Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan vào cuộc vụ blogger Đường Văn Thái nghi bị bắt cóc

RFA, 20/04/2023

Lực lượng Cảnh sát Đặc nhiệm thuộc Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã vào cuộc điều tra vụ một người tị nạn chính trị Việt Nam bị mất tích ở Bangkok nhưng sau đó lại đột nhiên xuất hiện ở Việt Nam và bị bắt.

thai1

Ông Đường Văn Thái - Hình từ YouTube Thái Văn Đường

Blogger Đường Văn Thái (YouTuber Thái Văn Đường), người thường xuyên chia sẻ thông tin thuộc dạng "cung đình" của nhiều lãnh đạo Nhà nước Việt Nam trên YouTube với gần 120 ngàn người theo dõi, bị mất tích ở gần nhà trọ thuộc tỉnh Pathum Thani, Thái Lan, vào chiều muộn ngày 13/4.

Ba ngày sau, truyền thông Việt Nam đưa tin Công an huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã bắt giữ ông khi ông xâm nhập trái phép từ Lào vào chiều ngày 14/4.

Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt sống ở Bangkok nhiều năm qua, cho biết người của Lực lượng Cảnh sát Đặc nhiệm đã liên lạc với bà và nhóm bạn thân thiết của ông Thái để tìm hiểu thông tin về vụ việc và khả năng ông bị bắt cóc và dẫn giải bởi mật vụ Việt Nam. Bà chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/4 :

"Cảnh sát đặc biệt (Special Forces) họ đã vào cuộc ngày hôm qua, họ bắt đầu điều tra về vụ mất tích của Đường (Văn Thái- PV).

Tôi nghĩ vụ này lớn hơn vụ của Trương Duy Nhất (bị bắt cóc ở Bangkok năm 2019-PV) vì vụ ông Nhất nghi ngờ có những người thuộc cảnh sát Thái Lan giúp đỡ, nhưng trong vụ việc này tôi nghĩ cảnh sát Thái không có dính líu, vì đã nói chuyện với người trưởng Cảnh sát ở Bangkok này nhưng ông ta nói là không biết gì hết. Tôi nghĩ vụ này Việt Nam tự làm lấy".

Phóng viên RFA gửi email cho Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan để kiểm chứng thông tin trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

Nhóm bạn điều tra dấu vết blogger mất tích

Bà Grace Bùi cho RFA biết song song với điều tra của cảnh sát Thái, nhóm của bà bắt đầu thu thập thông tin, các đoạn camera an ninh về đường đi của ông Đường Văn Thái trước khi bị mất tích để phản bác thông tin mà phía Việt Nam đưa ra.

Mục tiêu của nhóm là lấy lại công bằng cho Đường Văn Thái, bảo vệ người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan, và cho thế giới biết rõ sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội cho dù quốc gia này đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà nói.

Nhóm đang cộng tác chặt chẽ với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để làm rõ những gì đã xảy ra với nhà báo dũng cảm, người dám đưa tin về tham nhũng và cấu kết của quan chức Việt Nam trong nhiều năm qua. 

Hai ngày trước, nhóm đã báo cảnh sát địa phương về sự mất tích của ông Thái và được nhà chức trách khu vực cấp cho giấy phép được thu thập thông tin từ các camera công cộng trong khu vực mà blogger này có thể hiện diện trong ngày bị mất tích.

Bà Grace Bùi cho biết, ông Đường Văn Thái vào ngày 13/4 đã rời nhà và đi đến một tiệm bán cà phê ở gần đó để mua hai cốc cà phê rồi đi đến khu công viên trong Đại học Công nghệ Rajamangala, cách Bangkok chừng 50 km về phía bắc.

Tại đây, ông uống cà phê cùng với một người tị nạn mới quen, Facebooker Lộc An Hà. Sau đó, hai người chia tay, người bạn ở lại còn ông Thái đi về hướng nhà trọ của mình và từ đó không ai liên lạc được nữa.

Phóng viên có liên lạc với Facebooker Lộc AnHà, tên thật là Nguyễn Khắc Đình Lộc, và được người này cho biết thông tin bà Grace Bùi thu thập được là chính xác.

Ông Lộc nói trong chiều hôm đó, Đường Văn Thái gọi điện cho ông và hẹn ra công viên trốn nóng như nhiều ngày trước. Hai người uống cafe rồi blogger thực hiện live stream nói về chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày hôm sau của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Bliken và vụ xử blogger Nguyễn Lân Thắng.

Khoảng 5 giờ 30, Đường Văn Thái kết thúc chương trình live stream và quay trở về phòng trọ. Ông Lộc ngồi thêm một lúc rồi ra về.

Ông Lộc, một người hoạt động về tự do tôn giáo ở Bà Rịa-Vũng Tàu và thường xuyên bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương, cho biết ông nhận được tin ông Thái bị mất tích vào chiều hôm sau (14/4) khi đang chờ ông Thái qua để hai người đi chợ phiên, như nhiều tuần trước đó.

Ông cho biết thông tin người bạn mình nhập cảnh trái phép từ Lào về Hà Tĩnh là bịa đặt vì Đường Văn Thái không có ý định về Việt Nam, và không thể vượt 920 km đường bộ trong thời gian một ngày từ trung tâm Thái Lan đến biên giới Lào-Việt được.

Hơn 300 người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan hôm qua ký một kiến nghị thư gửi cho các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Văn phòng Cao ủy về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để yêu cầu điều tra vụ việc, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh cho họ, và đẩy mạnh việc định cư cho họ ở quốc gia thứ ba.

Thư kiến nghị được đại diện những người tị nạn gửi cho văn phòng Cao ủy về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok hôm 19/4.

Ngày 20/4, phóng viên gửi email cho UNHCR và Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhưng chưa nhận được phản hồi.

https://youtu.be/Q6wDt67RsFM

**************************

Liên đoàn Quốc tế Nhà báo quan ngại về trường hợp ông Đường Văn thái bị bắt cóc

RFA, 20/04/2023

Liên đoàn Quốc tế Nhà báo (IFJ), trụ sở chính tại Bỉ, vào ngày 20/4 lên tiếng quan ngại về trường hợp nhà báo tự do Đường Văn Thái mất tích khỏi Bangkok và nghi là bị bắt cóc đưa về Việt Nam.

thai2

Ông Đường Văn Thái trong một buổi phát hình trên YouTube trước đây - YouTube Thái Văn Đường

IFJ nhắc lại tin xác nhận từ phía Công an Việt Nam việc bắt giam ông Đường Văn Thái ba ngày sau khi có nghi vấn ông này bị bắt cóc ở Bangkok, Thái Lan hôm 13/4.

IFJ lên án biện pháp bắt cóc và giam giữ ông Đường Văn Thái ; đồng thời kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do ngay cho ông này.

