Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dòng văn chương tranh đấu ở miền Nam trước năm 1975 : vì sao 'dừng' giảng dạy ở bậc đại học ?

Minh Châu, VNTB, 15/11/2019

"Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa".

vanhoc1

Ý kiến được trích dẫn ở trên là của nhạc sĩ Trần Long Ẩn tại hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/11/2019.

‘Hát cho đồng bào tôi nghe’ có phải là âm nhạc cũ của Sài Gòn ?

Phát biểu tại hội nghị giao ban này, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên, có ý kiến tương tự : "Thấy kinh tế lên mà bỏ qua mặt trận văn hóa tư tưởng là sai lầm. Giữ chế độ này là giữ thành quả cách mạng, nhưng giờ bỏ qua hết, chạy theo giải trí, game show… Trong khi để kế thừa cái đã có thì làm không tốt, mà lại ca ngợi boléro của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó…

Cũng từ khi đi vào thị trường, hội nhập, chúng ta lại quên đi biến động vô cùng phức tạp. Chương trình Âm nhạc Việt Nam - Những chặng đường trên VTV không biết chủ trương của Bộ Chính trị hay của ai, vì cái này ca ngợi nhạc của Sài Gòn cũ bằng những lời có cánh".

Lý lịch khoa học ghi, nhạc sĩ Trần Long Ẩn còn có bút danh là Đoàn Công Nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn. Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình Mai Quốc Liên, tốt nghiệp cử nhân văn học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1963.

Trước năm 1975, trong lúc đời sống tại các đô thị miền Nam bị xáo trộn vì cuộc chiến tranh Việt Nam, nhiều phong trào ca nhạc của sinh viên học sinh Sài Gòn đã phát khởi như "Phong trào Du ca Việt Nam", "Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe", như một cách nói lên tiếng nói của thanh niên lúc đó khao khát tìm về cội nguồn và ước mơ hòa bình. 

Trần Long Ẩn nổi lên như là một nhạc sĩ của phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" với bài Người mẹ Bàn cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân) và một số ca khúc khác như Người cha bến tàu, Đi về mới có hoa lục bình, Chim gọi đàn chim tung cánh trắng... Đầu tháng 4/1974, Trần Long Ẩn ra miền Bắc học tập.

Ca khúc "Tình đất đỏ miền Đông" của Trần Long Ẩn đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước do Hội Văn nghệ Giải phóng tổ chức năm 1976. 

Câu hỏi đặt ra từ hai phát biểu hôm hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh : Vì sao các ông không đề xuất đưa âm nhạc của một thời tranh đấu ở miền Nam trước 1975 vào thành những chuyên đề giảng dạy ở bậc đại học đối với khoa Ngữ văn, và các khoa liên quan đến xã hội khác ?

Sao lại lãng quên thời kỳ mà văn chương được viết bằng chính sinh mạng của tác giả ?

Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến thứ 17. Cuộc di cư năm 1954 đã thay đổi bộ mặt văn học nghệ thuật miền Nam. Sài Gòn là nơi sinh hoạt báo chí và văn học nghệ thuật chủ yếu của nhiều nhà báo, văn nghệ sĩ gốc Trung và Bắc đến lập nghiệp.

Nếu như vào giai đoạn đầu 1954-1963, một nền văn nghệ tự do sinh hoạt trong một không khí văn hóa, tin tưởng, thì đến giai đoạn sau 1964-1975, văn nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đa tạp hơn với những người làm văn nghệ phân hóa, bạo động trong một xã hội thời chiến.

Miền Nam bốc lửa, nếp thanh bình tương đối của thời ngưng chiến sau 1954 dần mất. Nhà văn cũng như bao người dân khác, bị thời cuộc xáo trộn, phải đối phó. Sinh hoạt văn hóa cũng bị biến cố thời thế ảnh hưởng, và ảnh hưởng nặng nề. 

Dễ nhận ra rằng mỗi nhà văn có một vùng khai phá riêng. Tính chất đa dạng ấy khiến cho văn học miền Nam, qua các ngòi bút khác nhau, đã phản ánh được thân phận con người trong xã hội chiến tranh, bằng những hình thức sáng tạo mới, khác hẳn tiền chiến, tạo cho văn học Việt Nam một bộ mặt – tạm gọi là ‘trưởng thành’ trong tâm thức nhà văn và tâm thức độc giả.

Tính từ 1960 đến 1975, phong trào văn nghệ sinh viên học sinh tranh đấu vì hòa bình, dân chủ, độc lập trải rộng trên khắp miền Nam. Ở đâu có trường trung học, phân khoa đại học là ở đó có báo tường, báo in roneo, báo in số lượng hàng vạn tờ bằng typo cũng không ít, như bán tuần san Vùng lên của Hội đồng Chỉ đạo Sinh viên Học sinh Sài Gòn (1964), và nhiều tờ báo của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Sinh viên Huế ; Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ…

Từ những tờ báo này xuất hiện hàng loạt tên tuổi : Hoài Hương, Ngô Kha, Trần Quang Long, Phan Duy Nhân, Trần Vàng Sao, Huy Giang, Đông Trình, Triệu Cung Tinh (Triệu Từ Truyền), Chinh Văn, Cao Quảng Văn, Phan Trước Viên, Tần Hoài Dạ Vũ, Hoàng Thoại Châu, Trần Đình Sơn Cước, Đôi Nạng Xứ Dừa, Lê Gành, Trần Vạn Giã, Hà Thạch Hãn, Phan Viên Hoài, Trần Ngọc Hưởng, Nguyễn Như Mây, Nguyễn Kim Ngân, Lê Văn Ngăn, Trần Phá Nhạc…

Gần như những bút danh nổi tiếng nêu trên không chỉ đăng báo "chui" - không thông qua kiểm duyệt - mà còn có mặt thường xuyên trên các tờ báo công khai như : Bách khoa, Văn, Văn học, Nghệ thuật, Văn nghệ Tiền phong… kể cả các nhật báo với số lượng in bảy, tám vạn bản... Họ đã không chỉ góp phần làm phong phú thêm dòng văn học tranh đấu, mà còn là những chứng nhân lịch sử về những sinh hoạt văn hóa muôn màu sắc của sinh viên các trường đại học ở miền Nam trước 1975. 

Khuynh hướng văn chương dấn thân trội bật, từ ý thức đến chính trị. Khởi từ đây những tạp chí Đất Nước, Đối Diện, Trình Bày, Hành Trình, Thái Độ... đối đầu với chính trị và chiến tranh, mở một "chiến trường" chính trị và xã hội hơn, dấn thân sâu hơn. 

Đó là thời kỳ mà văn chương được viết bằng chính sinh mạng của tác giả. Tuy nhiên sau tháng tư, 1975 tất cả dần chìm vào quên lãng.

Thay lời kết

Có lẽ nhạc sĩ Trần Long Ẩn và cả ông Mai Quốc Liên từng nghe qua :

"Tha La giận mùa thu

Tha La hận quốc thù

Tha La hờn quốc biến

Tha La buồn tiếng kiếm

Não nùng chưa, Tha La nguyện hy sinh"

(Trích thi phẩm Tha La của Vũ Anh Khanh)

Bài thơ này nhanh chóng nổi tiếng khắp miền Nam trước năm 1975, khi được hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Sơn Thảo phổ nhạc với tựa đề lần lượt là "Tha La xóm đạo", và "Hận Tha La". 

Những năm mà giáo sư Hoàng Như Mai (1919 – 2013) còn đứng lớp ở khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thầy có giảng dạy về chuyên đề gọi là "Dòng văn học miền Nam thời tạm chiếm" – một tên gọi khác của "Văn chương tranh đấu ở miền Nam". Tuy nhiên khi trường mang tên mới "Khoa học, Xã hội và Nhân văn" thì chuyên đề này dần dần… biến mất. Ngay cả sinh viên chọn đề tài "Dòng văn học miền Nam thời tạm chiếm" để đăng ký công trình nghiên cứu khoa học, cũng được các thầy cô nơi đây ‘khuyên’ hãy chọn đề tài khác (!?).

