Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vào sáng và chiều ngày 14/1, đại diện một số tôn giáo đã đến thăm vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế hôm 4 và 8/1 vừa qua.

kho1

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp phát biểu trước người dân ở vườn rau Lộc Hưng hôm 14/01/2019 -Courtesy FB Vườn Rau Lộc Hưng

Theo bản tin của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, đại diện Hội đồng bao gồm đại diện Phật giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hòa Hảo và các linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã đến thăm vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình để trình bày quan điểm và chia sẻ nỗi đau đối với các giáo dân tại vườn rau Lộc Hưng.

Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất nói với Đài Châu Á Tự Do về chuyến thăm vào tối ngày 14/1 : "Trước thân phận của bà con của vườn rau Lộc Hưng, các chức sắc chúng tôi có gửi lời chia sẻ và cầu nguyện tới quý bà con".

Vào chiều ngày 14/1, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình – trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đến thăm và chia sẻ với người dân vườn rau Lộc Hưng. Phát biểu trước người dân Lộc Hưng, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói : "vui mừng và hy vọng của thế giới, của bà con Lộc Hưng là vui mừng và hy vọng của Giáo Hội".

Giám mục nói tiếp trong khi tiếng loa do địa phương phát công suất lớn đang át đi tiếng nói của ông : "chúng tôi biết anh chị em tuân thủ pháp luật, nhưng vì những bức xúc do chính quyền gây ra những ngày giáp tết đoàn viên này".

Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết chuyến thăm vào buổi sáng của Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng gặp tình trạng công an được huy động với số lượng lớn để bao vây và chính quyền phát loa công suất lớn để át tiếng phát biểu.

"Lúc mà các chức sắc đứng cầu nguyện và gửi lời chia sẻ với quý bà con dân oan ở vườn rau, coi như công an đứng dày đặc hết. Họ bao vây từ bên ngoài….. Nhưng cuối cùng họ cũng để quý chức sắc vào thăm hỏi bà con… Khi tôi gửi lời cầu nguyện và chi sẻ với bà con giáo dân bị mất nhà mất cửa thì họ cho một cái xe tới với loa phóng thanh họ phát rất lớn để coi như tiếng nói của mình không đến được với bà con đồng bằng. Rõ ràng đó là một thái độ rất nhỏ mọn và không đúng tư cách của một người cầm quyền, lãnh đạo".

Khu đất vườn rau Lộc Hưng rộng khoảng 5 ha được người dân cho biết thuộc Hội thừa sai Paris cho người dân sử dụng để sinh sống và trồng rau từ thời Pháp thuộc. Phần đông người dân ở đây là dân di cư từ miền Bắc vào khoảng năm 1954 và là người Công giáo.

Tuy nhiên chính quyền quận Tân Bình khẳng định khu đất này là khu đất công và đã được quy hoạch để xây dựng trường học. Hai cuộc cưỡng chế vào ngày 4 và 8/1 tại đây được chính quyền địa phương cho biết là áp dụng đối với 112 hộ xây dựng trái phép. Theo quận Tân Bình, chỉ có 134 hộ dân đã đăng ký sử dụng đất với chính quyền.

Hôm 13/1, truyền thông trong nước cho biết chính quyền quận Tân Bình có thông báo hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 đất đối với các trường hợp sử dụng đất tại khu vực vườn rau, đồng thời hỗ trợ chi phí từ 4 đến 6 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng cho các hộ trồng rau ở dây bị ảnh hưởng do giải tỏa.

Ông Cao Hà Trực, đại diện người dân ở vườn rau cho RFA biết chính quyền vẫn đang vận động bà con chấp nhận đề nghị đền bù này :

"Chính quyền hiện nay đang vận động những người nhẹ dạ, họ kêu lên nhận tiền không thì mất, đặc biệt là vận động những người trồng rau lên nhận tiền hoa màu, hỗ trợ 3 tháng mỗi tháng 4 triệu. Sau khi dụ người ta nhận xong, sau đó họ đi bước thứ hai là dụ họ ký đồng ý nhận bồi thường của nhà nước là khoảng 7 triệu đồng/m2. Họ dùng loa phóng thanh một ngày rất nhiều lần để kêu gọi. Điều lạ là nhận tiền lại nhận ở công an, trong khi công an là cơ quan an ninh chứ không phải cơ quan hành chính".

Ông Trực cho biết hiện nay, đa phần người dân ở đây vẫn không chấp nhận đề nghị đền bù của chính quyền, và mới chỉ có 1 hộ nhận đền bù hoa màu là 12 triệu đồng.

*******************

Giám mục Nguyễn Thái Hợp thăm Vườn rau Lộc Hưng, chính quyền bật loa át lời chia sẻ

Nguồn : RFA, 14/01/2019

********************

Các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa kể về việc bị cưỡng chiếm và bị đuổi ra khỏi nhà ngày 08/01/2019

Nguồn : Amen.tv, 13/01/2019

Published in Việt Nam

Giáo hoàng thiết lập giáo phận Hà Tĩnh (VOA, 24/12/2018)

Giáo hoàng Francis vừa thiết lp Giáo phn Hà Tĩnh, tách ra từ Giáo phn Vinh, và b nhim Linh mc Nguyn Thái Hp, hin là Giám mc Giáo phn Vinh, làm Giám mc tiên khi ca giáo phn Hà Tĩnh, theo Vatican News.

giaophan1

Giám mục Nguyn Thái Hp và cu Đi s M Ted Osius ti Hà Ni. (nh chp t Facebook Ted Osius)

Trong một thông báo hôm 22/12, Phòng Báo chí Tòa thánh Vatican cho biết : "Giáo phn mi Hà Tĩnh [tiếng Latinh : Dioecesis Hatinhensis] min Bc Vit Nam, bao gm hai tnh Hà Tĩnh và Qung Bình".

Thông báo của Vatican cho biết, Tòa Giám mc và Nhà th Chính tòa ca Giáo phn Hà Tĩnh to lc ti giáo x Văn Hnh. Giáo phn Hà Tĩnh thuc Giáo tnh Hà Ni, là giáo phn th 27 ca Giáo hội Công giáo Vit Nam.

Ngoài ra, Giáo hoàng Francis còn bổ nhim Linh mc Nguyn Hu Long, Giám mc Ph tá giáo phn Hưng Hoá, làm Giám mc chính tòa Giáo phn Vinh, thay cho Giám mc Nguyn Thái Hp.

Tuy nhiên, Vatican không cho biết nguyên nhân ca vic b nhim và điu chnh này.

Theo Hội đng Giám mc Vit Nam, tân Giám mc Hà Tĩnh Nguyn Thái Hp, 73 tui, tng ph trách Giáo phn Vinh trong 8 năm qua, "s coi sóc giáo phn mi vi din tích hơn 14 ngàn km vuông vi 241.112 tín hữu Công giáo và 96 giáo x".

Linh mục Nguyn Hu Long, 65 tui, làm Giám mc Ph tá Hưng Hóa t năm 2013, "s ph trách Giáo phn Vinh được điu chnh có din tích hơn 16 ngàn km vuông vi 281.934 s tín hu Công giáo và 93 giáo x".

*******************

Tân giáo phận Hà Tĩnh tách ra từ Vinh (RFA, 24/12/2018)

Hội thánh Công giáo Việt Nam vừa có thêm một giáo phận mới là Giáo phận Hà Tĩnh.

giaophan2

Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục đầu tiên của Giáo phận Hà Tĩnh - Courtesy vaticannews

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican công bố quyết định vừa nêu vào ngày 22 tháng 12 vừa qua. Người phụ trách giáo phận Hà Tĩnh là Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp.

Giáo phận Hà Tĩnh được tách ra từ Giáo phận Vinh và đến khi có quyết định mới công bố của Tòa Thánh Vatican thì Giám mục Nguyễn Thái Hợp là vị chủ chăn của giáo phận Vinh.

Nay Giám mục Nguyễn Thái Hợp được điều về làm giám mục tiên khởi cho giáo phận Hà Tĩnh ; còn Giáo phận Vinh do Giám mục Nguyễn Hữu Long đảm trách.

Trước khi được điều về Vinh, Giám mục Nguyễn Hữu Long đảm trách chức vụ phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

Tin cho biết Giáo phận Hà Tĩnh gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tòa Giám mục và Nhà thờ Chính tòa được đặt tại Giáo xứ Văn Hạnh. Giáo phận Hà Tĩnh thuộc Giáo tỉnh Hà Nội.

Như thế đến nay Giáo hội Việt Nam có 27 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh : Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Tổng số giáo dân Công giáo La Mã tại Việt Nam được thống kê chừng 7 triệu người trên tổng số 96 triệu dân hiện nay.

Vào ngày 19 tháng 12 vừa qua Nhóm Làm việc hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam tiến hành phiên họp lần thứ 7 tại thủ đô Hà Nội. Một thỏa thuận được công bố sau phiên họp là hai phía hướng đến nâng cấp mối quan hệ từ vị Đại diện không Thường trú của Vatican tại Việt Nam lên Đại diện Thường trú.

Vị Khâm sứ Tòa Thánh Vatican cuối cùng tại miền nam Việt Nam trước đây là Giám mục Henri Lemaitre. Ông phải rời Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1975.

Published in Việt Nam

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

nth1

Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt. Courtesy of Pham Quang Long FB

Trở về từ Đài Loan, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết :

Nguyễn Thái Hợp : Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia trực tiếp hưởng khói của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc : Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Nguyễn Thái Hợp : Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016 thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là vấn để đặt ra.

Thanh Trúc :Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không ?

Nguyễn Thái Hợp : Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu "Hành Tinh Đen". Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc : Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này ?

Nguyễn Thái Hợp : Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không phải ta thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài nói chuyện này.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn