Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam trước bước ngoặt phát triển, tha hóa và khó khăn 2020 (BBC, 20/12/2019)

Việt Nam đang ở trong một 'bước ngoặt' của sự phát triển và cần đến một chiến lược phát triển mới trong bối cảnh mới, theo các khách mời hội luận cuối năm của BBC News Tiếng Việt.

khangcao3

Năm 2020, thị trường bất động sản còn khắc nghiệt hơn năm 2019 và các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải vất vả hơn rất nhiều.

Nêu cái nhìn cho năm mới, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam nói :

"Việt Nam đang trong một bước ngoặt của sự phát triển, ở đây tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều khó khăn trong năm 2020, kể cả kinh tế, xã hội và rất nhiều các vấn đề khác và cần phải nghiêm túc từ đảng, rồi nhà nước, chính phủ rồi quốc hội, tất cả cũng phải làm một chiến lược phát triển mới cho Việt Nam trong bối cảnh mới.

"Thứ hai nữa là chuyển dịch không chỉ về kinh tế mà còn phải chuyển dịch sang các vấn đề giá trị phổ quát như trong năm 2019 đã đặt ra cho chúng ta.

Cho nên năm 2019 đã và sắp kết thúc, thì năm 2020, tôi thấy thứ nhất phải nhấn mạnh vấn đề này :

"Một là kinh tế sẽ tiếp tục có những khó khăn, đặc biệt khi mà chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường nhưng mà lại không có những cơ sở để cho nó phát huy thị trường này, thì chúng ta tiếp tục rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn.

"Tức là Đảng cộng sản đối nghịch ý thức hệ với thị trường, cho nên nó không có lối thoát về kinh tế phát triển một cách bền vững. Cái thứ hai nữa là do hiệu ứng của nó, sẽ có rất nhiều các vấn đề xã hội phát sinh.

"Trong đó phải nói sự tha hóa, mặc dù Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã rất cố để xây dựng đội ngũ chiến lược, chuẩn bị cho các đại hội các cấp, nhưng tôi nghĩ họ sẽ rất là khó chống nổi thực tế là sự cám dỗ của vật chất và sự tha hóa này cũng sẽ lại tiếp tục, chứ không thể chống tham nhũng thông qua một số vụ mà có thể giảm được.

"Thứ ba nữa là nó ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác, đặc biệt là các giá trị xã hội ở trong dân chúng mà bây giờ tôi thấy đang phân hóa rất rõ, tức là người ta rất khó thống nhất với nhau những vấn đề từ rất nhỏ cho đến những vấn đề lớn như đã được mô tả và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, con cái, con trẻ cũng như là các khía cạnh giáo dục khác".

"Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy những điểm mới, mà cũng rất mới đối với Việt Nam, thí dụ như việc chọn sách giáo khoa, tức là những tác động của khó khăn về kinh tế sẽ lan tỏa sang các hiệu ứng về mặt thể chế cũng nhưng những vấn đề xã hội khác mà cần phải có những hoạch định cho rõ ràng thì mới có thể chủ động hơn được một chút trong năm 2020", ông Thọ nói.

'Quan trọng và kịch tính'

khangcao4

Ứng phó trước những tham vọng của quốc gia láng giềng Trung Quốc trên Biển Đông được cho là một thách thức lớn đối với Việt Nam

Còn blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nêu dự phóng về đối ngoại và đối nội với Việt Nam :

"Tôi cho rằng năm 2020 sẽ có hai vấn đề rất quan trọng và có thể rất kịch tính. Thứ nhất là về vấn đề Bãi Tư Chính và Biển Đông. Đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam có thể nói là gần như hoàn toàn bị động.

Đại hội 13 sẽ có một kiểu kịch tính khác là nó liên quan đến chuyện chống tham nhũngBlogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

"Tức là bây giờ xem xem Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào và khi đó họ sẽ đối phó như thế nào là điều rất khó khăn, và cái đó họ sẽ không thể dễ như năm nay. Đó là một vấn đề sẽ là kịch tính.

"Hoặc là rất ít khả năng là Trung Quốc sẽ không làm gì, nhưng nhiều khả năng là có chuyện và có chuyện thì sẽ rất kịch tính và Việt Nam đối phó như thế nào là cực kỳ khó.

"Thứ hai về đối nội, vừa là chuyện chống tham nhũng nhưng vừa là chuyện chuẩn bị Đại hội 13, thì nó sẽ kịch tính. Đại hội 12, chúng ta đã biết rồi, Đại hội 13 sẽ có một kiểu kịch tính khác là nó liên quan đến chuyện chống tham nhũng.

"Thì trong năm 2020, sẽ có những vụ án gì và các vụ án này sẽ đi đến đâu ? Và liên quan đến Đại hội 13 chuẩn bị nhân sự, rồi sắp tới sẽ có ai lên, ai xuống, có ai bị (đề nghị xem xét) kỷ luật như ông Hoàng Trung Hải?

khangcao5

Năm 2019 chứng kiến việc Việt Nam và EU ký các hiệp định thương mại và bảo hội đầu tư quan trọng thế hệ mới

"Tất cả những chuyện này là sẽ rất kịch tính trong năm 2020, đó là hai điều tôi thấy rất đáng quan tâm", nhà điểm tin tức và báo chí nói với BBC.

Còn từ Berlin, Cộng hòa Đức, nhà văn Võ Thị Hảo đưa ra bình luận:

"Tôi thấy Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ là một cơ hội rất lớn để cho Việt Nam cải cách thể chế, nó có thể là một đòn bẩy thay đổi, thế nhưng vấn đề là chưa thấy một triệu chứng nào, một mầm mống nào để thấy rằng họ thực sự muốn cải cách thể chế, như họ đã từng lớn tiếng.

"Vì vậy, chúng ta sẽ rất để ý trong vấn đề này và việc thay đổi, việc mà gọi là 'đốt lò' cũng tạo một điều kiện để thay đổi những nhân vật, những người là quan chức trong hệ thống cầm quyền.

"Nó có thể đưa ra một điều cho người ta thấy rằng thực sự những nhóm này 'thân' ai đó, hay là có khuynh hướng muốn bảo vệ sự cải cách thể chế hay không, thì chúng ta đã thấy rất là rõ.

"Và đấy là một điều mà mọi người phải hết sức để ý và tất nhiên là để muốn thay đổi, thì đương nhiên mỗi người chúng ta phải góp sức vào thôi, phải lên tiếng, phải đấu tranh".

'Cấp bách và phải làm'

Theo bà Võ Thị Hảo, hiện nay và qua năm mới, Việt Nam cần ưu tiên giải quyết khẩn cấp một số việc:

"Thế còn điều thứ hai nữa mà tôi muốn nói là có những cái cấp thiết mà nhà cầm quyền Việt Nam phải làm, thứ nhất là phải giải quyết ngay nạn ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Sài Gòn mà thuộc hàng ô nhiễm nhất thể giới.

"Không thể nào thúc thủ như hiện nay được, vì như thế là đưa mọi người vào cái chết.

"Một vấn đề nữa là đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ngập mặn, mà một thông báo gần đây nhất nói là gần như toàn bộ; và đây là một cuộc chiến tranh nước, từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam...

"Thì bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam cần phải làm gì đây? Phải có những giải pháp rõ ràng.

"Và thứ ba nữa là vấn đề gian lận thương mại, Việt Nam hiện nay đang bị áp một mức thuế thép với một mức hàng trăm lần, là vì đã 'chấp nhận gian lận'.

"Thép của Đài Loan hay là của Hàn Quốc, hay của Trung Quốc, chưa kể những mặt hàng khác đóng mác Việt Nam và xuất sang các nước khác để tránh lậu thuế và đó là một việc làm khủng khiếp, việc làm cực kỳ 'gian lận'.

khangcao6

Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn. Tranh của Mai Sơn gửi cho BBC.

"Và nó không thể chấp nhận được ở trên thế giới và điều đó sẽ đem lại sự trừng phạt rất lớn mà chính người dân Việt Nam phải chịu, còn hưởng lợi thì phải để thuế quan đánh giá, tôi thấy đấy là một điều cần phải làm", nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo nói với BBC.

*****************

Cục Cảnh sát giao thông nói gì về việc sử dụng thiết bị thay biển số xe tự động ? (RFA, 21/12/2019)

Ngày 21/12, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an được báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời cho biết cơ quan này đã chỉ đạo cảnh sát giao thông chú ý tới các trường hợp xe sử dụng biển số giả, sử dụng thiết bị thay biển số tự động.

khangcao2

Chiếc xe có biển số trắng đổi thành xanh trên phố ở Hà Nội hôm 17/12/2019 - Ảnh chụp màn hình

Cục Cảnh sát giao thông cho biết, qua theo dõi và phản ánh của dư luận, đơn vị đã phát hiện gần đây xuất hiện nhiều xe ô tô gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Có xe còn gắn biển số nền màu xanh, chữ số trắng, xe gắn thiết bị "thay đổi" biển số xe… Cục Cảnh sát giao thông đánh giá các hành vi này là vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến uy tín nhà nước. Cục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục và Cảnh sát giao thông Công an các địa phương tiến hành xác minh, làm rõ những trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm, tương tự như vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý.

Trước đó, vào ngày 17/12, mạng xã hội lan truyền hình ảnh và đoạn video cho thấy một xe Mercedes có biển số trắng chuyển đổi thành biển xanh tự động trên phố. Một số báo trong nước cũng đăng tin này nhưng ngay sau đó bị rút xuống mà không rõ nguyên nhân. Các thông tin trên mạng sau đó cho biết bảng số xanh thuộc Ban Tuyên giáo và thuộc một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Sau đó, trên mạng xã hội tiếp tục lan truyền một đoạn video khác cho thấy một xe khác đang di chuyển trên phố cũng có biển số xe được chuyển tự động từ biển trắng của tư nhân sang biển xanh thuộc các cơ quan nhà nước.

*******************

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (RFA, 21/12/2019)

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" vừa quyết định kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm được tuyên cho ông trước đó vào ngày 15/11/2019.

khangcao1

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa án ở Nghệ An hôm 15/11/2019 - Courtesy of baonghean.vn

Luật sư đại diện Đặng Đình Mạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã nhận được thông báo từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đề ngày 10/11.

"Thông báo của tòa ghi ngày 10/12. Thông báo ghi là theo đơn kháng cáo của thầy Tĩnh vào ngày 28/11. Văn bản của tòa ghi là kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm". Luật sư Đặng Đình Mạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết qua điện thoại vào tối ngày 21/12.

Hôm 15/11 vừa qua, thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh (sinh năm 1976), bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015.

Kết luận của Hội đồng giám định tập thể Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An xác định thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã sử dụng trang Facebook mang tên mình để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung vi phạm pháp luật.

"Các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân ; Xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", kết luận có đoạn viết.

Sau phiên xử sơ thẩm, luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong 3 luật sư bào chữa cho thầy Tĩnh đánh giá bản án 11 năm là khắc nghiệt. Các luật sư cũng cho rằng những giám định được đưa ra để làm căn cứ kết án thầy Tĩnh là không có căn cứ, việc thu thập chứng cứ tài liệu trong vụ án không đúng với trình tự pháp luật.

Nói về khả năng thành công trong quyết định kháng án của thầy Tĩnh, luật sư Mạnh cho biết :

"Theo truyền thống hoạt động tư pháp Việt Nam, đối với những bản án thuộc dạng an ninh quốc gia thế này thì ở phiên phúc thẩm gần như không có cơ may nào".

Tuy nhiên luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho rằng việc kháng cáo của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh ít nhiều cũng có những lợi ích nhất định nhằm xới lại vụ xử, khiến người dân quan tâm đến vụ án. Hơn nữa, người kháng cáo dù sao cũng vẫn còn chút hy vọng bản án phúc thẩm sẽ có thể có thay đổi.

Published in Việt Nam
mercredi, 20 novembre 2019 11:44

Có những người Thầy...

Mừng ngày Nhà giáo năm nay, tòa án Nghệ An đã tặng cho Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bản án 11 năm tù và 5 năm quản chế vì tội "tuyên truyền chống chính quyền" ngày 17/10/2019. 

thay1

Bản án mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho hai người Thầy trong tháng 11/2019 thật chẳng còn gì hơn để vinh danh cho những người thầy. Ảnh Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh và Thầy giáo Phạm Xuân Hào

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị kết tội "tuyên truyền chống chính quyền" vì đã dám bày tỏ chính kiện và cả gan dạy học trò hát bài "Trả lại cho dân". 

Bài hát "Trả lại cho dân" cho rằng người dân cần phải được trao lại những quyền cơ bản mà một con người phải được hưởng như tự do, nhân quyền, quyền nghe, nói, nhìn. Đây là những quyền cơ bản đã được quy định ở điều 25 trong hiến pháp năm 2013. 

Trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói rằng người dân ai cũng có "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 

Bài hát của Việt Khang cũng chỉ nhắc lại những gì mà người dân đáng được hưởng như tự do mưu cầu hạnh phúc, quyền chính đáng của người dân chỉ để nhằm mục đích "cho thái bình non nước Việt Nam" chứ có nói gì khác hơn đâu ? Có lẽ họ không hài lòng với cái chữ "trả lại" !

Tại phiên tòa ở Nghệ An ngày 15/11/2019, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã nói rằng ông khao khát một đất nước tự do, dân chủ. Khát khao này không phải của riêng ai, vì khát khao này mà đã có cách mạng tháng tám, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. 

Thầy Tĩnh lo lắng cho môi trường sống của nhân dân. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, biển bị ô nhiễm đặc biệt là vùng biển miền Trung do Formosa gây ra khiến bao nhiêu người phải lao đao. Điều đó có gì là sai trái ? 

Thầy Tĩnh lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, hay họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Chẳng phải đảng và chính phủ đang ra sức "đấu tranh và hợp tác" để bảo vệ chủ quyền biển đảo đó hay sao ? 

Một người Thầy dạy cho học sinh lòng yêu nước thì lại bị bỏ tù tới 11 năm. 

Cũng một người Thầy khác ở đại học Cần Thơ, Thầy Phạm Xuân Hào cũng bị xét xử theo điều 331 Bộ luật Hình sự vì đã dám lên tiếng chống dự luật đặc khu và vì những bài viết "tiêu cực" theo tiêu chuẩn của nhà cầm quyền. Thầy Hào bị tòa án Ninh Kiều xử 12 tháng tù giam với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Thầy Hào cũng chỉ vì "lỡ dại" nêu chính kiến, chỉ ra cái sai trái của xã hội, và đưa tin trái chiều gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của cộng đồng nên đã bị tước mất tiếng Thầy.

Những người Thầy này đáng để được học trò tôn vinh vì lòng yêu nước can đảm, vì là người dám đứng thẳng và biết phân biệt đúng sai. Những người Thầy này xứng đáng làm người dẫn dắt thế hệ trẻ để giáo dục một thế hệ biết coi trọng những giá trị căn bản của một xã hội văn minh, nhân bản và hơn hết là lòng yêu nước đậm sâu.

Bản án mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho hai người Thầy trong tháng Mười Một thật chẳng còn gì hơn để vinh danh cho những người thầy. Thầy chỉ được làm thợ dạy, dạy chữ, dạy nghề nhưng cấm được dạy làm người, cấm được dạy yêu nước.

Làm thầy lên giọng chỉ trích người Hồng Kông "đập vỡ nồi cơm" chỉ vì dám biểu tình đòi quyền tự quyết, phản đối luật dẫn độ của Trung Quốc có lẽ lại an toàn hơn là chỉ trích nhà cầm quyền hèn với giặc ác với dân. 

Làm thầy, kêu gọi người học dùng sự ngu muội để đánh sập ứng dụng điện thoại chỉ vì dám chê không khí Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới bằng ngôn ngữ chợ búa có lẽ lại an toàn hơn thật so với chỉ trích chính sách nhà nước đã làm cho người dân phải lao đao vì cá chết.

Làm thầy thì chỉ nên ăn nhậu với sinh viên, mua bán bằng, mua bán điểm vừa có tiền lại chẳng phải bao giờ phải lãnh bản án 11 năm tù. Làm thầy chỉ cần dạy cho học sinh cứ phải cúi đầu ngoan ngoãn làm cừu, không tham gia chính trị chính em thì làm sao mà phải lãnh bản án 12 tháng tù giam. 

Thôi cứ làm thầy chỉ biết có chuyên môn, chuyên tâm nghiên cứu, ngoan ngoãn im lặng, không bày tỏ chính kiến. Nếu thầy nào có muốn gì thì phải là lấy lời hay ý đẹp ca ngợi nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng để truyền cho các thế hệ sinh viên, học sinh thì sẽ chẳng ai phải nhọc nhằn vướng vòng lao lý. 

Kinh nghiệm dành cho những người ươm mầm cho lớp kế cận để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, để phải đạo làm thầy : cứ nhìn tấm gương của Thầy Tĩnh, Thầy Hào để mà tự uốn mình, có thế mới mãi có cơ hội được tôn vinh trong ngày nhà giáo Việt Nam. 

Khánh Anh

Nguồn : VNTB, 20/11/2019

Published in Diễn đàn

Nguyễn Năng Tĩnh : "Quyền tự do bày tỏ quan điểm không khuất phục bạo quyền"

Một đặc điểm cơ bản dùng để nhận diện một chế độ dân chủ khác với một chế độ độc tài là ở quyền tự do bày tỏ quan điểm.

tinh1

Ông Nguyễn Năng Tĩnh nói trước phiên tòa ngày 15/11/2019 : "Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến". Ảnh minh họa

Ở chế độ dân chủ, người dân có quyền bày tỏ quan điểm dưới bất kỳ hình thức nào, như : nói, viết, vẽ, hát, sáng tác nhạc, làm thơ, làm văn... với mục đích chỉ trích đảng cầm quyền, phê phán chính phủ hay những người lãnh đạo quốc gia, mà không lo sợ trước bất kỳ mối đe dọa hay sự trừng phạt của pháp luật.

Tự do bày tỏ quan điểm chính trị không phải là sản phẩm riêng của các chế độ phương Tây, mà nó là một giá trị phổ quát của nền văn minh nhân loại, được Luật Nhân quyền Quốc tế ghi nhận thông qua Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

Trong khi đó, ở các chế độ độc tài, bất kỳ sự chỉ trích hay phê phán chính trị nhắm vào giới cầm quyền, sẽ khiến người bày tỏ quan điểm phải trả giá bằng việc bị sách nhiễu, bị đe dọa, bị bỏ tù, và đôi khi còn phải... bỏ mạng.

Tước đoạt quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị là một sản phẩm rất đặc trưng trong chế độ phát xít hay cộng sản, nhằm bảo vệ quyền lực tuyệt đối cho giới cầm quyền.

Qua việc tòa án tỉnh Nghệ An tuyên án 11 năm tù và 5 năm quản chế đối với giáo viên dạy âm nhạc Nguyễn Năng Tĩnh, một lần nữa cho thấy giới cầm quyền cộng sản Việt Nam càng lún sâu hơn vào sự độc tài toàn trị.

Thật khó có thể hình dung được, khi thầy giáo Tĩnh chỉ vì thực hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị ôn hòa trên facebook cá nhân, trong đó có việc đăng tải các bài hát có nội dung "trả lại cho nhân dân quyền tự do và quyền con người", lại chịu một hình phạt nặng nề như vậy.

Nếu so với một thập kỷ trước, mức án dành cho những người bất đồng chính kiến giờ đây đã tăng theo cấp số nhân. Không một dấu hiệu nào cho thấy sự dung thứ của nhà cầm quyền Hà Nội trước tội danh"tuyên truyền chống nhà nước" đang được áp dụng rộng rãi dựa trên một định nghĩa mơ hồ.

Dù Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị vào năm 1982, nhưng việc thụ hưởng các quyền này của người dân trên thực tế vẫn không được đảm bảo thực thi.

Nhà nước thông qua các chính sách và pháp luật đã tước đoạt đi quyền tự do bày tỏ quan điểm của dân chúng, chẳng hạn ban hành Luật An ninh mạng và Luật Báo chí, bên cạnh việc sử dụng Lực lượng 47 túc trực trên internet, với mục tiêu rõ ràng là kiểm soát truyền thông trên mạng lẫn ngoài đời, nhằm nhanh chóng dập tắt những tiếng nói phê phán chính quyền.

Tuy đứng trước sự trừng phạt nặng nề, nhưng những người hoạt động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam vẫn không lùi bước. Bất chấp những mối đe dọa, họ vẫn dũng cảm bày tỏ quan điểm chính trị của mình, khao khát về một đất nước tự do và dân chủ như là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược ở tương lai.

"Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến". Lời nói này của ông Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa vào hôm 15/11/2019 là sự khẳng định cho quyền tự do bày tỏ quan điểm sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 16/11/2019 (minh-luat's blog)

Published in Diễn đàn

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị kết án 11 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA, 15/11/2019)

Hôm 15/11, một tòa án Ngh An đã tuyên pht thy giáo dy nhc Nguyn Năng Tĩnh 11 năm tù và 5 năm qun chế vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước", theo tin t gia đình.

11nam1

Ông Nguyễn Năng Tĩnh ti phiên tòa ngày 15/11/2019 Ngh An. Photo Bao Nghe An

Từ Vinh, bà Nguyn Th Tình, v ca thy giáo - nhà hot đng nhân quyn Nguyn Năng Tĩnh, nói với VOA :

"Phiên xử hôm nay như trò h. H đc đi đc li bt anh Tĩnh xác nhn rng anh y là ch tài khon Facebook Nguyn Năng Tĩnh, nói rng đó là hành vi nguy him ri đưa bn án 11 năm tù và 5 năm qun chế".

Hãng tin Reuters trích lời luật sư Nguyn Văn Miếng, người bào cha cho ông Tĩnh, thut li li b cáo nói : "Cáo buc đó không đúng bi vì tài khon Facebook [mà tòa đ cp] không phi ca ông y".

Được hi v bn án 11 năm tù và 5 năm qun chế đi vi ông Tĩnh, bà Tình nói :

"Tôi nghĩ đó là bản án bt công. Chng tôi hoàn toàn vô ti. Mt bn án b túi vi s kết án h đ, hi ht. H bt mình phi nhn ti đó nhưng t đu đến cui chng tôi không nhn nhng gì anh y làm là sai".

Viết trên Facebook sau phiên bào cha hôm 15/11, lut Trnh Vĩnh Phúc thut li li nói sau cùng ca ông Tĩnh trước tòa : "Tôi khát khao mt đt nước t do, dân ch. Tôi lo lng cho vn mnh đt nước và dân tc ; lo lng cho môi trường sng ca nhân dân b đu đc. Tôi không th vô cm và cam tâm trước nguy mt ch quyn quc gia, trước mi đe do xâm lăng ca Trung Quc".

Thầy giáo - nhà hot đng nhân quyn Nguyn Năng Tĩnh xut hin ti mt phiên tòa sơ thm Ngh An hôm 17/10, nhưng phiên tòa đã b hoãn li do các lut sư bào cha chưa được tiếp cn chi tiết và không được phép sao chp h sơ v án vì phía tòa cho rng đó là "tài liu mt", theo tin t gia đình và các lut sư.

Ông Nguyễn Năng Tĩnh, ging viên ca trường Cao đng Văn hoá-Ngh thut Ngh An, b công an tnh bt vào ngày 29/5/2019 và sau đó bị khi t v cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

Báo Nghệ An hôm 15/11 viết : "Nguyn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã móc ni vi mt s đi tượng cc đoan, phn đng trong và ngoài nước đ viết, quay - phát tán, đăng ti, chia s, bình luận các ni dung xuyên tc bn cht ca Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam".

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) vào ngày 14/11 ra thông cáo báo chí kêu gi chính ph Vit Nam cn hy b mi cáo buc đi vi nhà hot đng nhân quyn Nguyn Năng Tĩnh và phóng thích ông này ngay lập tc.

Ông John Sifton, Giám đốc Châu Á ca HRW, được dn li qua thông cáo báo chí cho biết trường hp Nguyn Năng Tĩnh là "người mi nht trong mt chui dài các nhà bt đng chính kiến b nhm vào vì đăng ti thông tin và lên tiếng phê phán trên Facebook".

"Chính quyền đang lm dng b lut hình s đ bt giam nhng người dân không có hành vi nào khác ngoài vic thc thi các quyn cơ bn v t do ngôn lun ca mình", ông Sifton nói thêm.

*****************

‘NoU’ : chiếc áo mang biểu tượng yêu nước ! (RFA, 15/11/2019)

Cụ thể trong thư gởi đến Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác, cùng thanh niên cũng như các viên chức công an, an ninh trên cả nước, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kêu gọi ủng hộ, bảo vệ việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của các thanh niên yêu nước khi mặc áo NoU.

11nam2

Anh Đặng Tùng bị mời về trụ sở công an vì mặc áo NoU đi xem biểu diễn văn nghệ kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao Việt - Trung. Courtesy FB Tung Dang

Trên áo NoU có logo ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của VN !’, hay bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hình lưỡi bò bị đánh dấu x hoặc bị cắt, NoU.

Trong thư ngỏ Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng dẫn chứng lại việc nhà cầm quyền Bắc Kinh ngày càng ngang ngược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, nhiều lần trắng trợn tuyên bố các đảo ở Biển Đông, Bãi Tư Chính của Việt Nam là của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam không được tiếp tục khai thác dầu ở Bãi Tư Chính !

Thư ngỏ cũng nhắc lại việc Trung Quốc chủ động dốc toàn lực trên mặt trận tuyên truyền, các diễn đàn quốc tế, đưa hình lưỡi bò trên hộ chiếu, sách giáo khoa, phim ảnh, xe ô tô, các thiết bị điện… rồi dùng mọi thủ đoạn đưa vào Việt Nam.