Thông cáo ngày 20/4 của IFJ nêu rõ "Biện pháp bắt cóc ông Đường Văn Thái cho thấy nguy cơ lớn lao mà các nhà báo Việt Nam phải đối mặt ; cũng như tạo một tiền lệ tồi tệ về sự an nguy của những người làm công tác truyền thông ở nước ngoài. Những cách thức trừng phạt mang tính đàn áp và nặng nề tại Việt Nam đối với truyền thông độc lập, phê phán có nghĩa ông Thái chắc chắn phải đối mặt sự khủng bố do những việc đã làm".

Ông Đường Văn Thái 41 tuổi trước khi bị bắt đã có cuộc livestream về phiên xử nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng và chuyến công du Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Trước đó, ông đưa nhiều tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ của quan chức trung ương hoặc lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam lên các nền tảng mạng xã hội, ông cũng là người đưa thông tin ông Võ Văn Thưởng thay ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Chủ tịch nước trước khi chính thức nhậm chức cả tháng trời.

Trong số những cán bộ cao cấp bị ông Đường Văn Thái nêu tên trong các bài nói chuyện trực tiếp trên kênh YouTube Thái Văn Đường, có Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và "ngôi sao công an" đang lên, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi.

Trong một video gần đây, ông Thái có đưa thông tin Giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh Đinh Văn Nơi có quan hệ ngoài luồng với một phụ nữ dẫn đến việc người này có thai, và nhận đút lót để tha bổng cho nhiều người bị bắt vì đánh bạc, Đài Á Châu Tự Do không có điều kiện kiểm chứng các thông tin này.

IFJ cho rằng ông Thái đang bị giam tại Hà Tĩnh.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Người Việt tị nạn biểu tình tại Bangkok

Lo lắng cho sự an toàn của bản thân sau vụ blogger Đường Văn Thái nghi bị bắt cóc, hơn 300 người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan ký tên khẩn cầu quốc tế sớm định cư người tị nạn.

phandoi1

Người Việt Nam tị nạn biểu tình trước Văn phòng UNHCR ngày 19/4 - Người tị nạn gửi đến RFA

Sáng ngày 19/4, khoảng 40 người tị nạn tập trung trước văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) tại Bangkok (Thái Lan) phản đối bắt giữ ông Đường Văn Thái, yêu cầu UNHCR đưa ra biện pháp bảo vệ hiệu quả, cũng như sớm định cư những người đã có quy chế tị nạn.

Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái mất tích chiều tối 13/4 khi đang tị nạn chính trị tại Thái Lan, tuy nhiên công an Hà Tĩnh sau đó thông báo đã bắt giữ ông vào chiều 14/4 khi ông Thái "xâm nhập trái phép" vào Việt Nam, bạn bè nghi ngờ ông bị mật vụ bắt và dẫn giải về.

Người biểu tình mang theo hai biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung : "Phản đối nhà cầm quyền bắt cóc người tị nạn" và "SOS ! Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan đang gặp nguy hiểm".

Ông Nguyễn Văn Tráng, một người từng nhiều lần bị nhà chức trách tỉnh Thanh Hóa kêu gọi đầu thú khi đang tị nạn chính trị tại Thái Lan nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 19/4 :

"Rõ ràng vụ bắt cóc ông Đường Văn Thái ở một đất nước có chủ quyền cho thấy việc vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như tính bất chấp của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Điều quan trọng là nó phản ánh một xu hướng leo thang của việc đàn áp người bất đồng chính kiến xuyên quốc gia".

Ông Lê Thương, một quân nhân xuất ngũ hiện đang tị nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2018 bày tỏ : 

"Không riêng bản thân tôi mà tất cả người tị nạn ở Thái Lan hiện giờ đang có tâm lý rất hoang mang sợ hãi liên quan đến việc ông Thái Văn Đường bị bắt cóc.

Trong buổi sáng hôm nay, người Việt Nam tị nạn bao gồm các anh chị em, kể cả người Việt, cộng đồng người Thượng Tây Nguyên, Khmer Krom và Hmong đều tập trung tại đây để có một buổi đưa tin liên quan đến sự việc anh Thái Văn Đường bị bắt cóc về Việt Nam.

Ông Lê Thương đại diện trao thỉnh nguyện thư có hơn 300 chữ ký của người tị nạn cho văn phòng UNHCR, thỉnh nguyện thư cũng gửi cho chính phủ các quốc gia dân chủ, các tổ chức nhân quyền... khẳng định thông tin ông Thái "xâm nhập" Việt Nam từ Lào là bịa đặt và là cách thức Nhà nước hợp thức hóa vụ bắt cóc ông ở Thái Lan.

Có ba yêu cầu được đưa ra trong thư ngỏ, bao gồm kêu gọi "điều tra về vụ bắt cóc nhà báo Thái Văn Đường. Vấn đề bắt cóc các nhà hoạt động cần được thông tin rộng rãi để người dân Việt Nam đều biết và lên án.

"Thực hiện các biện pháp bảo vệ người Việt tị nạn tại Thái Lan một cách hiệu quả hơn, tránh tái diễn các vụ bắt cóc trong tương lai.

Nhanh chóng thực hiện việc tái định cư cho những người Việt tị nạn đã được UNHCR cấp quy chế, để người tị nạn đến một quốc gia an toàn hơn Thái Lan".

Theo bà Grace Bùi, một người hoạt động nhân quyền độc lập người Mỹ gốc Việt ở Bangkok, hiện có khoảng 1.500 người tị nạn đến từ Việt Nam đang sống ở nhiều tỉnh và thành phố của Thái Lan, một quốc gia chưa ký Công ước quốc tế về người tị nạn 1951.

Tuy phải đối mặt với đàn áp xuyên biên giới ngày càng gia tăng của bộ máy an ninh Việt Nam và bắt giữ của cảnh sát Thái Lan, người tị nạn Việt Nam nhận được sự trợ giúp rất ít ỏi từ UNHCR.

Ông Nguyễn Văn Ân, một nhà hoạt động về tự do tôn giáo đến từ giáo xứ Kẻ Giai thuộc Giáo phận Vinh và hiện đang sống tị nạn cùng gia đình ở Bangkok, cho biết UNHCR chỉ khuyến cáo người tị nạn sống lặng lẽ và chuyển nhà khi có dấu hiệu mất an ninh.

Mỗi khi gặp sự đe doạ, người tị nạn gọi điện thoại cho văn phòng của cơ quan này nhưng rất ít khi có người nhấc máy, ông cho biết.

CPJ kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà báo Đường Văn Thái

Hôm 18/4, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ra thông cáo báo chí kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Đường Văn Thái và chấm dứt mọi nỗ lực sách nhiễu và bắt giữ người lưu vong.

"Nhà chức trách Việt Nam cần phải trả tự do cho nhà báo Đường Văn Thái và công khai chi tiết việc bắt giữ ông", ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ ở khu vực Đông Nam Á nói trong thông cáo.

"Việt Nam có lịch sử nhắm vào các nhà báo sống lưu vong. Nhà chức trách Thái Lan cần điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về quá trình mất tích của ông (Đường Văn Thái- PV) ở Bangkok, và bảo dảm rằng các nhà báo không bị nhắm đến vì tác nghiệp của họ", ông nói đồng thời dẫn lại trường hợp blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc về Hà Nội sau khi đăng ký nộp hồ sơ xin quy chế tị nạn chính trị tại Thái Lan.

Theo thống kê của CPJ, Việt Nam giam giữ ít nhất 21 nhà báo vì các hoạt động báo chí của họ. Con số này chưa kể đến blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA và ông Đường Văn Thái.

Nguồn : RFA, 19/04/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam với biện pháp "đàn áp xuyên quốc gia"

RFA, 18/04/2023

Vụ ông Đường Văn Thái, một người Việt đang tị nạn ở Thái Lan, đột nhiên bị công an Việt Nam thông báo đã bắt giữ với cáo buộc "nhập cảnh trái phép" khiến nhiều người liên hệ với hai trường hợp của Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất bị bắt ngay tại nước ngoài đưa về Việt Nam chịu án tù.

đuong2

Các ông Trương Duy Nhất, Trịnh Xuân Thanh và Thái Văn Đường - RFA edited

"Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến". Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trị sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong o cáo công bố hôm 6/4. Báo cáo tên "The report—Still Not Safe : Transnational Repression in 2022" xem xét 91 quốc gia kể từ năm 2014 và phát hiện có 38 quốc gia thực hiện đàn áp xuyên quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo, chính quyền Việt Nam bị cáo buộc thực hiện một số chiến thuật trong việc đàn áp xuyên quốc gia, bao gồm tấn công trực tiếp, tấn công trực tiếp có phối hợp vi quốc gia khác, kiểm soát hộ chiếu, sử dụng phần mền gián điệp…

Chia sẻ sâu hơn về tình hình ở Việt Nam, ông Grady Vaughan, thạc sỹ nhân quyền, người đồng tác giả của bản báo cáo này, trả lời RFA qua email cho biết hầu hết các vụ đàn áp xuyên quốc gia do Chính phủ Việt Nam trực tiếp thực hiện đều diễn ra ở các quốc gia khác trong khu vực sông Mekong, chỉ có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là xảy ra ở Đức :

"Việt Nam cũng sử dụng các chiến thuật đàn áp phi vật lý xuyên quốc gia, bao gồm phần mềm gián điệp, đe dọa kỹ thuật… Bên cạnh đó, các cá nhân đến từ Thái Lan và Trung Quốc đã bị đàn áp xuyên quốc gia khi ở Việt Nam".

o cáo chính thức của Freedom House không đề cập nhiều đến tình trạng của Việt Nam, tuy nhiên, Ông Grady Vaughan cho biết trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này có ghi nhận một số trường hợp cụ thể sau :

Về vấn đề kiểm soát hộ chiếu, vào tháng 6/2017, chính quyền Việt Nam đã tước quyền công dân của blogger bất đồng chính kiến người Pháp gốc Việt Phạm Minh Hoàng, trước khi trục xuất ông về Pháp.

Nhà báo Lê Trung Khoa, từ Đức nói với RFA rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức từ chối cấp mới hộ chiếu khi hộ chiếu cũ của ông Khoa hết hạn vào năm 2018.

Bên cạnh đó, vì ông đưa tin chỉ trích chính quyền Việt Nam, do đó, ông Khoa cũng thường xuyên nhận được tin nhắn hay cuộc gọi đe dọa từ những người thân chính quyền Việt Nam ở Đức :

"Cũng có rất nhiều người thân cận với Sứ quán họ trực tiếđe dọa bằng nhắn tin hoặc gọi điện. Họ gọi điện cho tôi nói rằng tôi là phản động hoặc là họ nhắn tin mời "ăn tiết canh ngan", ám chỉ là sẽ cắt cổ tôi".

Vào tháng 3/2020, blogger nổi tiếng của Việt Nam đang lưu vong tại Đức, ông Bùi Thanh Hiếu tuyên bố rằng ông sẽ không viết blog na do người mẹ 86 tuổi và các thành viên khác trong gia đình ông ở quê nhà phàn nàn về việc bị tác động bởi an ninh.

Về hành vi đe dọa kỹ thuật số, Freedom House cho biết Đảng cộng sản cầm quyền đã sử dụng dư luận viên trực tuyến để làm tê liệt các trang và tài khoản mạng xã hội có liên kết với đảng Việt Tân và các nhà hoạt động đối lập. Hàng nghìn tài khoản dư luận viên liên tục báo cáo và xả hàng loạt những bình luận và tin nhắn không phù hợp khiến Facebook phải gỡ bỏ các tài khoản bị báo cáo. Ngoài ra, Chính phủ đã tấn công từ chối dch vụ (DDoS) vào các trang web liên kết với Việt Tân và Tiếng Dân.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư đảng Việt Tân, cho biết xuyên suốt từ nhiều năm nay, chính quyền Việt Nam đã tấn công vào trang web của Việt Tân để đánh sập các trang mạng ở nước ngoài.

"Ngoài ra, đối với những người hoạt động, dù là đang ở nước ngoài, đôi khi cũng nhận được điện thoại hay là email đe dọa, đặc biệt là những người còn thân nhân ở Việt Nam".

Ông Duy cho rằng hành vi đàn áp xuyên quốc gia như vậy là hành động khủng bố từ một chính quyền sợ các tiếng nói đối lập.

RFA đã gởi email đến Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu bình luận về báo cáo này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Vào tháng trước, nhiều người Việt hiện đang tị nạn tại Thái Lan, xác nhận với RFA rằng chính quyền Việt Nam nhiều lần quấy nhiễu gia đình của họ ở Việt Nam, nhằm buộc những người đang lánh nạn phải quay về Việt Nam đầu thú.

Ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam cho biết các kênh truyền thông nhà nước như An Ninh TV, An ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng… đã tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoài lãnh thổ Việt Nam… Việc đó đều là hành vi bị xem "đàn áp xuyên quốc gia". 

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn trao trả những người tị nạn ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Myanmar đang lẩn trốn tại Việt, về lại đất nước của họ. Điển hình như vụ Cơ quan chức năng Việt Nam bàn giao cho chính quyền quân sự Myanmar 154 người tị nạn Rohingya mà họ đã cứu trên biển vào tháng 12/2022. Hay vụ nhà cầm quyền Việt Nam trả nhà hoạt động Đổng Quảng Bình về lại Trung Quốc vào tháng 8/2022, sau gần ba năm ông này lánh nạn ở Hà Nội để chờ được đoàn tụ với gia đình ở Canada.

Nguồn : RFA, 18/04/2023

***************************

Đường Văn Thái ‘xâm nhp Vit Nam’ và không tin thì thôi !

Trân Văn, VOA, 17/04/2023

Chưa rõ vì sao mà "Thái Văn Đường" hay Đường Văn Thái rt tho "tin cung đình". Nhng thông tin mà ông Thái cung cp cho công chúng qua Facebook hay YouTube không ch sm mà còn khá chính xác v ni tình thượng tng chính tr Vit Nam.

duong1

Ông Đường Thái Văn.

Vài ngày sau khi nhiu người s dng mng xã hi kháo vi nhau rng dường như "Thái Văn Đường" (tên mà ông Đường Văn Thái s dng trên mng xã hi) đã b công an Vit Nam sang Thái Lan bt cóc, h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đng lot loan báo :Ti 14/4/2023,Công an xã Sơn Kim 1 cahuyn Hương Sơn, tnhHà Tĩnh đã phát hin mt người đàn ông không có giy t tùy thân, xâm nhp trái phép vào Vit Nam qua đường mòn, li m khu vc biên gii thuc xã Sơn Kim 1.Người đàn ông này khai nhn tên Đường Văn Thái (41 tui, quê quán thôn Hà Lâm 3, xã Thy Lâm, huyn Đông Anh, thànhph Hà Ni). Hin Công an huyn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiếp nhn người đàn ông này đ kim tra, làm rõ, x lý theo quy đnh ca pháp lut (1).

***

Chưa rõ vì sao mà "Thái Văn Đường" hay Đường Văn Thái rt tho "tin cung đình". Nhng thông tin mà ông Thái cung cp cho công chúng qua Facebook hay YouTube không ch sm mà còn khá chính xác v ni tình thượng tng chính tr Vit Nam nên s người theo dõi các tài khon ca cá nhân ông trên mng xã hi có lúc lên ti hàng triu, chưa k nhng thông tin do ông Thái cung cp còn được nhiu người s dng mng xã hi khác dn li. Cũng vì vy, ông Thái là mt cái gai mà nhiu cá nhân, nhiu nhóm trong h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam mun nh song không nh được bi ông Thái cư trú bên ngoài Vit Nam. Cách duy nht mà chính quyn Vit Nam tr ông Thái là tìm đ cách đ vô hiu hóa các tài khon ca ông trên mng xã hi.

Đây là "t giác" mi nht ca mt s cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam v ông Thái Văn Đường :Y sinh năm 1982 và có quê quán ti thôn Hà Lâm 3, xã Thy Lâm, huyn Đông Anh, Hà Ni. T năm 2001, Thái Văn Đường tham gia công tác đoàn ti thôn Hà Lâm 3. Năm 2009, Thái Văn Đường làm hp đng ti Trung tâm Qu đt huyn Đông Anh Hà Ni. Năm 2013, Thái Văn Đường thi công chc nhưng không đ và xin ngh vic. T năm 2016 2017, Thái Văn Đường theo hc Thc sĩ Qun lý đt đai ti Seoul, Hàn Quc. T cui năm 2017, Thái Văn Đường v nước trú ng ti Thành phố Hồ Chí Minh.Trong quá trình đi hc, Thái Văn Đường giao du kết thân vi nhiu phn t chng phá nhà nước Vit Nam. Sau đó, Thái Văn Đường ln lượt tham gia các t chc hi nhóm bt hp pháp như "Hi Nhà báo đc lp", "Hi Anh em dân ch" và tiến hành nhiu hot đng chng nhà nước. Thái Văn Đường còn khi to và tham gia điu hành nhóm "Lu ca Đy t" trên mng xã hi Facebook, thường xuyên đăng ti và phát tán nhng hình nh, thông tin sai lch v nhà ca, gia thế ca các quan chc, lãnh đo. Thm chí, nhiu ln Thái Văn Đường còn li dng các vn đ như s c do Formosa gây ra đ kích đng biu tình, bo lon.Thái Văn Đường còn là nhân vt ct cán ca nhóm "Bn hu đường xa". Nhóm này được các t chc phn đng như : Đng Vit Tân, Đng Dân ch Vit, Chính ph Vit Nam t do tài tr hàng trăm triu đ ngày ngày t chc gây ri BOT Cai Ly.Gn đây, Thái Văn Đường tìm cách trn sang Thái Lan đ ch xin đi t nn chính tr các nước phương Tây. Khi trn chy ti Thái Lan, Thái Văn Đường đã liên tc đăng ti các thông tin ba đt, xuyên tc, công kích, sai s tht v s kin nóng trong nướcnhm bôi đen nhà nước vi mc đích mong các thế lc thù đch hi ngoi h tr cho y được phép t nn ti mt nước th ba. Bên cnh đó, ti Thái Lan, Thái Văn Đường còn thường xuyên đăng ti nhng bài viết, thông tin xào nu, bóp méo s tht liên quan đến các doanh nghip, doanh nhân, đi tư lãnh đo hòng chng phá nhà nước và kiếm tin bt chính, trc li cho bn thân (2).

Không cn ngm nghĩ nhiu t cũng có th t kết lun, thông tin v vic "va bt được người đàn ông tên Đường Văn Tháixâm nhp trái phép vào Vit Nam qua đường mòn, li m khu vc biên gii" cũng như li l và ni dung "t giác" như va dn ging sn phm ca mt cơ quan truyn thông đúng nghĩa hay ging ging điu ca Công an nhân dân Vit Nam. Trong khi mt s cơ quan truyn thông lp l "còn phi ch cơ quan chc năng xác đnh Đường Văn thái có đúng là Thái Văn Đường hay không" thì mt s cơ quan truyn thông khác "t giác" như "đúng ri" ! Thm chí, ngoài "t giác", có trang web được lp ra đ "đu tranh vi các lun điu sai trái, thù đch trên Internet" còn "phán đoán" rng "đi tượng đang tìm mi cách đ tiếp cn Ngoi trưởng M nhm tìm cơ hi đến mt nước th ba sau cuc phng vn mi nht ti Thái Lan" (3).

***

C như nhng gì các cơ quan truyn thông chính thc và trang web phò đng mi công b thì h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam biết rt rõ, tuy là công dân Vit Nam nhưng ông Đường Văn Thái đã được Cao y T nn ca Liên Hip Quc (UNHCR) công nhn đ điu kin đ được hưởng Quy chế T nn t ngày 3/4/2020. Ông Thái ch tm trú ti Thái Lan trong khi ch đi hoàn tt nhng th tc liên quan ti vic s được quc gia nào đó tiếp nhn đnh cư. Mt người t nn va được UNHCR phng vn vào đu tháng này đ tiếp tc gii quyết tiến trình tìm nơi đnh cư như "t giác" có sn sàng ri Thái Lan, băng qua Lào đ "xâm nhp trái phép Vit Nam qua đường mòn, li m khu vc biên giithuc đa phn Hà Tĩnh ?

Rõ ràng, vic ông Đường Văn Thái hay "Thái Văn Đường" đã "xâm nhp trái phép Vit Nam qua đường mòn, li m khu vc biên gii" chng khác gì vic ông Trnh Xuân Thanh bí mt t Đc tìm đường v Hà Ni... "đu thú" (4) hi 2017, hay vic ông Trương Duy Nht đt nhiên "mt tích" khi đang xúc tiến th tc xin hưởng Quy chế T nn vi UNHCR ti Thái Lan hi năm 2020, sau đó đt nhiên b đưa ra xét x ti Vit Nam và b pht mười năm tù (5). Đường Văn Thái hay "Thái Văn Đường" ch là mt ví d na v "pháp chế xã hội chủ nghĩa" v "cam kết thăng tiến nhân quyn, tuân th lut pháp quc tế" và nếu b truy vn, lên án gt gao quá thì thn nhiên tuyên b, kiu như :V Báo cáo Nhân quyn năm 2019, tht đáng tiếc - mt cơ quan, t chc ln như B Ngoi giao Hoa K li xuyên tc s tht, đng thi phá hoi quan h chính tr gia Vit Nam và Hoa K, nht là khi thi k chiến tranh lnh đã khép li (1991), thi k toàn cu hóa và hi nhp quc tế đã m ra. Đc bit, khi quan h Vit Nam - Hoa K đã sang mt trang mi, tt đp, đy ha hn... V trường hp Trương Duy Nht b các cơ quan chc năng bt, x lý hình s thì sao ? Câu tr li rng : đây là điu bình thường, x lý đúng theo pháp lut quc gia. C òn chuyn bt Trương Duy Nht như thế nào thì thuc quyn ca cơ quan chc năng(6).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/04/2023

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/phat-hien-nguoi-dan-ong-ten-duong-van-thai-xam-nhap-trai-phep-vao-viet-nam-20230416172553331.htm

(2) https://congthuong.vn/bo-mat-that-cua-doi-tuong-duong-van-thai-250542.html

(3) https://m.canhco.net/duong-van-thai-ve-viet-nam-de-lam-gi-p620752.html

(4) https://baochinhphu.vn/trinh-xuan-thanh-da-ra-dau-thu-102224772.htm

(5) https://nld.com.vn/phap-luat/truong-duy-nhat-bi-tuyen-y-an-10-nam-tu-20200814182841816.htm

(6) http://tapchiqptd.vn/Sites/print.aspx?newid=15218

**************************

Diễn biến "lạ" từ truyền thông Việt Nam xung quanh vụ blogger Thái Văn Đường "mất tích"

Quốc Phương, RFA, 17/04/2023

Blogger, nhà hoạt động mạng xã hội Việt Nam, ông Thái Văn Đường, được nhiều người đang tìm quy thế tỵ nạn tại Thái Lan bị cho là "mất tích" hôm 13/4. Đến ngày 16/4, tin từ truyền thông Nhà nước khiến người đọc thấy có sự trùng lặp. Theo đó có một người nhập cảnh bất hợp pháp vào Hà Tĩnh ở miền Trung Việt Nam mà một số đặc điểm nhận diện trùng với nhà hoạt động này, trong đó có tên tuổi.

tvd1

Ông Đường Văn Thái (còn được biết đến với tên Thái Văn Đường) - YouTube Thái Văn Đường

Hôm 16/4/2023, truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin liên quan, trong đó, trang mạng Chính phủ đăng tựa đề : "Phát hiện Đường Văn Thái xâm nhập trái phép vào Việt Nam".

Báo Tuổi trẻ đăng cùng lúc bài với hàng tít : "Phát hiện người đàn ông tên Đường Văn Thái xâm nhập trái phép vào Việt Nam".

Hàng tựa lớn trên báo Pháp luật TPHCM được đọc thấy cùng ngày là "Công an bắt người tên Đường Văn Thái xâm nhập vào Việt Nam trái phép".

Trong khi đó, tờTiền Phong chạy tựa : "Đường Văn Thái bị bắt vì xâm nhập trái phép vào Việt Nam".

Tin này cũng được Thông Tấn Xã Việt Nam quan tâm đưa, với một bài trên trang Tin tức, có tựa đề : "Bắt giữ đối tượng khai nhận tên là Đường Văn Thái xâm nhập trái phép vào Việt Nam".

Từ Hà Nội, hôm thứ hai, 17/4, trên trang Facebook cá nhân, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, một nhà quan sát thời sự Việt Nam đưa ra bình luận trong một dòng trạng thái, ông viết :

"Sự kiện truyền thông chưa từng có : bắt một kẻ "vô danh", "tội" quá nhẹ, nhưng… hàng loạt báo lớn cùng đưa tin cực nhanh ; lại cùng nội dung và "minh họa" bằng ảnh bắt người… Trung Quốc".

"Nhưng… thật may !, (như đã được chuẩn bị sẵn), một báo… có ngay bài công phu, "tiết lộ" chút ít điều "bí ẩn" đó".

Và blogger Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá an ninh từng làm việc tại Bộ Công an Việt Nam trước khi trở thành nhà hoạt động báo chí, mạng xã hội độc lập, chú thêm : "(Ảnh nhân vật còn bị gạch chéo như thể đã... CHẾT)", trước khi dẫn thêm tựa đề từ báo mạng Công Thương, với hàng tít nhấn mạnh và ghi rõ : "Bộ mặt thật của đối tượng Đường Văn Thái".

Tờ báo thuộc bộ Công Thương của Việt Nam viết :

"Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ đối tượng nhập cảnh trái phép có tên Đường Văn Thái trùng tên với một kẻ chuyên thông tin sai sự thật chống phá Nhà nước…

"Bước đầu, đối tượng khai nhận tên Đường Văn Thái (sinh năm 1982), quê quán ở thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội…

"Đáng chú ý, đối tượng Đường Văn Thái vừa bị bắt giữ trùng tên và địa chỉ quê quán với một YouTuber thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội với tên gọi "Thái Văn Đường". Đối tượng Thái Văn Đường thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đưa ra những luận điệu, thông tin xuyên tạc, bịa đặt, tin đồn thất thiệt với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước. Theo một số nguồn tin, thời gian gần đây, đối tượng Thái Văn Đường đang tị nạn tại Thái Lan".

"Đóng kịch nhưng vụng về, giấu đầu hở đuôi" ?

Theo dõi diễn biến này từ Nha Trang, về ứng xử của truyền thông Việt Nam với sự kiện trên, nhà báo Võ Văn Tạo, một nhà quan sát thời sự Việt Nam từ trong nước khá quen thuộc với khán, thính và độc giả của RFA tiếng Việt, hôm 17/4 đưa ra bình luận :

"Tôi cho rằng cái này là giấu đầu, hở đuôi, vụng về. Nếu người nào tinh ý một chút thì đều phát hiện ở đây có một sự gọi là đóng kịch.

"Thực sự là như thế, chứ làm sao mà lại đồng loạt được như thế. Tôi chắc các báo đều đối chiếu và khớp với bên trên và với nhau, và nếu không có lệnh của một ông ‘nhạc trưởng’ nào đó, từ bên công an hay bên tuyên giáo, thì làm sao các báo lại có thể làm đồng loạt được như thế ?"

"Cái đó theo tôi là lộ liễu quá !"

Khi được hỏi là nếu đúng như nhận định đó, thì tại sao sự kiện này lại diễn ra như vậy với truyền thông ở Việt Nam đưa tin theo cách thức như thế, nhà báo Võ Văn Tạo đáp :

"Tại vì những lần Việt Nam làm theo ý của Việt Nam, như là vụ Trịnh Xuân Thanh ở bên Cộng hòa liên bang Đức, rồi vụ nữa cũng ồn ào, mang tiếng, là vụ Trương Duy Nhất, về mặt đối ngoại.

"Cho nên tôi nghĩ lần này họ tìm cách làm như vậy, tức là thay bằng cách khác. Nhưng mà cách nào, chứ cách như thế này, thì những người mà tinh ý một chút mà để ý chuyện này thì biết ngay rằng không phải sự thật là như thế.

"Mà chủ yếu là họ (chính quyền) tránh né chuyện mang tiếng can thiệp, hoặc xâm phạm vào chủ quyền của các quốc gia khác.

"Tôi biết từ lâu rằng ngay cả Singapore cũng ‘sợ’ Việt Nam, ngay cả an ninh Singapore cũng đặt vấn đề, nhưng họ có vẻ cũng để cho an ninh Việt Nam qua bên đó để "bắt", rồi "rong về".

"Còn Thái Lan thì hồi nào đến giờ, họ vẫn ‘khiếp’ Việt Nam rồi, nhưng họ cũng thực dụng lắm, họ không đánh đổi quan hệ của họ lấy mấy ‘ông dân chủ’ ở Việt Nam làm gì, tôi nghĩ giới (hoạt động) dân chủ ở Việt Nam chẳng là cái gì đối với Chính phủ Thái Lan, không là cái gì hết.

"Cho nên đời nào họ đánh đổi, và nếu phía Việt Nam có ‘đặt vấn đề’, thì họ ok, đồng ý liền".

tvd2

Cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình Nhà nước Việt Nam hôm 4/8/2017. Ông Thanh bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn tại Đức. AFP

"Một sự dàn dựng bất chấp ?"

Từ Berlin, cùng ngày thứ hai, nhà báo Võ Thị Hảo, người từng xin quy chế tị nạn chính trị tại Cộng hòa liên bang Đức nhiều năm về trước, cho hay bà có theo dõi vụ việc này và về cách thức truyền thông, báo chí chính thống của Nhà nước Việt Nam đưa tin, bà bình luận :

"Tôi được biết là ngày 14/4/2023, bạn của nhà bất đồng chính kiến Đường Văn Thái (tức Thái Văn Đường) đã xôn xao thông tin rằng ông bị mất tích và có khả năng bị an ninh Việt Nam sang tận Thái Lan bắt cóc về Việt Nam. Báo chí Việt Nam đã im lặng, đến tận ngày 16/4 thì đồng loạt đưa tin rằng ông Thái đã "xâm nhập Việt Nam trái phép" và bị bắt tại cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh...

"Xét hoàn cảnh, theo kinh nghiệm của tôi cũng như nhiều nhà thạo tin thì thủ đoạn đổ cho người bị bắt cóc tội "xâm nhập trái phép" là cách đưa tin có nhiều khả năng là bất chấp sự thật, đưa tin theo chỉ đạo của cấp trên để che giấu cho việc bắt cóc rất đáng hổ thẹn.

"Trên góc nhìn, quan điểm cá nhân, tôi cho rằng hiếm có ai tin rằng đó không phải là một sự dàn dựng của mật vụ Việt Nam, rồi đổ cho người bị bắt tội "xâm nhập trái phép". Sự việc diễn biến cũng cùng cách tương đồng với vụ nhà bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc năm 2019 tại Thái Lan".

Và nhà báo, nhà quan sát thời sự Việt Nam từ Berlin tiếp tục nêu nhận định mang tính giả thuyết của mình, bà nói :

"Còn nếu thông tin về việc nghi ông Thái Văn Đường bị mật vụ Việt Nam bắt cóc không được một số tờ báo hải ngoại tung ra trước ngày 16/4 thì có thể công an Việt Nam đã ém nhẹm sự việc này ?

"Vì vụ việc xảy ra từ 13/4 nhưng không tờ báo Việt Nam nào đưa tin. Khi thông tin đã tung ra thế giới, tận ngày 16/4, các báo, trong đó có báo Hà Tĩnh – mới đồng loạt đưa tin là ông Đường Văn Thái hay Thái Văn Đường xâm nhập trái phép ! Vậy ai có thể thực sự tin rằng đây không phải là một sự dàn dựng bất chấp ?

"Qua diễn biến, sự việc này, tôi cho rằng Việt Nam thêm một lần ngạo nghễ tuyên bố với thế giới : mật vụ Việt Nam có thể bất chấp mọi thủ đoạn để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật, dù họ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đặc biệt dễ tổn thương là đồng bào Việt Nam đang phải rời quê hương để nương náu tại các nước Đông Nam Á, dẫu là họ đang ở Thái lan là một trong những hiếm hoi tại khu vực này còn lòng nhân đạo, có thể giúp đỡ người tị nạn".

Theo nhà báo, nhà văn Võ Thị Hảo, diễn biến mới này còn chứng tỏ Việt Nam "công bố thêm" một "sự đe dọa" đối với tự do ngôn luận và người bất đồng chính kiến.

"Chỉ một ngày trước khi ngoại trưởng Mỹ tới thăm Việt Nam mà Việt Nam thực hiện hành vi này, chắc chắn không phải là ngẫu nhiên.

"Đó là một tảng đá khổng lồ được nhóm quyền lực nào đó đặc biệt thiết kế để chặn đường tiến tới quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với Mỹ", bà Võ Thị Hảo đưa ra nhận định trên quan điểm cá nhân, hôm 17/4.

Còn về phía Việt Nam, trước đó, hôm chủ nhật 16/4/2023, bài báo có tựa đề ‘Bắt giữ đối tượng khai nhận tên là Đường Văn Thái xâm nhập trái phép vào Việt Nam’ đăng chính thức và công khai trên trang Tin Tức đưa tin và khẳng định :

"Ngày 16/4, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh xác nhận vừa phát hiện và bắt giữ một đối tượng không có giấy tờ tùy thân khi đang xâm nhập trái phép vào Việt Nam.

"Trước đó, vào chiều tối 14/4, lực lượng Công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) phát hiện một đối tượng không có giấy tờ tùy thân xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn nên đã đưa về trụ sở để làm rõ.

"Bước đầu, đối tượng khai nhận tên là Đường Văn Thái (sinh năm 1982), quê quán ở thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

"Ngay sau đó, Công an xã Sơn Kim 1 đã bàn giao đối tượng cho Công an huyện Hương Sơn để kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật", trang tin mạng thuộc thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin cho hay.

Còn như tin RFA tiếng Việt đã đưa từ hôm 15/4/2023, RFA đã có nỗ lực liên lạc bằng cách gọi điện cho Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan để hỏi thông tin về Đường Văn Thái nhưng tại thời điểm liên lạc đó đã không có ai trả lời. RFA tiếng Việt cũng gửi thư điện tử cùng lúc tới các cơ quan này nhưng chưa nhận được phản hồi cùng thời điểm.

Vẫn theo tin bài đã đưa trên RFA tiếng Việt, ông Đường Văn Thái được cho là một nhân vật nhiều tranh cãi. Trong khi có nhiều người thường xuyên theo dõi tin tức chia sẻ từ ông trên các kênh Facebook và YouTube, thì có một số người khác cho rằng tin tức mà ông chia sẻ không có độ tin cậy cao.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 17/04/2023

*************************

Công an Hà Tĩnh xác nhận YouTuber Thái Văn Đường về nước

RFA, 16/04/2023

Công an tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 16/4 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một "đối tượng không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1". Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của một blogger, YouTuber đang tị nạn chính trị tại Thái Lan và đã mất tích khỏi nơi ở cách đây hai ngày.

tvd3

Ông Đường Văn Thái - Hình từ YouTube Thái Văn Đường

Vào ngày 14/4, những người bạn tại Thái Lan của ông Đường Văn Thái (người còn được biết với cái tên Thái Văn Đường) xôn xao về khả năng ông đã bị an ninh Việt Nam sang Thái Lan bắt cóc mang về Việt Nam sau khi ông rời nhà trọ đi đón bạn vào sáng ngày 13/4 ở sân bay và từ đó biệt vô âm tín. Mọi liên lạc điện thoại với ông vào chiều cùng ngày đều không có trả lời. Những người bạn của ông đến nhà ông vào tối ngày 14/4 thì thấy cửa khoá và không có ai ở nhà.

YouTuber Thái Văn Đường là người sang tị nạn tại Thái Lan từ năm 2018 và là người có nhiều bài viết đăng tải trên Facebook, YouTube cá nhân chỉ trích Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ và Đảng cộng sản.

Theo người quen của ông Thái (giấu tên vì lý do an ninh), ông Thái đã có cuộc phỏng vấn định cư với Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) qua video vài giờ trước khi bị mất tích.

Nghi ngờ về khả năng ông Thái bị an ninh Việt Nam bắt cóc trên đất Thái Lan được nhiều người Việt quen biết ông cho rằng có cơ sở khi đã từng có một trường hợp tương tự là blogger Trương Duy Nhất bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tị nạn tại Thái Lan vào năm 2019. Công an Việt Nam chưa bao giờ xác nhận thông tin này.

Đài Á Châu Tự Do đã liên hệ với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi thông tin về Đường Văn Thái nhưng không có ai trả lời.

Nguồn : RFA, 16/04/2023

***************************

Blogger Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải

RFA, 15/04/2023

Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan nơi ông đã sống tị nạn từ nhiều năm qua. Nhiều người quen và bạn bè lo ngại ông bị an ninh bắt cóc để đưa về Việt Nam xét xử vì đưa nhiều thông tin thuộc dạng "thâm cung bí sử" của nhiều quan chức cao cấp của Đảng cộng sản lên mạng xã hội.

tvd4

Blogger Thái Văn Đường trong một video nói chuyện trên Youtube - Ảnh chụp màn hình từ Youtube

Ông Thái, 41 tuổi, sang Thái Lan tị nạn chính trị từ năm 2018 và sau đó được cấp quy chế tị nạn bởi Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok. Ông đưa nhiều tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ của quan chức trung ương hoặc lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam lên Facebook và Youtube, và có khoảng 120.000 người đăng ký theo dõi trên YouTube.

Những người quen của ông không liên lạc được với ông từ chiều thứ năm (13/4) và thông báo cho nhau trên mạng xã hội.

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ biên trang tin Thoibao.de và đang sinh sống ở Đức, là một trong những người đầu tiên loan tin về việc ông Đường Văn Thái mất tích. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào chiều ngày 14/4 về nội dung thông tin nhận được từ Thái Lan :

"Thái Văn Đường chiều ngày hôm qua (13/4- PV) tại Bangkok (Thái Lan) có một cuộc hẹn với một người bạn từ Việt Nam bay sang Bangkok. Hẹn đón ở sân bay Bangkok đó.

Sau đó buổi chiều hôm qua Thái Văn Đường có đi sân bay Bangkok (Suvarnbhumi- PV) và hành trình tôi đều có hết đây.

Sau đó vào buổi chiều hơn 15 giờ 30 gì đấy bắt đầu mất liên lạc và từ đó tới nay gọi điện vào máy điện thoại của Thái Văn Đường thì không thấy ai cầm máy hết".

Trên kênh YouTube Thái Văn Đường, video cuối cùng ông này đăng là hai tuần trước với tiêu đề "Ngành công thương CẦN 11 tỷ đô hay phế truất Bộ trưởng", tuy nhiên trên tab cộng đồng (community) của kênh, bài đăng cuối cùng của ông Thái lúc khoảng 2 giờ chiều ngày 14/4 viết :

"Dự kiến 18h50 tối nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinke(n) sẽ hạ cánh tại sân bay Nội Bài ; có thể thêm 1 tù nhân lương tâm sẽ được rước qua bển".

Một ngày trước đó, ông đăng tải hình ảnh lễ hội té nước Songkran của Thái Lan, tuy nhiên phóng viên phát hiện hình ảnh này là lễ hội té nước ở thành phố Pattaya mà báo chí đã đăng tải, chứ không phải hình ảnh ông chụp. 

Bà Grace Bùi, một công dân Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống ở Bangkok, cho biết vào tối 14/4 bà nhận được tin Đường Văn Thái bị mất tích. Ngay tối đó bà cùng một số người Việt tị nạn đã đến phòng trọ của blogger này để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Bà nói với RFA vào trưa ngày 15/4 :

"Tối hôm qua (14/4) khi nghe tin tôi có chạy xuống nhà trọ của Đường để xem xét có chuyện gì xảy ra. Khi tới nơi thì thấy xe hơi của Đường ở nhà, cửa thì khoá. Tôi có nói chuyện với người hàng xóm thì ông ta nói sáng ngày 13/4 Đường có rời nhà buổi sáng bằng xe gắn máy rồi sau đó không ai có tin tức gì hết.

Những người tị nạn ở đây có gọi Whatsapp cho Đường nhưng không kết nối được. Gọi vào số điện thoại di dộng thì có đổ chuông nhưng không ai nghe máy".

Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền và thiện nguyện trợ giúp người tị nạn ở Thái Lan trong nhiều năm qua, cho RFA biết bà đã báo lên Văn phòng UNHCR và một số tổ chức nhân quyền quốc tế về việc mất tích của ông Đường Văn Thái.

Việc một người Việt sống bất hợp pháp ở Thái Lan mất tích có thể có các nguyên nhân như là do bị cảnh sát di trú Thái bắt, tai nạn giao thông hay tệ hơn là bị an ninh Việt Nam bắt giữ như trường hợp của ông Trương Duy Nhất, một blogger của RFA, vào đầu năm 2019.

Tuy nhiên, bà cho rằng ít có khả năng bị cảnh sát Thái bắt giữ căn cứ vào việc gọi điện thoại vào số di động của Đường Văn Thái có tiếng chuông nhưng không ai bắt máy. Theo bà, nếu bị cảnh sát bắt, người bị bắt vẫn có thể dùng điện thoại để liên lạc với người thân hoặc bạn bè trước khi bị tịch thu điện thoại.

Việc điện thoại đổ chuông nhưng không có người nghe cho thấy khả năng Đường Văn Thái bị tai nạn giao thông là thấp, một người quen của blogger này nói với RFA trong điều kiện giấu tên vì lý do an ninh. Người này cũng chia sẻ ông Đường Văn Thái đã có cuộc phỏng vấn định cư với Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) qua video vài giờ trước khi bị mất tích.

Phóng viên gọi điện cho Cảnh sát di trú Thái Lan nhưng điện thoại trả lời tự động cho biết cơ quan này chỉ tiếp nhận điện thoại trong giờ hành chính. Chúng tôi có gửi email cho họ nhưng chưa nhận được trả lời.

Bị an ninh Việt Nam bắt cóc ?

Ông Đường Văn Thái, người đã tốt nghiệp cao học nông nghiệp về quản lý đất đai, từng làm việc cho một cơ quan Nhà nước ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi bỏ việc, ông làm nghề tự do và tham gia một số phong trào phản đối chính quyền và thiện nguyện ở vùng núi phía bắc.

Ông có tham gia nhóm "Lều của đầy tớ", một trang Facebook chia sẻ thông tin về nhà cửa dinh thự của quan chức cộng sản. Ông cũng đưa nhiều tin tức khó kiểm chứng về tham ô hay sự cấu kết giữa các quan chức hay của quan chức và doanh nghiệp sân sau. Cũng có nhiều tin tức ông đưa ra đúng với thực tế diễn ra sau đó. 

Bà Grace Bùi không loại trừ khả năng ông Đường Văn Thái bị an ninh Việt Nam bắt giữ. Bà nói với RFA :

"Đường (Văn Thái- PV) làm rất nhiều video thì khả năng bị cảnh sát Việt Nam bắt rất là cao nhưng giờ mình cũng chưa kết luận được gì".

Kênh YouTube của ông này tạo dựng từ năm 2020, có gần 800 video với hơn 37 triệu lượt xem.

Bà Grace cho rằng nếu an ninh Việt Nam bắt cóc Đường Văn Thái, có thể sau một vài ngày báo chí Việt Nam sẽ đưa tin bắt giữ hoặc "tự đầu thú", giống như trường hợp của Trương Duy Nhất hoặc Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc từ Đức năm 2017 khi đang xin tị nạn và bị đưa về Việt Nam.

Ông Lê Trung Khoa cho RFA biết ông cũng nhận được thông tin bắt cóc và đưa về Việt Nam trong chiều 13/4. Ông nói :

"Nguồn tin thứ hai báo từ Hà Nội là Thái Văn Đường đã bị bắt đưa về Việt Nam".

Một người quen của Đường Văn Thái, người hiện ở Việt Nam và không muốn nêu tên vì lý do an ninh, cho RFA biết đã nhận được thông tin từ một số nguồn tin khả tín nói rằng blogger này bị bắt và đưa về Hà Nội. Hai tuần trước khi Phạm Đoan Trang bị bắt, chính các nguồn tin này đã mật báo cho người này và người này đã chuyển cho nhà báo-nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhưng lời cảnh báo bị lờ đi.

Người này cho biết thêm, khác với trường hợp Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất, truyền thông Nhà nước Việt Nam sẽ hoàn toàn im lặng và Đường Văn Thái sẽ bị trừng phạt một cách âm thầm vì một số bài viết về quan chức công an cao cấp trong thời gian gần đây. 

Chúng tôi có gọi điện cho Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi thông tin về Đường Văn Thái nhưng không có ai trả lời. Chúng tôi cũng gửi email tới các cơ quan này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Đường Văn Thái là một nhân vật nhiều tranh cãi. Trong khi có nhiều người thường xuyên theo dõi tin tức chia sẻ từ người này trên Facebook và YouTube thì có một số người khác cho rằng tin tức mà ông chia sẻ không có độ tin cậy cao.

Trong video gần đây, Đường Văn Thái nói về "ngôi sao đang lên" của công an Việt Nam, thiếu tướng Đinh Văn Nơi, rằng ông này đã có quan hệ tình ái với một phụ nữ rồi bỏ rơi khi người này mang thai hay nhận tiền hối lộ để thả nhiều người bị bắt khi đang đánh bạc, những thông tin này chúng tôi không thể kiểm chứng. 

Trong số những quan chức Việt Nam bị Đường Văn Thái gọi tên trên các bài nói chuyện có cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Thượng tướng Trần Quốc Tỏ.

Báo chí Nhà nước như Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Báo Bắc Giang… có nhiều bài viết từ năm 2021 gọi Đường Văn Thái là "con rối chống phá đất nước" hay "phần tử cơ hội chính trị" vì bị cho là có nhiều bài viết xuyên tạc chống phá đảng và nhà nước, và bôi nhọ quan chức của chế độ.

Nguồn : RFA, 15/04/2023

Additional Info

  • Author Trân Văn, Quốc Phương, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn