Bên Thiên Chúa giáo có 2 lễ trọng là Giáng Sinh và Phục Sinh. Rất nhiều bài nhạc được viết cho 2 dịp lễ trọng này dọc lịch sử. Dĩ nhiên không thể liệt kê ra hết được. Nhưng sau đây là một số bài tiêu biểu.
Hình minh họa.
Giáng sinh
Ave Maria (Franz Schubert)
Bài kinh Kính Mừng (Ave Maria) là một trong những bài kinh quan trọng nhất của đạo Thiên chúa giáo La Mã. Câu kinh ‘Kính mừng Maria đầy ơn phước’ (Ave Maria gratia plena trong tiếng Latin) là câu kinh đầu môi của người Công giáo. Do đó trong nhạc Giáng sinh bên Công giáo dĩ nhiên là các bài Ave Maria phổ thông nhất. Có cả hơn trăm bài Ave Maria của các tác giả khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là bài Ave Maria của Franz Schubert.
Thật ra bài này nguyên tác không phải là một bài thánh ca. Có một bài sử thi kể chuyện về nữ anh hùng Ellens Douglas do đại thi hào người Scott là Walter Scott (1771 – 1832) sáng tác, với tên gọi ‘Lady of the lake’ (Thiếu nữ của miền hồ nước, hay rút gọn là Thiếu nữ bên hồ). Bài này được thi sĩ Adam Storck (1780–1822) dịch ra tiếng Đức là ‘Fräulein vom See’ (Thiếu nữ bên hồ). Franz Schubert rất hâm mộ bộ sử thi này.
Năm 1825, Schubert sáng tác ra một tác phẩm gồm 7 ca khúc, dựa trên tập sử thi do Adam Storck dịch ra tiếng Đức đó. Tên của tác phẩm này, do Schubert đặt, là ‘Liederzyklus vom Fräulein vom See’ (Chu kỳ các bài hát từ Thiếu nữ bên hồ).
Bài ca thứ 6 trong tác phẩm có tên là ‘Ellens dritter gesang’ (bài hát Ellens thứ 3). Bài này có nội dung là lời cầu nguyện của Ellens dâng lên Thánh nữ Đồng trinh Maria. Bài hát này cũng bắt đầu và kết thúc bằng cụm từ ‘Ave Maria’. Giai điệu của bài hát ‘Ellens dritter gesang’ chính là giai điệu của bài được gọi là "Ave Maria - Schubert" sau này.
Nguyên tác được Schubert viết cho giọng nữ cao (soprano) với đàn guitar phụ họa. Không ai biết do ai, và từ khi nào lời bài kinh Kính Mừng tiếng Latin, Ave Maria, được lồng vào bài hát này.
Mời các bạn thưởng thức một vài phiên bản dưới đây :
https://www.youtube.com/watch?v=ojeLyPo_Wz4
(Ave Maria - Luciano Pavarotti)
https://www.youtube.com/watch?v=dJAfRxW_jN8
(Ave Maria - Nana Mouskouri)
https://www.youtube.com/watch?v=sE1WoMocTlw
(Ellens dritter gesang – Maria Callas)
https://www.youtube.com/watch?v=99rFlowiFQk&list=PL9MaQigIhFWJbD7Qsit2-JVoiUtBuAi1r&index=44
(Schubert’s Ave Maria – Tino Rossi)
Ave Maria (Johann Sebastien Bach – Charles Gounod)
Và bài Ave Maria của nhạc sĩ người Pháp (1818-1893) cũng phổ biến không kém. Gounod dùng bài nhạc dạo đầu Prelude trong tác phẩm Prelude & Fugue cung Do trưởng của Johann Sebastien Bach viết năm 1716 làm nhạc đệm, rồi viết giai điệu và lời cho bài Ave Maria này năm 1853.
