Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Bộ đôi" Tập Cận Bình và Putin : Khi tham vọng chính trị cao hơn lợi ích kinh tế

Nếu như tựa lớn trang nhất và bài xã luận của Le Monde đều dành để nói về sự lép vế của hồ sơ sinh thái, khí hậu trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu sắp tới, thì mục thời luận của cây bút Alain Frachon lại tập trung vào mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và Putin. Trong bài viết "Ukraine và hai kẻ chuyên chế", Alain Frachon nhấn mạnh là ảo tưởng vào sự "chia tay" của cặp đôi Nga - Trung là vô ích và vô trách nhiệm.

putinxi1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/05/2024. AP - Sergei Bobylev

Những gì diễn ra gần đây cho thấy Nga - Trung sẽ tăng cường hợp tác quân sự. Trung Quốc sẽ hỗ trợ thêm cho nền kinh tế chiến tranh của Putin ở Nga. Về mặt chính thức, Bắc Kinh không cung cấp vũ khí cho Nga, nhưng lại cung cấp các máy công cụ cần thiết cho việc sản xuất vũ khí của Nga, cũng như cung cấp linh kiện, phụ tùng cho oanh tạc cơ Nga, bán chất bán dẫn được Nga sử dụng vào mục đích lưỡng dụng. Không những vậy, Trung Quốc còn cung cấp thông tin vệ tinh hữu ích cho Nga về chiến trường. Không thể phủ nhận là Bắc Kinh hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Moskva và tuyên truyền thông điệp dối trá của điện Kremlin : Moskva tiến hành chiến tranh chống Kiev là vì phương Tây, vĩnh viễn là đế quốc, đã sẵn sàng tấn công Nga từ Ukraine !

Về kinh tế, năm 2023, giao thương giữa hai nước đạt 240 tỉ đô la. Bắc Kinh mua được chất đốt giá rẻ của Moskva và xe hơi, điện thoại di động, ắc quy xe điện … của Trung Quốc tràn ngập thị trường Nga.

Thế nhưng, trên hết, chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga có chung mục tiêu thiết lập một trật tự thế giới mới phù hợp với lợi ích và chế độ của Bắc Kinh và Moskva hơn. Le Monde trích dẫn chuyên gia Alexander Gabez trên Financial Times (15/05), theo đó "tham vọng" chung của cả Tập Cận Bình và Putin là làm suy giảm sức mạnh của Washington, chống lại điều họ xem là "chủ nghĩa bá quyền" của phương Tây, nhất là Mỹ, đối với hệ thống quốc tế.

Thế nên, để chống "chủ nghĩa bá quyền" Mỹ, Trung Quốc cần đối tác Nga, vốn là một cường quốc hạt nhân, thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và có chung hơn 4.000km đường biên giới với Trung Quốc. Tăng cường sự trao đổi với Moskva là để đối phó với một "chính sách thù địch và phá hoại của Mỹ" mà Bắc Kinh xem là nhằm cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi hạm đội chiến tranh của Trung Quốc đang khủng bố các nước láng giềng, và chống sự trỗi dậy của Nga ở châu Âu, nơi quân đội đang xâm lược Ukraine.

Giữa một bên là kinh tế (thị trường phương Tây) và chính trị (quan hệ hợp tác với Nga chống phương Tây), nếu phải lựa chọn, rõ ràng mối ưu tiên của Tập Cận Bình là chính trị.

Nền dân chủ bị Bắc Kinh nhắm mục tiêu

Chỉ 2 hôm sau khi tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức chính thức nhậm chức, Hải quân và không quân Trung Quốc đã mô phỏng một cuộc phong tỏa Đài Loan. Trong bài xã luận "Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào nền dân chủ", báo công giáo La Croix nhận định Bắc Kinh gây áp lực mạnh mẽ đối với Đài Bắc theo cách hiếu chiến. Đối với La Croix, đây là điều đáng lo ngại.

Ngay cả khi về ngắn hạn, một cuộc xung đột mở dường như không thể, nhưng cuộc tập trận mô phỏng lần này của Trung Quốc có thể được xem là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Bắc Kinh dự định sẽ thống nhất Đài Loan vào bộ máy nhà nước và lãnh thổ Trung Quốc, và không loại trừ biện pháp quân sự. Theo La Croix, cuộc chạy đua vũ trang của chế độ Tập Cận Bình cho thấy điều này và chiến lược của Bắc Kinh giống như chiến lược mà Nga đã thực hiện để tấn công Ukraine : dùng hệ tư tưởng dân tộc cực đoan đang làm sai lệch thực tế như một đòn bẩy để biện minh cho một cuộc tấn công có thể xảy ra.

Việc Bắc Kinh nhắm đến Đài Loan cũng là vì người dân hòn đảo đã lựa chọn dân chủ. Đây là con đường chính trị mà chế độ Bắc Kinh, vốn dựa trên sự lãnh đạo tối cao không khoan nhượng của Đảng cộng sản Trung Quốc, không thể chịu đựng nổi, tương tự như việc nền dân chủ của Ukraine bị xem là đe đọa Moskva. Những nhà độc tài toàn trị ở Trung Quốc và Nga có chung sự thù địch đối với phương thức điều hành theo kiểu các nhà lãnh đạo phải thực thi nghĩa vụ đối với người dân. Trong hai năm qua, Bắc Kinh và Moskva ngày càng hỗ trợ nhau để bảo vệ lợi ích của chính họ.

