít, kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái. Cá nhân ông Le Pen đã nhiều lần bị kết án về những lời phát biểu phát xít hay kỳ thị chủng tộc vào những năm 1971, 1986, 1987, 1991, 1997 và về tội bạo hành năm 1998. Trong tuổi thanh niên, Le Pen thường ẩu đả trong những cuộc biểu tình và đã hư một con mắt trong một cuộc đánh lộn. Ông ta hãnh diện với "thành tíHữu này. Có thể nói không sợ lầm Le Pen là một tay du côn và tới nay tuy đã 74 tuổi, ông ta vẫn du côn trong ngôn ngữ và thái độ. Ngay cả những người lãnh đạo các đảng cực hữu Ý, Bỉ, Ðan Mạch, Hòa Lan, Áo cũng cho rằng ông Le Pen là người quá khích và không muốn giao thiệp. Sự kiện số phiếu bầu cho ông Le Pen nhiều hơn ông Jospin đã làm cho nước Pháp rúng động, Âu Châu bàng hoàng và danh dự của nước Pháp bị tổn thương trầm trọng. Nhiều người Pháp, nhất là giới trẻ, đã than : "Tôi hổ thẹn là người Pháp", "Tôi đau đớn là người Pháp" (j’ai honte d’être français, j’ai mal d’être français). Những cuộc xuống đường đã xảy ra ngay từ lúc biết kết quả và kéo dài liên tiếp đến những ngày sau.

Tại sao cuộc bầu cử này đã mang đến cho nước Pháp một "thảm kịch" ?

Nếu nhìn trên bề mặt thì có nhiều lý do để giải thích. Tại hôm đó trời đẹp nên nhiều người không đi bầu và do đó ông Jospin mất một số phiếu (sự chênh lệch giữa Jospin và Le Pen rất ít, chưa tới 0,7%, dưới 200.000 phiếu). Vì tin rằng Jospin thế nào cũng vào vòng hai nên một số người đã bầu cho người khác, như bầu cho bà Laguiller (cực tả) hay ông Le Pen (cực hữu) để bày tỏ sự bất mãn đối với chính quyền do ông Jospin lãnh đạo. Tại ông Jospin vận động dở. Tại ông Jospin tự phụ và không khôn khéo để bà Taubira và ông Chevènement ra ứng cử và chia phiếu. Tại ông Chirac đã dùng vấn đề an ninh, điểm yếu của chính quyền Jospin, làm chiêu bài vận động tuyển cử và đồng thời làm lợi cho ông Le Pen. Tại chiến thuật vận động của ông Le Pen hay...

Những lý do đó đều đúng, tuy nhiên chúng chỉ có thể giải thích sự thất bại của ông Jospin chứ không thể giải thích tình trạng hiện tại của nước Pháp. Tương lai và danh dự của một quốc gia, nhất là một quốc gia lớn, dân chủ và văn minh, không thể tùy thuộc vào thời tiết hay vào sự khôn khéo hay vụng về của một vài ứng cử viên.

Nhìn về chiều sâu, nguyên nhân chính của "trận động đất"vừa qua là quốc gia Pháp đang gặp phải những cuộc khủng hoảng lớn. Nhờ nề nếp sinh hoạt dân chủ, cuộc bầu cử vừa qua đã là hụ còi báo động. Không những vậy, nó còn phơi bày mặt trái của Pháp, bắt buộc Pháp phải sửa đổi để tự vệ và đồng thời đưa ra những chỉ dấu về những khủng hoảng của Pháp.

Khủng hoảng thứ nhất là khủng hoảng về ý kiến, tư tưởng chính trị.

Qua cuộc bầu cử này Ðảng Xã Hội đã thất bại, và thất bại lớn. Ðây là lần đầu tiên, kể từ năm 1969, Ðảng Xã Hội Pháp không có ứng cử viên tổng thống ở vòng hai. Họ thất bại không phải do khả năng lãnh đạo quốc gia mà do sự thiếu vắng một khuynh hướng chính trị rõ ràng. Bảng tổng kết của chính quyền Jospin tương đối khả quan : an sinh xã hội được nâng cao, số người thất nghiệp giảm, kinh tế ổn vững, chỉ số gia tăng cao hơn mức trung bình Âu Châu. Và ngay cả trong lãnh vực an ninh, những cuộc thăm dò vào cuối tháng ba (BVA-Paris Match) cho thấy tỷ số dân Pháp tin tưởng ở Jospin cao hơn Chirac. Nhưng Jospin, hay đúng hơn Ðảng Xã Hội, đã gặp phải sự khủng hoảng về tư tưởng. Nhiều người lãnh đạo trong đảng đã nhận thấy chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời nhưng chưa xây dựng được một cơ sở tư tưởng nào để thay thế. Họ chưa làm được vì quán tính của quá khứ, vì giới bảo thủ trong đảng, nhưng quan trọng hơn cả là vì họ thiếu quyết tâm. Xây dựng một cơ sở tư tưởng không những đòi hỏi phải có trí tuệ mà còn đòi hỏi rất nhiều can đảm để chấp nhận những thử thách và hy sinh. Và đây là những điều mà họ không muốn. Trong lúc vận động tranh cử, Jospin đã có lần tuyên bố : "Dự án của tôi không phải là xã hội" (Mon projet n’est pas socialiste). Lời tuyên bố này đã không những đã làm cho các đảng phái cánh tả khác chỉ trích ông mà còn gây hoang mang trong hàng ngũ của Ðảng Xã Hội. Ông đã cố gắng vớt vát lại với những lời lẽ thiên tả hơn, nhưng thái độ bất nhất này chỉ làm cho sự tín nhiệm vào ông, vào Ðảng Xã Hội giảm xuống. Vì thiếu một tư tưởng chỉ đạo nên Ðảng Xã Hội có nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau và trong chiều sâu đang bị phân hóa.

Tình trạng của Ðảng Cộng Sản Pháp còn bi đát hơn. Với 3,37% số phiếu, Ðảng Cộng Sản không những bị khủng hoảng về chính trị mà còn phá sản về tài chánh (vì dưới 5% số phiếu nên không được nhà nước hoàn trả chi phí). Vấn đề tồn tại của Ðảng Cộng Sản Pháp đang được đặt ra. Và đây là hậu quả của sự trống rỗng về tư tưởng và định hướng. Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và họ không biết đổi mới. Những người có khả năng suy nghĩ đã bị họ khai trừ từ lâu. Ðây cũng là một hình ảnh trung thực của Ðảng Cộng Sản Việt Nam tương lai.

Nhưng "trận động đất"vừa qua không phải chỉ dành riêng cho những đảng phái cánh tả. So với lần bầu cử trước đây, năm 1995, số phiếu liên minh cánh hữu mất 3,7 triệu phiếu, nhiều hơn cánh tả, 3,0 triệu. Riêng ông Chirac, tuy về đầu nhưng chưa được 20% số phiếu và kém hơn lần trước 700.000 phiếu, dù những đối thủ của ông, trong cánh hữu, lần nầy không có trọng lượng như lần trước.

Những gì đã xảy ra ?

Thế giới đang thay đổi, và với một vận tốc nhanh, trong khi bản chất con người là bảo thủ và ngại thay đổi. Ðể giải quyết sự mâu thuẫn này các đảng phái chính trị phải đầu tư suy nghĩ để tìm một tổ chức xã hội phù hợp với thời đại mới, để đưa ra những cách giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, và nhất là phải quyết tâm thay đổi, phải chấp nhận một số hy sinh, mất mát nào đó.

Nhưng nói chung hầu hết các chính trị gia Pháp vừa không đầu tư thì giờ và suy nghĩ đủ để tìm một hướng đi cho quốc gia và mặt khác vì quyền lợi cá nhân hay đảng phái họ đã tránh né những đề nghị hay cải cách cần có. Thiếu viễn kiến, thiếu quyết tâm nên thông điệp cũng như hành động của họ không rõ ràng, nhiều khi còn mâu thuẫn. Chính quyền Jospin lên án Le Pen nhưng lại bổ nhiệm những đảng viên cộng sản vào chức bộ trưởng dù biết rằng chủ nghĩa cộng sản tàn phá nhân loại còn kinh khủng hơn chủ nghĩa phát xít. Tất cả chỉ làm cho người dân hoang mang, chán nản và mất niềm tin.

Một khi người dân hoang mang, không còn tin tưởng vào giai cấp lãnh đạo, một khi quốc gia không có những định hướng rõ ràng thì các tổ chức, đảng phái cực đoan phát triển mạnh mẽ. Trong cuộc bầu cử vừa qua phe cực hữu đã thêm 3,9% số phiếu và phe cực tả 4,7%. Cũng nên nhắc lại là cuối năm 1998, đảng cực hữu Front National đã phân ra làm hai và chống nhau dữ dội. Nhiều người đã tiên đoán là đảng này sẽ phân hóa và tan rã. Phải là một phép mầu mới có thể làm cho đảng này phục hồi và phát triển nhanh chóng như vậy. Và phép mầu đã xuất hiện, một phần là nhờ những sự kiện đã trình bày ở trên, và phần khác sẽ được trình bày dưới đây.

Thật ra đây là một vấn đề chung cho mọi quốc gia chứ không phải riêng nước Pháp và chúng ta thấy những khuynh hướng cực đoan đã ít nhiều nỗi lên khắp nơi : Áo, Ý, Hòa Lan, Ðan Mạch, Bỉ... Nhưng ở Pháp trầm trọng hơn vì ngoài sự khủng hoảng về ý kiến, tư tưởng chính trị còn có khủng hoảng về thể chế chính trị. Thể chế chính trị của Pháp đã lỗi thời và không còn thích hợp với một quốc gia dân chủ tiến bộ.

Thể chế chính trị của Pháp, nói một cách đơn giản, đưa đến hai trường hợp sau :

Một là, tổng thống và đa số dân biểu trong Quốc hội thuộc về một đảng hay một liên minh. Trong trường hợp này tổng thống là người nắm hết mọi quyền hành. Thủ tướng, người điều khiển guồng máy quốc gia, trên thực tế chỉ là một đổng lý văn phòng của tổng thống và ông ta có thể bổ nhiệm hay sa thải một cách tùy tiện. Trong năm năm, 1988-1993, Mitterrand đã bổ nhiệm ba thủ tướng. Không những vậy ảnh hưởng của tổng thống trên Quốc hội cũng rất lớn vì đa số dân biểu là thuộc đảng của ông và phần lớn nhờ ông mà được đắc cử hay nắm quyền. Hơn nữa, tổng thống có thể giải tán Quốc hội, như Mitterrand đã làm vào năm 1981, 1988, và Chirac năm 1997.

Với một quyền hạn lớn lao như vậy, tổng thống Pháp không cần phải lạm quyền cũng có thể thao túng quốc gia. Ngoài những trường hợp rất đặc biệt, không có một cơ chế nào có thể kiểm soát một tổng thống Pháp. Pompidou, Mitterrand lâm bịnh rất nặng nhưng cũng đã nắm quyền cho đến phút cuối. Jacques Chirac đã nhân danh là tổng thống để từ chối lời mời ra trước tòa án của một thẩm phán. Ðây là những đề tài để báo chí ngoại quốc đàm tiếu và làm suy giảm uy tín của nước Pháp cũng như làm cho nhiều người Pháp bất mãn và không còn tin tưởng vào chính quyền.

Hai là, tổng thống và đa số dân biểu trong Quốc hội thuộc về hai đảng hay hai liên minh đối lập. Trên lý thuyết thì đây là một trường hợp lý tưởng : Trước hết, vì công luận, tổng thống phải chọn người trong đảng có nhiều dân biểu nhất làm thủ tướng với mọi quyền hạn của một thủ tướng thật sự, và vì vậy nhiều người cho rằng thể chế chính trị của Pháp rất gần gũi với, và có những ưu điểm của, một chế độ đại nghị. Sau đó, hai đảng hay hai phe đối lập, một mặt cùng nhau đem tài năng và thiện chí để phục vụ quốc gia và mặt khác cùng nhau chia sẻ quyền lực tránh tình trạng tập trung tất cả vào tay một người như trường hợp ở trên.

Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Sự "sống chung" (cohabitation) này ngăn chặn guồng máy quốc gia hoạt động nhịp nhàng, đưa đến những khủng hoảng chính trị và đe dọa cả nền dân chủ của Pháp.

Vì thuộc hai khuynh hướng chính trị khác nhau, triết lý điều hành quốc gia do đó cũng khác nhau, thêm vào, quyền lợi cá nhân và đảng phái, sự xung đột giữa tổng thống và thủ tướng là một điều không thể tránh khỏi, và nhiều lúc rất trầm trọng. Tuần báo Le Point 25-3-2002 đã chọn sự "sống chung"này làm đề tài với tựa "Năm năm thù hận" (Cinq ans de haine). Tuy nhiên vì uy tín của quốc gia và vì người dân không muốn có những xung đột ở giai cấp lãnh đạo nên cả hai phải cố gắng che đậy, phải sống trong sự giả dối.

Sự xung đột này trở nên gay gắt hơn vì sự bất công được bảo vệ bởi hiến pháp : thủ tướng là người phải gánh vác mọi trách nhiệm quản lý quốc gia nhưng tổng thống là nguyên thủ quốc gia và uy quyền rất lớn vì do phổ thông đầu phiếu. Trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua, Chirac đã không ngần ngại chỉ trích chính phủ Jospin về tình trạng nước Pháp hiện nay vì ông không can hệ gì đến việc quản lý quốc gia, nhưng, như Jospin, ông đưa ra một dự án cải thiện nước Pháp và hứa rằng sẽ thực hiện nếu ông được đắc cử thêm một lần nữa. Những mâu thuẩn đưa đến những nghịch lý.

Nhưng quan trọng hơn, sự "sống chung"này đe dọa nền dân chủ của Pháp. Trong một quốc gia lúc nào cũng có một số người không bằng lòng về chính quyền của họ, họ cần có một đối lập chính trị để phản ánh những ước muốn hay những bất mãn của họ. Nhưng sự "sống chung"đã làm cho nước Pháp không còn có một lực lượng chính trị đối lập ôn hòa và do đó người dân phải dựa vào những đảng phái cực đoan và đã làm cho các đảng này phát triển.

Có thể cho rằng ông Le Pen đã loại được ông Jospin để vào vòng hai là nhờ một số yếu tố tình cờ. Nhưng sự lớn mạnh của các đảng cực tả và cực hữu (chiếm 30% số phiếu ) là do nước Pháp đang bị khủng hoảng về ý kiến, tư tưởng và về thể chế chính trị.

Ðây là hai thử thách lớn của nước Pháp. Muốn vượt qua hai thử thách này người Pháp trước hết cần phải ý thức được tầm quan trọng của nó và kế đến cần phải quyết tâm và yêu nước.

Riêng đối với chúng ta, những người mong muốn quốc gia Việt Nam sẽ có dân chủ và phồn vinh, cần phải chú ý đến tầm quan trọng của ý kiến, tư tưởng chính trị hay của một dự án chính trị và tầm quan trọng của thể chế chính trị vì đây là nền tảng để xây dựng quốc gia và bảo đảm dân chủ . Tất cả đã được dẫn chứng một cách hùng hồn qua cuộc bầu cử tổng thống Pháp vừa qua.

