Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năng suất lao động Việt Nam đang tụt dốc (RFA, 05/04/2017)

Tăng năng suất lao động của Việt Nam được đánh giá thấp hơn so với các quốc gia khác trong khối ASEAN, và hiện tại đã sút hẳn so với Lào, trong khi mới năm 2010 Lào vẫn đứng sau Việt Nam.

laodong1

Một người lao động Việt làm công việc hàn thân xe tại nhà máy ôtô Ford ở tỉnh Hải Dương. Ảnh chụp ngày 11 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Nguyên nhân

Cách đây 7 năm, Lào đứng sau Việt Nam trong bảng xếp hạng về tăng năng suất lao động, đến năm 2012, Lào đã vươn lên ngang hàng với Việt Nam và từ sau đó Lào vượt hẳn Việt Nam.

Nhận xét về tình hình này, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn văn phòng thủ tướng, bà Phạm Chi Lan cho biết :

Nếu so sánh với Việt Nam thì có thể thấy một điều đáng mừng cho Lào, ngoài nông nghiệp, Lào đã có những cố gắng vươn lên khá mạnh trong việc khai thác công nghiệp và dịch vụ và phát triển những dự án hạ tầng lớn để tạo cho nguồn thu nhập chung tăng lên. Nguồn thu nhập tăng cũng làm cho năng suất bình quân của Lào tăng vọt hẳn lên.

Lào trong một vài năm gần đây, kể cả về chỉ số sáng tạo họ cũng đã có những bước tiến khá tốt".

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động của một quốc gia, trong đó có 3 yếu tố chính. Thứ nhất là yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất như khoa học, kỹ thuật, công nghệ, năng lượng, nguyên vật liệu và cơ sở hạ tầng. Tiếp đến là yếu tố gắn với bản thân người người lao động bao gồm trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe, thái độ lao động, kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó với doanh nghiệp. Thứ ba là yếu tố gắn với tổ chức lao động bao gồm phân công lao động, tiền lương thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc và thái độ cư xử của người lãnh đạo. Ngoài ra còn các yếu tố về môi trường tự nhiên và điều kiện lao động cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng năng suất lao động.

Theo đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam năm 2000 chỉ bằng 1/8 Malaysia, 1/4 Thái Lan và 1/3 Indonesia, nhưng đến năm 2010 đã rút ngắn ngắn lại còn 1/6 Malaysia, 1/3 Thái Lan. Những thành tích này được bà Phạm Chi Lan đánh giá là do những đổi mới do sự chuyển biến từ kinh tế dựa trên cấu trúc nông nghiệp là chính sang công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, nguồn lao động tăng lên và nguồn vốn đổ vào rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế.

Tuy nhiên kể từ năm 2010, khoảng cách năng suất lao động của Việt Nam với các nước khác không những không được rút ngắn lại mà thậm chí còn có những dấu hiệu bị bỏ lại xa hơn. Bà Chi Lan đưa ra nguyên nhân :

Tuy nhiên, từ năm 2013, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số bị già hóa dần nên lực lượng lao động giảm đi. Khả năng chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng bị chững lại. Nông nghiệp hiện tại chỉ còn 20% GDP nhưng nguồn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn rất cao. Một mặt nữa tiền vốn đổ vào rất nhiều nhưng Việt Nam sử dụng chưa hiệu quả, các đồng vốn không phát huy hiệu quả nên năng suất không tăng lên nhiều. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng là các nhân tố tổng hợp TFP của Việt Nam trong những năm qua là rất thấp, gây cản ngại lớn cho Việt Nam vươn lên trong năng suất lao động.

VIETNAM-US-POLITICS-ECONOMY-GLOBALISATION

Một nhân viên người Việt tại nhà máy ôtô Ford ở tỉnh Hải Dương chụp ngày 11/1/2017. AFP photo

Bà Phạm Chi Lan phân tích thêm rằng bản thân khu vực tư nhân của Việt Nam cũng không có năng suất lao động cao như các nước khác. Ở các nước khác họ luôn kỳ vọng khu vực tư nhân mang lại hiệu quả cao hơn khu vực nhà nước. Hiện tại ở Việt Nam các doanh nghiệp tư nhân còn gặp quá nhiều trở ngại, và đa số (97-98%) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động trong các năm vừa qua khiến quy mô tư nhân ở Việt Nam càng bị thu nhỏ hơn.

Một số doanh nghiệp lớn lại tập trung vào các ngành vốn đã có năng suất lao động thấp như tài chính ngân hàng. Vì vậy năng suất lao động Việt Nam khó có thể ngoi lên sánh vai với các quốc gia khác.

Một trong những nguyên nhân chính khác nữa làm suy giảm năng suất lao động của Việt Nam là khả năng sáng tạo, tư duy, tận dụng chất xám của con người chưa được đẩy mạnh. Sau năm 2010, tăng năng suất lao động của Việt Nam chủ yếu dựa vào gia tăng các ngành khai khoáng, quá trình công nghiệp hóa, gia công lắp ráp và xuất khẩu nguyên liệu thô sơ :

Nhân tố sáng tạo của Việt Nam lâu nay rất thấp và không đóng góp được bao nhiêu vào tăng trưởng, vì vậy làm cho năng suất Việt Nam không cao lên được.

Muốn tăng năng suất trong thời gian tới thì phải phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nền kinh tế. Sáng tạo ở đây chúng tôi đã khuyến nghị rằng không nhất thiết ngay từ ban đầu Việt Nam phải có được những phát minh, những sáng chế lớn như những nước khác họ làm. Mà điều đầu tiên là phải ứng dụng được tốt những phát minh công nghệ của những nước khác đã có. Có thể đưa những công nghệ này vào thông qua đầu tư nước ngoài, hay các kênh khác nhau.

Điều quan trọng hơn cả là phải nâng cao chất lượng nền giáo dục của Việt Nam. Muốn khả năng sáng tạo tốt thì hệ thống giáo dục phải tốt. Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay bản thân nó đã không khuyến khích sự sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ảnh hưởng đến cả khi họ đi làm việc.

Chuyên gia Phạm Chi Lan phân tích thêm rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn theo đường hướng thầy đọc, trò chép và học sinh chỉ chú trọng học những gì giáo viên dạy. Việc thi cử cũng chỉ xoay quanh những vấn đề đã học trên lớp. Như vậy là khuyến khích học sinh học theo kiểu thuộc lòng, và tuân thủ, không có sự sáng tạo hay đưa ra những câu hỏi, chất vấn hoặc đặt ngược lại vấn đề.

Lan Hương, phóng viên RFA

*******************

Dân Việt chết vì những nhà máy công nghiệp (RFA, 05/04/2017)

laodong3

Nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, thuộc tỉnh ven biển miền trung Hà Tĩnh chụp hôm 3/12/2015. AFP photo

Ngày 6 tháng 4 năm 2017, tròn 1 năm biến cố thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Hưng Nghiệp xả thải có độc tố ra biển ở khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung. Những câu chuyện về đời sống của nạn nhân chịu ảnh hưởng một năm qua được truyền thông nước ngoài ghi nhận như thế nào cũng như Việt Nam còn là thị trường thu hút của các nhà đầu tư quốc tế hay không ?

Formosa chưa xong ...

"Cá ngoài biển chết hết rồi", "Nơi đây như một vùng đất chết", "Nếu tiếp tục như thế này, chúng tôi sẽ phá sản nhanh thôi"…Đó là những câu nói cửa miệng của ngư dân, của các doanh nghiệp kinh doanh hải sản và của những người buôn bán phục vụ du lịch tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, khu vực chịu tác hại nặng nề bởi thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên, được hãng thông tấn Reuters đăng tải dịp vừa tròn 1 năm sau biến cố.

Theo số liệu ghi nhận của Reuters, chỉ trong vòng vài tuần hồi tháng 4 năm ngoái, nhà máy Formosa xả thải chứa độc tố ; bao gồm cyanide, phenols và hydroxide sắt ; làm cá chết dọc bờ biển dài hơn 200 km và di hại của biến cố này khiến cho cuộc sống của hàng trăm ngư dân và dân chúng tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị xáo trộn. Hàng ngàn chiếc tàu nằm phơi bờ không thể ra khơi đánh bắt cá và hải sản cũng như hơn 40 ngàn công ăn việc làm tại khu vực này bị ảnh hưởng và 250 ngàn người lao động cả nước bị tác động suốt một năm qua.

Đài RFA cũng cập nhật thông tin liên tục về đời sống của người dân trong nước liên quan kể từ khi thảm họa Formosa xảy ra. Những nạn nhân nói gì về cuộc sống của họ trong một năm qua ? Chia sẻ của những diêm dân ở Hà Tĩnh :

"Từ khi thảm họa cho đến bây giờ là nghề muối không làm được vì nước nhiễm. Nhưng chính quyền động viên nói nước không nhiễm. Chúng tôi không làm vì làm thì không có người tiêu thụ. Mình không ăn được thì bán cho người khác cũng không ăn được".

Phản ảnh của các doanh nghiệp về việc chính quyền địa phương vận động thu mua hải sản không tiêu thụ được thì nhà nước sẽ hỗ trợ từ trước đợt Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp hồi trung tuần tháng 5 năm 2016 :

"Ứ đọng trong kho từ trước Bầu cử cho đến sau Bầu cử. Vâng lời họ mình phải chấp nhận mua mà mãi đến giờ là chưa hề nhận được một đồng tiền đền bù nào cả".

Các ngư dân bắt đầu trở lại nghề đánh bắt :

"Thu hoạch hôm nay của tôi mang về gần một chục kg ghẹ và khoảng 20 kg cá. Lượng tôm cá đánh bắt tuy có nhiều nhưng bán ra thì giá rất ít".

Cá không còn, biển nhiễm độc

VIETNAM-TAIWAN-FISHING-ENVIRONMENT-COMPANY

Cá chết trên bãi biển ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016. AFP photo

Không phải ngư dân nào cũng may mắn trong những lần ra khơi. Phóng viên Reuters bắt gặp 3 ngư dân tại một bãi biển ở Hà Tĩnh với một giỏ cá không đầy dù sau một ngày ròng đánh bắt vất vả. Họ cho biết nhận được số tiền bồi thường thiệt hại của chính phủ là 17 triệu 400 ngàn đồng và số tiền này không thấm vào đâu so với những gì họ phải hứng chịu từ biến cố thảm họa môi trường biển.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng sử dụng số tiền 500 triệu Mỹ kim của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh bồi thường để đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cũng giống như 3 ngư dân vừa rồi, nhiều nạn nhân khác cũng không thể thay đổi cuộc sống mới với số tiền đền bù từ chính phủ. Không chỉ vậy, số người nhận được tiền đền bù được cho rằng chỉ là con số ít ỏi. Rất nhiều người dân lên tiếng chưa hề nhận được tiền bồi thường dù họ làm đúng thủ tục hành chính theo như quy định của pháp luật :

"Vào ngày 7 tháng 9 năm ngoái, họ đưa cho dân tờ kê khai và tất cả đều kê khai. Nhưng sau khi xét duyệt chỉ cho 1/3 thôi. Hồ sơ nộp tại Ủy ban Nhân dân xã khoảng 2500 đơn, bây giờ chỉ xét duyệt chừng một phần tư nên dân không đồng tình. Cách xét duyệt là ai quen thì duyệt còn không thì thôi".

Vì không đồng tình nên các nạn nhân nộp đơn khiếu kiện và bị tòa án trả đơn với lý giải không đủ giấy tờ chứng minh thiệt hại. Họ đi khiếu kiện tập thể lên tòa án cấp cao hơn thì bị chính quyền đàn áp, đánh đập và bắt bớ.

Một năm biến cố thảm họa môi trường biển miền Trung không thể mô tả hết qua phóng sự gói gọn của chúng tôi. Nhưng môi trường biển Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào khi nhà nước không lắng nghe nguyện vọng của dân chúng là phải đóng cửa Formosa ; mà trái lại mới đây nhất Phó Giám đốc Điều hành của tập đoàn này, ông Chang Fu-ning nói với Reuters rằng Formosa đầu tư thêm 350 triệu đô la Mỹ vào nhà máy để đến năm 2019 sẽ chuyển sang hệ thống xả thải mới, hiệu quả hơn.

Lại đến nhà máy giấy Lee & Man

laodong5

Một ống xả thải của Nhà máy giấy Lee &amp ; Man ra sông Hậu. Courtesy of tuoitre.vn

Trong khi dư luận bày tỏ nỗi lo lắng liệu rằng từ nay đến năm 2019, theo như lời hứa hẹn của Formosa, sẽ còn có thêm biến cố môi trường nào khác nữa từ nhà máy này hay không, dân chúng tại đồng bằng Sông Cửu Long, xung quanh khu vực nhà máy giấy Lee & Man, ở Hậu Giang đang phải sống trong điều kiện khói bụi dày đặc và mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tuy rằng các chuyên gia khoa học cảnh báo tác động bất lợi lâu dài đối với môi trường từ nhà máy thép Formosa và nhà máy giấy Lee & Man cùng lời kêu gọi của dân chúng tại Việt Nam rằng chính phủ hãy giữ lời hứa không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhưng giới chuyên gia kinh tế cho rằng các nhà máy này vẫn được cấp phép hoạt động nhằm góp phần giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 6%.

Trả lời câu hỏi của RFA trong bối cảnh xung đột giữa phát triển kinh tế với ích lợi xã hội cũng như môi trường bị phá hoại, Việt Nam vẫn được xem là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á hay không, cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định, từng xuống đường biểu tình phản đối Formosa, cho biết quan điểm cá nhân của ông :

"Môi trường đầu tư tại Việt Nam bắt đầu mở cửa vào năm 1986, cho đến nay là 31 năm thì ngày càng xấu đi. Tất nhiên vẫn có những cơ hội khác cho các nhà đầu tư gián tiếp. Thông thường những thị trường không có hệ thống pháp luật hoàn hảo và nhiều rủi ro thì những thị trường đó thường mang lợi trước mắt rất nhanh. Cho nên cách đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài bây giờ là đầu tư gían tiếp, ngắn hạn và lấy tiền nhanh với số tiền lớn rồi rút đi.

Và như vậy, chúng ta thấy nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn không hưởng được bất cứ lợi ích gì từ cách đầu tư này mà chỉ nhà đầu tư nước ngoài có lợi mà thôi. Còn cách đầu tư lâu dài, đầu tư vốn xây dựng nhà máy, có những sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì ngày càng kém đi, bởi vì môi trường đầu tư của Việt Nam như tôi vừa phân tích hoàn toàn không có lợi".

Cùng quan điểm với Luật sư Lê Công Định, một số nhà quan sát tình hình tại Việt Nam cho rằng kể từ khi biến cố môi trường biển do Formosa gây nên được phát hiện đến nay tròn một năm nhưng chính phủ Hà Nội gần như không có biện pháp giải quyết hữu hiệu nào ngoài các báo cáo đánh giá môi trường cùng các tuyên bố mâu thuẫn nhau, khiến cho người dân không thỏa mãn về cách giải quyết thảm họa môi trường biển miền Trung. Do đó, bất ổn xã hội đã, đang và còn tiếp diễn nếu chính phủ cứ tiếp tục theo cách thức mà họ đã làm qua biến cố Formosa.

Nhân một năm xảy ra thảm họa môi trường biển tại Việt Nam với những thông tin từ trong nước rằng Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà tuyên bố biển miền Trung đã an toàn ; thế nhưng dư luận thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài chứng kiến cảnh tượng biển và ao hồ Việt Nam đổi màu đỏ, vàng, tím mà không biết nguyên nhân cùng hàng ngàn người dân ở Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình với tiếng kêu gào "Điều thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn", giống như một bức tranh đa sắc được bao phủ bởi cầu vòng niềm tin màu xám ngắt.

Hòa Ái, phóng viên RFA

***********************

Nhà máy Formosa Việt Nam đủ điều kiện chạy thử sau vụ ô nhiễm một năm (VOA, 05/04/2017)

Nhà máy thép của tp đoàn Formosa Plastics Vit Nam đã đáp ng các điu kin ca B Tài nguyên và Môi trường đ bt đu chy th, Đài Truyn hình Vit Nam đưa tin như vy hôm th Tư, mt năm sau v x cht thi đc hi t nhà máy gây ra thm ha môi trường ti t nht ca đt nước.

laodong6

Nhà máy thép Formosa ở tnh Hà Tĩnh, min trung Vit Nam, 31/3/2017

Đài truyền hình nhà nước VTV ca Vit Nam cho biết b đã công b kết lun sau khi dành 3 ngày kim tra nhà máy ca tp đoàn Đài Loan. Mặc dù vy, nhà máy vn s cn được chính ph cho phép trước khi h có th tiến hành chy th chiếc lò đng đu tiên.

Một năm trước, nhà máy thép Hà Tĩnh tr giá 11 t đôla M đ xy ra s c x cht thi đc hi gây ô nhim b bin dài hơn 200 km, tàn phá nhiều loài sng dưới bin cũng như các nn kinh tế đa phương ph thuc vào đánh cá và du lch.

Sự phc hi vùng ven bin din ra chm chp và nhiu cng đng vn tc gin v v x thi cũng như nhp đ hành đng đ khc phc các vn đ.

VTV dẫn li thông tin ca b cho biết rng Formosa đã gii quyết 52 trong tng s 53 vi phm được xác đnh trong cuc điu tra chính thc v s c x thi.

Vi phạm còn li là vic nhà máy s dng h thng luyn cc 'ướt', to ra nhiu cht thi hơn các h thng luyn cc 'khô' hin đi hơn và không s dng nước đ làm mát, nhưng có chi phí cao hơn.

Việc x nước t h thng ướt sau khi b mt đin đã là nguyên nhân gây ra v x thi đc hi. Công ty d kiến s đưa vào s dng h thng luyn cc khô vào năm 2019.

Linh mục Nguyn Thanh Tnh, người cũng là mt nhà hot đng, nói s tht là vô trách nhim nếu chính ph quyết đnh cho phép nhà máy thép hot đng trước khi Formosa sa cha xong h thng luyn cc ướt.

Ông nói : "Tôi thực s lo lng khi biết điu này, có l cuc đu tranh ca chúng tôi đ bo v môi trường s phi tiếp tc trong mt thi gian dài, nhưng chc chn chúng tôi s không t b".

Vụ x thi năm ngoái, và s chm tr trong vic gii quyết vn đ, đã làm n ra các cuc biu tình cũng như làm bùng lên s tc gin chưa tng thy trong bn thp k Đng Cng sn nm quyn.

Formosa tháng trước cho biết h s tăng đu tư khong 350 triệu đôla vào d án đ ci thin các bin pháp an toàn v môi trường vi hy vng bt đu sn xut thương mi vào quý 4 năm nay.

Công ty hoan nghênh quyết đnh ca B môi trường hôm th Tư.

Một cán b điu hành ca nhà máy thép nói với Reuters qua đin thoi : "Điu này không nhng cho phép chúng tôi thc hin bước đu tiên trước khi chúng tôi có th bt đu sn xut, mà còn tái khng đnh s toàn tâm toàn ý ca chúng tôi trong vic bo v môi trường. Chúng tôi s không để cho xy ra bt c sai lm nào na".

***********************

Nhóm Green Trees yêu cầu giám sát bồi thường Formosa (RFA, 05/04/2017)

laodong7

Ảnh cover facebook của nhóm Green Trees. FB Green Trees

Một số thành viên đại diện tổ chức xã hội dân sự độc lập Green Trees ở Hà Nội vào sáng ngày thứ tư ngày 5/4/2017, đến trụ sở Bộ Tài Chính để trao Văn bản yêu cầu tham gia giám sát quá trình chi trả bồi thường cho người dân bốn tỉnh miền Trung.

Văn bản còn được gửi đến Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác gồm : Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và UBND bốn tỉnh miền trung chịu thiệt hại từ thảm họa môi trường xảy ra từ đầu tháng 4/2016 do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả hóa chất độc hại trực tiếp ra biển gây nên.

Công ty sản xuất gang thép này đã nhận lỗi và tự nguyện chi trả khoản bồi thường 500 triệu USD. Ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định số 1880/QĐ-TTg quy định chi tiết các đối tượng được nhận hỗ trợ, đền bù và các mức chi trả hỗ trợ, đền bù.

Văn bản của nhóm Green Trees nêu rõ, "Từ đó cho đến nay, theo đánh giá của chúng tôi dựa trên các thông tin từ báo chí, sự phản ánh của người dân cũng như quan sát trực tiếp, quá trình chi trả tiền hỗ trợ, đền bù còn chậm chạp, người dân tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng chưa được nhận tiền. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn đang phản đối mức hỗ trợ, đền bù, do không tương xứng với mức độ thiệt hại thực tế. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều phản ánh về sự bất bình đẳng trong việc chi trả khoản tiền này".

Xuất phát từ lý do trên, nhóm Green Trees đi đến quyết định yêu cầu chính phủ, các bộ hữu quan và chính quyền các địa phương "tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho chúng tôi trong thời gian thực hiện quyền giám sát quá trình chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường cho các nạn nhân".

************************

Formosa được 'bật đèn xanh' vận hành lò (BBC, 05/04/2017)

Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã "đạt các yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường để đưa lò cao đi vào vận hành", Reuters nói.

laodong8

Nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh, hình chụp 12/2015

Trong cuộc họp với đại diện Formosa Hà Tĩnh vào sáng 4/4, Phó cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức được báo Hà Tĩnh dẫn lời : "Đánh giá tổng thế, Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao đi vào vận hành".

Kết luận được đưa ra dựa trên ba ngày khảo sát tại nhà máy của Formosa, kênh truyền hình quốc gia VTV loan tin, ngay trước ngày đánh dấu một năm bắt đầu thảm họa môi trường biển ở miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên nhà máy thép, vốn được khởi công xây dựng từ 2012, vẫn cần sự cho phép từ Chính phủ trước khi đưa lò cao vào vận hành.

Theo báo Hà Tĩnh, Formosa đã khắc phục được 52 trong tổng số 53 lỗi vi phạm ; hạng mục còn lại, từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình, sẽ hoàn thành vào 2019.

Lò cao số 1 của Formosa đã bị dừng hoạt động từ tháng 6/2016.

laodong9

Bộ Tài nguyên và Môi trường nói Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52 trong tổng số 53 lỗi vi phạm và nay 'đáp ứng các yêu cầu để đi vào hoạt động lò cao'

Báo chí Đài Loan lúc đó đưa tin lý do hoãn hoạt động là vì chính quyền Việt Nam đòi hỏi tập đoàn phải trả 70 triệu đôla Mỹ tiền thuế còn thiếu và chính quyền cần thêm thời gian để xử lý hồ sơ mà Formosa nộp xin bắt đầu sản xuất.

Biểu tình rộng khắp

Formosa đã bị phạt 500 triệu đô la về vụ gây nhiễm độc biển, nhưng cơn giận dữ vẫn sôi sục trong các cộng đồng dân cư miền Trung bị ảnh hưởng. Các cuộc biểu tình đã thường xuyên xảy ra kể từ tháng Tư năm ngoái tới nay.

Hồi năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc. Trong những tuần gần đây, các ngư dân tại Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi bồi thường thiệt hại sau thảm họa.

Một số người nói họ không được đền bù thỏa đáng, và có những người khác nói họ chưa hề nhận được một khoản bồi thường nào.

Mới đây nhất, hôm thứ Hai 3/4, hàng ngàn người đã kéo tới bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đòi bồi thường.

Đã xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ giữa những người biểu tình và các lực lượng an ninh, AFP đưa tin, và một số người đã bị bắt giữ.

laodong10

Nhiều người dân bức xúc vì vụ nổ súng uy hiếp dân diễn ra tối 2/4 tại huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường được đưa ra chỉ một ngày sau khi có thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Ủy ban nói ông Cự "đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo ; buông lỏng quản lý, điều hành ; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án ; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh".

Published in Việt Nam