Một khi mà di sản văn chương của "Dòng văn học miền Nam thời tạm chiếm" không hiện diện trong giáo trình với các tiết bình giảng ở bậc đại học, thì việc gìn giữ và tôn vinh ra sao ? Đó chính là câu hỏi mà người viết bài muốn gửi đến các vị đang ngồi ở Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ; đặc biệt là nhạc sĩ Trần Long Ẩn, người từng là sinh viên của Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 16/11/2019

*******************

Cả nước nhớ tên : Trần Long Ẩn

Mặc Lâm, VOA, 15/11/2019

Có những câu nói b xua đui, nhng câu nói b ph nh, và c nhng câu nói b cho là thiu năng nhưng khi ông nhc sĩ Trn Long n nói nn Văn hc ngh thut ca min Nam đáng b "đóng đinh" thì nó tr thành câu nói b khinh b nhiu nht t xưa ti nay.

vanhoc2

Nhạc sĩ Trn Long n. (Hình : Trích xut t báo Thanh Niên)

Sự khinh b đến t người dân c hai min Nam Bc, t cán b đến nhân viên quèn trong công s, t th dân ti người nông phu căng mình dưới rung bi nó dính lin ti ý thc cm nhn cái đp ca con người. Khi nói đến Văn hc ngh thut người ta nghĩ ngay đến s hoàn thin ca cái đp trong th loi nó chuyên ch. Văn chương phi mang ti người đc mt chân tri mi đy sáng to. Hi họa phi dn người xem vào tng ngóc ngách ca tưởng tượng và hòa mình vào ni dung mà tác gi miêu t. Âm nhc phi đng hành cùng người nghe, hay ít ra nó dn người nghe vào thế gii ca cái đp, cái thiết tha trm bng ca cung bc đ t đó người thường thức thuc lòng tng note nhc sut c cuc đi mình.

Văn học ngh thut min Nam đã làm được điu đó và vì vy nó tn ti trong trí nh người dân min Nam đ sau này lan ta, chính phc c nước.

Trong suốt 20 năm chiến tranh trong khi min Bc c súy dòng nhạc hào hùng, gây căm phn đ chiến thng thì min Nam li ung dung vut ve nhng hình nh ca tình yêu đôi la, nhng bc tranh chia tay gia người hu phương và tin tuyến, nhng tâm tư người lính xa nhà, nh hàng cau quanh vườn, nh người m ch con bên nồi bánh chưng cui năm… nhng hình nh đó khó làm chiến tranh tiếp tc lan rng mà trái li nó khiến con người trong khonh khc nào đó gn vi chính mình hơn bi trái tim không th đp theo điu quân hành mà nó đp theo nhp điu ca riêng nó, nhp điệu ca yêu thương và chia s.

Những yếu t mà người văn ngh sĩ min Nam ly làm ngun cm hng không đến t đơn đt hàng ca B Quc phòng hay Cc Tâm lý chiến mà nó được cht lc ra t nim đau ca chiến tranh đ li trên đt nước này. Nó chy máu chung với nhng bà m, nhng em thơ trên cánh đng chết chóc. Nó trăn tr kêu gào phn đi s tàn bo ca chiến tranh đ ri sau hai mươi năm, nó b chm dt vào mt ngày mà dòng thác cách mng có màu đ chói ca máu la tràn ngp thành ph Sài Gòn cun đi mt dạng nhng gì mà trong hai mươi năm người văn ngh sĩ min Nam cht lc.

Nhưng l lùng, tác phm ca nhng người đy tài năng y không h mt trong tâm trí người min Nam, nó vn nm n mình mt góc nào đó trong trí nh ca người dân và bng mt ngày đp trời nó n r khp nơi trên mi ng đường đt nước.

