Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sống trong tình trạng "vô quốc tịch, vô tổ quốc" ngay trên đất nước mình

Câu chuyện của cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên

Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình ? Có bao giờ bạn nghĩ lại có những chuyện như vậy ? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một lý do : niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.

songchi1

Hình ảnh con đường người dân đào để vào làng Tiểu khu 179

Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin Lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước, hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.

Cách huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng từ vài cây số cho tới hàng chục cây số có nhiều người H'mong tới tái định cư như vậy, từ khoảng năm 2000–2001, họ sống thành những khu được đặt tên là Tiểu khu 178, 179, 181, Tiểu khu Tây Sơn… Mỗi tiểu khu có khoảng dưới 100 cho tới 120 hộ gia đình, xấp xỉ 700–800 người. Chính quyền địa phương hoàn toàn bỏ rơi những cộng đồng này, làm như thể họ không tồn tại.

Việc từ chối hộ khẩu và giấy tờ tùy thân đã được chính quyền một số tỉnh ở Việt Nam sử dụng như một biện pháp trừng phạt đối với các thành viên của các tôn giáo không được công nhận hoặc các nhà thờ bị cấm. Trong hai thập kỷ, người H'mong ở các tiểu khu này không được đăng ký hộ khẩu, và do đó, không thể có được thẻ căn cước, là bằng chứng chính về quốc tịch Việt Nam ; nói cách khác, họ là những người "vô quốc tich, vô tổ quốc" trên chính đất nước của mình và bị từ chối những quyền cơ bản nhất của công dân, không thể tiếp cận các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Họ sẽ không được cấp quyền sử dụng đất và không thể sở hữu tài sản, mở tài khoản ngân hàng, có việc làm chính thức hoặc xin giấy phép kinh doanh. Các cặp vợ chồng không có giấy tờ sẽ không được cấp giấy chứng nhận kết hôn và con cái của họ có thể không có giấy khai sinh, hoặc chỉ được khai sinh theo họ mẹ. Thông thường, con cái của họ sẽ bị từ chối giáo dục chính thức. Trong hầu hết các trường hợp, một người không quốc tịch thậm chí không thể nộp đơn kiện để yêu cầu bồi thường tư pháp do thiếu giấy tờ tùy thân. Các hoạt động di chuyển, đi lại từ nơi này sang nơi kia cũng bị hạn chế nghiêm trọng.

songchi2

Những chiếc lều, chòi tạm bợ được dựng lên cho những đứa trẻ ở Tiểu khu 181 sống để đi học cho gần trường ở huyện

Báo cáo của tổ chức BPSOS (một tổ chức hoạt động nhân quyền phi lợi nhuận của người Việt có trụ sở tại Mỹ) đã chỉ ra có hơn hai nghìn hộ gia đình người H'mong và người Thượng theo đạo Cơ đốc, chiếm khoảng 10.000 người, đã trở thành người không quốc tịch vì đức tin tôn giáo của họ.

Trở lại với các cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành ở các Tiểu khu 179, 181…, như phần lớn các sắc dân bản địa, cộng đồng thiểu số khác, cuộc sống của những người H'mong tại đây vô cùng nghèo nàn, cơ cực, và do tình trạng bị chính quyền bỏ rơi nên cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy. Khu vực này trước đây là đất hoang, từ năm 2000 thì có nhiều người Kinh, người dân tộc thiểu số đã đến khai hoang, sau đó là những người H'mong chạy trốn hoặc bị đuổi khỏi làng của họ ở Tây Bắc Việt Nam như vừa kể.

Mọi thứ đều thiếu thốn – chỉ có nước thì đồng bào góp tiền cùng nhau mua ống dẫn để dẫn nước từ đầu nguồn về, còn lại chưa có điện, chưa có internet, chưa có trạm y tế, trường học gì cả. Không có đường xá, đồng bào các Tiểu khu 179, 181… lại huy động nhau khu nào lo khu nấy, góp tiền, phát cây, mở một con đường đất để xe cộ từ trong khu có thể chạy ra đường lộ và ngược lại, nhưng mùa khô thì đi được, còn mùa mưa, lũ thì chịu thua. Còn Tiểu khu Tây Sơn thì có đường do công ty khai thác vàng mở đường dọc bờ sông. Đau ốm bệnh hoạn chỉ khi nào nặng lắm thì mới chạy xe ra trạm y tế xã, huyện, cách các tiểu khu cũng chừng vài chục cây số trở lên ; hoặc như Tiểu khu 179 phải đi đò qua sông ra huyện. Nhưng cũng chẳng mấy khi đồng bào biết đến viên thuốc hay trạm xá. Những người phụ nữ có bầu toàn sinh con tại nhà, chồng, người nhà hoặc hàng xóm phụ đỡ đẻ, riết rồi cũng quen, trời sinh voi sinh cỏ, chỉ khi nào đau bụng tới mấy ngày vẫn không sinh được thì mới lại chở nhau ra trạm y tế xã, huyện, và không phải là không có những trường hợp trẻ sinh ra bị chết, vì bị nhiễm trùng hay vì lý do này lý do khác.