La Croix kết luận là theo viễn cảnh đó, Đài Loan cần phải được xem là một tiền đồn của các nguyên tắc và giá trị được đề cao, đặc biệt ở Châu Âu. Vì thế, Đài Loan cần được hỗ trợ và bảo vệ.

Bạo động Nouvelle-Calédonie : Tổng thống Macron không biết tránh "sai lầm lịch sử"

Về thời sự Pháp, nhân chuyến thăm chớp nhoáng của tổng thống Emmanuel Macron đến vùng lãnh thổ hải ngoại ở Nam Thái Bình Dương, cả hai tờ báo thiên hữu Le Figaro và thiên tả Libération đều dành trang nhất, bài xã luận và hồ sơ chính cho đề tài bạo động tại Nouvelle-Calédonie do phe đòi độc lập phản đối dữ dội dự án của chính quyền trung ương cải tổ Hiến pháp về thành phần cử tri.

Xã luận của Le Figaro nói đến "cái bẫy" của lịch sử mang tên Nouvelle-Calédonie. Cách nay 40 năm, vào năm 1984, chính quyền của tổng thống Pháp François Mitterand cũng đã tìm cách áp đặt một quy chế mới cho quần đảo Nouvelle-Calédonie, làm nổ ra bạo động. François Mitterand khi đó cũng đã bất ngờ đến Nouvelle-Calédonie để "nối lại đối thoại". Nhưng cũng phải mất đến 4 năm sau thì tình hình mới lắng dịu.

Tờ báo thiên hữu chỉ trích việc tổng thống Macron "đi vào vết xe đổ", bất chấp sự can ngăn của 3 vị cựu thủ tướng Pháp, và chính ông Macron hồi năm 2023 khi đến thăm Nouméa, thủ phủ của Nouvelle-Calédonie, cũng đã khẳng định không muốn "lặp lại sai lầm của lịch sử". Le Figaro cảnh báo lối thoát giải quyết bạo động sẽ không thể có ngay trong nay mai.

Một điều đáng lo ngại khác, theo Le Figaro, là cuộc khủng hoảng mang tên Nouvelle-Calédonie có nguy cơ làm suy yếu chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của tổng thống Macron để chống đà ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Libération cũng cảnh báo là quần đảo Nam Thái bình Dương đang thu hút sự thèm khát của nhiều nước, trước hết là Trung Quốc nên xứng đáng được hưởng những điều đẹp hơn là những lời "khoe khoang" và "những quyết định đơn phương được đưa ra vội vã" của chính quyền tổng thống Macron.

Tái thiết kinh tế Nouvelle-Calédonie sẽ cần đến 2-3 thập kỷ

Về thiệt hại kinh tế do bạo động, báo La Croix cho biết con số ước tính lên đến hơn 1 tỉ euro. Các chủ thể kinh tế đang chờ sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước trung ương. Phòng Thương mại và Công nghiệp Nouvelle-Calédonie thống kê có tới 350 cơ sở công nghiệp và thương mại bị phá hủy. Các tòa nhà của các cơ quan công quyền, trường học, cơ sở thể thao và y tế… cũng bị hư hại. Việc làm của khoảng 3.000 người, trong tổng số 69.000 lao động, bị ảnh hưởng. Thiệt hại như vậy tương đương với tổng thiệt hại do đợt bạo loạn liên quan đến cái chết của thanh niên Nahel, bị một cảnh sát ở Nanterre, ngoại ô Paris, bắn chết trong một cuộc kiểm tra giao thông hồi tháng 06/2023.

David Guyenne, giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nouvelle-Calédonie, được La Croix trích dẫn, lưu ý là là lĩnh vực thương mại và dịch vụ đặc biệt bị nhắm đến và một số lĩnh vực như kinh doanh ô tô đã bị "phá hủy hoàn toàn". Còn Hervé Mariton, chủ tịch Liên đoàn Các doanh nghiệp Hải ngoại (Fedom), lo ngại là sức hấp dẫn về du lịch của quần đảo Nam Thái Bình Dương sẽ chịu ảnh hưởng về lâu dài, gây hại cho "triển vọng đa dạng hóa nền kinh tế ngoài nickel".

Chủ các doanh nghiệp bị thiệt hại đang chờ hãng bảo hiểm chi trả, nhưng thủ tục còn nhiều và tình hình vẫn đang rất căng thẳng. Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nouvelle-Calédonie không chắc là các hãng bảo hiểm có thể "xử lý mọi thiệt hại". Họ có nguy cơ tăng giá bảo hiểm hoặc sẽ rời khỏi quần đảo. Việc tái thiết Nouvelle-Calédonie sẽ phải mất đến 20-30 năm.

Ngoại trưởng Israel : Công nhận Nhà nước Palestine là phần thưởng cho khủng bố

Về chiến tranh Gaza, nhân dịp ngoại trưởng Israel công du Paris, Le Figaro có bài phỏng vấn ngoại trưởng Israel Katz về việc mới đây có 3 nước Châu Âu công nhận Nhà nước Palestine : Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy.

Đối với ngoại trưởng Israel Katz, quyết định của 3 nước nói trên là một "phần thưởng" cho nạn khủng bố và bạo lực từ Hamas và Iran, nước hậu thuẫn Hamas, đồng thời khiến việc giải thoát cho các con tin trở nên khó khăn hơn. Ngay tại Israel, cũng có những ý kiến ủng hộ việc công nhận Nhà nước Palestine, nhưng ngoại trưởng Israel Katz nhấn mạnh việc này cần do thương lượng trực tiếp giữa Tel Aviv và Palestine, với điều kiện Hamas biến mất khỏi Gaza, chính quyền Palestine phải cải tổ, ngưng tài trợ cho những kẻ giết hại người Do Thái và ngả theo các nước Ả Rập ôn hòa.

Khai thác đất hiếm ở Miến Điện : Ví dụ tiêu biểu về sự hủy diệt

Về môi trường khí hậu, tại Paris đang diễn ra Diễn đàn lần thứ 17, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OCDE, về các dây chuyền cung ứng quặng mỏ có trách nhiệm. Nhân dịp này, chuyên mục Hành Tinh của báo Le Monde nói đến trường hợp của Miến Điện, nơi các mỏ khai thác đất hiếm ở bang Kachin, gần biên giới với Trung Quốc, bị xem là một ví dụ về "sự tàn phá tổng thể".

Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Global Witness, được công bố hôm qua 23/05, dựa trên các dữ liệu thương mại, hình ảnh vệ tinh và các lời chứng, trong hai năm 2021-2023, số mỏ khai thác đất hiếm đã tăng 40%, chủ yếu là các mỏ khai thác bất hợp pháp, sản lượng cũng tăng gấp đôi, nhưng chủ yếu bán sang Trung Quốc, nước đang thống lĩnh thị trường đất hiếm.

Hệ quả đối với môi trường tại Miến Điện rất khủng khiếp : nồng độ arsenic cao đe dọa phá hủy vùng đất vốn cực kỳ giàu có về đa dạng sinh học, với những khu rừng nguyên sinh trải rộng. Về sức khỏe, báo cáo cho thấy người dân trong khu vực thường mắc chứng ho, người tê bì, viêm da và nhiều cơ quan nội tạng, thận bị tổn thương…

Nắng nóng 47 độ C ở New Delhi : Nạn nhân lớn nhất là người nghèo

Cũng liên quan đến Châu Á, chuyên mục Hành Tinh của Le Monde nhìn sang thủ đô Ấn Độ. New Delhi 25 triệu dân đang hứng chịu cái nóng lên tới 47 độ C. Những người dễ bị tổn thương nhất vẫn là người nghèo, phải mưu sinh dưới cái nóng như thiêu đốt : người bán hàng rong, nhặt rác, thợ may, thợ cắt tóc cạo râu, giao hàng... Ban ngày họ phải làm việc ngoài trời nóng bức ngột ngạt, đêm về ngủ trong nhà tồi tàn không có điều hòa…  

Mùa hè nắng nóng là đặc thù ở New Delhi, nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, trong khi đô thị hóa thì diễn ra vượt tầm kiểm soát. Những khu phố nghèo nhất thậm chí còn không có bóng cây. Chính quyền chỉ quan tâm đến xây dựng cầu đường mà bỏ bê không gian xanh.

Le Monde nhắc lại là với hơn 7500 km đường bờ biển, các vùng khô cằn bán sa mạc, dãy núi Himalaya - nơi hơn 75% băng có nguy cơ tan chảy, Ấn Độ là một trong những nước bị tình trạng nóng lên toàn cầu tác động nặng nề nhất.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Nga-Trung tăng cường hp tác đ chng li nh hưởng ca M

VOA, 18/05/2024

Tng thng Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến đi hai ngày ti Trung Quc hôm 17/5 sau khi Bc Kinh và Moscow tái khng đnh "mi quan h chiến lược" bng cách ký mt tuyên b chung và cam kết hp tác chng li áp lc "thù đch và phá hoi" t Washington.

ngatrung1

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình và Tng thng Nga Vladimir Putin tham d l ký các thỏa thun ti Đi l đường Nhân dân Bc Kinh ngày 16/5/2024.

Trong cuc gp gia ông Putin và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, Tng thng Nga cho biết Moscow sn sàng hp tác vi Bc Kinh và các nước phía nam toàn cu khác hướng ti "mt thế gii đa cc", trong khi ông Tp nói hai nước cam kết điu hành qun tr toàn cu "theo đúng hướng".

Mt s nhà phân tích cho rng ông Putin và ông Tp đang c gng nhn mnh rng mi quan h đi tác cht ch gia Bc Kinh và Moscow "là mt lc lượng có li cho h thng toàn cu".

Ông Philipp Ivanov, nhà phân tích Trung-Nga và là người sáng lp công ty tư vn Geopolitical Risks + Strategy Practice, nói : "C hai nhà lãnh đo đu mun nhn mnh rng h đang to ra mt môi trường bình đng hơn và h thng kinh tế và chính tr toàn cu toàn din hơn".

Ngoài vic thách thc trt t thế gii hin có do Hoa K lãnh đo, ông Putin và ông Tp còn ch trích M và NATO đã to ra nhng tác đng tiêu cc đến hòa bình và n đnh khu vc vùng n Đ Dương - Thái Bình Dương bng cách to ra "các nhóm khép kín và đc quyn" cũng như m rng s hin din quân s.

"Trong bi cnh đa chính tr hin nay, cn phi nghiên cu vic thiết lp mt h thng an ninh bn vng trong không gian Á-Âu da trên nguyên tc an ninh bình đng và không th chia ct", theo tuyên b chung được ông Tp và ông Putin ký.

Mt s chuyên gia cho rng ông Putin và ông Tp coi s hin din quân s ngày càng tăng ca Washington và NATO Châu Á "như mt trò chơi k thng người thua". Ông Mathieu Duchatel, giám đc nghiên cu quc tế ti nhóm chính sách Pháp Institut Montaigne nói : "Lý l v cân bng quân s rt quan trng trong quan đim ca h v trt t quc tế và mc tiêu ca h là mng lưới các liên minh quân s ca Hoa Kỳ".

Ông nói vi đài VOA rng mt trong nhng mc tiêu ca ông Tp và ông Putin nhm duy trì quan h đi tác là "phá hoi" mng lưới liên minh ca Washington Châu Á.

Gii hn ca Bc Kinh

Khi Thy Sĩ chun b t chc hi ngh thượng đnh hòa bình dành riêng cho cuc chiến Ukraine vào tháng ti, ông Tp và ông Putin cũng trao đi quan đim v cuc xung đt đang din ra trong cuc gp hôm 16/5.

H tin rng chiến tranh nên được gii quyết thông qua mt gii pháp chính tr. Trong mt bài viết do Tân Hoa Xã ca nhà nước Trung Quc công b, ông Tp cho biết gii pháp cơ bn cho cuc chiến là thiết lp "mt kiến trúc an ninh mi, cân bng, hiu qu và bn vng".

Ông nói thêm rng Trung Quc ng h mt hi ngh hòa bình quc tế ược Nga và Ukraine công nhn vào thi đim thích hp vi s tham gia bình đng và tho lun công bng v tt c các la chn".

Ông Putin cho biết Moscow "đánh giá cao" quan đim khách quan, công bng và cân bng ca Bc Kinh trong vn đ Ukraine và tuyên b rng Nga "cam kết gii quyết vn đ Ukraine thông qua đàm phán chính tr".

Ông Ivanov nói nhng n lc hin ti ca Trung Quc nhm giúp gii quyết Chiến tranh Ukraine, bao gm kế hoch hòa bình 12 đim được công b vào tháng 2 năm ngoái, cho thy Bc Kinh đang c gng tránh đưa ra bt k cam kết nào. Ông nói vi VOA rng kế hoch hòa bình "là mt văn kin ngoi giao ch không phi là bt k chiến lược thc cht nào đ Trung Quc tham gia gii quyết cuc chiến này".

Vì c Nga và Ukraine đu không sn sàng đàm phán, ông Ivanov nghĩ rng Trung Quc không th làm gì nhiu đ giúp chm dt chiến tranh. "Tôi chưa thy bt k bước đi c th nào t Trung Quc trong vic c gng gii quyết cuc chiến. Tôi nghi ng v hi ngh hòa bình ca Thy Sĩ và kế hoch hòa bình ca Trung Quc", ông nói.

Thiếu áp lc hiu qu đi vi Trung Quc

Cuc gp gia ông Tp và ông Putin din ra sau chuyến đi 5 ngày ca Tp Cn Bình ti Châu Âu, trong đó mt s nhà phân tích cho rng Bc Kinh đang c gng li dng s mt đoàn kết trong Liên hip Châu Âu.

Chuyến đi này cũng tiếp theo nhng cnh báo lp đi lp li t Hoa K v nhng hu qu tim tàng ca vic Bc Kinh tiếp tc h tr cho cuc chiến ca Nga chng li Ukraine.

Trong cuc hp báo hôm 16/5, phát ngôn viên B Ngoi giao Hoa K Vedant Patel nói vi các nhà báo rng Trung Quc không th h tr các n lc chiến tranh ca Nga đng thi c gng ci thin quan h vi phương Tây.

Ông nói : "H không th có c hai cách và mun có mi quan h [tt hơn] vi Châu Âu và các nước khác, đng thi tiếp tc gây ra mi đe da ln nht đi vi an ninh Châu Âu trong mt thi gian dài".

Mt s chuyên gia cho rng quyết đnh ca Trung Quc duy trì quan h đi tác vi Nga phn ánh nim tin ca Bc Kinh rng nhng cnh báo ca phương Tây v các chế tài tim tàng đi vi các thc th Trung Quc h tr các n lc chiến tranh ca Nga có th không thành hin thc.

Ông Ja Ian Chong, mt nhà khoa hc chính tr ti Đi hc Quc gia Singapore, nói vi VOA qua đin thoi : "Tôi nghĩ Bc Kinh tin rng Châu Âu không th làm được gì nên h đang yêu cu Châu Âu tiết l kế hoch".

Theo quan đim ca ông, M có v nghiêm túc hơn trong vic áp đt các chế tài th cp tim tàng đi vi các thc th Trung Quc trong khi Liên hip Châu Âu đang n lc xác đnh phn ng ca h trước s h tr ca Bc Kinh dành cho Moscow.

Mt l trình đi lên ca quan h đi tác

Xem xét nhng cnh báo liên tc ca Washington v vic chế tài các thc th Trung Quc h tr các n lc chiến tranh ca Nga, ông Ivanov nói ông Putin s c gng bo v mi quan h kinh tế ca Nga vi Trung Quc thông qua chuyến thăm ca ông.

Ông nói vi đài VOA : "Tôi khá tin tưởng rng s có mt cuc tho lun tích cc v cách né tránh các bin pháp trng pht, và chúng ta có th s thy nhiu giao dch và hot đng xut nhp khu din ra qua các nước th ba, chng hn như các nước Trung Á". Ông nói thêm là mc tiêu ca Trung Quc và Nga là xây dng mt h thng đa kinh tế "min nhim vi các chế tài và kim soát xut khu ca phương Tây".