Võ Xuân Minh

*******************

Hiện tượng Le Pen hay Phong trào cực hữu đang lên tại Pháp

Nguyễn Văn Huy, tháng 4/2002

Cả nước Pháp chấn động sau kết quả vòng một của cuộc bầu cử tổng thống ngày 21-4-2002. Ứng cử viên cực hữu Jean-Marie Le Pen về hạng hai (16,86%), sau đương kim tổng thống Jacques Chirac (19,88%) và trước đương kim thủ tướng Lionel Jospin (16,18%).

Kết quả này vượt ra ngoài mọi ước đoán. Lần này đương kim tổng thống Chirac sẽ tranh cử với Le Pen, một đối thủ nổi tiếng là thô tục mà ông không muốn tranh cãi tay đôi trước ống kính truyền hình trong cuộc vận động vòng hai này.

1. Tại sao có sự bất ngờ này ?

Trước ngày bầu cử, các hãng thăm dò dư luận đều tiên đoán vòng hai sẽ chỉ xảy ra giữa Chirac và Jospin. Người ta còn cho biết Jospin sẽ thắng Chirac một cách suýt soát trong vòng hai. Nào ngờ, cả nước Pháp và Liên Hiệp Châu Âu đều chưng hửng trước kết quả vòng một này. Ứng cử viên Lionel Jospin bị loại trước sự bàng hoàng của dư luận và ngay cả chính ông.

Sự ủng hộ các ứng cử viên cực đoan, cực tả cũng như cực hữu, lấn át các ứng cử viên thuộc các khuynh hướng tảlẫn hữu ôn hòa hay bảo thủ. Tổng số phiếu bầu cho các ứng cử viên cực đoan chiếm gần 30% cử tri, gần 1/3 dân số Pháp. Hai ứng cử viên cực hữu chiếm 19,2% ; ba ứng cử viên cực tả trotskist chiếm 10,44%. Thảm hại nhất là ứng cử viên đảng cộng sản Pháp, Robert Hue, chỉ được 3,37% số phiếu, một tỷ lệ thấp nhất từ sau đệ nhị thế chiến đến nay.

Người ta không hiểu dân chúng Pháp thực sự muốn gì. Ðại đa số người Pháp tỏ ra bao dung với các nhóm cộng sản cực đoan nhưng rất quyết liệt với phe cực hữu. Sự dã man của quốc xã Ðức vẫn còn hiện hữu trong ký ức tập thể. Chính vì thế, ngay sau khi tin ứng cử viên xã hội Lionel Jospin bị loại và ứng cử viên cực hữu Jean-Marie Le Pen lọt vào vòng hai, một phong trào tự phát của quần chúng nổi lên tại nhiều nơi, phần lớn là sinh viên, học sinh, kêu gọi mọi người bất kể thuộc khuynh hướng chính trị nào, hãy dồn phiếu cho Jacques Chirac ở vòng hai để chặn đứng sự bành trướng của khuynh hướng cực hữu đang lan tràn.

Nhưng bất ngờ đã làm nghiêng hẳn cán cân lực lượng là số ứng cử viên ra tranh cử tổng thống. Nếu không có hàng rào 500 chữ ký bảo lãnh, có lẽ đã có ít nhất hơn 50 người ra tranh cử. Mặc dù vậy cũng đã có 16 người hội đủ những điều kiện hiến định để được công nhận là ứng cử viên chính thức. Ðây là con số ứng cử viên tổng thống cao nhất từ trước đến nay của nền đệ ngủ cộng hòa. Trong số này, chỉ 8 ứng cử viên đại diện cho các chính đảng hoặc khuynh hướng chính trị được nhiều người biết tới, số còn lại là những những nhân vật đại diện cho một khuynh hướng cực đoan hoặc là người vô danh. Số ứng cử viên lẻ tẻ này đã chia phiếu của các ứng cử viên thuộc các đảng phái lớn và là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của ứng cử viên Ðảng Xã Hội, Lionel Jospin.

2. Nguyên do thất bại của Jospin và liên minh cánh tả

Lionel Jospin là nhân vật đứng đầu của liên minh cánh tả từ sau cuộc bầu cử quốc hội năm 1997 và đã lên cầm quyền từ ngày đó đến nay. Sở dĩ liên minh cánh tả thắng cử vẻ vang trong cuộc bầu cử quốc hội này và lên cầm quyền là nhờ biết kết hợp những đảng tả với nhau. Nhưng sau một thời gian hợp tác, những khác biệt về đường lối và chính sách cầm quyền giữa các đảng tả này, gọi là Cánh Tả Ða Nguyên, đã lộ ra bên ngoài và uy tín của liên minh cầm quyền bị giảm xuống.

Thay vì cố gắng kết hợp lại với nhau, lãnh tụ các đảng tả (Phong Trào Công Dân, Cộng Sản và Xanh) công khai đả kích lẫn nhau để giành ghế trong chính phủ của thủ tướng Lionel Jospin. Ðảng Cộng Sản càng yếu càng kích động các nghiệp đoàn dưới trướng của mình, phần lớn là công chức hay nhân viên các công ty quốc doanh, xuống đường biểu tình phản đối chính phủ, bất chấp quyền lợi của dân chúng. Người ta thấy các nghiệp đoàn tài xế xe buýt và xe điện nội thành đình công liên miên khiến giới thợ thuyền và nhân viên các hãng sở không thể đi làm đúng giờ hay không đi làm được ; các nghiệp đoàn y tế (y tá và y sĩ) đình công đòi thêm quyền lợi gây khó khăn cho quần chúng ; các nghiệp đoàn giáo chức cũng không vắng mặt để đòi thêm quyền lợi và an ninh học đường. Thêm vào đó, thành phần bất hảo có cơ hội phát triển bởi những đạo luật mới bảo vệ nhân phẩm tội phạm trước khi bị xét xử. Chính vì thế, trong các cuộc bầu cử thành phố và xã ấp địa phương, liên minh cánh tả bị mất nhiều địa bàn quan trọng vào tay phe hữu hoặc các nhóm chính trị nhỏ như các nhóm môi sinh địa phương, nhóm săn bắn, câu cá, truyền thống và các nhóm cực tả lẫn cực hữu.

Lần này cũng vậy, thay vì liên minh với nhau trong một tập hợp lớn, lãnh tụ các đảng phái trong liên minh cánh tả cầm quyền đều tranh nhau ra ứng cử, đôi khi cạnh tranh hoặc đả kích cả chính phủ Jospin, đồng minh của mình. Sự kiện này khiến một số cử tri trung thành với liên minh cánh tả đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên khác. Nếu Lionel Jospin được số phiếu của tất cả các đảng phái trong liên minh cánh tả cộng lại, tỷ lệ sẽ là cao nhất (30,13%). Nhưng thất bại này đã quá đau đớn khiến Jospin thất vọng và tuyên bố sẽ rút lui luôn khỏi chính trường sau kết quả cuộc bầu cử tổng thống vòng hai.

Thêm vào đó, các ứng cử viên cánh tả chỉ nhắm vào thành phần trung lưu mà ít quan tâm đến thành phần hạ lưu : những người lao động, giới thất nghiệp, người già cả, nông dân và nạn nhân của thành phần bất hảo trong các khu lao động. Phần lớn những người này đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên khác để cảnh cáo cánh tả cầm quyền, hành động này không ngờ đã làm giảm hẳn số phiếu của ứng cử viên mà họ muốn thắng cử. Jospin đã chỉ thua Le Pen khoảng 200.000 phiếu (0,7%) và nước Pháp đang trải qua một thử thách lớn.

3. Thấy gì qua hiện tượng Le Pen ?

Trước hết đây là một biểu tượng phi nhân bản, trái ngược với những giá trị mà nước Pháp rất gắn bó là tự do, dân chủ và nhân quyền. Nếu đắc cử, Le Pen sẽ phục hồi lại án tử hình, án hình sự cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên, hạn chế các quyền thành lập và phát biểu của các các tổ chức nghiệp đoàn và hội đoàn bảo vệ tự do và nhân quyền.

Thứ hai là chủ trương co cụm lại với thế giới bên ngoài và quân sự hóa nước Pháp. Nếu đắc cử Le Pen sẽ chống lại mọi ràng buộc của nước Pháp với thế giới, như sẽ tổ chức trưng cầu dân ý rút nước Pháp ra khỏi các hiệp ước xóa bỏ biên giới trong Liên Hiệp Châu Âu và duy trì lại đồng franc. Với thế giới, Le Pen sẽ rút nước Pháp ra khỏi các hiệp ước hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và NATO, tái võ trang nguyên tử, thành lập một lực lượng quân sự hùng mạnh, chấm dứt sự viện trợ cho các quốc gia chấm tiến. Về kinh tế, Le Pen sẽ duy trì lại các hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa Pháp, chấm dứt mọi hợp tác kinh tế quốc tế.

Thứ ba là khuynh hướng dân tộc cực đoan : nước Pháp cho người (gốc) Pháp và ưu đãi người (gốc) Pháp. Phe cực hữu cho rằng người ngoại quốc nhập cư đã lạm dụng sự bao dung của nước Pháp và tranh giành công ăn việc làm với dân chúng (gốc) Pháp, do đó Le Pen đưa ra nhiều biện pháp hạn chế sự hiện diện của người ngoại quốc như trục xuất tất cả những người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ, chấm dứt các chương trình hội tụ gia đình, xóa bỏ dự thảo luật cho người ngoại quốc bỏ phiếu, kiểm soát gắt gao các cơ sở kinh doanh tuyển dụng nhân công ngoại quốc.

4. Thành phần nào đã dồn phiếu cho Le Pen ?

Nhìn vào bản đồ bầu cử, những tỉnh có số phiếu bầu cho Le Pen cao nhất phần lớn ở phía Ðông, nơi giáp ranh với nước Ðức, và phía Ðông-Nam nước Pháp, vùng PACA (Provence, Alpes, Côte d’Azur). Một số làng xã và thành phố nhỏ ở phía Tây và trung tâm nước Pháp cũng đã dành cho phong trào cực hữu một sự ủng hộ đáng kể.

Một cuộc thăm dò cử tri ngay sau khi rời khỏi phòng bỏ phiếu bởi các hãng thăm dò dư luận cho biết : 21% đàn ông và 13% phụ nữ đã dồn phiếu cho Le Pen, trong đó có đủ mọi thành phần tuổi tác : 16% ở lứa tuổi 18-24, 17% ở lứa tuổi 25-34, 16% ở lứa tuổi 35-44, 19% ở lứa tuổi 45-59, 18% ở lứa tuổi 60-69 và 15% ở lứa tuổi 70 trở lên.

Về thành phần xã hội : 38% là giới thất nghiệp, 30% là công nhân và thợ thuyền, 20% là giới nông dân, 19% thuộc giới buôn bán, 14% là giới hành nghề tự do. Về trình độ học vấn : 22% là những người chưa qua hết bậc trung học, chỉ 8% là giới trí thức.

Về động cơ, 63% cử tri cho biết họ đã lấy quyết định bỏ phiếu cho Le Pen trước đó nhiều tháng, 58% tin tưởng Le Pen có đủ khả năng duy trì lại an ninh trật tự trong xã hội và các khu dân cư lao động do người Bắc Phi cư ngụï, 60% tin ông có thể giải quyết nạn nhập cư của người ngoại quốc và 38% tin vào các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp của ông bằng cách đuổi hết nhân công ngoại quốc ra khỏi nước, 52% cho rằng chương trình tranh cử của Le Pen đáp ứng đúng nguyện vọng của quần chúng, 47% nói Le Pen là hiện thân của sự đổi mới thật sự, 9% cho rằng Le Pen xứng đáng làm tổng thống Pháp...

Ðiều đáng ngạc nhiên là những người trước đây từng ủng hộ các đảng phái chính trị cổ điển, trong cuộc bầu cử vòng một này đã dồn phiếu cho Le Pen. Phía hữu có 27% cử tri của Charles Pasqua (một người thuộc cánh hữu bảo thủ rất muốn ra ứng cử tổng thống nhưng không hội đủ 500 chữ ký bảo lãnh), 11% cử tri đảng RPR (của đương kim tổng thống Chirac), 26% cử tri của Alain Madelin (Dân Chủ Tự Do, cấp tiến) và 5% cử tri của François Bayrou (Liên Minh Dân Chủ Pháp, ôn hòa) tuyên bố đã bỏ phiếu cho Le Pen. Về phía tả, 7% cử tri của Ðảng Cộng Sản, 7% cử tri của Ðảng Xã Hội và 13% cử tri càc đảng cực tả đã dồn phiếu cho Le Pen. Tất cả những người này nói họ chán ngấy những tuyên bố rỗng tuếch của các ứng cử viên mà họ đã từng ủng hộ vì không có gì mới và đã bỏ phiếu cho Le Pen để cảnh cáo.

5. Le Pen là ai ?

Jean-Marie Le Pen, 74 tuổi (sinh năm 1928), là lãnh tụ Mặt Trận Dân Tộc (Front National), một đảng cực hữu. Mặt Trận Quốc Gia chiếm được nhiều ghế trong quốc hội năm 1986 dưới thời cố tổng thống François Mitterrand (trong mục đích gây chia rẻ trong nội cánh hữu trong các cuộc tranh cử vàmột phần nào đó Mitterrand đã thành công nhưng để lại một vết thương trong lòng xã hội Pháp).

Le Pen đã từng ra tranh cử chức vụ tổng thống bốn lần : năm 1974 được 0,7% số phiếu, năm 1988 được 14,4%, năm 1995 được 15,1%, năm 2002 được 16,86% và lọt vào vòng hai sẽ được tổ chức vào ngày 5-5 sắp tới. Qua những kết quả này, phong trào cực hữu tăng lên đều đặn theo thời gian và là một lực lượng chính trị không thể phủ nhận, nhưng đó là một đe dọa cho nước Pháp thay vì là một hy vọng.

Là một người có tài hùng biện và biết tận dụng kỹ thuật truyền thông, Le Pen thường rất thành công những buổi mít tinh. Thêm vào đó, với bản chất hiếu động và hung bạo, Jean-Marie Le Pen đã tranh thủ được cảm tình và gây tin tưởng trong một số thành phần dân chúng Pháp, cực đoan hay yếu đuối, trước nạn tội phạm hình sự gia tăng trong xã hội. Le Pen không ngần ngại lợi dụng những thời điểm thuận lợi để tuyên bố những câu giật gân nhằm gây chú ý như "nước Pháp cho người Pháp", "đuổi hết người ngoại quốc để tạo công ăn việc làm", "những lò hỏa thiêu người Do Thái chỉ là một chi tiết của lịch sử"...

Cuộc đời của Le Pen cũng rất năng động. Năm 1953 ông tham gia quân đội lê dương (légionnaire) ở Ðông Dương, sau đó sang Algérie năm 1957 công tác. Năm 1956 ông là dân biểu quốc hội trẻ nhất và độc đáo nhất, vì mắt trái được bịt bằng một tấm da đen vì ông bị mù một mắt giống một cướp biển. Nắm 1992 ông đắc cử chức cố vấn hội đồng PACA (Provence-Alpes-Côte d’Azur) miền Nam nước Pháp (tái đắc cửa năm 1998), năm 1984 đắc cử dân biểu Châu Âu (tái đắc cử năm 1999), nhưng năm 2000 ông bị tòa án tước quyền dân biểu và quyền ứng cử trong một năm vì đã hành hung một nữ dân biểu thuộc Ðảng Xã Hội năm 1997. Uy tín của Le Pen giảm dần và nội bộ bị lủng củng. Năm 1998, nhân vật số hai của Mặt Trận, Bruno Mégret, tách riêng ra và thành lập Phong Trào Quốc Gia Cộng Hòa (Mouvement national républicain), cạnh tranh trực tiếp với Le Pen trong các cuộc tranh cử hội đồng thành phố, dân biểu và tổng thống, nhưng không mấy thành công vì uy tín của Le Pen vẫn còn mạnh, nhiều nhân vật vật chính trị bảo thủ và trí thức tên tuổi vẫn tiếp tục ủng hộ Le Pen.