Trước tình hình đó, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh cũng như thanh niên cả nước đã khẳng định lòng yêu nước, chủ quyền quốc gia bằng cách mặc những chiếc áo mang các hình ảnh NoU như vừa nêu.

Trả lời RFA hôm 15/11 từ Sài Gòn, Ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nói :

"Cái thư ngỏ này thực ra mà nói, chính là với người dân, với anh em thanh niên, chứ thực ra chính quyền họ cũng không có lý do gì để cấm, nhưng họ gây khó khăn cho anh em thanh niên thôi. Cho nên thư ngỏ này mục đích là để khơi lại tinh thần yêu nước của anh em thanh niên, đồng thời cũng kêu gọi lòng yêu nước của những người công an, an ninh mà từ trước đến giờ họ làm những chuyện không đúng, giờ mình nói cho họ hiểu là họ cũng là người Việt Nam, cũng có lòng yêu nước, thì không việc gì nghe lời ai để chống lại việc làm yêu nước của anh em. "

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng, lẽ ra Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phải chủ động tuyên truyền, tổ chức các cuộc biểu tình lớn trong cả nước và tận dụng mọi phương tiện truyền thông để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Nhưng chính quyền Việt Nam chỉ bị động đối phó một cách rời rạc, yếu ớt trước mọi tuyên bố và hình thức tuyên truyền láo xược của Trung Quốc.

Nghệ sĩ Kim Chi, người thay mặt Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ký thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước, khi trao đổi với RFA hôm 15/11, nói :

"Lý do vì mọi người quá bức xúc về sự ngang tang của nhà cầm quyền đối với những người mặc áo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Bản thân tôi cũng bị công an đến nhà truy vấn có phải tôi mang áo đến cho Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng mặc không ? Tôi mới trả lời ‘tôi mang thì sao, thế theo các bạn Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc hay của VN’. Trước một cái chuyện mà mình thấy quá tệ, mọi người mặc áo thì bị truy vấn, bị sách nhiễu thì tôi thấy cần phải cất một tiếng nói mạnh mẽ, và cần phải kêu gọi mọi người mặc áo này nữa, và in áo nữa, để chứng tỏ đây là quyền của mình.

Theo Nghệ sĩ Kim Chi, người Trung Quốc đi khắp nơi ở đất nước của mình, họ trương cả cờ, họ mặc áo lưỡi bò để khẳng định là của họ một cách buồn cười, trong khi Trung Quốc ngang nhiên như thế thì tại sao người dân lại không có quyền ? Bà nói tiếp :

"Cho nên CLB Lê Hiếu Đằng thấy là cần lên tiếng, và tôi là người đại diện, để bày tỏ chính kiến của mình và yêu cầu nhà cầm quyền, phải xét lại chuyện đó, phải làm mạnh mẽ, đáng lẽ chúng tôi phải được ủng hộ, chứ không phải cấm đoán".

11nam3

Người dân Hà Nội mặc áo NO-U biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 6 tháng 8 năm 2019. Reuters

Vào ngày 13/5/2018, một đoàn du khách Trung Quốc mặc áo in hình đường ‘lưỡi bò’ qua được cửa khẩu nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh. Cụ thể theo công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh, Khánh Hoà, nhóm khoảng 10 người Trung Quốc khi làm thủ tục ở cửa khẩu sân bay Cam Ranh thì vẫn mặc áo khoác ; đến khi ra khu vực bên ngoài chuẩn bị lên xe đi Nha Trang thì cởi bỏ áo khoác, lộ ra áo thun trắng phía sau có in hình đường lưỡi bò.

Đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là "đường lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương vẽ ra và sử dụng để đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông. Đây cũng là nơi một số nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Từ Sài Gòn, Chị Ngô Thứ, một người ủng hộ chương trình áo thun NoU, khi trả lời RFA qua tin nhắn hôm 15/11, nhận định :

"Tôi mừng lắm vì thấy thư ngỏ này. Các bậc lão thành có tiếng nói công tâm chính trực luôn tạo nên sức mạnh tinh thần khiến mọi người phải suy nghĩ. Rất cần nhiều thư ngỏ như vậy".

Chị Ngô Thứ cho biết thêm, khi các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng sau khi post hình mặc áo NoU cũng bị an ninh hỏi thăm tìm cách gây mệt mỏi tâm lý để hạn chế bớt hiệu ứng lan truyền. Chị viết tiếp :

"Một Facebooker tên Khải (nick Khai Nguyen ở Biên Hòa Đồng Nai, đã bị lực lượng 47 report giam nick 1 tháng, do viết bài tố cáo đích danh trung tá an ninh Đỗ Anh Tuấn cùng nhiều công an đi xe công vụ đến nhà anh tịch thu áo . Tịch thu nhưng họ không đưa ra được một tờ lệnh nào chỉ vu khống áo này do Việt Tân hậu thuẫn".

Để tìm hiểu thêm, RFA liên lạc Facebooker Khai Nguyen, và được anh cho biết như sau :

"Áo NoU mình đã mặt hơn 1 năm nay rồi, trước cô Ngô Thứ có tặng 2 cái. Đợt này đăng ký 10 cái, tính đem về cho mấy anh em mặc, nhưng mới nhận áo thì hôm sau trung tá an ninh Đỗ Anh Tuấn cùng nhiều công an đi xe công vụ đến hỏi áo đâu rồi, và họ tịch thu, trong khi áo chỉ có dòng chữ Hoàng Sa – Trường Sa Việt Nam, thì họ nói áo đó do Việt Tân tài trợ. Họ còn nói đúng ra họ triệu tập lên trụ sở công an, nhưng họ chỉ lấy áo thôi".

Trong Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước NoU, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng, đáng lý những hành động như trên phải được biểu dương, nhân rộng, để nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước trong thanh niên, thì ai đó đã ra lệnh cho anh em công an, an ninh tịch thu và tra xét nguồn in, phát hành những chiếc áo in đậm lòng yêu nước ấy. Đó là việc làm không thể biện giải của một bộ máy cầm quyền luôn tự coi mình là kế tục sự nghiệp của những nhà cách mạng đã giành lại độc lập cho đất nước.

Theo Nhà hoạt động Trần Bang, Trung Quốc dùng biện pháp truyền thông thì người dân cũng phải cắt đi, cái đấy là bình thường, chính quyền phải ủng hộ, thậm chí phải làm gương. Nhưng khi người dân Việt Nam làm thì lại suy diễn, kết tội này kia, ông nói tiếp :

"Tôi đã từng mặc áo NoU đi biểu tình chống Tập Cận Bình sang Việt Nam hồi năm 2015, tôi cũng bị đánh và đổ máu, cái đấy ai cũng biết, Nhưng vào năm ngoái 10/6/2018, tôi đi biểu tình chống Luật đặc khu và Luật an ninh mạng, thì họ bắt tôi vào đồn, họ dùng sức mạnh của công an sắc phục và thường phục và cả nhóm Hội cờ đỏ, họ cố tình lột áo NoU của tôi, đến lúc về tôi đòi thì họ nói muốn về thì để áo lại, tôi mới nói vậy tôi ở lại, trả áo tôi mới về, sau họ nói sẽ đem áo về địa phương thì tôi về. Nhưng đến giờ họ cũng không trả áo cho tôi".

Cuối thư ngỏ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, kêu gọi các bạn thanh niên hãy tùy theo điều kiện của mình sáng tạo, trao tặng cho nhau và mặc những chiếc áo mang các khẩu hiệu yêu nước như vừa nêu. Theo Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, việc làm này không vi phạm luật pháp hiện hành và là một trong những cách sinh động thể hiện, nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu quê hương, Tổ quốc Việt Nam và trách nhiệm với Tổ Tiên, Sông Núi !

Thư ngỏ cũng gởi lời kêu gọi đến lực lượng chức năng như sau : "Các bạn công an, an ninh ! Từ trong bụng mẹ, các bạn cũng như tất cả người Việt Nam đều mang dòng máu của một dân tộc anh hùng bất khuất, không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất dù một tấc đất của tổ tiên, không khoanh tay trước các hành vi xâm lược của ngoại bang ! Các bạn hãy ủng hộ, bảo vệ việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của các thanh niên yêu nước !"

Ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nhận định thêm :

"Họ làm càng ngày càng vô lý, thanh niên để chữ Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là cái chuyện nhà nước cũng nói, ai cũng nói, thậm chí trước đây, đoàn thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh cũng có in kiểu áo này, nhưng không giống logo thôi. Thế thì tại sao người này được mang mà người kia không được mang".

Theo Ông Lê Thân, điều đó rất là lạ, nếu chính quyền đàn áp người dân mặc áo NoU thì không còn là chính nghĩa. Ông cho rằng, ít nhất họ phải giữ một ít thể diện cho chính quyền, chứ nếu đàn áp trắng trợn thì còn gì để sống trên đất nước này được.

Published in Việt Nam