Bắt đu là dòng nhc vàng, ri nhc Bolero, mt th loi âm nhc mà gii "nhc sĩ cung đình" xut thân t min Bc cho là sến súa, đơn điu là thương vay khóc mướn. H tp trung nhng câu ch b bôi nht đ chng li Bolero nhưng đ tr li cho h là hàng triu người khp nước cùng háo hc căng tai lên nghe mi khi có dp. Nhiu chương trình ca tng dòng nhc Bolero công khai xut hin trên các kênh truyn hình ca nhà nước đ t đó dp tt luôn mi trù dp nhỏ mn ca nhng nhc sĩ thiếu tài năng nhưng tha đ k.

Rồi văn chương, hi ha được gii trí thc min Bc sưu tp, lưu gi như nhng k vt mt thi vàng son ca anh em min Nam. S trân trng ca h đi vi nhiu la tui, gii tính, tài năng trong mt qung thi gian ngn ngi 20 năm cho thy s thành tu ca nn Văn hc ngh thut min Nam không đến t mt phía mà nó đến t tinh túy ca nhng trái tim, khi óc.

Vậy ti sao ông Trn Long n, mt nhc sĩ có chút tiếng tăm qua các ca khúc Tình Đt Đ Min Đông, Đi Qua Vùng C Non, Mng Tui M…Mt Đi Người Một Rừng Cây…li t ra cay cú đến gn như mt trí khi nói đến nn Văn hc ngh thut ca vùng đt này nơi mà trước đây ông ta được nuôi ln lên, được hc hành ti nơi ti chn ngay gia lòng Sài Gòn ti mt trung tâm đào to văn chương ngh thut ln nht min Nam là Đi hc Văn khoa ?

Trong Hội ngh giao ban quý III/2019 ca Hi đng lý lun phê bình văn hc, ngh thut Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/11 ông Trn Long n cho biết : "Chúng tôi đ xut phi hết sc thn trng vi trang s đen ti ca min Nam Vit Nam lúc by gi là b xâm lược. Văn hc, ngh thut đc hi ca nó xuyên tc đường li cách mng đúng đn ca Đng min Nam và hin nay không th ty xóa. Vy mà đng thi, phong trào cách mng min Nam trong văn hc, ngh thut rt d di, rt ln thì không biu dương, không tôn vinh, không hc tp, không nhân rng mà li đòi xóa nhòa không còn khái nim âm nhc cũ trước gii phóng na".

Ngay câu đầu tiên ông n xác đnh min Nam Vit Nam b xâm lược "Chúng tôi đ xut phi hết sc thn trng vi trang s đen ti ca miền Nam Vit Nam lúc by gi là b xâm lược" nhưng khi nói "Văn hc, ngh thut đc hi ca nó xuyên tc đường li cách mng đúng đn ca Đng min Nam và hin nay không th ty xóa" thì ông Trn Long n dính vào li ngy bin.

Văn học, ngh thut ca miền Nam b min Bc xâm lược nhưng không h đc hi, trái li nó đã và đang được gìn gi mt cách trân trng trong tng gia đình Vit Nam qua câu hát, quyn sách hay chí ít mt bài thơ ca tác gi nào đó mà cái hay ca tác gi đó đã trc tiếp chinh phc trái tim khối óc người gìn gi chúng. Làm sao ty xóa được s tht khi phi dùng ti th thut ngy bin và áp đt ca công an văn hóa ?

Rất trùng hp, người dân bây gi đã tn dng kh năng chế li hát như ngày xưa min Nam vn thường làm khi mt vn đ nào đó gây cười cho công chúng. Ch vài tiếng đng h sau khi công an qun Đông Anh tp trung biu tình ti Hà Ni chng li s cướp đt ca "đng chí" thì xut hin tác phm mang tên "Năm anh em căng một chiếc băng rôn" chế t ca khúc "kinh đin" Năm anh em trên mt chiếc xe tăng.