Trẻ em lớn lên như cỏ dại, không biết đến trường lớp là gì.

songchi3

Những đứa trẻ ở Tiểu khu 181 sống trong những cái lều tạm bợ để đi học

Từ năm 2016, người dân ở Tiểu khu 179 góp tiền dựng lên một cái nhà gỗ, có 4 phòng học từ lớp 1–4 , và làm đơn xin chính quyền điều phối giáo viên đến dạy cho các em. Dựng nhà từ 2016 đến 2019 mới có giáo viên, nhưng vì vùng sâu vùng xa nên cũng khó, giáo viên chỉ đến dạy 1, 2 buổi một tuần, dạy Toán và tiếng Việt, còn từ lớp 5 trở lên là lại phải đi ra huyện, ra tỉnh để học. Em nào gia đình có tiền thì thuê phòng trọ ở chung nhau, không có tiền thì tự dựng chòi, dựng lều ở gần trường.

Tiểu khu 179 như vậy còn đỡ hơn Tiểu khu 181, không có giáo viên nào chịu vào dạy nên bà con phải cho trẻ đi học xa nhà cách vài chục cây số. Thuê phòng trọ mất khoảng 600.000–700.000 VNĐ/tháng (khoảng hơn 25 cho tới hơn 29 USD) cho một phòng 3, 4 em ở, nhưng với rất nhiều gia đình đồng bào thiểu số thu nhập của họ chỉ chừng 500 000 VNĐ/tháng (khoảng hơn 20 USD) nên họ cũng chẳng lo nổi, đành dựng chòi, lều trên đất của người dân ở các xã khác, có tốn phí dựng nhờ đất nhưng rẻ hơn.

Những cái chòi, lều dựng bằng đủ thứ vật liệu tạm bợ, từ nilon, bìa carton, ván ép, trong đó 7 cho tới 10 đứa trẻ, tuổi từ 7, 8 đến 10, 12 sống với nhau, tự nấu ăn, tự lo liệu chăm sóc nhau. Sống như vậy rất không an toàn, đủ thứ tai nạn có thể xảy ra cho những đứa trẻ như cháy, lấy nước ở dưới giếng sâu có thể bị ngã xuống giếng, mưa bão v.v. Chuyện học hành cực khổ như vậy, lại không có gia đình ở bên cạnh bảo ban, nhắc nhở, nên lũ trẻ đi học bữa đực bữa cái, chữ chưa kịp vào đầu lại bay đi đâu mất, siêng lắm cũng chỉ vài năm là buông, lại về nhà phụ ba mẹ làm nương làm rẫy. Em nào ham học lắm mới học hết lớp rồi ra huyện, ra tỉnh học tiếp.

Trẻ con thì như vậy, còn người lớn quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời kiếm ít đồng đong gạo nhưng nào đã yên. Thứ nhất là đồng bào H'mong ở đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì đức tin và sinh hoạt tôn giáo. Chính quyền địa phương lấy lý do họ ngụ cư bất hợp pháp, không được công nhận, nên không được phép xây nhà thờ, không được có mục sư, không cho phép thành lập nhóm, thành lập chi hội ; bà con phải mượn nhà một người trong tiểu khu làm nhà nguyện, mỗi năm khi đến lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, lễ Thăng Thiên…thì phải làm đơn gửi chính quyền, chính quyền cho thì mới được tổ chức, rồi mời mục sư ở nơi khác, ví dụ như ở tỉnh Lâm Đồng đến.

Cái khổ thứ hai là từ năm 2015 chính quyền tỉnh Lâm Đồng có văn bản đòi cưỡng chế, di dời người dân đi nơi khác, để lấy lại đất cho các công ty sân sau của nhà nước đầu tư, khai thác. Nói là đi nơi khác mà không biết là đi đâu. Từ năm 2016–2018 bà con đấu tranh mạnh mẽ, giữa công ty và bà con thường xuyên xảy ra tranh chấp, người dân ở Tiểu khu 179 vì có sự liên kết với các tổ chức nhân quyền ở bên ngoài, gửi thư cho chính quyền, rồi quốc tế lên tiếng nên chính quyền chịu lùi bước, dừng cưỡng chế, lại còn hứa hẹn là sẽ cho tái định cư tại chỗ. Chính quyền huyện Đam Rông cũng đã cam kết cấp thẻ căn cước công dân cho mọi người dân ở Tiểu khu 179, xây dựng hạ tầng như trạm y tế xã, trường học cho bà con, cử giáo viên đến sống trong thôn để dạy cho trẻ em. Các tổ chức nhân quyền của người Việt ở nước ngoài như BPSOS hoan nghênh thiện chí này và đề nghị quốc tế khen ngợi. Bà con ở Tiểu khu 181 thấy vậy liền gửi thư chất vấn về sự chênh lệch này và yêu cầu được có cơ hội tương tự như ở Tiểu khu 179.

