Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lời tòa soạn 

Ngày 31/03/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 :

"Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác ; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp ; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng".

Theo nội dung này thì mọi sinh hoạt và hoạt động không khẩn cấp đều phải dừng lại, trừ các hoạt động mua bán lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, v.v.

Câu hỏi đặt ra là chính phủ giải quyết như thế nào đời sống thường ngày của hơn 90 triệu dân còn lại, nhất là sinh kế của những gia đình nghèo trong những khu lao động không có trợ cấp ? Không có giải pháp.

Phản ứng tự nhiên của những gia đình nghèo này là phải tiếp tục ra chợ buôn bán cho dù lệnh cách ly đã được ban hành và hàng trăm ngàn cán bộ sẵn sàng ra tay đàn áp và trừng trị nếu vi phạm.

Rồi một vụ việc cụ thể đã xảy ra ngày 18/4/2020, tại Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Người phu nữ bán rau tên là Vũ Thị Chinh, 31 tuổi, trú tại phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Khi tổ công tác đi tuần tra tại khu vực tổ 2, khu 7, phường Bãi Cháy thì thấy chị Vũ Thị Chinh đỗ xe dưới lòng đường và đang bán rau củ quả.

Theo báo cáo của tổ công tác thì chiếc xe của chị Chinh là xe rách nát, không đảm bảo an toàn để lưu thông, không có giấy phép đăng ký. Sự kiện này cho thấy hoàn cảnh gia đình của chị Vũ Thị Chinh rất khốn khó. Nếu chị Vũ Chính bán hết mớ rau củ quả thì cũng chỉ thu được vài chục ngàn đồng, tức một vài đô la (1 USD trị giá khoảng 23.000 VND). Giá rau muống ở Việt Nam chỉ khoảng vài ngàn đồng/bó. Nếu chị Vũ Thị Chinh không bán được gì thì ngày đó cuộc sống của gia đình sẽ rất khó khăn, con của chị sẽ bị đói.

Ngăn cản, bắt bớ và tịch thu nguồn sống của người bán hàng rong ở Việt Nam là hành vi bỏ đói người nghèo. Hơn nữa, qua đoạn clip ghi lại, chị Vũ Thị Chinh chỉ van lơn xin đừng bắt và tịch thu "hàng hóa" của mình, nhưng những người đại diện chính quyền bất chấp, đã không nghe mà còn trấn áp.

Ngày hôm sau, 19/04/2020, có lẽ thấy hành động của cán bộ Phường Bãi Cháy là quá đáng và lo sợ sự phẫn nộ của dân nghèo lây lan, chính quyền địa phương gởi giấy triệu tập chị Vũ Thị Chinh ra Phường trình diện nhưng bị từ chối, sau đó hai cán bộ của Phường đến tận nhà chi Vũ Thị Chinh "xin lỗi".

Hành vi trấn áp người bán hàng rong này làm nhớ lại vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một người bán hàng rong ở thành phố Sidi Bouzi (Tunisia) ngày 17/12/2010, vì quá tuyệt vọng sau khi chiếc xe bán hàng rong nghèo nàn của mình bị chính quyền sở tại tịch thu.

Cái chết bi thảm của Bouazizi đã là tiền đề cho một phong trào nổi dậy khắp vùng Bắc Phi, gọi là Mùa Xuân Ả Rập, mà đỉnh điểm là ngày 14/1/2011 khi Tổng thống đương nhiệm Zine el-Abidine Ben Aliphải bỏ của chạy lấy người sang Saudi Arabia lánh nạn. Mùa Xuân Ả Rập đã lây lan như dịch Covid-19 sang các quốc gia ả rập khác như Ai Cập, Lybia, Syria, Iraq, Lebanon. Ngọn lửa của phong trào Mùa Xuân Ả Rập đến nay vẫn chưa lịm tắt, nó đang bộc phát trong những chế độ độc tài độc đoán còn sót lại tại Trung Cận Đông : Iran, Algeria, và sắp tới đây tại Turkey.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không muốn Mùa Xuân Ả Rập này xảy ra tại Việt Nam, vì không ai lường được hậu quả những gì sẽ xảy cho đảng và chính quyền cộng sản hiện nay.

Phải cẩn thận.

Nguyễn Văn Huy

********************

Tiếng khóc xé lòng của "chị bán rau" bị công an Phường thu giữ hàng hóa

Tintuc24 online, 19/04/2020

Người phụ nữ bán rau gào khóc, van xin khi bị chính quyền phường Bãi Cháy (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) thu hàng hóa. Rồi chị bị "khống chế" đưa lên thùng xe…

Cô gái bán rau. (Hình trích xuất t YouTube ca Tintuc24 Online)

Cảnh thu giữ hàng hóa của một người phụ nữ bán rong rau củ quả

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện clip ghi lại cảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy tiến hành thu giữ hàng hóa của một người phụ nữ bán rong rau củ quả.

Đầu clip là cảnh người phụ nữ bán rong gào khóc van xin : "Cô ơi tha cho cháu đi, con cháu thì bé, không có tiền nong cô đừng lấy của cháu nữa". Tuy nhiên, vị cán bộ phường không đồng ý vì lý do "đã bảo là không được bán ở đây", rồi yêu cầu người phụ nữ bán rong về phường xử lý.

Người bán rau không ngừng gào khóc, "xin đừng lấy của cháu" thì vị cán bộ quát to "con này mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường… không nói nhiều nữa".

Theo chỉ đạo của cán bộ phường, lực lượng chức năng bắt đầu tiến hành thu rau củ quả của người bán rong chở trên chiếc xe máy cũ nát đổ nghiêng trên đường.

Có lẽ do lo sợ bị thu hết hàng nên người bán rau bị kích động mạnh, trên tay chị lúc này xuất hiện một con dao. Ngay lập tức chị bị lực lượng chức năng khống chế, tiếng gào khóc càng lớn hơn "em không bán nữa em đi về rồi".

Người dân thấy tình hình căng thẳng nên ra xem thì vị nữ cán bộ lên giọng, chỉ tay về phía người dân đề nghị mọi người đi về.

Hình ảnh trong clip chưa thể hiện rõ người bán rau cầm dao làm gì nhưng vị cán bộ phường cho rằng "cố tình cầm dao để chém lại lực lượng". Công an, cán bộ phường vào đông hơn để khống chế người bán rau vẫn đang gào khóc.

"Giữ mồm nó lại", tiếng vị nữ cán bộ phường nói và chỉ đạo "công an khóa tay nó lại, chống đối người thi hành công vụ". Người phụ nữ bán rong bị khóa hai tay ra sau, chị gào khóc vùng vẫy kháng cự trong bất lực. Nhiều người quây lại đưa chị lên thùng xe, chị bị ngã úp mặt xuống đống rau củ quả. Trên thùng xe, tiếng người bán rau nhỏ dần, chỉ còn tiếng khóc âm ỉ. Rồi chị bị đưa về phường cùng "tang vật" là con dao và chiếc xe máy chở hàng.

Sau khi clip trên được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn bình luận của người dân. Nhiều người cho rằng lực lượng chức năng phường Bãi Cháy làm việc cứng nhắc bởi những người phải đi bán hàng rong thường có hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa, người bán hàng cũng đã van xin "nhà không còn tiền" rồi thì nên nhắc nhở.

Trong lúc dịch bệnh khó khăn, việc công an, dân phòng co kéo hàng hóa với họ rất dễ làm động lòng trắc ẩn của người đi đường, gây nên hình ảnh phản cảm giữa chính quyền với người dân. Một số ít thì đồng tình với cách làm trên vì lý do cơ quan chức năng có nhiệm vụ phải xử lí nghiêm để chỉnh trang đô thị.

Cần xem lại cán bộ phường !

Về clip người bán hàng rong bị phường Bãi Cháy thu giữ hàng hóa, Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển, một luật sư nổi tiếng, có uy tín đã bày tỏ thái độ hết sức bất bình trước sự việc.

Ông Triển cho rằng người bán rau không vi phạm Chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống Covid-19, vì Chỉ thị của Thủ tướng không cấm các cửa hàng, siêu thị, chợ, phương tiện vận tải... phục vụ mua bán thuốc men, lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Theo ông Triển, người bán hàng có thể vi phạm Luật Giao thông đường bộ (mua bán hàng hóa trên đường hoặc trên hè phố mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền).

"Tuy nhiên, hoàn cảnh đặc biệt cần có biện pháp giải quyết tương ứng. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, người tham gia giao thông ít, vậy thì chị bán rau đi lại trên đường bán rau phục vụ cho các hộ gia đình không phải đi ra chợ mua - cái sai trong hoàn cảnh này có thể châm chước được", Luật sư Triển nêu quan điểm.

Cũng trong clip có đoạn người phụ nữ cầm dao và bị cho là "cầm dao chém người thi hành công vụ", theo Luật sư Triển thì người bán rau chống đối không về phường là sợ bị như lần trước, tịch thu hết hàng.

Ông Triển nhấn mạnh, đây là vấn đề cần làm rõ, ai cho phép nhóm cán bộ này tịch thu hàng và sử dụng hàng đó ra sao ? Nếu có thì đã có dấu hiệu hình sự.

"Người phụ nữ không biết giữ chức vụ gì, nói với chị bán rau như đang nói với kẻ thù ; vu vạ cho chị bán rau cầm dao chém, chống người thi hành công vụ trong bối cảnh gần chục đàn ông, chị ấy chém ai ?", Luật sư Trần Đình Triển bức xúc nói.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển, đây chỉ là một số cán bộ cá biệt, còn ở Quảng Ninh đại đa số cán bộ đều tốt. Ông Triển mong rằng lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ xem xét xử lý nghiêm minh số cán bộ này ; "đừng để con sâu làm rầu nồi canh".

Nguồn : Tintuc24 Online, 19/04/2020

*******************

Đồng vốn cho người buôn gánh, bán bưng

Võ Hàn Lam, VNTB, 22/014/2020

Mới đây về một phụ nữ bán hàng rong ở thành phố Hạ Long đã bị lực lượng chức năng thu giữ xe hàng, khóa trái tay về phía sau lưng đưa về phường, mặc cho người này khóc lóc van xin, đã khiến người ta trở về với thực tại…

ban2

Lâu nay, đôi gánh hàng rong đã đi vào thơ ca, nhạc họa và đã trở thành một hình tượng tiêu biểu của đức tính chịu thương, chịu khó, tần tảo mưu sinh của những người chị, người mẹ, người bà… Trong bối cảnh giãn cách xã hội để ngừa dịch virus corona lây lan, thì những phận đời lam lũ ấy cần đến các hỗ trợ thiết thực hơn nữa ngoài những tụng ca văn chương.

Giảm một phần tư lãi suất cho vay vốn trả góp

Thật ra thì tin tức về hỗ trợ đồng vốn làm ăn cho người buôn gánh, bán bưng cũng nhiều, nhưng không hiểu sao chưa thực sự được đẩy mạnh trên mạng xã hội.

Ngày 3/4, Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank) công bố giảm đến 25% tổng số tiền lãi phải thanh toán cho hơn 85.000 khách hàng đang vay vốn trả góp theo ngày tại ngân hàng trong thời gian từ 3/4 đến 30/6.

Bà Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc của Kienlongbank cho biết : "Đa số khách hàng vay vốn trả góp ngày của Kienlongbank là những người có thu nhập thấp, vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày như : bán vé số, chạy xe ôm, bán quán nước, bán quán ăn và buôn bán nhỏ, lẻ… Trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 như hiện nay, họ thực sự gặp nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Khi những khách hàng đang gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống mưu sinh thì chúng tôi nhận thấy, không có lúc nào cấp thiết hơn lúc này, chúng tôi phải hành động !".

Bà Trần Tuấn Anh cho biết đa số khách hàng vay vốn trả góp ngày có số tiền vay phổ biến 3 triệu, 5 triệu, cao nhất cũng chỉ hơn 10 triệu đồng.

"Trong lúc cách ly xã hội, đóng cửa kinh doanh hàng loạt, không có cơ hội làm ăn, họ là đối tượng gặp khó khăn nhất và cần sự giúp đỡ. Mặt khác, hầu hết người vay trả góp theo dạng này sống tại các tỉnh miền Tây - địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn…", bà Tuấn Anh nói.

Có ai cho người nghèo vay tín chấp mà không cắt cổ họ ?

Có đó. Chắc những người buôn gánh, bán bưng mới nhập cư vào Sài Gòn chưa biết đến địa chỉ của Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP) thành lập từ tháng 11/1991, hai năm trước đổi tên thành Tổ chức tài chính vi mô CEP. Hình thức vay vốn làm ăn của CEP dành cho người nghèo là tín chấp, với số tiền cho vay tối đa là 50 triệu đồng, thời hạn vay tối đa 36 tháng, lãi suất theo dư nợ ban đầu là 0.8%/tháng. Trả góp nợ gốc và lãi tiền vay hàng tuần, hoặc mỗi tháng.

Tên gọi đầy đủ của pháp nhân nói trên là "Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm", tên gọi tắt : Tổ chức tài chính vi mô CEP, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Hội sở đặt tại số 14C Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1.

Người buôn gánh, bán bưng ở một số tỉnh, thành có thể gọi điện thoại tới số 84 - 028 - 38 220 959 / 38 239 100, để biết địa chỉ cụ thể trong gõ cửa tìm thêm đồng vốn mưu sinh tại chi nhánh CEP ở các tỉnh : Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Thay lời kết

Xin được gác lại những triết lý an sinh cho người nghèo. Bài viết này như một chia sẻ nhỏ với những phận đời khốn khó. Phần nhiều những người bán hàng rong mà tôi quen biết, nếu không phải là chỗ tôi hay mua hàng thì cũng là những bệnh nhân của các phòng khám từ thiện. Tôi quen họ trong những lần ghé thăm phòng khám, còn họ là bệnh nhân đến lấy thuốc miễn phí.

Họ là dân tứ xứ, đến thành phố mưu sinh, rồi lưu lại trong các căn phòng trọ hay những "chiếu trọ" trong các căn phòng tập thể. Trong cuộc "ở trọ" dài hạn đó, hầu hết họ đều lập gia đình, sinh con.

Họ trở thành "những công dân không nhà", bám trụ Sài Gòn bằng chính gốc rễ của sự mưu sinh - của nguồn sống. Có người là dân lao động sinh ra ở Sài Gòn, rồi trở thành "khách trọ" khi công việc chẳng mang đủ thu nhập cho giấc mơ có nhà.

Đồng vốn giúp họ mưu sinh lúc này cần kíp lắm.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 22/04/2020

**********************

Bất bình đẳng thu nhập- từ việc người phụ nữ bán hàng rong ở Hạ Long-Quảng Ninh

Tôn Phi, VNTB, 21/04/2020

Cần có thể chế và thực thể để bảo trợ cho những người buôn thúng bán bưng. Những lời động viên cũng cần và càng cần hơn là các chương trình hành động cụ thể. 

banrong1

Cần có thể chế và thực thể để bảo trợ cho những người buôn thúng bán bưng

Chúng tôi có phỏng vấn tiến sĩ chính sách y tế Phạm Đình Bá và chị Người Mường nguyên nhân dẫn đến việc cán bộ bắt chị bán hàng rong và giải pháp.

Tiến sĩ Phạm Đình Bá cho rằng bất bình đẳng thu nhập sẽ dẫn đến những người bán hàng rong. Tuy nhiên tiến sĩ Bá cho rằng thiết kế đời sống bình sản - để không còn bán hàng rong - thì sẽ trái ngược với thị trường tự do. Cụ thể, ông Bá viết :

"Tư duy bình sản thì đối nghịch với cách vận hành ở thị trường tự do. Mức lương thường là lượng giá theo cách cung và cầu của công việc. Nếu tôi làm việc mà nhiều người có thể làm thế tôi, thì lương tôi thấp. Nếu anh làm một việc mà rất ít người có thể làm, thì lương anh cao. Cách này thì không có gì là không "bình sản" cả.

Bất bình đẳng thu nhập một phần lớn là ở người có vốn để đầu tư lấy lợi nhuận mà lợi nhuận thì lớn hơn rất nhiều so với mức tăng lương của người làm việc mỗi năm. Ở Canada, mức tăng lương cho người làm việc mỗi năm thường là khoảng vài phần trăm. Nếu nhiều cán bộ tham nhũng gởi con cháu họ sang định cư ở Canada với 1 triệu và họ đầu tư với mức đầu tư trung bình, mỗi năm họ thu lợi khoảng 9 phần trăm, khoảng 90000 mỗi năm. Đây là nguồn chính của bất bình đẳng thu nhập, người có tiền càng ngày càng giàu thêm, người nghèo thì khó có cơ may đi lên, nếu không chăm chỉ và cần cù làm việc, buôn bán hay học tập".

Nghề bán hàng rong là tốt hay xấu ? 

Chị Người Mường- kênh Eva Tivi viết : "Chị thấy đúng không có việc làm gì là xấu. Chỉ có người làm cho việc làm đó trở nên phức tạp mà thôi. 

Những người buôn thúng bán bưng họ không có tội cái tội là người cậy quyền cao chức trọng không biết sử sự cho sao cho hài hoà vậy nên mọi chuyện đã trở nên phức tạp gây hấn giữa quân và dân ( người buôn bán hàng rong)".

Trước tình trạng này, luật sư Luân Lê cũng có những bài thương xót cho tình cảnh của người vô sản Việt Nam ngày một gia tăng, phải đi bán rong nơi đường phố, mà chắc chắn tuyệt đại đa số không thể có được giấy phép. Luân Lê dùng lối viết văn thiên về đạo đức để phản đối cách bà bí thư phường hành hạ cô bán hàng rong. Bài viết được chia sẻ nhiều và dù sao cũng đáng để suy ngẫm.

Cần có thể chế và thực thể để bảo trợ cho những người buôn thúng bán bưng. Những lời động viên cũng cần và càng cần hơn là các chương trình hành động cụ thể. 

Tôn Phi

Nguồn : VNTB, 21/04/2020

Liên lạc tác giả : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

***********************

Người nghèo vẫn chờ tiền Chính phủ hỗ trợ do dịch Covid-19

Cao Nguyên, RFA, 21/04/2020

Để đối phó với những ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 8/4/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành gói an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng, với ước tính sẽ có khoảng 20 triệu người sẽ nhận được hỗ trợ, tuỳ đối tượng, trong vòng 3 tháng, từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay.

ban3

Người nghèo nhận thực phẩm mùa dịch Covid-19 ở Hà Nội - Reuters - Hình minh họa.

Có sáu nhóm chính sẽ nhận được tiền hỗ trợ. Phát biểu về gói an sinh xã hội được cho là "chưa từng có" này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng mục tiêu là "không để ai bị bỏ lại phía sau", cũng như đốc thúc "phải làm nhanh hơn vì cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn".

Tuy nhiên, cho đến ngày 21/4, nhiều người mà Đài Á Châu Tự do liên hệ thuộc sáu nhóm được hỗ trợ đều cho biết chỉ nghe thông tin trên báo đài vậy thôi chứ chưa nhận được tiền và nhiều người vẫn đang chờ đợi sự hỗ trợ của Chính phủ.

Ngọc Minh, nhân viên làm việc tại một khách sạn ở Phú Quốc phải nghỉ làm không lương từ đầu tháng Ba do toàn bộ nhà hàng khách sạn ở hòn đảo này bị ngưng hoạt động, cho biết hiện nay chưa rõ làm sao để nhận được tiền hỗ trợ mà Chính phủ hứa :

"Chắc là mai mốt có xe về quê lại thì em mới lên xã khai báo để nhận tiền chứ giờ chưa có"

ban4

Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội mùa dịch Covid-19 AFP - Ảnh minh họa

Ông Long Trần, một lao động tự do ở Sài Gòn cho biết mình cũng không thể làm gì từ ngày có chỉ thị "cách ly xã hội". Dù vậy, ông Long cho rằng vẫn có thể xoay sở được nên không quan tâm và cũng sẽ không nhận hỗ trợ của Chính phủ :

"Tôi không quan tâm, có cũng không cần nữa, lấy làm chi mấy cái đó. Để cho người khác cần hơn chứ đối với anh nó không đáng. Tôi xoay sở được, không có việc này mình tìm việc khác".

Trần Thắng, là chủ một khách sạn ở Hà Tĩnh cho biết từ hơn một tháng nay, ông thất thoát gần 100 triệu đồng do khách sạn không thể hoạt động. Nhân viên cũng phải nghỉ việc không lương. Ông Thắng chỉ nghe Sở Tài chính của Tỉnh thông báo về gói hỗ trợ này chứ cũng chưa ai nhận được tiền.

Ông Nguyễn Văn Quang là một người khuyết tật bán vé số ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với RFA rằng cuộc sống của ông khó khăn hơn rất nhiều kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, rồi nhà nước lại ra lệnh tạm ngưng việc buôn bán vé số khiến ông không có thu nhập. Công ty sổ số kiến thiết cũng chỉ hỗ trợ cho người bán vé số 750 ngàn đồng :

"Hiện tại Chính phủ đang tạm ngưng cho những người bán vé số hoạt động, chờ lệnh mới, cũng chưa biết tới chừng nào. Nhưng mà bây giờ ngay mùa dịch Corona này tụi mình phải chịu chấp nhận cảnh đó để giữ gìn sự sống và đừng để lây lan chứ biết làm sao.