Tính nhạy bén và mn cm ca văn hc ngh thut min Nam đã làm cho người dân thêm sc mạnh. "Năm anh em trên mt chiếc xe tăng" nên yên ngh vì nó đã làm tròn trách nhim tuyên truyn ca nó ri. Cũng như ông vy, nên yên ngh vì ông cũng đã hết ý tưởng sáng tác ln sinh lc phc v cho Đng, đng nên bc đng mà làm sp đ c mt sinh mnh chính trị luôn cúc cung tn ty vi Đng ca chính ông.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 15/11/2019

**********************

Văn học - Nghệ thuật miền Nam trước 1975 : Gìn giữ và đánh giá đúng !

Diễm Thi, RFA, 14/11/20219

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số văn nghệ sĩ miền Nam tiếp tục có những nỗ lực nhằm duy trì những giá trị của nền Văn học - Nghệ thuật miền Nam mà từng có ý kiến cho là ‘độc hại, đồi trụy’ và từng bị cấm đoán.

vanhoc3

Một buổi biểu diễn nhạc rock ngoài trời tại Sài Gòn hôm 29/5/1971. AP

Nhà thơ Hoàng Hưng, từng đi tù hơn 3 năm với tội danh bị áp là "lưu truyền văn hóa phẩm phản động" chỉ vì mang theo trong người tập thơ của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khẳng định Văn học - Nghệ thuật tại miền Nam trước 1975 là một bộ phận của thành tựu văn học Việt Nam. Ông nói :

"Sau năm 1975 tôi vào Sài Gòn rất sớm và tôi tìm đọc rất nhiều tác phẩm của Sài Gòn trước 1975 cũng như mua rất nhiều để đọc và nghiên cứu. Mấy năm gần đây khi làm trang Văn Việt của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam chúng tôi có hẳn một hồ sơ cung cấp một cách hệ thống cho bạn đọc những thành tựu của văn học miền Nam trước 1975, tức văn học thời Việt Nam Cộng hòa từ nhiều nguồn khác nhau.

Qua đó tôi có căn cứ để nói rằng thành tựu của văn học Việt Nam Cộng hòa rất to lớn mà cho đến nay giới nghiên cứu văn học chính thống của Việt Nam trong chế độ này vẫn chưa chịu tìm hiểu một cách thấu đáo và chưa chịu công nhận những giá trị đó. Đó là khiếm khuyết rất lớn bởi đó không chỉ là thành tựu của miền Nam hay của Việt Nam Cộng hòa mà đến nay thì phải khẳng định đó là một bộ phận của thành tựu văn học Việt Nam nói chung".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, người có nhiều bài viết về nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa, từng học về thanh nhạc nhận xét nền Văn học - Nghệ thuật thời Việt Nam Cộng hòa đặc biệt mang tính đa nguyên và tính cá nhân nên rất phong phú và sáng tạo. Ông giải thích :

"Nền Văn học - Nghệ thuật nói chung cũng như lĩnh vực âm nhạc nói riêng, theo thiển ý của tôi, đó là một kho tàng vô giá của dân tộc Việt Nam bởi nó đạt được tính nhân bản, tính dân tộc và tính khai phóng.

Tính nhân bản có lẽ không cần phải nói nhiều. Một bài hát gây cho người ta một sự rung cảm, thiện cảm. Có những ca khúc vượt thời gian. Có những ca khúc đã 60 năm, 70 năm vẫn sống mãi trong lòng khán thính giả.

Về tính dân tộc thì các nhạc sĩ của miền Nam trước 1975 vận dụng tính dân tộc rất hay trong từng nhạc phẩm. Sử dụng tính chất dân ca của từng vùng miền để áp dụng vào tân nhạc phải nói là rất nhuần nhị và rất là đẹp.

Về tính khai phóng thì không thể chối cãi vì nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân. Trong mỗi nhạc phẩm của một nhạc sĩ hay mỗi giọng ca của một ca sĩ họ đều thể hiện cá nhân họ rất rõ. Chính vì vậy có thể nói đó là một sự sáng tạo, mà nếu không có sự sáng tạo thì không thể nói về âm nhạc nói riêng cũng như văn chương, thi phú, thơ ca nói chung".

Ông kết luận rằng, chính tính cá nhân mới tạo cho âm nhạc miền Nam trước 1975 một vườn hoa đầy hương sắc, bởi mỗi ca sĩ, mỗi nhạc sĩ là một bông hoa rất riêng, rất đặc biệt và rất hay. Và đó chính là thể hiện của tính đa nguyên.

Là một họa sĩ đồng thời là một nhà báo phụ trách mục "Văn Học - Nghệ Thuật" của RFA suốt một thời gian dài, Nhà báo Mặc Lâm cho biết ông tìm hiểu rất kỹ nền văn học Việt Nam trước 1975 và điều ông tâm đắc nhất là tính sáng tạo trong từng sản phẩm. Ông nói thêm :

"Nói về văn học trước 1975 ở miền Nam thì có thể gói gọn trong một câu rằng nền văn học Việt Nam non trẻ chỉ trong 20 năm nhưng rất tươi thắm và khởi sắc, căn cứ trên tinh thần văn học nghệ thuật rõ ràng chứ không vì chính trị hay vì động cơ nào khác.

Cái đẹp thể hiện qua văn chương, chữ nghĩa và sáng tạo riêng của từng người, từ người viết văn, thi sĩ, họa sĩ hay những người tạo hình".

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình ở Hoa Kỳ thì cho rằng dấu ấn văn học miền Nam từ 1954 đến 1975 đã làm cho những nhà văn, nhà thơ ở hải ngoại có động lực để tiếp nối. Bà đưa nhận định của mình :

"Văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, tức chỉ vỏn vẹn 20 năm, nhưng nó vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam vì nó rất là đột phá và không có tính cách được "đặt hàng" giống như văn học thời Xã hội chủ nghĩa do đảng lãnh đạo.

Người làm nghệ thuật không sáng tác theo đơn đặt hàng, không theo lịnh của ai, không phải bẻ cong ngòi bút do có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Nó tạo cơ hội cho sáng tạo bùng vỡ và đẩy đến tận cùng của cảm xúc chứ không phải viết một câu rồi nịnh một câu hay viết một câu rồi lách một câu".

Vào ngày 11 tháng 2 năm 2019 Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn, tức sẽ bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975.

Nhận xét về quyết định này, Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng đây là sự thất bại của kiểm duyệt văn hóa chứ không phải là một bước mở của chính quyền :

"Ngày hôm nay nhà nước cho phép bình đẳng tất cả mọi thứ thì thực chất cái tên gọi của nó là sự thất bại toàn phần của những chương trình kiểm duyệt văn hóa. Cho nên khi người ta bắt đầu cho phép là người ta lùi lại cái sự thất bại của mình và người ta đánh loãng đi cái vòng kiểm tỏa đã không còn giá trị nữa.

Do đó nếu hôm nay họ không vội vàng tháo dỡ những nghị định đó thì bản thân họ mãi mãi vướng trong hình ảnh một kẻ thất bại và mãi mãi không lấy lại được tư cách trong việc đã từng cấm đoán như vậy, chứ đây không phải là một bước mở của chính quyền cộng sản".

Những ai từng ở Việt Nam sau 1975 đều biết việc kiểm duyệt văn hóa ngặt nghèo không kém gì chính trị. Chỉ cần giữ trong nhà một băng cassette, một tờ nhật báo trước năm 1975 là có thể bị lôi ra đấu tố ngay trước cửa nhà mình bởi bị quy kết tội "sử dụng, tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 14/11/2019

****************

Nói Văn học Nghệ thuật miền Nam trước 1975 là ‘độc hại’, nhạc sĩ nổi tiếng bị ‘ném đá’ dữ dội

VOA, 14/11/2019

Công luận Vit Nam đang bày t phn ng bt bình, tc gin đi vi phát biu ca nhc sĩ Trn Long n – Ch tch Liên hip các Hi Văn hc Ngh thut Thành phố Hồ Chí Minh – khi ông cho rng nn văn hc, ngh thut ca min Nam trước năm 1975 là "đc hi" vì "xuyên tc đường li đúng đn ca Đng".

vanhoc4

Nhạc sĩ Trn Long n

Phản ng ca cng đng mng n ra ngay sau khi báo chí Vit Nam tường thut li bui hp giao ban ca Hi đng Lý lun, Phê bình Văn hc, Ngh thut Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/11, vi s hin din ca Bí thư thành ph Nguyn Thin Nhân.

"Chúng tôi đề xut phi hết sc thn trng vi trang s đen ti ca min Nam Vit Nam lúc by gi là b xâm lược. Văn hc, ngh thut đc hi ca nó xuyên tc đường li cách mng đúng đn ca Đng min Nam và hin nay không th ty xóa. Vy mà đng thi, phong trào cách mạng min Nam trong văn hc, ngh thut rt d di, rt ln thì không biu dương, không tôn vinh, không hc tp, không nhân rng mà li đòi xóa nhòa không còn khái nim âm nhc cũ trước gii phóng na", báo Ph N dn li nhc sĩ Trn Long Ẩn nói trong bui hp.

Diễn gii cho phát biu ca mình, nhc sĩ Trn Long n nói rng trong s "63 tnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phn bác các lun điu sai trái ca các thế lc thù đch ? Ít lm".

Ông còn kể li chuyn được Cc Biu din nghệ thuật đ ngh "Làm sao nh anh Năm n phát biu giùm rng hin nay không còn khái nim nhc cũ trước gii phóng na", khi đó ông "nghe sc và đau lm", vn theo tường thut ca báo Ph N.

Đồng quan đim vi nhc sĩ Trn Long n, ti bui hp, nhà nghiên cứu Mai Quc Liên cũng cho rng gia bi cnh "gii tr tin vào mng xã hi vi thông tin đc l mà không tin vào báo chính thng", thì văn hc ngh thut ca Vit Nam phi "đng vào văn trò như thi chiến".

Ông Liên cũng phê bình rằng vic "ca ngi bolero của chế đ cũ thì chính là ca ngi luôn đi sng ca giai đon đó…".

Ngay sau khi những phát biu trên được công b, công chúng Vit Nam đã lp tc bày t s phn n đc bit đi vi nhc sĩ Trn Long n, người vn được biết tiếng vi bài "Mt đi người, mt rng cây"-mt bài hát tng mang li nhiu cm hng v lý tưởng sng cho thanh niên, sinh viên giai đon sau năm 1975.

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook Trương Huy San rng : "Gi Mai Quc Liên, Trn Long n trong "hi đng lý lun" là cách tt nht đ giam cầm Dân tc trong chia r và hn thù".

Trong khi đó, một s người khác cho biết tình cm "thn tượng" dành cho nhc sĩ ca bài hát tng là "lý tưởng" mt thi tui tr ca h đã hoàn toàn sp đ sau khi nghe phát biu trên ca nhc sĩ Trn Long n.

Trần Long Ẩn là nhc sĩ ln lên t phong trào ca hát ca sinh viên hc sinh Sài Gòn trước năm 1975 như phong trào Du Ca Vit Nam, Hát cho đng bào tôi nghe…

Năm 1972, ông rời Sài Gòn ra min Bc hc tp, tu nghip và sáng tác ti Nhc vin Hà Ni.

Năm 2007, Trần Long n nhn gii thưởng Nhà nước Vit Nam v văn hc ngh thut.

Hiện ông là U viên Thường v Hi Nhc sĩ Vit Nam, Ch tch Hi Âm nhc Thành phố Hồ Chí Minh.