Từ 1998 đến nay, Le Pen đã âm thầm củng cố lại nội bộ, thay đổi thái độ cho bớt cực đoan và ra mặt đối địch với phe hữu cổ điển nhằm tranh thủ số cử tri của phe này, và một phần nào đó đã được một số lãnh tụ liên minh cánh tả gián tiếp ủng hộ (trong mục đích giảm bớt ảnh hưởng của phe hữu cổ điển). Chính vì thế, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống lần này, Le Pen không hề bị báo chí và các phe phái tả hữu chú ý hay đả kích, nhờ đó đã tranh thủ cảm tình của giới nông dân Pháp.

Trước kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vòng một và Le Pen được lọt vào vòng chung kết, cả nước Pháp bừng tĩnh và tỏ ra quyết liệt với phong trào cực hữu. Tại khắp nơi dân chúng, thanh niên và sinh viên, học sinh cùng các phe cực tả đã liên tục xuống đường phản đối Le Pen và phong trào cực hữu. Chính đương kim tổng thống Jacques Chirac, trong buổi nói chuyện trước ống kính truyền hình ngày 24-4, đã nhìn nhận rằng ông "sợ phong trào cực hữu" và từ chối cuộc đối chất trực tiếp theo thông lệ trước ngày bầu cử ở vòng hai.

Lần này nếu Jean-Marie Le Pen đắc cử tổng thống, đó là một tai họa lớn, không riêng gì cho nước Pháp và cả Liên Hiệp Châu Âu. Hiện nay phong trào cực hữu đang lớn mạnh và đãthắng nhiều cuộc bầu cử quốc hội trong các quốc gia hội viên Liên Hiệp Châu Âu, hiện tượng Le Pen sẽ khuyến khích các phong trào cực hữu phát triển thêm và sẽ tranh cử hợp pháp để giành chính quyền. Cực hữu gợi lại hình ảnh ghê rợn của thế chiến thứ hai mà không ai muốn sống trở lại, trong đó những người không phải gốc Châu Âu sẽ bị loại ra khỏi xã hội, hòa bình thế giới có thể bị đe dọa và chủ trương của phe cực hữu đi ngược lại với những giá trị nhân mà loài người đang theo đuổi.

Hiện tượng Le Pen là một thử thách lớn đối với quần chúng Pháp. Vượt lên nổi hay không, tất cả tùy thuộc vào quyết tâm của quần chúng và các đảng phái chính trị Pháp trong những ngày sắp tới.

Nguyễn Văn Huy

**********************

Nguyễn Thanh Giang viết về Hà Sĩ Phu

"Chia tay ý thức hệ" để "dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ"

Ðấy là lời kêu gọi thiết tha của tiến sĩ sinh vật học Hà Sĩõ Phu - nhà trí thức uyên thâm, nồng nàn yêu nước.

Hà Sĩ Phu tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22-4-1940 tại thôn Lạc thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình nhà nho nghèo. Cha dạy chữ nho, bốc thuốc, làm ruộng, có khoảng mười năm làm hàng mã ở Lạng Sơn. Mẹ buôn bán nhỏ, khi Bắc Ninh, Lạng Sơn, lúc Kiến An, Hải Phòng, Hà Nội.

Năm tuổi bắt đầu học chữ nho. Bảy tuổi đi học quốc ngữ ở trường tiểu học Lạc Thổ. Học "thành trung" (đệ thất đến đệ tứ) tại trường Ngô Quyền (Hải Phòng) và Nguyễn Trãi (Hà Nội), tức là trong vùng Pháp chiếm đóng. Sau 1954, dưới chính quyền mới, tiếp tục học cấp 3 (tú tài) tại trường cấp 3 Trần Phú,Vĩnh Phúc.

Giai đoạn này Xuân Tụ ở với gia đình người anh cả. Do anh cả lương thấp lại đông con, ngay trong những ngày còn học cấp 3 Xuân Tụ đã rủ một bạn cùng lớp mở một cửa hiệu kẻ biển, vẽ quảng cáo để có tiền mua sách vở. Tốt nghiệp phổ thông, xin làm giáo viên cấp 2 hai năm rồi tiếp tục đi học đại học. Chàng sinh viên nhỏ nhắn, tài hoa vừa học vừa nhận vẽ tranh cho nhà trường. Năm 1965 tốt nghiệp khoa Sinh học tại Ðại học Tổng hợp Hà Nội.

Quãng đời học sinh-sinh viên của anh là một quãng đời "oanh liệt". Học giỏi cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, năm nào cũng đứng nhất nhì lớp. Bài làm văn của anh thường được thầy đem đọc cho các lớp khác nghe. Ban nhạc, ban kịch, ban báo của lớp không thể thiếu mặt anh. Hiền lành, yêu thây mến bạn và được bạn mến thây yêu là những ký ức về anh ở trường.

Tốt nghiệp đại học, Nguyễn Xuân Tụ làm giảng viên Ðại học Dược khoa Hà Nội, rồi làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Dược liệu Trung ương. Với tư chất trác tuyệt, anh được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc (1978-1982) về ngành Nuôi cấy mô và tế bào. Nguyễn Xuân Tụ là người đầu tiên đưa cây Tam thất của Việt Nam vào quy trình nghiên cứu nuôi cấy "in-vitro" tức nuôi cấy trong ống nghiệm (1977) để thu "sinh khối" và nhân giống.

Về nước với văn bằng phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) ông được giao phụ trách nhóm Nuôi cấy mô những cây thuốc quý tại Viện Khoa học Việt Nam rồi được đề bạt phó giám đốc Phân viện Sinh học Ðà Lạt. Năm 1993, do kiên quyết đấu tranh và phản đối những việc làm phi lý, hại cho khoa học, ông nghỉø hưu khi mới 53 tuổi.

Một số bạn bè khoa học ở Tiệp Khắc kể rằng, suốt bốn năm làm nghiên cứu sinh, ông say mê miệt mài đèn sách, không hề biết đến vui chơi, giải trí. Ông tâm sự rằng lúc ấy tâm trí bị lôi cuốn hết vào một ước mơ, khi về nước sẽ phát triển ngành Nuôi cấy Mô và Tế bào mà ông là một trong hai phó tiến sĩ đầu tiên của đất nước về chuyên ngành mới mẻ này. Nhưng, khi về nước ông thấy xã hội đã đổi khác, không còn là cái xã hội đầy lý tưởng và trong sáng như lúc ra đi.

Thế là, ôm trùm lên cái hoài bão nuôi cấy mô và tế bào sinh học là nỗi trở trăn da diết ngày đêm về sự phát triển dị dạng đau lòng của cơ thể xã hội Việt Nam. Và, ông quyết tâm đi tìm cái nguồn cội sâu xa của tội trạng đó.

Cơ duyên của Hà Sĩ Phu với lý luận xã hội học thực ra nẩy sinh đã từ lâu. Ông nói với bạn bè : học bạ của tôi ở Ðại học Tổng hợp các môn học đều đạt điểm tối ưu, riêng triết học chỉ đạt điểm trung bình. Ngay khi học triết học mác-xít ở Ðại học tôi đã thấy nó vương vướng thế nào ấy. Nó chống lại những tư duy khoa học tự nhiên mà tôi tiếp nhận được, nhất là chống lại tiến hóa luận rất khoa học của Darwin.

Khi con đường nghiên cứu sinh học bị tắc nghẽn thì cái "bào thai" lý luận xã hội học đã nảy mầm từ những năm trai trẻ ấy cứ hấp thu sinh khí của cuộc sống mà lớn dần lên. Và, đến ngày tháng nó phải đạp thủng mọi chướng ngại để ra đời.

Năm 1988, cách đây 14 năm, bài "Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" xuất hiện. Bài viết chỉ vỏn vẹn mười trang. Năm năm sau, Hà Sĩ Phu bồi thêm hai bài nữa, dài hàng trăm trang, toàn diện hơn, sâu sắc hơn, quyết liệt hơn, giàu tính học thuật hơn. Ðó là các tác phẩm : "Ðôi điều suy nghĩ của một công dân"  "Chia tay Ý thức hệ".

Ba bài lý luận cơ bản đó thể hiện quá trình diễn giải và quy nạp xã hội học một cách khoa học và hệ thống của nhà trí thức tài năng và can trường này.

Ðã từng miệt mài trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, Hà Sĩ Phu hiểu khoa học ứng dụng chỉ có thể xuất hiện và phát triển trên nền tảng của khoa học cơ bản. Ông cho rằng trong khoa học xã hội cũng vậy, muốn xử lý những vấn đề của con người và xã hội trước hết phải hiểu đúng bản chất con người, bản chất xã hội cùng những quy luật cơ bản chi phối hoạt động và sự tiến triển của con người và xã hội. Vì thế, Hà Sĩ Phu không dành tâm lực bàn về những vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam hiện nay, mà quyết định trước hết phải cày xới lại những nhận thức cơ bản kia, những nhận thức mà ngày nay người thì cho là không cần bàn tới, người thì cho rằng những nhận thức ấy đã được nhân loại giải quyết xong từ lâu, hoặc cho đó là những vấn đề viển vông, hoặc cho rằng trong chủ thuyết Mác-Lê thì những vấn đề cơ bản ấy đã được nhận thức đúng, nếu có điều gì chưa đúng thì chỉ thuộc những phần vận dụng thôi. Hà Sĩ Phu cho rằng nguyên nhân dẫn dến những trục trặc khi vận dụng nằm ngay trong điểm xuất phát, từ những nhận thức cơ bản, từ trong nguyên lý thiết kế, nên đã kiên nhẫn lục soát lại từ gốc, đặc biệt là phần Duy vật lịch sử - phần triết lý về xã hội của Mác. Cứ thế, lần lượt từng công đoạn ông đã chỉ ra cho công chúng những lỗ hổng, những sai lạc, những ngộ nhận, những vết kém phẩm chất ngay tại những hòn đá tảng dùng để thiết kế nên cái đại công trình nhân loại có tên là Chủ nghĩa Xã hội. Trong đó, quan trọng hơn cả là ba luận điểm cơ bản sau đây :

I. Trí tuệ là yếu tố quyết định sự tiến hóa của xã hội

Theo Hà Sĩ Phu thì toàn bộ vũ trụ, cả thế giới vô sinh và hữu sinh, trong đó bao hàm cả hai mặt vật chất và tinh thần không thể tách rời, đều tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao.

Về quy luật tiến hóa của giới sinh vật thì khoa học tự nhiên đã khảo sát rất kỹ. Trong thế giới sinh vật, loài người là dạng cao nhất nhưng cũng không vượt ra ngoài những quy luật tiến hóa của sinh giới nói chung như học thuyết Darwin đã tổng kết. Tuy nhiên, ở loài người xuất hiện bước tiến nhảy vọt mang tính đặc thù là trí tuệ. Trí tuệ được lưu truyền và tích lũy trong ngôn ngữ, văn tự cũng như trong công cụ sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Vì thế trí tuệ là dãy số cộng dương cứ tăng liên tục, khiến cho xã hội sau nhất định tiến hóa cao hơn xã hội trước. Các tập đoàn người khác nhau có thể dùng trí tuệ để tiêu diệt nhau nhưng chính trí tuệ thì không bị tiêu diệt ; chẳng những thế, không lùi mà chỉ gia tăng. Chính dòng gia tăng không ngừng của trí tuệ mới thực sự là "cái lõi bên trong của dòng tiến hóa" Sự đấu tranh nói chung (trong đó có đấu tranh giai cấp) chỉ là cái "vỏ bên ngoài", là "hiện tượng kèm theo" của sự tiến hóa, chứ không phải động lực của sự tiến hóa như học thuyết Mác- Lê đã lầm tưởng và khẳng định. Học thuyết mác-xít nói đến tiến hóa của loài người mà không thừa nhận những quy luật tiến hóa của Darwin (trước hết là quy luật đấu tranh sinh toàn) là một sai lầm tai hại. Không thấy rõ hạt nhân của tiến hóa là trí tuệ, quy cho hạt nhân tiến hóa xã hội là đấu tranh giai cấp, học thuyết Mác chẳng những đã coi nhẹ vai trò hợp tác toàn cầu của trí tuệ mà còn dẫn dắt toàn cầu vào trận chiếnï đấu tranh giai cấp "một mất một còn" triền miên. Cho nên, dù muốn hay không, ở đây cũng biểu hiện tính phi nhân bản của chủ nghĩa Mác.

Hà Sĩ Phu còn vạch rõ rằng ngay cả khi phân tích về sự bóc lột giá trị thặng dư, Mác cũng bộc lộ sự coi nhẹ vai trò của trí tuệ. Ðây cũng lại là lỗ hổng rất lớn của học thuyết kinh tế mác-xít.

Ðưa trí tuệ thành hạt nhân, thành động lực tiến hóa thay thế cho đấu tranh giai cấp có thể được coi là "hòn đá tảng " trong nhận thức tiến hóa của Hà Sĩ Phu, đối chọi quyết liệt với "hòn đá tảng" của học thuyết mác- xít. Vì thế không có gì lạ khi bài "Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của Trí tuệ" (1988) vừa ra đời đã bị các nhà lý luận mác-xít tập trung phê phán quyết liệt trên các báo và tạp chí lý luận. Người ta công kích rằng : học thuyết Mác đã là kết tinh cao nhất của trí tuệ rồi, theo chủ nghĩa Mác là đủ, nhấn mạnh trí tuệ nữa là thừa ! Tuy nhiên, phê phán Hà Sĩ Phu thì cứ phê phán nhưng Ðại hội Ðảng lần thứ 7 cũng đã lần đầu tiên phải đưa trí tuệ thành một tiêu chí của Ðại hội ! Ðến nay, các nhà lý luận mác-xít ngày càng ít nói tới đấu tranh giai cấp, trong khi đó, những khái niệm"kỷ nguyên văn minh tin học", "toàn cầu hóa", "kinh tế tri thức" đang tràn ngập xã hội. Phải chăng luận điểm của Hà Sĩ Phu về trí tuệ trong tiến hóa mặc nhiên đã được chứng minh

II. Xã hội là một hệ thống phân cực

Từ sự tiến hóa của tất cả tất cả các loài động vật có đời sống "xã hội" mà đỉnh cao là xã hội loài người, Hà Sĩ Phu khái quát rằng thuộc tính tất yếu của đời sống xã hội là tính "có tổ chức", trong đó tất yếu hình thành hai cực thống trị và bị trị (hoặc lãnh đạo và bị lãnh đạo). Ðó cũng là thực chất của sự phân chia giai cấp. Nhưng, đối lập với học thuyết đấu tranh giai cấp mác-xít, Hà Sĩ Phu không cho rằng hai giai cấp thống trị và bị trị là đối kháng một mất một còn, mà có quan hệ vừa tương sinh vừa tương khắc, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, không thể tách rời nhau ; vừa đấu tranh với nhau vừa là tiền đề của nhau, nương tựa vào nhau mà phát triển. Thế mới là "biện chứng". Coi giai cấp thống trị là kẻ thù một mất một còn của giai cấp bị trị và chủ trương xóa bỏ giai cấp, để cho giai cấp bị trị " tự quản" như chủ nghĩa Mác Lê là hoàn toàn phi thực tế, phi khoa học. Bởi vì, chính từ chỗ "tự quản" này sẽ lại hình thành sự phân cực mới, lại hình thành giai cấp bị trị và thống trị mới. Nó cũng giốngï như khi chặt bớt một cực của thanh nam châm thì chính tại chỗ chặt sẽ hình thành cực khác vì các thanh nam châm bao giờ cũng có hai đầu. Thực tiễn dường như đã chứng thực luận điểm này của Hà Sĩ Phu.

Tuy nhiên, hệ quả của luận điểm cơ bản này mới đáng quan tâm hơn. Thừa nhận tính phân cực là tất yếu thì sự đấu tranh để phát triển không dẫn tới sự loại trừ nhau, mà dẫn tới một tương quan hợp lý hơn trong đó có quyền lợi hợp lý của cả hai bên. Từ đó bảo đảm sự phát triển bền vững hơn của toàn xã hội. Theo ông, sự thừa nhận lẫn nhau này chính là cội nguồn của dân chủ. Ðây là một trong những luận cứ quan trọng để Hà Sĩ Phu kết luận chủ nghĩa Mác "đã giải sai bài toán của nhân loại". Ðây cũng đồng thời là một luận điểm quan trọng để Hà Sĩ Phu nói rằng, trong triết học mác-xít thì phần Duy vật lịch sử đã chống lại phần Duy vật biện chứng vì đã đưa ra những giải pháp ảo tưởng cực đoan phi biện chứng.

Nhận thức như Hà Sĩ Phu thì dân chủ không chỉ là một phong trào, không chỉ là xu hướng của tổ chúc này hay tầng lớp nọ, không chỉ là con đường của quốc gia này hay dân tộc kia, mà dân chủ là con đường tiến hóa tất yếu, là đáp án không thể khác để "giải bài toán" khó nhất về tổ chức xã hội của loài người đối với quan hệ giữa hai cực lãnh đạo và bị lãnh đạo. Từ đây thấy rằng, lấy tính đặc thù của quốc gia để ngăn chặn sự phổ cập của dân chủ chỉ là sự ngụy biện mờ ám.

Hà Sĩ Phu không hề phủ nhận đấu tranh giai cấp mà còn coi sự đấu tranh giữa hai giai cấp đối lập là tất yếu và luôn luôn cần thiết. Nhưng chủ trương đấu tranh giai cấp một mất một còn để xây dựng một xã hội mới không còn giai cấp thì chỉ là ảo tưởng về mục đích và "quá tả" về biện pháp. Mặt khác, khi kiềm chế sự tranh đấu của giới bị trị (vì cho rằng không còn giai cấp đối kháng) thì tức là lại chuyển sang "quá hữu" vì nó triệt tiêu lực thúc đẩy từ tầng lớp bị trị. Hà Sĩ Phu kết luận : về mặt đấu tranh giai cấp thì Chủ nghĩa Mác phạm cả hai sự thiên lệch cực đoan : vừa tả khuynh vừa hữu khuynh !

III. Chuyên chính vô sản là biến tướng của nền đức trị phong kiến

Hà Sĩ Phu cho rằng các nền chính trị xưa nay chung quy đều thuộc về một trong hai hệ : đức trị và pháp trị.

Bắt cả xã hội phải quy về một mối dưới sự hướng đạo của một cái "thiện" độc tôn, đó là đức trị. Ðức trị không thừa nhận sự đa dạng của xã hội, không thừa nhận đối lập chính trị.

Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng ép xã hội vào cái khuôn thiện như thế là "đạo đức". Dần dần con người mới nhận ra tư duy này thật là ấu trĩ. Ðiều nghịch lý đã hiện hữu trong nhiều triều đại : đức trị thường dẫn đến cực đoan, tàn bạo và chống lại quyền con người.

Không chấp nhận có cái thiện độc tôn, mà thừa nhận tính đa dạng của xã hội, trong đó tất yếu có đối lập ; từ đấy chủ trương xã hội phải được điều hành bằng một khế ước xã hội do cả cộng đồng đa dạng và đối lập tạo nên. Ðấy là cơ sở hình thành pháp trị. Nền chính trị pháp trị là bước tiến nhảy vọt của nhận thức xã hội. Nó phù hợp với thực tế khách quan và mở đường cho sự phát triển như vũ bão của trí tuệ, của nhân quyền và văn minh nói chung.

Pháp trị chính là sự triển khai về chính trị của quy luật dân chủ hóa như cách phân tích ở trên. Nó là hệ quả tất yếu của tính phân cực. Do vậy dân chủ tất yếu phải đa nguyên. Ðiều này đối lập hoàn toàn với tất cả các nền đức trị, luôn chủ trương nhất nguyên, hoặc ở dạng này hoặc dạng khác. Theo Hà Sĩ Phu, nền đức trị đạt đến cực thịnh ở chế độ phong kiến và, chuyên chính vô sản là một biến tướng của đức trị ở thời điểm mà chế độ phong kiến đã cáo chung nhưng nền pháp trị mới hãy còn manh nha. Ông gọi chuyên chính vô sản "là triều đại phong kiến cuối cùng, là phép thử cuối cùng của triết lý đức trị trước khi tắt hẳn".

Khái niệm đức trị và pháp trị được Hà Sĩ Phu dùng với một nội hàm triết học như đã trình bày. Không thể hiểu chung chung rằng một xã hội có pháp luật hay đề cao pháp luật là một xã hội pháp trị. Nếu pháp luật xây dựng từ một quyền lực độc tôn, dựa trên một ý thức hệ độc tôn, với những đặc trưng cơ bản của triết lý đức trị thì xã hội đó không thể là xã hội pháp trị, nhà nước đó không thể là nhà nước pháp quyền. Do vậy, một khi đã chủ trương chuyên chính vô sản thì không thể nói đến nhà nước pháp quyền theo nghĩa chân chính đích thực của từ này. Và, khi không xây dựng một nhà nước pháp quyền chân chính vững mạnh thì không thể có khả năng quản trị môät xã hội hiện đại với văn minh tin học, thị trường toàn cầu, pháp lý toàn cầu, cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi nhân quyền cao như hiện nay. Ðó là ý nghĩa thực tiễn trong quan điểm lý luận này của Hà Sĩ Phu.

Ngoài ba luận điểm chính kể trên, trong ba tiểu luận của mình, Hà Sĩ Phu đã đưa ra rất nhiều kiến giải có tính triết học, chính trị học, văn hóa học, tâm lý học … Chúng tôi lưu ý hơn cả đến mấy luận điểm sau đây :

1. "Thuyết tam duy"

Hà Sĩ Phu phân chia mọi người trong mọi xã hội thành ba loại : người duy lý lấy nhận thức lý trí làm chuẩn, người duy tín lấy tình cảm và niềm tin làm chuẩn, người duy lợi lấy lợi ích làm chuẩn. Ông liên tưởng ba bộ phận xã hội đó qua các bộ phận trong cơ the å : khối óc, con tim và cái dạ dày. Ai cũng có đầy đủ ba bộ phận tương thích với 3 yếu tố xã hội nhưng tùy theo độ trội của yếu tố nào mà con người có kiểu suy nghĩ và hành động khác nhau. Dẫu sao, yếu tố nào khi trở nên cực đoan, thái quá đều không thể chấp nhận. Người duy lợi dễ cuồng nhiệt với cuộc đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp khó có thể xử lý tốt mối quan hệ với người duy lý và duy tín nên dễ có xung đột với trí thức và tôn giáo. Loại người nào thì có sự nhạy cảm với loại ữngôn ngữ" ấy. Chẳng hạn với người duy lợi hoặc duy tín mà dùng ữngôn ngữ" duy lý thì sẽ chẳng đạt được mấy hiệu quả.

Dựa trên luận điểm này, Hà Sĩ Phu cho rằng đảng cộng sản sẽ không bao giờ mắc bệnh giáo điều. Khi thấy Mác-Lê có lợi thì dùng, phần nào không có lợi nữa thì bỏ, lúc Mác-Lê cản trở quyền lợi của mình thì bỏ hẳn, thậm chí chống lại mà không tuyên bố hoặc cứ tiếp tục tán dương đầu lưỡi ! Cho nên, khi bàn về tính tiền phong của đảng Mác-xít ông viết : "Lý thuyết đó bản chất phi khoa học nên không thể là tiền phong. Không tiền phong nhưng muốn đoạt lấy tiền phong thì quy trình đoạt tiền phong phải gồm bốn công đoạn :

1/ Thấy cái tiền phong thật trái với mình nên quy là phản động và cấm.

2/ Cái tiền phong thật chính là quy luật nên không diệt được, phải để nó toàn tại một cách không chính thức.

3/ Thấy cái tiền phong thật rất hữu hiệu nên cũng làm theo.

4/ Công khai hóa việc làm theo này bằng cách bảo cái tiền phong thật này là của mình, do mình khởi xướng". (Từ chỗ coi kinh tế hàng hóa là phi xã hội chủ nghĩa đến tung hô kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một trong những ví dụ).

Vậy thì, dù diễn biến thế nào mặc lòng, tất cả những luận điểm mà Hà Sĩ Phu phát hiện có thể cuối cùng Ðảng rồi cũng phải chấp nhận hết, miễn đừng phát hiện sớm quá, khi Ðảng chưa thể tiếp nhận hoặc chưa thu xếp được để đồng hóa nó. Và, điều quan trọng hơn nữa là, không được lấy những phát hiện đó để chứng minh Mác-Lê sai từ gốc, mà phải nói cách nào đó để chứng minh rằng tất cả những phát hiện này đều đã có trong kho tàng Mác-Lê hay của Ðảng từ lâu rồi. Phải biết khôn vặt như mấy kẻ cơ hội, bất kể lẽ phải, bất chấp lương tri, cứ phồng mang lên mà tung hô, cứ một mực cúc cung ra sức tô vẽ thật đắc lực cho cái sự ưu việt của Ðảng thì chẳng những không bị trừng phạt mà còn được ban thưởng hậu hĩnh !

Nhưng là người duy lý, Hà Sĩ Phu đã không ép nổi mình dùng thứ ngôn ngữ của người duy lợi. Sự "bi quan" và đau đớn của Hà Sĩ Phu là ở chỗ ngay khi viết ông đã biết trước kết cục này. Mâu thuẫn trong Hà Sĩ Phu là mặc dù đã cho rằng cả người lãnh đạo và bị lãnh đạo ở nước Nam này đều ở trong "lò võ Trạng Quỳnh" mà ra, nhưng vẫn không chịu nương theo ngón võ đó mà hành xử. Ông bảo ông chỉ muốn bộc lộ nhận thức của mình theo đúng tinh thần khoa học chứ không muốn làm chính trị. Thực ra, ông đã không biết làm chính trị theo cái nghĩa thực dụng, cái nghĩa cơ hội đang toàn tại rất phổ biến của nó trong xã hội ta !

2. Luận điểm về quyền sở hữu và sự chiếm hữu

Trên cơ sở nhận thức quyền sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất là cơ sở vật chất để cá nhân đó tự giành được quyền con người của mình trong cộng đồng xã hội, Hà Sĩ Phu cho rằng vì chủ nghĩa kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể không công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất chính và kiềm chế kinh tế tư nhân (như trước đây) cho nên ở đây không còn cơ sở vật chất để nói đến nhân quyền.

Phân tích quan điểm mác-xít coi sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là cội nguồn của bóc lột nên phải xóa bỏ, Hà Sĩ Phu viết : "Sự chiếm hữu như căn nhà có hai buồng thông nhau là chiếm hữu tư liệu (có thể quy hết thành tiền) và chiếm hữu quyền lực. Giữa quyền và tiền có quan hệ tương sinh. Mác quá khắc nghiệt với sự chiếm hữu tiền nhưng lại quá nuông chiều đối với sự chiếm hữu quyền. Thử hỏi trong một chế độ tập trung quyền lực thì kẻ nắm hết quyền dại gì mà không sử dụng quan hệ tương sinh vô hạn độ đó để trở thành kẻ chiếm hữu cả quyền lẫn tiền lớn nhất trong xã hội ?". Cho nên phác định xây dựng một xã hội ưu việt đặc trưng bởi tính công bằng thì thực tế lại tạo nên một xã hội bất công tàn khốc hơn đâu hết ! Ðấy cũng là lý do để Hà Sĩ Phu khẳng định sự cần thiết phải phân quyền và tản quyền.

3. Quan hệ khăng khít giữa chính trị và văn hóa

Quan hệ giữa chính trị và văn hóa tuy không được Hà Sĩ Phu tập hợp thành một chuyên mục nhưng lại thể hiện hầu như xuyên suốt trong tư duy, lý luận của ông. Cảm xúc về văn hóa cứ thấm đượm vào từng dòng từng chữ như một chất men, cả ở những bài nghị luận triết học và chính trị, cả những bài văn theo thể tự do, cả những bức thư gửi cho bè bạn... Tư tưởng văn hóa-chính trị Hà Sĩ Phu chứa đựng các nội dung sau :

a. Trên bình diện vĩ mô thì văn hóa quyết định chính trị

Lúc đầu không khỏi có người ngạc nhiên khi thấy trong các bài nghị luận triết học-chính trị học, Hà Sĩ Phu đã giành một khối lượng to lớn và bao trùm cho những vấn đề văn hóa : tính cách Á đông, tính cách Việt Nam, ba loại người (tam duy), tầm văn hóa của trào lưu cộng sản, vấn đề dân trí, vấn đề nhân cách, quân tử và tiểu nhân, quốc nạn dối trá, sự ngụy biện," lò võ" Trạng Quỳnh, vân vân… Thực ra Hà Sĩ Phu muốn biểu đạt rằng mọi biến cố về chính trị và kinh tế dẫu thiên hình vạn trạng vẫn diễn ra trên một cái nền cố kết, đó là bản chất văn hóa, là thực trạng văn hóa của cả cộng đồng dân tộc trong một quốc gia. Trong tác phẩm "Ðôi điều suy nghĩ của một công dân" ông viết : "Kẻ chiến thắng cuối cùng là văn hóa". Khi nói về nhân dân, ông hiểu linh hồn của nhân dân là văn hóa, sức mạnh thực chất của một "nhân dân" là ở nền văn hóa của nhân dân ấy, cho nên "nhân dân nào thì thành tựu ấy, nhân dân nào thì tai vạ ấy". Việc đổi mới, nếu thực là một sự nghiệp lớn thì phải là sự kiện cả dân tộc "chuyển mình, tự vượt qua mình mà đi lên", chứ không phải chỉ là thay đổi một đường lối, thay đổi các chính sách…Chính sách nào thì cũng chính những con người ấy thực hiện. Không thay đổi được nhận thức, tâm lý, tập quán thì quanh đi quẩn lại vẫn như thế mà thôi.

Cho rằng một dân tộc muốn chuyển mình và vượt qua mình, tất nhiên phải biết rõ mình, nhất là biết rõ các cố tật đã ghìm chân mình bao đời nay. Dân tộc ấy, do vậy, phải biết tự phê phán. Thế là, Hà Sĩ Phu xung phong đứng ra tự phê phán dân tộc mình.

