Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ đô Việt Nam ngập rác vì dân đòi tái định cư khỏi bãi rác Nam Sơn (VOA, 14/01/2019)

Tính đến chiu 14/01, rác thi đã cht đng khp nơi trong thành ph Hà Ni gn 4 ngày, mt s nơi rác cao ngp đu, vì người dân 3 xã quanh mt khu x lý rác thi chính ca th đô Vit Nam chn đường xe ch rác đ đòi được tái đnh cư nhanh hơn.

rac1

Rác chất đng trong hơn 3 ngày Hà Ni, tính đến chiu 14/01/2019

Một s người dân xác nhn vi VOA rng Hà Ni "my hôm nay đng đy rác, không mang đi chôn lp được". Mt ph n tên Khanh cho biết thêm là các ph ven trung tâm "rác ngp ph ri, my chc mét li mt đng rác". Ch Khanh đưa ra ý kiến rng "L ra chính quyn nên thông báo tm thi chưa x lý nơi đ được, người dân nên hn chế x rác".

Một ph n đã v hưu tên là Thy mô t vi VOA rng rác đng "trong khí hu m ướt mùa xuân" nên dường như vì vy mà "nhiu người b ho". Bà Thy nói mt cách cm thán : "Kh cho nhng người đi xe máy chìm ngp trong không khí ô nhiễm".

Thông tin do báo chí Việt Nam tường thut, được VOA kim chng, cho hay tình trng này đã khiến cho th đô có khong 8 triu dân tr nên nhếch nhác dp sát Tết.

Nhiều bc nh ca nhng trang tin ln như Zing.vn, VnExpress, hay BizLive cho thy "khối lượng rác khng l" vt tràn lan trên va hè, lòng đường, và "bc mùi hôi thi nng nc".

Tin cho hay, các công nhân vệ sinh môi trường c gng hn chế hu qu ca nn dn rác bng cách che bt lên "các đng rác cao ngt" và rc vôi bt xung quanh. Mặc dù vy, t các đng rác, vn có nước "đen sì, đc st, bc mùi" r ra, tim n nhiu "nguy cơ dch bnh", theo Zing.vn.

rac2

Rác được che bạt và rắc vôi bôi trong khi chờ chuyển ra khỏi Hà Nội, 13/1/2019

Các báo cho hay nguyên nhân dẫn ti tình trng trên là do nhiu người dân chn xe ch rác đi vào bãi rác Nam Sơn, mt khu liên hp x lý cht thi rn ln cách trung tâm Hà Ni hơn 40 kilomet v hướng bc.

Những người dân thuc 3 xã sinh sng quanh bãi rác đòi chính quyn "phi đy nhanh tiến đ di di, và đnh cư" cho các h dân sinh sng trong bán kính 500 mét quanh bãi rác.

Ông Lê Văn Hồ, mt người dân đa phương, được trang tin 24h.com trích li nói rng người dân các xã Nam Sơn, Bc Sơn và Hng Kỳ ca huyn Sóc Sơn "mong mun nhà nước quan tâm, đưa người dân trong vùng nh hưởng ra ngoài càng sm càng tt".

Tường thut ca báo chí cho biết trong mt đng thái đ đáp li yêu cu t người dân, ngày 13/1, Phó Ch tch y ban Nhân dân thành ph Hà Ni Nguyn Thế Hùng gi "công văn ha tc" ti mt s cơ quan cp dưới và UBND huyn Sóc Sơn, thúc gic h thc hin mt s nhim v, trong đó đáng chú ý là các mục tiêu gm "t chc trin khai cm mc gii thu hi đt, gii phóng mt bng trước ngày 15/2" và "đm bo tiến đ chi tr tin bi thường cho các h t quý II/2019". Phó Ch tch Hùng cũng đã gp g người dân trong ngày 13/1 đ đi thoại, theo các bn tin.

Thông tin cập nht nht mà VOA có được t mt s phóng viên Hà Ni cho hay vào chiu 14/1, người dân trong vùng b nh hưởng t bãi rác Nam Sơn đã nhn được phương án đn bù đ di di, tái đnh cư. T 4g chiu cùng ngày, các xe rác đã có thể đi vào bãi rác, các ngun tin cho hay.

Một s người dân cũng xác nhn vi VOA rng vào hi gn 8h ti ngày 14/1, h thy "các núi rác bt đu được dn".

*******************

Dân phong tỏa bãi rác Nam Sơn, phản đối ô nhiễm, Hà Nội ứ rác (RFA, 13/01/2019)

Hàng trăm người dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chặn xe vào bãi rác Nam Sơn trong 3 ngày qua để phản đối tình trạng bãi rác gây ô nhiễm. Truyền thông trong nước hôm 13/1 cho biết như vừa nêu.

rac3

Hình minh hoạ. Một người đàn ông đang nhặt rác tại một bãi rác ở Hà Nội hôm 4/6/2018 - AFP

Theo truyền thông trong nước, việc người dân phong tỏa bãi rác đã khiến rác ở thành phố Hà Nội mấy ngày nay ngập ứ vì bãi rác Nam Sơn là nơi xử lý rác của 4 quận nội thành với công suất trên 4.000 tấn mỗi ngày.

Theo Zing, người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn đã kiến nghị nhiều lần về tình trạng bãi rác ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và được chính quyền hứa đến 2018 sẽ giải quyết xong việc đền bù đất và di dời người dân khỏi khu vực ô nhiễm. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, người dân cho biết vẫn chưa thấy có tiến triển gì.

Theo báo Lao Động, vào tháng 10/2017, người dân cạnh khu xử lý rác thải Nam Sơn cũng chặn xe chở rác trong nhiều ngày liên tiếp khiến hàng trăm tấn rác tồn đọng khắp thị xã Sơn Tây và các quận huyện nội thành.

Zing trích lời của ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho biết, sáng ngày 13/1, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã về địa phương để lắng nghe ý kiến người dân.

Theo Vietnamnet, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội gần đây đã thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xủ lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn. Mức giá hỗ trợ được tính theo khoảng cách từ chỗ ở đến nơi xử lý từ 0 mét đến 1000 mét với các mức giá khác nhau, thấp nhất là 27.000 đồng/30 ngày mỗi người và cao nhất là 133.000 đồng/ 30 ngày mỗi người.

********************

Đình chỉ chức vụ bí thư đảng ủy đối với ông Hoàng Như Cương (RFA, 14/01/2019)

Báo Tuổi Trẻ online ngày 14/1 trích nguồn tin riêng cho biết Đảng ủy khối dân – chính – đảng thành phố Hồ Chí Minh đã đình chỉ chức vụ bí thư đảng ủy Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh đối với ông Hoàng Như Cương, người đã đi Mỹ từ khoảng giữa tháng 12 năm ngoái và chưa về.

rac4

Ông Hoàng Như Cương, Bí thư đảng ủy Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh Courtesy Zing, RFA edit

Ngoài chức vụ là Bí thư đảng ủy, ông Hoàng Như Cương trước khi đi Mỹ còn giữ chức Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (MAUR).

Theo truyền thông trong nước vào khoảng giữa tháng 12, ông Cương đột ngột đi Mỹ vì việc riêng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Đến ngày 9/12/2018, ông Cương có đơn xin nghỉ việc gửi trưởng MAUR, và cho biết lý do đi nước ngoài là vì các con ông đang sinh sống và làm việc tại Mỹ đang có sự cố xảy ra. Theo Tuổi Trẻ, trong đơn xin nghỉ việc của mình, ông Cương nói đã nhiều lần xin nghỉ việc và lần cuối là đơn xin đơn phương nghỉ việc từ ngày 16/11/2018.

Trong khi đó, vào ngày 25/12, Kiểm toán nhà nước công bố kiểm toán dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, chỉ rõ ông Hoàng Như Cương đã có sai phạm khi phê duyệt điều chỉnh dự án trái thẩm quyền. Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính số tiền lên đến gần 2.900 tỷ đồng.

MAUR được coi là một "siêu ban" khi được giao quản lý, đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên đã có vốn đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng

********************

Công nhân bị nợ lương, công đoàn giúp được gì ? (RFA, 11/01/2019)

Chuyện công nhân bị nợ lương tại các công ty sản xuất hàng gia công có vốn đầu tư nước ngoài là chuyện không hiếm. Có công ty chỉ chậm lương cho công nhân vào những ngày cuối năm, nhưng cũng có công ty nợ lương công nhân đến 6 tháng như công ty TNHH Sunny Gloves tại Thái Bình với vốn 100% Hàn Quốc, hiện đang nợ lương công nhân từ tháng 7/2018.

rac5

Một công nhân Việt Nam. AFP

Ngoài ra, còn có những công ty sau khi nợ lương công nhân vài tháng thì giám đốc bỏ trốn về nước luôn như Công ty TNHH MTV Cho Won ở Đồng Nai, cũng 100% vốn Hàn Quốc.

Vì sao lại nợ lương ?

Anh Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt nhận định rằng chuyện nợ lương công nhân có hai lý do : Một là công ty muốn giữ chân công nhân ; hai là cuối năm họ có thể giải ngân không kịp.

Chị Lệ, một người quê ở Tây Ninh lên Sài Gòn làm công nhân thì nhận định rằng nếu công ty muốn giữ chân công nhân thì họ chỉ giam lương công nhân một tháng thôi. Thiếu tới sáu tháng thì chị cho rằng công ty sắp phá sản.

Anh Lộc, một thành viên trong Ban điều hành công ty gia công giày da ở Gò Vấp, có vốn 100% Đài Loan, cho RFA biết nguyên nhân các công ty hay nợ lương công nhân, nhất là vào dịp cuối năm :

"Cuối năm thì hàng xuất đi chưa lấy tiền kịp và phát sinh khoản tiền thưởng cho công nhân, nên nếu quỹ dự phòng không đủ thì phải nợ lương công nhân.

Có những đợt hàng xuất đi hàng chục containers nhưng lại không đạt yêu cầu, hàng bị trả về tái chế rồi lại xuất đi, như thế kéo dài thêm vài ba tháng nữa nên tiền chậm. Cũng có trường hợp sau khi tái chế vẫn không đạt yêu cầu, coi như đợt hàng đó phải bỏ. Nếu tiềm lực tài chính công ty không đủ mạnh thì không có tiền trả lương công nhân".

Việc bị công ty nợ lương khiến đời sống người công nhân vốn đã khó khăn càng thêm khốn đốn. Nhiều công nhân phải đi vay mượn để đắp đổi qua ngày chờ ngày nhận lương. Chị Lệ bày tỏ :

"Công nhân đi làm lương tháng nào hết tháng nấy, vừa lo cho con đi học vừa lo chi phí sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị nợ lương thì cuộc sống vô cùng khó khăn. Khi công ty thiếu một tháng lương mình đã phải đi vay mượn để xài. Công ty thiếu tới mấy tháng lương thì cuộc sống bế tắc. Nếu mà mình nghỉ thì họ cũng không trả lương vì họ dựa vào hợp đồng ký kết".

Vai trò của tổ chức công đoàn

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc trả lương thì "Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn".

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương".

Vậy nếu công ty không trả lương đúng hạn theo luật định thì người công nhân có thể khởi kiện. Nhưng thực tế thì người công nhân không có tiền và không hiểu đủ luật để kiện cáo, họ chỉ biết trông chờ vào Công đoàn dù công đoàn thực chất cũng không giúp gì cho họ như chia sẻ của chị Lệ :

"Có kêu gọi công đoàn nhưng không thấy ai trả lời nên mình không biết có "cái gì" giữa công đoàn với công ty hay không. Cái đó mình cũng chưa hiểu rõ. Mình có mấy lần kiện cáo nhưng nó "bịt" hết trơn rồi nên bây giờ không biết kiện đến ai, mình nghèo đâu có tiền mà chạy chọt đến ai. Mình đành chịu thôi".

rac6

Công nhân Việt Nam sau giờ tan ca. AFP

Trên nguyên tắc, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp là một thành phần quan trọng để giám sát, đảm bảo thực thi quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. Vậy vì sao công đoàn lại im lặng khi công nhân cần sự bảo vệ như trình bày của chị Lệ ?

Anh Đoàn Huy Chương khẳng định, nếu nhờ công đoàn vô cuộc thì sẽ không bao giờ có kết quả vì công đoàn ở Việt Nam hiện nay thực chất không phải của công nhân mà là cánh tay nối dài của đảng.

Là một thành viên trong ban điều hành của một công ty có vốn Đài Loan, anh Lộc nhận định về vai trò của công đoàn nơi anh làm việc :

"Công đoàn đúng ra phải bảo vệ quyền lợi cho công nhân nhưng thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho ông chủ mà thôi. Khi lương chậm trả cho công nhân thì công đoàn đứng ra dàn xếp để công nhân đừng biểu tình, đừng đình công, rồi đứng ra hứa hẹn để công nhân tiếp tục làm việc. Công đoàn sẽ mới các tổ trưởng lên họp rồi tuyên truyền cách trấn an công nhân. Khi công nhân bắt đầu đình công thì công ty sẽ yêu cầu công an xuống công ty để giải quyết êm đẹp, không để lan rộng, không để báo chí biết".

Anh Lộc nói thêm rằng theo nguyên tắc là tại các công ty có chủ đầu tư là nước ngoài như các công ty sản xuất giày da, may mặc… thì giám đốc đại diện và công đoàn phải là người Việt Nam. Nhưng hầu như cả công đoàn và giám đốc đều không bảo vệ người lao động, bởi đa số các giám đốc là bù nhìn, chỉ biết nghe lời chủ đầu tư, chỉ có một vài giám đốc biết bảo vệ công nhân Việt Nam.

Với tình hình công nhân bị nợ lương diễn ra nhiều vào những tháng cuối năm, khi ai ai cũng cần tiền trang trải cho ngày Tết, ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt, một vài chuyên gia pháp lý đưa ra những hướng dẫn trên mạng xã hội hoặc báo chí trong nước, giúp công nhân biết cách đòi nợ lương.

Một số tổ chức xã hội dân sự cũng có những cách tiếp cận công nhân để giúp họ nhận biết quyền lợi của mình. Nhờ đó mà những năm gần đây, phong trào công nhân nổi lên, biểu tình dài ngày đòi hỏi quyền lợi, và họ đã thành công.

Anh Đoàn Huy Chương nêu một dẫn chứng : Tháng 3/2018, công ty Pouchen ở Biên Hòa đòi giảm lương công nhân 5%, công nhân đã đình công hai ngày và công ty ngưng ngay việc giảm lương.

Còn với chuyện bị nợ lương, anh Chương khẳng định chỉ có chính người công nhân mới cứu được mình mà thôi :

"Khi công ty nợ lương thì công nhân phải tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho mình thôi, chứ nhờ đến công đoàn hay nhà nước thì từ hồi đó tới bây giờ chưa bao giờ giải quyết được gì. Các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức như Phong trào lao động Việt hay Lao động Việt cũng chỉ có thể cất lên tiếng nói và hướng dẫn công nhân, chứ không thể thay thế công nhân đòi hỏi quyền lợi cho họ".

Chuyện công ty nợ lương công nhân là thực tế thường xảy ra và chưa có cách giải quyết hữu hiệu khi công đoàn không phải là nơi bảo vệ người lao động như chia sẻ ở trên.

Diễm Thi

Published in Việt Nam