Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đường dây nóng ‘chưa nhận được tin báo tặng quà Tết trái quy định ở Trung ương’ (VOA, 14/02/2018)

Cục Chng tham nhũng hôm 13/2 cho biết đường dây nóng ca đơn v này đã nhn được nhiu cuc gi phn ánh về các hành vi nhận, biếu quà Tết trái quy đnh.

qua1

Một hình nh trang trí quen thuc vào dp Tết Nguyên Đán Vit Nam.

"Có khoảng 40 cuc gi đến chúng tôi, phn ln các đa phương, chưa có tin báo v tng quà Tết trái quy đnh cơ quan Trung ương", VnExpress dn li Cc trưởng Cc Chng tham nhũng Phm Trng Đt cho biết cho biết.

Theo người đng đu cơ quan chng tham nhũng ca Vit Nam, ni dung các tin báo vào đường dây nóng còn v tình trng ăn chn, chm tr tin Tết cho người lao đng, gia đình chính sách.

Vẫn theo li ông Đt, các tin báo này s được "ghi nhn và thông báo ngay cho đơn v chc năng đa phương có bin pháp ngăn chn", đng thi thng kê danh sách đ báo cáo Th tướng.

Ba đường dây nóng (08.048228, 0902.386.999, 0125.698.6688 và Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.) được Cc Chng tham nhũng m ra vào ngày 28/12 để tiếp nhn các tin báo ca người dân t cáo tham nhũng, tiêu cc và tng quà Tết trái quy đnh. Tuy nhiên khi gi vào các s đin thoi trên, VOA ch nhn được thông báo "Thuê bao quý khách va gi hin đang bn hoc không nhc máy", hoc được nghe nhạc, sau đó thông báo cuc gi bt thành.

Dịp Tết Nguyên Đán vn được xem là mt "cơ hi vàng" đ mua quan bán chc ti Vit Nam. Trong các v đi án ni tiếng gn đây, các b cáo chính như Đinh La Thăng, Trnh Xuân Thanh cũng b cáo buc v vic biếu nhn nhng món quà Tết tr giá hàng t đng.

Dịp Tết Nguyên Đán 2017, đường dây nóng ca Cc Chng tham nhũng cũng nhn được 56 ngun tin t giác tham nhũng, biếu nhn quà Tết, nhưng sau đó cơ quan này thông báo không có trường hp biếu nhn quà trái quy đnh. Mt s trường hp các viên chc d đnh tng quà cho cp trên đã b ngăn chn kp thi.

Năm ngoái, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ký quyết đnh nghiêm cm các cơ quan, công chc, viên chc nhn quà tng, nhn thay người khác hoc thông qua cơ quan.

Tuy nhiên, việc không cho phép quan chc nhn quà cũng nhn được ý kiến trái chiều, cho rng điu này ch khiến cho tham nhũng, tiêu cc được che đy kín đáo hơn.

"Cứ đ h công khai tng quà nhau, công khai đ ai cũng thy h tng nhau cái gì, công khai đ thy nhng hp quà to, nh thế nào", Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Hu Khin, nguyên Phó Giám đốc Hc vin Hành chính, Hc vin Chính tr-Hành Chính quc gia Hồ Chí Minh nói vi Dân Vit.

Chuyên gia này cảnh báo nếu c "đao to búa ln vi my gói quà, không khéo ‘chut ln’ không bt, li vt my con ‘chut nh’", trích Dân Vit.

"Diệt chut đng đ vỡ bình" là câu nói nổi tiếng ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng khi ông bt đu nói v chiến dch chng tham nhũng ti Vit Nam vào năm 2014. Nhiu quan chc ln ca Vit Nam đã b "dit" trong chiến dch vn đang kéo dài này. Tuy nhiên, gii phê bình quc tế cho rằng mc tiêu chính ca chiến dch là tiêu dit phe cánh ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Theo phúc trình của t chc Minh bch Quc tế năm 2017, Vit Nam đng th hai trong s các quc gia tham nhũng nht Châu Á, ch sau n Đ. Nhng người Vit được phỏng vn nói tham nhũng hin là "đi dch" ca quc gia Đông Nam Á này.

****************

Du lịch Việt và vấn nạn khách Trung Quốc (RFA, 13/02/2018)

Khách Trung Quốc tăng mạnh ở Nha Trang

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thu hút số lượng du khách trong và ngoài nước khá nhiều đến Việt Nam. Năm 2017, Nha Trang đón gần 5,5 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt hơn 2 triệu lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 17.300 tỷ đồng.

qua2

Du khách Trung Quốc thăm quan phố cổ Hội An AFP

Tuy nhiên, trong số du khách đó người Trung Quốc chiếm lượng đông đảo và có sự gia tăng nhanh hơn so với người từ các Châu lục khác. Vấn đề du khách Trung Quốc và những tour giá rẻ dành cho đối tượng này đang gây ra một số vấn nạn cho ngành du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, theo một số đơn vị lữ hành trong nước, du khách Trung Quốc tăng không tỷ lệ thuận so với số tiền nhóm du khách này chi tiêu tại Việt Nam.

Một hướng dẫn viên tại Nha Trang, anh Nguyễn Việt Anh, cho biết về tình trạng mà anh theo dõi được khi tham gia hoạt động này :

Lượng khách Trung Quốc đến Nha Trang hiện nay rất đông, tất nhiên họ sẽ mang lợi nguồn lợi kinh tế cho thị trường du lịch. Tuy nhiên khách Trung Quốc là thị trường bình dân và giá thấp nên hiệu quả và lợi nhuận không đem lại được như kỳ vọng. Bởi vì khách Trung Quốc họ đòi hỏi rất là nhiều trong khi số tiền họ bỏ ra thì rất thấp. Họ bỏ ra ít tiền mà lại đòi hỏi rất nhiều quyền lợi. Chúng tôi cũng cố gắng đáp ứng tuy nhiên không thể nào đáp ứng được hết vì nhiều khi có những yêu cầu hết sức phi lý.

Khách Châu Âu tránh người Trung

Bên cạnh việc chi tiêu hạn chế, du khách Trung quốc xuất hiện ngày một đông đảo cũng đang khiến cho lượng khách Nga và Đông Âu vốn là thị trường tiềm năng của du lịch các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng…giảm trong thời gian gần đây.

Hướng dẫn viên Nguyễn Việt Anh cho biết tiếp :

Ví dụ như một số khách đến từ Châu Âu, Nga.. thì thường không khoái việc phải đi chung với khách Trung Quốc vì khách Trung Quốc rất là ồn ào, không được văn minh và lịch sự lắm và họ không được như với mặt bằng chung của các khách đến từ Châu Âu. Có nhiều khách phàn nàn với chúng tôi về việc họ phải đi chung với khách Trung Quốc và họ cảm thấy không được thoải mái cho lắm.

Thực trạng vừa nêu đối với du khách Trung Quốc cũng được ông Đỗ Văn Toàn, một người kinh doanh khách sạn tại Nha Trang, thừa nhận.

Ở khách sạn họ ở rất dơ dáy, không tôn trọng tài sản, phá rối mất vệ sinh, ăn nói… làm cho người xung quanh khó chịu và bất mãn. Khách Trung Quốc khiến cho những du khách khác đặc biệt là khách Âu Châu họ không đến Nha Trang nhiều như những năm trước đây nữa.

Trong thực tế một số doanh nghiệp, khách sạn bất chấp các quy định kinh doanh để bán tour, khoán khách sạn cho các đoàn khách Trung Quốc dẫn tới việc sử dụng phòng sai quy định, nhồi nhét quá nhiều khách trong cùng 1 phòng, vệ sinh không đảm bảo… Tình trạng này được cho là nguyên nhân dẫn khiến thị trường du lịch Nha Trang trở nên kém chuyên nghiệp và tạo ấn tượng khống tốt cho các du khách quốc tế khi đến đây.

Quan ngại về chỉ tiêu

Cơ quan quản lý du lịch tỉnh Khánh Hoà và bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam nói họ hiểu rõ thực trạng vừa nêu ; nhưng do thị trường khách du lịch Trung Quốc quá lớn đối với Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung nên chấp nhận chạy theo số lượng và thành tích để giải quyết vấn đề thúc đẩy phát triển du lịch.

Chúng tôi liên lạc với ông Vũ Thế Bình, phó chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam, để hỏi thêm thông tin ; nhưng ông này từ chối trả lời.

Tình hình hiện nay như vấn đề khách du lịch Trung Quốc khiến nhiều người quan ngại không biết liệu trong ba năm nữa mục tiêu thu được 35 tỷ đô la tổng giá trị từ ngành công nghiệp không khói có đạt được hay không.