https://www.youtube.com/watch?v=bBzSSTAJIec
(Luciano Pavarotti)
https://www.youtube.com/watch?v=MDuWgSgGAu4
(Nana Mouskouri)
https://www.youtube.com/watch?v=acNV4vaDxBU&list=PL9_me9AMr69Y1LD4iD15SPngJhroig5sd&index=22
(Helene Fischer - Hochzeitssängerin Engelsgleich)
https://www.youtube.com/watch?v=IS8Cc63GDsM
(Rudolf Schock)
https://www.youtube.com/watch?v=E0o9ku8yw4U&list=PL9_me9AMr69Y1LD4iD15SPngJhroig5sd&index=34
[Soprano (giọng nữ cao) : Kathleen Battle - Guitar : David Parkening]
https://www.youtube.com/watch?v=RNxz_sUEHLc&index=36&list=PL9_me9AMr69Y1LD4iD15SPngJhroig5sd
(Piano : Marek Lutonský)
https://www.youtube.com/watch?v=FV4f4BwV5HI
(Prelude in C major (JS Bach) – piano)
https://www.youtube.com/watch?v=RqMgCYUJBuo
(Prelude and Fugue in C major (JS Bach) do Marcello Gandolfi đánh đàn piano thời cổ điển, thời của JS Bach, gọi là đàn Clavecin hay hapshichord. Đàn này đánh như đàn piano bây giờ, nhưng có âm thanh là tiếng đàn dây. Bài prelude này được Johahn Sebastien Bach viết làm khúc dạo đầu cho bài Fugue tiếp sau đó, như được trình bầy trong đoạn clip này.
Stille Nacht (Silent Night)
Nổi tiếng ngang với các bài Ave Maria ở trên phải kể đến bài Silent Night (Đêm thánh im lìm, nguyên bản tiếng Đức là Stille Nacht).
Đêm 24 tháng 12 năm 1818, cái đàn organ của nhà thờ St Nicholas ở làng Oberndorf, quận Salzburg, nước Áo, bị hỏng không chữa kịp cho Thánh lễ nửa đêm. Linh mục trẻ sở tại Joseph Mohr (1792-1848) vội nhờ bạn là Franz Xaver Gruber (1787 –1863), nhạc sĩ đàn organ của nhà thờ, sáng tác nhanh giai điệu cho bài thơ Stille Nacht, do Mohr viết hai năm trước đó, với đàn guitar đệm. Rồi cả hai cho trình diễn bài nhạc Stille Nacht ở nhà thờ St Nicholas ngay đêm hôm đó. Chỉ trong một thời gian ngắn bài này trở thành một trong những bài nhạc Giáng Sinh bất hủ và được yêu thích nhất trên toàn cầu.
Lời ca và tên bài nhạc được Mục sư John Freeman Young Của nhà thờ Trinity, New York, Hoa Kỳ dịch ra tiếng Anh với tên Silent Night năm 1859.
https://www.youtube.com/watch?v=TQYV3bsCawQ
(Stille Nacht, Heilige Nacht – Nana Mouskouri)
https://www.youtube.com/watch?v=ZfeNGXUB6KY
(Stille Nacht, Heilige Nacht – Christian Anders)
https://www.youtube.com/watch?v=XtIstswJIys –
(Stille Nacht, Heilige Nacht - Carlo Bergonzi)
https://www.youtube.com/watch?v=HjlIUvuHhk0
(Silent Night - Kire te Kanawa)
https://www.youtube.com/watch?v=t_nYQzY9Ans
(Stille Nacht, Heilige Nacht - Marc Hartwiger – Tenor – Sebastian Göring – Bariton Katharina Witzel – Guitar)
Adeste Fideles (Oh come, all ye Faithful)
Bài nhạc Giáng sinh cũng được hát nhiều là bài Adeste Fideles (Hãy đến đây, những kẻ kính tín) được viết nguyên ủy bằng tiếng Latin, tương truyền là bởi vua John IV của Portugal (1604–1656), John Readings (1645–1692) và rồi John Francis Wade (1711 – 1786), người Anh. Lời tiếng Anh do linh mục người Anh Frederick Oakeley viết năm 1841.
