‘Quả Đấm Thép’ thúc thủ trước người biểu tình chống ‘Luật Đặc Khu’ (Người Việt, 11/06/2018)
Loạt hình ảnh được mạng xã hội facebook loan tải cho thấy, lực lượng Cảnh Sát Cơ Động, vốn được mệnh danh là ‘Quả Đấm Thép’ của Bộ Công An cộng sản Việt Nam, đã thúc thủ trước những người biểu tình chống luật đặc khu và đôi khi biến thành bạo động tại Phan Thiết, Phan Rí của tỉnh Bình Thuận và Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Pouyuen), huyện Bình Chánh, Thành phố Sài Gòn trong ngày ngày 11 tháng Sáu 2018. Dân không đánh đập Cảnh sát cơ động vì cho rằng bọn họ chỉ là làm theo lệnh.
Hàng trăm Cảnh sát cơ động buộc cởi bỏ quân trang và được dân thả về.
Dân giúp Cảnh sát cơ động trèo tường bỏ chạy ra ngoài
Sau nửa ngày Cảnh sát cơ động tan hàng.
Người dân đối xử ôn hòa sau khi Cảnh sát cơ động thất trận
Cảnh sát cơ động đối đầu với người dân trước cổng UBND Tỉnh và Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận.
Nhiều xe bị đốt cháy và nhiều người hai bên bị thương. Không có thiệt mạng.
Ngày 11/6/2018 Công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh, Sài Gòn tiếp tục đình công và xảy ra bạo động.
Cảnh sát cơ động và công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh.
Nhiều công nhân và người dân bị tấn công khi Cảnh sát cơ động phong tỏa cổng chính nhà máy. Cảnh sát cơ động đã tung lựu đạn cay để trấn áp, các công nhân tháo chạy tán loạn.
Uyên Vũ
*******************
Bạo động tiếp diễn sang ngày thứ hai tại tỉnh Bình Thuận và biểu tình cùng với đình công vẫn còn tại Sài Gòn. Nhà cầm quyền loan báo đã bắt hơn 200 người tại Phan Thiết và Sài Gòn.
Cơ quan Phòng Cháy Chữa Cháy ở Phan Rí bị người dân đốt. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)
Các cuộc biểu tình tiếp diễn sang ngày thứ hai, phản đối dự luật "Đặc khu kinh tế" mà người dân đòi dẹp bỏ trong khi nhà cầm quyền chỉ hoãn đến kỳ họp tới. Đồng thời họ cũng chống luôn dự luật "An ninh mạng" dự trù sẽ thông qua tại quốc hội vào ngày Thứ Ba, 12 tháng Sáu 2018, dùng để bóp nghẹt quyền tự do thông tin và phát biểu dù hiến pháp của chế độ công nhận.
Các địa phương khác xảy ra biểu tình hôm Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, đã có vẻ lắng xuống trong khi không khí vẫn sôi sục tại Sài Gòn và đặc biệt tại tỉnh Bình Thuận, bạo động tiếp diễn.
Một số video clips được truyền đi trên Facebook và YouTube cho thấy dân địa phương đã tấn công trụ sở công an tỉnh Bình Thuận hôm 11 tháng Sáu.
Facebooker Van Pham đưa ra clip với lời chú thích : "14 giờ chiều 11 tháng Sáu, đám đông biểu tình đã tấn công trụ sở công an tại Bình Thuận. Cảnh Sát Cơ Động (Cảnh sát cơ động) cố thủ nhưng hết đạn dược và lương thực, hàng chục ô tô bị đốt cháy làm khói mù mịt khiến toàn bộ Cảnh sát cơ động Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, vứt bỏ khiên-giáp để về nhà. Lãnh đạo bỏ chạy, số Cảnh sát cơ động còn lại cởi bỏ quân phục đầu hàng trong tiếng hò reo phấn khích của người dân".
Đoạn chú thích của FB Van Pham không biết chính xác được bao nhiêu phần trăm. Trong khi đó FB Ngô Nguyệt Hữu thì có clip tương tự và chú thích là "Trưa nay, 11 tháng Sáu 2018, người dân tham gia bạo loạn ở Phan Rí (Bình Thuận) đã dùng bom xăng tấn công trụ sở Phòng cháy Chữa cháy thị trấn Phan Rí Cửa, đốt xe công vụ và một phần trụ sở của đơn vị này. Để tránh tình hình phức tạp hơn, các chiến sĩ cơ động chấp nhận yêu cầu của người dân, giải giáp và rút lui".
Áo giáp, mũ nhựa và các trang bị bảo vệ khác của Cảnh sát cơ động vất ngồn ngang trước khi bỏ chạy. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)
Có vẻ lời chú thích của FB Ngô Nguyên Hữu rõ rệt hơn. Trong một số video clips phổ biến trên Facebook và YouTube ngày hôm qua, người ta thấy dân biểu tình và Cảnh sát cơ động ở thị xã Phan Rí ném nhau với gạch, đá. Có đoạn clip thấy hai phe "đấu gậy" với nhau khi nhóm Cảnh sát cơ động bị dồn đến sát một chiếc xe tải.
Trong khi đó, thì báo điện tử VnExpress đưa tin "Sáng 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã tạm giữ 102 người để điều tra việc đập phá trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành xung quanh" vào chiều và tối ngày Chủ Nhật, 10 tháng Sáu 2018.
Bản tin của VnExpress nói không có ai thiệt mạng nhưng "hàng chục cảnh sát làm nhiệm vụ đã bị thương".
Một người biểu tình ở Phan Thiết bị đánh gẫy mấy đốt ngón tay và đổ máu. (Hình : FB Đồng Chương Tử)
Về thiệt hại sau vụ đập phá chiều tối Chủ Nhật, "vọng gác bảo vệ trụ sở UBND tỉnh bị đập phá tan hoang, hàng rào bị xô ngã. Bên trong vẫn còn ngổn ngang gạch đá, nhiều phòng bị ném bom xăng cháy đen, kính vỡ tung tóe. Khoảng chục xe máy bị đốt cháy nham nhở nằm trước cổng Sở Kế hoạch và đầu tư, cạnh trụ sở UBND tỉnh. Một số trụ sở ngành xung quanh ủy ban cũng bị đập phá, hư hỏng", nguồn tin viết.
Biểu tình tiếp tục ở Sài Gòn
Trong khi đó, tại Sài Gòn, video clip trên FB Nam Quốc Sơn Hà cho thấy một lực lượng rất lớn Cảnh sát cơ động đã được tăng cường tới một khu vực ở Sào Gòn có nhiều người dân tụ tập tính biểu tình tiếp. Hàng rào kẽm gai giăng ngang đường tại khu vực trung tâm thành phố.
Clip cho thấy tên góc đường Võ Văn Tần, quận 3 Sài Gòn. Lời chú thích trên clip của Nam Quốc Son Hà : "Mọi người có nghe âm thanh rất lớn được phát ra này không ? Nó được tạo ra để làm choáng người nghe và không để cho điện thoại thu âm được âm thanh thật khi có người đang nói".
Cùng với cuộc biểu tình đang bị nhà cầm quyền dùng một lực lượng rất lớn công an, Cảnh sát cơ động và những lực lượng tay chân để khống chế, hàng ngàn công nhân của công ty Pouyuen (Phúc Nguyên, vốn đầu tư Trung Quốc) đã biểu tình đình công ngay trước trụ sở công ty tại khu công nghệ Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn.
Công nhân đình công, chống dự luật "Đặc khu kinh tế" trước Công ty Pouyuen ngày 11 tháng Sáu, 2018. (Hình : VnExpress)
Trên một clip, người ta nghe thấy lời công nhân đình công đòi hỏi huỷ bỏ dự luật "Đặc khu kinh tế", không phải "lùi" thời gian biểu quyết như kế hoãn binh của quốc hội cộng sản Việt Nam.
Khoảng 50.000 ngàn công nhân làm tại cơ sở Pouyuen tại khu công nghệ Tân Tạo bắt đầu đình công từ ngày Thứ Bảy, 9 tháng Sáu, 2018.
Báo mạng VnExpress thuật lời ông đại tá công an Nguyễn Sỹ Quang kêu rằng "Sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá. Ông tướng công an Phan Anh Minh, phó giám đốc Công an Sài Gòn xác nhận "Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động… được tăng cường" để đối phó với dân.
VnExpress ngày 11 tháng Sáu 2018 viết là "Từ 9 giờ sáng nay, rất đông công nhân nữ hò hét "yêu cầu bỏ Luật Đặc khu"… và nói thêm rằng "Đến chiều nay, cảnh sát đã tạm giữ hơn 100 người có hành vi đập phá, làm 2 chiến sĩ và một thanh niên tình nguyện bị thương". (TN)