Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 11 novembre 2022 00:41

Số báo cuối cùng

Bằng cách nào đó, cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20/4/1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy và vẫn có thể xuất hiện trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2/4/2017.

bachkhoa1

Ông Huỳnh Văn Lang (bên phi), vi DVD Bách Khoa trên tay, đang trò chuyn vi Phm Phú Minh. (nh: Trn Huy Bích)

Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11/1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh ("Wall of Shame ") sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau :

Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa – và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do.

Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là "tiền chào mừng", khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình : Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời ! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.

Câu xin lỗi vừa ghi khiến tôi lại nhớ (và cũng chỉ nhớ mang máng thôi) đến lời than thở của học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một tác phẩm nào đó của ông : Thưở nhiễu nhương và loạn lạc thì ngay đến sách báo cũng phải chịu cảnh phong trần, lưu lạc !

Thời gian "lưu lạc" kéo dài gần ba mươi năm của một cuốn sách kể cũng khá dài nhưng so với số phận long đong của một tờ báo (tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng – 426 – phát hành vào ngày 20/4/1975) thì xem ra vẫn còn hơi ngắn, theo như "tin mừng" đã được nhà văn Phạm Xuân Đài (chủ bút trang Diễn Đàn Thế Kỷ ) hân hoan loan báo :

"Trong công cuộc sưu tầm những tài liệu cũ của miền Nam trước 1975, lâu nay chúng tôi đã hết sức cố gắng tìm kiếm bộ tạp chí Bách Khoa, một tờ báo đã đi gần suốt chiều dài 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Và xin báo tin mừng với quý độc giả và bè bạn gần xa : cách đây mới hai ngày thôi, chúng tôi đã có được số Bách Khoa cuối cùng còn thiếu, đó là số phát hành 20 tháng 4 năm 1975. Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.

Việc số báo Bách Khoa cuối cùng đến với chúng tôi vào những ngày cuối tháng Ba năm 2017 vừa rồi đã gây cho chúng tôi một xúc động mãnh liệt, vì đó chính là một trong những hình ảnh còn sót lại một cách cụ thể của một miền Nam đang hấp hối, cách đây 42 năm".

Chúng ta đang sống trong một thế thẳng băng, cùng với những phương tiện giao thông và truyền thông tân kỳ chưa từng thấy trong lịch sử. Cớ sao một số báo Bách Khoa lại phải "phong trần lưu lạc" đến gần nửa thế kỷ vậy cà ?

Đây không phải là một câu hỏi khó nhưng cũng không dễ trả lời ngắn gọn nên tôi xin phép được thưa thêm năm điều/ba chuyện cho nó ngọn ngành :

Từ Bách Khoa số 1 đến số 425, chắc chắn, đều được gửi đi và lưu giữ trong những thư viện ở Âu Mỹ nên việc sưu tập chả khó khăn gì. Nhưng với số báo cuối cùng, 426, phát hành 10 ngày trước khi miền Nam thất thủ thì số phận của nó lại hoàn toàn khác. Tòa soạn Bách Khoa – vào thời điểm này – chắc chẳng có ai còn lòng dạ nào để lo lắng đến chuyện phát hành, hay gửi báo đến cho độc giả (dài hạn) qua bưu điện nữa.

Giữa lúc "xẩy đàn tan nghé" thì tai họa chả bỏ sót ai, và cũng chả chừa một thứ gì ráo trọi :

"Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn. Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế…

 "Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày 30 tháng tư được coi là đồi trụy. Nhiều người tiếc rẻ đem bán kilô. Các gói xôi bán buổi sáng, nay có tên Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền. Vừa ăn, vừa đọc kể cũng vui.

Nhiều chỗ mang sách vở cũ ra đốt… Đứa may trốn thoát… Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít. Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi.

Các cháu ngoan bác Hồ. Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng. Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở" (Nguyễn Văn Lục, "Sách cũ Miền Nam 1954 – 1975 ").

bachkhoa2

Trong khi đám trẻ con quàng khăn đỏ hét hò đốt sách thì qúi vị trí thức, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo cũng cần mẫn ghi chép và hoàn thành những "công trình biên khảo" để đưa bọn cầm bút (thuộc bên bại cuộc) ra … trước tòa án dư luận :

- Nọc độc văn hóa nô dịch, Trần Trọng Đăng Đàn, gồm 2 cuốn :

a. Nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh1983

b. Lại bàn về nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh1987

- Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy (2 tập) nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn Hóa 1977

- Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa/ tư tưởng (2 tập) Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thông tin lý luận 1980

- Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới, Hà Xuân Trường, Nhà xuất bản Sự Thật 1979

- Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy, Lê Đình Kỵ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh1987

- Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Lữ Phương, Nhà xuất bản Văn Hoá 1985

Đó là một "thời nông nỗi" đã qua chăng ? Không đâu, làm gì có chuyện đó ! Cuộc "Cách Mạng Văn Hóa" chưa bao giờ ngưng nghỉ cả. Chủ trương "bài trừ văn hóa nô dịch, lai căng" là chính sách triệt để, xuyên suốt và nhất quán của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua mà.

Ngày 20/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại ký Nghị Định 28/2017/NĐ-CP : "Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy".

Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20/4/1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy" và vẫn có thể xuất hiện "nguyên con" trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2/4/2017 ? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành… cần "suy ngẫm" để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 11/11/2022

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Văn hóa

Thời trước 1975 min Nam báo chí tư nhân rt phong phú, nht là t sau năm 1963 thì nht báo và các tp chí xut hin rt nhiu. Nhưng nhng ai theo dõi tình hình báo chí c hai thi kỳ Đ nht và Đ nh Cng Hòa thì đu thy t báo tn ti lâu dài nht của min Nam Vit Nam chính là t bán nguyt san BÁCH KHOA : s 1 ra đi vào ngày 15 tháng 01 năm 1957, s cui cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975.

bachkhoa1

CD toàn bộ tp chí Bách Khoa đã được 's hóa'

Hôm chúng tôi xin loan báo một tin vui, là sau nhiu năm c gng, mt nhóm bn bè ca báo mng Din Đàn Thế K đã sưu tm đy đ toàn b báo Bách Khoa, chnh đn li đ thành mt b báo s hóa có th ph biến cho mi người. Chúng ta đu biết sau biến c năm 1975, tt c sách v báo chí ca min Nam đu là mc tiêu thiêu hy ca bên phía cng sn thng cuc, nên dù trước kia các thư vin ca Vit Nam Cng Hòa đu có hu như đy đ các loi sách báo ca c nước, ch mt thi gian sau đu tr thành tan tác, rng tuếch đ thay thế vào đó là các sách báo ca phe cng sn. Ngay các t sách gia đình ca dân chúng miền Nam cũng luôn luôn b đe da hoc b trc tiếp tch thu đt phá, bt k là loi sách báo gì.

Việc chúng tôi nghĩ nên làm ngay sau khi hoàn tt vic sưu tm là đến thăm ông Huỳnh Văn Lang, Ch Nhim Sáng Lp tp chí Bách Khoa đ kính tng ông đĩa DVD chứa đng toàn b 426 s báo đã được đin t hóa. Chiu ngày 16 tháng 10, 2017 va qua anh Trn Huy Bích và tôi đã ti thăm ông Huỳnh Văn Lang ti nhà ông trong thành ph Westminster Nam California, rt mng thy ông tuy đã tui 96, vn tương đi mnh khỏe, nhất là tinh thn còn rt sáng sut.

Ông đã rất vui và cm đng nhn đĩa DVD cha toàn b báo Bách Khoa do chúng tôi tng, và nói : "Vi công trình tìm tòi và lưu gi như thế này, tp chí Bách Khoa s an toàn tn ti nhiu trăm năm v sau". Và chúng tôi đã được v sáng lp t Bách Khoa k li không biết bao nhiêu là "chuyn xưa tích cũ", thi gian t M mi v nước đ giúp ông Ngô Đình Dim xây dng chính quyn, nhng ngày đám chuyên viên tr tui còn "ng ghế b" trong dinh Gia Long cho đến khi Th Tướng dời vào dinh Đc Lp. Mi câu chuyn như thế đi vi tôi là mt mng lch s, qua ging k Nam Kỳ hp dn và chân thành ca ông. Thú v nht là ý tưởng lp h thng các trường Bách Khoa Bình Dân, ri hi Văn Hóa Bình Dân đ sau cùng là tp chí Bách Khoa chào đời.

bachkhoa2

Ông Huỳnh Văn Lang (bên phải), vi DVD Bách Khoa trên tay, đang trò chuyn vi Phm Phú Minh. (nh : Trn Huy Bích)

Ông Huỳnh Văn Lang là người sáng lp, là Ch nhim kiêm Ch bút ca Bách Khoa t s ra mt cho đến cuc đo chánh 1963 chm dt Đ Nht Cng Hòa. Ông nói : "Ngay khi quyết đnh ra báo, 30 thành viên ca hi Nghiên cu Kinh tế Tài chánh mà tôi đng đu mi người góp 1000 đng (tr mt v ch góp 500) đ làm vn. Hi đó 30,000 đng là mt s tin ln, nhưng khi bt tay làm báo thì tin in nó ngn mau lm, tôi phi xoay x liên tc cho đến khi t báo n đnh."..

Qua buổi gp g và trò chuyn vi ông Huỳnh Văn Lang, tôi hình dung ra hot đng ca mt nhóm trí thc tr cách đây 60 năm, đng lòng xn tay áo lao vào nhng công vic c th, trong bui bình minh ca mt vn hi mi m cho vùng phía Nam ca đt nước.

***

Cho tới nay, Bách Khoa là t báo tư nhân sng lâu nht trong lch s báo chí Vit Nam. T sng lâu th nhì là tp chí Nam Phong ca hc gi Phm Quỳnh, ra đi vào tháng By năm 1917, đình bn s 210, ngày 10 tháng Mười Hai năm 1934. Trên Nam Phong s cuối này có dòng chNăm thứ mười tám, nhưng đó là ch mi bước vào năm th 18 thôi, trong thc tế Nam Phong th 17 năm 5 tháng. Trong khi đó báo Bách Khoa xut bn t tháng 1 năm 1957, tính ti tháng 1 năm 1975 là đ 18 tui, ti hết tháng 4-1975 nó được 18 năm 3 tháng. Đó là chưa k s lượng các s báo, Bách Khoa xut bn 426 s ; Nam Phong tng cng 210 s, ch bng mt na. D hiu, Nam Phong là nguyt san (mi tháng ra mt s), Bách Khoa là bán nguyt san (mi tháng ra hai s).

Do đời sng lâu dài ca nó suốt gn 20 năm cng vi ni dung mà nó mang li, Bách Khoa có th coi là cái xương sng tinh thn ca min Nam t khi đt nước chia ct 1954 cho đến 1975. Cho đến nay, các bài viết v báo Bách Khoa trong và ngoài Vit Nam đã khá nhiu, t các hi c ca những người trc tiếp góp phn xây dng t báo đến nhng nhà nghiên cu v sau, chúng tôi ch xin tóm tt mt ít đim chính đ gii thiu mt cách tng quát Bách Khoa vi đc gi.

Bách Khoa do ai sáng lập ? Dưới đây là hình bìa trước và bìa sau ca s đu tiên. Ở bìa sau chúng ta thy danh tính nhng người to ra nó :

bachkhoa3

Chủ nhim sáng lp là Huỳnh Văn Lang, "hp tác cùng các bn" gm ba mươi người lit kê ngay bên dưới. Tp th này là nhng chuyên viên ca Hi Kinh tế/ Tài chánh thành lp t 1955, đng đu là ông Huỳnh Văn Lang. H là nhng người hu hết còn tr tui vào thi đim đó, mt s du hc ngoi quc mi v nước, tham gia chính quyn min Nam vi lý tưởng xây dng mt quc gia Vit Nam t do và phú cường. Sinh hoạt ca Hi là hp mi hai tun mt ln, tho lun v nhng vn đ kinh tế tài chánh Vit Nam đang phi gii quyết. Sau mt thi gian hot đng nhóm chuyên viên này nhn thy cn ph biến rng rãi các nghiên cu ca h, nên đã quyết đnh t chc mt t báo như là mt "diễn đàn chung ca tt c nhng người tha thiết đến các vn đ chính tr, kinh tế, văn hóa, xã hi" : tờ BÁCH KHOA ra đi.

bachkhoa4

Số đu tiên ra mt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và nhng s kế tiếp các bài nòng ct là ca các cây bút "cơ hu" như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngc Tho, Hoàng Minh Tuynh, Nguin-Ngu-Í... Các cây bút có tên tui dn dn tham gia ngày mt đông : Nguyn Hiến Lê xut hin vào s 4, Mc Thu, Vi Huyn Đc s 5, Võ Phiến s 7, Bùi Giáng s 8...

Trong cuốn Hi Ký ca mình xut bn sau 1975, học gi Nguyn Hiến Lê, người bt đu viết cho Bách Khoa t cui tháng 2 năm 1957 và "dính" luôn vi Bách Khoa cho đến s cui ra ngày 19 tháng 4 năm 1975, đã viết :

"Trong lịch s báo chí nước nhà, tBách Khoa có địa v đc bit. Không nhn tr cp của chính quyn mà sng được mười tám năm t 1957 đến 1975, bng tNam Phong, có uy tín, tập hp được nhiu cây bút giá tr nhưNam Phong, trước sau các cng tác viên được khong mt trăm".

Nhà văn Võ Phiến, người cũng đã gn bó vi Bách Khoa sut 18 năm, với các sáng tác truyn ngn, truyn dài, tùy bút, tp lun, ngoài ra ngày càng viết nhiu mc vi các bút hiu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thy. Ông tuy không phi là người làm vic trc tiếp trong tòa son Bách Khoa nhưng có th coi như là người quan trọng to nên linh hn ca t báo. Ông k :

"Thoạt tiên là t báo ca hai nhân vt trong chính quyn : các ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh. V sau các ông này rút lui ra khi chính quyn, ri t Bách Khoa cũng dn dn chuyn v ông Lê Ng Châu.

Các ông Huỳnh và Hoàng là những chuyên viên trong gii ngân hàng, ri ngay ông Lê cũng không phi là mt văn gia, y vy mà Bách Khoa phi k là mt trong nhng t báo thành công nht min Nam trong ngót hai mươi năm. Đó là ch lý thú trong tình hình sinh hoạt ca thi kỳ văn hc này".

(Văn Học Min Nam - tng quan, Võ Phiến, trang 238)

Đoạn này nhà văn Võ Phiến hình như c tình viết không rõ v hai s kin ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh "rút lui ra khi chính quyn" và vic "t Bách Khoa cũng dn dần chuyển v ông Lê Ng Châu". Xem li quyn Ký c Huỳnh Văn Lang (tp 1) do tác gi xut bn năm 2011, có đon viết :

"Sau 6 tháng hoạt đng, 30 thành viên toàn là chuyên môn quyết đnh, mi người b ra 1000 đng (tr ra mt GS ch chu hùn 500 đng thôi, vì xem như là b thí), đ ph biến nhng nghiên cu ca Hi trên mt tp chí.

Và Bách Khoa Tạp chí đã ra đi. S 1 phát hành ngày 15 tháng 1 năm 1957, người viết kiêm ch nhim và ch bút cho đến năm 1963 phi giao cho anh thư ký tòa son Lê Ng Châu, vì b chế đ ‘người lính cai tr’ bt đi bt li ba bn ln giam gi sau trước gn ba năm".

(Ký Ức, Huỳnh Văn Lang tp 1, trang 624)

Sự kin người Thư ký Tòa son Lê Ng Châu được giao toàn quyn điu hành tiếp tc t Bách Khoa trong mt biến c bt ng như thế đã cho chúng ta hiểu rng v Thư ký Tòa son này đã thc s đóng mt vai trò rt tích cc đi vi t báo t nhiu năm tháng trước đó. V tài làm báo cùng kiến thc, tính tình ca ông Lê Ng Châu, xem li hi c ca nhiu nhà văn cng tác, thy ai cũng yêu mến và kính phc ông.

Ý kiến ca Nguyn Hiến Lê, người cng tác vi Bách Khoa t 1957 đến 1975 :

"Ông Châu làm việc rt siêng, đc hết mi bài nhn được, đăng hay không ông đu báo cho tác gi biết. (...) Tôi mến ông vì ông có tinh thn trách nhim, làm vic đàng hoàng, biết cương quyết gi vng ch trương c khi báo suy, biết xét người, xét văn và có tình vi người cng tác : ai gp nn gì ông li nhà thăm, tìm mi cách giúp đ ; nht là sau v Mu Thân, ông rt băn khoăn lo lng v các anh em b kt trong vòng máu lửa".

(Trích Đi viết văn ca tôi, Nguyn Hiến Lê)

Nhà phê bình văn học Đng Tiến, trong bài viết tưởng nim khi nghe tin ông Lê Ng Châu qua đi (vào ngày 24 tháng 9 năm 2006), có đon đánh giá Lê Châu -như cách gi ca anh em văn ngh- như sau :

"Nhờ đc tính kín đáo, hòa nhã, Lê Châu đã tp hp không nhng trên mt báo nhiu khuôn mt khác bit, thm chí trái ngược v hoàn cnh, tính tình ln chính kiến, mà còn quy np được nhiu bè bn đến t nhng chân tri khác nhau, trong đi sng c thể hng ngày. Chưa k nhng tác gi sinh sng ngoài nước thường xuyên gi bài v cng tác.

Lê Châu kiến thc rng, thường xuyên giao tiếp vi quan chc hay các nhà văn hóa danh vng, nhưng luôn luôn t tn, trong cách ng x hàng ngày, vi nhng người viết tr tui. Ông đc bit lưu tâm đến nhng người viết mi, viết t các tnh nh, đc bit là từ Min Trung. Bách Khoa là mt t báo ph thông, ch tâm vào nhng đ tài chính tr, quc tế, kinh tế, khoa hc, ch dành mt phn cho văn hc ngh thut, nhưng v lâu v dài đã có nhng đóng góp ln lao cho b môn văn ngh. V sau, phn văn ngh này li là khối tài liu quý giá.

Lê Châu còn là gương sáng v đc khiêm tn trí thc. Hai ch Bách Khoa bình thường được dch ra tiếng Pháp là Encyclopédie theo nghĩa t đin bách khoa, hoc tư trào Bách Khoa trong văn hc Pháp thế k XVIII ; nhưng Lê Châu không nhận t này, cho rng quá to tát so vi t báo. Ông dch Bách Khoa là Variétés, sát nghĩa là "tp chí" (...).

"Lê Châu là kẻ sĩ theo truyn thng, luôn luôn mc thước, trong nếp trung dung ca ca Khng sân Trình và theo nếp mc thước, juste mesure ca bực trí thc tân hc. Trong đi sng, ông là người bo th ; trên cương v ch báo, ngược li, ông khuyến khích văn chương tr và tư tưởng mi, nhưng chng mc thôi".

(Tạp văn : Lê Ng Châu, 160 Phan Đình Phùng - Đng Tiến)

Trong cuốVăn Học Min Nam tng quan, nhà văn Võ Phiến đã ghi li mt nhn xét ca nhà văn Nguyn Hiến Lê mà chc ông cũng đng ý : "Tuy vy k là cây bút ch yếu ca Bách Khoa t trước đến sau vn là hai người : Võ Phiến và Nguyn Hiến Lê (xem Hi ký Đời viết văn ca tôi của Nguyn Hiến Lê)".

bachkhoa5

Học gi Nguyn Hiến Lê (1912 - 22/12/1984).

Thế nào là cây bút ch yếu ca mt t báo ? Có cn đó là Ch bút hay Chủ nhim không ? Có cn là Thư ký tòa son không ? Không cn, vì nhng chc v y có nhng trách nhim khác phi lo, không đương nhiên phi viết lách gì c ngoài nhng lá thư nhc nh n kia v vic điu hành, đường li. Vy có phi là người viết thường xuyên trong một thi gian dài cho t báo y ? Có th đó cũng là mt điu kin, nhưng s lượng các bài viết cũng không đương nhiên khiến cho mt tác gi tr nên mt cây bút ch yếu, vì không ai đếm s bài đ đnh giá mc đ nh hưởng ca mt cây bút.