Bt chp n lc ca các nước phương Tây nhm gây áp lc hoc thuyết phc Trung Quc ngng h tr Nga, hai ông Ivanov và Duchatel cho biết Bc Kinh s tiếp tc duy trì quan h đi tác vi Moscow.

Ông Duchatel nói vi VOA : "Không có du hiu nào cho thy kh năng ca Nga tiếp cn công ngh lưỡng dng ca Trung Quc đã b gim sút nghiêm trng và không có hành đng nào t Trung Quc cho thy cam kết h tr Nga gim sút".

Ông Ivanov cho biết mc dù có th có mt s bt đng gia Trung Quc và Nga, nhưng đnh hướng chung cho mi quan h đi tác ca h đang "có xu hướng đi lên". Ông nói : "Tôi không nghĩ M hay Châu Âu có th gây nh hưởng đáng k đến tiến trình quan h đi tác Trung-Nga vào lúc này".

Nguồn : VOA, 18/05/2024

************************

Chiến tranh Ukraine : Bất chấp áp lực phương Tây, Trung Quốc không giảm bớt sự hỗ trợ cho Nga

Thanh Phương, RFI, 17/05/2024

Mặc dù phương Tây đã liên tục kêu gọi Trung Quốc cắt giảm hỗ trợ cho cuộc chiến của Nga chống Ukraine bằng cách hạn chế cung cấp các thiết bị lưỡng dụng, tức là có thể được sử dụng vào mục đích quân sự, cũng như hạn chế linh kiện vũ khí, Bắc Kinh không có ý định từ bỏ sự hỗ trợ đó, theo nhận định của các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 17/05/2024.

tcb1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trong lễ đón tiếp tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/05/2024. via Reuters - Sergei Bobylev

Trong khi Bắc Kinh không muốn cắt đứt quan hệ với phương Tây và khẳng định không gửi vũ khí sát thương cho Moskva, Washington nhấn mạnh rằng, nếu không sự hỗ trợ của Trung Quốc, Nga sẽ khó mà duy trì chiến dịch tấn công vào Ukraine. 

Trong cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình tại Paris vào tuần trước, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoan nghênh "cam kết" của Trung Quốc "kiểm soát chặt chẽ" việc xuất khẩu hàng lưỡng dụng, nhưng đồng thời bày tỏ quan ngại trước những thông tin về vi phạm của một số công ty Trung Quốc. Cũng dự cuộc gặp thượng đỉnh ở Paris, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã nói rằng "cần nhiều nỗ lực hơn để hạn chế việc cung cấp hàng lưỡng dụng cho Nga có thể được sử dụng ở chiến trường Ukraine". 

Nathaniel Sher, nhà nghiên cứu cấp cao tại Carnegie China, một trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, đã viết : "Với việc cung cấp cho Nga các linh kiện lưỡng dụng thay vì vũ khí thành phẩm, Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Nga mà vẫn có thể tuyên bố không hề hỗ trợ. Ngay cả khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu hàng lưỡng dụng để tránh các lệnh trừng phạt tiếp theo, vì lợi ích chiến lược, họ vẫn cần có Nga là một đối tác ổn định".

Trích dẫn các dữ liệu hải quan, nhà nghiên cứu Nathaniel Sher cho biết Trung Quốc đang xuất khẩu mỗi tháng hơn 300 triệu đôla sản phẩm lưỡng dụng mà Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và Anh xác định là những mặt hàng "ưu tiên cao" cần thiết cho sản xuất vũ khí của Nga. Theo Carnegie China, đó là 50 sản phẩm lưỡng dụng như vi điện tử, máy công cụ, radar và bộ cảm biến, rất cần thiết để sản xuất các vũ khí như tên lửa, drone và xe tăng. 

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thì cho biết, theo một số ước tính, thị phần của Trung Quốc trong nhập khẩu các bộ phận máy công cụ của Nga đã tăng lên 80-90% vào năm 2023. Trong một báo cáo gần đây, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington cho biết : "Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã bán các sản phẩm bán dẫn, chip điện tử, vòng bi, thiết bị định vị, bộ phận của chiến đấu cơ và các bộ phận khác trị giá hàng triệu đôla cho Nga. Nhờ vậy mà điện Kremlin đã có thể tăng tốc sản xuất vũ khí, bao gồm thiết giáp, pháo, tên lửa và drone, đồng thời thiết lập một hệ thống phòng thủ hiệu quả chống trả cuộc phản công của quân Ukraine năm 2023".

Các quan chức phương Tây đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc chuyển giao nguyên liệu lưỡng dụng từ các công ty Trung Quốc sang Nga. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo các quan chức Trung Quốc về hậu quả của việc hỗ trợ các nỗ lực của Nga trang bị thêm vũ khí. 

Nhà nghiên cứu Nathaniel Sher cho biết : "Tuy nhiên, Bắc Kinh đã làm rất ít để ngăn chặn những giao dịch như vậy do sự gia tăng buôn bán hàng lưỡng dụng với Nga". Ông nói : " Đảng và Nhà nước Trung Quốc có liên hệ ngày càng chặt chẽ với các công ty tư nhân, cho nên khó mà tưởng tượng được rằng Bắc Kinh không hề biết trước về các giao dịch hàng lưỡng dụng với Nga, đặc biệt là trong các lĩnh vực rất nhạy cảm".

