Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

An ninh Việt Nam liên quan 'Hội chứng Havana' khiến Phó Tổng thống Harris đến Hà Nội trễ ?

BBC, 02/04/2024

Nga có thể là tác giả liên quan đến vụ "Hội chứng Havana" trước chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Hà Nội hồi tháng 8/2021.

havana1

Bà Kamala Harris đã đến trễ sau khi xảy ra "sự cố y tế" ở Hà Nội

Đây là một trong các kết luận gây chú ý trong cuộc điều tra của đài CBS phối hợp với The InsiderDer Spiegel được công bố ngày 31/3.

Chuyến bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ Singapore đến Hà Nội đã bị hoãn trong ba giờ vào ngày 24/8/2021.

Thay vì thời gian đáp xuống Hà Nội là khoảng 18-19 giờ như dự kiến, bà Harris đã đến Nội Bài vào lúc khoảng 22 giờ.

Vào thời điểm đó, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo rằng nguyên nhân là do "một trường hợp y tế có thể là bất thường mới phát sinh tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đánh giá một cách cẩn trọng, quyết định được đưa ra là chuyến thăm sẽ tiếp tục".

Trong lễ ký thỏa thuận về địa điểm đại sứ quán mới giữa Mỹ và Việt Nam, diễn ra ở Hà Nội một ngày sau đó (25/8/2021), khi được hỏi về sự cố y tế "Hội chứng Havana", Phó tổng thống Mỹ chỉ cảm ơn các nhân viên đại sứ quán và không đề cập về trường hợp y tế bất thường trước đó.

Theo thông tin của cuộc điều tra, có 11 quan chức Mỹ bị thương trong cuộc tấn công theo kiểu được cho là "Hội chứng Havana" trước chuyến đi của bà Kamala Harris đến Hà Nội.

Ít nhất 2 người được sơ tán y tế ra khỏi Việt Nam, theo tường thuật từ NBC News ngày 24/8/2021.

Cụ thể, vài giờ trước khi bà Harris đến Hà Nội, nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội được ông Christopher Klein, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo về việc đã có những người gặp tai nạn liên quan đến sóng âm bất thường tại Hà Nội.

"Hội chứng Havana" bao gồm các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, đau nửa đầu, suy giảm thính giác và thị giác. Những triệu chứng này có thể kéo dài.

Nga đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam ?

Đài CBS của Mỹ công bố thông tin khẳng định có bằng chứng mới về khả năng Nga có thể có liên quan đến "Hội chứng Havana" trong chuyến đi của bà Kamala Harris và có thể chính người Việt Nam đã được chuyển giao công nghệ để thực hiện vụ việc trên.

Một nguồn tin của CBS cho biết có thông tin phía Việt Nam đã sử dụng công nghệ này để nghe lén người Mỹ trước chuyến đi của bà Harris - nhưng họ có thể không biết rằng công nghệ này có thể làm tổn hại đối với mục tiêu mà họ nhắm tới.

Christo Grozev, nhà báo điều tra cho The Insider - một cơ quan truyền thông độc lập, có nội dung tập trung về Nga, và chuyên về báo chí điều tra - đã phát hiện một tài liệu cho thấy giả thuyết Nga can dự vào vụ tấn công có thể đúng.

Cụ thể, 5 tháng trước chuyến thăm của bà Harris đến Hà Nội, một email đã được gửi đến Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.

Tài liệu bên trong email này đề cập đến việc cơ quan tình báo Nga đã vận động và được Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp thuận cung cấp công nghệ độc quyền đó cho an ninh Việt Nam, theo CBS.

Trong số các công nghệ được đề xuất chia sẻ có "Thiết bị tạo âm tầm xa (Long-range acoustic device - LRAD)" và "thiết bị sóng ngắn để quét thân thể".

LRAD, do tập đoàn LRAD của Mỹ phát triển, là một thiết bị siêu âm dùng trong quân sự, tạo ra áp suất âm thanh lên tới 162dB, vượt ngưỡng tai người có thể chịu đựng được (khoảng 130dB).

Trung tá Greg Edgreen, một sĩ quan về hưu của Lục quân Mỹ, nói với CBS rằng ông tin là Nga có liên quan trong vụ "Hội chứng Havana" tại Việt Nam.

"[Trước đây] Họ [Nga] thấy chúng ta ngày càng gần hơn với Cuba và họ muốn ngăn chặn chuyện này", ông Edgreen nói với CBS.

"Sau đó họ, vốn là một đồng minh chiến lược thân cận của Hà Nội, đã ra sức theo dõi và làm điều tương tự với phía Việt Nam bằng cách gây cản trở chuyến đi của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam".

"Tại sao ? Bởi vì bà Harris đến Việt Nam để đặt nền tảng cho việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên tầm đối tác chiến lược toàn diện gần đây đã được công bố giữa hai nước", Trung tá Greg Edgreen nói trong video của chương trình 60 Minutes.

Xét về dòng thời gian, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia đầu tiên trong số 7 nước Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Cụ thể, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ ngoại giao ở bậc cao nhất đối với Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Úc (2024).

Đơn vị tình báo quân sự Nga - 29155

havana2

"Hội chứng Havana" lần đầu tiên được các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Havana (Cuba) công bố hồi năm 2016. Ảnh : Đại sứ quán Mỹ ở Cuba

"Hội chứng Havana" xảy ra trước chuyến thăm của bà Kamala Harris đến Việt Nam là một trong những nội dung đáng chú ý trong cuộc điều tra phối hợp giữa CBS, The Insider và Der Spiegel kéo dài trong thời gian cả năm.

Cuộc điều tra cũng đưa ra các cáo buộc về thành viên của đơn vị tình báo quân sự Nga - 29155 - có thể đã nhắm đến các nhà ngoại giao Mỹ với "vũ khí năng lượng định hướng".

CBS nêu bằng chứng về những thành viên của đơn vị tình báo này đã được bố trí tại các thành phố trên khắp thế giới vào thời điểm những nhân viên Mỹ báo cáo xảy ra "Hội chứng Havana".

Đơn vị bí mật này đã tiến hành các chiến dịch ở nước ngoài và có liên quan đến những vụ việc khác, bao gồm vụ đầu độc cựu điệp viên của Nga Sergei Skripal ở Anh hồi năm 2018.

Cũng trong cuộc điều tra, trang The Insider tường thuật chuyện một sĩ quan thuộc đơn vị 29155 đã được trao thưởng vì công việc liên quan đến phát triển "vũ khí sóng âm phi sát thương".

Đáp trả lại thông tin từ cuộc điều tra này, người phát ngôn từ Điện Kremlin Dmitry Peskov nói : "Chưa hề có ai từng đăng tải hoặc cung cấp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào về những cáo buộc vô căn cứ này, ở bất cứ nơi nào. Tất cả chỉ là những cáo buộc vô căn cứ không hơn không kém".

John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thời Donald Trump, nói những cáo buộc mới này "rất đáng quan ngại".

"Thành thực mà nói, tôi không nghĩ chính phủ, khi tôi còn làm việc ở đấy, đã xem xét đủ nghiêm túc", ông trả lời CNN. "Tôi không nghĩ họ đã xem xét đủ nghiêm túc từ đó đến nay".

'Hội chứng Havana' là gì ?

havana3

Cuộc điều tra đưa ra các cáo buộc đối với thành viên của đơn vị tình báo quân sự 29155 của Nga

"Hội chứng Havana" là tên gọi của một loạt các sự cố sức khỏe bí ẩn được cho là xảy ra lần đầu tiên đối với các nhà ngoại giao và các nhân viên khác của chính phủ Mỹ ở thủ đô Havana của Cuba vào năm 2016.

Tên của hội chứng được lấy từ tên thủ đô Havana của Cuba - mặc dù một báo cáo mới cho thấy những trường hợp đầu tiên thậm chí có thể đã xảy ra ở Đức vào hai năm trước đó.

Nhân viên ngoại giao Mỹ trên khắp thế giới đã báo cáo về "Hội chứng Havana" với các triệu chứng chưa thể giải thích, chẳng hạn chóng mặt.

Các trường hợp khác đã xảy ra trên khắp thế giới, từ Washington đến Trung Quốc.

Bản đánh giá "Những trường hợp y tế bất thường" do Mỹ công bố hồi năm ngoái đã không đưa ra lời giải thích khác, gây thất vọng đối với những người bị ảnh hưởng từ hội chứng bí ẩn này.

Hôm thứ Hai (1/4), Lầu Năm Góc cho biết một quan chức cấp cao trong khi tham dự các cuộc họp tại thượng đỉnh NATO hồi năm 2023 tại Lithuania đã chịu những triệu chứng tương tự như "Hội chứng Havana".

Các nhân viên từ Nhà Trắng, CIA và FBI đã lên tiếng về các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, khó tập trung và đau tai dữ dội.

Hơn 1.000 báo cáo về hội chứng bí ẩn đã được đưa ra, với hàng chục trường hợp được chính thức xem là không thể giải thích được. Giới lập pháp Mỹ đã thông qua luật hỗ trợ những nạn nhân liên quan đến hội chứng bí ẩn này.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) công bố hồi năm ngoái có nội dung rằng những bản chụp MRI đã không thể phát hiện các chấn thương não đối với hàng chục nhân viên của Mỹ, những người được báo cáo là đã trải qua các triệu chứng y khoa bất thường.

Hồi tháng 2/2022, báo cáo tình báo của Mỹ đã nêu khả năng những người chịu "Hội chứng Havana" đã bị tác động từ nguồn năng lượng định hướng hoặc các vi sóng từ những thiết bị giấu kín.

Nguồn : BBC, 02/04/2024

*************************

CBS : Có thể Nga đã đưa cho Việt Nam công nghệ gây Hội chứng Havana đối với nhiều quan chức Mỹ !

RFA, 02/04/2024

Đài truyền hình CBS mới đây đưa ra bằng chứng mới cho thấy, Nga có thể có liên quan - và có thể chính người Việt Nam đã được cung cấp công nghệ có thể gây ra Hội chứng Havana cho nhiều quan chức Hoa Kỳ trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Hà Nội năm 2021.

havana4

Lực lượng công an huyện Diễn Châu, Nghệ An đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an hồi tháng 5 năm 2017. Citizen photo

Chuyến thăm của bà Kamala Harris tới Hà Nội hồi tháng 8/2021 đã bị trì hoãn trong ba tiếng do "một sự cố sức khỏe bất thường" theo thông báo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội lúc đó.

Hội chứng Havana là thuật ngữ của Chính phủ Mỹ thường dành cho cái gọi là các cuộc tấn công Hội chứng Havana - một căn bệnh bí ẩn xảy ra với nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ trong những năm gần đây với những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau nửa đầu và các vấn đề về thị giác và thính giác có thể tồn tại trong một thời gian dài.

Căn bệnh này lần đầu tiên được báo cáo bởi quan chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô La Havana của Cuba vào năm 2016.

Theo nội dung của Chương trình 60 Minutes mà đài CBS (Mỹ) phát sóng tối ngày 31/3, những triệu chứng của căn bệnh này xảy ra với hai nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam và chín viên chức khác của Bộ Quốc phòng tới Hà Nội từ trước để chuẩn bị cho chuyến thăm nói trên.

Tuy nhiên, sự cố không ảnh hưởng tới chuyến thăm của bà Harris ngoài việc phái đoàn của bà phải ở lại Singapore thêm ba tiếng. Một số nhân viên bị ảnh hưởng bởi Hội chứng Havana được đưa ra ngoài Việt Nam.

Trong khi phía Mỹ không thể xác nhận nguyên nhân gây ra sự cố này, các chuyên gia được phỏng vấn trong chương trình nói rằng vụ việc liên quan đến các cuộc tấn công có chủ đích bằng sóng âm hoặc vi sóng.

Các nhà báo của chương trình đã điều tra những cuộc tấn công này trong hơn 5 năm, trong khi ở Hà Nội, một nguồn tin cho rằng phía Việt Nam đã được cung cấp một loại công nghệ nào đó có thể gây ra vụ tấn công gây Hội chứng Havana.

Theo nguồn tin, người Việt Nam có thể đã được yêu cầu sử dụng công nghệ này để nghe lén người Mỹ trước chuyến đi của bà Harris - nhưng Hà Nội có thể không biết rằng công nghệ này có thể gây hại lên chính những người bị nghe lén.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) không thể kiểm chứng độc lập các thông tin mà đài CBS đưa ra.

Bình luận về những thông tin của đài truyền hình Mỹ, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong email gửi RFA ngày 02/4 cho rằng, nếu câu chuyện của CBS là chính xác thì Chính phủ Việt Nam nên hợp tác đầy đủ với Chính phủ Hoa Kỳ (nếu chưa làm như vậy), vì Việt Nam chịu trách nhiệm về an ninh của các đại diện nước ngoài trong các chuyến thăm chính thức.

Tuy nhiên, chuyên gia người Úc không cho rằng Hà Nội sẽ giải quyết vấn đề này, ông khẳng định :

"Việt Nam không bao giờ muốn thừa nhận những thiếu sót hoặc sai lầm và Việt Nam sẽ chùn lại trước bất kỳ hành động nào làm suy yếu mối quan hệ của Việt Nam với Liên bang Nga".

Ngay sau khi chương trình 60 Minutes được phát sóng, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra tuyên bố cho rằng "hầu hết các cơ quan của Cộng đồng tình báo (Intelligence Community - IC) đều kết luận rằng rất khó có khả năng kẻ thù nước ngoài phải chịu trách nhiệm về các sự cố sức khỏe (Anomalous Health Incidents - AHI) được báo cáo".

Tuyên bố này được kết luận sau một cuộc điều tra về các cuộc tấn công gây Hội chứng Havana ở Cuba từ giữa 2016 đến 2018.

Trong chương trình 60 Minutes, nhà báo điều tra Christo Grozev cho biết đã tìm thấy một tài liệu trong thư điện tử của tình báo Nga gửi cho Hội đồng An ninh nước này vào khoảng năm tháng trước chuyến thăm của bà Harris tới Hà Nội.

Theo Grozev, tình báo Nga đã vận động và nhận được sự cho phép của Tổng thống Putin để cung cấp công nghệ độc quyền cho cơ quan an ninh Việt Nam. Trong số danh sách các công nghệ được đề xuất để chia sẻ cho phía Việt Nam có "thiết bị âm thanh tầm xa LRAD" và "thiết bị sóng ngắn để quét cơ thể con người".

LRAD (Long-range acoustic device) là vũ khí âm thanh, có thể phát ra chùm âm thanh với âm lượng cực cao tới 162 decibel trong khi ngưỡng chịu đau của con người là khoảng 130 decibel. Theo CBS, Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng thiết bị này để gửi cảnh báo tại hiện trường, chẳng hạn như cảnh báo mọi người tránh xa căn cứ của quân đội.

Dựa trên nghiên cứu của mình, Grozev bày tỏ nghi ngờ rằng Nga đã cung cấp công nghệ vũ khí gây Hội chứng Havana cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Greg Edgreen, người từng tiến hành một cuộc điều tra cho Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ về các sự cố sức khỏe bất thường, cũng nói trong chương trình rằng ông tin người Nga có liên quan đến vụ tấn công ở Việt Nam năm 2021 với mục tiêu ngăn cản chuyến đi Việt Nam của bà Harris và phá vỡ bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ Mỹ-Việt.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia về vấn đề an ninh và chính trị Việt Nam, mặc dù cơ quan an ninh Việt Nam có động cơ để nghe lén các quan chức Mỹ trước và trong chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống Harris, nhưng Hà Nội không có động cơ để cố tình gây tổn hại về thể chất cho các quan chức Mỹ.

"Việt Nam không có lý do gì để cố tình phá vỡ mối quan hệ Mỹ-Việt bằng cách phát động các cuộc tấn công Hội chứng Havana nhằm vào các quan chức Mỹ trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris", ông nói.

Nga là đồng minh thân cận của Việt Nam, cung cấp phần lớn thiết bị quân sự cho quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á.

Việt Nam tiếp tục mối quan hệ thân thiết với Nga trên hầu hết mọi lĩnh vực cho dù Moscow bị phương Tây áp dụng nhiều chế tài khi xâm lược nước láng giềng Ukraine cách đây hơn hai năm. Gần đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Putin tới thăm Hà Nội dù nhà lãnh đạo mới tái đắc cử chức vụ tổng thống đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ.

RFA đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam về thông tin được tiết lộ bởi CBS nhưng chưa nhận được phản hồi.

Việc Hà Nội sử dụng "thiết bị âm thanh tầm xa LRAD" không xa lạ với truyền thông quốc tế. Thiết bị này được Việt Nam mua về để trang bị cho tàu của Cảnh sát biển và Cảnh sát cơ động.

Giới bất đồng chính kiến cho biết đã có ít nhất ba lần an ninh Việt Nam sử dụng LRAD để trấn áp dân chúng. Lần đầu là vào tháng 5/2017 ở Diễn Châu, công an địa phương đã đưa thiết bị này để đối phó với người dân khi họ phản đối việc bắt giam nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.

Lần thứ hai là vào ngày 10/6/2018 tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài Gòn, Cảnh sát cơ động cũng đã dùng thiết bị này để giải tán người biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng.

Thiết bị này cũng xuất hiện ở Đồng Tâm vào đầu năm 2020 vài ngày trước khi xảy ra vụ tấn công của khoảng 3.000 cảnh sát cơ động vào xã này và giết chết thủ lĩnh tinh thần Lê Đình Kình.

Bình luận về khả năng cơ quan an ninh Việt Nam sử dụng công nghệ của Nga trong việc dò tin từ nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ và gây sự cố Havana cho họ, cựu sĩ quan tình báo quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA trong tin nhắn :

"Tôi không nghĩ Hà Nội ngu xuẩn đến vậy. Ai cũng biết rằng về kỹ thuật và công nghệ, không ai qua mặt được người Mỹ.

Do vậy, tôi nghĩ rằng Hà Nội không đủ khả năng và không dám làm việc này. Việt Nam có thể sử dụng LRAD để trấn áp dân nhưng đối với Mỹ thì không".

Theo Reuters, Điện Kremlin ngày 01/4 bác bỏ thông tin cho rằng Nga đứng đằng sau căn bệnh bí ẩn khiến nhiều nhà ngoại giao và điệp viên Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới mắc phải, khẳng định đây là "cáo buộc vô căn cứ của giới truyền thông".

Nguồn : RFA, 02/04/2024

**************************

Điu tra ca CBS : Vit Nam có th được Nga cung cp công ngh liên quan v tn công người M kiu Hi chng Havana

Bng chng mi được tiết l trên đài CBS cho thy Nga có th có liên quan cùng vi kh năng Vit Nam đã được cung cp công ngh được cho là gây ra thương tích cho các quan chc M trong v tn công kiu Hi chng Havana trước chuyến thăm Hà Ni năm 2021 ca Phó Tng thng Kamala Harris.

havana1

Phó Tng thng M Kamala Harris (th 2 t trái) ti mt cuc hp song phương vi người đng cp Vit Nam ti Ph Ch tch Hà Ni hôm 25/8/2021. Chuyến thăm ca bà Harris đã b hoãn vài tiếng vì s c sc khe bt thường được báo cáo Hà Ni lúc đó đi vi các quan chc M.

Chuyến công du ca bà Harris ti Hà Ni ngày 24/8/2021, được xem là lch s khi là chuyến thăm đu tiên ca mt phó tng thng M đương nhim ti Vit Nam, đã b hoãn 3 tiếng do "mt s c sc khe bt thường", theo thông báo ca Đi s quán M Hà Ni lúc đó. "S c sc khe bt thường" là thut ng mà chính ph M thường dùng đ mô t Hi chng Havana (Havana Syndrome) được đt tên như vy vì nó ln đu tiên được báo cáo bi các quan chc M Đi s quán Hoa K Cuba vào năm 2016.

Các tiết l trong Chương trình60 Minutes ca Đài truyn hình M CBS, phát sóng ti ngày 31/3, cho biết có 11 người đã b tn công trong các v riêng bit trước khi bà Harris ti Vit Nam, trong đó có hai quan chc ca ĐSQ M Hà Ni và 9 người khác thuc nhóm ca B Quc phòng M ti th đô Vit Nam chun b cho chuyến thăm ca phó tng thng.

Mt s nhân viên ca ĐSQ M b nh hưởng đã được sơ tán ra khi Vit Nam sau đó và bà Harris đã tiếp tc chuyến đi ti Vit Nam vì v vic "không liên quan gì ti sc khe ca phó tng thng" như người phát ngôn ca bà lúc đó cho biết.

Các triu chng ca Hi chng Havana thường bao gm bun nôn, chóng mt, đau na đu và các vn đ v th giác, thính giác có th kéo dài trong mt thi gian. Trong khi các quan chc ca M không th xác nhn nguyên nhân gây ra hi chng này thì các chuyên gia được phng vn trong chương trình 60 Minutes nói rng các s c này liên quan đến các cuc tn công bng sóng âm thanh hoc vi sóng có ch đích.

Theo CBS, chương trình 60 Minutes đã điu tra nhng cuc tn công này trong hơn 5 năm. Trong chương trình mi nht được phát sóng hôm 31/3, các nhà sn xut Micheal Rey và Oriana Zill de Granads đã hp tác vi nhà báo điu tra Christo Grozev, hin đang ph trách vic điu tra cho tp chí The Insider chuyên vch trn nhng tin tc gi mo trên truyn thông Nga. Ông Grozev ni tiếng vi cuc điu tra v đu đc c lãnh đo đi lp Alexey Navalny.

Trong điu tra ca 60 Minutes Hà Ni, mt ngun tin cho rng chính phía Vit Nam đã được cung cp mt loi công ngh nào đó có th gây ra v tn công "Hi chng Havana". Theo ngun tin này, phía Vit Nam có th đã được yêu cu s dng công ngh này đ nghe lén người M trước chuyến đi ca bà Harris nhưng h có th không biết rng công ngh này có th gây hi cho nhng người mà h đang s dng nó đ nghe lén.

Trong nghiên cu ca mình, ông Grozev đã tìm thy mt tài liu dường như cho thy lý thuyết này có th đúng. Theo nhà báo điu tra này cho biết trong 60 Minutes, 5 tháng trước chuyến thăm ca bà Harris ti Hà Ni, mt email đã được gi ti Hi đng An ninh Nga, cơ quan có các quan chc hàng đu ca Moscow, gm nhưng người đng đu các cơ quan quc phòng và an ninh ca Nga.

Ông Grozev cho biết mt tài liu trong email này cho thy tình báo Nga đã vn đng và nhn được s cho phép ca Tng thng Valadimir Putin đ cung cp công ngh đc quyn cho các cơ quan an ninh Vit Nam. Trong s danh sách các công ngh được đ xut đ chia s cho phía Vit Nam có "b phát âm thanh LRAD" và "thiết b sóng ngn đ quét cơ th con người".

LRAD, tên viết tn tiếng Anh ca "thiết b âm thanh tm xa", là vũ khí âm thanh cp quân s có th phát ra chùm âm thanh mc tiêu âm lượng cc cao. Theo CBS, mt thiết b LRAD đã được s dng đ ngăn chn cuc tn công ca cướp bin vào tàu du lch vào năm 2005 và k t đó, quân đi M đã s dng các thiết b này đ gi cnh báo ti hin trường, chng hn như cnh báo mi người tránh xa vành đai căn c ca quân đi. Nhưng khi đ mc âm lượng cao nht, mt s h thng LRAD có th to ra mc áp sut âm thanh là 162 decibel trong khi ngưỡng chu đau ca con người là khong 130 decibel.

Da trên nghiên cu ca mình, nhà báo điu tra Grozev cho biết ông nghi ng Nga đang gi công ngh vũ khí như thế này, có th được s dng trong các cuc tn công kiu Hi chng Havana, đến các chính ph nước ngoài.

"Tôi tin rng Nga đang h tr các chính ph khác thc hin mt s hot đng mà các chính ph đó có th mun t làm, và bng cách này to dng lòng trung thành t nhng chính ph đó đi vi các hot đng trong tương lai mà Nga có th cn thc hin trên lãnh th ca nhng nước đó", ông Grozev nói vi 60 Minutes.

Trung tá quân đi M đã ngh hưu Greg Edgreen tng tiến hành mt cuc điu tra cho Cơ quan Tình báo Quc phòng Hoa K v các s c sc khe bt thường. Ông nói vi 60 Minutes rng ông cũng tin là người Nga có liên quan đến v tn công năm 2021 Vit Nam.

"H thy chúng tôi ngày càng tiến gn đến Cuba và h mun ngăn chn điu đó…", ông Edgreen nói. "Sau đó, h tìm cách tiếp tc và làm điu tương t vi Vit Nam, mt đng minh chiến lược lâu dài khác ca Nga, bng cách cn tr chuyến đi Vit Nam ca Phó Tng thng Kamala Harris".

Vit Nam là đng minh thân cn ca Nga, nước đang cung cp phn ln thiết b quân s cho quc gia Đông Nam Á. Vit Nam tiếp tc mi quan h thân thiết vi Nga trên hu hết mi mt bt chp Moscow b chế tài ca phương Tây, dn đu là M, k t cuc chiến ca Ukraine cách đây hơn 2 năm. Tng bí thư Nguyn Phú Trng va miđưa ra li mi Tng thng Putin ti thăm Hà Ni dù tng thng Nga đang b Tòa án Hình s Quc tế (ICC) phát lnh bt gi.

VOA đã gi yêu cu bình lun ti Đi s quán M và Đi s quán Nga Hà Ni cũng như B Ngoi giao Vit Nam trước nhng thông tin được tiết l trong 60 Minutes. B Ngoi giao M Washington chưa tr li yêu cu bình lun ca VOA qua email.

Vit Nam chưa bao gi công khai cho biết lý do vì sao chuyến thăm ca bà Harris vào năm 2021 b hoãn vài tiếng đng h và cũng không đưa ra bình lun gì trước thông báo ca Đi s quán M lúc đó v s c sc khe bt thường được ghi nhn Hà Ni.

Đin Kremlin hôm 1/4 bác b thông tin cho rng tình báo quân s Nga có th đng đng sau căn bnh bí n "Hi chng Havana" khiến các nhà ngoi giao và đip viên M ti nhiu nơi trên thế gii phi chu đng, theo Reuters.

Hãng tin Anh trích dn điu tra ca The Insider, có tr s Riga ca Latvia, hp tác vi chương trình 60 Minutes và báo Der Spiegel ca Đc, trong đó nói rng mt đơn v tình báo quân s Nga được b trí ti hin trường có các s c được báo cáo v sc khe liên quan đến các nhân viên M. Theo điu tra được Reuters trích dn, các thành viên thuc đơn v ca Nga được thăng chc cho công vic liên quan đến phát trin "vũ khí âm thanh không gây chết người".

Người phát ngôn Đin Kremlin Dmitry Peskov nói rng "chưa có ai công b hoc cho thy bt k bng chng thuyết phc nào ca nhng cáo buc vô căn c này bt c đâu" và cho rng đây là "nhng li cáo buc vô căn c ca gii truyn thông", theo Reuters.

Ngay sau khi có báo cáo v thương tích kiu Hi chng Havana Hà Ni hi tháng 8/2021, Giám đc Cơ quan Tình báo Trung ương M (CIA), William Burns, lúc đó được Reuters trích li cho rng có "kh năng rt cao" hi chng này là do c ý gây ra và Nga có th phi chu trách nhim. Moscow lúc đó cũng đã ph nhn bt c s liên quan nào đến vic này.

Tuy nhiên, mt cuc điu tra tình báo trên toàn cu ca M được gii mt và công b hi tháng 3 năm ngoáikết lun rng "rt khó có kh năng" mt nước thù đch nào chu trách nhim v "Hi chng Havana". Bn đánh giá này đã không tìm thy "bng chng đáng tin cy" nào v bt k nước thù đch nào ca M có s hu "vũ khí hoc thiết b", bao gm c b phát xung năng lượng đin t, có th gây ra các triu chng trên.

Khi tiến hành điu tra cho quân đi M v các s c sc khe bt thường, ông Edgreen cho biết trong 60 Minutes rng Lu Năm Góc ng h cuc điu tra ca ông v vic liu Nga có đng đng sau các v tn công hay không. Tuy nhiên theo ông cho biết, chính quyn Trump và Biden đt ra tiêu chun quá cao v bng chng.

Bình lun v tiêu chun được cho là "không th đt được" v bng chng ca chính quyn M trước khi có th tha nhn vai trò ca Kremlin trong v vic, nhà báo điu tra Grozev nói vi 60 Minutes rng "mt khi anh tha nhn rng điu này đã xy ra" thì "anh phi đi mt vi thc tế rng anh có k thù truyn kiếp đang hành đng chng li chính người dân, nhân viên tình báo ca chính anh, trên chính lãnh th ca anh và đây không gì khác hơn là mt li tuyên chiến".

Nguồn : VOA, 01/04/2024

Published in Việt Nam