Theo chúng tôi, một cây bút gi là ch yếu ca mt t báo là mt người thường xuyên, qua bài v ca mình, đem đến cho đc gi mt ích li và nh hưởng tinh thn nht đnh, được đa s đc gi biết giá tr và ham thích đón nhn. Hai v Nguyn Hiến Lê và Võ Phiến qu thật là nhng người như thế, có th nói nhng đóng góp dài lâu ca h đã góp phn quan trng to nên linh hn ca t báo.

Thứ nht, v phương din bài v, hai v là nhng người đóng góp dài hơi nht. Như trên đã nói, Nguyn Hiến Lê gi bài đu tiên cho Bách Khoa ở s 4, ra ngày 1 tháng 3 năm 1957 ; Võ Phiến s 7, ra ngày 15 tháng 4, 1957. T thi đim ban đu đó, hai v liên tc tham d xây dng ni dung t báo cho đến s cui cùng, ra ngày 19 tháng 4, 1975. V s lượng bài v đã đăng trên Bách Khoa trong sut 18 năm thì chc chn hai ông chia nhau ngôi th mt/hai, có th Võ Phiến nhiu hơn Nguyn Hiến Lê, vì không nhng đóng góp phn sáng tác phong phú gm truyn ngn, truyn dài, tùy bút, tp bút..., ông còn viết các mc khác (Thi s Văn ngh, Thi s Chính trị...) và dch các tác gi Tây phương, dưới các bút danh Tràng Thiên, Thu Thy.

Báo Bách Khoa tại 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn càng v các năm sau càng biến thành mt đa ch thân mt cho mi người cng tác, vi tình thân như gia đình. Theo li k ca bà Võ Phiến (vào tháng 10, 2017), năm 1960 khi Võ Phiến t Qui Nhơn di vào Sài Gòn đ làm vic vi b Thông Tin, chính Lê Ng Châu là người lo đi tìm nhà đ thuê cho bn, ym tr ngay các nhu cu cn thiết cho mt gia đình t tnh mi v nơi đô th. Các văn thi sĩ cộng tác đu coi báo quán là nơi gn gũi, tin cy ; nhng người đóng góp bài v t khp mi min đt nước, khi có dp v Sài Gòn đu ghé thăm Bách Khoa, như v mt loi "nhà tinh thn" ca mình.

bachkhoa6

Lê Ngộ Châu (trái) gp li Võ Phiến trong chuyến đi M năm 1994.


Chính trong loạ
i tình thân và tin cy có tính cht đại gia đình ấy, nhng người như Nguyn Hiến Lê, Võ Phiến, vi uy tín và năng lc ca mình, đã biến thành nhng "cây bút ch yếu" ca tp chí Bách Khoa. Trước sau h vn ch là người "cng tác" thôi, không bao gi gi mt chc v nào ca t chc tòa báo. Nhưng họ vn là nhng "cây bút ch yếu" đúng nghĩa.

***

Trong số nhng người tham gia vào Bách Khoa sm nht, phi k đến Nguin-Ngu-Í (1921-1979, tên tht Nguyn Hu Ngư, còn có các bút hiu Trn Hng Hng, Tân-Fong-Hiệb, Ngê-Bá-Lí v.v...). Ông là người đã thc hin nhiu cuc phng vn vi gii viết lách, t nhng nhà văn lp trước như Nht Linh, Đông H, Lê Văn Trương, Đ Đc Thu, Nguyn V... đến lp sau như Bình Nguyên Lc, Doãn Quc S, Mai Tho, Võ Phiến, Nguyn Văn Trung... Nhà văn Nguyn Hiến Lê đã viết : "Ngu Í chuyên nghề phng vn, tng tri, có nhiu nhit tâm, văn có duyên". Các đề tài phng vn ca ông và câu tr li ca gii cm bút thi y vn còn giá tr cho người nghiên cu văn hc ngày nay lẫn mai sau.

bachkhoa7

Nhà báo Nguiễn-Ngu-Í.