Tuy vậy, ông Marc Julienne, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nhấn mạnh : "Mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moskva phục vụ lợi ích địa chiến lược của Trung Quốc, nhưng để cho Nga trở nên "quá suy yếu" và chỉ dựa vào Trung Quốc thì cũng không có lợi cho Bắc Kinh". Ông Julienne nói với AFP : "Bắc Kinh hiện được hưởng lợi nhiều hơn từ việc đứng ngoài cuộc xung đột (Nga-Ukraine) hơn là tham gia trực tiếp".

Trong khi Trung Quốc nổi lên là đối tác quan trọng nhất của Nga, Moskva cũng đang dựa vào các nước khác trong nỗ lực chiến tranh. Một trang mạng của chính phủ Ukraine mang tên War & Sanctions có một cơ sở dữ liệu về các linh kiện được tìm thấy trong vũ khí của Nga có nguồn gốc từ hơn 30 quốc gia, trong đó có… Ireland và Nhật Bản.

Thanh Phương

***********************

Lãnh đạo Nga, Trung ký tuyên bố chung "tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện"

Thùy Dương, RFI, 6/0/2024

Sáng nay, 16/05/2024, (giờ Trung Quốc), tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh cùng với nhiều nhân vật chủ chốt trong chính quyền, bắt đầu chuyến công du cấp Nhà nước hai ngày tại Trung Quốc. Đây là lần thứ hai tổng thống Nga thăm Trung Quốc chỉ trong vòng sáu tháng và đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Putin chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ mới.

tcb2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự hội đàm song phương tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/05/2024. via Reuters - Konstantin Zavrazhin

Sáng nay, tổng thống Nga Putin đã được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Theo AP, hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục duy trì quan điểm không liên minh và không đối đầu. Trước báo giới, tổng thống Nga Putin tuyên bố mọi liên minh chính trị và quân sự "khép kín" tại châu Á - Thái Bình Dương đều "có hại". Châu Á - Thái Bình Dương vốn là khu vực cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với các đồng minh Anh, Úc của Washington.

Ông Putin cũng đã gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sáng nay tại Bắc Kinh. Một mục tiêu quan trọng khác của Putin là tìm kiếm sự ủng hộ của Tập Cận Bình cho nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Từ Cáp Nhĩ Tân, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ hai của Vladimir Putin tại Bắc Kinh sẽ giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ "láng giềng tốt, bạn hữu tốt và đối tác tốt" giữa hai nước, theo lời khẳng định của chủ tịch Tập Cận Bình, được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lại. Đây là một mối quan hệ đối tác "không giới hạn", theo thỏa thuận ký kết hồi năm 2022, trước khi Nga xâm lược Ukraine và Moskva giờ đây đang muốn chứng tỏ. 

Nhiều nhà quan sát ghi nhận sự hiện diện của bộ trưởng Quốc Phòng Nga, ngoại trưởng Nga và thư ký Hội đồng An ninh Nga trong phái đoàn do Vladimir Putin dẫn đầu. Đây là những nhân vật chủ chốt tham gia thảo luận về khả năng Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Nga, trong khi về mặt chính thức, hiện giờ sự hỗ trợ của Bắc Kinh vẫn chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế.

Một nội dung khác trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Putin sẽ được chú ý theo dõi vào ngày mai tại Cáp Nhĩ Tân. Tổng thống Nga dự kiến ​​s gp g các sinh viên Hc vin Công ngh th ph ca tnh Hc Long Giang, Trung Quc, nm sát biên gii vi Nga. Đây là s la chn quan trng, cho thy hai điu : đoàn kết Trung-Nga chng li các bin pháp trng pht ca M và phát trin công ngh quc phòng Trung Quc để h tr ngành công nghip vũ khí ca Nga".

Thùy Dương

**************************

Putin tới thăm Trung Quốc : Những yếu tố Việt Nam cần quan tâm

BBC, 17/05/2024

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin tới thăm sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm, cho thấy sự ưu tiên của Nga trong các mối quan hệ quốc tế. Hiện chưa rõ ông Putin có tới Việt Nam hay không, nhưng mối quan hệ đang ngày càng được củng cố giữa Nga và Trung Quốc có thể khiến Hà Nội phải lưu tâm.

tcb3

Tổng thống Putin đang có chuyến thăm kéo dài hai ngày 16-17/5 tới Trung Quốc

"Mối quan hệ chặt chẽ chưa từng có giữa hai quốc gia đã khiến chúng tôi quyết định tới thăm Trung Quốc đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức", ông Putin cho biết.

Trung Quốc là một trong số ít "bạn bè" của Nga ở châu Á, bên cạnh Việt Nam và Bắc Hàn.

Nga cũng là quốc gia đầu tiên ông Tập Cận Bình tới thăm sau khi nhậm chức hồi tháng 3/2023.

Hôm 16/5, Nga và Trung Quốc đã đưa ra một loạt tuyên bố chung về nhiều lĩnh vực hợp tác của hai nước.

Trong tuyên bố chung, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác trong các lĩnh vực quân sự như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, điều phối tần số vô tuyến...

Ngoài quân sự, Trung Quốc và Nga cũng đã tuyên bố sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế.

Hai quốc gia cam kết tăng cường hợp tác ở các dự án năng lượng quy mô lớn và thắt chặt hợp tác trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, năng lượng hydro, thị trường carbon.

Phản ứng của Mỹ

Cũng hôm 16/5, ông Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Hai vấn đề được ông Ratner nhấn mạnh là việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và những "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc đối với các tàu Philippines ở khu vực Biển Đông.

Ông Ratner cũng nhắc tới việc Nga hợp tác với Bắc Hàn.

Đáp lại, trong buổi họp báo ngày 16/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc Mỹ "đạo đức giả và vô trách nhiệm" khi cho rằng Trung Quốc xuất khẩu vật liệu hỗ trợ sản xuất vũ khí cho Nga.

Ông nói thêm rằng việc đổ lỗi cho Trung Quốc sẽ "không chấm dứt khủng hoảng, và cũng chẳng giúp Mỹ thoát khỏi tình huống hiện tại".

"Những gì đang diễn ra ra cho thấy những kẻ châm dầu vào lửa chỉ khiến tình hình thêm bế tắc. Chính trị là cách duy nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine một cách đúng đắn", ông Uông Văn Bân nói.

Bình luận về chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin với các phóng viên ở New York hôm 16/5, cựu Tổng thống Trump cho rằng ông Putin và ông Tập Cận Bình đang có ý định "phá hoại".

"Tổng thống Tập Cận Bình của Trung Quốc, tôi biết rất rõ ông ấy. Tổng thống Putin của Nga, tôi cũng biết rất rõ ông ấy.

"Hiện tại, họ đang lên kế hoạch. Họ kết hợp lại để phá hoại. Đó là những gì họ đang nghĩ trong đầu, phá hoại. Bởi vì đó là mục tiêu cuối cùng của họ", ông Trump nói.

'Trung Quốc cần cẩn trọng trong quan hệ với Nga'

Do những lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, Nga ngày càng muốn xích lại gần hơn với các quốc gia phương Đông.

Các lệnh trừng phạt này là một trong những yếu tố mà các quốc gia cần cân nhắc khi quyết định chính sách ngoại giao với Nga.

Theo một bài viết đăng tải ngày 16/5 trên SCMP, Bắc Kinh cần cẩn trọng khi hợp tác với Nga để duy trì được sự cân bằng trong quan hệ với Mỹ.

Vài ngày trước, Mỹ đã cân nhắc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Trung Quốc mà được cho là đang hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, theo Nikei Asia.

Việc này đã cho thấy những tác động tới các doanh nghiệp Trung Quốc.

Truyền thông Nga đưa tin Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và các ngân hàng thương mại lớn khác của Trung Quốc đang từ chối nhận thanh toán từ Nga, kể cả bằng nhân dân tệ. Truyền thông Nga cũng nói rằng số lượng giao dịch bị chặn lại đã gia tăng đáng kể từ cuối tháng 3/2024.

Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục có thêm những hành động chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh có thể cân nhắc gia tăng quan hệ với Nga.

"Nếu Bắc Kinh thấy rằng việc thỏa hiệp với Washington là không thể, Trung Quốc có thể hình thành một liên minh toàn diện với Nga", bài viết trên SCMP dẫn lời ông Artyom Lukin, Giáo sư từ Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông tại thành phố Vladivostok.

Trong bài bình luận ngày 3/5 trên NikkeiAsia, ông Philipp Ivanov, thành viên cấp cao của Viện Chính sách xã hội châu Á, nhận định rằng "Nga đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều với Trung Quốc".

Theo ông Ivanov, chiến lược địa chính trị của Trung Quốc phụ thuộc vào ba yếu tố :

- Củng cố an ninh và chủ quyền kinh tế, công nghệ

- Đa dạng hóa liên kết thương mại với các quốc gia không thuộc phương Tây

- Duy trì vị thế của Trung Quốc trung tâm trong chuỗi cung ứng sản xuất và công nghệ toàn cầu

"Nga đóng vai trò quan trọng trong từng yếu tố này", ông viết.

Phóng viên BBC đã có cuộc phỏng vấn với người dân Trung Quốc tại thành phố Bắc Kinh và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Có người cho rằng việc xích lại gần với Nga không phải là một "điều tốt đẹp". Tuy nhiên, có người lại hy vọng hai nước duy trì "hợp tác".

Quan hệ Nga - Trung Quốc ảnh hưởng gì tới Việt Nam ?

Việc Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau được đánh giá là sẽ gây ra những khó khăn cho chính sách ngoại giao "cây tre" của Việt Nam.

Trong khi có quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời với Việt Nam, Nga đang về phe Trung Quốc để đối chọi lại với Mỹ.

Theo một bài viết hồi tháng 9/2023 của Viện Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ (American Security Project - ASP), Việt Nam cần dần hạn chế quan hệ đối tác chiến lược với Nga để bảo toàn vị thế cân bằng trước ba cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga vào tháng 2/2023 được đánh giá là nỗ lực duy trì mối quan hệ cân bằng với cả Nga và Mỹ.

Tuy nhiên, mới đây đã có những thông tin cho thấy Việt Nam đang có ý muốn tham gia BRICS, một nhóm quốc gia mà Trung Quốc và Nga đóng vai trò chủ chốt.

Trong buổi chia sẻ thông tin ngày 15/4, Đại sứ Nga tại Việt Nam, ông Bezdetko Gennady Stepanovich, khẳng định Tổng thống ông Putin đã nhận lời thăm Việt Nam, nhưng vẫn chưa có lịch cụ thể.

