Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Lê Minh Hoan trong những ngày đầu năm Giáp Thìn phát biểu rằng nông dân phải thay đổi cách làm, liên kết doanh nghiệp để ra biển lớn, không nên chỉ tự hào vào kinh nghiệm. Thế nhưng trong thực tế từ chuyên gia nông nghiệp đến người nông dân đều cho rằng, lãnh đạo Chính phủ cứ hô hào mà chưa thấy cơ chế nào rõ ràng giúp nông dân bước ra khỏi "mảnh ruộng" của mình.

coche1

Một người trồng lúa ở Việt Nam trên mảnh ruộng khô cằn của mình. AFP PHOTO

Thực tế không sáng sủa

Một người làm nghề nông ở Hậu Giang không muốn nêu tên vì lý do an toàn, nói với RFA hôm 14/2/2024 :

"Nói chung Nhà nước cũng giúp, nhưng nhỏ giọt thôi, còn để cho nông dân tự sản xuất. Tôi thấy người nông dân tự làm thì chất lượng hơn, còn cái gì của Nhà nước cũng không đạt. Người ta tự làm từ mấy chục năm trước đến giờ. Như năm nay dưa hấu, bông ế nhệ hết trơn mà Nhà nước có giúp gì đâu".

Với ý tưởng liên kết nông dân qua hợp tác xã trong thời kỳ trước đây, người nông dân này cho biết ý kiến :

"Vô hợp tác xã thì chết thôi, như tôi hồi năm 1979 vô tập đoàn làm cho đã, rốt cuộc họ ghi công điểm gì đó, mà có đưa đồng bạc nào đâu… Tới 10 năm sau, năm 1989 họ bãi trào, họ hốt đi hết, tôi thì đói thôi".

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp, Hiệu trưởng trường Đại học An Giang hôm 14/2/2024 nhận định với RFA về các mục tiêu của Chính phủ thời gian qua :

"Nói chung Chính phủ nói nhiều, nhưng cơ chế để áp dụng những kỹ thuật mới hơn, hoặc những cách làm mới hiện bây giờ cũng chưa rõ lắm. Tức là không có cơ chế. Ví dụ như nói hợp tác với nông dân thì phải làm sao để nông dân không làm cái lẻ mà phải là một người nông dân lớn có 2.500 héc-ta. Như thế thì nông dân phải hợp tác lại với nhau, kết hợp với nhau thành hợp tác xã, từ đó huấn luyện họ để làm theo quy trình mới, sản xuất đảm bảo giá thành hạ".

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói thêm, dù người nông dân có gắn kết với nhau thì việc bán sản phẩm cho ai để đạt hiệu quả cũng chưa rõ ràng. Bởi lẽ, thực tế, Việt Nam có nhiều thương lái, nhưng những thương lái này không nghĩ đến việc tập hợp lại để cùng thu mua một hướng, theo hướng dẫn của Nhà nước đã quy định… Do đó, tuy Chính phủ nói "phải hợp tác với doanh nghiệp", nhưng nông dân vẫn ai muốn làm gì thì lại tự làm :

"Cách làm mới thì ở Việt Nam gần như là rất ít hay gần như là chưa có nông dân làm. Cho nên tôi hy vọng trong chương trình một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, sẽ có đủ cơ chế để tổ chức sản xuất theo mô hình mới".

Kinh nghiệm luôn cần thiết

Còn nói về kinh nghiệm của người nông dân có quan trọng hay không, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, vẫn rất quan trọng :

"Đầu tiên phải tìm hiểu kinh nghiệm của người nông dân. Bởi vì tại đó người ta làm từ thời ông bà tới giờ, nay người ta còn giữ những kinh nghiệm. Mình phải học mấy cái kinh nghiệm đó, đầu tiên mình coi kinh nghiệm nào mà chưa được đổi mới, thì mình trao đổi với nông dân để thử cách làm mới hơn. Đúng ra mình phải gặp người nông dân và không được nói họ dốt, mà phải kính trọng kinh nghiệm của người nông dân".

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, từ kinh nghiệm của người nông dân, cộng với kiến thức và kỹ năng mới có thể cải tiến để nâng cao kỹ năng của người nông dân, để có thể giúp người nông dân canh tác với một phương pháp mới, có thể hạ được giá thành cho bà con nông dân.

Liên quan đến việc liên kết nông dân, Ông Lê Minh Hoan vào năm 2022 từng nói ‘hợp tác xã đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp Việt Nam’. Và, mọi người cần hướng tới. Vì khi vận hành hợp tác xã, không chỉ đóng vai trò trung gian mà phải tham gia vào chuỗi giá trị của một ngành, một vùng nông sản...

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trả lời RFA vào thời điểm đó, từ Hà Nội, cho rằng :

"Tôi ủng hộ ý tưởng hợp tác xã, và là một hình thức liên kết tự nguyện, hợp lý, có hiệu quả để tiến lên sản xuất lớn Đối với các hộ nông dân nghèo thì tiến lên sản xuất lớn bằng cách gia tăng đầu tư và mua thêm đất đai là điều không tưởng. Vì vậy cho nên phải ủng hộ việc đổi mới hợp tác xã, và tôi hy vọng là ông Lê Minh Hoan, ông Bộ trưởng mới, có thể tìm ra một mô hình hợp tác xã thuận lợi để thu hút người nông dân. Tôi không nghĩ rằng ông Bộ trưởng sẽ lập lại cái mô hình hợp tác xã cũ đã bị phá sản trước đây".

Nguồn : RFA, 14/02/2024

Published in Việt Nam

Tun này, chuyn ông Trn Văn Thng (mt trong 100 nông dân va được Ban T chc Chương trình "T hào nông dân Vit Nam" vinh danh là "Nông dân xut sc năm 2022") ch nuôi bò mà mi năm thu v 65 t đng !

nongdan1

Nuôi bò cho doanh thu 65 tỷ đồng/năm, anh Trần Văn Thắng vinh dự là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 (ảnh : Tâm An)

Tun này, chuyn ông Trn Văn Thng (mt trong 100 nông dân va đượcBan T chc Chương trình "T hào nông dân Vit Namvinh danh là "Nông dân xut sc năm 2022") – ch nuôi bò mà mi năm thu v 65 t đng đã góp phn gii khuây cho nhiu người s dng mng xã hi Vit ng mà ni dung vn m đm, nng n vì quá nhiu s kin thông tin gây tc mình.

***

Theo nhiu cơ quan truyn thông trong h thng truyn thông chính thc thì "ông Thng kiếm được 65 t đng/ năm vì mi ngày, ông đi khp các khu công nghip, khu đô th b hoang Hà Ni đ ct c v nuôi bò" (1) và điu đó làm nhiu người bt cười sng khoái. Có người như Nguyn Th Bích Hu "khen" : Hehehe anh nông dân này tìm ra ngun c t các khu côngnghip, khu đô th b hoang rict mang v, nuôi 200 con bò tht và 50 conbò cái thu 65 t/năm luôn.Tóm li là biết làm giàu t điu kin lý tưởng là nhiu nơi b hoang đc mc tơi bi.Có ông phân lô bán nn thì có ông chăn bò đi theo – quy trình khép kín - quá hay luôn ! Lão Hc bn ca Nguyn Th Bích Hu tán thêm :Kiu này không khéovài năm na tas tr thành "cường quc nuôi bò" theo c nghĩa đen ln bóng...

Tuy nhiên cũng có nhng người như Ka Yoha mt thân hu ca Nguyn Th Bích Hu huch tot :Bc phét ! Mi năm thu 65 t thì làm gì còn được gi là "nông dân". Có tin đ mua 200 con bò tht, 50 con bò cáivà xây dng chung tri thì thucloi t phú, đi gia ri. Nông dân chính hiu mà nuôi bò thì phi đóng phí cánh đng/đu micon bò Sau khi ngm nghía, ngm nghĩ v 65 t/năm t chuyn ct c, nuôi bò Thuan Nguyen mt thân hu khác ca Nguyn Th Bích Hu đưa ra đ ngh "tích cc" hơn :Mt mình cu này khai thác c đ nuôi bò đã đtdoanh thu gấp rưỡi hoạt động của tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông (sau10 tháng, doanh thu ch đạt 48 t). Vì thế, nên dỡ bỏ tuyến metroCát Linh Hà Đông bán phế liệu rồi để hoangc tuyến cho cỏ mọc, sau đó khai thác...cỏs li hơn (2) !

***

Khác vi Nguyn Th Bích Hu và thân hu, Mnh Trn cười mun chết khi đc câu chuyn v mt "nông dân" Hà Ni kiếm mi năm 65 t nh ct c nuôi bò vì nuôi bò kiu đó là mô hình nuôi bò v béo, mun bò béo nhanh mà cho ăn c thì chcó st nghip. Munbò ln nhanh phi cho ăn cám công nghip. Nuôi bò qui mô ln mà đi ct c do như các nhà báo tường thut thì ch đ c cho vài con. L ra thy người ta n thì mình phi hãm li, đàng này thy người ta n, bn bè viết ri thì mình phi n mnhhơn đúng là hết ý ! Chưa hết, theo Mnh Trn,nuôi bò theo kiu công nghip thì phi tm doanh nghip mi làm ni. Mnh Trn nhn mnh :Nếu c liên quan đến nông nghip là được đưa vào danh sách nông dân gii thì rõ ràng năm nay, vic trao tng danh hiu này đã đ sót mt s "Nông dân xut sc" như :

- Nông dân Trn Đình Long, Ch tch Tp đoàn Hòa Phát. Gia đình nghèo không có gì ngoài st thép và tin nên ông Long quyết đnh khi nghip nông nghip bng xây nhà máy thc ăn chăn nuôi, nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà và tr thành thành trùm min Bc.