******************

Sợ bị quên lãng, Trần Long Ẩn lớn tiếng ca ngợi ‘nhạc đỏ’

T.K., Người Việt, 14/11/2019

Một phát ngôn về dòng "nhạc vàng" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn do báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải đang nhận sự phẫn nộ từ cư dân mạng : "Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn từng bảo tôi : ‘Làm sao nhờ anh Năm Ẩn phát biểu giùm rằng, hiện nay không còn khái niệm nhạc cũ trước giải phóng nữa. Tôi nghe sốc và đau lắm. Không được đâu. Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương hết sức vĩ đại, đúng đắn của đảng và nhà nước, nhưng đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được.’"

vanhoc5

Trần Long Ẩn từng nói "mê nhạc bolero" nay trở giọng chê "nhạc vàng". (Hình : Thanh Niên)

"Nhạc ca ngợi VNCH mà giờ cũng cho là ca ngợi nước CHxã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không được. Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa", tờ báo của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ ở Sài Gòn dẫn lời ông Ẩn, người đang ngồi ghế chủ tịch Hội Âm Nhạc ở Sài Gòn.

Phát ngôn của ông Ẩn được đưa ra trong bối cảnh các kênh của đài truyền hình quốc gia VTV đang phát sóng nhiều chương trình "nhạc vàng trước 1975" dưới tên gọi "bolero", mà gần nhất là show "Âm Nhạc Việt Nam – Những Chặng Đường".

Tên tuổi của ông Ẩn được công chúng biết đến qua dòng "nhạc đỏ" hồi thập niên 1980, và các ca khúc "Đi Qua Vùng Cỏ Non, Một Đời Người Một Rừng Cây, Tình Đất Đỏ Miền Đông"… Sự cực đoan của ông là có thể hiểu được vì ông mới nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cộng sản Việt Nam hồi tháng Giêng và với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ông là một trong những "nhạc sĩ lão thành tiêu biểu", có nhiều công trạng trong việc sáng tác các ca khúc tuyên truyền, "nói tốt" cho chế độ sau 1975.

Điều kỳ lạ là ông Ẩn từng cho thấy ông "tiền hậu bất nhất" khi đề cập đến dòng "nhạc vàng". Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Thanh Niên hồi tháng Năm, 2019, ông Ẩn nói : "Năm 1966, tôi vào học trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cùng bạn bè thuê một căn hộ trong hẻm để ở. Hàng xóm chúng tôi quá mê nhạc bolero nên mở nghe cả ngày lẫn đêm. Tôi nghe, thuộc đến mức cứ ngồi làm bài, ôn thi thì trong đầu lại vang lên toàn nhạc bolero, nhạc thất tình. Nhưng để sáng tác thì tôi không thích vì nghe riết tôi ngán. Có thể do tố chất, do nhạc từ nhà thờ, nhạc kháng chiến ngấm vào máu tôi rồi".

Nhà văn Trần Nhã Thụy bình luận trên trang cá nhân : "Văn chương nghệ thuật đích thực là những gì còn lại sau những cơn bão thời gian. Còn những thứ minh họa thì dù được vote [bỏ phiếu] hết cỡ, rầm rầm rộ rộ một thời, rồi cũng chìm vào quên lãng. Đó là lẽ thường tình. Cho nên, những người như ông Trần Long Ẩn cũng không nên lấy làm buồn khi công chúng giờ không nghe nhạc của các ông. Cũng không vì người ta không ca ngợi mình mà mình đi… méc lãnh đạo. Hoặc cậy thế quyền mà quy chụp, trù dập người khác. Thời đó có lẽ qua lâu rồi. Người nghệ sĩ thực sự phải chấp nhận cô đơn, thậm chí là quên lãng. Nói cho cùng, cái mà người ta nhớ là tác phẩm chứ anh chị từng ngồi ghế nọ ghế kia chẳng ai nhớ đâu". 

T.K.

Additional Info

  • Author Minh Châu, Mặc Lâm, Diễm Thi
Published in Văn hóa