Ngoài tài phỏng vn, Nguin-Ngu-Í cũng viết nhiu bài báo có giá tr, ví d bài Nhớ và Nghĩ v bài Quc Ca Việt là một bài nghiên cu tường tn v tác gi, trường hp sáng tác, vai trò ca bài hát đó trong xã hi t năm 1942 tr v sau : đã được nhng ai đt bao nhiêu nhan đ và li ca, nhng ai đã s dng nó, vi mc đích gì v.v... Thiết tưởng cng đng người Việt lưu vong vn dùng bn quc ca Vit Nam Cng Hòa trong bao nhiêu l lc, biến c ca mình, cn hiu biết rõ hơn v tiếng hát Này công dân ơi ! ấy qua bài nghiên cu này.

Sau cùng, nên nói đến mt vn đ tế nh liên quan đến t báo Bách Khoa, là tên gi ca nó qua nhng năm tháng thăng trm. Chúng ta vn gi chung t báo là Bách Khoa t s đu đến s cui, nhưng cũng nên biết rng đ gi được hai tiếng Bách Khoa vng chc và thân yêu y, nó phi theo thi mà có nhng bit danh đi kèm. Đây là nhng cái mốc cho nhng biến thiên y :

1. BÁCH KHOA : Số 1 (ngày 15-1-1957) đến s 193-194 (15-1-1965)

2. BÁCH KHOA THỜI ĐI : số 195 (15-2-1965) đến s 312 (1-1-1970)

3. trở li tên BÁCH KHOA : số 313-314 (Xuân Canh Tut) (15/1 và 1/2/1970) đến s 377 (15-9-1972)

4. ĐẶC SAN BÁCH KHOA : số 378 (1-10-1972) - đến s 379 (15-10-1972)

5. GIAI PHẨM BÁCH KHOA : số 380 (1-11-1972) đến s chót 426 (19-4-1975)

Tất c nhng vic v vi "làm cho khác" tên gi như thế thì hoc là vì lý do chính tr (cho khác vi tên gi t "chế độ cũ"), hoc đ thích ng vi chế đ kim duyt hoc lut báo chí v sau. Thi gian qua, nhng cái đó được hiu ch là nhng th thut né tránh đ sng còn, và sng còn luôn luôn vi cái tên khai sanh ca nó : Bách Khoa. Vy chúng ta trước sau ch nên gi nó là BÁCH KHOA.

22 tháng Mười, 2017.

Phạm Phú Minh

Nguồn : VOA, 25/10/2017

Published in Văn hóa
mercredi, 19 avril 2017 14:43

Số báo cuối cùng

Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.

Diễn Đàn Thế Kỷ (ngày 2 tháng 4 năm 1917)

Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh ("Wall of Shame") sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau :

Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa – và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do.

Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là "tiền chào mừng", khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng hòa liên bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình : Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời ! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.

Câu xin lỗi vừa ghi khiến tôi lại nhớ (và cũng chỉ nhớ mang máng thôi) đến lời than thở của học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một tác phẩm nào đó của ông : Thuở nhiễu nhương và loạn lạc thì ngay đến sách báo cũng phải chịu cảnh phong trần, lưu lạc !

Thời gian "lưu lạc" kéo dài gần ba mươi năm của một cuốn sách kể cũng khá dài nhưng so với số phận long đong của một tờ báo (Tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng – 426 – phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) thì xem ra vẫn còn hơi ngắn, theo như "tin mừng" vừa được nhà văn Phạm Xuân Đài (chủ bút trang Diễn Đàn Thế Kỷ) hân hoan loan báo :

"Trong công cuộc sưu tầm những tài liệu cũ của miền Nam trước 1975, lâu nay chúng tôi đã hết sức cố gắng tìm kiếm bộ tạp chí Bách Khoa, một tờ báo đã đi gần suốt chiều dài 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Và xin báo tin mừng với quý độc giả và bè bạn gần xa : cách đây mới hai ngày thôi, chúng tôi đã có được số Bách Khoa cuối cùng còn thiếu, đó là số phát hành 20 tháng 4 năm 1975. Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.

Việc số báo Bách Khoa cuối cùng đến với chúng tôi vào những ngày cuối tháng Ba năm 2017 vừa rồi đã gây cho chúng tôi một xúc động mãnh liệt, vì đó chính là một trong những hình ảnh còn sót lại một cách cụ thể của một miền Nam đang hấp hối, cách đây 42 năm".

bao1

Bìa Giai Phẩm Bách Khoa Số Cuối Cùng. Nguồn ảnh : Diễn Đàn Thế Kỷ

Chúng ta đang sống trong một thế thẳng băng, cùng với những phương tiện giao thông và truyền thông tân kỳ chưa từng thấy trong lịch sử. Cớ sao một số báo Bách Khoa lại phải "phong trần lưu lạc" đến gần nửa thế kỷ vậy cà ?

Đây không phải là một câu hỏi khó nhưng cũng không dễ trả lời ngắn gọn nên tôi xin phép được thưa thêm năm điều/ba chuyện cho nó ngọn ngành :

Từ Bách Khoa số 1 đến số 425, chắc chắn, đều được gửi đi và lưu giữ trong những thư viện ở Âu Mỹ nên việc sưu tập chả khó khăn gì. Nhưng với số báo cuối cùng, 426, phát hành 10 ngày trước khi miền Nam thất thủ thì số phận của nó lại hoàn toàn khác. Toà soạn Bách Khoa – vào thời điểm này – chắc chẳng có ai còn lòng dạ nào để lo lắng đến chuyện phát hành, hay gửi báo đến cho độc giả (dài hạn) qua bưu điện nữa.

Giữa lúc "xẩy đàn tan nghé" thì tai họa chả bỏ sót ai, và cũng chả chừa một thứ gì ráo trọi :

"Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn. Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế...

Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày 30 tháng tư được coi là đồi trụy. Nhiều người tiếc rẻ đem bán kilô. Các gói xôi bán buổi sáng, nay có tên Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền. Vừa ăn, vừa đọc kể cũng vui. Nhiều chỗ mang sách vở cũ ra đốt… Đứa may trốn thoát... Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít. Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi. Các cháu ngoan bác Hồ. Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng. Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở" (Nguyễn Văn Lục, "Sách cũ Miền Nam 1954 – 1975").

bao2

Phần thư. Nguồn ảnh : thbl6869

Trong khi đám trẻ con quàng khăn đỏ hét hò đốt sách thì qúi vị trí thức, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo cũng cần mẫn ghi chép và hoàn thành những "công trình biên khảo" để đưa bọn cầm bút (thuộc bên bại cuộc) ra ... trước toà án dư luận :

- Nọc độc văn hóa nô dịch, Trần Trọng Đăng Đàn, gồm 2 cuốn :

a. Nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1983,

b. Lại bàn về nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987,

- Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy (2 tập) nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn Hóa, 1977,

- Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa/ tư tưởng (2 tập) Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, 1980

- Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới, Hà Xuân Trường, Nhà xuất bản Sự Thật, 1979,

- Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy, Lê Đình Kỵ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987,

bao3

Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Lữ Phương, Nhà xuất bản Văn Hoá, 1985.

Đó là một "thời nông nỗi" đã qua chăng ? Không đâu, làm gì có chuyện đó ! Cuộc "Cách Mạng Văn Hóa" chưa bao giờ ngưng nghỉ cả. Chủ trương "bài trừ văn hóa nô dịch, lai căng" là chính sách triệt để, xuyên suốt và nhất quán của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua mà.

Ngày 20 tháng 3 năm 2017 vừa qua, Thủ tướng  (đương nhiệm) Nguyễn Xuân Phúc lại vừa ký Nghị Định 28/2017/NĐ-CP : "Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy".

Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã "không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy" và vẫn có thể xuất hiện "nguyên con" trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017 vừa qua ? Đây là câu hỏi mà quí vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành... cần "suy ngẫm" để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 19/04/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Văn hóa