- Nông dân Đoàn Nguyên Đc, Ch tch Tp đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Thu nh lên rng kiếm ci, ln lên vào Sài Gòn buôn đt sch trng rau nhưng vi tình yêu nông nghip nng nàn, anh nông dân Đoàn Nguyên Đc đã th nghim nhiu mô hình khác nhau như trng cao su, c du, trái cây, chui, nuôi bò… Sau nhiu tht bi nhưng không nn chí, mi đây nông dân Đoàn Nguyên Đc đã cho ra mt heo ăn chui vi câu nói ni tiếng : "Khi phát hin ra heo ăn chui tôi đã không ng được".

- Nông dân Trn Bá Dương, Ch tch Tp đoàn Thaco. Khi nghip t ngh cơ khí nhưng bén duyên vi nông nghip, nông dân Trn Bá Dương đã quyết đnh mua li mts mnh vườn nh hơn 20.000héc ta Vit Nam, Lào, Campuchia đ trng chui và trái cây xut khu.

- Nông dân Lê Văn Quang, Ch tch Tp đoàn Minh Phú. Gn bó vi sôngnước min Tây, luôn trăn tr- làm sao đ con tôm Vit Nam sánh vai vi các cường quc năm châu, sau nhiu năm lăn ln anh nông dân Lê Văn Quang cũng đã nuôi tôm khp đngbng sông Cu Long và đưa tôm Vit đi khp thế gii.

- Nông dân Trương Th L Khanh, Ch tch Tp đoàn Vĩnh Hoàn. Sinh ra và ln lên An Giang, nhn ra giá tr ca con cá tra có đy trong các nhánh sông gn nhà, bà Khanh đã mày mò nghiên cu nuôi th nghim cá tra và xut khu thành công sang M. Vi thành tích này, l ra bà Khanh đã nhiu ln được công nhn là "Nông dân xut sc" cp xã, cp huyn và cp tnh trong nuôi- chế biến- xut khu ca tra mi đúng. Bà Khanhcó danh hiu "n hoàng cá tra" và câu nói ni tiếng : "Nếu mt ngày cá tra được bày lên bàn Sushi thì tôi có th v ngc xưng tên đã đt đến đnh cao ca ngành !".

- Nông dân Trn Thanh Hi, Ch tch tp đoàn Nutifood. Người bén duyên vi nông nghip mun nhưng li có bước tiến rt nhanh vì chn nhng th trường ngách như cà phê đc sn, nuôi bò bng tho dược, trng sâm Ngc Linh

- Nông dân Montri Suwanposri, Tng giám đc Công ty C.P. Vit Nam. Tuylà người Thái Lan nhưng yêu đt nước, con người và thiên nhiên tươi đp ca Vit Nam nên ông Montri Suwanposri quyết đnh chn Vit Nam làm nơi khi nghip v nông nghip. Đến nay Công ty CP là ông trùm ca nông nghip Vit Nam khi có tng đàn gà, tng đàn heo ln nht. Ngoài ra, h thng ca CP còn sn xut ging tôm, gà, vt, heo. Sn xut thc ăn chăn nuôi. Chế biến và kinh doanh thc phm… Là nông dân kín tiếng nên ông Montri Suwanposri không bao gi cho biết doanh thu thc s ca CP Vit Nam là bao nhiêu, chcó th ước tính cvài t USD mi năm (3).

***

Cũng t câu chuyn mt nông dân Hà Ni ct c nuôi bò kiếm 65 t/năm, Ngke Quang bình :X Tây Phi có th v ra nhng nhân vt bình thung tuy chlàm các côngvic đơn gin mà thu nhp rt khng ! Tt tn tt người dân thuc phn còn li ca thếgii chc chn không th nào làm được như x Tây Phi ! và nht ra hàng lot dn chng, xếp chúng li vi nhau đ chng minh như : "9X ph h kiếm trăm triu/tháng, đi đi nh dy trn va, lp k lc hơn CEO Phương Hng". Ri "Trà đá va hè : Siêu li nhun kiếm bc triu mi ngày". Ri "Người tàn tt bán vé s kiếm trăm triu/tháng". Ri "Trông gi xe khu tp th, thu nhp đến 50 triu đng/tháng". Ri "Thu nhp sc t ngh nht ve chai : Kiếm c nghìn USD mi ngày" kèm thc mc :Nhng chuyn không tưởng này tn ti đến bao gi trên mt các t báo (4) ?

Vì sao phi thế ? Vì sao vn bơm, thi bt chp thc tế ai cũng biết, cũng thy ? C đc k lý do là nn tng đ t chc Chương trình "T hào nông dân Vit Nam", đ vinh danh "Nông dân xut sc năm 2022", đ qung bá nhng đin hình kiu như ct c nuôi bò kiếm 65 t/năm t s thy bóng dáng câu tr li :H là biu tượng đp, đi din cho hàng triu nông dân trên c nước đang ngày đêm sn xut, kinh doanh, sáng to và đi đu trong quá trình phát trin kinh tế nông nghip, nông thôn và xây dng nông thôn mi(5). Vic to ra nhng "biu tượng đp, đi din cho hàng triu nông dân trên c nướcdương như nhm giúp cân bng tình trng đã kéo dài vài thp niên, hết triu nông dân này đến triu nông dân khác ly nông, ly hương, dt díu nhau đi làm thuê khp nơi trong nước vn không đ sng nên gi ch còn biết mơ được đi ngoi quc làm thuê (6).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/10/2022

Chú thích

(1) https://vietnamnet.vn/di-khap-noi-cat-co-nuoi-bo-anh-nong-dan-thu-65-ty-nam-2066253.html

(2) https://www.facebook.com/100068858077381/posts/pfbid029S4wprqW2jr6pnEh45KZmhWd1wB4fqktrejfMzcMnW6EJNB7CarTeGykdNCnCGLnl/

(3) https://www.facebook.com/100000032181078/posts/pfbid0rfZ1x6vSu5mrzpEV5GqT7gbXe4fqpvZSgeqQfWUToqvbGTpJYoELEbYeWqY9kvDwl/

(4) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0XUhjUd6JL8Zr7tcX7wogiBh4PzpzBvTJidfpcP4YHcmhRhDJUFxzuzvXsE1hn2kxl&id=100014273507756

(5) https://plo.vn/nong-dan-tay-khong-bat-giac-thu-65-tinam-post701476.html

(6) https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/41-lao-dong-quang-binh-xuat-khau-sang-han-quoc-34-nguoi-bo-tron-20220930101350398.htm

Published in Diễn đàn
mardi, 16 août 2022 11:02

Một gia đình nông dân

Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này" ?

nongdan1

Tôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ ("hơi quá tân kỳ") của Nguyễn Quang Thiều. 

Theo Wikipedia, tiếng Việt, đọc được vào hôm 21/7/2021 : "Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi".

Thảo nào mà Nguyễn Quang Thiều thường xuất ngoại, và hay viết về những chuyến đi. Năm tháng mà Nguyễn Quang Thiều sống ở nước ngoài, có lẽ, ít hơn thời gian tôi ngồi lê la trong mấy cái bar rượu (nơi xứ lạ) nên đọc mấy trang du ký của ông không thấy có chi là hào hứng lắm.

Cũng theo Wikipedia : "Nguyễn Quang Thiều được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế Giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu".

Đã là một quan chức trong chế độ toàn trị, lại làm báo Cảnh Sát với một ông tướng công an (rất nhiều tai tiếng) nên thỉnh thoảng Nguyễn Quang vẫn bị chê trách là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, khách quan mà xét thì khó có thể phủ nhận được rằng ông là một người cầm bút có tài (và cũng rất có tâm) khi viết về cuộc sống ở nông thôn. 

Hãy xem qua đôi đoạn ("Thư của đứa con những người nông dân") đã được đăng nhiều kỳ trên trang Vietnamnet :

"Cảnh làm ruộng của những người nông dân của mấy chục năm trước kia và bây giờ chẳng khác nhau chút nào. Có khác thì chỉ khác một điểm. Đó là người nông dân đi sau đít con trâu mấy chục năm trước kia hiện ra trong ảnh đen trắng còn người nông dân bây giờ vẫn đi sau đít trâu nhưng là trong ảnh màu rực rỡ…".

Trong những tấm "ảnh mầu rực rỡ" này, Nguyễn Quang Thiều tìm ra được nhiều con số rất "kinh hoàng" – theo như nguyên văn cách dùng từ của chính ông :

"Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể : 

‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế".

Nhà văn Nguyễn Khải còn cho biết thêm đôi ba sự việc còn "kinh hoàng" hơn thế nữa : 

"Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay".

Dù "dở nhiều hơn hay", làng quê Việt Nam vẫn tồn tại nhờ vào vô số những nông dân "đội sương nắng bên bờ ruộng sâu, vài ngàn năm đứng trên đất nghèo " để nuôi nấng cho cả dân tộc này được sống "no lành" – theo như lời (Tình Ca) thắm thiết của Phạm Duy. 

Câu hỏi đặt ra là liệu giới nông dân còn vẫn có thể tiếp tục "đứng" mãi như thế thêm bao lâu nữa, trước tình trạng nông thôn đang bị bức tử một cách thảm thương như hiện cảnh ? Bi kịch mới nhất của giới nông dân Việt Nam vừa được RFA tường trình, vào hôm 22 tháng 6 vừa qua :

"Vụ án hai nhà hoạt động vì quyền đất đai là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị cáo buộc tội danh ‘phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước’ đã kết thúc giai đoạn điều tra vào hôm 15 tháng 6 năm 2021…

giadinh2

Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị cáo buộc tội danh ‘phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước’

Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương, cho biết, gia đình chồng của cô có tổng cộng ba người bị bắt giữ, bao gồm ông Phương bị công an Hà Nội bắt giam một năm về trước – chỉ bốn ngày sau khi bà sinh con…

Luật sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho cả hai nhà hoạt động thì cho hay trên Facebook cá nhân rằng, cả bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương đều bị đề nghị truy tố theo khoản 2, Điều 117 Bộ Luật Hình sự với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam".

FB Vũ Quốc Ngữ cho biết thêm : "Từ đầu năm đến nay, an ninh Việt Nam bắt giữ ít nhất 13 người theo cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hoặc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ,’ và kết án 14 người cũng theo hai tội danh trên với mức án từ 4 năm đến 15 năm tù giam".

Cả hai tội danh thượng dẫn đều rất mơ hồ – nếu chưa muốn nói là hàm hồ – chỉ để che đậy cho những sự thực (phũ phàng) liên quan đến việc tranh chấp đất đai ở xứ sở này :

Hiến pháp 1959 vẫn chưa "quốc hữu hóa đất đai" như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về "sở hữu toàn dân" kể từ Hiến pháp 1980…

Chiều 18/1/2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất" và "quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp", ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội "thiểu số sẽ phục tùng đa số". Nhưng, tháng 5/2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì "chế độ công hữu" với đất đai, "tư liệu sản xuất" quan trọng nhất" (Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, tập II, OsinBook, Westminster, CA : 2013).

Chính cái được mệnh danh là "chế độ công hữu" này đã sản sinh ra vô số những "vụ cướp ngày" từ mấy thập niên qua :

"Chỉ đến thời đại của Internet và đặc biệt là mạng xã hội, những vụ cướp đất đầy tai tiếng mới được phơi bày, luôn luôn đầy bạo lực, máu, nước mắt, và tù tội. Những cái tên đất, tên làng đã đi vào… lịch sử cướp đất : Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, Dương Nội, Thủ Thiêm, và nhiều nữa… (Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, "Chính trị Việt Nam : một thập kỷ nhìn lại", Luật Khoa Tạp Chí, 30/12/2009).

Tác giả Đỗ Thúy Hường tóm gọn :

"Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng ‘tim đen’ của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ ‘quản lý’… Chỉ bằng một câu viết trên giấy ‘Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý’… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng". 

Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này" ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 16/08/2022

Published in Văn hóa

Nông dân miền Trung điêu đứng (RFA, 21/05/2018)

Đầu năm 2018, giá rau củ quả rớt thê thảm, tiếp theo, những tháng giữa năm, giá heo rớt thê thảm, giá dưa hấu rớt thê thảm, giá ớt rớt thê thảm. "Rớt thê thảm" như một khái niệm gắn liền với nhà nông miền Trung nói riêng và nhà nông Việt Nam nói chung. Có thể nói rằng chưa có năm nào nhà nông Việt Nam lại cõng cái cục nạn "rớt thê thảm" nặng nề như năm nay.

vn1

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng - RFA

Từ rau củ quả đến dưa hấu

Một nông dân tên Việt, ở ngoại ô Hà Nội, chia sẻ : "Nhiều sản phẩm làm ra mà không có chỗ bao tiêu thì vất vả đấy ! Thành phố cũng có hỗ trợ cho nông dân đấy nhưng chỉ mang tính hỗ trợ để êm chuyện thôi. Vì không có chính sách tiêu thụ hợp lý, không có thị trường nên nông sản phải chết. Chuyện hỗ trợ chỉ là làm cho dân người ta bớt nói nhiều thôi"...

Ông Việt tỏ ra thất vọng với mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bởi theo ông, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò truyền dịch nhiều hơn là tạo môi trường sức khỏe. Nghĩa là khi nông dân không còn đường ra cho nông sản, mọi chuyện rơi vào tình trạng bế tắc, thì nhà nước kêu gọi hỗ trợ nông dân bằng nhiều cách, trong đó có cả kêu gọi thị trường Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam. Cách làm này chẳng khác gì truyền dịch để cứu bệnh nhân thoát chết.

Nhưng cái mà người nông dân cần nhất là môi trường làm việc và đầu ra của sản phẩm, nói nôm na là thị trường nông sản ổn định. Bởi thị trường nông sản ổn định đối với nhà nông cũng giống như môi trường tốt để phát triển và duy trì sức khỏe của con người. Người ta không thể sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại cho đến bệnh để được truyền dịch. Đầu ra của nông sản không có, thị trường nông sản bấp bênh và đối tác thu mua nông sản mờ ám là một môi trường xấu và độc hại trong sản xuất nông nghiệp.

Cứ lẩn quẩn trong điều kiện thị trường đó cho đến lúc ngã quị để được truyền dịch từ phát động/kêu gọi của chính phủ thì cơ thể nông nghiệp Việt Nam sẽ càng ngày càng xuống cấp, trì trệ, mệt mỏi…

Ông Nguyễn Á, nông dân trồng ớt và dưa hấu ở Quảng Ngãi, chia sẻ : "Dưa năm ngoái khá hơn, năm ngoái tám, chín ngàn mỗi ký thì năm nay chỉ còn một ngàn, một ngàn rưỡi trên mỗi ký thôi. Năm ngoái thương lái Trung Quốc còn mua chút ít, năm nay thương lái bỏ hết nên chắc là dân Quảng Ngãi chúng tôi khổ lắm"...

Ông Á cho biết thêm là từ đầu năm 2018 đến nay, dường như nhà nông Quảng Ngãi chưa có vụ nào là không đụng thương lái Trung Quốc chơi khăm. Khác với nhiều năm trước là nông dân trồng các loại giống theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc, năm nay, nông dân trồng cây giống theo đơn đặt hàng của thương lái Việt Nam và loại bỏ yếu tố Trung Quốc ra khỏi sản xuất nông nghiệp.