Cũng trong buổi này, khi trả lời về khả năng tham gia khối BRICS của Việt Nam, ông Stepanovich cho biết Nga hoan nghênh và đang hỗ trợ Việt Nam trở thành thành viên tiếp theo.

Ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Úc), nhận định rằng Nga sẽ tìm cách khai thác các mối quan hệ sẵn có, như với Trung Quốc và Việt Nam.

Tham gia BRICS và ‘thỏa thuận vũ khí bí mật’

tcb4

Về việc tham gia khối BRICS của Việt Nam, BBC News tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ Đại học Queensland (Úc).

Ông cho rằng việc gia nhập BRICS ở thời điểm hiện tại không có lợi ích thực chất và các cơ chế của BRICS "cũng chưa rõ ràng".

"Nhìn vào các thành viên hiện nay của BRICS, bao gồm cả thành viên mới là Iran, có thể thấy rõ ràng BRICS là một câu lạc bộ của những quốc gia 'không thân thiện' với Mỹ và phương Tây. Giả sử tới đây, Triều Tiên đặt vấn đề gia nhập khối BRICS, liệu Nga và Trung Quốc có từ chối ?

"Trong bối cảnh đó, việc gia nhập BRICS sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây", ông Hải nêu nhận định.

Trao đổi với BBC, nhiều chuyên gia nhận định rằng Tổng thống Putin sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam trong năm nay và việc này chắc chắn sẽ khiến một số đối tác phương Tây của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và các nước EU, không hài lòng.

Một thỏa thuận về vũ khí được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Nga tới Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Phương cũng nhắc tới việc các khoản hỗ trợ từ Nga cho Việt Nam mua sắm vũ khí từ Moscow đã hết hạn từ năm 2021.

Tuy nhiên, theo các quan chức phương Tây, Nga đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đạn dược và vũ khí cho chính quân đội của mình trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo dữ liệu do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 11/3/2024, lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam năm 2023 giảm xuống mức nhỏ giọt bất chấp tình hình thế giới và khu vực tiếp tục căng thẳng.

Đáng chú ý, một bài viết của New York Times vào tháng 9/2023 đã nhắc tới một "thỏa thuận mua vũ khí bí mật" giữa Việt Nam và Nga.

Cụ thể, theo bài viết, một tài liệu hồi tháng 3/2023 của Bộ Tài chính Việt Nam chỉ ra rằng Việt Nam có ý định mua vũ khí quốc phòng từ Nga, thông qua các khoản thanh toán tại một cơ sở liên doanh dầu khí Việt-Nga ở Siberia.

Bài viết cũng nêu rằng tài liệu này được các quan chức Việt Nam, cả cựu và đương nhiệm, chứng thực nội dung.

Về những vấn đề trên Biển Đông

tcb5

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu tiếp tế của Philippines vào ngày 5/3/2024

Dù Việt Nam và Trung Quốc là đối tác lâu đời trên nhiều phương diện, hai quốc gia vẫn còn nhiều bất đồng về chủ quyền Biển Đông.

Nói về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, ASP cho rằng việc Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ đang đưa Việt Nam vào thế khó.

"Việt Nam đang gặp khó khăn khi Nga, một đồng minh, đang hợp tác với Trung Quốc, một đối thủ [trong vấn đề Biển Đông]… Khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng trên Biển Đông, Nga sẽ buộc phải chọn ủng hộ giữa các đồng minh của mình".

Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 4/2023, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nói với BBC rằng vào thời điểm trước khi cuộc chiến ở Ukraine xảy ra, Nga đã chống lại việc Trung Quốc gây sức ép tới hoạt động khai thác dầu của Rosneft trong vùng gần Bãi Tư Chính.

"Tuy nhiên, áp lực từ Trung Quốc đã khiến Rosneft rút lui", ông Thayer thêm.

Rosneft, tập đoàn dầu khí lớn của Nga và có nhiều dự án với Việt Nam, đã phải từ bỏ dự án ở Biển Đông do sức ép của Trung Quốc. Công ty này đã chuyển nhượng cổ phần cho Zarubezhneft.

Ngày 10/5/2023, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc được hộ tống bởi lực lượng tuần duyên và gần chục tàu thuyền đã đi vào một lô dầu khí đang được vận hành bởi các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam.

Khi đó, RFI, một đài phát thanh của Pháp, đã có bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư Phạm Lyon (Pháp) về sự việc này.

Khi được hỏi rằng nếu Trung Quốc và Việt Nam có những xung đột trên Biển Đông, liệu mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Trung Quốc có khiến Nga ngần ngại hỗ trợ Việt Nam, ông Gédéon trả lời :

"Sự phụ thuộc nhau về địa-chính trị với Trung Quốc mà chúng ta đề cập ở trên, cũng như việc Nga phải tiếp tục hưởng sự hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác từ cường quốc láng giềng, có thể dẫn đến việc các nhà lãnh đạo Nga phải hạn chế phản đối và thậm chí im lặng trước hành động của Trung Quốc, bất chấp việc Việt Nam là một nước có lợi cho Moskva".

Tháng 7/2023, do những lệnh trừng phạt của phương Tây, Zarubezhneft có kế hoạch rút khỏi dự án dầu khí Tuna ở ngoài khơi Indonesia.

Nguồn : BBC, 17/05/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Thanh Phương, Thùy Dương, BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam