Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thực tế, hiệu quả của người Đức là chuyện hoang đường, có gốc rễ trong tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc, tư duy khai sáng và một vài cuộc chiến tranh lớn.

duc1

Sân bay Berlin-Brandenburg đã vượt kinh phí hàng tỷ Euro và không biết bao giờ mới khánh thành.

Vào mùa hè năm 2011, tôi làm việc tại một đại lý du lịch nhỏ của Berlin và phải đối mặt với một tình thế bế tắc : khách hàng của tôi thực sự cầm vé đến nơi hư không. Các máy bay của họ sẽ sớm cất cánh, nhưng nơi đến, sân bay Berlin-Brandenburg, sẽ không mở cửa đón chào họ. Kể từ đó 6 mùa hè đã qua rồi, nhưng mỗi năm thông tin vẫn như thế, gần vui sướng vào thời điểm này, rò rỉ ra từ công trường xây dựng đồ sộ phía nam thủ đô : dự án đã vượt kinh phí hàng tỷ và chưa rõ bao giờ xong. Vậy điều gì đã xảy ra với hiệu quả của người Đức ?

Nếu việc sân bay quá chậm chưa đủ để ám chỉ thì tôi sẽ cho bạn biết một bí mật : hiệu quả của Đức là chuyện hoang đường, có gốc rễ trong tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc, tư duy khai sáng và một vài cuộc chiến tranh lớn. Có thể nó đã đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ 20, nhưng kể từ đó, nó vẫn tồn tại như là một thứ giả tạo cần thiết cho mọi thứ làm cho thế giới nhầm lẫn về người Đức là mặc dù cuộc chiến tranh đã tàn phá nước này, một bức tường đã chia cắt họ, một loại tiền tệ được thiết kế để làm suy yếu họ và một cuộc khủng hoảng tài chính có thể đã kết thúc họ, nhưng họ có vẻ vẫn vượt lên hàng đầu.

Không phải chỉ ở sự liên quan đến sân bay.

Giống như sự hài hước của Đức, hiệu quả của Đức (hoặc sự thiếu hiệu quả), thường là một chủ đề nóng trong số các du khách khi họ ngạc nhiên trước các chuyến tàu chạy theo lịch trình chính xác đến phút, những đường cao tốc mỹ mãn nơi những chiếc xe ô tô Đức sản xuất chạy ở tốc độ cực nhanh (mà ít bị tai nạn theo thống kê) và, có lẽ là những phàn nàn ưa thích của mọi người nước ngoài, những công dân Đức chờ đợi tín hiệu đi bộ trước khi băng qua đường và khuyên răn bạn nếu bạn không làm như vậy.

Tuy nhiên, những gì họ nhầm lẫn với hiệu quả của người Đức, trong nhiều trường hợp, là một sự ưa chuộng quy tắc của người Đức, là một đặc điểm khiến người nước ngoài đều cảm thấy bối rối. Mặc dù tuân thủ các quy tắc có thể giúp thực hiện tốt công việc hàng ngày, nhưng nó thực sự không tạo ra sự khác biệt đối với các dự án tượng trưng lớn, có ý nghĩa quốc gia. Các chuyên gia văn hoá ở Berlin phải chờ đợi việc nâng cấp Staatsoper (Nhà Hát Quốc Gia) bị trì hoãn rất lâu, sẽ đồng ý ; và những chuyên gia ở Hamburg phải chứng kiến chi phí xây dựng hội trường Philharmonic bị vượt trội, cũng sẽ đồng ý.

Tuy nhiên, sớm hay muộn, việc nói về hiệu quả của người Đức luôn dẫn dắt đến nước Phổ. Được biết đến với chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc và đạo đức công việc tàn nhẫn, vương quốc này đã trải qua hàng thế kỷ, và ở đỉnh cao của nó vào thế kỷ 19, nó gồm phần lớn miền bắc nước Đức và Ba Lan ngày nay. Người ta cho rằng, trong khi những người Phổ kém hài hước ở miền bắc đang bận rộn hành quân, cầy cuốc đất khô cằn để có được khoai tây, thì người dân Bavaria đang vui vẻ uống bia ở vùng đất ấm.

duc2

Cổng quảng trường Brandenburg ó Bẻlin, biểu tượng của nền văn hóa và văn minh Đức.

Khoảng cách giữa 2 nước này càng xa hơn do Phổ theo đạo Tin Lành Lutheran. Chính Martin Luther là người đã tưởng tượng ra một loại Cơ Đốc Giáo Đức khác nhiều so với Thiên Chúa Giáo hạn hẹp của Đế Chế La Mã, và các bài viết của ông sau đó đã tạo dựng hình ảnh người Đức là người chăm chỉ, tuân thủ luật pháp và ủng hộ chính quyền (không phải ngẫu nhiên mà Hannah Arendt cũng thấy những đặc điểm như vậy trong phiên tòa xét xử Adolf Eichmann khi bà đặt ra thuật ngữ "sự tầm thường của xấu xa" để giải thích làm sao mà Đức có thể chấp nhận chủ nghĩa phát xít).

Nước Phổ không chỉ tuyên bố những đặc điểm này mà còn hỗ trợ để chúng trở thành đặc tính quốc gia. Cho đến giữa thế kỷ 19, Đức chỉ là một nhóm các vương quốc rời rạc, thỉnh thoảng tập hợp lại để cùng giải quyết các tranh chấp biên giới với Pháp hay Slav. Phổ đã thay đổi tất cả những điều đó khi đánh đuổi Napoleon III trong Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1971) và dẫn dắt đất nước này tiến tới những gì giống như nước Đức thời hiện đại.

Thực tế, theo James Hawes, tác giả cuốn Lịch Sử Đức Rút Gọn (2017), chính sự chiến thắng này đã thực sự củng cố hình ảnh hiệu quả của người Đức. Đối với người Anh vào đầu thế kỷ 19, "nước Đức là một đất nước lạc hậu ... Rồi đột nhiên, dường như qua một đêm, họ đã đánh bại người Pháp... sức mạnh quân sự hàng đầu ở Châu Âu. Dường như đó là một phép màu kỳ lạ ở thời kỳ đó".

Thế là biến mất những hình ảnh về những nhà triết gia đầy lãng mạn và nghiện rượu, về những khu rừng tối tăm, về những ngọn đồi và về những du khách đơn độc ngắm nhìn viễn cảnh mơ hồ như tranh của họa sĩ Caspar David Friedrich. Tất cả nước Đức, hay ít nhất là những gì đã từng và đang bị nước Phổ cai trị, và tất cả Châu Âu đều biết rằng người Phổ là một dân tộc cần phải đề phòng.

duc3

Các bài viết của Martin Luther đã tạo hình ảnh người Đức là người tuân thủ luật pháp và làm việc chăm chỉ.

Khi bắt đầu thế chiến thứ nhất, điều này còn hơn cả nỗi sợ hãi 'người khác', Hawes giải thích. "Nếu bạn định làm thế giới an toàn cho dân chủ... thật là thiết thực để có thể nói rằng kẻ thù của bạn gần như xa lạ với sự khác thường của nó... sự xảo quyệt phi thường của nó". Các áp phích tuyên truyền thế chiến thứ nhất, một số trong đó có thể thấy ở Bảo tàng Deutsches Historisches, Berlin (DHM), ủng hộ chuyện hoang đường này, đưa hình mặt của hoàng đế Đức lên trên thân một con nhện, và nói chung là quảng bá hình ảnh những người Đức như là những người biết hết, nhìn thấy hết và có mặt ở khắp nơi.

Nhưng tại sao sự ám ảnh với hiệu quả của người Đức vẫn tồn tại đến ngày nay, mặc dù nó đã bị chiến thắng năm 1945 của Đồng Minh dập tắt ? Markus Hesselmann, biên tập viên địa phương của tờ Tagesspiegel, có một ý tưởng, mặc dù ông không quá quan tâm đến việc thừa nhận nó : "Ở Anh ... có một loại mê hoặc rất kỳ lạ (tôi phải rất thận trọng về cách diễn đạt điều này) đối với Đức quốc xã. Có sự mong muốn loại bỏ tất cả những điều xấu xa [về Đức Quốc xã] và chỉ giữ lại những điều mà bạn tôn trọng..".

Các thành viên của lực lượng Đồng minh cũ, trong đó có những người đứng đầu Mỹ và Anh, thích ngạc nhiên trước cách người Đức bị khó khăn trong việc khôi phục lại sau thế chiến 1 nhưng vẫn trỗi dậy để chiến đấu trong thế chiến 2, mặc dù những sự trừng phạt là một phần nguyên nhân của cuộc chiến này. Họ thích tin vào Wirtschaftswunder hay 'phép màu kinh tế' của những năm 50 và 60 là nhờ ở đạo lý làm việc hiệu quả không ngừng, mà lờ đi biết bao nhiêu tiền đã được bơm vào để hỗ trợ Tây Đức chống lại người Nga. Như Hawes chỉ ra, chuyện hoang đường "không liên quan gì đến lịch sử và liên quan nhiều hơn đến ảo tưởng". Trong việc tạo ra một huyền thoại về người Đức, chúng ta tạo ra một huyền thoại về chính mình.

duc4

Sân bay Berlin-Brandenburg hiện cung cấp dịch vụ tham quan có hướng dẫn.

Có lẽ không ai biết điều này rõ hơn là những người Đức không phải gốc Đức ; những người từ nơi khác đến đây định cư và gặp phải những quy tắc nghiêm ngặt và chế độ quan liêu triền miên trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả các công trình công cộng như sự trì trệ của sân bay Berlin.

Tuy nhiên, trong sự trớ trêu của số mệnh mang tính mỉa mai thú vị, sân bay tai tiếng này nay lại chào mời các chuyến du lịch có hướng dẫn. Vì vậy, ngoài các viện bảo tàng lịch sử Berlin như DHM, những công trình trơ tráo về chiến đấu như Cổng Brandenburg và Cột Chiến Thắng, và đài tưởng niệm Holocaust lạnh lẽo, du khách giờ đây có thể thêm sự điên cuồng mới nhất của Đức vào hành trình của họ.

Tuy nhiên, theo Joseph Pearson, người thăm dò khí chất của người Đức trên blog 'The Needle' và trong cuốn sách 'Berlin' sắp tới của mình, thì sân bay bị trì hoãn không nên bị nhạo báng mà nên được tổ chức kỷ niệm bởi vì nó phủ nhận huyền thoại tồn tại lâu năm ; một dấu hiệu của lịch sử sửa chữa tiến trình của nó.

Khi những điều, như việc sân bay, không đạt kết quả, "nó thay đổi người Đức ; nó cho thấy họ không dễ gì phù hợp với khuôn mẫu mà người nước ngoài có thể nghĩ về họ", ông nói với tôi và thêm rằng, "Gần như mọi ví dụ về sự không hiệu quả của người Đức đều làm cho tôi vừa hài lòng vừa bực mình".

Published in Văn hóa