https://www.youtube.com/watch?v=TbV3CrQ6Sa0
(Adeste Fideles –Luciano Pavarotti)
https://www.youtube.com/watch?v=Eyq9fyR4kvU
(All come, all ye faithful – Charlotte Church)
https://www.youtube.com/watch?v=_z_bE6b-WiA
(Adeste Fideles – Sư Huynh Alessandro)
https://www.youtube.com/watch?v=b0F_sVaSVqI
(Laura Osnes - cùng ban nhạc hòa tấu và hợp xướng của nhà thờ Mormon Tabernacle)
Green sleeves (What Child is this)
Bài nhạc Noel tiếng Anh cổ nhất là bài Green sleeves (Những tay áo xanh), tương truyền là của Vua Henry VIII (1509-1547) của nước Anh viết cho Hoàng hậu Anne Boleyn (1501-1536). Vị vua này có rất nhiều vợ, nhưng bà nào sau cũng hoặc là bị xử tử, hoặc bị chết trong lãnh cung. Riêng Anne Boleyn lúc đầu từ chối tình yêu của nhà vua và trốn xa. Vua Henry viết bài này khi nhớ bà. Nhà vua than vãn về điều này trong câu hát, "cast me off discourteously". Sau bà cũng nhận lời lấy Henry và sinh được 1 trai, 1 gái. Rồi cuối cùng bà cũng bị xử tử. Bài nhạc được Francis Cutting (1571-1596) phổ nhạc cho đàn lute với những biến khúc.
Lời nhạc được viết khoảng năm 1686. Và đến năm 1865 William Chatterton Dix viết lời mới cho lễ Giáng sinh với tựa đề ‘What Child is this’ (Hài Đồng nào đây).
https://www.youtube.com/watch?v=Ye3PSUdW2pg
(What Child is this – Charlotte Church)
https://www.youtube.com/watch?v=H3FWlnR-sDs (W
hat Child is this – Josh Groban)
https://www.youtube.com/watch?v=t1cd69sUDYk
[Greensleeves – soprano (giọng nữ cao) : Paula Bär Giese – Lute accompaniment (Đệm đàn lute) : Hans Meijer)]
https://www.youtube.com/watch?v=vfO_vNI4Yzw&list=PLF_RwtOC7TQz7rdDKBqA6xWt9sDV7hZyG&index=41
(Green Sleeves – Gregorian)
https://www.youtube.com/watch?v=eaQy-4trsbg&list=PLF_RwtOC7TQz7rdDKBqA6xWt9sDV7hZyG&index=33
(Green Sleeves – Lute : Julian Bream)
https://www.youtube.com/watch?v=AVWhxoIkHtY
[Green sleeves- Original 16 th century music instruments (nhạc cụ nguyên thủy thế kỷ 16)]
La Marche Des Trois Rois Mages
Bài nhạc Giáng Sinh nguyên bản tiếng Pháp nổi tiếng là bài La Marche Des Trois Rois Mages (Hành khúc của ba vị Vua Thông thái). Bài nói về chuyện 3 vị thông thái từ Phương Đông theo dấu ngôi sao lạ Bethlehem và tìm đến Chúa Jesus Hài đồng để chiêm ngưỡng. Và sau đó loan tin mừng (tin lành) đi khắp nới về việc đấng Massiah (đấng Cứu thế) giáng sinh.
Bài hát có từ khoảng thế kỷ 13, nhưng năm 1864 được nhạc sĩ pháp George Bizet soạn lại và viết thành một tác phẩm hòa tấu nổi tiếng tên là L'Arlésienne-Suite No 1 – Farandole. Bài này thường được hát vào ngày 06 tháng 01, gọi là ngày lễ Hiển linh (Epiphany) hay lễ Ba Vua. Ngày hôm sau, ngày 7 tháng 01, người ta hạ cây Noel và máng cỏ, chấm dứt lễ Giáng sinh.
https://www.youtube.com/watch?v=LvVpExu0lq0
(La Marche Des Trois Rois Mages – Tino Rossi)
https://www.youtube.com/watch?v=qDmrQnMcn0g
(La Marche Des Trois Rois Mages – Chorale La Cle des Chantes)
https://www.youtube.com/watch?v=olGkKtMxgFI
(La Marche Des Trois Rois Mages - Isabelle Escapade)
Panis Angelicus
Nhạc Noel cũng có khi buồn, sâu lắng vào tâm hồn, như bài Panis Angelicus (Bánh thánh thần) này, để khuyên con người chấp nhận thánh thể của Chúa vào mình. Panis Angelicus là chữ mở đầu của kinh Sacris solemniis (Thánh thần uy nghiêm). Có rất nhiều bài hát Panis Angelicus, nhưng bài của Cesar Frank viết năm 1872 được phổ biến sâu rộng nhất.
https://www.youtube.com/watch?v=o3EZoDr6kqM
(Panis Angelicus (Cesar Frank) – Pavarotti)
https://www.youtube.com/watch?v=tufbM2TJoBs
(Panis Angelicus – Sư huynh Alessandro)
The little drummer boy
Một bài nhạc Noel tiếng Anh dễ thương, và rất phổ biến, là bài The little drummer boy (Thằng bé đánh trống) được một thầy dậy âm nhạc người Mỹ, bà Katherine Kennicott Davis, viết năm 1941. Bài tả tâm trạng của một đứa bé đánh trống nghèo khó trong đêm Noel, không có gì ngoài tiếng trống của mình để tặng Chúa Hài đồng.
https://www.youtube.com/watch?v=gK2sp4az0Ac4
(The little drummer boy – Nana Mouskouri)
https ://www.youtube.com/watch?v=bPBvSBRaLfo
(The little drummer boy – Boney M)
https://www.youtube.com/watch?v=boQ8GN-r36A
(The little drummer boy – Richie Petrie)
Ngoài ra dĩ nhiên còn vô số những bài nhạc Giáng sinh hay và quen thuộc khác, như We Wish You A Merry Christmas, Joy To The World, Hark ! The Herald Angels Sing, Jingle bells, O Holy night v.v…
Phục Sinh
Nhạc Phục sinh không nhiều bằng nhạc Giáng sinh. Phổ biến nhất cho lễ Phục sinh là 3 khúc nhạc thánh trích ra từ 3 tác phẩm cantata của Johahn Sebastien Bach (1685-1750). Cantata là loại nhạc diễn xướng có nhiều phân đoạn, và có khi có phân vai, nhưng không có diễn xuất như trong các nhạc kịch (opera). Phần nhiều các tác phẩm này viết chung cho tất cả các lễ, hay các dịp quan trọng. Rồi về sau theo lệ quen được trình bầy riêng cho dịp lễ nào đó, mà phần nhiều không phải là do chủ ý của tác giả.
Jesus bleibet meine Freude (Jesus Joy of Man’s Desiring)
Khúc nhạc ‘Jesus Joy of Man’s Desiring’ (Jesus, ước vọng của nhân loại), tên nguyên thủy tiếng Đức là ‘Jesus bleibet meine Freude’ (Jesus luôn là niềm vui của tôi). Đây là phân khúc thứ 10 của bài cantata tôn giáo ‘Herz und Mund und Tat und Leben’ (Tâm, khẩu, mệnh và đời).
Bài nhạc thánh này được Johann Sebastien Bach viết năm 1716. Nhưng lúc đó nhằm vào thời gian Tĩnh lặng (tempus clausum, time of silence) của mùa lễ Vọng (Advent), cho nên âm nhạc, trong đó có bài này, không được trình diễn trong thánh lễ. Lúc đó bài nhạc không có phân khúc ‘Jesus bleibet meine Freude’.
Năm 1723 khi ở Leipzig, Bach viết phân khúc cuối, tức phân khúc thứ 10 này, và hoàn tất bài nhạc cho dịp lễ Viếng (Visitation) ngày 2 tháng 7 năm ấy (lễ này được dời đến ngày 31 tháng 5 từ năm 1969).
Bach lấy giai điệu và tên của bài hát lễ ‘Jesus bleibet meine Freude’ (Jesus luôn là niềm vui của tôi), do do Johann Schop viết năm 1661 cho phân khúc thứ 10. Trong khi lời bài ca lại được Bach lấy từ lời của bài kinh ‘Jesus, meiner Seelen Wonne’ (Jesus, niềm vui sướng của hồn tôi) do nhà thần học Martin Janus’ (1620–1682) viết năm 1661.
Năm 1906, thi sĩ nổi tiếng người Anh Robert Bridges (1906) dịch bài nhạc này ra tiếng Anh là ‘Jesus Joy of Man’s Desiring’. Bản tiếng Anh này được phổ biến cho đến ngày nay.
Phân khúc ‘Jesus bleibet meine Freude’ được Bach viết cho dàn nhạc Giao hưởng và hợp xướng. Lúc đầu phân khúc này có thể được hát ở đám cưới, Giáng sinh và Phục sinh. Về sau đoạn này được trình diễn chủ yếu cho lễ Phục sinh.
https://www.youtube.com/watch?v=NBQVxIeWH0k
[Jesus bleibet meine Freude - Orchestra with chorale (Dàn nhạc với hợp xướng)]
https://www.youtube.com/watch?v=S6OgZCCoXWc
(Jesus Joy of Man’s Desiring – Orchestra with chorale)
https://www.youtube.com/watch?v=44nIy49X2wI
(Jesus Joy of Man’s Desiring - John McCormack Tenor)
https://www.youtube.com/watch?v=1lYndcUisuY
(Jesus, joy of man's desiring - Kirsten Flagstad)
https://www.youtube.com/watch?v=ZMkFCH1TC7w
(Jesus Joy of Man’s Desiring - Anne Queffélec Piano)
Zion Hort Die Wachter Singen (Sleepers Awake)
Sleepers Awake (Hãy thức dậy, những kẻ ngủ mê), tên nguyên thủy tiếng Đức là ‘Zion Hort Die Wachter Singen’ (Zion nghe tiếng hát của người gác). Zion có nghĩa là người Jerusalem, tức người Do Thái giáo, bị cho là lầm lạc vì đã bức tử Chúa Jesus. Đây là phân khúc thứ 4 trong bài nhạc thánh Wachet auf, ruft uns die Stimme (Hãy thức dậy, có tiếng gọi chúng ta), được Johahn Sebastien Bach viết cho dịp lễ Chủ nhật sau lễ Chúa Ba ngôi (Sunday after Trinity) lần thứ 27 (rơi vào ngày 25 tháng 11 năm 1731). Và tác phẩm này được trình bầy lần đầu tiên ngày hôm đó. Về sau phân khúc Zion Hort Die Wachter Singen phần nhiều được trình bầy trong dịp lễ Phục Sinh. Phân khúc thứ 4 này được viết cho giọng nam cao (tenor) độc xướng hoặc hợp xướng. Lời ca là tiếng Thiên Chúa đánh thức kẻ mê lạc.
https://www.youtube.com/watch?v=JY6O3MSBY3Y
[Orchestra với chorale (Dàn nhạc với hợp xướng)]
https://www.youtube.com/watch?v=9sd9gOhjv3o
(Orchestra)
https://www.youtube.com/watch?v=mmCv1vJmJeg
(Max van Egmond)
https://www.youtube.com/watch?v=WRNO7waIkL0
(Alessio Bax – piano)
Schafe können sicher weiden (Sheep may safely graze)
Khúc ‘Schafe können sicher weiden’ (mục đồng có thể cho chiên ăn cỏ bình yên), tiếng Anh là ‘Sheep may safely graze’ (Con chiên có thể ăn cỏ bình yên), là phân khúc thứ 4 của bài nhạc Was mir behagt, ist nur die muntre Jagd (Chuyến săn vui vẻ là ước nguyện của lòng ta) được JS Bach viết năm 1713, nhân dịp sinh nhật thứ 31 của Công tước Christian xứ Saxe-Weissenfels, để tặng Công tước và người dân xứ này.
Bài ‘Was mir behagt, ist nur die muntre Jagd’ là một bài cantata thế tục, với 4 giọng hát, phụ họa bởi hai tiêu trúc (picolo), dàn nhạc nhẹ và đàn phím đệm ngẫu hứng (basso continuo). Trong đó giọng nữ cao (soprano) thứ 2 là vai nữ thần Diana.
Tuy nhiên trong phân khúc thứ 4, Schafe können sicher weiden, dù lời ca vẫn dành cho giọng soprano 2 độc xướng, nhưng lại trong vai mục đồng. Và phân khúc này ở thể loại nhạc thánh. Tiếng tiêu trúc dìu dặt của mục đồng cũng là biểu tượng của tiếng chuông trên cổ đàn cừu đang thanh thản ăn cỏ. Và lời ca mang ngụ ý lời an ủi, bảo bọc đàn chiên của người chăn chiên, tức Chúa Jesus.
https://www.youtube.com/watch?v=STWtdOTmqus
(Sheep may safely graze – Gillian Fisher)
https ://www.youtube.com/watch ?v=Hr3qM16RkiU
[Sheep may safely graze – Orchestra & Chorale (dàn nhạc và hợp xướng)]
https://www.youtube.com/watch?v=NUlOKmM16CA
[Sheep may safely graze – String quartet (tứ tấu đàn dây)]
https://www.youtube.com/watch?v=GyOEOuUPvM0 (sheep may safely graze (piano) – Leon Fleisher Piano)
Trịnh Bách
Nguồn : VOA, 22/12/2017