Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hậu quả của việc thăng quân hàm dễ dãi của cộng sản Việt Nam (CaliToday, 02/08/2018)

Trong mấy tháng trở lại đây, có khá nhiều tướng Công an và Quân đội Việt Nam bị kỷ luật, bị xem xét kỷ luật và thậm chí còn bị tống giam đã khiến cho dư luận một phần nào đó nhìn lại việc phong tướng của Việt Nam Cộng Sản thời bình ngày nay với thời Việt Nam Cộng Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) của quốc gia miền Nam ngày trước…

hauqua3

2 tướng bị Nguyễn Phú Trọng cho vào lò. Photo Credit : vietnamnet

Đơn cử như tại kỳ họp 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Hà Nội đã nêu đích danh tên và chức vụ của những tướng lĩnh bị kết luận có sai phạm trong thời gian công tác như :

Trung tướng Công an Lê Văn Minh.

Trung tướng Công an Bùi Xuân Sơn.

Trung tướng Công an Bùi Văn Thành.

Trung tướng Công an Nguyễn Văn Chuyên.

Trung tướng Công an Ksor Nham.

Trung tướng Công an Vũ Thuật.

Thượng tướng Công an Trần Việt Tân.

Bản thân Trung tướng Công an Bùi Văn Thành và Thượng tướng Công an Trần Việt Tân còn bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, thi hành kỷ luật vì có những sai phạm được kết luận là rất nghiêm trọng.

Cũng tại kỳ họp 28 của Ủy ban Kết luận Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật đối với 02 tướng Quân đội thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng đó là :

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Trung tướng Nguyễn Văn Thanh.

- Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Thượng tướng Phương Minh Hòa.

Thậm chí trước thời điểm diễn ra Kỳ họp 28 của Ủy ban Kết luận Trung ương, đã có những Tướng Công an bị tống giam như Tướng tình báo Phan Hữu Tuấn đồng phạm với Phan Văn Anh Vũ trong vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” hoặc là hai tướng “cờ bạc”, Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa liên quan đến đường dây cờ bạc xuyên quốc gia.

Việc có nhiều tướng Công an lẫn Quân đội bị xem xét kỷ luật, bị kỷ luật và thậm chí còn bị tống giam trong vòng mấy tháng qua đặc biệt đối với ngành Công an Việt Nam quả là chưa hề có kể từ khi thành lập ngành.

Sự kiện này đã khiến cho dư luận quan tâm có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có ý kiến cho rằng đây là bước đột phá quyết liệt trong công cuộc chống tham nhũng, chống Đảng viên suy thoái đạo đức của Đảng cộng sản Việt Nam và là điểm “9” điểm “10” dành cho người “Đảng trưởng” hiện tại là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một ý kiến khác cho rằng, việc các tướng tá trong ngành Công an Quân đội Việt Nam bị dính kỷ luật trong thời gia qua vốn dĩ ung nhọt này đã hình thành từ rất lâu nhưng đến hôm nay nó biến chứng nghiêm trọng, gây mất lòng dân và đe dọa cho sự tồn vong của chế độ quá lớn nên Đảng cộng sản Việt Nam buộc phải ngăn chặn, trừng trị hòng bảo vệ thành trì của chế độ. Ý kiến sau cuối cho rằng việc những tướng lĩnh bị bêu tên là hậu quả tất yếu do việc xem xét, phong hoặc thăng quân hàm ở Việt Nam hiện nay là quá dễ.

Nó không giống như thời Việt Nam Cộng Hòa, đó là chia sẻ của một chú quân nhân từng có thời gian phục vụ trong hành ngũ quân lực Việt Nam Cộng Hòa với người viết.

Theo chú quân nhân này, tuy là thời chiến nhưng việc xét phong hoặc thăng hàm tướng ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa rất khắc khe, người quân nhân từ cấp tá để lên được cấp tướng phải trải qua quá trình phấn đấu học tập khá dài và có nhiều công trạng. Việc thăng quân hàm do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, tổng tư lệnh tối cao quyết định. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa có quyền bổ nhiệm, có quyền cách chức nếu các tướng, bộ trưởng sai phạm và bản thân Tổng thống là người chịu trách nhiệm trước tiên với những sai phạm này.

“Việc phong tướng rất khắc khe. Ví dụ trong thời gian tham gia quân ngũ, người quân nhân muốn được phong tướng ngoài việc chỉ huy quân tham gia chiến trường, người quân nhân phải lập được biết bao nhiêu công lao, bao nhiêu anh dũng bội tinh ? Bảo quốc huân chương…” - Ghi chép lại lời chú quân nhân.

Qúa trình phấn đấu này của người quân nhân là khá lâu.

“Từ tá mà lên tướng nhiều khi phải mất 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm, đôi khi cũng chưa chắc được nhưng cũng có khi được đặc cách ngay tại chiến trường”

Do việc phong hoặc thăng hàm khắc khe nên những tướng lĩnh thời Việt Nam Cộng Hòa không chỉ có tài mà còn đòi hỏi phải có đức, bởi lẽ nếu có tài mà không có đức thì làm sao cầm quân được ? Đạo đức của người tướng lĩnh được xét qua thời gian trong quân ngũ. Từ đó, theo chú quân nhân chia sẻ với người viết rằng thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam có rất ít quân nhân được phong tướng chứ không quá nhiều như thời chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại. Ví dụ thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ tư lệnh cảnh sát Quốc gia chỉ có chuẩn tướng là cao nhất chứ chưa thấy ai lên thiếu tướng, còn phía quân đội thì Tư lệnh quân khu có khi Chuẩn tướng, Thiếu tướng còn Tư lệnh sư đoàn có khi Đại tá hoặc Thiếu tướng…

Và cuối cùng thời Việt Nam Cộng Hòa, người được phong hàm tướng rất hiếm bị kỷ luật, nếu có mắc sai phạm thì sẽ bị cách chức hoặc chuyển đổi bởi thời gian ấy là chiến tranh, tất cả vì chiến trường nên quân đội không có làm kinh tế như quân đội thời bình bây giờ vì vậy không có phát sinh tham ô, tham nhũng. Mặc khác, đã lên chức Đại tá, Tướng thì bất cứ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nào cũng lo giữ thậm chí con cái có làm chuyện gì sai cũng phải trách nhiệm. Sự kiện Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Thiếu tướng Phạm Văn Phú và Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đã tuẫn tiết vào ngày 30/4/1975 khi không thể bảo vệ được Quốc gia miền Nam Việt Nam đã nói một điều dù chế độ thay đổi nhưng những vị tướng lĩnh này đã để lại cho lịch sử một hình ảnh dũng tướng đầy kêu hùng chứ không phải hèn tướng.

Quê Hương

*********************

Nguyễn Phú Trọng muốn ngành Tuyên giáo đặc biệt quan tâm đến mạng xã hội (CaliToday, 01/08/2018)

Trong ngày 1/8, trong lần làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng-Tổng bí thư đảng này đã yêu cầu ngành Tuyên giáo phải đặc biệt quan tâm đến những tác động của mạng xã hội, của Internet đối với chính trị, xã hội ở trong nước.

hauqua1

Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương phải đặc biệt chú ý đến sự phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng đến chính trị, xã hội trong nước. Ảnh : NLD

Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Phú Trọng còn chỉ ra cho ngành Tuyên giáo thấy được rằng, với việc phát triển của mạng xã hội thì ngành này đã để lộ ra những thiếu sót, không kịp thời tuyên truyền, lúng túng trước việc phản bác những quan điểm đối nghịch với đường hướng cai trị độc tài của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Trước những điều đó, ông Trọng yêu cầu ngành Tuyên giáo, mà người đứng đầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phải kịp thời “phê phán bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động của thế lực thù địch”. Ông Trọng cũng nhận thấy rằng, việc mạng xã hội phát triển quá nhanh, quá mạnh khiến cho công tác tuyên truyền trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại, không kịp thời chống đỡ trước những sự thật bất lợi cho chính quyền đã bị phơi bày trên Internet. Chính những sự thật đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của người dân, tạo ra rất nhiều hệ lụy khó lường, làm ảnh hưởng đến việc cai trị của chế độ cộng sản Việt Nam.

Trước tình hình đó, ông Trọng yêu cầu ngành Tuyên giáo phải thực thi 4 yêu cầu :

Thứ nhất : Phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin. Tăng cường tuyên truyền, không để cho cán bộ, đảng viên dao động, để rồi cuối cùng đi chệch hướng.

Thứ hai : Việc tuyên truyền phải xây dựng được tính đoàn kết trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ Ba : Đẩy mạnh việc tuyên truyền nhằm lấn át, phản bác các luận điểm đối nghịch với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang lan truyền trên Internet

Thứ Tư : Phải làm sao đào tạo ra được những tuyên truyền viên hay dư luận viên có trình độ khoa học.

Với cương vị Tổng bí thư của một đảng độc tài, ông Nguyễn Phú Trọng đã thấy được những tác động rất lớn từ các trang mạng xã hội, nhất là từ Facebook ảnh hưởng đến sự cai trị của đảng mình như thế nào. Rất nhiều các chế độ độc tài trên thế giới chỉ trong thời gian ngắn đã phải sụp đổ vì các mạng xã hội. Các trang mạng xã hội chẳng những đánh bạt được báo chí tuyên truyền, trở thành công truyền thông đáng tin cậy, mà nó còn chiếm lĩnh trong việc cung cấp cho độc giả những tin tức, thông tin về chế độ hiện hành. Bộ mặt của đảng cộng sản Việt Nam ngày càng bị phơi bày trên các trang mạng xã hội.

Cộng sản còn tồn tại được là dựa vào sự tuyên truyền dối trá. Một khi sự thật bị phơi bày, sự chính danh của chế độ sẽ không còn nữa.

Việc Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương trong thời điểm này cũng khiến cho giới quan sát chính trị chú ý, nhất là khi nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đang bị phân hóa, chia rẻ rất lớn. Công cuộc chống tham nhũng, mà sự thật đằng sau đó là màn thanh trừng do chính Nguyễn Phú Trọng khơi mào đã làm cho tính đoàn kết trong nội bộ bị sứt mẻ nghiêm trọng. Cho đến nay, có đến hàng chục lãnh đạo cao cấp, thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban bí thư đảng cộng sản Việt Nam bị kỷ luật. Trong đó có những người từng là Ủy viên Bộ chính trị như ông Đinh La Thăng đang phải ngồi tù. Rất nhiều lãnh đạo không thuộc phe cánh của Nguyễn Phú Trọng đang phải lo lắng vì không biết khi nào sẽ trở thành thanh củi trong cái lò của ông Trọng.

hauqua2

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Ảnh : NLD

Đến làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương trong lần này cũng là để yêu cầu cơ quan này phải cùng sát cánh với Nguyễn Phú Trọng trong việc “chống tham nhũng”, nhất là khi ông đang có mưu đồ bắt cho được con hổ lớn. Con hổ mà Nguyễn Phú Trọng đang muốn bắt không ai khác chính là đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người dính líu rất sâu đến những sai phạm của một loạt tướng lĩnh công an trong thời gian vừa qua. Để bắt được con hổ này, ông Trọng đòi hỏi phải có sự trợ giúp, chung vai của ngành Tuyên giáo.

Không rõ trong lần làm việc với Ban Tuyên giáo lần này, ông Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông có mặt hay không. Vì cho đến thời điểm này, Trương Minh Tuấn dù đã bị tước quyền Bộ trưởng nhưng vẫn là Ủy viên Trung ương đảng, phó Ban tuyên giáo Trung ương. Ông Tuấn dù còn giữ được chức vụ nói trên, nhưng cũng là “thanh củi” bị đưa vào trong cái lò của Nguyễn Phú Trọng.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam