Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

M giúp Vit Nam hoàn tt giai đon 1 làm sch dioxin ‘đim nóng’ ln nht

VOA, 26/01/2021

Hoa Kỳ và Vit Nam va công b vic hoàn tt giai đon 1 ca d án x lý ô nhim dioxin ti sân bay Biên Hòa và khu vc xung quanh, đim nóng ô nhim ln nht t hu qu chiến tranh ca M Vit Nam.

vn6

Đi s M Daniel Kritenbrink và Th trưởng B Quc phòng Nguyn Chí Vnh ti bui l công b kết qu làm sch dioxin ti sân bay Biên Hòa và các khu vc xung quanh.

Đi s M ti Hà Ni Daniel Kritenbrink và Th trưởng B Quc phòng Nguyn Chí Vnh công b kết qu ca mt phn trong cam kết hướng ti gii quyết các di sn chiến tranh gia hai cu thù ti mt bui l được t chc Biên Hoà, Đng Nai, hôm 20/1, theothông báo  ca Đi s quán M ti Vit Nam.

Thông báo này cho biết, sau hơn 1 năm thc hin, d án đã x lý được 1.134 mét khi trm tích b nhim dioxin ti mt h trong khu vc công viên công cng do Thành ph Biên Hòa qun lý.

H nm gia trung tâm thành ph và bên cnh sân bay Biên Hòa nm trong d án 500.000 mét khi đt nhim dioxin cn x lý giai đon đu, được B Quc phòng bàn giao cho Cơ quan Phát trin Quc tế Hoa K (USAID) x lý t tháng 12/2019, theoVnExpress.

D án x lý ô nhim dioxin ti sân bay Biên Hoa, tng là căn c quân s ln nht ca M trong chiến tranh Vit Nam,được khi đng vào đu tháng 12/2019 vi cam kết ban đu là 300 triu USD t chính ph M đ thc hin trong 10 năm nhm khôi phc môi trường cho sân bay và khu vc lân cn.

Hi tháng 11 năm ngoái, Hoa Kỳ tuyên b h tr Vit Nam thêm 20 triu USD đ x lý ô nhim dioxin ti khu vc sân bay Biên Hoà.

Ti sân bay Biên Hòa, khi lượng đt và trm tích nhim dioxin cn x lý ln gp nhiu ln so vi khi lượng đã x lý ti sân bay Đà Nng, theo đánh giá được USAID đưa ra năm 2016. Sân bay này được gii chuyên gia đánh giá là nơi nhim dioxin "nng nht, lâu nht và ln nht trên thế gii".

Thượng tướng Nguyn Chí Vnh đượcTui Tr trích li nói ti bui l hôm 20/1 rng "dù còn nhiu vic phi làm" nhưng kết qu ban đu này ca d án "khng đnh quan h hp tác lâu dài gia Vit Nam và M, trong đó M có trách nhim đy đ và làm cho đến cùng trong khc phc hu qu sau chiến tranh nói chung, làm sch ô nhim dioxin sân bay Biên Hòa nói riêng".

Tong nhng tun ti, sau khi phc hi c và cây xanh trong công viên, USAID và các đi tác s bàn giao li đt cho thành ph Biên Hoà, theothông báo ca Tng lãnh s M TPHCM trên trang Facebook chính thc.

Trước đó vào năm 2018, d án x lý môi trường ô nhim dioxin ti sân bay Đà Nng đã được hoàn thành sau 6 năm thc hin vi tng giá tr 110 triu USD.

Theo USAID, là mt trong nhng tr ct quan trng trong Quan h Đi tác Toàn din Vit Nam-Hoa K, hai nước tiếp tc hp tác thc hin s mnh nhân đo là kim kê quân nhân mt tích trong chiến tranh và khc phc các vn đ di sn chiến tranh, trong đó có loi b vt liu chưa n, h tr người khuyết tt và x lý ô nhim dioxin.

***********************

Tòa án Pháp xử vụ kiện giữa công ty Mỹ và nạn nhân dioxin gốc Việt

BBC, 25/01/2021

Tòa đại hình Evry ở Pháp hôm 25/1 mở phiên tranh tụng liên quan vụ khởi kiện của bà Trần Tố Nga - công dân Pháp gốc Việt, chống lại các công ty hóa chất đã sản xuất chất độc da cam rải xuống Việt Nam.

vn3

Trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã phun một lượng thuốc diệt cỏ lớn có thành phần chất độc da cam

Đây được xem là diễn tiến quan trọng, vì cho tới giờ, các nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam đã cả ba lần kiện đều bị các tòa án Mỹ bác bỏ.

Bà Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, muốn kiện 14 công ty Mỹ từng sản xuất chất hóa học được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Đi kiện từ năm 2014, bà Tố Nga nói mình có đủ bằng chứng y khoa là nạn nhân của chất dioxin.

14 công ty hóa chất bị kiện bao gồm các hãng như Dow Chemical, Bayer-Monsanto, Harcros Chemical, Uniroyal Chemical, Thompson Hayward Chemical...

Theo truyền thông việt Nam, tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry, ngoại ô Paris đã chấp thuận đơn của bà Tố Nga.

Tháng 4/2014, bà Nga nhận được thông báo Tòa mở phiên đầu tiên, nhưng phải sau 19 phiên thủ tục, thẩm phán mới quyết định mở phiên xét xử vào ngày 12/10/2020, rồi hoãn (do dịch COVID-19) tới nay.

Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Nga từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng của miền Bắc Việt Nam và nói bà bị nhiễm chất độc dioxin trong chiến tranh.

Tòa án Tối cao Mỹ đã từng bác bỏ đơn kiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) chống lại 37 công ty hóa chất Mỹ.

Cuối năm 2020, Mỹ nói sẽ dành tối thiểu gần 170 triệu USD trong gói kích cầu mới được quốc hội thông qua để hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.

Khoản hỗ trợ tối thiểu 169.739.000 USD dành cho Việt Nam bao gồm ít nhất 14,5 triệu cung cấp cho các chương trình y tế và khuyết tật tại những khu vực bị rải chất da cam và nhiễm độc chất dioxin, nhằm giúp đỡ những người bị khuyết tật về vận động nghiêm trọng, hay khuyết tật về phát triển hoặc nhận thức.

19 triệu USD khác sẽ dùng để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến khắc phục hậu quả tại những nơi chịu ảnh hưởng của độc chất dioxin ở Việt Nam.

Tháng 11 năm 2020, thăm Việt Nam, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert C. O'Brien đã công bố việc USAID đóng góp thêm 20 triệu USD vào dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, là nơi lưu giữ và xử lý chất da cam chính trong thời kỳ chiến tranh và là điểm nóng dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam.

Tuyên bố này đưa tổng giá trị tài trợ cho dự án Biên Hòa của USAID cho đến nay lên hơn 110 triệu USD.

**********************

Tòa án Pháp xét xử vụ chất da cam tại Việt Nam

RFA, 25/01/2021

Một tòa án Pháp tại Paris vào hôm thứ Hai ngày 25 tháng 1 mở phiên tòa xét xử hơn một chục công ty đa quốc gia vì đã bán chất da cam cho chính phủ Hoa Kỳ để sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam trước đây.

vn4

Cựu chiến binh Mỹ chơi với trẻ được cho là bị ảnh hưởng bới chất độc da cam. Làng Hữu Nghị ở Hà Tây hôm 29/3/2006 - AFP

Hãng thông tấn AFP đưa tin cùng ngày, theo đó 14 công ty bị một phụ nữ Pháp gốc Việt cáo buộc đã gây ra tổn hại đau lòng cho bà và những người khác. Bà Trần Tố Nga, sinh năm 1942 tại Việt Nam, làm nghề nhà báo và là một nhà hoạt động lúc thời chiến khi bà ở độ tuổi 20.

Bà đã đệ đơn kiện các công ty sản xuất hoặc bán hóa chất, bao gồm Monsanto, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Bayer của Đức và Dow Chemical. Bà nói những ảnh hưởng từ chất da cam bà phải gánh chịu bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin cực kỳ hiếm gặp, hai lần mắc bệnh lao, ung thư và một trong các con gái của bà đã chết vì dị tật tim.

Phía các công ty đa quốc gia lập luận rằng họ không thể chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ sử dụng sản phẩm của họ.

Hôm 20 tháng 1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp tại Hà Nội với hội gọi là ‘Nạn nhân Chất độc màu da cam/dioxin’ ở trong nước.

***********************

************************

Việt Nam tạo cơ hội đáng kể cho các nhà sản xuất thuốc gốc Ấn Độ

RFA, 25/01/2021

Ấn Độ hiện là nhà cung cấp lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Pháp và Đức trong lĩnh vực dược phẩm, với kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 198 triệu USD. Trang tin Ấn Độ New Delhi đưa tin hôm 25 tháng 1 năm 2021.

vn1

Ảnh minh họa. AFP

Theo báo cáo của Fitch Solutions, một tổ chức chuyên có các báo cáo phân tích, đánh giá về thị trường thế giới, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước của Việt Nam hiện chỉ có thể đáp ứng 53% nhu cầu của cả nước, tạo cơ hội lớn cho các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ khi quốc gia này nằm trong số các nhà sản xuất thuốc gốc toàn cầu hàng đầu thế giới.

Các nhà sản xuất thuốc gốc Ấn Độ đang đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước bằng cách nhập khẩu thuốc. Hiện các công ty dược phẩm Ấn Độ đang cố gắng để sản xuất ngay tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.

Fitch Solutions cho biết, thuốc và nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ có giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu vùng xa.

Các doanh nghiệp dược Việt Nam mong muốn hợp tác và kêu gọi đầu tư từ các công ty nước ngoài, kể cả các công ty đến từ Ấn Độ để thu hút vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tại Hội thảo trực tuyến "Cơ hội hợp tác và đầu tư ngành dược phẩm tại Việt Nam" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội đồng xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ tổ chức tại TP.HCM chiều 18/12/2020, các chuyên gia nhận định Việt Nam và Ấn Độ có nhiều lợi thế và tiềm năng đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong ngành dược, thiết bị y tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế. Chính vì vậy, dư địa hợp tác và đầu tư trong ngành dược, thiết bị y tế giữa Việt Nam - Ấn Độ được nhận định là rất rộng mở.

*********************

Dân tiếp tục phản đối dự án điện mặt trời

RFA, 25/01/2021

Một số người dân tại thôn Vạn Phước Tây, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào 21 tháng 1 tiến hành chặn xe của lãnh đạo, đại biểu đến dự lễ khánh thành Nhà máy Điện Mặt Trời Mỹ Hiệp.

vn2

Người dân thôn Vạn Phước Tây, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định chặn xe đại biểu dự lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời hôm 21/1/2021 - Thanh Niên

Tin cho biết việc chặn xe như thế của người dân kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Lý do Nhà máy điện Mỹ Hiệp không thực hiện những cam kết đối với người dân gồm cho thắp sáng từ nguồn điện dự án tại nhà văn hóa thôn, sửa chữa thảm nhựa lên tuyến đường bê tông trước khi khánh thành dự án.

Ngoài ra, đến nay nhiều hộ dân bị tác động bởi dự án vẫn chưa nhận được tiền đền bù đầy đủ.

Đại diện địa phương gồm Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Huyện Phù Mỹ và xã Mỹ Hiệp cho biết đã đứng ra làm trung gian hòa giải giữa chủ đầu tư dự án và người dân địa phương bị tác động nên vụ việc được giải quyết.

Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Huyện Phù Mỹ, nói đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện những cam kết đã hứa.

Tại huyện Phù Mỹ, hồi cuối năm 2018, lãnh đạo huyện cũng phải họp với dân phản đối dự án điện mặt trời tại Xã Mỹ Thắng. Người dân bắt giữ xe chở đoàn công binh đến khảo sát, chuẩn bị rà phá bom mìn trong vùng dự án điện mặt trời.

Người dân cho rằng dự án này sẽ gây ô nhiễm môi trường, đổ thải ra biển làm chết cá, tôm mà dân nuôi. Người dân địa phương cũng quan ngại về tình trạng doanh nghiệp lợi dụng dự án điện mặt trời để khai thác titan như từng xảy ra ở địa phương. 

Vào ngày 12 tháng 1 vừa qua, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia Việt Nam cho biết, trong năm nay, sẽ cắt giảm khoảng 1,3KWh năng lượng tái tạo. Trong số này có 500 triệu KWh do thừa nguồn vào từ điện mặt trời áp mái.

************************

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Bình Tân tử vong do rơi lầu

RFA, 25/01/2021

Công an quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đang điều tra nguyên nhân một chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự Bình Tân rơi lầu tại chung cư Carina, tử vong.

vn5

Chung cư Carina nơi ông Du rơi lầu tử vong - Courtesy of PLO

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin trên vào ngày 25/1, đồng thời cho biết người rơi lầu tử vong là ông Đỗ Huy Du, sinh năm 1978 là cư dân sống tại tầng 12 của chung cư Carina, quận 8, TPHCM.

Ông Du vừa được điều động từ Chi cục trưởng Chi cục thi hành án Dân sự huyện Bình Chánh về quận Bình Tân vào năm 2019.

Liên tục từ năm 2019 đến nay, đã có ít nhất 4 người tử vong do rơi lầu tại Việt Nam. Trong đó có 2 trường hợp rơi lầu tử vong là lãnh đạo ngành giáo dục bao gồm Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo -Tiến sĩ Lê Hải An ngã lầu tử vong vào ngày 17/10/2019.

Nửa năm sau, vào ngày 5/4/2020, Tiến sĩ-Luật sư Bùi Quang Tín, Giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM cũng được cơ quan điều tra Công an huyện Nhà Bè xác nhận đã rơi từ tầng 14 chung cư New Saigon, huyện Nhà Bè, tử vong.

Gần nhất hôm 21/12/2020, ông Phùng Ngọc Khánh -Cục trưởng Cục quản lý, giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài Chính cũng được phát hiện rơi từ cầu thang bộ tại sở làm ở quận Hoàn Kiếm, xuống khuôn viên và tử vong.

Trong các vụ rơi lầu trên, đến nay dư luận vẫn còn đặt nhiều nghi vấn. Trả lời RFA vào 7/4/2020 về hai trong số các trường hợp tử vong trên, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng thuộc Ban dân vận trung ương từng cho rằng những cái chết tương tự hai vụ việc ngã lầu tử vong của Tiến sĩ Lê Hải An và Luật sư Bùi Quang Tín sẽ tiếp diễn, nếu như những kẻ thủ ác trong các nhóm lợi ích quyền lực không bị đưa ra ánh sáng trừng trị.

Được biết, năm 2018, chung cư Carina Quận 8, nơi vừa phát hiện vụ tử vong của ông Du đã từng bị cháy khiến 13 người tử vong và hơn 60 người bị thương. Nguyên nhân được xác định là do vi phạm qui định về phóng cháy chữa cháy.

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam