Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hoa Kỳ bàn giao xuồng tuần tra cho Việt Nam (RFA, 01/04/2019)

Đại sứ quán Hoa Kỳ vào cuối tháng 3 vừa qua chính thức bàn giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Vùng III, tỉnh Khánh Hòa.

xuong1

Đại sứ quán Hoa Kỳ bàn giao Metal Shark cho Việt Nam. Hình chụp ngày 28/3/2019 tại Khánh Hòa. U.S. Embassy & Consulate in Vietnam

Thông cáo của Đại Sứ Quán Mỹ phát đi ngày 1 tháng tư nêu rõ lần bàn giao này gồm 6 chiếc xuồng phản ứng nhanh Metal Shark được đóng mới. Vận tốc có thể đạt 35 hải lý một giờ.

Thiếu tá Kristen Byers của phía Hoa Kỳ phát biểu tại buổi lễ bàn giao rằng Vùng Cảnh Sát Biển III là khu vực chiến lược rõ rệt nhất của Việt Nam và chắc chắn mang tầm quan trọng nhất.

Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển III, cũng cho rằng Vịnh Vân Phong là khu vực chính giữa miền Trung Việt Nam.

Cũng tin liên quan trong lĩnh vực chuyển giao trang thiết bị quân sự, vũ khí cho Việt Nam; Mát-xcơ-va đã hoàn tất việc chuyển giao 64 xe tăng chiến đấu loại T90S/SK cho Việt Nam theo một hợp đồng ký kết vào năm 2016, tin do trang mạng Janes.com loan đi ngày 28/3 cho biết.

Mạng Janes.com dẫn một nguồn tin quân sự-ngoại giao rằng hợp đồng ký kết vào năm 2016 được hoàn tất theo đúng kế hoạch. Một đợt được giao vào cuối tháng 12 năm ngoái và đợt thứ nhì vào tháng 2 vừa qua.

Trước đó, vào tháng 7/2017, truyền thông nhà nước Việt Nam xác nhận rằng Hà Nội đặt hàng 64 chiếc T-90S, trong đó có cả loại T-90SK, từ một nguồn tín dụng do Nga cung cấp.

Được biết, T-90S là tên gọi xe tăng chiến đấu cơ bản ; T-90SK là loại xe tăng chiến đấu chủ lực.

*******************

Hoa Kỳ chuyển giao 6 xuồng tuần tra Metal Shark cho Việt Nam (VOA, 01/04/2019)

Hôm 1/4, Đại s quán Hoa Kỳ ti Hà Ni cho biết đã chính thc bàn giao 6 xung tun tra cao tc Metal Shark dài cho Cnh sát bin Vit Nam (VCG) ti Vùng III Khánh Hoà, đánh du thêm mt bước quan trng trong nhng hp tác an ninh liên tc gia M và Vit Nam.

xuong2

Thượng tá Nguyn Minh Khánh và Thiếu tá Kristen Byers bt tay ti l bàn giao 6 xung Metal Shark và ph tùng tr giá 12 triu đô la M. Photo US Embassy Hanoi/Dan Viet.

Đây là 6 chiếc xung phn ng nhanh Metal Shark mi, có kh năng đt vn tc 35 hi lý/gi, cùng vi các xe kéo và ph tùng ước tính tr giá gn 12 triu đôla.

Hãng tin Reuters trích thông cáo của Đi s quán Hoa Kỳ cho biết: "Vic chuyn giao các xuồng tuần tra này th hin s hp tác ngày càng sâu rng ca Hoa Kỳ trong các lĩnh vc thc thi pháp lut trên bin, tìm kiếm cu nn hàng hi và các hot đng h tr nhân đo hàng hi trong vùng lãnh hi và vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam".

xuong3

Hoa Kỳ chuyển giao xung Metal Shark cho Vit Nam. Photo US Embassy Hanoi/ Hanoi Times.

Báo Người Lao Đng trích li Thượng tá Nguyn Minh Khánh, Phó Tư lnh Vùng Cnh sát bin III, phát biểu khi tiếp nhn thuyn : "Vic bàn giao chính thc ti đơn v ca Vùng III vnh Vân Phong, khu vc chính gia min trung Vit Nam là mt ct mc và minh chng khác ca tình hu ngh luôn được duy trì gia M và Vit Nam".

Thiếu tá Kristen Byers thuc Văn phòng hp tác quc phòng ca Đi s quán M, phát biu ti l bàn giao hôm 29/3: "Vùng Cnh sát bin III là khu vc chiến lược rõ rt nht ca Vit Nam và chc chn là quan trng nht, được chng minh bi trình đ điêu luyn ca đi ngũ lái tàu, thợ máy và thủy th. Các ging viên ca Metal Shark ca ngi nhóm hc viên tt nghip này là "nhng hc viên tt nghip danh d" vì các k năng xut sc và kh năng sn sàng gii quyết vn đ ca h".

Trước đó, M đã tng 12 xung tun tra Metal Shark cho Vit Nam để chng "nhng k xu" trong Bin Đông gia lúc mi quan h gia hai cu thù ngày càng nng m hơn.

Việt Nam là nước công khai tranh chp nhiu nht vi Trung Quc v mt s khu vc Bin Đông.

Đại s quán M, thông qua Văn phòng hp tác quc phòng, thay mt cho B Tư lnh Thái Bình Dương - n Đ Dương M, điu phi các hot đng hp tác an ninh Vit - M nhm thúc đy các mc tiêu và li ích chung v quc phòng.

******************

Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận 6 xuồng tuần tra mới từ Mỹ (BBC, 01/04/2019)

Mỹ vừa bàn giao sáu xuồng tuần tra cùng các thiết bị trị giá 12 triệu đô la cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ nói.

xuong4

Tàu 45 Defiant bày mẫu trong một hội chợ thương mại ở Trung Quốc hồi 2018

Việc bàn giao diễn ra trong bối cảnh hai nước cựu thù đang tiếp tục thúc đẩy quan hệ chính trị và quân sự.

Theo thỏa thuận quân sự mới nhất, Mỹ chuyển giao sáu xuồng Metal Shark "45 Defiant" dài 45 bộ (14 mét) do hãng Gravois Aluminium Boats LLC sản xuất cho phía Việt Nam hôm 29/3 tại Khánh Hòa.

Đây là đợt bàn giao thứ ba, đánh dấu "một bước quan trọng nữa trong việc tiếp tục hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam", tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói.

"Quan hệ hợp tác song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục đạt những tầm cao mới", tuyên bố của Đại sứ quán nói thêm.

Với đợt bàn giao mới nhất này, tổng số tàu Việt Nam đã nhận được là 24 chiếc.

Được biết các tàu tuần duyên sẽ được sử dụng cho mục đích tấn công nạn buôn người, cướp biển, đánh bắt cá bất hợp pháp, và các nhiệm vụ trên biển khác.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành những đồng minh tin cậy của nhau trong những năm gần đây, giữa lúc Trung Quốc ngày càng nỗ lực tăng ảnh hưởng tại vùng Biển Đông có tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực.

Việt Nam là quốc gia công khai phản đối Trung Quốc mạnh mẽ trong các vấn đề liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Vùng biển này là nơi có nhiều quốc gia, trong đó có Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền từng phần, nhưng Trung Quốc đòi tới 90% diện tích.

Đây cũng là nơi có tuyến giao thương tấp nập trị giá khoảng 5 nghìn tỷ đô la qua lại mỗi năm.

Trong tuần trước, hàng chục tàu hải quân Trung Quốc đã diễn tập cùng một hàng không mẫu hạm trong một màn phô trương sức mạnh lớn, Reuters tường thuật dựa trên các hình ảnh vệ tinh mà hãng tin này có được.

Philippines hôm thứ Hai chính thức phản đối việc hiện diện của hơn 200 tàu Trung Quốc ở gần đảo Thị Tứ có tranh chấp, nơi Manila đang nắm quyền kiểm soát. Bắc Kinh thì nói rằng đó là các tàu cá.

Xuồng tuần tra Metal Shark "45 Defiant" có vận tốc tối đa 93km/giờ và có thể sử dụng được ở cả vùng nội thủy lẫn ngoài khơi xa.

Published in Việt Nam