Theo Hà Sĩ Phu, "tật xấu" của người Việt Nam cần phê phán nhất là tính thực dụng, sự khôn vặt. Con người Việt Nam tuy rất thông minh nhưng vì chủ yếu hướng trí thông minh vào mục tiêu thực dụng và biện pháp khôn vặt nên hình thành một loạt biến chứng như :

- Không có tư tưởng, chỉ thích nghi vặt, chắp nhặt, vá víu, dung hòa, pha trộn, tùy tiện, thiển cận, gặp đâu thì đối phó đấy, khi cần lại thay đổi như không, miễn sao thấy lợi trước mắt là được, còn bản chất nó là cái gì thì không quan trọng. Vì thế mà một mặt rất coi trọng cái thiện cái mỹ, nhưng mặt khác lại coi nhẹ cái chân. Theo Hà Sĩ Phu thì đặc điểm này giúp cho sự bảo toàn, nhưng không thể độc lập tiến lên thành một bản lĩnh gì mới được ! Từ đây mà đành chỉ "ký sinh" vào những giá trị văn minh của người khác. tuy rất thông minh và đầy khả năng sáng tạo.

- Tuy giàu tình người, tình làng nghĩa xóm, nhưng thiếu ý thức xã hội nên rất cục bộ-địa phương.

- Giàu bản năng hợp quần để chống kẻ thù xâm phạm bờ cõi, nhưng trong nội bộ dân tộc thì sẵn sàng chiều lòng bề trên để được yên phận. Anh hùng trước kẻ thù nhưng hèn nhát trước người cầm quyền. Ðây là nhược điểm nghiêm trọng trong tiến trình dân chủ hóa xã hội.

- Sự thông minh khi đem trộn với những đặc điểm trên ắt sinh ra mẹo vặt, bạt ngàn mẹo vặt. Bước quá đà của mẹo vặt là dối trá. Hậu quả của dối trá là sự tàn phá nhân cách. Do vậy sẽ không thể nào hành xử như người quân tử, mà chỉ là những kẻ tiểu nhân. Ðiều hiểm ác là, kẻ tiểu nhân lại thường khi dễ dàng " hạ đo ván" các bậc quân tử.

Cho nên, trong khi khẳng định "Người chiến thắng cuối cùng là văn hóa" thì Hà Sĩ Phu lại nhận định : "Trong một cuộc đối đầu trực tiếp, thì có tình trạng ngược lại, kẻ chiến thắng là cái thiếu văn hóa, thậm chí càng thiếu văn hóa càng dễ chiến thắng". (Xem "Chia tay Ý thức hệ ", phần "Tầm văn hóa thấp của trào lưu cộng sản"). Có chỗ ông viết : "…dùng cái mặt trái của con người để chiến thắng cái mặt phải của con người…". Ðiều này xét ra thật đau lòng, nhưng là thực tế không ít người từng trải nghiệm.

b. Trong những cục diện trước mắt thì chính trị quyết định văn hóa

Khi bàn về "Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" Hà Sĩ Phu gọi đây là "đứa con lai láu cá". Cho nên trong khi nhiều người lo sợ rằng như vậy kinh tế sẽ bị cản trở và không tiếp tục phát triển được, Hà Sĩ Phu lại tuồng như thản nhiên. Ông cho rằng khôn ngoan như người Việt Nam thì không phải lo về chuyện làm ăn kinh tế. Cái đáng lo là "khi sự dối trá đã ở tầm quốc sáHữu thì tất cả những quan hệ gia đình và xã hội cũng sẽ "vỏ một đằng ruột một nẻo" và thế thì xét về mặt văn hóa "dân tộc mình là kẻ thua cuộc" nhưng về mặt kinh tế thì có thể nhất thời thành đạt ! "Dân tộc có thể trở thành kẻ giàu có nhất vùng nhưng sẽ không thoát khỏi tầm một kẻ làm giàu hãnh tiến". "Cái gì rồi cũng có cả, đừng lo, có thiếu chăng chỉ thiếu một sự tử tế !". "Nếu khôn khéo ta có thể thoát khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng dân tộc lại phải đương đầu với một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách !". Nhiều chỗ ông nhắc đến một "xã hội lộn ngược" do "thang giá trị bị lộn ngược" !

Có lần ngoài tâm sự với bạn bè ông lo ngại : "Ai cũng nói tình trạng dân trí thấp, tưởng như ý kiến thống nhất nhưng đến khi hành động để nâng dân trí lên mới thấy ý kiến ngược nhau hoàn toàn. Tuyên truyền cho dân chỉ biết tiếp thu một chiều, chỉ biết nghe theo, chỉ biết quan tâm đến cái gì đã được định hướng, ngoài ra không biết độc lập suy nghĩ, không biết tiếp nhận cái gì khác nữa thì chính là làm cho dân trí thấp đi chứ sao lại là nâng lên ?". Một lần khác ông lại viết : "Nói những khiếm khuyết ấy là do truyền thống muôn đời để lại cũng chỉ đúng một phần, phần lớn là do người cầm quyền đã dày công tôn tạo !".

Tiếp tục biện giải, ông còn cho rằng sự du nhập của chủ nghĩa Mác-Lê đã củng cố mạnh mẽ hơn cho những nét tiêu cực của tính cách Việt Nam. Ðến thời kỳ đổi mới thì đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách Việt Nam nhiều hơn nữa. Chính trị rõ ràng đã và đang chi phối văn hóa ! Vì vậy ông khẳng định : muốn có đổi mới phải bắt đầu từ dân trí.

Trong phần mở đầu bài "Chia tay ý thức hệ" Hà Sĩ Phu đã bày tỏ mối lo ngại rằng việc cố duy trì một chủ nghĩa vô hồn bị thời đại đào thải sẽ tạo ra "một khoảng trống ghê rợn". Hà Sĩ Phu muốn nói đến một khoảng trống văn hóa, khoảng trống tâm hồn, khoảng trống lý tưởng, khoảng trống nhân cách.

Có người nhận định : Người ta quy cho ông tội phản quốc có lẽ do ông đã khơi ra và đi sâu vào vấn đề mang tính văn hóa này, chứ chưa hẳn chỉ vì ông đã phanh phui tính phi khoa học của một học thuyết.

Hà Sĩ Phu ra sức chứng minh chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết có nhiều thiện tâm nhưng ảo tưởng, thiếu khoa học, nên cuối cùng sẽ bị thời đại đào thải. Tuy vậy, cũng như nhiều người, ông thừa nhận ở giai đoạn đầu nó có tác dụng tích cực trong việc động viên phong trào dân tộc chống đế quốc, giành độc lập. Ðiều này quyết định tính hai mặt của nhiều đảng cộng sản. Ở Việt Nam và các nước cùng hoàn cảnh, đảng cộng sản đều đi lên bằng hai chân, từ hai nguồn gốc. Một từ tiếng gọi của chủ nghĩa yêu nước, một từ tiếng gọi của chủ nghĩa đấu tranh giai cấp để xây dựng thiên đường mới.

Với Ðảng cộng sản Việt Nam ông khẳng định chủ nghĩa yêu nước là "chân trụ", nên Ðảng có một giá trị tự thân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Không cần đến chủ nghĩa Mác-Lê, Ðảng cũng tự khẳng định được chỗ đứng của mình trong dân tộc. Ðứng vững trên "chân trụ" ấy, như đã qua sông thì bỏ con thuyền ở lại, Ðảng có thể và cần khéo léo tháo bỏ cái chân ảo tưởng lỗi thời bên kia đi rồiå thay thế bằng một chủ nghĩa quốc tế khoa học và hiện đại, dân chủ pháp trị. Như vậy, đứng trên đôi chân mới, Ðảng sẽ đoàn kết được toàn dân tộc, lấy lại được sức mạnh của mình, hòa nhập vào thế giới và đưa dân tộc vào nền văn minh toàn cầu.

Nhưng khốn nỗi, chính cái chân đang thoái hóa kia mới tạo ra đặc quyền đặc lợi mà không ai can thiệp vào được. Oái oăm thay, vì cái lợi ấy của Ðảng, mà dân tộc phải trả giá. Vì cố giữ cái chân đang hoại thư đó mà cơ thể xã hội đã và đang sinh ra đủ thứ bệnh tật. Còn ngoan cố giữ cái chân ấy thì không thể nào chữa được các quốc bệnh nan y. Cho dẫu rằng quá trình "đổi mới" đã đưa ra được nhiều sách lược khôn khéo và tài giỏi giúp vượt thoát vòng tử nạn, nhưng nguồn bệnh tự tâm can mà chỉ lo đắp vá chạy chữa biểu bì thì những khốn nguy của bạo bêïnh vẫn ẩn tàng đâu đó. Chẳng chóng thì chày, lịch sử sẽ bắt ta quay trở lại, giải quyết đúng cái điều mấu chốt mà ta đã cố tình bỏ qua.

Trong cả tư duy lẫn cách diễn đạt, Hà Sĩ Phu thường rất chú trọng tính logic, tính hệ thống. Từ đây, ông đã có những phát hiện độc đáo. Tôi rất nhớ cái lập luận Hà Sĩ Phu dùng để "tranh luận" với Mác về động lực của tiến hóa. Theo Mác, trong cái dòng chảy bất tận của xã hội loài người thì chỉ có một giai đoạn là có giai cấp, trước đó chưa có giai cấp và sau đó thì không còn. Mác nói : trong giai đoạn có giai cấp thì động lực của tiến hóa là sự đấu tranh giai cấp. Hà Sĩ Phu nêu câu hỏi, vậy ở giai đoạn trước đó và sau đó thì động lực của tiến hóa là gì ? (tất nhiên Mác không trả lời được vì chưa thấy Mác nghĩ đến chuyện này). Mác chưa khảo sát cái toàn bộ mà đã khẳng định cái cục bộ thì sao gọi là "biện chứng" ! Hà Sĩ Phu thêm một lần lại khẳng định : nếu khảo sát cái toàn bộ hẳn Mác sẽ thấy sự tiến hóa chỉ có một động lực xuyên suốt từ đầu đến cuối là sự tích lũy và gia tăng không ngừng của trí tuệ.

Ðấy là kết quả tư duy, lý luận hệ thống theo chiều dọc. Một ví dụ về hệ thống theo chiều ngang là khi Hà Sĩ Phu nói về tính tổ chức, tính kết cấu của xã hội loài người theo từng cấp độ từ thấp lên cao : cá nhân, vợ chồng, gia đình, dân tộc, giai cấp, quốc gia, quốc tế (nhân loại). Trong chuỗi tổ chức ấy chỉ có cá nhân và nhân loại là gần như vững bền tuyệt đối. Hai đơn vị này có phẩm chất tương thích với những giá trị nhân quyền thuần khiết. Thứ đến là vững bền kết cấu dân tộc, đơn vị có ý nghĩa văn hóa. Trong khi đó, quốc gia là đơn vị kết cấu hành chính nên ý nghĩa của nó đang có xu hướng giảm dần theo lịch sử. Ý nghĩa của lòng yêu nước cũng vậy.

Trong mỗi kết cấu ấy con người chịu một sự ràng buộc nhất định, nói khác đi là con người bị mất tự do vì rất nhiều tầng ràng buộc. Nhưng, xu hướng tiến hóa là cá nhân con người phải ngày càng được tự do. Cho nên, tiến hóa cũng đồng thời cuốn theo tiến trình giải phóng con người. Cuối cùng rồi sẽ chỉ còn là những cá nhân sống trong nhân loại.

Muốn giải phóng con người thì tất cả các tầng trói buộc đều cần được tháo gỡ. Chừng nào còn bất kỳ một tầng trói buộc nào là cá nhân vẫn chưa có tự do. Nắm vững ý nghĩa của sơ đồ tổng quát ấy ta có thể tự giải đáp nhiều vấn đề. Ví dụ khi nhà nước bị thế giới phê phán là đối xử với nhân dân mình (tức quan hệ trong một quốc gia) còn thiếu dân chủ mà ta lại cãi rằng nước mình đã chiến đấu giành độc lập tức là đã có thứ nhân quyền lớn nhất rồi, thì rõ là không thể thuyết phục nổi ai. Dùng thủ pháp văn học, Hà Sĩ Phu hài hước : như thế khác nào anh chồng mở toang cổng chính bên ngoài nhưng vẫn nhốt chặt vợ mình trong buồng mà phân bua với hàng xóm rằng : cổng chính đã mở toang thế kia mà vợ tôi vẫn kêu chưa có tự do là nghĩa làm sao ? Cho nên nói "chủ quyền quốc gia cao hơn nhân quyền" lại càng vô nghĩa nữa. Mà nói cho cùng, đối với người chồng gia trưởng kia thì chủ quyền quốc gia cũng chẳng quan trọng đâu, chỉ có cái "gia quyền" mà anh ta đang nắm giữ là quan trọng thôi ! Tung hô chủ quyền quốc gia chẳng qua cũng chỉ để ngụy biện, kẻ đang nắm giữ cái quyền gì cho mình thì bảo quyền ấy cao hơn tất cả.

Tại Hội nghị Trung ương 5 bàn về công tác lý luận trong tình hình mới, tổng bí thư Nông Ðức Mạnh kêu gọi : "... phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, phân tích và đánh giá tình hình trong tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", thẳng thắn nêu lên các vấn đề cần tranh luận để đi đến chân lý, tập trung thảo luận vào những vấn đề mấu chốt...". Hưởng ứng lời kêu gọi đó, tôi đã bỏ khá nhiều công sức lục tìm và đọc lại mấy tác phẩm lý luận cơ bản của Hà Sĩ Phu. Tôi, thêm một lần, càng hết sức ngạc nhiên. Không chỉ vì cái tầm lớn lao, sâu sắc của tác phẩm mà còn vì không thể nào hiểu nổi vì sao lại có sự cay đắng đến nhường ấy cho số phận của tác phẩm và tác giả !

Còn nhớ, vào thời gian tác phẩm triết luận đầu tay của Hà Sĩ Phu ra đời, trong một buổi đăng đàn của ông, một nhà lý luận văn học lão thành có uy tín lớn bỗng như ngộ ra và thốt lên : "Rất có thể từ buổi hôm nay sẽ hình thành một cái gì đây !". Nhà thơ Bùi Minh Quốc thì nói : "Ðây là một quả bom ! Chúng ta sẽ công bố, chính tinh thần cách mạng và cầu thị của Mác sẽ ủng hộ chúng ta !".

Tạp chí Lang Bian định đăng vào số 4, nhưng đến số 3 đã bị đình bản. Tạp chí Sông Hương viết thư cho Hà Sĩ Phu đánh giá rất cao bài này và công bố sẽ đăng vào số 37, nhưng bị kiểm duyệt phải thay bằng bài khác của Hà Sĩ Phu "Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới". Rồi từ đấy bài viết không được đăng ở đâu cả. Thế nhưng, điều kỳ lạ là sau đó hàng loạt bài công kích lại rầm rầm nổ ra trên rất nhiều sách báo, tài liệu của Ðảng, kể cả trên báo Nhân dân và trong tài liệu chuẩn bị Ðại hội Ðảng lần thứ 7. Hơn một năm trời bộ máy chuyên chính vô sản chống lại kịch kiệt bài viết này, đặc biệt là luận điểm "Ðộng lực của tiến hóa là trí tuệ chứ không phải đấu tranh giai cấp". Ðây là một cuộc "chửi nhau" mà không có "nhau". Người ta bịt miệng Hà Sĩ Phu lại rồi cứ thế mà tát : mày nói thế này, mày nói thế kia. Cả vú lấp miệng em như thế, mồm loa mép dải như thế, nhưng bắt cả nước đứng nghe ! Cái thói cửa quyền, vô lương, bất chính này cho đến nay vấn tiếp tục được duy trì để hành xử với nhiều người khác, trong đó có tướng Trần Ðộ.

