Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dư luận nói gì về cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn trong đồn công an ? (RFA, 07/05/2017)

Việc Công an tỉnh Vĩnh Long, cho rằng ông Nguyễn Hữu Tấn, đã chết do tự cắt cổ trong quá trình hỏi cung, không đủ sức thuyết phục. Dư luận đã nêu các bất hợp lý trong việc giải thích của công an về các cái chết của ông Tấn.

cai1

Chính quyền tỉnh Vĩnh Long hôm 4/5/2017 tổ chức họp báo thông tin về cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn trong đồn công an. Courtesy Thanhnien online

Chết khi đang bị hỏi cung

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, 38 tuổi ở phường Thành Phước, Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dùng dao cắt cổ dẫn đến tử vong trong Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long đang gây xôn xao dư luận.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, Đại tá Phạm Văn Ngân- Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, ngày 2/5/2017, Công an tỉnh Vĩnh Long, đã bắt khẩn cấp nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, sáng ngày 3/5, trong quá trình hỏi cung, ông Nguyễn Hữu Tấn đề nghị cán bộ cho xin nước để uống. Khi cán bộ điều tra vừa ra khỏi phòng để gọi người mang nước đến, thì ông Tấn đi đến chiếc cặp của cán bộ điều tra để bên cạnh ghế làm việc, lấy con dao rọc giấy ở bên trong, tự cắt vào mạch máu 2 bên cổ để tự sát.

Thông tin do công an tỉnh Vĩnh Long đưa ra, đã khiến dư luận xã hội không đồng tình và cho rằng chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Ông Nguyễn Hữu Tài, em trai của ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết :

"Tôi không tin anh Tấn tự tử trong đồn công an, vì trong đồn công an rất là canh giữ nghiêm ngặt, không thể nào lọt hung khí hay vật bén nhọn để có thể tự tử được".

Quá nhiều mâu thuẫn

Từ Sài gòn, ông Nguyễn Thiện Nhân một nhà hoạt động xã hội, người đang chú ý theo dõi vụ việc này thấy rằng, lời giải thích của lãnh đạo công an tỉnh Vĩnh Long cho thấy quá nhiều mâu thuẫn.

cai2

Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn để quan tài nạn nhân trước nhà, tố cáo công an giết người khi điều tra phản động. Hình trích từ video clip

Theo ông Nhân, gia đình nạn nhân cho ông biết, khi đến nhận xác ông Nguyễn Hữu Tấn thì gia đình thấy con dao nắm trong tay trái, trong khi theo người nhà thì ông Tấn Thuận tay phải. Ông nói :

"Anh Tấn là người được ngành công an coi là nguy hiểm, một người được coi là nguy hiểm thì không thể để chỉ một điều tra viên lấy lời khai với anh Tấn cả, mà phải là nhiều người. Và càng không thể có chuyện điều tra viên để lại một mình anh Tấn, như lời công an và báo chí nói trên công luận"

Từ Nghệ An, tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn người từng có 4 năm sống trong nhà tù cộng sản Việt Nam thấy rằng, việc chỉ có một điều tra viên hỏi cung ông Nguyễn Hữu Tấn, một nghi phạm án chính trị là điều hết sức vô lý. Ông giải thích :

"Đối với tôi là một người đã từng trải qua các cuộc hỏi cung thì, cái thời gian ban đầu (điều tra vụ án) thì có rất nhiều việc mà CA họ phải làm và chuyện một người tự hỏi cung, tự ghi biên bản và tự làm những việc khác là không thể có được.

Trong những cuộc hỏi cung ban đầu thì thường có rất đông người hoặc ít nhất là có 2 người để hỏi cung. Việc anh Nguyễn Hữu Tấn đã dung dao rọc giấy của an ninh điều tra để cắt cổ tự sát thì tôi cho rằng hết sức phi lý".

Tại sao nhiều người chết khi bị công an bắt giữ ?

Trên trang facebook cá nhân, bà Trịnh Kim Tiến một nhà hoạt động xã hội, có cha là ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh gãy cổ và tử vong khi bị tạm giữ tại trụ sở công an phường Thịnh Liệt năm 2011.

Viết về tình trạng sự bạo hành của nhân viên công an tại Việt Nam hiện nay như sau :

"Tình trạng người dân chết bất thường trong các đồn công an ở Việt Nam diễn ra một cách liên tục. Những kết luận chết do tự thương kiểu như tự đập đầu vào thành ghế dẫn đến chết, hay tự tử kiểu như dùng dây sạc điện thoại hay ống tay áo treo cổ chết hết sức phi nhân và vô lý, nhưng vẫn được cơ quan công quyền công bố bình thản trước công luận.

Nhưng tất cả đều bị phớt lờ và không có một cá nhân hay cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trước những cái chết khuất tất ấy".

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, người nhà của nạn nhân cho biết, khuôn mặt của người được cho là anh Tấn trong camera do công an cho xem nhìn không rõ và nạn nhân trong camera lại mặc quần áo tù, trong khi ông Nguyễn Hữu Tấn mới bị tạm giam chưa được xét xử. Ông nhận định :

"Đây là một tình trạng vi phạm nhân quyền hết sức phi lý, công an nên công bố đoạn clip ghi từ camera mà CA cho rằng anh Tấn tự tử, chứ không thể nói xuông như vậy. Cho dù anh Tấn tự tử hay bị giết thì trách nhiệm của ngành CA vẫn có trách nhiệm trong đây, chứ không thể nói xuông đôi ba câu giải thích, xong vậy là thôi".

Lên tiếng về tình trạng bạo hành là hết sức phổ biến đối với các nghi can, nghi phạm và tù nhân của các nhân viên công an Việt Nam, ông Lê Văn Sơn lên tiếng :

"4 năm ở trong tù tôi đã chứng kiến rất nhiều những cái chết của tù nhân hết sức phi lý. Khi bị bắt vào, thì thường tất cả đếu bị tra tấn hoặc xử dụng nhục hình để lấy được cung.

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền của con người trong nhà tù. Tôi cũng lên án và nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cùng lên tiếng việc đối xử tệ bạc với tù nhân tại Việt Nam"

Theo VOA Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho rằng, công an đã dàn dựng cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn. Theo ông "Cháu (Nguyễn Hữu) Tấn là một người hết sức hiền từ, nhân hậu, chỉ biết lo làm ăn. Nhưng công an tỉnh Vĩnh Long đã ép cung, tra tấn cho đến chết. Cuối cùng họ giàn dựng lên một hiện trường giả để cho là Tấn đã tự sát chết để chạy tội".

Anh Vũ, RFA

**********************

Vụ Lê Mỹ Hạnh : CA chưa kết luận ai chủ mưu (BBC, 07/08/2017)

Chưa có kết luận chính thức ai là chủ mưu và động cơ gây án trong vụ một nhà hoạt động xã hội là phụ nữ bị hành hung tại Sài Gòn trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh được truyền thông chính thức Việt Nam dẫn lời.

myhanh1

Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Tướng Lê Đông Phong, khẳng định nghi can hành hung 'không phải là người thuộc ngành công an' và Công an Thành phố 'không có chủ trương tổ chức đánh người', theo truyền thông Việt Nam

Hôm Chủ Nhật, báo Người Lao Động phiên bản điện tử đưa tin hôm 07/5/2017 về diễn biến mới và cho biết :

"Trước thông tin đăng tải trên một số trang mạng nước ngoài cho rằng đối tượng Phan Sơn Hùng (chủ facebook Phan Hùng ; ngụ quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) là người được công an "bật xi nhan" cho phép đánh đập và xịt hơi cay 3 người phụ nữ vì lý do xuyên tạc, kích động…, chiều ngày 4-5, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có những phản hồi về vụ việc này.

"Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Phong tiếp tục khẳng định : "Phan Sơn Hùng không phải là người thuộc ngành công an và Công an Thành phố không có chủ trương tổ chức đánh người".

"Trả lời thông tin cho rằng chị L.M.H (Lê Mỹ Hạnh) bị đánh là do tham gia một số tổ chức dân sự, thường xuyên đứng ra biểu tình, ông Phong cho biết đó là thông tin chưa được kiểm chứng. Nếu chị H. vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Còn việc nhóm thanh niên tổ chức đánh người khi điều tra ra cũng căn cứ vào mức độ, tính chất cũng xử lý theo. Cả hai hành vi không dính líu tới nhau.

"Về quá trình điều tra, ông Phong thông tin công an xử lý theo dạng tin tố giác tội phạm. Bước đầu mời những người liên quan lấy lời khai, xác minh. Hiện chưa có kết luận chính thức ai là kẻ chủ mưu và động cơ gây án", báo Người Lao Động dẫn lời lãnh đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

myhanh2

Chị Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, "khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh"

Trước đó, nhà hoạt động xã hội Lê Mỹ Hạnh, nạn nhân trong vụ việc, chia sẻ với BBC về dư chấn vụ hành hung và việc bà bị cáo buộc là "phản động" sau vụ tấn công gây rúng động mạng xã hội chiều 2/5.

Khi trao đổi với BBC hôm 4/5, bà Hạnh cho biết trong hai ngày kể từ sau vụ hành hung sức khỏe của bà đang xấu đi, cảm giác choáng váng, xây xẩm mặt mày liên tục xảy ra.

Bà Hạnh đã trình báo vụ việc với công an Quận 2 sau khi vụ việc xảy ra hôm 2/5.

Hôm 4/5, nhiều báo trong nước cũng đưa tin Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói vụ việc "không liên quan đến công an".

Trả lời báo Người Lao Động, Trung tướng Phong nói đối tượng đăng clip là Phan Hùng không liên quan đến lực lượng ngành và vụ việc không phải chủ trương của công an.

Một số tờ báo khác nói công an Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập chủ Facebook Phan Sơn Hùng, 33 tuổi, để làm rõ việc đăng clip đánh người lên mạng xã hội.

Hai vụ tấn công trong vòng một tháng

Bà Hạnh nói vụ việc tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 2/5 là vụ tấn công thứ hai trong vòng một tháng.

myhanh3

Những vết bầm tím do bị đánh đập dã man trên mặt bà Lê Mỹ Hạnh

Vụ đầu tiên đã xảy ra ở Hà Nội vào đầu tháng 4, khi bà đang đi bộ dọc Hồ Tây thì đột nhiên bị một nhóm 5-6 người tấn công, đấm đá, nhà hoạt động xã hội cáo buộc.

Khi được hỏi có bình luận gì về việc Công an Thành phố tuyên bố ông Phan Hùng "không liên quan" tới công an, bà Hạnh tuyên bố : "Tấn công trên đường do hiểu lầm va chạm tôi hiểu được nhưng đến tận nhà và thách thức dư luận, một người bình thường không ai làm được chuyện đó".

"Tôi không có niềm tin với pháp luật ở Việt Nam… nhưng tôi đang sống trong thể chế đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ phải làm sao để pháp luật bảo vệ mình, những biện pháp khác sẽ không mang tính chính danh".

"Tôi muốn thông qua vụ việc của tôi, họ sẽ giải quyết những vụ tấn công khác như thế".

"Nếu tôi không đấu tranh được cho chính mình thì rất khó đấu tranh cho cộng đồng chung của Việt Nam".

Bà Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng từng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, "khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh".

'Không phải phản động'

Trong bài đăng trên mạng kèm video vụ tấn công của người đàn ông tên Phan Hùng viết : "Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn ! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng".

myhanh4

Bà Lê Mỹ Hạnh từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Formosa

Bà Hạnh cho biết video clip chỉ cho thấy đoạn đầu của vụ tấn công thô bạo. Bà nói nhóm người tấn công bà và hai người bạn hai lần, vào lần thứ hai "họ xịt hết tất cả những gì còn lại trong mấy chai xịt cay, tôi không thở được nên ngất đi".

Phản ứng lại những cáo buộc "phản động", bà Hạnh nói "Tôi không dùng công cụ màu cờ hay đảng phái nào. Tôi chỉ hoạt động độc lập".

"Tôi và những nhà hoạt động xã hội khác chỉ lên tiếng cho sự công bằng, cho sự thật, lên tiếng trước sự bất cập của xã hội để tìm ra hướng giải pháp. Họ dùng từ phản động là để đánh phá chúng tôi".

"Tôi là người Bắc sinh sau năm 75, tôi không hiểu lá cờ vàng và chế độ đó. Tôi sinh ra ở cái nôi Cộng Sản, gia đình tôi có nhiều Đảng viên".

"Tôi chỉ đấu tranh cho người dân. Ở trong chế độ nào mà quyền lợi của nhân dân được đặt lên trên hết thì tôi ủng hộ chế độ".

*******************

Cộng sự Anh Ba Sàm 'muốn ổn định cuộc sống' (BBC, 07/08/2017)

myhanh5

Bà Minh Thúy đoàn tụ cùng gia đình hôm 5/5

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, người bị bắt cùng blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, vừa mãn hạn tù và trở về với gia đình hôm 5/5.

Ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam từ tháng 5/2014.

Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Vinh 5 năm tù giam và bà Thúy 3 năm vào 23/3/2016.

Blogger Đặng Bích Phượng, người đã gặp bà Thúy ngay sau khi bà được ra khỏi trại giam hôm 5/5, cho biết bà Thúy "không có tuyên bố gì và chỉ muốn dành thời gian cho con cái, và chữa bệnh đại tràng".

Qua lời bà Phượng, bà Thúy kể là được đối xử rất tử tế và tốt hơn những tù nhân khác.

"Họ muốn chứng minh với Thúy là họ đối xử với Thúy rất tốt, không giống như những gì Thúy đã viết về họ, nhưng Thúy cho đó là mị dân, vì những người tù khác khổ kinh khủng", bà Phượng kể lại.

"Thúy hiện giờ từ chối mọi cuộc phỏng vấn. Những vấn đề khác Thúy nói đợi ông Vinh ra tù, ông ấy sẽ tuyên bố".

myhanh6

Blogger Đặng Bích Phượng cho biết bà Thúy chỉ muốn tập trung cho gia đình con cái và sức khỏe

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật bào chữa cho bà Thúy và ông Vinh trong suốt quá trình án sơ thẩm và phúc phẩm cho BBC biết :

"Ngay sau khi về đến nhà hôm 5/5, cô ấy có gọi điện thoại cho tôi gửi lời cảm ơn tất cả mọi người trong và ngoài nước đã quan tâm giúp đỡ cô ấy về tinh thần và gia đình cô ấy trong suốt thời gian ở trong tù".

"Tôi tin cô Thúy vô tội", ông Sơn nói. "Chuyện [Thúy] được thả cũng là một sự động viên đối với người đấu tranh công bằng xã hội".

"Các án hình sự khác thì có giảm, nhưng đối với án có tính chất chính trị thì không giảm ngày nào, đó là một cách phân biệt đối xử quá hà khắc với người phụ nữ có con nhỏ", ông Sơn nói.

Khi bà Thúy bị bắt giữ năm 2014, hai con trai sinh đôi mới 7 tuổi.

"Cô Minh Thúy nói rằng cô chỉ là một người bình thường, và chỉ hành động theo lương tâm, theo sự thực", luật sư Hà Huy Sơn nói.

"Cô chỉ mong muốn quay lại cuộc sống bình thường như trước khi bị bắt", ông Sơn cho biết thêm.

Bà Thúy là cộng sự của ông Vinh, chủ trang Anh Ba Sàm.

Trong sáu năm, cho đến khi chủ trang bị bắt giữ, trang Anh Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.

Published in Việt Nam

Nhà hoạt động xã hội Lê Mỹ Hạnh chia sẻ về dư chấn và cáo buộc "phản động" sau vụ tấn công gây rúng động mạng xã hội chiều 2/5.

le1

Chị Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, "khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh"

Khi trao đổi với BBC hôm 4/5, bà Hạnh cho biết trong hai ngày qua cho biết sức khỏe của bà đang xấu đi, cảm giác choáng váng, xây xẩm mặt mày liên tục xảy ra.

Bà Hạnh đã trình báo vụ việc với công an Quận 2 sau khi vụ việc xảy ra hôm 2/5.

Hôm 4/5, nhiều báo trong nước cũng đưa tin Trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói vụ việc "không liên quan đến công an".

Trả lời báo Người Lao Động, Trung tướng Phong nói đối tượng đăng clip là Phan Hùng không liên quan đến lực lượng ngành và vụ việc không phải chủ trương của công an.

Một số tờ báo khác nói công an quận 2, TP.HCM đã triệu tập chủ Facebook Phan Sơn Hùng, 33 tuổi, để làm rõ việc đăng clip đánh người lên mạng xã hội.

Hai vụ tấn công trong vòng một tháng

Bà Hạnh nói vụ việc tại Hồ Chi Minh hôm 2/5, là vụ tấn công thứ hai trong vòng một tháng.

Vụ tấn công đầu tiên đã xảy ra ở Hà Nội vào đầu tháng 4, khi bà đang đi bộ dọc Hồ Tây thì đột nhiên bị một nhóm 5-6 người tấn công, đấm đá, nhà hoạt động xã hội cáo buộc.

le2

Ảnh Facebook Le My Hanh

Khi được hỏi có bình luận gì về việc công an thành phố tuyên bố ông Phan Hùng "không liên quan" công an, bà Hạnh tuyên bố : "Tấn công trên đường do hiểu lầm va chạm tôi hiểu được nhưng đến tận nhà và thách thức dư luận, một người bình thường không ai làm được chuyện đó".

"Tôi không có niềm tin với pháp luật ở Việt Nam… nhưng tôi đang sống trong thế chế đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ phải làm sao để pháp luật bảo vệ mình, những biện pháp khác sẽ không mang tính chính danh".

"Tôi muốn thông qua vụ việc của tôi, họ sẽ giải quyết những vụ tấn công khác như thế".

"Nếu tôi không đấu tranh được cho chính mình thì rất khó đấu tranh cho cộng đồng chung của Việt Nam".

Bà Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng từng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, "khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh".

'Không phải phản động'

Trong bài đăng trên mạng kèm video vụ tấn công của người đàn ông tên Phan Hùng viết : "Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn ! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng".

Bà Hạnh cho biết video clip chỉ cho thấy đoạn đầu của vụ tấn công thô bạo. Bà nói nhóm người tấn công bà và hai người bạn hai lần, vào lần thứ hai "họ xịt hết tất cả những gì còn lại trong mấy chai xịt cay, tôi không thở được nên ngất đi".

le3

Bà Lê Mỹ Hạnh từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Formosa

Phản ứng lại những cáo buộc "phản động", bà Hạnh nói "Tôi không dùng công cụ màu cờ hay đảng phái nào. Tôi chỉ hoạt động độc lập".

"Tôi và những nhà hoạt động xã hội khác chỉ lên tiếng cho sự công bằng, cho sự thật, lên tiếng trước sự bất cập của xã hội để tìm ra hướng giải pháp. Họ dùng từ phản động là để đánh phá chúng tôi".

"Tôi là người Bắc sinh sau năm 75, tôi không hiểu lá cờ vàng và chế độ đó. Tôi sinh ra ở cái nôi cộng sản, gia đình tôi có nhiều Đảng viên".

"Tôi chỉ đấu tranh cho người dân. Ở trong chế độ nào mà quyền lợi của nhân dân được đặt lên trên hết thì tôi ủng hộ chế độ".

Published in Việt Nam