Mỹ Lan

******************

Tết Mường thời hội nhập (RFA, 13/02/2018)

Người Mường sống trên dãy Trường Sơn, số lượng bản làng Mường tăng dần từ Nghệ An đến Thanh Hóa và các tỉnh miền núi phía Bắc.

qua3

Tết về trên bản Mường Ba Vì TTVN

Trong bản đồ các dân tộc thiểu số phía Bắc, người Mường và người H’Mong chiếm số đông và chính các Tù trưởng người Mường đã gọi người Việt là dân tộc Kinh nhằm ám chỉ người sống gần kinh kỳ. Bản Mường ở Ba Vì, Hà Nội được xem là bản Mường thịnh vượng nhất Việt Nam. Người Mường cũng là dân tộc thiểu số có cung cách đón Tết gần với người Việt nhất. Theo thời gian, hầu như mọi tập quán, phong tục của người Mường dần biến mất và thay vào đó là các phong tục, tập quán của người Kinh.

Mất dấu Tết truyền thống

Ông Đinh Tiến Hải, người Mường ở Ba Vì, Hà Nội, chia sẻ : "Phong tục của người Mường phong phú lắm. Nhưng giờ do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, dường như nó cũng thay đổi, gần như nó giống như người Kinh. Chỉ khác một chút là người Mường ăn Tết vào khoảng 27, 28 Tết (27, 28 tháng Chạp), ngày chính thường thường là 30, người ta tổ chức ở nhà tổ, con cái anh em họ hàng tập trung tất, ở nhà đấy, rồi chúc sức khỏe nhau".

Ông Bùi Hữu Dụng, lão niên dân tộc Mường, chia sẻ : "Năm mới thì có lễ hội, đền chùa, tế bái ngày xưa ấy, mừng tuổi cho các cháu".

Ông Đinh Tiến Hải, người Mường ở Ba Vì, Hà Nội, chia sẻ thêm : "Thì ở đây ngày xưa người ta hay tổ chức ném còn, hội cồng chiêng, chơi con quay ấy, còn bây giờ thì chỉ còn ném còn, thể thao, bóng đá, bóng chuyền, cồng chiêng thôi, giờ chỉ giữ lại được chừng ấy thôi".

Tục uống rượt cần, ca hát, chơi các nhạc cụ truyền thống, ném còn, kéo co, hát trảy hội bằng tiếng Mường trong ba ngày Tết dường như đã mất dấu. Thay vào đó là thú vui uống rượu gạo tự nấu, thi đá bóng, đánh bóng chuyền, chương trình ca hát văn nghệ những bài hát mang tính chất tuyên truyền, ca ngợi đảng, ca ngợi mùa xuân của hội phụ nữ… Những người già tiếc nuối Tết Mường xưa thì tìm cách ủ rượu cần để cùng nhau uống rồi hát dân ca Mường, chơi các nhạc cụ truyền thống. Nhưng chuyện này rất hãn hữu trong Tết Mường hiện nay.

Những người già ngồi luyến tiếc

Ông Đinh Tiến Hải, người Mường ở Ba Vì, Hà Nội, chia sẻ thêm : "Rượu cần thì ở các nơi như Hòa Bình thì người ta vẫn uống rượu cần ngày Tết, riêng người Mường ở Ba Vì, Hà Nội này thì do thay đổi xã hội nên chỉ uống rượu thường, rượu nhà nấu lấy vào những ngày Tết".

Bà Nguyễn Thị Ngọc, người Mường ở Ba Vì, Hà Nội, chia sẻ : "Dân tộc Mường thì mặc váy Mường, có lễ hội gì như lễ hội cồng chiêng thì mặc váy Mường, cũng thấy đẹp".

Ông Bùi Hữu Dụng, lão niên dân tộc Mường, chia sẻ : "Ai có thịt lợn thì làm lấy, 4 nhà, 5 nhà làm một con, nấu rồi làm bánh các thứ, cho con cháu ăn thôi".

Dịp Tết Nguyên Đán cũng trùng với vụ giáp hạt của người dân tộc thiểu số vùng cao. Thường thì vào mùa này, một số gia đình phải đi vay gạo hoặc mua nợ gạo để ăn Tết. Nhưng hai năm trở lại đây, tình trạng vay gạo ăn Tết không còn diễn ra nữa bởi người dân đã biết để dành lương thực và nhờ vào gạo cứu tế của chính phủ. Vấn đề người đồng bào thiểu số sợ nhất hiện nay là thiếu áo ấm để mặc, bởi dịp Tết cũng là dịp lạnh nhất ở các tỉnh vùng cao phía Bắc do thời tiết thay đổi trong những năm gần đây.