Nhưng từ một năm trở lại đây thì chính quyền lại thay đổi, lật lại những gì đã hứa. Một mặt, họ bắt những người chủ chốt trong các cuộc đấu tranh lên xã, huyện "làm việc" với công an, bắt phải viết cam kết ngưng liên lạc với các tổ chức nhân quyền ở bên ngoài thì chính quyền mới tiến hành các cam kết. Những người này trả lời là hãy thực hiện mọi cam kết thì họ sẽ ngưng liên lạc với bên ngoài. Tình trạng dằng co cứ kéo dài, mà mọi tiến triển thì không thấy đâu.

Không những thế, vì nghèo đói, ít học, không hiểu biết gì về luật pháp, nên đồng bào các sắc dân bản địa dễ bị chính quyền đàn áp và khi đàn áp thì không biết lên tiếng như thế nào ; cũng vì nghèo đói, ít học, thanh niên lớn lên rất dễ bị các công ty môi giới xuất khẩu lao động dụ đi làm xa hoặc các tổ chức buôn người dụ dỗ. Chẳng hạn, với nạn nhân từ các đường dây xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út làm việc nhà, có nhiều em là người dân tộc thiểu số, trong số đó có một em là H Xuân Siu, người dân tộc Gia Rai, đã chết sau 2 năm làm việc như nô lệ, bị chủ đánh đập, ngược đãi, mà báo chí tiếng Việt ở nước ngoài từng lên tiếng. Khi chết em chỉ mới 17 tuổi, có nghĩa là khi được tuyển đi làm việc, em chưa đầy 15 tuổi nhưng những người tuyển dụng đã cấu kết với chính quyền địa phương làm giả giấy tờ cho em đủ tuổi đi lao động là 18 tuổi trở lên. ("Lao động trẻ chết bị chôn tại Ả Rập Xê Út gây phẫn uất cho gia đình", RFA, "Thiếu nữ người Việt 17 tuổi chết sau hai năm lao động ở Ả-rập Xê-út", VOA)

Riêng người H'mong đã có 4 trường hợp bị lừa sang Ả rập Xê Út được tổ chức BPSOS giải cứu, trong đó có cô Mùa Thị La, sau hơn 4 năm là nạn nhân của chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam, chịu đủ mọi sự ngược đãi, hành hạ của chủ mới được trở về Việt Nam.

Với các tổ chức buôn người nhỏ lẻ ví dụ như vụ nhiều nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", bên cạnh nhiều người Kinh từ các làng quê nghèo, cũng lại là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Riêng Tiểu khu 181 đã có 5 thanh niên dưới 18 tuổi, được giải cứu về nước, hiện vẫn chưa có quốc tịch và không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào.

songchi4

Ma A Dình tại hội nghị SEAFORB lần thứ 8, từ ngày 7-9/11/2022 tại Bali, Indonesia

Câu chuyện của Ma A Dình

Ma A Dình, sinh năm 1992, là người H'mong. Gia đình anh chạy từ ngoài Bắc vào trú ngụ ở Tiểu khu 179 từ năm 2012. Ngoại trừ Ma A Dình là có giấy tờ từ khi còn ở ngoài Bắc, vợ và các con của anh đều không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào.

Khi còn ở ngoài Bắc, Ma A Dình được đi học đến hết lớp 12 nên thuộc loại "có chữ" ở Tiểu khu, do đó khi xảy ra chuyện đấu tranh về đất đai, đòi quyền lợi, đòi tự do tôn giáo, dân làng nhờ anh đứng ra là người đại diện, cùng với vài người khác, gửi thư đến chính quyền, hoặc liên lạc với bên ngoài nhờ sự vận động của các tổ chức bên ngoài, sự lên tiếng của quốc tế. Vì vậy mà Ma A Dình và những người đại diện khác liên tục bị "triệu tập" ra công an xã, huyện, tỉnh để công an hạch hỏi và công an đã có những lời nói, hành vi có tính chất hăm doa, khủng bố anh, mọi việc làm, đi lại của anh đều bị công an cho người theo dõi, giám sát. Công an kết tội Ma A Dình là "thành phần phản động, cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài, cung cấp thông tin cho bên ngoài, rằng Ma A Dình là người có tội, công an muốn bắt anh lúc nào cũng được".