Những tưởng như vậy sẽ tốt hơn, đến khi cuối vụ mới thấy mối nguy càng cao hơn trước. Bởi vì nông dân trồng theo thương lái Việt nhưng thương lái Việt lại chọn nhà buôn Trung Quốc làm đối tác. Cuối cùng, cái lệnh chọn giống cao nhất đến với người nông dân Việt lại nằm trong tay thương lái Trung Quốc. Và thị trường, đầu ra lớn nhất cho nông sản Việt vẫn là Trung Quốc.

Một khi Trung Quốc không nhập nông sản Việt Nam, thương lái Việt Nam sẽ rơi vào ế ẩm, không có lối thoát và kéo theo hậu quả cho nông nghiệp Việt Nam. Dưa hấu rớt xuống còn 1.500 đồng mỗi ký lô, ớt chìa vôi rớt xuống còn 2.500 đồng mỗi ký lô và cũng không tiêu thụ được hàng… Đó là tình trạng chung hiện nay của nông sản Việt Nam.

Với mức giá 1.500 đồng mỗi ký dưa và 2.500 đồng mỗi ký ớt thì nông dân Việt Nam không có đường sống, nhìn đâu cũng thấy cửa tử. Thua lỗ từ phân bón, giống cây, điện tưới tiêu, công lao động cho đến tiền thuê đất để canh tác… Nhiều nông dân phải bán bò, bán trâu để trả nợ cho vườn ớt, bãi dưa.

Ớt, nỗi ám ảnh của nông dân miền Trung

Ông Lê Cả, nông dân ở Quảng Nam, chia sẻ : "Cái công đầu tư cho một sào ớt thì không thể tính được, nhiều công lắm, còn giá phân thì đắt đỏ. Ớt nếu như giá năm ngàn đồng, sáu ngàn đồng mỗi ký lô thì dân còn lãi được chút đỉnh chứ giá có hai ngàn rưỡi, ba ngàn thì nông dân chỉ có nước bán bò để bù lỗ thôi chứ không còn nước cứu nữa rồi !".

Ông Cả cho biết thêm là tình hình thị trường ớt rớt giá một cách thê thảm đang làm cho người nông dân điêu đứng. Riêng với gia đình ông, con số thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Bởi từ đầu năm 2018, ông đã thuê hàng chục hecta đất màu để trồng ớt, và số tiền đầu tư cho hàng chục hecta ớt này lên đến 120 triệu đồng. Nhưng đến vụ thu hoạch, ớt chín trên đồng mà thương lái không đến mua, rồi thêm phần giá ớt vớt vát với 2.500 đồng trên mỗi ký lô do thương lái Việt Nam mua cầm chừng như vậy thì người nông dân sẽ thua lỗ thấp nhất là 1,5 ngàn đồng trên mỗi ký lô ớt.

Bởi vì theo thống kê sơ bộ của ông Cả, mỗi ký lô ớt phải đạt giá trung bình 4.000 đồng thì người nông dân mới huề vốn, nếu mỗi ký ớt cao hơn 4.000 đồng thì người nông dân có lãi chút đỉnh. Có những năm trước đây, giá ớt tăng lên 20.000 đồng mỗi ký lô, người nông dân bội thu. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ của nhà nông Việt Nam. Hiện tại, người nhà nông đã trải qua liên tục ba năm thất thu và cầm cự trên cánh đồng của mình như đang chống chọi với cái chết trên giường bệnh.

Đến bao giờ nông sản Việt Nam thôi rên xiết vì gia nông sản rớt thê thảm ? Đến bao giờ thị trường nông sản Việt nam thôi điêu đứng vì yêu tố Trung Quốc ? Đến bao giờ các cánh đồng Việt Nam trở lại thời trong lành, hiền hòa và thân thiện ? Tất cả những câu hỏi đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam đều có thể đi vào bế tắc một khi tình hình thị trường nông sản Việt Nam ngày càng xấu đi và hơn hết là cánh cửa ra ngoài của nông sản Việt Nam ngày càng bó hẹp trong tầm nhìn Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, nông nghiệp Việt Nam cần được sống một cách trọn vẹn và lành mạnh !

Nhóm phóng viên

*******************

Việt Nam tăng xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga trong năm nay (RFA, 21/05/2018)

Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng mực ống và bạch tuộc của Việt Nam sang Nga tăng mạnh trong ba tháng đầu năm nay.

vn2

Hình minh họa. Công nhân ở xưởng cá thuộc công ty Faquimex, tỉnh Bến Tre hôm 18/4/2008. AP

Mạng VietnamNews loan tin vào ngày 21 tháng 5 nêu rõ giá trị xuất khẩu hai mặt hàng vừa nêu đạt 1 triệu đô la Mỹ trong ba tháng đầu năm, tăng gần đến 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

VietnamNews dẫn nguồn Hiệp Hội Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam VASEP cho biết Nga là một trong 9 thị trường nhập khẩu lớn nhất về mực ống và bạch tuộc của Việt Nam. Riêng sản phẩm bạch tuộc cả tươi sống, đông lạnh hay ướp muối mà Việt Nam xuất sang Nga chiếm đến 90% tổng lượng bán ra nước ngoài của Việt Nam.

Tin cũng nói Việt Nam tăng cường xuất khẩu hai mặt hàng mực ống và bạch tuộc sang Nga để giành lại thị phần trước những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Peru, Belarus, Thái Lan…

********************

Cá chết hằng loạt trên sông La Ngà chưa rõ nguyên nhân (RFA, 21/05/2018)

Hàng trăm tấn cá chết nổi trắng khu vực sông La Ngà huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai đang được cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân.

vn3

Thu dọn cá chết tại Hồ Tây, Hà Nội hôm 3/10/2016. AFP

Theo người dân ở đây, đêm 20/5, gần 300 tấn cá của các hộ dân nuôi bè có biểu hiện lờ đờ, đớp bọt khí, bơi nổi đầu lên mặt nước rồi chết ồ ạt, người dân không kịp trở tay. Đến sáng 21/5, hàng chục bè cá chết gần hết. Có hộ thiệt hại hàng chục tấn cá. Cá đến thời kỳ thu hoạch chiếm 70% nên thiệt hại rất nặng.

Hiện người dân tiếp tục gom xác cá bán cho thương lái đem về ủ phân với giá được nói là rẻ mạt, từ 2.000 đồng đến 8.000 đồng/kg. Mục đích để vớt vát tài sản cũng như tránh ô nhiễm môi trường. Người dân trong khu vực thì mua cá về làm thức ăn cho gia súc.

Làng bè sông La Ngà kéo dài khoảng 1km ở vùng hạ lưu và có khoảng 500 lồng bè nuôi cá Lăng, cá Diêu Hồng, cá Chép.

Thảm họa cá chết hàng loạt lớn nhất tại Việt Nam cho đến nay xảy ra vào tháng 4 năm 2016 tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Nguyên nhân là do của Công ty Formosa Hà Tĩnh xả chất thải chứa độc tố trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Lâu nay cũng có những vụ cá chết hằng loạt được báo chí loan tin ; nguyên nhân chủ yếu do hóa chất từ các nhà máy thải ra nguồn nước.

******************

Quảng Nam : Người dân ở khối phố Quảng Lăng 2 trước giờ cưỡng chế… ! (CaliToday, 21/05/2018)

Vậy là sau khoảng thời gian mấy năm đấu tranh để yêu cầu chính quyền thực hiện việc đền bù giá đất đai đúng luật thì nay một số hộ dân ở tuyến đường 607, đoạn khối phố Quảng Lăng 2, P. Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đối diện với lệnh cưỡng chế đến từ chính quyền thị xã . Tình hình hiện tại được người dân cho biết là khá căng thẳng…

vn4

Không chấp nhận giá đền bù quá nhiều thua thiệt, người dân ở tuyến đường 607 nhiều lần lăn ống betong để chặn xe (ảnh Lan Anh- báo Tai nguyen moi truong)

Tại bài báo có tiêu đề "Quảng Nam : Người dân ở huyện Điện Bàn chặn đường vì ô nhiễm môi trường" được Cali Today đăng vào ngày 7/12/2017, phản ánh vụ việc một đoạn đường dài khoảng mấy trăm mét (m) nhưng việc thi công kéo dài mấy năm liền vẫn chưa xong khiến cuộc sống của các hộ dân ở hai bên tuyến đường 607, đoạn khối phố Quảng Lăng 2, P.Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và tai nạn giao thông. Chính quyền thị xã Điện Bàn cho rằng việc thi công mở rộng đoạn đường này kéo dài là vì người dân không chịu giao đất để nhà thầu thực hiện dự án. Trong khi đó, theo tìm hiểu ban đầu của Cali Today có khoảng 140 hộ dân không đồng tình giao đất nhưng nay theo thông tin từ chính quyền thị xã Điện Bàn thì còn khoảng mười mấy hộ. Từ đầu chí cuối sở dĩ các hộ dân không giao đất vì cho rằng chính quyền các cấp ở Điện Bàn đã áp dụng giá đền bù không đúng luật, gây thiệt thòi cho các hộ dân này quá lớn.

Sau khi Cali Today phản ánh vụ việc cho dư luận khắp nơi được biết thì khoảng mấy tháng nay người viết nhận thấy vụ việc có vẻ im lặng, báo đài Việt Nam cũng ít đề cập đến nên cứ nghĩ là giữa người dân và chính quyền thị xã Điện Bàn tìm được phương án giải quyết ổn thỏa vướng mắc. Bất ngờ, mấy ngày qua người viết được các hộ dân nằm trong dự án mở rộng tuyến đường 607 thông báo là chính quyền Điện Bàn đang chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để lấy đất của dân để giao cho nhà thầu đặng tiếp tục thi công dự án.

Theo thông báo số : 244/TB-UBND ký ngày 17/05/2018, của Ủy ban thị xã Điện Bàn thông báo về việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông (bà) Võ Như Ái và bảo vệ thi công đối với 13 hộ ảnh hưởng dự án Nâng cấp và mở rộng tuyến đường ĐT 607-giai đoạn 3 (km14+000-km14+565), đoạn qua phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn. Thông báo cho biết, việc tiến hành cưỡng chế, lấy đất được chính quyền thị xã Điện Bàn tiến hành vào lúc 8 giờ ngày 22/5/2018.

Báo Quảng Nam cho biết hộ ông Võ Như Ái (có tổng diện tích đất 1.290m2, trong đó 646m2 bị ảnh hưởng bởi dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường 607 đoạn qua phường Điện Nam Trung và 76,6m2 bởi dự án khu công viên cây xanh. Ngoài ra, loa phát thanh của thị xã còn thông tin đại khái có nội dụng nói ông Ái có hành vi chống đối trong khi ông Ái cho biết không những bản thân không chống đối mà còn ủng hộ việc mở rộng đường nhưng chỉ yêu cầu chính quyền làm đúng theo pháp luật, giảm bớt thua thiệt cho gia đình ông.

Như Cali Today phản ánh vụ việc trước đây, Dự án mở rộng tuyến đường 607 do Ban Quản lý các Dự án công trình giao thông Quảng Nam làm chủ đầu tư ; đơn vị chịu trách nhiệm thi công là Công ty 545 bắt đầu triển khai từ năm 2014, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 09/2017. Tuy nhiên, hiện đã bước sang gần nữa năm 2018, dự án mở rộng tuyến đường 607 vẫn thi công chưa biết khi nào hoàn thành. Sự chậm trễ này kéo theo hệ lụy là người dân sinh sống hai bên đường chủ yếu đoạn thuộc khối Quảng Lăng 2 phải hít thở bầu không khí đầy bụi bặm, tiếng ồn của xe cộ, tai nạn giao thông và bệnh tật… Người dân đã nhiều lần phản ứng bằng cách lăn ống betong ngăn chặn lưu thông.

Theo người dân ở khối phố Quảng Lăng 2, chính quyền các cấp ở thị xã Điện Bàn và nhà đầu tư đã áp giá đền bù không đúng luật. Cụ thể thời gian nhà đầu tư bắt đầu lấy đất của dân tại khu vực này để làm dự án rơi vào thời điểm luật Đất đai 2013 đã được thông qua và có hiệu lực, thay vì áp dụng giá đền bù cho các hộ dân theo luật mới 2013 thì nhà đầu tư và chính quyền thị xã Điện Bàn lại áp dụng luật Đất đai 2003, điều này khiến người dân có đất nằm trong dự án thấy bị thua thiệt, mỗi m2 đất được bền bù khoảng mấy trăm ngàn trong khi giá thực mà người dân cho biết là tầm 3.000.000đ/m2. Vì lẽ này mà các hộ dân chủ yếu là ở khối phố Quảng Lăng 2 không chấp nhận giao đất cho nhà đầu tư để giải phóng mặt bằng. Chính quyền các cấp ở thị xã Điện Bàn đã nhiều lần đưa phương án nâng giá đền bù thậm chí lên mức 1,7 lần nhưng các hộ dân vẫn không đồng ý vì thấy giá ấy vẫn còn quá thấp, còn quá nhiều thua thiệt và hiện tại đang phải đối diện với biện pháp cưỡng chế do chính quyền áp dụng. Một số hộ dân đã cho Cali Today biết là tình hình hiện tại được số người dân cho biết là khá căng thẳng, không gian khá nặng nề và đang tiến dần đến giờ "G".

Thiên Hà

*************************

Kiến nghị giảm 120 năm thu phí với 40 dự án BOT (RFA, 21/025/2018)

Vừa có thêm 40 dự án BOT bị kiểm toán nhà nước kiến nghị giảm 120 năm thu phí. Trước đó đã có kiến nghị giảm hơn 107 năm thu phí đối với 27 dự án khác.

vn5

Hình ảnh các tài xế "đóng chốt" ở BOT Cai Lậy đêm 4 tháng 12, 2017. Ảnh : Trần Tiến gửi RFA

Tin trong nước cho biết như trên vào ngày thứ Hai 21/5/2018.

Theo báo cáo kết luận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thì vị trí đặt một số trạm thu phí chưa phù hợp, 31/87 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70 km.

Từ năm 2002 đến nay, Bộ Giao thông và vận tải kêu gọi các nhà đầu tư triển khai thực hiện 75 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có 68 dự án BOT- Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao.

Ngày 20/5/2018 vừa qua, Báo Vietnamnet trích lời của Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải, Nguyễn Nhật, cho biết có khả năng trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sẽ thu phí trở lại trong tháng 6 tới.

BOT Cai Lậy là nơi đã xảy ra nhiều cuộc phản đối gay gắt giữa lái xe và chủ đầu tư hồi tháng 8 và cuối tháng 11 năm ngoái gây ách tắc giao thông nhiều ngày liền. Các cuộc biểu tình phản đối của các lái xe với chủ đầu tư cũng kéo dài nhiều tuần lễ với lý do do các tài xế đưa ra là trạm thu phí đặt không đúng nơi quy định.

Published in Việt Nam