Nếu như người Mường ở Ba Vì, Hà Nội hay các tộc người Mường sống rải rác ở dãy núi phía Bắc Việt Nam đã chính thức thay đổi điệu sống, họ cố gắng thay đổi để không bị bỏ rơi trong thế giới đầy phức tạp và họ phải trả giá cho điều này bằng sự đánh mất gốc gác, văn hóa bản địa, văn hóa tộc người… Thì người Mường ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An lại xoay chiều, bỏ hẳn các tập tục cũ, ăn Tết theo người Kinh, tổ chức các buổi văn nghệ ‘mừng đảng mừng xuân’, chơi bóng chuyền, bóng đá. Dường như không thấy dấu vết Mường ở người Mường Thanh Hóa, Mường Nghệ An.

Nếu để nhận biết về người Mường, chỉ thông qua các sinh hoạt đời sống hằng ngày của họ, như cày cấy, làm ruộng bậc thang, chờ nước trời để cấy lúa, mỗi năm một vụ lúa, mùa hè thì trồng mía, đi củi rừng và cái ăn mùa giáp hạt luôn là nỗi lo. Nhà sàn của người Mường bây giờ cũng hiếm hoi bởi hầu hết đều xây nhà xi măng. Làm nhà bằng xi măng như là một sự thể hiện về đằng cấp cũng như sự tiến bộ.

Có thể nói rằng hầu như các tập tục đón Tết cổ truyền mang tính thiện lương, mang màu sắc nhân ái, tương cảm giữa con người với trời đất, vạn vật đã dần mất dấu và thay vào đó là cái Tết đậm tính thị trường, đậm dáng dấp Tết Kinh. Nhưng đáng sợ hơn cả là những lễ hội đậm chất man rợ lại được phát triển đến đỉnh cao, từ lễ hội đâm trâu đến lễ hội cướp dâu và cả lễ hội chặt lợn của người đồng bằng đều được bảo hộ văn hóa, được tổ chức thành một lễ hội có tính kinh điển.

Tết Mậu Tuất về, dường như người Mường không còn lo lắng cho cái ăn nhiều như xưa, nhưng bù vào đó là nỗi sợ cái lạnh thấu xương mà không phải ai cũng có được áo ấm để mặc.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

******************

Thị trường bất động sản Việt Nam thiếu đầu tư từ Châu Âu-Châu Mỹ (RFA, 13/02/2018)

Thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây liên tục có gia tăng đầu tư từ các nhà đầu tư Châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, sự tham gia của các nhà đầu tư từ Châu Âu và Mỹ vẫn không đáng kể.

qua4

Một người bán hàng bất động sản đang chỉ vào mô hình một dự án dân cư tại thành phố Hạ Long. Hình chụp hôm 20/9/2015. AFP

Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết hôm 13/2/2018.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản đứng thứ ba trong số các lĩnh vực kinh doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI lớn nhất vào năm 2017 với vốn cam kết 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

Đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2017 với 1,01 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, theo sau là Hàn Quốc.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết nhóm Creed từ Nhật Bản đã tiến hành dự án Lacasa ban đầu do Công ty Bất Động sản Vạn Hưng Phát đầu tư. Hankyu Realty và Nishi Nippon đã cùng nhau hợp tác để phát triển dự án khu đô thị Mizuki Park cùng với Công ty Nam Long. Trong khi đó, dự án Lotus Đại Phước đã được VinaCapital chuyển sang Trung Quốc Fortune Land.

Nhiều hợp đồng theo dạng mua bán và sát nhập M & A (Mergers & Acquisitions) đã được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2017. Công ty cổ phần Phú Long đã mua 50% cổ phần của Posco trong liên doanh Phát triển Đô thị Mới An Khánh, là công ty phát triển khu đô thị Splendora.

Giải thích điều này, ông Sử Ngọc Khương, Savills Việt Nam cho rằng vì sự khác biệt về văn hoá, dẫn đến sự khác biệt về thị trường. Ông nói rằng bất động sản, về bản chất, có mối quan hệ chặt chẽ với các quy tắc địa phương, và các vấn đề pháp lý có thể là lý do tại sao các nhà đầu tư phương Tây ít quan tâm.

Tổng giám đốc Savillstheo Việt Nam, Neil MacGregor phân tích nguyên nhân do các nhà đầu tư phương Tây vẫn còn thiếu kinh nghiệm, cần thêm thời gian để tìm hiểu về thị trường. Ông Neil MacGregor không nghĩ rằng Việt Nam là không quan trọng trong mắt các nhà đầu tư phương Tây.

Các nhà phân tích nói rằng các công ty Châu Âu và Mỹ có xu hướng tập trung vào các dịch vụ liên quan đến bất động sản. Các công ty quản lý tòa nhà văn phòng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ và trung tâm mua sắm đều là những thương hiệu nổi tiếng từ Châu Âu và Mỹ.

Published in Việt Nam