Ít thấy có nhà lý luận nào mà ngay bài viết đầu tiên đã làm bận lòng thiên hạ đến vậy. Kết quả là người ta càng tìm đọc Hà Sĩ Phu nhiều hơn.

Nước ngoài in và dịch thành tuyển tập, tiếng tăm các tác phẩm Hà Sĩ Phu vang dội khắp đông tây. Ðau đớn thay, ảnh hưởng trong nước và quốc tế càng lớn, tai ương đến gõ cửa Hà Sĩ Phu càng khủng khiếp hơn. Khi bộ máy lý luận mác-xít của Ðảng bất lực, người ta thác quyền cho công an và tòa án ra tay.

Người ta tông xe cho Hà Sĩ Phu ngã nhào để giật túi, cướp cho được lá thư của thủ tướng Võ Văn Kiệt, tạo cớ đưa Hà Sĩ Phu ra tòa. Nếu đúng lẽ đời thì việc gì phải bàn xem bức thư đó có phải là bí mậõt quốc gia không, ông Võ Văn Kiệt vô tình (thật ra thì có lẽ cố ý) để lọt thư ra ngoài thì ông phải chịu trách nhiệm chứ. Hà Sĩ Phu có đến ăn trộm rồi đem đi bán lấy tiền đâu mà phải chịu tù tội. Tha thiết mong rằng lương tri hôm nay chưa đủ dũng cảm thì ngày mai hãy vì công lý, nhất định đừng quên xét lại tội ác vụ kỳ án này.

Hiện nay ông vẫn bị quản chế tại căn phòng 23 mét vuông thuê của nhà nước, trong khu chung cư của Viện khoa học Việt Nam ở 4E Bùi thị Xuân, Phường 2, thành phố Ðà Lạt. Căn phòng nhỏ đã chịu ba lần khám xét, lục soát. Ðiện thoại bị cắt từ lâu. Hàng tháng phải lên trình diện ở phường, phải khai báo tất cả những ai đến thăm, nếu khai còn sót công an sẽ đưa sổ ghi ra đối chiếu và nhắc nhở. Mới 62 tuổi mà râu tóc bạc phơ, trong người mang đủ thứ bệnh tật. Sách có câu "Nhất dạ sầu, tu mi tận bạch !". Huống chi nỗi "sầu" thế sự đã chục năm trời, tù túng đã 7-8 năm nay. Nhưng ai gặp gỡ, trò chuyện với ông vẫn thấy rất vui. Ông nói giữ được như vậy đến hôm nay là nhờ có sự động viên quý giá của những người hiểu biết và có tấm lòng, của bầu bạn khắp nơi, đặc biệt của bà Ðặng Thanh Biên, người bạn đời dũng cảm rất hiểu chồng đã tận tụy chia ngọt sẻ bùi cùng ông suốt những năm tháng gian nan.

Có người bảo Hà Sĩ Phu là niềm tự hào của triết học nước ta. Tôi không được học khoa xã hội một cách hệ thống, không thông tuệ triết học nên không đủ khả năng ước định, song le, tôi vẫn mong sao Hà Sĩ Phu xứng đáng như thế.

Hà Nội, Xuân Nhâm Ngọ

Nguyễn Thanh Giang

Nhà A3P9 – Tập thể phòng không Hòa Mục

Phường Trung Hòa- Quận Cầu Giấy, Hà Nội

*********************

Từ Chế Lan Viên đến Phạm Hồng Sơn

Tưởng Năng Tiến 

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ

thế nhưng anh vẫn ngoài vào bàn cùng bè bạn

cầm lên nhấm nháp

chả là nếu anh từ chối

chúng sẽ bảo anh phá rối đêm vui… !

Chế Lan Viên

("Di Cảo", 1987)

Tôi đã nghe thấy từ "dân chủ" từ lâu nhưng chưa bao giờ được nghe và được đọc để hiểu bản chất thực sự của nó là gì và nhiều cái hiện được gọi là "dân chủ" có thực sự là dân chủ không ? 

Phạm Hồng Sơn

("Thư Gửi Ông Nông Ðức Mạnh", 2002)

Thi sĩ Chế Lan Viên sinh năm 1920, bác sĩ Phạm Hồng Sơn chào đời năm mươi năm sau đó. Giữa hai ông có một khoảng cách khá xa về tuổi tác, và hoàn cảnh sống. Tôi nhỏ tuổi hơn Chế Lan Viên và lớn tuổi hơn Phạm Hồng Sơn. Nói một cách hơi kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Và hôm nay, vì rảnh, tôi tình nguyện làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) liên quan đến hai ông.

Trước khi bàn tiếp về họ, tôi xin được phép nói thêm xíu xiu nữa về mình. Ðúng ra, tôi chỉ xin vài phút để kể lại một mẩu kỷ niệm rất ngắn, vào thưở ấu thời thôi.

Khi còn nhỏ, cũng giống như bao nhiêu đứa bé mất dậy (khó dậy hay khó nuôi) khác, tôi trốn học hoài à. Và nếu không đi câu cá, bắn chim hay xem phim cọp, tôi và mấy đưá bạn thường lân la ra chợ xem Sơn Ðông Mãi Võ - nếu may mắn vào đúng lúc họ đang bán thuốc ở thành phố bé bỏng của chúng tôi.

Với lũ trẻ con sống trong những phố thị của miền Nam - vào thưở thơ ấu của tôi - xem Sơn Ðông Mãi Võ là một thú vui mà dường như đứa nào cũng khoái. Chưa cần đến nơi, chúng tôi đã cảm thấy hào hứng và bị kích thích bởi âm vang của tiếng trống cùng tiếng phèng la. Vòng người bao quanh đông và rộng. Lũ nhóc chúng tôi thì háo hức len người vào sát tận phía trong.

Ngay giữa sân là một tấm phản gỗ đóng lỉa chỉa những hàng đinh mười phân, thẳng tắp và nhọn hoắc. Một người mang giầy ba ta, mặc quần túm ống, bắp thịt trên tay nổi cuồn cuộn nằm ngay lưng trên đó. Vài người lui cui xếp những chồng gạch thẻ trên bộ ngực để trần, vạm vỡ của ông ta. Một nguời khác, trông cũng lực lưỡng không kém, dơ cao búa tạ,ï đập thật mạnh vào chồng gạch.

Tôi cố nén một tiếng kêu thảng thốt và nhắm vội mắt lại cho đỡ sợ. Nhưng không có gì để sợ mà chỉ có tiếng vỗ tay vang dội mà thôi. Gạch vỡ tan như bụi, người đàn ông thản nhiên đứng dậy. Ông cầm chai ruợu, rót đầy ly, ực một hơi cạn láng, rồi khà một tiếng vô cùng sảng khoái. Người đứng cạnh ngậm rượu phun phì phì và xoa mạnh tay lên lưng ông ấy.

Sau đó, đương sự xoay một vòng cho mọi nguời xem. Chỉ có những vết đinh nhọn đâm đỏ ửng da chứ không hề thấy máu. Khán giả lại trầm trồ khen ngợi. Ông ta cung tay, trang trọng tỏ dấu cảm ơn, rồi bắt đầu… quảng cáo !

- Ðây là Thần Tửu Lực (lùng - tùng - xà).

- Ðuợc chế biến bằng cao hổ cốt, mật trăn và mật gấu (lùng- tùng- xà).

- Có pha thêm sâm nhung, cùng với hải cẩu bổ thận hoàn, theo công thức gia truyền (lùng - tùng- xà).

- Ai có cha già mẹ yếu (lùng- tùng- xà), ai có chồng con hàng ngày phải làm việc nặng (lùng- tùng- xà), ai trèo cao té nặng bị đọng máu bầm (lùng- tùng- xà)… uống Thần Tửu Lực đều thấy công hiệu và gia tăng sức khoẻ (lùng- tùng- xà)…

- Giá thường một chai là hai chục đồng (lùng- tùng- xà), thay mặt ông chủ (lùng tùng xà), xin đại hạ giá còn mười đồng một chai (lùng tùng xà), hôm nay để cảm tạ thịnh tình của bà con cô bác (lùng-tùng-xà), ai mua một chai (lùng- tùng-xà) chúng tôi tặng không một chai nữa (lùng- tùng- xà).

- Quí ông quí bà ăn trầu nhả bã (lùng- tùng- xà), hút thuốc phà hơi (lùng tùng xà), chỉ cần bỏ ra mười đồng là có hai chai Thần Tửu Lực (lùng tùng xà), để dành trong nhà (lùng- tùng- xà) phòng khi bệnh tật (lùng tùng xà)…

- Ông Hai bên nầy mua một chai (lùng- tùng- xà), tặng không một chai (lùng tùng xà).

- Bà Hai bên kia mua hai chai (lùng-tùng-xà), tặng không hai chai khác (lùng tùng xà).

- Thần Tửu Lực còn có công dụng tráng dương (lùng tùng xà), chồng uống vợ khen ngon (lùng tùng xà), ông uống bà khen tốt !

- Buồn buồn nhậu chơi "sương sương" vài ly (lùng-tùng-xà) cũng lên tinh thần (lùng tùng xà) và vui nhà vui cửa (lùng tùng xà)…

Những người bán thuốc Sơn Ðông thường ở lâu bất cứ nơi đâu. Họ di chuyển trước khi "bà con cô bác" thấy rõ được giá trị mơ hồ của những món hàng đã bán. Lũ bé con chúng tôi thì chả mua bán gì ráo nên không có gì để mà phiền hà. Tất cả những "gánh" Sơn Ðông Mãi Võ đều được chúng tôi đón chào nhiệt liệt. Tôi ước sao mình cứ giữ được mãi cái tâm cảm háo hức và nồng nhiệt như thế với cuộc đời và với mọi người.

Người đời và dòng đời, tiếc thay, thường hơi…lộn xộn. Khi những năm tháng ấu thơ đã qua đi, thời gian còn lại (thường khi) chỉ là những chuỗi ngày mỗi lúc một dài và một thêm ... khó sống ! Tôi vĩnh biệt tuổi thơ, từ giã gia đình và học đường rất sớm. Tôi bỏ thành phố mù sương (cùng với đám bạn bè thân thuộc) để đi vào chiến chinh, lửa đạn - khi chưa đến tuổi đôi mươi. Rồi tôi bị bắt giam và (cuối cùng) tôi đã bỏ chạy khỏi phần quê hương tù ngục của mình - dù thực tâm tôi không muốn thế !

Trong quãng đời lưu lạc, thỉnh thoảng, mỗi khi có dịp, tôi vẫn hỏi thăm về những người mãi võ Sơn Ðông. Ai cũng lắc đầu cho biết là họ không còn nữa. Thoạt nghe, tôi cũng thoáng thấy buồn ; tuy vậy, nghĩ cho cùng, đây là một chuyện đáng mừng.

Dù đói nghèo, dù thất học, dù bị đủ thứ thế lực giam hãm mãi trong cùng quẫn, sự hiểu biết của đồng bào tôi (rồi) cũng tăng tiến dần dần - theo với thời gian. Những lời quảng cáo cách quá xa sự thực về sự vạn năng, chữa được bá bệnh, của những thần dược (cỡ như Thần Tửu Lực) không còn sức thuyết phục được bất cứ ai. Thêm vào đó, từ hơn một thập niên qua, nhà nước cộng sản Việt Nam cũng đã chủ trương đổi mới, mở cửa nên hàng hóa thuốc men từ thế giới bên ngoài đã có mặt ở nhiều nơi. "Cao đơn hoàn tán" của những "gánh" Sơn Ðông không còn được dùng như thuốc để trị "bá bệnh" nữa !

Duy có điều đáng tiếc là người ta chỉ chịu thay đổi ít nhiều trong lãnh vực kinh tế thôi. Về phương diện chính trị thì nhà đương cuộc Hà Nội vẫn cứ tiếp tục đường lối và chính sách y như cũ. Họ vẫn tiếp tục diễn trò mãi võ Sơn Ðông …

Ngày 4 tháng 3 năm 2002, trong hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương Ðảng khóa IX - ông Nông Ðức Mạnh, đương kim tổng bí thư của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đã "khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu là động lực phát triển kinh tế - xã hội - đất nước được xác định rõ trong chủ trương, đường lối hơn 72 năm qua của Ðảng" (Nhân Dân, 04-03-2002). Qua ngày hôm sau, cũng tại hội nghị này, ông vẫn nhắc lại ý đó và còn trích dẫn thêm "đôi lời vàng ngọc" của ông Hồ Chí Minh : "Dân chủ là cái quí báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn" (Lao Ðộng , 05-03-2002). Trong dịp này, ông Mạnh còn nhắc nhủ toàn thể đảng viên rằng Ðảng không chỉ hứa hẹn xuông mà "lời nói phải đi đôi với việc làm".

Sau ông Hồ, và trước ông Mạnh, nhiều người lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đều lớn tiếng ca tụng và đề cao dân chủ, theo kiểu chiêng trống phèng la (lùng- tùng- xà) ồn ào như thế. Ai cũng "khẳng định" rằng "dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa" và "chế độ ta dân chủ gấp trăm lần thứ dân chủ giả hiệu của phe tư bản…" - dù chính người nói, cũng như kẻ nghe, đều biết rằng :"nói vậy chớ không phải vậy đâu !"

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ

thế nhưng anh vẫn ngoài vào bàn cùng bè bạn

cầm lên nhấm nháp

chả là nếu anh từ chối

chúng sẽ bảo anh phá rối đêm vui… !

Cho đến lúc viết di cảo, Chế Lan Viên mới dám thú nhận là suốt đời mình đã bị cho ăn toàn là bánh vẽ. Thái độ can đảm này, tuy muộn, vẫn khiến tôi quí mến ông ta ở "nhất điểm lương tâm" đó. Tôi sẽ quí ông hơn, nếu ông thành thật hơn…tí nữa ! Ông đã không dám từ chối cái bánh vẽ của Ðảng Cộng Sản Việt Nam không phải là vì nể "chúng sẽ bảo rằng anh phá rối đêm vui" mà (đúng ra) là vì… sợ !

Mà sợ là phải chớ. Có ai dám trách ai về chuyện này đâu. Mấy ai không sợ khủng bố và "bạo lực chuyên chính vô sản" của những người cộng sản, vào thời điểm đó ? Nhưng thời đó đã qua (lâu lắm) rồi ! Những người thuộc thế hệ mới ở Việt Nam hôm nay, những kẻ sinh trưởng "trong lòng cách mạng" - như Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Thư Lê... đâu có chịu nghe cái thứ ngôn ngữ quảng cáo về dân chủ- theo như kiểu Sơn Ðông Mãi Võ nữa. Họ cũng thẳng thắn từø chối dự những bữa tiệc vui, thết đãi bằng… bánh vẽ !

Ðảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc để sơ kết việc thực hiện chỉ thị 30/CT/TW của bộ chính trị (khóa VIII) về việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ chấm dứt vào ngày 5 tháng 3 năm 2002…thì ngay hôm sau, 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn đã gửi thư cho Nông Ðức Mạnh và lịch sự khen rằng đó là "Những Tín Hiệu Ðáng Mừøng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam". Tuy nhiên, liền sau đó, Phạm Hồng Sơn cho biết ông chỉ được ữnghe đến dân chủ" nhưng "chưa bao giờ biết được bản chất thực sự của nó là gì" nên đã bắt toàn đảng phải thử trước xem món hàng dân chủ mà họ vừa rao bán cho mọi người là thật hay giả đã.

Phạm Hồng Sơn đòi hỏi phải làm cho dân chúng nhận thức được thế nào là dân chủ vì, theo (nguyên văn) lời ông "... nếu người dân không xác định được như thế nào là dân chủ thì làm sao dân chúng có thể phát hiện và ngăn chặn các vi phạm dân chủ của người khác (đặc biệt là nguời lãnh đạo), khi đó chiếc chìa khóa vạn năng" bị cất đi hoặc bị đánh tráo bằng chiếc chìa khóa vạn năng gì ?, người dân cũng không thể biết được. Và như thế, nghị quyết vẫn chỉ nằm trên tờ giấy hoặc chỉ được phất vào không khí… !

Phạm Hồng Sơn cũng thách thức Ðảng Cộng Sản Việt Nam "hãy công bố các góp ý, kiến nghị với đảng và nhà nuớc của những nhân vật như Hoàng Minh Chính, Trần Ðộ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, cũng như nhiều ý kiến đóng góp, thậm chí phê phán của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài - theo đúng như châm ngôn "lời nói phải đi đôi với việc làm" mà Nông Ðức Mạnh nhắc đi nhắc lại hôm 5 tháng 3 tại hội nghị vừa qua.

Chỉ giản dị có thế thôi mà ba tuần sau, ngày 29 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn bị công an mời lên làm việc rồi "biến mất luôn". Ðến ngày 18 tháng 4 năm 2002, theo tường thuật của AFC, gửi đi vào lúc 5 giờ 59 phút sáng, từ Hà Nội, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières – RSF) đã lên tiếng phản đối việc bắt giữ ông Sơn, và kết án nhà đuông cuộc Hà Nội đã mưu toan loại bỏ quyền tự do phát biểu ý kiến của người dân.

Nói cách khác, "cái bánh dân chủ" mà cộng sản Việt Nam vừa quảng cáo ồn ào đã được Phạm Hồng Sơn mang ra thử và đã có kết quả ngay : vẫn chỉ là bánh vẽ ! Chuyện này không làm ai ngạc nhiên, nó chỉ khiến cho một số người dân làng Ba Ðình ở Hà Nội đâm ra lúng túng và bối rối. Rõ ràng họ vừa bị bắt gặp quả tang đang rao bán một món hàng giả hiệu. Do đó, họ đã bắt ông Phạm Hồng Sơn. Họ phải dấu ngay nhân chứng.

Bước kế tiếp phải lo là tang chứng, và đây mới thực sự là chuyện phiền hà. Cái thời mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam bắt buộc được người khác phải nhấm nháp bánh giả rồi làm bộ khen ngon, hay liếm cho sạch hết tội ác của họ đã qua rồi ! Bây giờ chính họ sẽ phải ăn bằng hết những của giả mà mình đã tạo ra thôi. Xem chừng không dễ nuốt đâu. Nó cũng khó như việc họ sẽ phải đương đầu với thế hệ của Phạm Hồng Sơn vậy. Chuyện này lôi thôi lắm, lôi thôi lâu và (chắc chắn) sẽ lôi thôi lớn. Ở Việt Nam bây giờ đâu phải chỉ có một mình Phạm Hồng Sơn là cần phải bắt, đúng không ?

Tưởng Năng Tiến

***********************

Thơ

Nước tôi

Viết cho những lương tâm Viêt Nam

Và cho các chí hữu của tôi.

Sông Lô Lê Nam Sơn

Nước tôi là nước Việt Nam

Hình cong chử S nằm ven Thái Bình

Trải qua bao cuộc phế hưng

Bao đời nối tiếp dày công dựng bồi

Ðể con cháu được làm người

Tổ tiên tôi đã khóc cười làm nên

Thành cao có dãy Trường Sơn

Lũy sâu có Cữu Long Giang, Hồng hà

Núi rừng sông biển bao la

Giang sơn gấm vóc lụa là Việt Nam

Tôi yêu từng lũy tre làng

Từng lời ru mẹ nồng nàn ca dao

Yêu đời chăm chỉ cần lao

Mặn nồng tình nghĩa đồng bào thủy chung

Yêu từng ngọn lúa bờ kinh

Từng thôn xóm nhỏ từng thành quách xưa

Tình tôi biết mấy cho vừa

Cho bao nhiêu cũng thấy chưa thỏa lòng

Vì dâu lệ ngấn tuôn dòng

Vì đâu thù hận chất chồng quê hương

Vì đâu trôi nổi dặm đường

Tan đàn sẩy nghé đau thương khắp cùng

Ai người tham lợi cầu vinh

Cam lòng cắt đứt nghĩa tình núi sông

Ðâu rồi tấc đất tổ tông

Ðâu rồi lãnh thổ cha ông dựng cờ

Ðâu rồi sự nghiệp cơ đồ

Bao đời nối tiếp điểm tô sơn hà

Cớù sao xáo thịt nồi da

Cớ sao cắt đất cầu hòa ngoại bang

Thà xin làm kiếp tro than

Còn hơn gỗ mục thân tàn rừng hoang.

Sông Lô Lê Nam Sơn

**************************

Những chuyện bên lề của đất nước

Trần Bình Nam, tháng 5/2002

Tôi vừa thực hiện một chuyến đi qua bốn nước : Úc Châu, Pháp, Ðức và Tiệp. Kể cả Hoa Kỳ là năm. Công việc chính là hội thảo về Ðiều 4 của bản Hiến Pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam, nói về sự phi lý của nó và nhu cầu bãi bỏ điều khoản đó để mở đầu một tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ðiều 4 hiến định hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam, và đó là nguyên nhân của mọi bế tắc tại Việt Nam. Một hệ lụy khác của điều 4 là Ðảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình để ký hai bản Hiệp Ðịnh biên giới và lãnh hải vào cuối năm 1999 và cuối năm 2000 mà không thông báo gì cho nhân dân biết. Riêng Hiệp Ðịnh biên giới thường vụ Quốc hội cũng chỉ được thông báo lấy lệ và thông qua một cách hình thức. 

Qua vòng hội thảo tôi ghi nhận vài sự việc bên lề liên hệ đến đất nước như sau :

1. Chuyện người hải ngoại về nước thăm nhà

Tại buổi hội thảo nào cũng có một số người không dám đến tham dự vì sợ chính quyền Việt Nam ghi sổ đen và sẽ không cho về Việt Nam thăm nhà, hoặc cho về rồi tìm cách làm phiền phức, thậm chí bắt bớ.

Sự thật, nếu đồng bào hải ngoại hiểu cái thế của mình đối với chính quyền Hà nội thì đồng bào hải ngoại không có gì phải sợ hải khi bày tỏ lập trường chính trị của mình. Từ năm 1986, sau khi thi hành chính sách đổi mới chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu mở cửa và khuyến khích người Việt ở hải ngoại về thăm nhà. Chính sách này do nhu cầu chính trị và nhất là kinh tế chứ không vì lý do nhân đạo như Ðảng cộng sản Việt Nam nói. Nhu cầu kinh tế là một vấn đề sinh tử sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991 không còn khả năng chi viện cho Việt Nam như trước. Hằng năm do người Việt ở hải ngoại về thăm nhà tổng số tiền bơm vào nền kinh tế Việt Nam ước lượng trên hai tỉ mỹ kim. Mất số tiền này chính quyền Hà Nội không cách gì đứng vững.

Do đó Ðảng cộng sản Việt Nam vì nhu cầu toàn tại không còn ở cái thế muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thìbắt, mặc dù chính quyền cộng sản Việt Nam nổi tiếng là một chính quyền coi thường luật lệ quốc tế. Vì vậy chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ không làm điều gì làm cho người hải ngoại sợ không dám về thăm nhà, ngay cả với những thành phần công khai hoạt động chống chế độ cộng sản. Với những thành phần này họ cho nhân viên an ninh theo dõi sát và họ không ngần ngại bắt giữ nếu vi phạm luật lệ trong nước. Hiểu như vậy chúng ta biến việc về thăm nhà thành một mặt trận đấu tranh với chính quyền cộng cản Việt Nam. Về Việt Nam trở thành một cái quyền và người Việt hải ngoại không đánh đổi sự tự do hoạt động chính trị của mình để xử dụng quyền này.

Vô hình chung chính quyền cộng sản Việt Nam (qua việc bị buộc phải để cho người Việt hải ngoại thuộc mọi khuynh hướng chính trị về nước) chấp nhận một sự đối lập nào đó. Và người Việt hải ngoại cần dứt khoát xác định quyền đối lập của mình. Ðể xác định và bảo vệ quyền này, người Việt hải ngoại khi về Việt Nam cần bày tỏ thái độ với chính quyền cộng sản nếu bị làm khó dễ hay bị đe dọa một cách trái phép. Ðây là một mặt trận đấu tranh cho dân chủ. Và người Việt hải ngoại có đủ điều kiện để thắng mặt trận dân chủ này.

2. Nhiệm vụ của người trí thức

Tại Tiệp, cuộc thăm viếng bà Dana Niemcova, nguyên giáo sư tiến sĩ đại học Praha đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên. Bà Niemcova năm nay trạc 65 tuổi, sức khỏe mong manh vì đã trải qua nhiều gian khổ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của đất nước bà. Bà và chồng là hai trong khoảng 240 thành viên đầu tiên ký bản Hiến Chương 77. Chồng bà là một bác sĩ tâm thần nổi tiếng tại Praha thời đó. Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, như những gì bà đã làm cho đất nước chẳng có gì đáng kể, bà nói : "Ngay sau khi bản Hiến Chương được công bố, công an mời tôi tới văn phòng và cho biết vẫn chưa muộn nếu tôi rút tên ra khỏi bản Hiến Chương. Người sĩ quan công an nhắc tôi rằng tôi có một địa vị trong xã hội, một đời sống vật chất bảo đảm và có 7 đứa con cần nuôi dưỡng. Tôi trả lời tôi không có gì phải suy nghĩ lại. Tôi về nhà chờ đợi hậu quả. Hôm sau vừa đến trường tôi nhận được giấy sa thải khỏi đại học. Luật của Tiệp Khắc lúc đó không cho phép bất cứ ai được thất nghiệp và tôi được bố trí làm công tác vệ sinh cho nhà trường. Thế là từ bảng đen với phấn trắng tôi xoay qua cầm chổi và cọ phụ trách sạch sẽ khu nhà cầ".

Khi được hỏi bà nghĩ gì về tình trạng bế tắc hiện nay tại Việt Nam bà Niemcova nói : "Ðừng chờ đợi dân nổi dậy. Dân thời nào, nước nào cũng giống nhau. Họ có những mối lo hằng ngày cho gia đình và bản thân. Họ chỉ phản ứng khi người trí thức phản ứng" và bà hỏi chúng tôi, "liệu người trí thức Việt Nam trong nước đã sẵn sàng lên tiếng đòi hỏi công bình và tự do dân chủ chưa ? Nếu người trí thức Việt Nam trong nước chưa đứng lên đòi hỏi tự do và dân chủ, thì còn lâu Việt Nam mới có tự do dân chủ".

Ðiều bà Niemcova nói làm tôi suy nghĩ. Tình trạng đất nước sau gần 27 năm hòa bình thật thảm thương. Tại sao trước tình trạng đen tối như thế mà trí thức Việt Nam chưa lên tiếng ? Những Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học ở đâu ? Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một điều có thật chứ đâu phải là một sự bịa đặt để làm đẹp những trang sử vô hồn ? Ngoài sự tụt hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội còn có dấu hiệu sa đọa tinh thần qua việc nhà cầm quyền Việt Nam cúi đầu ký hai Hiệp Ðịnh nhường một phần đất biên giới (cuối năm 1999) và một phần lãnh hải trong vịnh Bắc Việt (cuối năm 2000) cho Trung quốc vì quyền lợi của Ðảng cộng cản Việt Nam và một số cá nhân trong đảng. Sĩ phu đất Việt ở đâu mà chưa đứng lên lãnh đạo quần chúng đòi quyền sống và bảo vệ lãnh thổ ?

Tôi ghi nhận thêm một điều kỳ lạ. Sĩ phu chân thật chưa xuất hiện nhưng một số ngụy trí thức của chính quyền cộng cản Việt Nam mai phục tại hải ngoại bắt đầu được mang ra sử dụng để cứu nguy chế độ. Từ Sydney, qua Paris, đến Los Angeles những người trí thức này nhịp nhàng viết bài phụ họa lập luận "bán đất mà vui" của ông thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng.

Bà Dana Niemcova chậm rãi nói tiếp : "Bản danh sách những người trí thức ký tên vào Hiến Chương 77 cho đến năm 1989 khi Tiệp Khắc được tự do không quá dài nhưng tiếng nói và sự chịu đựng áp lực vật chất và tinh thần của họ trong 12 năm trước bạo quyền đã như tiếng kèn thúc quân thuyết phục hằng triệu thanh niên sinh viên và thợ thuyền Tiệp Khắc xuống đường lật đổ chế độ độc tài đảng trị."

Từ biệt bà Niemcova tôi có một niềm tin rằng trí thức Việt Nam sẽ không hèn.

3. Chết cho tự do tại công trường Vaclav

Công trường Vaclav tọa lạc tại trung tâm thành phố Praha. Ở đó có một đài kỷ niệm tưởng nhớ Jan Palach và Jan Zajic hai người sinh viên tự thiêu tháng 1 năm 1969 để bày tỏ sự phẩn uất trước cuộc xâm lăng của Hồng quân Nga đè bẹp cuộc nổi dậy của nhân dân Tiệp Khắc vào mùa Xuân 1968. Ðài kỷ niệm gồm một bức tượng của một vĩ nhân Tiệp Khắc dựng ngay giữa một bồn nước nhỏ hình tròn viền xây bằng gạch. Hai tấm ảnh đen trắng của hai sinh viên tuổi chừng đôi mươi đôi mắt trong sáng in hằn trên đá hoa cương đặt khiêm nhường trên một bàn thờ nhỏ dưới chân bức tượng. Jan Palach và Jan Zajic thản nhiên nhìn du khách qua lại trong công viên như hài lòng đã đóng góp máu xương cho nền tự cường của dân tộc. Dân thành phố Praha kính cẩn qua lại trước đài kỷ niệm trong khi du khách chờ nhau chụp hình với Jan Palach và Zajic. Anh Trần Quốc Bảo và tôi cũng ngoài bên cạnh hai sinh viên chụp hình lưu niệm.

húng tôi nghĩ, một dân tộc không thể tìm thấy con đường hạnh phúc và tự do nếu không có những người dám hy sinh. Và chừng nào một dân tộc không biết nhục, hay không còn tinh thần bày tỏ sự bất mãn trước cường quyền là lúc dân tộc đó bắt đầu suy vong. Những người thanh niên ưu tú Việt Nam đang ở đâu ? Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách !

4. Giang Trạch Dân viếng China Beach

Trong chuyến viếng Việt Nam tháng 2-2002 Giang Trạch Dân có ý gì khi đến China Beach ở Ðà Nẵng ? Nhiều người tham dự hội thảo đã đặt câu hỏi này. Càng có ý nghĩa hơn nữa tại Paris câu hỏi này do chính giáo sư Vũ Quốc Thúc, một nhà kinh tế nổi danh, đặt ra. Người ta hiểu giáo sư Thúc đặt ra để lưu ý cử tọa một vấn đề quan trọng. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra qua câu hỏi của giáo sư Vũ Quốc Thúc.

Giang Trạch Dân đến viếng Việt Nam ngay sau cuộc thăm viếng của đô đốc Denis Blair tư lệnh các lực lượng vũ trang của Mỹ tại Thái Bình Dương là để nhắc Hà Nội chớ mê ông bạn giàu Mỹ quốc mà nhường quân cảng Cam Ranh vì còn Trung Quốc "môi hở răng lạnh" đây. Và nếu Hoa Kỳ thấy cần Cam Ranh, Trung Quốc cũng có nhu cầu xử dụng Cam Ranh. Nhưng nếu vậy Giang chỉ cần đến Hà Nội. Chuyện gì phải lần mò xuống Ðà Nẵng và đến tận China Beach.

China Beach, một cái tên các nhà báo Hoa Kỳ đặt cho một bãi tắm ở Ðà Nẵng quân nhân Mỹ thường dùng trong thời kỳ chiến tranh, và tình cờ trở thành tên của một cuốn phim Hollywood thực hiện nói về cuộc chiến Việt Nam. Báo chí đặt thì nó thành tên. Ở Việt Nam không ai quan tâm tại sao là China Beach mà không là Vietnam Beach hay Danang Beach. Ðối với người Tây phương cái gì dính líu đến Á châu đều được xem là "china". Người Pháp ở Paris gọi người Á châu là "chinese" không phân biệt gốc gác. Nhưng người Tàu vốn thâm. Ðến China Beach ở miền Trung ông Giang Trạch Dân gợi hai ý nghĩa chính trị khác ngoài vụ Cam Ranh.

Danh từ China Beach gợi ý đất Việt cũng giống như đất Tàu. Và ý nghĩa nhất là từ China Beach nhìn ra biển Ðông là Trường Sa, nơi Trung quốc từng nói là biển và đảo của họ. Ðối với Giang Trạch Dân thăm miền Trung là để nhìn tận mắt sờ tận tay tài sản mình sắp mua được. Giang có quyền hy vọng vì Giang mới mua được Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, và một vùng lãnh hải ngon lành vốn thuộc Việt Nam qua hai Hiệp Ðịnh đất liền cuối năm 1999 và lãnh hải cuối năm 2000. Thăm miền trung Giang ghi một điểm trội với Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp tương lai. Tháng 11-2000, khi công du Việt Nam tổng thống Bill Clinton dự định thăm Huế cũng để hàm ý Hoa Kỳ quan tâm đến thủy đạo, tài nguyên và các hải đảo trên Biển Ðông, nhưng Hà Nội hiểu ý và từ chối lịch trình viếng Huế của tổng thống Clinton lấy lý do an ninh. Hà nội hiểu hậu ý của Hoa kỳ nhưng sao không hiểu ý của Trung Quốc ? Hay những người lãnh đạo tại Hà Nội đã bị con rắn Bắc triều thôi miên ?

Trần Bình Nam

(April 5, 2002)

*******************

Thời sự

16 năm sau Chernobyl

Ngày 26-4-1986, giữa lúc Liên Xô đang chuyển mình đổi mới ra khỏi chế độ cộng sản thì nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã phát nổ. Ðây là tai nạn nguyên tử lớn nhất trong lịch sử thế giới và đã góp phần quan trọng làm dồn dập các biến cố, đưa tới sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ cộng sản tại Liên Xô và Ðông Âu, và làm tan Liên Xô. Chính quyền Gorbachev trong những ngày đầu đã cố ém nhẹm biến cố này, nhưng sau đó thấy không thể che giấu được nữa ví tầm vóc của tai nạn quá lớn, họ đã phơi bày hết sự thực. Tổng kết tạm thời cho thấy, riêng tại Liên Xô, đã có hơn 30.000 người thiệt mạng và trên hai triệu người bị nhiễm phóng xạ. Các nước châu Âu khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Pháp, một hội nạn nhân đã được thành lập để kiện chính phủ Pháp, đòi bồi thường vì đã không thông báo đầy đủ.

Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn là sự sơ sót của các nhân viên điều hành đã không phản ứng kịp thời một báo động. Những người chịu trách nhiệm giờ đây không còn nữa. Họ cùng ở trong số nạn nhân.

Nhiều phim phóng sự đã được chiếu trên các đài truyền hình châu Âu nhân dịp kỷ niệm 16 năm tai nạn này. Vùng Chernobyl ngày nay đã thành hoang vắng. Chỉ còn lại những người quá nghèo để có thể di cư đi nơi khác. Tất cả đều cho biết họ không còn sống được bao lâu.

Chung quanh Chernobyl, ngành kinh doanh phát đạt nhất là nghề đóng quan tài. Các gia đình mua quan tài để sẵn phòng khi hữu sự. Hết gỗ, người ta làm quan tài bằng xi măng.

Các chuyên gia cho rằng chưa thể thẩm định hết những hậu quả của tai nạn Chernobyl. Con số những người bị bệnh tật và giảm thọ thì sẽ không bao giờ biết được.

Chính quyền Nga cũng chọn cùng ngày 26-4-2001 để tưởng niệm 118 thủy thủ trên tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm tháng 8-2000 sau khi một hỏa tiễn phát nổ.

Phạm Hồng Sơn đã bị bắt

Thêm một khuôn mặt trẻ tranh đấu cho dân chủ vừa bị bắt từ ngày 27-3-2002 : Phạm Hồng Sơn.

Phạm Hồng Sơn xứng đáng là một khuôn mặt biểu tượng cho sự trỗi dậy của tuổi trẻ Việt Nam. Sự nhập cuộc tranh đấu của Phạm Hồng Sơn đã rất đột ngột. Sinh ngày 3-11-1968, Phạm Hồng Sơn là một thanh niên xuất sắc và nhiều may mắn. Tốt nghiệp bác sĩ, học thêm thạc sĩ quản trị (MBA) do chương trình huấn luyện của Trung Tâm Pháp về quản trị tại Hà Nội và tiếp thị của các công ty Mỹ, Phạm Hồng Sơn trở thành giám đốc của công ty Alcon Pharmaceutical Ltd, khi mới 30 tuổi, rồi giám đốc công ty Tradewind Asia, cả hai đều là những công ty Mỹ. Vợ Sơn đang làm cho cơ quan Pháp thoại của chính phủ Pháp. Cuộc sống của Sơn là mơ ước của đại đa số thanh niên hiện nay. Nhưng Sơn đã đột ngột tỉnh ngộ, nhận ra mình không thể sống như vậy được. Sơn bắt đầu bằng cách dịch cuốn sách "Thế nào là dân chuû", rồi sau đó dịch cuốn "Dân chủ cho cuộc sống" (có thể đọc trên Web Thông Luận : www.thongluan.org) và tiếp xúc với những người đang tranh đấu cho dân chủ như Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang.

Sự nhập cuộc của Sơn đã bất ngờ và lạ lùng đến nỗi chính những người dân chủ trong nước cũng đặt câu hỏi tại sao một người như Sơn lại có thể liều lĩnh như vậy và Sơn đã từng là đối tượng của nhiều nghi vấn. Người ta không hiểu được Sơn.

Công an Hà Nội đã nhiều lần triệu Sơn đến làm việc. Việc bắt Sơn khác với trường hợp Lê Chí Quang. Sơn không bị bắt trong lúc đang làm một việc gì (như Lê Chí Quang và Nguyễn Khắc Toàn bị bắt trong lúc đang gửi điện thư). Quyết định bắt Sơn là một quyết định lạnh lùng, có tính toán trước.

Vợ Sơn, vì lo sợ cho hai con còn nhỏ, 5 và 3 tuổi, đã bỏ nhà đem con về ở với bố mẹ. Một gia đình đang êm ấm bỗng nhiên gặp nạn chỉ vì tự do và dân chủ. Cho tới nay gia đình Sơn vẫn chưa được đi thăm nuôi.

Chưa ai có thể quả quyết Sơn vẫn đang bị giam ở đâu và như thế nào.

Hiện có ít nhất bốn người trẻ đang bị bắt giam :

1. Nguyễn Khắc Toàn, tốt nghiệp đại học tổng hợp ban Toán, bị bắt từ ngày 8-1-2002 trong lúc đang gửi điện thư.

2. Vũ Ngọc Bình, tốt nghiệp đại học tổng hợp ban Hóa, bị bắt từ ngày 18-1-2002, không lý do.

3. Lê Chí Quang, tốt nghiệp Luật, bị bắt từ ngày 21-2-2002 trong lúc đang gửi điện thư.

4. Phạm Hồng Sơn, bị bắt ngày 27-3-2002.

Tuổi trẻ đang nhập cuộc và đang gặp gian lao lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên trình bày các hiệp ước biên giới Việt-Trung

Ông Nguyễn Dy Niên, bộ trưởng ngoại giao, trình bày trước khóa họp thứ 11 của quốc hội ngày 2-4-2002 rằng Hà Nội đã ký với Bắc Kinh các hiệp ước về biên giới trên đất liền và tại vịnh Bắc Bộ. Hiệp ước về biên giới trên đất liền đã được ký ngày 30-12-1999 và hiệp ước về vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000.

Ông Niên nhắc lại lập trường của chính quyền Hà Nội, theo đó các hiệp ước đã thỏa mãn yêu cầu của hai nước và theo đúng tinh thần của các công ước quốc tế. Hiệp ước vịnh Bắc Bộ chấm dứt những tranh tụng có hại về đánh cá và khai thác dầu khí.

Giải thích của ông Nguyễn Dy Niên gây thắc mắc nhiều hơn là làm sáng tỏ vấn đề. Cho đến nay người ta vẫn được biết là quốc hội đã thông qua hiệp ước biên giới về đất liền ngày 30-12-1999. Bây giờ ông Niên lại nói đó là ngày ký hiệp ước giữa hai nước. Như vậy, phải chăng là hai chính phủ đã ký tại Hà Nội và đưa ra cho quốc hội phê chuẩn cùng ngày mà không có thảo luận ?

Qua kỳ họp quốc hội vừa qua và sau báo cáo của ông Niên, dân chúng vẫn không được biết quốc hội đã thông qua hiệp ước về vịnh Bắc Bộ hay chưa ? Nếu một lần nữa quốc hội lại thông qua mà không cần thảo luận, và sau đó không thông báo cho nhân dân thì quốc hội này có tư cách gì và đại diện cho ai và phục vụ ai ?

Ông Niên nói rằng những hiệp ước này đã thỏa mãn nguyện vọng của cả hai nước. Câu nói này chỉ đúng có một nửa, vì chỉ có Trung Quốc thỏa mãn mà thôi. Thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng từng tuyên bố rằng về biên giới trên đất liền chỉ co 227 km2 có tranh tụng và đã chia đôi. Nhưng có rất nhiều vùng đất mà Hà Nội đã nhượng bộ mà không tranh cãi, cụ thể là hai địa danh lịch sử : ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Nếu quả thực Việt Nam không bị thiệt hại thì tại sao chính quyền Hà Nội lại ký lén lút và sau đó không công bố cho dân chúng biết ? Cuối năm 2001, Trần Khuê, Nguyễn Thị Thanh Xuân và Phạm Quế Dương đã lên vùng biên giới khảo sát xem Việt Nam đã bị mất những gì. Họ đều đã bị chặn đường ngăn cản, Trần Khuê bị bắt giải về Sài Gòn cùng với Nguyễn Thị Thanh Xuân, và sau đó bị quản chế. Chỉ có một mình Bùi Minh Quốc đã lên được biên giới và khảo sát trong vòng gần một tháng nhưng khi về tới Hà Nội ông đã bị bắt giải về Ðà Lạt quản chế và mọi phương tiện liên lạc bị đứt đoạn. Những hành động đó đủ chứng tỏ hiệp ước đã rất tai hại cho Việt Nam và Hà Nội cương quyết giấu nhẹm.

Về Vịnh Bắc Bộ, trước đây theo hiệp ước đã ký giữa chính quyền bảo hộ Pháp và nhà Thanh thì Việt Nam được 62%, Trung Quốc 38%. Ngày nay theo hiệp định mới Việt Nam chỉ còn được 53%. Hà Nội nói rằng hiệp ước đã thỏa mãn nguyện vọng của cả hai chính phủ. Một lần nữa, rõ ràng là nguyện vọng của chính quyền cộng sản và nhân dân Việt Nam rất mâu thuẫn với nhau.

************************

Ðừng quên những người trẻ tranh đấu vì dân chủ đang mắc nạn :

- Lê Chí Quang

- Phạm Hồng Sơn

- Vũ Khắc Toàn

Ðể hưởng ứng chiến dịch bảo vệ Lê Chí Quang và các bạn trẻ, xin hãy vào Web Thông Luận :

(www.thongluan.org )

*********************

Thư mời họp

Kính mời quí độc giả và thân hữu đến tham dự buổi họp mặt thân hữu của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Thông Lụân sẽ được tổ chức vào ngày :

Chủ nhật 12-5-2002

từ 15 giờ đến 19 giờ

tại Salle Beethoven

1 Place Ludwig von Beethoven

77185 Lognes

(đi bằng xe hơi, lấy xa lộ A4, sortie Lognes, đi bằng xe lửa điện RER A, gare Lognes)

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
jeudi, 26 novembre 2020 17:52

Thông Luận số 90-1996

Báo giấy Thông Luận số 90-1996

(tháng 02/1996)

TL-90.pdf

th90-1

tl90-2th90-3

TL-90.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
jeudi, 26 novembre 2020 17:42

Thông Luận số 89-1996

Báo giấy Thông Luận số 89-1996

(tháng 01/1996)

Tl-89.pdf

tl89-1

tl89-2tl89-3

Tl-89.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
jeudi, 26 novembre 2020 17:32

Thông Luận số 88-1995

Báo giấy Thông Luận số 88-1995

(tháng 12/1995)

TL-88.pdf

tl88-1

tl88-2

TL-88.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 20:58

Thông Luận số 87-1995

Báo giấy Thông Luận số 87-1995

(tháng 11/1995)

TL-87.pdf

tl87-1

tl87-2

TL-87.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 20:44

Thông Luận số 86-1995

Báo giấy Thông Luận số 86-1995

(tháng 10/1995)

TL-86.pdf

tl86-1

tl86-2

TL-86.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 16:40

Thông Luận số 85-1995

Báo giấy Thông Luận số 85-1995

(tháng 09/1995)

TL-85.pdf

tl85-1

tl85-2

TL-85.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 16:33

Thông Luận số 84-1995

Báo giấy Thông Luận số 84-1995

(tháng 07 & 08/1995)

TL-84.pdf

tl84-1

tl84.2

TL-84.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 16:26

Thông Luận số 83-1995

Báo giấy Thông Luận số 83-1995

(tháng 06/1995)

TL-83.pdf

tl83-1

tl83-2

TL-83.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN
mardi, 17 novembre 2020 16:18

Thông Luận số 82-1995

Báo giấy Thông Luận số 82-1995

(tháng 05/1995)

TL-82.pdf

tl82-1

tl82-2

TL-82.pdf

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in THDCĐN