Mình ở trọ, ông chủ nơi mình ở đưa danh sách lên phường, rồi ở phường họ biết mình bán vé thì họ giúp đỡ cho 750 ngàn đồng. Tiền đó là do xổ số kiến thiết gửi. Phường cũng cho thêm 200 ngàn đồng với gạo và mấy gói mì".

Còn thông tin về gói hỗ trợ an sinh xã hội cho những người nghèo, người lao động không có hợp đồng thì ông Quang hoàn toàn không biết :

"Cái đó thì hoàn toàn chú không biết. Khi nào ai kêu thì mình nhận, không kêu thì thôi. Bây giờ cũng khổ lắm ai thương cho thì ăn chứ mình cũng không đòi hỏi gì.

Hiện giờ mặc dù đã 77 tuổi nhưng chú vẫn hy vọng mau hết mùa dịch này để còn ra đường bươn chải. Cuộc sống của chú đã hơn 40 năm gắn liền với việc bán vé số này rồi".

Tự giúp nhau trong khi chờ Chính phủ

Trong tình cảnh hiện tại, khi không thể làm việc mà cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, người dân chỉ biết nương tựa nhau, giúp nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thay vì đợi Chính phủ giúp đỡ, nhiều người có lòng hảo tâm trên cả nước đã phát thực phẩm, nhu yếu phẩm, khẩu trang… cho những ai không có điều kiện.

Những điểm phát quà với khẩu hiệu "nếu khó khăn hãy lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường lại cho người khác", siêu thị 0 đồng hoặc phát kiến ATM gạo nhanh chóng được hưởng ứng khắp cả nước.

ban5

Người xếp hàng lấy gạo miễn phí ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/4/2020 Reuters - Ảnh minh họa

Ông Quang chia sẻ rằng hiện giờ mình chỉ nhờ vào lòng thương của mọi người để sống qua ngày :

"Bây giờ bị đóng cửa ở nhà không làm gì hết, người này cho gạo, người kia cho tiền có mà xài vậy thôi, cũng ăn tạm sống qua ngày.

Nhà trọ bây giờ đang ở mà cũng không có tiền để đóng. Chủ trọ cho thay vì mỗi lần 2 triệu thì nay giảm còn một triệu. Gạo thóc thì người ta cũng cho ăn, nhưng có cái là không được sung sướng như hồi đi bán vé số muốn ăn gì cũng có, còn bây giờ như vậy thì cũng phải chịu, dịch chung mà ai cũng phải vậy hết.

Nhiều người giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn cũng có đem đến cho chú mỗi ngày một phần cơm. Cuộc sống mình đơn giản thì nó cũng được thôi. Nói chung là mạnh thường quân có lòng hảo tâm họ cũng giúp đỡ mỗi người một ít thì cũng đủ sống".

Hiện nay, ở nhiều góc phố Hà Nội có treo tấm bảng "Hỗ trợ thực phẩm miễn phí" kèm theo số điện thoại để người nghèo có thể liên hệ nhận quà.

Chị Trang, một người trong nhóm thiện nguyện này cho RFA biết về nguyên do "ship quà tận nơi" là để tránh tập trung đông người, phòng ngừa khả năng lây nhiễm chéo cho nhau :

"Thực ra bọn em không phải là từ cơ quan, tổ chức, đoàn thể nào cả. Vì việc phong tỏa toàn thành phố Hà Nội nên đã có rất nhiều người vô gia cư và lao động nghèo từ các tỉnh thành khác bị kẹt lại ở đây. Mà nếu ở lại Hà Nội thì cũng phải duy trì các chi phí sinh hoạt ví dụ như vẫn phải trả tiền thuê nhà, rồi phải lo cho việc ăn uống mà lại không có điều kiện đi lao động bởi vì các cơ sở đều phải đóng cửa hết.

Đó là lý do mà mấy chị em mỗi người đóng góp một chút để đầu tiên là chỉ giải quyết tạm thời cứu trợ thực phẩm đến với những người vô gia cư, người già neo đơn và những người lao động nghèo. Họ làm những công việc như lao công, nhặt rác mà không được một sự trợ cấp hoặc hỗ trợ nào từ phía Chính quyền. Bọn em đã phát động chương trình này cách đây hai tuần trước".

Chị Trang còn cho biết thêm rằng những người mà nhóm tặng quà, giúp đỡ đa phần là vô gia cư, bệnh tật và chưa ai nhận được tiền hỗ trợ từ Chính phủ. Ngoài ra, các phát biểu khác của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như giảm giá điện, giá thực phẩm cũng chưa thấy gì :

"Giá điện vẫn chưa thấy được thông báo giảm, giá xăng thì có giảm, còn thịt cá thì hôm qua em vừa đi mua là khoảng 17 nghìn một lạng, 170 nghìn một ký".

Trước đó, từ ngày 20/3, ông Phúc phát biểu rằng sẽ kiên quyết đưa giá thịt xuống trong thời gian tới, còn khoảng 60.000 đồng/kí để giảm gánh nặng cho người dân trong mùa dịch bệnh.

Trong khi những cam kết hỗ trợ, giúp đỡ dân vẫn chưa được thực thì vào ngày 21/4, mạng báo VnExpress đưa tin Mặt trận Tổ quốc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã cử cán bộ đến "gõ cửa" hộ dân kêu gọi góp tiền chống Covid-19. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn, các hộ dân khác ủng hộ mỗi hộ ít nhất 20.000 đồng.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 21/04/2020

***************************

Tính toán với người nghèo hay niềm tin con người đã mất ?

Út Sài Gòn, 22/04/2020

Bên lề câu chuyện liên quan đến phòng và chống dịch Covid-19 là những câu chuyện nhân đạo về các hoàn cảnh khó khăn. Góp nhặt lại từ trên các trang mạng xã hội, thật ra vui cũng nhiều đó, nhưng mà sao buồn cũng hổng có ít tí nào…

ban6

Hàng loạt những cây ‘ATM gạo’ liên tục xuất hiện - Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, hàng loạt những cây ‘ATM gạo’ liên tục xuất hiện, với mục đích giúp đỡ phần nào cho những người nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn như tật nguyền, những người bán vé số dạo… Nghĩa cử đó thật đẹp. Và đủ thứ câu chuyện xảy ra…

Trông mặt mà bắt hình dong

Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một thiếu niên đứng ở một cây ‘ATM gạo’ chờ đến lượt mình, thì từ phía trong vang lên giọng nói người phụ nữ "em áo đen, mời em ra khỏi vị trí nhận gạo dùm chị", rồi ánh mắt em ngơ ngác nhìn xung quanh, mất bình tỉnh, sau đó em đến gửi lại bịch nylon đúng vị trí ban đầu rồi chui qua hàng dây…

Một cách nhanh chóng, cộng đồng vào cuộc tìm hiểu rõ sự tình và phát hiện ra một điều rằng, thực tế không giống như những gì nhìn thấy ở cây ‘ATM gạo’ ấy. Hoàn cảnh mưu sinh nơi đất khách quê người của bé 15 tuổi ấy đang lâm cảnh quá khốn đốn khó khăn trong mùa dịch corona.

"Có thể do bị lừa nhiều quá nên cảnh giác chăng ? Thời buổi giờ thật hư lẫn lộn, như tôi nè, chạy xe ngoài đường, nhất là vào buổi tối, rất nhiều người ngồi ngoài đường, chờ các mạnh thường quân đến phát cơm, phát quà. Và tôi cũng từng là một trong những tình nguyện viên đi phát đó. Lúc đầu, tôi không biết gì cả nhưng khi thực tế, đi phát, tôi bị vây xung quanh xe. Nhờ một số bà con địa phương rồi mấy anh bảo vệ gần đó, tôi mới thoát ra được.

Sau đó, họ kể, nhiều người giả dạng lắm, lấy mền, áo gió của mạnh thường quân, sáng họ ra chợ bán luôn. Riết rồi tôi cũng không biết ai hoàn cảnh thật. Nhưng mà trong trường hợp cụ thể này, tôi nghĩ, giúp đỡ người ta 1-2 kg gạo cũng có chi đâu. Dù người ta không nghèo đi chăng nữa, biết đâu người ta đang cần nó để giúp người khác ?", một thiện nguyện viên ở Sài Gòn chia sẻ.

Bên cạnh các trường hợp nghèo khó, đi xe lăn, tới xin có những người bề ngoài không hẳn là nghèo, đi xe tay ga tới xin gạo. Cuộc sống, có lẽ, trường hợp nào cũng có. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét hoàn toàn một con người thì có phải chăng quá là "thiên kiến" ?

"Với những người tàn tật hay như bà cụ 91 tuổi bị tai biến mà tôi biết thì làm sao họ có khả năng đứng xin ?", một cư dân ở Sài Gòn chia sẻ.

Chắc rồi có người cho rằng, vậy sao mấy người có tiền đó không xuất bạc ra cho mấy người nghèo đi, đứng xin làm gì cho người ta hiểu nhầm ? "Làm sao biết rõ được người gọi là có tiền trong túi có bao nhiêu, có đủ ăn đủ mặc, lo cho gia đình họ chưa, chia sẻ thì được nhưng con cái, ông bà họ sẽ như thế nào ? Nhất là trong thời điểm dịch này, tiền điện tăng nữa. Họ không có khả năng giúp đỡ tiền, nhưng có thể giúp đỡ bằng cách khác như việc đứng chờ lấy gạo cho người nghèo chẳng hạn", ông Hai, một cư dân sinh sống tại khu vực chợ Tân Hương, nơi gần cây ‘ATM gạo’ chia sẻ.

Giống lấy lời khai ở đồn công an quá !

Rồi lại thêm một câu chuyện khác, xoay quanh "ATM gạo". Lần này là ở ngoài Bắc, nơi vẫn hay ‘tự sướng’ về thanh lịch Tràng An.

"Của cho không bằng cách cho, dù là từ thiện đi chăng nữa nhưng mà sao vẫn thấy trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội hành xử kỳ kỳ sao á ! Mình khó khăn nên mình mới chịu khó đứng dưới trời nắng, chờ lấy vài ký gạo về nấu ăn chứ mình đâu có phạm tội gì đâu mà chụp hình, phải khai này khai nọ ? Rồi thông tin của những người nghèo đó sẽ như thế nào ?", bà Mười, tiểu thương chợ Bà Chiểu ở Sài Gòn bức xúc dùm cho người nghèo Hà Nội.

Hai câu chuyện ở trên đều là những phận đời giống nhau ở chữ nghèo. Nếu câu chuyện đầu cho thấy lòng tin giữa người với người đang có cái gì đó không ổn, "trông mặt mà bắt hình dong", thì đến câu chuyện thứ hai, cảm thấy hình như nghèo là một cái tội, vì có là tội cho nên mới phải khai báo tùm lum y như khai với nhân viên công lực ở đồn bót.

Dẫu biết là gì đi chăng nữa, báo chí có cất công đi tìm hiểu, đăng bài, và rồi người ta cứ… im lặng, mọi thứ ồn ào rồi cũng sẽ qua…

Út Sài Gòn

Nguồn : VNTB, 22/04/2020

***********************

Bà phó chủ tịch phường độc ác và vấn đề đặt ra

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 21/04/2020

Bà phó chủ tịch phường vô cảm và độc ác

Clip lực lượng của ủy ban phường Bãi Cháy (thành phố Hạ Long) bắt hàng rau của chị Vũ Thị Chinh hôm 18/4 gây phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Nhiều tờ báo của nhà nước cũng lên tiếng về vụ việc này. Áp lực của công luận là rất mạnh. Ngay hôm sau, thường trực thành ủy thành phố Hạ Long đã có công văn chỉ đạo lãnh đạo ủy ban phường Bãi Cháy tổ chức đến nhà chị Chinh để xin lỗi. Đây là một động thái kịp thời của lãnh đạo thành phố Hạ Long.

ban7

Tiếng kêu khóc, van xin nghe đến xé lòng và thái độ sợ hãi của chị làm cho người xem không khỏi đau đớn, tủi nhục thay cho người phụ nữ kia.

Một đoạn clip 3 phút 35 giây nhưng cũng nói lên đầy đủ cảnh bắt bớ rất đau lòng đối với một chị nông dân chỉ vì tội bán hàng rong. Khoảng gần chục công an, dân phòng, thanh niên vạm vỡ khống chế một người phụ nữ lam lũ. Tiếng kêu khóc, van xin nghe đến xé lòng và thái độ sợ hãi của chị làm cho người xem không khỏi đau đớn, tủi nhục thay cho người phụ nữ kia.

Lúc này, đại diện cho chính quyền là bà Lê Thị Hiền, Phó chủ tịch phường giọng lạnh lùng như cứa vào lòng người và người xem không khỏi run lên vì giận dữ. Bà ta liên tục phát ra những mệnh lệnh :

- Không nói nhiều nữa, đã bảo không được bán ở đây tại sao vẫn mang đến đây bán ?

- Về phường xử lý.

- Con này có bị điên không, mày có bị điên không hở ?

- Thu giữ về phường, tạm giữ về phường.

- Đưa hết về phường. Không nói nhiều nữa.

- Cố tình cầm dao để chém lại lực lượng.

- Cầm dao chém lại lực lượng.

- Cố tình cầm dao chém lại.

- Công an khóa tay lại.

- Chống đối lại thi hành công vụ.

- Khóa tay vào.

- Cho lên xe đưa về xử lý.

- Giữ nó không nó nhảy xuống đấy.

- Cố tình chống người thi hành công vụ. Mang cả dao ra để chém.

- Cháu ơi, con dao ấy là tang chứng nhá. Con dao ấy là tang chứng, cháu cầm lấy.

Bà phó chủ tịch phường liên tục nhấn mạnh những câu vu cho chị Chinh cầm dao để chém người thi hành công vụ. Tuy nhiên đoạn clip cho thấy chị chỉ cầm con dao (chắc là dao phục vụ bán hàng) trên tay chứ không hề vung hay giơ về phía trước. Vì thế, tổ cưỡng chế mới dễ dàng áp sát chị như thế.

Nếu không có công luận lên tiếng và clip không được tung lên mạng, chắc hẳn chị sẽ bị khép vào tội "chống người thi hành công vụ" và cáo trạng sẽ không bỏ qua chi tiết dùng hung khí nguy hiểm, rồi chịu vài năm tù.

Tổ công tác của chính quyền phường Bãi Cháy bắt một người phụ nữ yếu đuối như bắt một tên tội phạm nguy hiểm. Chị bị bẻ tay, ném lên xe như ném một con vật.

Công văn của thành ủy thành phố Hạ Long và buổi xin lỗi được thực hiện ngay ngày hôm sau có thể xem là động tác "rút củi đáy nồi". Có điều đến xin lỗi chị Chinh chỉ có bí thư và chủ tịch phường Bãi Cháy chứ người gây nên chuyện là bà Lê Thị Hiền lại không có mặt. Đành rằng việc này là theo chỉ định đích danh của thành ủy Hạ Long, nhưng tại sao thành ủy Hạ Long lại không yêu cầu người gây ra vụ việc phải đến xin lỗi, hay là họ muốn giữ thể diện cho bà Hiền ?

Khi chị Vũ Thị Chinh bị áp giải về phường, Ủy ban phường Bãi Cháy ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và... giấy phép chứng chỉ hành nghề (!) trong 7 ngày. Việc phường xin lỗi thì cứ xin lỗi nhưng chắc là chị sẽ bị phạt, ngoài ra phải tính đến 7 ngày sau, số rau củ quả của chị không làm nổi thức ăn cho gia súc.

Giải quyết việc buôn bán ở hè phố và lòng đường nên như thế nào

Việc buôn bán ở vỉa hè và bán hàng rong tồn tại từ rất nhiều đời nay, không phải bây giờ mới xuất hiện. Vì vậy, cấm triệt để buôn bán ở hè phố và bán hàng rong là rất khó nếu không nói là bất khả thi. Ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) nhiệt tình, tích cực là thế, không cả nể nang ai mà phải chịu thất bại trong chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, đành làm đơn xin từ chức.

Đành rằng, việc xử lý vi phạm lòng đường và hè phố là có căn cứ pháp luật nhưng khi xử lý, cần phải linh hoạt chứ không nên thực hiện một cách máy móc. Trong trường hợp chị Vũ Thị Chinh, chị đi bán rong trong cảnh đường phố vắng tanh vì phòng chống dịch Vũ Hán nên chẳng thể gây cản trở giao thông vì có phương tiện đi lại đâu mà cản trở. Trong khi đó, trong điều kiện rất nhiều gia đình ở nhà không dám ra chợ thì những người bán hàng rong như chị Chinh lại cung ứng được thực phẩm cho người dân một cách rất tiện lợi. Bắt bớ, cấm đoán họ là máy móc, hay để thỏa mãn nhu cầu ra oai ?

Mặt khác, chuyện lấn chiếm vỉa hè lòng đường còn quá nhiều điều phải nói. Vỉa hè nhiều nơi bị chiếm dụng nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại. Nhiều lúc dò hỏi thì chủ quán cho biết hàng tháng họ vẫn phải đóng tiền. Tiền này hẳn là tiền "làm luật" chứ đâu được nộp vào ngân sách vì ai dám công khai cho chiếm dụng vỉa hè.

Luật thì luật chung như vậy nhưng không phải ngồi chỗ nào hoặc bất cứ lúc nào cũng gây cản trở giao thông. Tại sao những vị trí không gây cản trở đến việc đi lại, chính quyền không cho thuê mượn đàng hoàng, vừa có tiền nộp vào ngân sách, vừa giải quyết được nhu cầu của người dân ? Và khi đó sẽ bớt được chuyện chính quyền cơ sở hay công an tự ý làm luật để tư túi. Nhưng vấn đề này lại liên quan đến cần phải sửa luật cho phù hợp, tức là phải có ngoại lệ "Trong trường hợp"… Không nên để chính quyền cơ sở thích lơ đi thì lơ, không thích thì trảm như chị bán rau ở đoạn phố vắng teo kia.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 21/04/2020 (nguyentuongthuy's blog)

*****************

Câu chuyện cô gái bán rau ở Bãi Cháy

Trân Văn, VOA, 19/04/2020

Có lẽ chng riêng v tôi mà còn nhiu ngườa nước mt khi xem cnh mt cô gái bán rau khóc, van - nài n mt người cũng là ph n như cô… "thương cháu, tha cho cháu" vì… "cháu đã b bt ri, cháu không có tin, con cháu bé, đng ly ca cháu na" (1)…

ban1

Người phụ nữ bán rau liên tục gào khóc van xin để không bị tịch thu hàng hóa về phường. Ảnh cắt từ clip

Tuy người xem không có bt kỳ thông tin nào v cô gái bán rau nhưng ai cũng có th đoán ra ti sao cô li vi phm qui đnh cm t tp, hn chế giao tiếp đ ngăn chn Covid-19 lây lan : Con cô đang đói !..

Đó cũng là lý do hàng chục người đàn ông, có người mcảnh phc, có người mc đng phc dân phòng, có người mc thường phc, vây quanh cô gái bán rau ngn ng, không n xung tay… Đó cũng là lý do khiến người nào đó hình như là khách mua rau ng li xin cho cô… Người ta không thy, không nghe v khách y nói gì, chỉ nghe người ph n ch huy "lc lượng thi hành công v" cht vn : Ch tr tin chưa ? Tr ri thì v đi !... Nước mt, nhng li cu xin ca cô gái bán rau không lay chuyn được người ph n gi vai trò ch huy. Bà gi cô gái bán rau là… con điên và đanh giọng ra lnh cho thuc cp : Không nói nhiu. Thu gi, mang v phường !...

Lúc những người đàn ông thc thi công v bt đu lượm nhng trái mướp, bó rau t chiếc xe th đã đ xung lòng đường đ b lên công xa, cô gái bán rau cung quít xoay qua, xoay lại để ngăn cn và khi nhn ra m rau trái - chén cơm ca cô, ca người thân - li b git khi tay ca cô thêm mt ln na, cô chp ly con dao dùng đ ct rau, gt mướp như n lc cui cùng đ xin "đng ly ca em" - bo v cơ hi sinh tn ca cô và gia đình… Xem video clip có thể thy rt rõ, cô chng có ý đnh chém ai, chính xác là cô không dám chém ai, con dao ch ging như cái phao khi nài van không có người nghe. Cũng vì vy, nhng người thi hành công v rt d dàng khng chế cô…

Thêm một ln na, tiếng người ph n ch huy lc lượng thi hành công v lanh lnh tri lên, xua đui nhng đng loi chng kiến s vic, không kim chế được bt bình nên can ngăn : Các ch v đi !..

Đồng thi đanh ging bo thuc cp : Cm dao chém li "lc lượng" ! Khóa tay li ! Công an… khóa tay lại… Chng đi người thi hành công v… Khóa tay li… Cho lên xe ! Đưa v x lý ! Lên xe gi "nó", đ phòng "nó" nhy xung !...

***

Trong bối cnh như hin nay, khi chưa ai biết bao gi mi có vaccine nga Covid-19, bao gi y gii mi tìm ra thuốc đc tr loi virus này, cm t tp, hn chế giao tiếp là bin pháp chng đng đng mà nhiu quc gia cùng áp dng đ bo v sinh mng công dân ca mình, không đ Covid-19 tr thành mt đt thm sát. Chng riêng Vit Nam, nhiu quc gia khác cũng có nhiều triu người c ráo m hôi là hết go và lnh cm t tp, hn chế giao tiếp đy người nghèo vào thc trng thiếu đói...

Những quc gia khác ch khác Vit Nam  ch, song hành vi cm t tp, hn chế giao tiếp là nhiu gii pháp khác nhau đ giúp nhng người yếu thế không rũ rượi. Cho dù cui tháng trước, Th tướng Vit Nam chính thc tha nhn : Mấy tháng nay, nhiu người kh lm ri, nhiu gia đình khó lm r(2)… cho dù chính phủ loan báo đã dành 61.580 t h tr nhng cá nhân, doanh nghip gp khó khăn, tùy trường hp mà mt cá nhân, mt gia đình, nhng cơ s kinh doanh nh s được h tr mt ln 500.000 đng hay t 1 triu đến 1,8 triu đng/tháng (3), song đến gi, ai thc mc, đến đâu đ nhn khon tr giúp chính thy, câu tr li ph biến là : Lên… TV mà… nhận !

***

Video clip vừa k không ch làm công chúng a nước mt. Kèm theo nước mt là s căm phn. La gin không còn âm  mà có du hiu bùng lên, lan rng. Cũng vì vy, tuy là ch nht nhưng Thành y thành ph H Long (tnh Qung Ninh) phi son – gi công văn, yêu cu Bí thư Đng y và Ch tch UBND phường Bãi Cháy trc tiếp đến tư gia ca cô gái bán rau xin li v phát ngôn thiếu chun mc ca lc lượng thi hành công v ! Đng thi yêu cy ban Kim tra - Thanh tra x lý vi phm theo đúng quy định ca đng đi vi đng viên, đ xut hình thc x lý đi vi cán b công chc, viên chc, báo cáo Thường trc Thành y trước ngày 25 tháng 4.

Công văn vừa k khiến nhiu người h ha nhưng  Vit Nam còn bao nhiêu người đói quá mà phi bò, va bò, vừa bị chà đp do vi phm lnh "cách ly toàn xã hi" ? Bao gi thì h thng chính tr, h thng công quyn thôi trưng bày ý thc trách nhim trên TV hay qua công văn đ có nhng bin pháp tr giúp c th, đ nâng nhng người yếu thế như thiên h ? Thiên đường trên TV và những công văn dp la chc chn không th làm khô nước mt và gi cho xã hn đnh. Chc chn như thế !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/04/2020

Chú thích

(1) https://www.youtube.com/watch?v=UDGjxG1GMaY&ab_channel=linhhoang

(2) https://tuoitre.vn/thu-tuong-may-thang-qua-nhieu-nguoi-kho-lam-roi-nhat-la-that-nghiep-202003311516103.htm

(3) https://www.thesaigontimes.vn/302244/cac-goi-ho-tro-giam-soc-cho-doanh-nghiep-trong-dich-benh.html

(4) https://nongnghiep.vn/lanh-dao-phuong-bai-chay-phai-den-nha-rieng-xin-loi-nguoi-ban-rong-d262822.html

*********************

Bao giờ hết cảnh dân bán vỉa hè van xin cán bộ cho họ kiếm sống trên đường !

RFA, 20/04/2020

Mạng xã hội trong nước vào cuối tuần qua liên tục loan truyền đoạn video dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh thu giữ xe chở rau của một người phụ nữ khi bà này đang bán dạo.

banrau2

Vỉa hè đường Đông Du, quận 1 bị xe gắn máy lấn chiếm trở lại. RFA

Đáng chú ý, trong video có đoạn người bán rau kêu khóc xin bỏ qua thì một nữ cán bộ nói "Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường... không nói nhiều".

Được biết, người nữ cán bộ xuất hiện trong đoạn video là Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.

Truyền thông trong nước cho hay Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy đã trực tiếp đến nhà riêng gặp gỡ, xin lỗi người phụ nữ bán rau về phát ngôn thiếu chuẩn mực của đội ngũ thực thi công vụ. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động công dân chấp hành chủ trương của địa phương trong quản lý trật tự đô thị trong việc buôn bán ở vỉa hè.

Bên cạnh đó, sẽ kiểm tra xử lý vi phạm theo đúng quy định của Đảng đối với Đảng viên và đề xuất hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trao đổi với RFA tối 20/4, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng hành động của nữ cán bộ Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy là không nên. Bà lý giải :

"Điều này cho thấy chị cán bộ này chưa có kinh nghiệm vì nếu có kinh nghiệm sẽ không làm những việc như thế. Ta phải hiểu xã hội có rất nhiều mặt và nhiều cung bậc khác nhau, ở những tầng lớp suốt ngày va chạm ở ngoài đường phố sẽ khác với văn phòng hoặc các tầng lớp trên thì văn phong lịch sự, nho nhã sẽ rất khác nhau. Nên mang cách ứng xử và ngôn từ của không gian này sang không gian khác chắc chắn sẽ không phù hợp".

Bên cạnh việc phê phán hành động của cán bộ có chức vụ trong bộ máy nhà nước, nhiều người còn bày tỏ sự thông cảm với những người buôn gánh bán bưng tại các vỉa hè hiện nay.

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, việc người dân buôn bán vỉa hè khá phổ biến chẳng phải riêng Việt Nam mà các nước Đông Nam Á nói chung đều có kinh tế vỉa hè khá phát triển. Bà cho hay :

"Người dân sống dựa trên vỉa hè là lực lượng khá đông, chính quyền Việt Nam cũng như các nước cố dẹp vỉa hè nhưng không thể dẹp được vì nếu dẹp như thế thì người ta không biết sống bằng gì vì đó là sinh kế của họ. Nếu mọi người nhớ truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ngày xưa có ông cảnh sát đi dọc đường bắt những người bán hàng rong. Nó bắt đầu từ thời Tây đã thế, suốt quá trình bao năm bây giờ vẫn thế".

Do đó, dưới góc độ kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cũng cho rằng cần phải có một kế hoạch chi tiết và cụ thể mới có thể giúp người dân không bám vào vỉa hè kiếm sống nữa. Ông nhận định :

"Ở Việt Nam hiện nay có đến 19 triệu người làm việc ở khu vực phi hình thức tức không có hợp đồng cố định, không có bảo hiểm, một trong những hình thức đó là bán hàng vỉa hè. Việc bán hàng vỉa hè một mặt tạo cho người ta một số thu nhập nhất định qua ngày, mặt khác đáp ứng nhu cầu người dân Việt Nam : người đi chợ mua mớ rau, người ngồi xuống ăn bát bún ốc thành thói quen.

Bây giờ muốn giải quyết việc đó đã có những nỗ lực ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh trước đây ở quận 1 có một ông Phó chủ tịch đi nhắc nhở, dọn dẹp nhưng sau một thời gian vẫn hồi phục lại vì công ăn việc làm cho số người đó chưa giải quyết được và chưa đào tạo nghề cho họ. Nếu muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi một khoảng thời gian và đầu tư, cơ bản giảm bớt số người kiếm ăn ở khu vực phi hình thức, tạo điều kiện cho người ta có trình độ, chuyên môn, và đặc biệt là có số vốn nhất định để người ta có thể kinh doanh, có cửa hàng hoặc chỗ cố định để sản xuất hoặc dịch vụ".

Xác nhận thực tế mà Tiến sĩ Lê đăng Doanh vừa đưa ra, Facebooker Sang Nguyễn đang sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn kể về trường hợp gia đình bạn :

"Hồi đó mẹ em bán xe bánh mì đầu hẻm cũng bị dân phòng dẹp, có lần chạy thoát, có lần bị đưa cả người và xe về phường, không cần biết bán được hay chưa, cứ đóng tiền thoát thân trước rồi hôm sau lên lấy xe bánh mì, em phải đi theo mẹ đẩy xe về. Bán đâu hai năm chị em học hết lớp 12 nên đi làm lễ tân khách sạn rồi kêu mẹ em nghỉ luôn vì tiền bán không bao nhiêu mà tiền đóng phạt cũng vậy. Mấy người đó không nghĩ nếu có việc thì không ai đi bán lề đường để bị dí chạy mệt vậy đâu. Trông chờ nhà nước kiếm phương án thì mình tự lo cho mình chắc ăn hơn, như bây giờ kêu hỗ trợ dịch bệnh đến giờ chỉ thấy trên tivi, tới giờ mà không có tiền để dành lấy ra xài chắc đói chết trước khi chết vì bệnh rồi".

Trước đó, từ tháng 1/2017, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra quá trình triển khai lập lại trật tự vỉa hè tại quận 1 do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đứng đầu với tuyên bố nổi tiếng "Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan".

Lúc bấy giờ, ông Đoàn Ngọc Hải huy động các lực lượng chức năng, ra quân dọn dẹp vỉa hè trên địa bàn Quận 1, mạnh tay đập phá tất cả những gì mà ông Hải và đoàn công tác liên ngành do ông chỉ huy cho là lấn chiếm vìa hè, lòng lề đường, mà không cần xem xét đến những yếu tố khác.

Tuy nhiên, đến ngày 19/5, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết Quận ủy Quận 1 cũng như Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đều ra văn bản yêu cầu ông phải ngưng ngay việc xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Vì thế, việc xử lý lấn chiếm vỉa hè đã không còn mạnh tay như trước nữa.

Đến nay, việc người dân buôn bán trên các vỉa hè đã trở lại tình trạng sầm uất như trước.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng việc dẹp bỏ hành vi buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường tại Việt Nam hiện nay không phải "ngày một, ngày hai" là có thể hoàn thành. Bà giải thích :

"Những người thu nhập thấp đô thị khá đông và họ vẫn phải sống dựa vào nguồn sinh kế như thế thì không thể nào dẹp được. Cách đây 2 năm hay sao ở Bangkok tôi thấy có phong trào cũng dẹp vỉa hè, người dân lao đao, phản đối. Sau đó cũng không giả quyết được gì, người dân vẫn bán hàng như cũ".

Biện pháp của chính quyền địa phương xua đuổi, tịch thu hàng hóa, phạt tiền đối với những người buôn bán trên lòng- lề đường với mục tiêu ‘lập lại trật tự’ đến nay hoàn toàn không đạt được hiệu quả. Cách làm đó vấp phải nhiều chỉ trích và bị cho là làm theo phong trào. Nếu không giải quyết căn cơ kế mưu sinh cho người dân, thì thực trạng vừa diễn ra vào ngày 18 tháng 4 ở Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.

Published in Diễn đàn
dimanche, 29 janvier 2017 22:15

Lân và ngày Tết tại Việt Nam

Không biết từ bao giờ múa lân đã trở thành một truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán niềm vui không riêng cho trẻ em mà còn cho tất cả mọi nhà. Tại Việt Nam, khi khí trời bắt đầu mát mẻ, nghe xa xa nhịp trống tập dợt múa lân là trẻ con bảo nhau Tết đã đến gần. Múa lân đòi hỏi công phu tập luyện phối hợp võ thuật, nghệ thuật diễn xuất vừa ngoạn mục mà cũng vừa hài hước với "ông địa".

lan1

Múa lân tại Việt Nam (ảnh chụp từ internet)

Để tìm hiểu thêm về phong trào múa lân tại Việt Nam ngày nay, RFI đặt câu hỏi với võ sư Lương Ấn Đường, đứng đầu đoàn lân sư rồng "Tú Anh Đường" tại Cần Thơ, gồm các võ sinh Thái Cực đạo, nhất là phái nữ, từng chiếm nhiều kỷ lục ở Việt Nam.

Nếu ở nước ngoài, truyền thống múa lân tiếp tục được duy trì tại những nơi có cộng đồng Việt Nam và Trung Hoa định cư và ít nhiều gắn liền với một trường võ hay một võ sư, thì tại Việt Nam, múa lân đã trở thành một phong trào "dịch vụ" với quy mô lớn như Đoàn Võ thuật múa lân Hà Nội, Đoàn Võ thuật lân sư rồng Hùng Anh Đường ở Sài Gòn… Trong số 3.000 đoàn lân lớn nhỏ, có Tú Anh Đường ở Cần Thơ, cố gắng phát huy nghệ thuật lân sư rồng tại địa bàn sông Cửu Long với nhiều nét đặc sắc trong đó có đoàn lân nữ biểu diễn trên mai hoa thung (cột cao).

Con vật trong tứ linh "long lân qui phụng" với tiếng trống dập dồn đã làm mê hoặc hàng thế hệ trẻ con qua các vũ đạo hùng dũng tả xung hữu đột như "Độc chiến ngao đầu", âm dương liên hợp của "Song hỉ" hoặc thâm tình bằng hữu "Tam anh" Lưu Bị - Quan Vân Trường -Trương Phi cắt máu ăn thề của thời Tam quốc của Trung hoa.

Nhân ngày đầu năm Đinh Dậu, tạp chí thể thao chủ nhật của RFI tìm hiểu thêm về ý nghĩa truyền thống văn hóa này với võ sư Lương Ấn Đường, 7 đẳng Tae Kwondo, đứng đầu đoàn lân sư rồng Tú Anh Đường và cũng là chủ tịch Liên đoàn lân sư rồng thành phố tại Cần Thơ.

Võ sư Lương Ấn Đường : "… vì là một đoàn lân chuyên nghiệp thì các đoàn viên phải xuất xứ từ võ thuật. Hầu hết, 90% vận động viên Tae Kwondo tiêu biểu xuất sắc của thành phố Cần Thơ đều đứng trong hàng ngũ Tú Anh Đường. Sở dĩ có mối liên kết cộng hoà hỗ trợ với nhau trong quá trình phát triển kỹ năng nghệ thuật lân sư rồng, bởi vì tất cả các thế tấn, bộ pháp di chuyển của lân hầu hết xuất phát từ các thế tấn thế võ của Tae Kwondo và một số môn phái khác…".

Tú Anh

Nguồn : RFI tiếng Việt, 29/01/2017

Published in Văn hóa