Biết sớm muộn gì cũng bị bắt, ngày 28/6/2022 Ma A Dình chạy trốn sang Thái Lan, xin tỵ nạn chính trị. Gần 1 tháng sau, ngày 23/7/2022 đến lượt người vợ đang mang bầu và 5 đứa con của anh cũng chạy sang Thái Lan. Đứa con thứ 6 được sinh ra trên đất Thái.

Từ khi ra bên ngoài, Ma A Dình vẫn thường xuyên liên lạc với bà con người H'mong ở nơi anh sống. Cùng một số người người anh em đã và đang ngày đêm đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong ở Việt Nam, họ thành lập một nhóm truyền thông, hoạt động dưới danh nghĩa một tổ chức NGO có tên H'mong Human Rights Coalition, và hoạt động trong các lĩnh vực giải cứu nạn nhân buôn người, đàn áp tôn giáo trên cộng đồng người H'mong, phát triển cộng đồng và dự án người Hmong vô tổ quốc. Tại Hội Nghị thường niên về Tự Do Tôn Giáo hay Tín ngưỡng khu vực Đông Nam Á lần thứ 8 (Eighth Annual Southeast Asia Freedom of Religion or Belief Conference, viết tắt là SEAFORB 8) được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 7–9/11/2022 vừa qua, Ma A Dình đã đại diện cho đồng bào người H'mong theo đạo Tin Lành đọc bản tham luận về hoàn cảnh sống của người H'mong theo đạo Tin Lành tại Tiểu khu 179, dưới sự đàn áp của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Vượt qua những hạn chế về văn hóa và điều kiện sống, dưới sự giúp đỡ của những tổ chức nhân quyền bên ngoài như tổ chức BPSOS, cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành đang từng bước trưởng thành để tự bảo vệ niềm tin và các quyền con người, họ đã biết lên tiếng, báo cáo về tình trạng của cộng động mình cho các tổ chức quốc tế. Nhờ vậy mà các tổ chức quốc tế đã biết tới họ và tiếp tục giúp đỡ họ ngày một trưởng thành hơn.

Trong khi đó, với việc vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, mang tính hệ thống, liên tục suốt một thời gian dài, ngày 2/12/2022 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào "Danh sách Theo dõi Đặc biệt" (Special Watch List, viết tắt SWL). Và nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ bị đưa vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt (Countries of Particular Concern, viết tắt CPC, mà trước đây Việt Nam từng bị và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỷ dỡ bỏ vào tháng 11/2006 chỉ sau 26 tháng mà không thực sự có những tiến bộ thực chất). Và nếu lại bị đưa vào danh sách CPC, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều biện pháp chế tài, cấm vận.

Song Chi

Nguồn : RFA, 13/12/2022

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn

Người H’mong theo Tin Lành bị bách hại (RFA, 06/12/2018)

Nhà nước Việt Nam, đặc biệt các chính quyền địa phương, thường tỏ ra không mấy thiện cảm đối với tập thể người Thượng hoặc người H’mong theo đạo Thiên Chúa, đặc biệt hơn nữa đối với những ai mới bắt đầu theo. Điển hình là một trường hợp mới đây nhất tại một vùng thuộc tỉnh Nghệ An ngày Chúa Nhật 2 tháng 12 vừa qua.

vn1

Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015 - RFA

Chuyện xảy ra hôm Chúa Nhật 2 tháng Mười Hai vừa qua tại bản Phá Lóm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, khi một nhóm sắc tộc H’mong theo đạo Tin Lành bị chính quyền địa phương buộc phải bỏ đạo nếu không muốn gặp rắc rối.

Ông Hoàng Văn Pá, cũng là người H’mong theo đạo Tin Lành hiện đang sống ở Thái Lan, báo cho đài Á Châu Tự Do biết đây là nhóm Tin Lành mới thành lập gồm 7 hộ và 33 nhân khẩu do ông Xồng Bá Chỏ làm trưởng nhóm :

Tôi liên lạc được với nhóm Tin Lành bản Phá Lóm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tình Nghệ An, biết tin nhóm Tin Lành bị đàn áp. Nhóm Tin Lành đó mà Xồng Bá Chò là trưởng nhóm, thuộc Tổng hội miền Bắc có trụ sở tại 2 Bố Trạch do Hà Nội quản lý, đã đăng ký hợp pháp theo Luật Tín Ngưỡng Tốn Giáo của nhà nước Việt Nam từ tháng Tư 2018, mà khi đăng ký rồi họ càng bị công an đến quấy nhiễu, sách nhiễu, đe dọa rất nhiều.

Tại sao đã đăng ký hợp pháp rồi mà lại bị đàn áp ? Cần biết rằng khu vực đó từ trước tới nay chưa có Tin Lành mà mới đăng ký hoạt động, nhà nước cộng sản không muốn phát sinh thêm những người mới theo đạo Tin Lành nữa. Họ muốn ngăn chặn, muốn nhóm này bỏ đạo Tin Lành và thờ cúng tổ tiên., họ tới yêu cầu bà con bỏ đạo Tin Lành, họ đưa cho một tượng Phật, cái này rất là lạ, Hôm qua ngày mùng 3 thì mẹ của Xồng Bá Chò là cô Xồng Y Xía có gọi tới báo cho tôi biết nếu không bỏ đạo Tin Lành nhà nước sẽ bằng mọi giá mọi cách ngăn cấm và nếu không muốn chết thì phải nghe theo chính quyền, họ đe dọa như vậy.

Vì bị buộc phải từ bỏ đức tin rồi bị chính quyền Dak Nông bắt giam cùng anh ruột là chấp sự Tin Lành Hoàng Văn Ngài ; sau khi người anh bị đánh chết, ông Hoàng Văn Pá đã tìm đường trốn đi :

Hồi ở Việt Nam thì tôi ở Dak Nông. Tôi là em ruột của chấp sự Hoàng Văn Ngài, bị công an giết chết vào ngày 17 tháng Ba 2013. Chắc chắn là tôi biết rõ việc công an đe dọa, bắt bớ, đánh chết anh trai tôi. Hoàng Văn Ngài là chấp sự của Hội Thánh Tin Lành Bụi Tre. Tôi chạy qua Thái Lan vì lý do là tố cáo công an đánh chết anh trai của tôi.

Trở lại vụ việc ngày 2 tháng Mười Hai khi một đoàn những người thuộc chính quyền địa phương đến buộc nhóm người H’mong theo Tin Lành ở bản Pha Lóm vào khi họ đang nhóm họp để cầu nguyện, buộc họ bỏ đạo nếu không muốn gặp khó khăn, rắc rối, Trưởng nhóm là ông Xồng Bá Chồ trực tiếp kể lại :

Hôm Chúa Nhật vừa rồi thì có ông Già Bá Ná và ông Xồng Bá Do tới nhà và nói không được theo đạo Tin Lành này, đây là đạo Tin Lành trái phép, chính quyền Việt Nam không nhận và sẽ không bao giờ tạo điều kiện cho sinh hoạt, nếu muốn bỏ đạo và muốn sinh hoạt thì họ đưa đạo Phật để chúng tôi theo.

Nhóm Hội Thánh mình không có chống chính quyền, chưa làm cái gì để chống lại chính quyền cơ mà, nhưng họ vẫn không cho sinh hoạt thôi.

Vẫn theo lời ông Xồng Bá Chồ, từ tháng Sáu ông đã bị theo dõi và cho đến giờ thì ông không còn được quyền tự do đi lại trong những sinh hoạt hang ngày nữa :

Hiện tại là tôi không đi được đâu nữa, ra khỏi làng bản là cứ bị bọn xã hội đen nó che mặt nó chận đường đánh đập, bây giờ không thể đi đâu được nữa. Họ cấm hộ khẩu, y tế và các khoản hỗ trợ từ nhà nước, họ không cho cái gì cho nhà mình cả. Họ còn nói nếu chúng tôi vẫn tiếp tục theo đạo Tin Lành này thì họ sẽ không quản lý chúng tôi nữa, họ sẽ coi như là không có chúng tôi trong bản này, họ cấm hết tất cả.

Theo ông Hoàng Văn Pá từng ở Dak Nông thì chính sách kỳ thị phân biệt đối xử người H’mong theo đạo Tin Lành thực sự là còn tồn tại ở các vùng sâu vùng xa, nhưng thực tế và cấp độ khó khăn cản trở lại tùy vào từng địa phương, và đối tượng bị cản trở nhiều nhất là những điểm nhóm mới xin đăng ký :

Từ khi mình bỏ ra đi thì có sự thay đổi hơn nhiều, họ cũng không có gì mạnh tay, nhưng mà ở những nơi khác cho dù họ có điểm nhóm có nơi thờ phượng Chúa nhưng họ phải cam kết đủ thứ hết. Một khi họ đã đăng ký với chính quyền là họ không được tham gia khiếu nại, nếu tham gia họ sẽ bị hoàn toàn đe dọa, bị như gia đình tôi.

Đó là chuyện người H’mong theo đạo Tin Lành bị cấm sinh hoạt và bị buộc bỏ đạo tại một điểm nhóm mới ở bản Phá Lóm, xã Tam Hiệp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An,

Đây không phải là động thái mới của các chính quyền địa phương đối với người sắc tộc muốn theo đạo Tin Lành. Để tìm hiểu thêm thì chúng tôi đã cố gắng liên lạc với một người mà trưởng nhóm Xồng Bá Chò đã nhắc tới, đó là ông Già Bá Ná thuộc Bộ Đội Biên Phòng, đã cùng đi với đoàn 12 người đến buộc bà con H’mong ở Phá Lóm bỏ đạo. Rất tiếc ông Già Bá Ná đã từ chối trả lời . Đường dây nối với điện thoại của chủ tịch xã Phá Lóm cũng không có người bắt máy.

Thanh Trúc

**************

Việt Nam tuyên bố đạt tiến bộ về bảo đảm quyền tự do báo chí và internet (VOA, 07/12/2018)

Người phát ngôn B Ngoi giao hôm 6/12 cho biết Vit Nam đt nhiu thành tu trong vic đm bo quyn con người trong đó có t do báo chí và t do internet.

vn2

Dự kiến ngày 22/1/2019 Vit Nam s tham gia đi thoi v Báo cáo quc gia UPR ti Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc Geneva, Thy S. (UPR via HRS.org.vn)

Bà Lê Thị Thu Hng đưa ra tuyên b trên khi tr li câu hi ca phóng viên đ ngh cho biết nhng ni dung chính trong Báo cáo quc gia v bo v và thúc đy quyn con người theo cơ chế rà soát đnh kỳ ph quát (UPR) chu kỳ III ti mt cuc hp báo thường kỳ Hà Ni.

"Vừa qua, Vit Nam đã chính thức np Báo cáo quc gia v bo v và thúc đy quyn con người theo cơ chế rà soát đnh kỳ ph quát chu kỳ III cho Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc", bà Hng nói vi các phóng viên. "D kiến ngày 22/1/2019 Vit Nam s tham gia đi thoi v Báo cáo quốc gia UPR ti Hi đng Nhân quyn".

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 3/12 đã t chc mt hi tho Hà Ni đ công b bn báo cáo mà b này cho biết đã được "xây dng mt cách công phu vi s tham gia ca 18 b, ngành, cơ quan có liên quan đến vic thúc đy và bảo v các quyn con người Vit Nam", theo Tin Tc.

Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III "đ cp đến mt s thành tu ni bt ca Vit Nam trong bo đm quyn con người, trong đó có vic thông qua Hiến pháp 2013 và sa đi ban hành mi trên 90 văn bn luật có liên quan đến vic bo đm quyn con người, quyn công dân", theo người phát ngôn BNG cho phóng viên biết hôm 6/12.

"Việc đm bo các quyn dân s, chính tr cũng đt nhiu thành tu, trong đó có bo đm quyn bình đng trước pháp lut, quyn t do báo chí, tự do internet", bà Hng nói.

Tuy nhiên, Liên đoàn Nhân quyền Quc tế (FIDH) hi tháng 9 đã lên tiếng ch trích bn d tho báo cáo quc gia UPR cho phiên đi thoi ti ca Vit Nam ti LHQ. T chc này cho rng báo cáo ca Vit Nam m đi các vi phm nhân quyn nghiêm trng và c tình thông tin sai lệch cho cng đng quc tế.

"Báo cáo của chính ph (Vit Nam) cho UPR cho thy Hà Ni không có kh năng đi din vi nhng thách thc v nhân quyn và thiếu ý chí chính tr trong vic gii quyết nhng vn đ đó", Tng thư ký FIDH Debbi Stothard nói trong thông cáo báo chí mà tổ chc này đưa ra hôm 4/9. "Chính ph (Vit Nam) nên xem xét mi ý kiến đóng góp t xã hi dân s, đc bit nhng vn đ liên quan đến tình trng v các quyn cơ bn v dân s và chính tr, và đm bo rng nhng lo ngi ca h được phn ánh trong báo cáo cho UPR".

Chỉ vài ngày sau đó, bà Stothard b t chi nhp cnh vào Vit Nam đ tham d Din đàn kinh tế Thế gii. Người đng đu FIDH b gi li sân bay Ni Bài trong 15 tiếng đng h hôm 9/9 trước khi b trc xut khi Việt Nam trên chuyến bay ti Malaysia vào sáng ngày hôm sau. Chính ph Hà Ni cho biết h t chi cho bà Stothard nhp cnh vì bà "gây ra mi nguy cho an ninh quc gia Vit Nam".

Từ tháng 2/2014 đến tháng 7/2018, FIDH và y ban Bo v Quyn làm người Vit Nam (VCHR) ghi nhận rng chính quyn Vit Nam đã bt giam hoc b tù ít nht 160 người bo v nhân quyn và các nhà hot đng ôn hòa. Trong mt báo cáo chung mà c hai nhóm nhân quyn này đưa ra vào tháng 7, FIDH và VCHR nêu ra nhiu trường hp nhân quyn đáng quan ngại cũng như đưa ra nhng khuyến ngh đ Vit Nam ci thin tình hình nhân quyn.

FIDH và VCHR đưa ra mt ví d v vic đàn áp t do báo chí ca chính ph Hà Ni trong năm qua dù Lut Báo chí ca Vit Nam quy đnh "t do báo chí và t do bày tỏ chính kiến" cũng như khng đnh quy tc "không kim duyt vic phát hành và phát thanh". Đó là trường hp báo Tui Tr Online b đình bn ba tháng vào gia năm nay vì đăng các bài viết liên quan đến lut đc khu mà trong đó theo chính quyn Hà Ni có nhng thông tin "sai lệch".

"Báo cáo của Chính ph (Vit Nam) cho UPR đy nhng tuyên b trái vi thc ti và che du vic đàn áp khc lit xã hi dân s b cng đng quc tế lên án mnh m", Ch tch VCHR Võ Văn Ái nói hi tháng 9. "Trong mt đt nước nơi dân chủ đng nghĩa vi phn đng thì li rêu rao trong bn báo cáo ca nhà cm quyn Đảng cộng sản Vit Nam đang đ cao dân ch là không có thc".

Kiểm đim Đnh kỳ Ph quát UPR là mt cơ chế đi thoi ti Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc nhm mc đích cui cùng là cải thin tình hình nhân quyn trong thc tế các quc gia. Cơ chế này đem đến mt cơ hi đc bit đ các t chc và cá nhân trong xã hi dân s tham gia vào vic thúc đy tình hình nhân quyn cp quc gia và quc tế.

****************

Rút văn bản cấm hoạt động Giáng sinh trong trường học vì ‘nhầm lẫn’ (VOA, 07/12/2018)

Một chc sc tôn giáo nói vi VOA rng mc dù lệnh cấm hot đng Giáng sinh trong trường hc đã được rút li, nhưng s kin này cho thy nhng người ra quyết đnh đã không phân bit được gia mt l hi và mt hot đng tôn giáo, đng thi phn nào phn ánh tình trng phân bit đi x tôn giáo khá ph biến trong môi trường hc đường Vit Nam.

vn3

Ban nhạc Santa Claus trình din trên con đường mang tên Tng Giám mc Nguyn Văn Bình, bên cnh Bưu Đin Thành phố Hồ Chí Minh vào dp Giáng Sinh 2017.

Trong công văn gửi ra ngày 5/12, Phòng Giáo dc huyn Nhà Bè đã yêu cu hiu trưởng các trường mm non, ph thông, bi dưỡng giáo dc và ch các cơ s giáo dc mm non ngoài công lp không được t chc trang trí Giáng sinh trong trường hc, không đưa ông già Noel vào trường đ tng quà cho hc sinh, và nếu đã trang trí ri thì phi tháo g ngay.

Công văn này đã vấp phi phn ng d di t phía giáo viên và ph huynh hc sinh ngay sau khi va ban hành khiến lãnh đo quan qun lý giáo dc phi đưa ra lnh thu hi công văn ngay trong chiu hôm sau (6/12), theo VnExpress.

Trong khi một s Facebooker gi đây là mt "chiến thng" ca mng xã hi, thì mt chc sc tôn giáo, Linh mc Đinh Hu Thoi ca Dòng Chúa Cu Thế, nói rằng s kin trên cho thy nhng người đưa ra quy đnh đã không phân bit được đâu là mt hot đng tôn giáo và đâu là mt l hi da trên sinh hot ca tôn giáo.

"Xưa nay các nơi vn làm, ngay c nhng t đim ca nhc cũng t chc trang hoàng. Nó như một l hi bình thường ca mi người. Nhưng không hiu sao năm nay h li có ch trương l liu ngăn cm nhng sinh hot đó. Thc tế, nhng sinh hot đó ch là ăn theo l Noel ca người Công giáo, Tin Lành, ch không phi là hot đng tôn giáo", Linh mục Thoi nói với VOA.

Theo chức sc tôn giáo này, dp Noel cũng là thi đim các hc sinh, đc bit là hc sinh Thiên Chúa giáo, gp rt nhiu áp lc do vic sp xếp, t chc lch hc mà ông theo ông là "hơi bt thường".

"Noel không được coi là mt ngày l nghn học sinh Công giáo không được ngh ngày l đó. Ngoài ra, còn có mt thông l hơi bt thường là các trường hc hay t chc thi vào ngày l Giáng sinh. H luôn chn ngày 24, 25 đ thi nên rt nh hưởng đến các em hc sinh Công giáo. Các em không th tham gia những bui l mt cách trn vn vì phi hc hành đ th".

Vị linh mc Công giáo cho biết thêm rng các hc sinh-sinh viên Công giáo, Tin Lành rt d b rơi vào tình trng b phân bit đi x trong môi trường hc đường Vit Nam.

Ông nói : "Theo tôi biết, có những cán b tuyên giáo, nhng người dy chính tr bên quân đi đã vào các trường mượn chuyn dy chính tr đ bài xích tôn giáo, mt cách nào đó làm cho hc sinh có đo cm thy b tn thương, còn nhng hc sinh không có đo thì hiu lm…"

"Những gì liên quan đến tôn giáo, c th là Công giáo, thì xem ra có nhng áp lc làm cho nh hưởng đến suy nghĩ ca mi người v tôn giáo".

Giải thích cho lý do rút li công văn, mt lãnh đo ca S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyn Thành Trung, nói vi báo Tui Tr rng "Thành phố và S không có bt kỳ ch đo nào, không có mt văn bn hay ch trương v vic không cho t chc hot đng Noel trong trường hc". Theo ông này thì "có s nhm ln" trong vic ban hành công văn nên đang cho thu hi li.

Việt Nam nm trong thiu s các quốc gia trên thế gii không t chc mng l Giáng sinh, trong đó bao gm mt s quc gia Hi giáo Trung Đông và Châu Phi, và mt s nước Châu Á như Trung Quc, Triu Tiên, Lào, Campuchia…

Năm ngoái, nhiều nơi Trung Quc cũng ra lnh cm các đng viên, người dân mng l Giáng sinh. Chính quyn thành ph Hành Dương, tnh H Nam, Trung Quc, trong thông báo "nghiêm cm cán b, đng viên" tham gia vui chơi Giáng sinh năm ngoái, gi dp l này là "liu thuc phin tinh thn". Trong khi mt trường đi học ở Thm Dương kêu gi sinh viên kháng c li "s gm mòn ca văn hóa tôn giáo phương Tây" trong lnh cm sinh viên đón Giáng sinh.

Khánh An

*****************

Huyện Nhà Bé rút công văn "cấm trang trí ông già Noel trong trường học" (RFA, 07/12/2018)

Ông Bùi Hòa An - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ chỉ đạo rút văn bản "cấm trang trí ông già Noel trong trường học" ngay chiều ngày 6 tháng 12 và ra một công văn khác thay thế.

vn4

Trẻ em mẫu giáo mặc trang phục Ông già Noel nghe linh mục giải thích lịch sử Giáng sinh tại một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 12 năm 2013. AFP

Trưa ngày 6/12, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một công văn đề ngày 5/12, ký tên ông Lê Thanh Hải, Phó Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nhà Bè yêu cầu các trường học phổ thông trực thuộc hay mầm non ngoài công lập phải gỡ ngay các trang trí liên quan đến lễ Noel.

Đồng thời theo công văn này, việc trang trí hang đá, ông già Noel, cây thông... hay việc ông già Noel đến trường học tặng quà cũng sẽ bị cấm.

Đài Á Châu Tự Do liên hệ với ông Lê Thanh Hải theo số điện thoại di động cá nhân và của cơ quan nhưng không có người bắt máy.

Công văn này vấp phải phản đối mạnh mẽ của dư luận vì cho rằng lễ Giáng sinh hay lễ Noel theo cách gọi của người Việt là ngày vui chung của người dân cả nước và thế giới.

Tuy nhiên một số bài viết trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay chỉ trích việc tổ chức Noel như là "một hình thức truyền bá tôn giáo bị cấm được ghi rõ ràng trong Luật Giáo dục".

Điều 19 của Luật Giáo dục Việt Nam năm 2015 quy định, "Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân".

Tương tự, chính quyền Trung Quốc cũng luôn nghiêm cấm đưa tôn giáo vào các hoạt động trong lẫn ngoài trường học, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người theo đạo Hồi hoặc Phật giáo Tây Tạng.

Theo giới chức nước này, việc tuyên truyền tôn giáo rất dễ làm nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa ly khai trong những người trẻ tuổi.

Published in Việt Nam